Thiết lập và hoàn thiện những quy định pháp luật, tổchức, cơquan thanh tra, giám
sát hành vi những chủthểtrên thịtrường, trong đó có Bộluật LĐ, Luật DN, những
quy định chặt chẽvềthành lập trung tâm giới thiệu việc làm, đặc biệt là mức chế
tài phải lớn hơn lợi ích từviệc xâm phạm quyền lợi của bên chịu thiệt. Bên cạnh
đó, Nhà nước cần có kếhoạch thường xuyên giáo dục truyền thông cho các cấp
chính quyền, giới sửdụng LĐvà người LĐ đểhiểu rõ các văn bản pháp quy của
Nhà nước liên quan đến trách nhiệm cũng nhưlợi ích của các bên trong việc thực
hiện nghiêm túc các quy định này đồng thời nâng cao trình độhiểu biết, nhận thức
quyền lợi và trách nhiệm cảu DN và người LĐ.
25 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bất đối xứng thông tin trên thị trường giao dịch việc làm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Bài tiểu luận
BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRÊN
THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH VIỆC LÀM
Gv hướng dẫn: TSKH. Phạm Đức Chính
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ly Na
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 2
• Lý do chọn đề tài:
Giải quyết việc làm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia hiện
nay, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 – 2010 nêu rõ: “Giải quyết việc làm là
yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành
mạnh xã hội đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”. Thế
nhưng việc đảm bảo thị trường này hoạt động hiệu quả gặp rất nhiều khó khăn do vấp
phải hiện tượng bất đối xứng thông tin giữa các chủ thể trong thị trường. Đây là thực
trạng phổ biến và nan giải không chỉ ở thị trường giao dịch việc làm mà còn diễn ra ở các
thị trường khác, nhưng chính hậu quả của nó lên thị trường giao dịch việc làm lại làm cho
các thị trường khác không thể hoạt động được vì thiếu đầu vào lao động và đầu ra thu
nhập để mua hàng hóa. Do đó, em chọn đề tài “Bất đối xứng thông tin trong thị trường
giao dịch việc làm” để nhìn nhận thực trạng này.
• Mục đích nghiên cứu:
Hiểu được bản chất vấn đề bất đối xứng thông tin giữa nhà tuyển dụng và người lao động
thông qua hệ quả lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức, từ đó đưa ra kiến nghị.
• Đối tượng nghiên cứu:
Các chủ thể tham gia trên thị trường giao dịch việc làm gồm: người lao động, người sử
dụng lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm và Nhà nước.
• Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng diễn ra tại Việt Nam hiện nay.
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Thị trường giao dịch việc làm:
1.1.1 Khái niệm:
Thị trường lao động, theo nhà kinh tế học Nga Kostin Leonit Alecxeevich là “Một cơ chế
hoạt động tương hỗ giữa những người sử dụng LĐ và người LĐ trong một không gian
kinh tế xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họ với nhau”.
Thị trường giao dịch việc là một bộ phận nhỏ hơn trong toàn cảnh thị trường lao động,
nhưng là bộ phận tối quan trọng trong việc đưa cung và cầu LĐ gặp nhau, là cầu nối cho
việc xác định đầu vào LĐ. Đối với người nắm giữ sức LĐ sẽ được tạo ra cơ hội để nhận
chỗ làm việc, nơi mà anh ra có thể làm việc, thể hiện khả năng, và nhận thu nhập để tái
sản xuất sức lao động của mình. Đối với người thuê LĐ sẽ có cơ hội tăng lợi nhuận kinh
tế. Trên thị trường sẽ hình thành những quan hệ việc làm. Vì vậy, nó xác định nội dung
đích thực của thị trường LĐ như thị trường việc làm.
1.1.2 Vai trò:
Thị trường giao dịch việc làm cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp, đồng thời tạo thu
nhập cho chính người LĐ và đơn vị môi giới tạo nên khả năng tiêu thụ hàng hóa khác do
DN, cá nhân sản xuất ra. Do đó, sự sụp đổ hay tắc nghẽn của thị trường sẽ kéo theo sự trì
trệ và tắc nghẽn của thị trường hàng hóa khác.
Thị trường giao dịch việc làm gồm 4 chủ thể sau: những người thuê LĐ (người mua),
những người làm thuê (người bán sức LĐ), các tổ chức môi giới trung gian (trung tâm
giới thiệu việc làm Nhà nước và tư nhân, sàn giao dịch việc làm…) và Chính Phủ.
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 4
1.1.3 Thông tin trên thị trường giao dịch việc làm là một loại hàng hóa công
không thuần túy:
Theo P.Samuelson, hàng hóa công là loại hàng hóa mà chi phí để nhận dịch vụ từ nó đối
với mỗi người sử dụng là bằng không, và không thể cấm mọi người sử dụng.
Thông tin mang tính chất của hàng hóa công cộng. Việc tiêu dùng thông tin không mang
tính cạnh tranh, nghĩa là việc sử dụng thông tin của người này không cản trở lợi ích từ
việc sử dụng thông tin của người khác. Đồng thời, thông tin cũng không mang tính loại
trừ vì chi phí để ngăn cản người khác không được tiếp cận thông tin rất tốn kém và không
khả thi.
Trong thực tế, thông tin về việc làm nếu thông qua đơn vị môi giới phải bị thu một khoản
lệ phí, khi đó thông tin này mang tính loại trừ. Như vậy, thông tin trên thị trường giao
dịch việc làm là một loại hàng hóa công không thuần túy.
1.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng:
1.2.1 Khái niệm:
Bất đối xứng thông tin là tình huống phát sinh khi một bên không nhận biết đầy đủ về đối
tác của mình, dẫn đến những quyết định không chính xác trong quá trình giao dịch. Nói
cách khác, thông tin bất đối xứng là tình trạng trong một giao dịch có một bên có thông
tin đầy đủ hơn và tốt hơn bên còn lại.
Chênh lệch thông tin bao gồm những vấn đề chủ yếu như sau:
- Thông tin không đầy đủ, không chính xác.
- Thông tin không thể thu thập được, thông tin bị che giấu.
1.2.2 Hệ quả của thông tin bất cân xứng:
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 5
Bất đối xứng thông tin là một thất bại của thị trường. Theo J.Stinglizt và Akerlor thì vấn
đề thông tin có thể hoặc gây ra sự sụp đổ của toàn bộ thị trường, hoặc đưa thị trường vào
tình huống lựa chọn ngược đối với các sản phẩm chất lượng thấp.
Có hai hệ quả do thông tin bất cân xứng gây ra: lựa chọn ngược và tâm lý ỷ lại:
- Sự lựa chọn ngược ( lựa chọn bất lợi - adverse selection - AS)
Là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi thực hiện giao dịch, hay nói cách
khác là trước khi thực hiện hợp đồng. Trong hoạt động mua bán thì chi phí lựa chọn bất
lợi sẽ do người mua gánh chịu.
- Rủi ro đạo đức (tâm lí ỷ lại- moral hazard – MH)
Xảy ra sau khi thực hiện giao dịch do cá nhân hay tổ chức không còn động lực để cố
gắng hay hành động một cách hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra.
1.2.3 Bất cân xứng thông tin trên thị trường giao dịch việc làm:
Thông tin trên thị trường giao dịch việc làm rất quan trọng, nó giúp cho người thuê lao
động và cả người LĐ xây dựng kế hoạch hoạt động trong tương lai của họ. Bất đối xứng
thông tin trên thị trường giao dịch việc làm thể hiện khi:
- Người LĐ không được cung cấp thông tin cần thiết về công việc hoặc công ty
tuyển dụng mình, bị động trong việc ký hợp đồng LĐ, dẫn đến bất đồng trong
quan hệ sản xuất về sau khi tiến hành công việc, không thỏa mãn về chế độ lương
thưởng, trợ cấp, thăng tiến…và những kỳ vọng quá xa.
- Người thuế LĐ không nắm rõ thông tin về lao động, đặc biệt khi sức lao động là
loại “hàng hóa” đặc biệt, chỉ được thẩm định khi dùng, tạo nên hiện tượng “quả
chanh” trong lựa chọn và thuê mướn.
- Người môi giới thiếu thông tin về người thuê mướn lao động và không cung cấp
thông tin rộng khắp đến người LĐ, hình thành các sản giao dịch hoặc các công ty
dịch vụ việc làm ảo hoặc kém hiệu quả.
1.2.4 Giải pháp khắc phục:
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 6
Giải pháp tư nhân:
- Phát tín hiệu:
Michael Spence đã nghiên cứu trên thị trường lao động. Michael Spence xem việc thuê
lao động là một quyết định đầu tư không chắc chắn. Tính không chắc chắn ở đây là việc
thuê lao động mà người chủ không biết được khả năng đóng góp, khả năng tạo ra năng
suất của người lao động là bao nhiêu. Vì thế việc thuê lao động có thể thuê được lao động
có chất lượng hoặc không. Một trong những phương cách giúp người chủ thuê được lao
động có năng lực đó là ông chủ có thể xem qua chất lượng bằng cấp, kinh nghiệm…của
người lao động. Đó được gọi là những tín hiệu được phát ra của người lao động. Như
vậy việc phát tín hiệu này đã làm giảm thông tin bất cân xứng giữa những người lao động
và ông chủ.
• Cơ chế sàng lọc
Cơ chế sàng lọc của J. Stiglitz cũng là lý thuyết phát triển lý thuyết của Michael Spence.
Theo ông bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau như chất lượng
khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại chúng. Đối với lao động cũng có
lao động có khả năng, tay nghề cao và lao động có khả năng, tay nghề thấp. Vì vậy không
thể trả lương theo một mức lương cân bằng. Để khuyến khích người có khả năng cao, tạo
ra năng suất lao động cao thì cần phải trả lương cao để khuyến khích họ. Đối với người
có khả năng thấp, việc cố gắng đạt được một mức năng suất sản xuất để nhận được lương
cao sẽ tốn chi phí rất lớn so với người có khả năng cao. Vì vậy việc phân nhóm lao động
để trả lương là việc làm cần thiết để khuyến khích những người có khả năng nâng cao
trình độ và mang lại hiệu quả cao cho xã hội.
Giải pháp của Chính Phủ:
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 7
+ Cấp giấy phép chứng nhận, chứng nhận tư cách pháp nhân, chứng nhận chất lượng sản
phẩm.
+ Kiểm tra kiểm soát (trong hoạt động), kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng dấu
chất lượng và cấp phép lưu thông. Kiểm tra, đối chiếu thực tế và tiêu chuẩn đăng ký.
+ Thành lập hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng.
+ Cung cấp thông tin về quy hoạch, dịch bệnh, về nhà đầu tư và dự báo về cung cầu thị
trường trong nước và quốc tế.
+ Thiết lập thể chế (xây dựng khung pháp lý), để có biện pháp chế tài, xử phạt.
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 8
CHƯƠNG 2: BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH
VIỆC LÀM VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm thị trường giao dịch việc làm ở Việt Nam hiện nay:
Thị trường giao dịch việc làm ở Việt Nam ra đời chủ yếu để đáp ứng nhu cầu việc làm
cấp thiết tại thời điểm đất nước ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển đất nước.
Tuy ra đời đã một thời gian dài nhưng nhìn chung, thị trường giao dịch việc làm ở Việt
Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển do các trung tâm giao dịch việc làm vẫn
chưa chuyên nghiệp, tính kết nối trong hệ thống chưa chặt chẽ, tần suất và phạm vi hoạt
động chưa sâu rộng, thông tin phục vụ cho công tác tư vấn, giới thiệu việc làm còn thiếu
cả về qui mô và chủng loại, đặc biệt là thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động theo
ngành nghề, trình độ cho những năm tới.
Các đơn vị môi giới trung gian phát triển với nhiều hình thức đa dạng, bao gồm các trung
tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm…Theo chủ trương của
Chính Phủ, hiện này hầu hết các tỉnh, thành phố đều có các sàn giao dịch việc làm, trong
đó, có 44 sàn đang hoạt động định kỳ, thường xuyên với tần suất 1 phiên/tháng, nhiều
trung tâm tổ chức sàn giao dịch việc làm với tần suất 2 phiên/tháng. Mức đầu tư cho một
sàn giao dịch việc làm ở mỗi địa phương không phải là thấp (5-7 tỷ đồng), nhưng tỷ lệ
tìm việc qua trung tâm chỉ đạt 14%; người sử dụng lao động qua trung tâm cũng chỉ đạt
16,4% (thống kê được đưa ra tại hội nghị đánh giá hiệu quả hoạt động của các sàn giao
dịch việc làm giai đoạn 2006 - 2010 và công tác dự báo nhu cầu nhân lực). Kết quả, tỷ lệ
lao động thất nghiệp ở Việt Nam vẫn không được cải thiện, tình trạng cung không gặp
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 9
cầu tại các sàn giao dịch việc làm tiếp tục diễn ra. Nhiều nơi, sàn giao dịch việc làm thậm
chí chỉ dựng lên cho có. Đây là một thực trạng mà xã hội đáng lưu tâm.
Thị trường giao dịch việc làm là một dạng thị trường đặc biệt, gắn liền với các yếu tố “lao
động”, “sức LĐ”, “các mối quan hệ LĐ” nên cần sự hỗ trợ và can thiệp từ Nhà nước, đặc
biệt cần phát triển song hành với mục tiêu an sinh xã hội để phát triển bền vững.
Số trung tâm giới thiệu việc làm, số phiên giao dịch việc làm,
số lượt người được giới thiệu việc làm phân theo tỉnh/thành phố
trong năm 2009
Kết quả GTVL
STT Tỉnh/Thành phố
Số lượng
trung tâm Tổng số Tr.đó: Nữ
Số phiên giao
dịch/năm
(phiên)
1 Hà Nội 7 75,216 32,108 48
2 Vĩnh Phúc 2 5,146 3,156 12
3 Bắc Ninh 3 32,156 19,426 24
4 Hải Dương 6 26,015 15,046 24
5 Hải Phòng 1 690 215 0
6 Hưng Yên 3 853 369 24
7 Thái Bình 1 870 195 12
8 Hà Nam 1 3,126 1,250 12
9 Nam Định 1 2,848 2,014 0
10 Ninh Bình 2 264 115 0
11 Hà Giang 1 531 315 0
12 Cao Bằng 1 508 207 0
13 Bắc Kạn 1 119 30 0
14 Tuyên Quang 1 1,781 981 0
15 Lào Cai 2 949 321 0
16 Yên Bái 3 285 95 0
17 Thái Nguyên 2 8,000 2,583 12
18 Lạng Sơn 2 1,950 1,860 0
19 Quảng Ninh 3 5,250 3,940 12
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 10
20 Bắc Giang 2 310 109 12
21 Phú Thọ 2 369 142 12
22 Điện Biên 1 96 26 0
23 Lai Châu 1 683 382 0
24 Sơn La 2 220 89 0
25 Hòa Bình 2 2,400 450 12
26 Thanh Hóa 4 4,992 1,861 24
27 Nghệ An 1 459 193 0
28 Hà Tĩnh 1 450 210 12
29 Quảng Bình 3 130 20 0
30 Quảng Trị 1 582 359 12
31 Thừa Thiên - Huế 2 905 423 12
32 Đà Nẵng 4 34,850 14,230 12
33 Quảng Nam 2 3,016 1,654 12
34 Quảng Ngãi 1 723 301 0
35 Bình ĐỊnh 1 786 293 12
36 Phú Yên 3 6,307 5,146 12
37 Khánh Hòa 2 4,328 2,510 12
38 Kon Tum 1 209 59 0
39 Gia Lai 1 253 128 0
40 Đắk Lắk 1 3,010 1,655 0
41 Đắk Nông 2 1,750 551 0
42 Lâm đồng 1 2,283 1,138 12
43 Ninh Thuận 1 560 295 0
44 Bình Thuận 2 1,580 954 0
45 Bình Phước 3 196 54 12
46 Tây Ninh 3 108 21 0
47 Bình Dương 3 45,062 36,214 24
48 Đồng Nai 2 598 216 12
49 Bà Rịa - Vũng Tàu 2 1,036 471 12
50 Tp. Hồ Chí Minh 5 51,035 26,301 24
51 Long An 2 4,350 2,156 12
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 11
52 Tiền Giang 3 5,194 2,514 12
53 Bến Tre 1 7,565 3,652 12
54 Trà Vinh 2 450 231 0
55 Vĩnh Long 2 4,250 2,678 0
56 Đồng Tháp 2 2,560 1,150 12
57 An Giang 2 2,550 1,550 0
58 Kiên Giang 2 1,483 951 0
59 Cần Thơ 2 350 128 12
60 Hậu Giang 1 1,302 142 0
61 Sóc Trăng 1 307 138 0
62 Bạc Liêu 1 111 85 0
63 Cà Mau 2 228 89 12
Tổng 128 365,697 195,769 504
* Nguồn: Cục Việc làm
2.2 Bất đối xứng thông tin trên thị trường giao dịch việc làm:
2.2.1 Lựa chọn nghịch:
2.2.1.1 Đối với người lao động:
Lựa chọn nghịch trên thị trường giao dịch việc làm đều có thể xảy ra vói cả người lao
động, doanh nghiệp, và cả các trung tâm môi giới việc làm do hiện tượng bất đối xứng
thông tin giữa các cả thể trong quá trình tiến hành giao dịch việc làm. Lựa chọn nghịch
xảy ra khi giao dịch việc làm này chưa hoàn tất, khả năng lựa chọn sai lầm ngoài mòng
muốn của các chủ thể trên thị trường lại rất cao.
Lựa chọn nghịch xảy ra đối với người lao động khi họ không nắm được nhiều thông tin
về công việc cũng như những chế độ phúc lợi mà đáng lẽ phải được hưởng từ doanh
nghiệp. Người lao động tìm đến công việc qua những tín hiệu do doanh nghiệp phát ra
như: quảng cáo qua các trang web việc làm, báo tìm việc làm, mẩu thông báo tuyển dụng
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 12
ở trụ sở công ty hay các địa phương…Cách tìm kiếm này không mất nhiều lệ phí như tìm
đến những trung tâm giới thiệu việc làm cũng tồn tại những lựa chọn nghịch. Đó là thái
độ cố tình che giấu những thông tin cần thiết về quyền lợi cũng như trách nhiệm làm việc
của người lao động. Do doanh nghiệp là người chiếm ưu thế hơn so với người lao động
về việc nắm những thông tin công việc như công việc cụ thể là gì, môi trường như thế
nào, chế độ làm việc ra sao, làm bao nhiêu giờ/ngày…Nhiều người lao động khi được
nhận vào làm rồi mới biết mình đang bị bóc lột sức lao động trên cả thể xác lẫn tinh thần,
làm việc trên 16 giờ/ngày mà không được tăng lương, quan hệ chủ tớ phân biệt rõ rệt qua
hành động, lời nói, bị cắt chế độ lương thưởng, bảo hiểm với những lý do vô lý…Đa số
những người lao động này thuộc lao động phổ thông, trình độ không cao, kém hiểu biết.
Đến khi nhận biết được sự việc xảy ra thì một số người cố gắng chịu đựng vì miếng cơm
manh áo hằng ngày, một số đứng lên chống lại chế độ làm việc khắc nghiệt, nhưng hầu
như tiếng nói của họ không đủ sức chống lại thế lực của các doanh nghiệp, người lao
động bị cô lập và thiệt thòi vì không có đại diện về luật pháp, do đó họ phải cam chịu
những công việc không mong đợi này.
Một khía cạnh khác cũng đáng lưu tâm trong lựa chọn nghịch của người lao động, đó là
tình trạng các trung tâm giao dịch ảo đang xuất hiện nhan nhản, tràn lan trong xã hội hiện
nay. Nắm bắt được đời sống một bộ phận người lao động (đa số là phổ thông hoặc sinh
viên làm thêm) bấp bênh, rất cần việc để trang trải trong cuộc sống, do đó họ thường
không quá cân nhắc trong cách chọn việc, miễn sao có việc là được. Những trung tâm
này xuất hiện khắp nơi, với quy mô nhỏ, rải rác mà người LĐ khó mà nhận biết được.
Theo sự phát triển của công nghệ tiên tiến ngày nay, các trung tâm “ảo” còn xuất hiện
trên mạng internet, nơi mà thu hút một cộng đồng giới trẻ lớn vào tìm việc. Vì cách thức
tìm việc ngày càng hiện đại hóa như vậy nên chúng chỉ cần đưa ra những thủ đoạn, động
cơ hấp dẫn, đánh vào tâm lý cần việc của người lao động là sẽ thu hút được số lượng
người quan tâm lớn. Những chiêu bài đó thường là tuyển làm việc đơn giản, lương hấp
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 13
dẫn, có trợ cấp chi phí đi lại, ăn uống đầy đủ, không đòi hỏi kinh nghiệm nhiều,…Chẳng
hạn như: gấp phong bì 2,8 triệu/tháng; trực điện thoại báo giá vé máy bay hoặc báo giá
tour du lịch trong 2 giờ sẽ được thù lao 140.000 đồng/ca, trả tiền ngay sau mỗi ca; giao
thư mời ở các địa chỉ có sẵn cới mức lương 4,5 triệu/tháng…Ngoài ra chúng còn lợi dụng
tên tuổi của những công ty lớn để môi giới ảo hoặc tuyển dụng như: tuyển thu ngân cho
siêu thị BigC, tuyển cộng tác viên cho các chương trình truyền hình,…thực chất đây là
những chiêu lừa để quỵt tiền của người lao động. Do đó, việc cần có một cơ chế quản lý,
giám sát hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm là vô cùng bức thiết để người
lao động không phải bị thiệt quyền lợi một cách oan ức.
2.2.1.2 Đối với doanh nghiệp:
Lựa chọn nghịch đối với DN xảy ra do trong quá trình tuyển dụng, chủ DN không biết rõ
được thực lực, khả năng, phẩm chất của người mình tuyển có thực sự phù hợp với vị trí
cần tuyển hay không vì đây là những yếu tố mà khi làm việc, người LĐ mới bộc lộ. Do
đó người chủ DN cũng có những rủi ro nhất định. Một khi người LĐ có nguyện vọng
muốn được trúng tuyển công việc thì họ sẽ đưa ra những thông tin có lợi cho bản thân về
bằng cấp, khả năng làm việc, thông tin sức khỏe… Hiện nay, tình trạng làm giấy tờ, bằng
cấp giả đang khá phổ biến. Với chỉ khoảng 1 triệu – 3 triệu là có thể có được một bằng
Anh văn loại B hoặc bằng tin học văn phòng…đây là những loại bằng cần thiết và phổ
biến trong khi tuyển dụng nên nhu cầu rất lớn. Cũng có thể lấy bằng cấp, chứng chỉ học
vị chuyên môn giả từ các trường trung cấp, cao đẳng hay tên tuổi của các trường đại học
khác nhau tùy theo từng mức giá. Giữa tình trạng thật giả lẫn lộn, nhà tuyển dụng rất khó
để phát hiện và sàng lọc các đối tượng để đầu tư nhân lực thật sự hiệu quả.
2.2.2 Rủi ro đạo đức:
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 14
Rủi ro đạo đức xảy ra trong giao dịch việc làm do sự chênh lệch thông tin mà bên nắm ưu
thế về thông tin sau khi đã thỏa thuận thống nhất về việc làm đã có những động cơ vi
phạm pháp luật cũng như hợp đồng LĐ, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại.
Rủi ro đạo đức biểu hiện dưới nhiều hình thức, có thể xảy ra đối với người LĐ hay người
sử dụng LĐ. Sau đây sẽ là một số biểu hiện đáng chú ý:
• Vấn đề an toàn lao động:
Theo thống kê, năm 2010, trên cả nước đã xảy ra 5.307 vụ tai nạn lao động, làm 601
người chết và 1.260 người bị thương nặng. Các địa phương có số vụ tai nạn lao động dẫn
đến chết người ở mức cao vẫn là những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp,
doanh nghiệp khai thác mỏ, xây dựng và sử dụng điện, điển hình như TP Hồ Chí Minh,
Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương,…và những ngành nghề để xảy ra nhiều
tai nạn lao động nghiêm trọng trong năm 2010 là khai thác mỏ, xây dựng, lao động giản
đơn và thợ gia công kim loại, lắp ráp cơ khí.
Nghề nghiệp Tổng số
Số vụ có
người
chết
Số vụ có 2
người bị
nạn trở lên
Số người
bị nạn
Số lao
động nữ
Số người
chết
Số người
bị thương
nặng
Thợ khai thác mỏ và xây dựng 390 103 22 429 18 122 151
Lao động giản đơn trong khai
thác mỏ, xây dựng, công nghiệp 924 103 10 948 121 115 135
Thợ gia công kim loại,cơ khí và
các cụng việc có liên quan 312 43 16 299 49 41 72
Thợ lắp ráp, vận hành máy và
thiết bị sản xuất 597 41 12 609 66 41 97
Chuyên môn kỹ thuật bậc trung
trong lĩnh vực khoa học tự
nhiên, khoa học kỹ thuật
32 15 3 33 1 15 11
Chế biến lương thực, thực phẩm 1143 9 2 1146 363 9 216
Thống kê từ Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội 2010
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 15
Từ những nguyên nhân thống kê cho thấy, tai nạn lao động xuất phát từ nhận thức của vai
trò an toàn lao động đối với người lao động và người sử dụng LĐ còn xem nhẹ, phớt lờ,
và hậu quả đáng buồn của sự coi thường này thật to lớn, nó không chỉ thiệt hại cho sức
khỏe, của cải, thu nhập thường xuyên, trở thành gánh nặng đối với người thân mà thậm
chí là tính mạng của người họ.
• Về phía người sử dụng lao động:
TT Nguyên nhân Số vụ Tỷ lệ/ Tổng số vụ báo cáo
1 Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động 270 5,26%
2 Thiết bị không đảm bảo an toàn 349 6,8%
3 Không có thiết bị an toàn 145 2,83%
4 Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động 225 4,39%
5 Do tổ chức lao động 114 2,22%
6 Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động 111 2,16%
Số liệu từ Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội 2010
• Về phía người lao động:
TT Nguyên nhân Số vụ Tỷ lệ/ Tổng số vụ báo cáo
1 Vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về an toàn lao động 1514 29,54%
2 Không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân 258 5,03%
3 Do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động 177 3,45%
Số liệu từ Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội 2010
Rủi ro đạo đức xảy ra bởi, vấn đề trọng tâm đối với doanh nghiệp là lợi nhuận và với
công nhân là tiền lương. Yếu tố lợi nhuận thúc đẩy DN bỏ qua những công tác cần thiết
cho bảo hộ LĐ khi mà chi phí để bảo hộ lao động đối với một DN khá lớn, mà việc chú
trọng công tác này có thể gây giảm sút lợi nhuận của họ.
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 16
Về phía người LĐ, khi tiếp nhận công việc, điều quan trọng là kết quả công việc, năng
suất LĐ, tiền lương, còn về những kiến thức, thiết bị an toàn LĐ trở nên vướng víu không
cần thiết cho công việc của họ hoặc họ quá chủ quan vào trình độ cũng như kinh nghiệm
làm việc của mình. Hầu hết đây là những nhân công được chủ đầu tư thuê mướn theo thời
vụ, không đòi hỏi trình độ học vấn nên số lượng người LĐ tuyển dụng cao, và hay vi
phạm quy định về an toàn LĐ. Do đó, vấn đề đặt ra là cơ quan thanh tra của Nhà nước
cần thắt chặt kiểm soát vấn đề an toàn lao động hơn nữa, tuyên truyền, giáo dục người
lao động và người sử dụng LĐ nâng cao ý thức chấp hành các quy định về bảo hộ lao
động; có những chế tài, biện pháp xử phạt thích đáng để răn đe, cảnh cáo.
• Vấn đề về bệnh nghề nghiệp:
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác
động tới người lao động, danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do bộ y tế và bộ lao động
thương binh và xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến tổng liên đoàn lao động Việt Nam và
đại diện của người sử dụng lao động. Một số bệnh nghề nghiệp thường gặp như: bệnh bụi
phổi silic, bụi phổi Amiăng, bệnh bụi phổi bông, bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì,
bệnh nhiễm độc benzen, nhiễm độc thủy ngân, nhiễm độc nicotine, bệnh điếc do tiếng ồn,
bệnh rung chuyển nghề nghiệp, bệnh sạm da nghề nghiệp, loét vách ngăn mũi, viêm da,
lao nghề nghiệp… Những căn bệnh nghề nghiệp này rất dễ gặp ở người lao động khi
thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại. Tuy nhiên, do nhận
thức của bản thân người lao động và chủ sử dụng lao động còn hạn chế, nên nhiều năm
về trước công tác phòng ngừa bệnh nghề nghiệp ít được coi trọng.
Theo số liệu thống kê của Cục y tế dự phòng và môi trường - Bộ Y tế, hàng năm có
khoảng 60 ngàn công nhân lao động được khám bệnh nghề nghiệp, tỷ lệ công nhân được
phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp khoảng 10,1%. Tính đến tháng 6/2008 toàn quốc có
khoảng 23.491 trường hợp có nguy cơ tích lũy bệnh nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 17
bệnh phổi silic chiếm tới 76,7%, bệnh điếc chiếm khoảng 19,5%. Đây là một vấn đề rất
đáng được quan tâm.
Có nhiều lý do trong đó lý do lớn nhất là môi trường. Hiện nay, người lao động đang
phải chịu nhiều sức ép: việc làm, môi trường lao động có nhiều tác hại nghề nghiệp như
bụi, tiếng ồn, rung chuyển, hơi khí độc, phóng xạ và làm việc trong các điều kiện lao
động đặc biệt như leo cao, áp suất, các tư thế lao động bất lợi, trang thiết bị bảo hộ lao
động không đủ, chất lượng không bảo đảm… tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh nghề
nghiệp và các bệnh liên quan đến lao động.
Tuy nhiên, việc nảy sinh bệnh nghề nghiệp không phải là trường hợp của rủi ro đạo đức
của người lao động mà ở đây chính là thái độ, trách nhiệm của người chủ DN đối với
quyền lợi của người LĐ sau khi căn bệnh xảy ra. Thông thường, người LĐ được hưởng
chế độ khám bệnh định kỳ mỗi năm, nếu phát hiện dấu hiệu mắc bệnh thì được hội đồng
giám định y khoa kết luận, sau đó người chủ DN sẽ tạm ứng tiền khám chữa bệnh và làm
thủ tục để người LĐ nhận chế độ từ BHXH. Tuy vậy, nhiều DN vì muốn giảm tốn kém
chi phí đã có tình làm ngơ trước quyền lợi này của người LĐ.
Ở một khía cạnh khác, người LĐ chỉ được hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp khi
chủ DN kê khai đóng BHXH cho họ. Những người có nguy cơ bị mắc bệnh nghề nghiệp
cao lại là những người chủ yếu làm trong những DN nhỏ lẻ, điều kiện làm việc tồi tàn,
môi trường độc hại. Đi kèm với thực tế này là chuyện trốn không đăng ký hợp đồng LĐ
và trốn đóng BH cho người LĐ. Đối với người LĐ không ký HĐLĐ, một khi họ mắc
bệnh, chủ DN không hoàn toàn bị ràng buộc về mặt pháp lý nên trở nên vô trách nhiệm,
thậm chí còn sa thải họ.
Rủi ro đạo đức không chỉ xảy ra đối với người LĐ mà còn với DN khi mà người LĐ, do
không nhận thức được tầm quan trọng của bệnh nghề nghiệp nên không nhiệt tình đi
khám chữa, để ủ bệnh cho đến giai đoạn nghiêm trọng, làm tổn thất chi phí lớn cho DN.
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 18
• Vấn đề nghỉ việc, trốn việc, vi phạm kỷ luật làm việc:
Một trong những vấn đề rủi ro đạo đức đối với người chủ DN đó là tình trạng nghỉ việc,
trốn việc, thường xuyên vi phạm quy định làm việc tại chỗ làm. Người LĐ không tuân
theo những quy định của công ty về việc chấp hành thời gian làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi, không thực hiện vận hành sản xuất đúng quy chế, tìm cách qua mặt, trốn tránh trách
nhiệm…gây nên những thiệt hại về năng suất, tiến độ và hiệu quả công việc cho DN.
Chính vì đời sống bấp bênh, công việc không ổn định, trình độ nhận thức kém tạo nên
tính thiếu kỷ luật, thiếu trách nhiệm của người LĐ, sự gắn bó của người LĐ với DN
không cao, dễ bị dao động bởi những lời nói bên ngoài. Gần đây còn xuất hiện vấn nạn
làm giấy tờ đi khám bác sĩ giả một cách chuyên nghiệp của người LĐ để viện cho lý lo
nghỉ việc, trốn việc. Họ sẵn sàng bỏ ra một, hai trăm ngàn để mua giấy tờ giả đổi lấy tiền
thưởng, trợ cấp như những người LĐ khác. Hành vi này đã lôi kéo một số đông những
người khác bắt chước theo, bao che, luân phiên vi phạm lẫn nhau. Chủ DN nên thắt chặt
quản lý để tình trạng này không còn tiếp diễn, đảm bảo năng suất hoạt động lâu dài.
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 19
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRONG
THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH VIỆC LÀM VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC
3.1 Giải pháp đối với các chủ thể trong thị trường:
3.1.1 Đối với người lao động:
- Đa dạng hóa nguồn tiếp cận từ báo đài, người quen đáng tin cậy, trang web uy tín.
- Chủ động tìm kiếm thông tin công việc, cơ hội việc làm. Cảnh giác với những
hình thức rao vặt, sự thiếu mình bạch trong các trung tâm giới thiệu việc làm, đặc
biệt là tình trạng thu phí quá cao, tránh sự vội vàng dễ sa vào cạm bẫy.
- Trước khi đầu quân vào công ty nào, phải tìm hiểu kỹ toàn bộ thông tin về công ty
đó, xem xét kỹ mọi chi tiết về vị trí công việc hoặc hỏi những người đi trước.
Ngoài ra, cũng tìm hiểu những chính sách đãi ngộ cũng như thăng tiến trong công
ty để giúp người LĐ chọn lọc những công ty phù hợp với năng lực, sở thích,
nguyện vọng của mình.
- Nắm rõ quyền vọng, trách nhiệm của hai bên thông qua Bộ Luật lao động, hợp
đồng LĐ.
3.1.2 Đối với doanh nghiệp:
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 20
- Trước khi tuyển dụng: cần xem xét hồ sơ dự tuyển kỹ càng của người LĐ như sơ
yếu lý lịch, bằng cấp, trình độ học vấn, kinh nghiệm từng trải, khả năng ứng xử,
giao tiếp…để hiểu rõ quá trình công tác cũng như chuyên môn của họ có phù hợp
với công việc cần tuyển hay không. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cần tìm hiểu nơi cá
nhân từng làm trước đó để biết rõ hơn lý do chuyển việc, từ đó biết được phẩm
chất, đạo đức làm việc…của họ.
- Đề ra thời gian thử việc: Thông qua thời gian thử việc có thể phần nào đánh giá
được phẩm chất, tác phong làm việc cũng như năng lực của họ.
- Chủ DN và người LĐ phải ký kết hợp đồng LĐ rõ ràng, cam kết thực hiện đúng
những thỏa thuận và điều khoản đã ký kết. DN cần có những chính sách đãi ngộ
và trợ cấp hợp lý cho người LĐ nhằm khuyến khích họ nâng cao năng suất LĐ,
trung thành, gắn bó với DN hơn nữa.
- Tạo môi trường thuận lợi, đầu tư cho nguồn lao động, nâng cao tay nghề, nhận
thức cho các cán bộ công nhân viên; giải quyết tốt các khúc mắc, tránh xảy ra các
vụ kiện tụng, các trường hợp tai nạn lao động…bản thân DN phải tạp điều kiện
cho người LĐ thực hiện vai trò và nghĩa vụ của mình.
3.1.3 Đối với các trung tâm giới thiệu việc làm:
Để tránh xảy ra thiệt hại cho các bên do chênh lệch thông tin, các trung tâm nên tìm hiểu
kỹ những thông tin người LĐ và cả nhà tuyển dụng để cung cấp cho các bên một các
chính xác nhất. Đồng thời trung tâm cũng cần đưa ra những điều khoản bắt buộc nhất
định đối với các bên tham gia nhằm tránh tình trạng người LĐ hoặc chủ DN hủy hợp
đồng giữa chừng gây mất uy tín cho trung tâm.
3.2 Sự can thiệp của Nhà nước:
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 21
- Nhà nước đóng vai trò gian tiếp giảm thiểu tối đa hiệu tượng bất đối xứng thông
tin thông qua kiểm soát lượng thông tin và hành vi của các chủ thể trên thị trường,
đảm bảo tính minh bạch rõ ràng và nhất quán trên thị trường giao dịch việc làm,
hoàn thiện hệ thống thể chế, tạo thành hành lang pháp lý, bảo đảm tính bình đẳng
hài hòa giữa lợi ích người lao động và người sử dụng lao động.
- Thiết lập và hoàn thiện những quy định pháp luật, tổ chức, cơ quan thanh tra, giám
sát hành vi những chủ thể trên thị trường, trong đó có Bộ luật LĐ, Luật DN, những
quy định chặt chẽ về thành lập trung tâm giới thiệu việc làm, đặc biệt là mức chế
tài phải lớn hơn lợi ích từ việc xâm phạm quyền lợi của bên chịu thiệt. Bên cạnh
đó, Nhà nước cần có kế hoạch thường xuyên giáo dục truyền thông cho các cấp
chính quyền, giới sử dụng LĐ và người LĐ để hiểu rõ các văn bản pháp quy của
Nhà nước liên quan đến trách nhiệm cũng như lợi ích của các bên trong việc thực
hiện nghiêm túc các quy định này đồng thời nâng cao trình độ hiểu biết, nhận thức
quyền lợi và trách nhiệm cảu DN và người LĐ.
- Nhà nước cũng trực tiếp khắc phục hiện tượng bất đối xứng thông tin bằng cách tự
đưa ra thông tin trung thực, đồng nhất và rộng khắp trên thị trường nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho người LĐ tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với người sử dụng LĐ và
các cơ quan tổ chức về nhu cầu tuyển dụng, giúp người LĐ tìm được việc làm phù
hợp với khả năng, trình độ và điều kiện của mình.
- Phát triển hệ thống trung tâm thông tin giới thiệu việc làm, thiết lập hệ thống
thông tin thị trường LĐ cấp quốc gia, mở rộng thị trường giao dịch đến các vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, chưa có điều kiện
nắm bắt đầy đủ thông tin về nghề nghiệp, việc làm trong nước và xuất khẩu LĐ.
Đồng thời đưa hoạt động giao dịch việc làm trở thành một hoạt động thường
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 22
xuyên, có tổ chức, từng bước phục vụ có hiệu quả trong việc giải quyết việc làm
cho người dân.
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 23
PHỤ LỤC: DANH MỤC THAM KHẢO
- Bài giảng Kinh tế công cộng của TSKH. Phạm Đức Chính.
- Kinh tế học công cộng, Joseph E.Stiglitz, NXB Khoa học và Kỹ Thuật – 1995
- Các trang web tham khảo:
-
F7B289EC09C/View/Bao_cao_thong_ke/Thong_bao_tinh_hinh_tai_nan_lao_don
g_nam_2010/?print=1923052638
-
-
duleSettingsId/496/language/vi-VN/Default.aspx
- www.thp.org.vn/.../index.asp?...
- …
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 24
MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lý luận………………………………………………………….. 1
1.1 Thị trường giao dịch việc làm………………………………………………….. 1
1.1.1 Khái niệm…………………………………………………………………….. 1
1.1.2 Vai trò………………………………………………………………………… 1
1.1.3 Thông tin trên thị trường giao dịch việc làm là một loại HH công thuần túy…1
1.2 Lý thuyết về bất đối xứng thông tin…………………………………………….. 2
1.2.1 Khái niệm……………………………………………………………………... 2
1.2.2 Hệ quả của bất đối xứng thông tin……………………………………………. 2
1.2.3 Bất đối xứng thông tin trên thị trường việc làm………………………………. 3
1.2.4 Giải pháp khắc phục…………………………………………………………... 3
Chương 2: Bất đối xứng thông tin trên thị trường giao dịch việc làm Việt Nam
hiện nay……………………………………………………………………………….6
2.1 Đặc điểm thị trường giao dịch việc làm…………………………………………. 6
2.2 Bất đối xứng thông tin trên thị trường giao dịch việc làm………………………. 9
2.2.1 Lựa chọn nghịch……………………………………………………………….. 9
2.2.1.1 Đối với người lao động……………………………………………………… 9
2.2.1.2 Đối với doanh nghiệp……………………………………………………….. 11
2.2.2 Rủi ro đạo đức………………………………………………………………… 11
Bất đối xứng thông tin trong thị trường giao dịch việc làm
Page 25
2.2.2.1 Vấn đề an toàn lao động…………………………………………………….. 12
2.2.2.2 Vấn đề về bệnh nghề nghiệp………………………………………………... 14
2.2.2.3 Vấn đề nghỉ việc, trốn việc, vi phạm kỷ luật làm việc……………………… 15
Chương 3: Giải pháp khắc phục và sự can thiệp của Nhà nước…………………17
3.1 Đối với các chủ thể trên thị trường……………………………………………... 17
3.1.1 Đối với người lao động……………………………………………………….. 17
3.1.2 Đối với doanh nghiệp…………………………………………………………. 17
3.2 Sự can thiệp của Nhà nước……………………………………………………... 18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_hoan_chinh_9564.pdf