Biến đổi khí hậu ở Tỉnh Tiền Giang

CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1 NỘI DUNG 3 A. GIỚI THIỆU CHUNG 3 1. Biến đổi khí hậu là gì? . 3 2. Bằng chứng có biến đổi khí hậu . 5 3. Làm thế nào để nhận biết được biến đổi khí hậu? 6 4. Biến đổi khí hậu có nguy hiểm đến cuộc sống của con người không? Nó gây nguy hiểm ra sao? . 7 5. Nơi nào trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu? Ở Châu Á và tại Việt Nam? . 8 6. Chúng ta có quá lo lắng về biến đổi khí hậu không? 9 7. Giới khoa học và các Chính phủ các nước đã có những động thái nào nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu? 9 8. Mọi người nên làm gì để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu? 10 B. BĐKH - XU THẾ CHUNG VÀ ẢNH HƯỞNG Ở VIỆT NAM . 11 I. BĐKH VÀ XU THẾ CHUNG Ở VIỆT NAM 11 1. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH 11 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam 11 3. Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam: . 13 4. Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam13 II. ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM 15 1. Biến đổi khí hậu đe doạ mạng sống 22 triệu người VN . 15 1.1 Nguy cơ dịch bệnh và nghèo đói . 15 1.2 Sông hồ sẽ tiếp tục cạn kiệt . 16 2. Việt Nam sẽ mất 12% diện tích đất vào năm 2100 17 3. BĐKH sẽ làm giá lương thực tăng cao . 18 4. BĐKH sẽ làm các loài động thực vật di chuyển lên cao . 19 C. KIÊN GIANG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 20 I. SƠ LƯỢC VỀ KIÊN GIANG . 20 1. Địa lý 20 2.Khí hậu . 21 3.Kinh tế 22 II. BĐKH Ở KIÊN GIANG . 23 1. Hiện tượng “vòi rồng” . 23 2. Có thể ngập đảo Hòn Đất 24 3. Ảnh hưởng tới nông nghiệp 25 III.NHỮNG NHIỆM VỤ CẦN TRIỂN KHAI NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI BĐKH 26 1. Đối phó với mực nước biển dâng . 26 2. Căt giảm khí nhà kính 28 3. Nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH 28 4. Đào tạo nguồn nhân lực . 29 IV. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VẤN ĐẾ CHỐNG BĐKH Ở VIỆT NAM 29 V. NHỮNG VIỆC CÁ NHÂN CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM NHẮM CHỐNG BĐKH 30 KẾT LUẬN .

doc36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3628 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biến đổi khí hậu ở Tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH KIÊN GIANG MỤC LỤC CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1 NỘI DUNG 3 A. GIỚI THIỆU CHUNG 3 1. Biến đổi khí hậu là gì? 3 2. Bằng chứng có biến đổi khí hậu 5 3. Làm thế nào để nhận biết được biến đổi khí hậu? 6 4. Biến đổi khí hậu có nguy hiểm đến cuộc sống của con người không? Nó gây nguy hiểm ra sao? 7 5. Nơi nào trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu? Ở Châu Á và tại Việt Nam? 8 6. Chúng ta có quá lo lắng về biến đổi khí hậu không? 9 7. Giới khoa học và các Chính phủ các nước đã có những động thái nào nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu? 9 8. Mọi người nên làm gì để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu? 10 B. BĐKH - XU THẾ CHUNG VÀ ẢNH HƯỞNG Ở VIỆT NAM 11 I. BĐKH VÀ XU THẾ CHUNG Ở VIỆT NAM 11 1. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH 11 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam 11 3. Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam: 13 4. Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam 13 II. ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM 15 1. Biến đổi khí hậu đe doạ mạng sống 22 triệu người VN 15 1.1 Nguy cơ dịch bệnh và nghèo đói 15 1.2 Sông hồ sẽ tiếp tục cạn kiệt 16 2. Việt Nam sẽ mất 12% diện tích đất vào năm 2100 17 3. BĐKH sẽ làm giá lương thực tăng cao 18 4. BĐKH sẽ làm các loài động thực vật di chuyển lên cao 19 C. KIÊN GIANG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 20 I. SƠ LƯỢC VỀ KIÊN GIANG 20 1. Địa lý 20 2.Khí hậu 21 3.Kinh tế 22 II. BĐKH Ở KIÊN GIANG 23 1. Hiện tượng “vòi rồng” 23 2. Có thể ngập đảo Hòn Đất 24 3. Ảnh hưởng tới nông nghiệp 25 III.NHỮNG NHIỆM VỤ CẦN TRIỂN KHAI NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI BĐKH 26 1. Đối phó với mực nước biển dâng 26 2. Căt giảm khí nhà kính 28 3. Nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH 28 4. Đào tạo nguồn nhân lực 29 IV. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VẤN ĐẾ CHỐNG BĐKH Ở VIỆT NAM 29 V. NHỮNG VIỆC CÁ NHÂN CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM NHẮM CHỐNG BĐKH 30 KẾT LUẬN 33 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Nếu ở thời điểm hiện nay còn có ý kiến khác nhau về nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu thì việc khí hậu trên Trái Đất đang nóng lên, kéo theo nó là việc tan băng ở Bắc và Nam Cực cũng như mực nước biển trung bình đang dâng lên từ hơn một thế kỷ qua là một thực tế mà nhân loại phải ứng phó. Theo UNEP (Chương trình môi trường Liên hợp quốc), biến đổi khí hậu được xếp vào dạng vấn đề an ninh “phi truyền thống” và được xem như là một trong những thách thức lớn nhất đối với môi trường an ninh – phát triển toàn cầu trong những năm tới, thậm chí là trong cả thế kỷ XXI. Tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là mang tính toàn cầu và các chiến lược, biện pháp mang tính quốc gia đơn lẻ, kể cả của các nước phát triển nhất, không thể đối phó với thách thức này Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã nhận định rằng những hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu trực tiếp tác động đến sự sinh tồn của loài người, cụ thể là đến tài nguyên nước, năng lượng, sức khỏe con người, nông nghiệp, an ninh lương thực và đa dạng sinh học. Năm lĩnh vực này lại có liên quan mật thiết với nhau. Là một quốc gia nằm trên bao lơn của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, với hơn 75% dân số sống dọc theo một bờ biển dài hơn 3200 km và tại hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, Việt Nam thuộc vào loại các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng. Câu hỏi hiện nay không còn là “Liệu các hiện tượng có ảnh hưởng đến đất nước ta hay không?”mà là “Ứng phó như thế nào để giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ tối đa thành quả lao động quá khứ và tiếp tục phát triển bền vững”. Với đề tài “Kiên Giang và biến đổi khí hậu”, em xin đề cập đến tác động của mực nước biển dâng, hệ quả trực tiếp của biến đổi khí hậu, lên môi trường tự nhiên cũng như ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Kiên Giang- một trong những nơi chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng. Từ đó nêu lên các nhiệm vụ cần triển khai nhằm đối phó với biến đổi khí hậu. NỘI DUNG A. GIỚI THIỆU CHUNG - Trong mấy chục năm qua biến đổi khí hậu đã xảy ra và đã tác động đến các yếu tố, hiện tượng tự nhiên rất nhiều. - Năm 2007 là năm hoạt động của hiện tượng Lanina, theo các nghiên cứu khoa học đã đánh giá trong những năm có hiện tượng Lanina các vấn đề bão, mưa lũ ở Việt Nam cao hơn mức bình thường. Tương tự,  năm 1999 có hiện tượng Lanina, hoạt động bão lũ ở Việt Nam bao giờ cũng nhiều hơn. - Vấn đề này có liên quan đến hiện tượng thời tiết cực đoan và chắc chắn có liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm cho tần suất, cường độ cực đoan của khí hậu tăng lên rất nhiều. Bản chất của biến đổi khí hậu gây ra rất nhiều vấn đề trong đó làm cho hiện tượng cực đoan của khí hậu tăng lên. Có thể nói đó là một trong những yếu tố quan trọng, là yếu tố tác động chính gây nên. 1. Biến đổi khí hậu là gì? - Trước tiên, cần hiểu  khí hậu là gì? Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Trong vòng 1000 năm qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất có tăng, giảm không đáng kể và  có thể nói là ổn định. - Thế nhưng, trong vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm vừa qua khi công nghiệp hoá phát triển, nhân loại bắt đầu khai thác than đá, dầu lửa, sử dụng các nhiên liệu hoá thạch...Cùng với các hoạt động công nghiệp tăng lên, nhân loại  bắt đầu thải vào bầu khí quyển một lượng khí CO2, nitơ ôxít NOx, mêtan CH4... khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên ( Hai khái niệm cơ bản về BĐKH - 1.Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007 ). Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian thế kỷ 20 đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đai. - 2.Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm: - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 09/05/1992 và đã thông qua Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc.Công ước này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế một cách bền vững. - Hầu hết giới khoa học đều  công nhận biến đổi khí hậu là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính  tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao. Bản thân nó đã làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, nhiệt độ nóng lên này đã tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay. - Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên.    Hình 1. Sơ đồ hiệu ứng nhà kính (Ảnh:   2 Bằng chứng có biến đổi khí hậu? - Tất cả các trạm đo nhiệt độ đều có thể đo,  đánh giá và xác nhận được bằng chứng về biến đổi khí hậu. Hiện nay, nhiệt độ trung bình đã tăng lên tới 0,3 - 0,4oC trong mấy chục năm vừa qua và hiện đang có xu hướng tăng tiếp. - Theo các mô hình nghiên cứu trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng từ 1,1 – 6oC khả năng xảy ra từ 1,8 - 4oC trong đó tùy theo sự phát thải hiệu ứng nhà kính cắt giảm đến mức độ nào để làm giảm bớt các khí CO2 và các khí khác gây hiệu ứng nhà kính. - Nếu như ngay từ lúc này, nhân loại dừng  phát thải khí nhà kính thì nhiệt độ bề mặt Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong vòng 50 năm nữa. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm cho băng của các dãy Himalaya và Nam cực, Bắc cực và các vùng khác tan chảy. Những núi băng này tan chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên. - Mực nước biển dâng lên từ 28 - 43cm. Nhưng có thể mực nước biển này còn cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây ra.    Hình 2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất đã tăng lên trong vòng 140 năm qua   3 Làm thế nào để nhận biết được biến đổi khí hậu? - Nhận biết rất dễ bởi vì hàng ngày tất cả các trạm quan trắc của các quốc gia đều đo đạc nhiệt độ, lượng mưa, bức xạ, gió và các thông số khác sau đó tập trung lại đưa ra một số liệu trung bình ra biểu đồ của nhiệt độ và đem so sánh với các năm trước. - Chúng ta có thể nhận biết một cách đơn giản trong cuộc sống đời thường là tại sao năm nay mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống quy luật mấy chục năm về trước. Cây trồng có sự thay đổi về thu hoạch, dịch bệnh nhiều hơn, bệnh mới xuất hiện. Đặc biệt là cảm giác mùa đông và mùa hè cảm nhận được nhiệt độ của mùa hè các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa đông ngắn lại... Tất những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống cá nhân của chúng ta.  4. Biến đổi khí hậu có nguy hiểm đến cuộc sống của con người không? Nó gây nguy hiểm ra sao? - Biến đổi khí hậu là một điều cực kỳ nguy hiểm đe doạ đến vấn đề tồn tại của con người. - Biến đổi khí hậu gây nguy hiểm do nó làm cho Trái đất nóng lên, nước biển dâng lên.  -Trái đất có 7 tỷ người và hiện giờ, có đến hơn một nửa số người này sống ở vùng duyên hải của Trái đất trong phạm vi 100 km trở lại vùng bờ biển. khi nước biển dâng lên làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người. Theo dự báo của các nhà khoa học,  thủ đô BangKok (Thái Lan)  trong vòng hai  mươi năm nữa sẽ bị ngập và  hiện Thái Lan không đủ thời gian để chuyển thủ đô sang nơi khác. Còn đối với Việt Nam, Đồng bằng sống Cửu Long cũng là một trong những nơi rất "nhạy cảm" của vấn đề biến đổi khí hậu. Hay, vấn đề triều cường của TP. HCM, bão lũ miền Trung còn nan giải hơn rất nhiều khi tính đến yếu tố liên quan bởi hiện tượng biến đổi khí hậu.  - Đối với sự đe dọa của biến đổi khí hậu thì đây là nguy cơ chung cho đời sống nhân loại. Trong việc giải quyết vấn đề này, tất cả mọi người trên Trái đất sẽ  không có ai thắng và cũng không có ai thua - Nếu như ở các nước phát triển, trẻ em dưới 18 tuổi chiểm khoảng 20% dân số thì ở những nước chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH - hầu hết là nước thu nhập thấp - thành phần này lên đến gần một nửa dân số (42% ở Bangladesh, 51% ở Nigeria, 57% ở Uganda). - Quan trọng hơn là tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ ảnh hưởng bởi BĐKH rất cao. Thành phần này chiếm từ 10 đên 20% dân số ở các nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH như Ấn Độ (11%), Bangladesh (12%), Nigeria và Mozambique (17%), Uganda (21%), còn ở các nước có thu nhập cao, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi chỉ chiếm từ 4 đến 5%.     5. Nơi nào trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu? Ở Châu Á và tại Việt Nam? - Vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lớn nhất của Trái đất là Bắc cực và Nam cực, hai nơi này nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Sau đó đến các vùng núi cao như Himalaya, Tây Tạng... Theo nghiên cứu những vùng lạnh nhất có nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Còn tại Việt Nam, nhiệt độ sẽ tăng từ 0,3 - 0,5 độ C đến năm 2010, từ 1- 2 độ C vào năm 2020, từ 1,5 - 2 độ C vào năm 2070. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc.  - Nếu nhiệt độ trái đất tăng hơn 2°C, mực nước biển dâng 1m thì có thể làm tan biến những núi băng ở Himalaya vốn là nguồn cung cấp nước và lương thực cho hơn hai tỷ người, các rạn san hô ở Inđônêxiasẽ bị tan vỡ, các quốc đảo nhỏ như Phigi, Samoa và Vanuatu sẽ bị thiệt hại hàng năm lên tới 7% GDP, một số quốc gia có thể mất đi hoàn toàn. - Riêng Việt Nam, 22 triệu người phải di dời, khoảng 1/5 dân số sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long bị phá hủy. Việt Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hình 3. minh họa về hiện tượng Trái đất nóng lên do biến đổi khí hậu (Ảnh:   6. Chúng ta có quá lo lắng về biến đổi khí hậu không? - Chúng ta phải đặc biệt quan tâm bởi vì nó có tác động trực tiếp đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải tiết kiệm năng lượng, sử dụng các hình thực năng lượng khác như nhiên liệu sinh học, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử... thay thế các nhiên liệu dùng nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa. 7. Giới khoa học và các Chính phủ các nước đã có những động thái nào nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu? - Tại một cuộc họp hồi gần  đây,  Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã nhận bản báo cáo của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) mà nội dung cho thấy,  hầu hết  các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí bản báo cáo đã thể hiện đúng hiện trạng biến đổi khí hậu hiện trạng hiện nay. - Giới khoa học, nói chung đã đồng lòng và  nhất trí trong việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp nhằm giải quyết vấn đề này. - Nhân loại không thiếu tiền, công nghệ, chất xám nhưng vấn đề là ở chỗ: Quyết tâm chính trị của tất cả các  nước có  nhất trí để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu không? Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đồng tâm nhất trí để giải quyết vấn đề này. - Thực tế là, khi ký Hiệp  ước Kyoto,  đã  có nước đứng ngoài cuộc, có nước gây ra những cản trở này khác, có nhiều nước vẫn cố tình gây ra các chất phát thải gây hiệu ứng nhà kính...  Một số nước trên thế giới còn  thiếu quyết tâm chính trị và thiếu sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. 8. Mọi người nên làm gì để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu? - Có hai vấn đề cần đặt ra.  Đó là làm giảm tác động biến đổi khí hậu và  thứ hai là thích ứng với biến đổi khí hậu. - Để làm giảm tốc độ của biến đổi khí hậu có liên quan đến nhiều lĩnh vực như nền kinh tế chúng ta phải làm. Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đang sử dụng nguồn nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch như dầu lửa, than đá... Cần phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách hợp lý để giảm khí thải nhà kính. - Trong nông nghiệp và lâm nghiệp sử dụng nhiều phân bón hữu cơ để tránh phát thải khí metan rất nhiều. Có rất nhiều các biện pháp liên ngành và đòi hỏi các chính sách phù hợp với từng nước và từng địa phương với mục tiêu tối đa. - Mặt khác, chúng ta phải làm sao có những biện pháp đối phó thích nghi sống cùng biến đối r khí hậu và tránh thiệt hại tối đa, chính sách, truyền thông các biện pháp ứng phó. Khi chúng ta đắp đê biển chúng ta trồng rừng ngập mặn ở phía ngoài để bảo vệ. - Đối với  mỗi cá nhân chúng ta phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Bao gồm giữ gìn môi trường, sử dụng giao thông tốt nhất như đi nhiều người một xe, dùng bóng đèn tiết kiệm, ra khỏi phòng tắt điện ngay, tắt máy tính khi không dùng. Mỗi cá nhân phải nhận thức rằng năng lượng và sự bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng sẽ làm cho thế giới tốt hơn.  B. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - XU THẾ CHUNG VÀ ẢNH HƯỞNG Ở VIỆT NAM I. BĐKH VÀ XU THẾ CHUNG Ở VIỆT NAM 1. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH  - Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và Metan CH4) là nguyên nhân hàng đầu của BĐKH, đặc biệt kể từ 1950 khi thế giới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng, liên quan với điều đó là sự tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia tăng chăn nuôi đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng Metan), khai hoang các vùng đất ngập nước chứa than bùn.. 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam - Lượng mưa gia tăng vào mùa mưa - Lũ dặc biệt lớn xảy ra thường xuyên hơn ở miền Trung và miền Nam -Lượng mưa giảm vào mùa khô -Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nước - Đường đi của bão có xu thế chuyển về phía Nam và mùa bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm -Số ngày mưa phùn giảm đi rõ rệt - Tần số hoạt động của không khí lạnh ở Bắc bộ giảm rõ rệt trong 3 thập kỷ qua - Số ngày rét đậm, rét hại trung bình giảm, nhưng có năm lại xảy ra đợt rét đậm kéo dài với cường độ mạnh kỷ lục như đầu năm 2008 - Số ngày nắng nóng trong thập kỷ 1991-2000 nhiều hơn, nhất là ở Trung bộ và Nam bộ - Mưa trái mùa và mưa lớn dị thường xảy ra nhiều hơn, nổi bật là các đợt mưa tháng 11 ở Hà Nội và lân cận trong các năm 1984, 1996, 2008. DẪN CHỨNG -Khí hậu VN đã nóng lên 0,1-0,20C trong hơn 10 năm qua. Mực nước biển cũng đã dâng cao hơn. Dù tổng lượng mưa ít thay đổi, nhưng thời điểm mưa đã thay đổi, mùa khô kéo dài hơn, mùa mưa nhiều mưa hơn, khiến cho hạn hán và lũ lụt đều có chiều hướng tăng lên. - Trong 3 tháng cuối năm 2007, lượng mưa ở Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên vượt từ 100%-150% so với trung bình nhiều năm đã gây ra sáu trận lụt liên tiếp chưa từng có ở khu vực này gây thiệt hại nghiêm trọng - Ở khu vực Bắc Bộ, lượng mưa lại thấp hơn 50%-80% so với mức trung bình nhiều năm, nên lượng dòng chảy trên các dòng sông ở Bắc Bộ đang cạn kiệt nhanh. - Mực nước hồ Hoà Bình đã xuống thấp tới mức kỷ lục so với trung bình nhiều năm. Mực nước ngày 19.12, tại hồ Hoà Bình là 114,60m, với lưu lượng nước chảy về hồ là 510m³/s. Trong khi đó, mực nước cùng thời kỳ năm 2006 (năm có mực nước và lưu lượng đến hồ Hoà Bình thấp nhất trong chuỗi số liệu 100 năm) là 116,40m và lưu lượng nước về hồ là 570m³/s. - Theo dự báo của TTDBKTTVTƯ, lượng nước thượng nguồn các sông ở Bắc Bộ từ Trung Quốc chảy về hầu như không có, nên tình trạng thiếu nước phát điện chắc chắn sẽ rất cao trong thời gian tới. 3. Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam: - Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam - Nhiệt độ ở các vùng ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa - Đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng thêm từ 40 đến 4,50C theo kịch bản cao nhất và 20 đến 2,20C theo kịch bản thấp nhất - Biên độ dâng cao mực nước biển ở nước ta là khá lớn theo tất cả các kịch bản, măc dù vậy vẫn chỉ là tương đương hoặc thấp hơn chút ít so với dự báo của IPCC năm 2007 - BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino, làm giảm đến 20-25% lượng mưa ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay trong thời gian El Nino. Tác động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn Nam Tây Nguyên. - Theo dự báo của Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), ở Việt Nam mực nước biển sẽ dâng cao từ 3 đến 15cm năm 2010 và từ 15 đến 90cm vào năm 2070; các vùng ảnh hưởng gồm có Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Cũng theo dự báo này, nếu mực nước biển dâng cao 1 mét thì 23% dân số sẽ thiếu đất. . 4. Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nội tháng 2/2008, được trình bày tóm tắt dưới đây. Năm  Nhiệt độ tăng thêm(0C)  Mực nước biển tăng thêm (cm)   2010  0,3-0,5  9   2050  1,1-1,8  33   2100  1,5-2,5  45   Năm  Tây Bắc  Đông Bắc  Đồng bằng BB  Bắc Trung Bộ  Nam Trung Bộ  Tây nguyên  Nam Bộ   2050  1,41  1,66  1,44  1,68  1,13  1,01  1,21   2100  3,49  4,38  3,71  3,88  2,77  2,39  2,80   Kịch bản / năm  2050  2100   A1F1  13,7  39,7   A2  12,5  33,1   A1B  13,3  31,5   B2  12,8  28,8   A1T  12,7  27,9   B1  13,4  26,9   Tính trung bình của cả 6 kịch bản thì đến cuối thế kỷ 21 nhiệt đô có khả năng tăng thêm 2,80C, mực nước biển dâng cao thêm 37cm chưa tính đến sự tan băng mà chỉ tính đến sự dãn nở nước đại dương. IPCC cũng dự báo rằng cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng thêm tối đa 81 cm. Tuy nhiên các nhà khoa học Anh cho rằng con số đó chưa phản ánh đúng, nước biển cuối thế kỷ 21 có thể tăng thêm đến 163cm - tức là gấp đôi số liệu dự báo của IPCC. II. ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM - BĐKH đe dọa cuộc sống con người: dịch bệnh, nghèo đói, tranh chấp tài nguyên và dẫn đến xung đột, bất ổn xã hội.... - Ảnh hưởng của BĐKH tới Việt Nan rất lớn, ở đây chỉ nêu một số ảnh hưởng tiêu biểu 1. Biến đổi khí hậu đe doạ mạng sống 22 triệu người VN - Thế giới sẽ có khoảng 150 nghìn người chết và 5 triệu người ốm khi BĐKH ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tại Việt Nam, dự báo 22 triệu người sẽ lâm vào cảnh khốn cùng do mất đất bởi nước biển dâng vào năm 2100. 1.1 Nguy cơ dịch bệnh và nghèo đói - Những nghiên cứu mới nhất của IPCC (ủy ban Liên Chính phủ về thay đổi khí hậu) đã phác thảo một viễn cảnh kinh hoàng về BĐKH. Trái đất nóng lên sẽ kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng. Khoảng 20-30% các loài động, thực vật có nguy cơ bị diệt chủng nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm từ 1,5-2,5 độ C so với mức trung bình của 20 năm cuối thế kỷ XX - Điều khiến các nhà khoa học Việt Nam quan tâm hàng đầu trong bối cảnh hiện nay, đó là nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt nước ngành nông nghiệp. Gần 60% nguồn nước của Việt Nam quá cảnh từ nước ngoài, chủ yếu qua hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long. Đó cũng là lý do tại sao cuối năm 2007, đầu 2008 vừa qua mực nước sông Hồng cạn ở mức kỷ lục trong vòng 200 năm qua. - Thời gian qua, Việt Nam đã bùng phát nhiều bệnh và dịch bệnh (sốt xuất huyết, tiêu chảy, cúm,…). Ví dụ như trận lũ tháng 6/2007 tại Hương Khê (Hà Tĩnh), đã có tới 3.000 người mắc bệnh ăn chân do  nấm, 600 ca tiêu chảy và trên 2.000 người bị đau mắt hột. 1.2 Sông hồ sẽ tiếp tục cạn kiệt - Theo nghiên cứu của FAO, hiện nay chúng ta đã sử dụng khoảng 40% lượng nước, xấp xỉ lượng nước được sử dụng trong ngưỡng an toàn sinh thái. Trong khi đó, các nước thượng nguồn đã đắp đập, chiếm thế thượng phong trong nguồn nước. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, vì Việt Nam có 72% dân số sống bằng nông nghiệp. Sự tan băng vùng thượng nguồn sông Hồng và Mekong cũng như sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước sẽ dẫn đến tranh chấp nguồn nước của 2 hệ thống sông này.  - Khuyến cáo của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), với nhiệt độ tăng lên 20C và mực nước biển dâng 1m sẽ làm cho 22 triệu người Việt Nam mất nhà cửa, trong khi Việt Nam là nước nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản không có nước thì sống bằng nghề khác. - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Nông nghiệp, thời gian vừa qua, nhiều hiện tượng thay đổi bất thường khí hậu ở Việt Nam đã được ghi nhận như nhiệt độ tăng, lượng mưa tăng và thất thường, mực nước biển dâng, các đợt không khí lạnh giảm, số lượng bão có cường độ mạnh lên. Dẫn chứng, biến đổi khí hậu sẽ làm cho tài nguyên nước, cụ thể là các dòng chảy giảm từ 2% đến 25% và dòng chảy lũ gia tăng từ 5% đến 15%, đặc biệt là tình trạng nước biển dâng sẽ dẫn đến việc xâm nhập mặn tại các vùng trồng lúa và các cây hoa màu. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng làm phạm vi thích nghi của cây nhiệt đới mở rộng và cây á nhiệt đới bị thu hẹp tình trạng hạn hán và lũ lụt gia tăng, sản xuất lương thực giảm sút. - Đồng thời, khi nhiệt độ toàn cầu ấm lên sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh cũ và dịch bệnh mới phát triển mà con người khó có thể kiểm soát được như: Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não các bệnh đường ruột các bệnh suy dinh dưỡng, bệnh về phổi... 2. Việt Nam sẽ mất 12% diện tích đất vào năm 2100 ( Việt Nam có thể bị mất ít nhất 12,2% diện tích đất (nơi cư trú của 23% dân số) do biến đổi khí hậu, nhiều khu vực sẽ bị ngập nhiều tháng trong năm, thiệt hại kinh tế có thể lên tới 17 tỉ USD - Đó là những con số được đưa ra tại buổi Công bố báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và an ninh lương thực do Tổ chức Hành động viện trợ (ActionAid) tổ chức ngày 9/12, tại Hà Nội.  - Xu hướng biến đổi khí hậu ở Việt Nam là nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm 30C vào năm 2100 lượng mưa có xu thế biến đổi không đều giữa các vùng, có thể tăng (từ 0% đến 10%) vào mùa mưa và giảm (từ 0% đến 5%) vào mùa khô mực nước biển trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam có thể dâng lên 1m vào năm 2100. * 10 tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất: tỷ lệ ngập nước theo kịch bản nước biển dâng1m (Bến Tre: tổng diện tích 2,257km2; diện tích bị ngập 1,131km2; 50,1% bị ngập (Long An: tổng diện tích 4,389km2; diện tích bị ngập 2,169 km2; 49,4% bị ngập (Trà Vinh: tổng diện tích 2,234km2; diện tích bị ngập 1,021km2; 45,7% bị ngập (Sóc Trăng: tổng diện tích 3,259km2; diện tích bị ngập 1,425 km2; 43,7% bị ngập (TP.Hồ Chí Minh:tổng diện tích 2,003km2; diện tích bị ngập 862km2; 43,0% bị ngập (Vĩnh long: tổng diện tích 1,508km2; diện tích bị ngập 606km2; 39,7% bị ngập (Bạc Liêu: tổng diện tích 2,475km2; diện tích bị ngập 962km2; 38,9% bị ngập (Tiền Giang: tổng diện tích 2,397km2; diện tích bị ngập 783km2; 32,7% bị ngập (Kiên Giang: tổng diện tích 6,224km2; diện tích bị ngập 1,757km2; 28,2% bị ngập (Cần Thơ: tổng diện tích 3,062 km2; diện tích bị ngập 758km2; 24,7% bị ngập (Tổng cộng: tổng diện tích 29,827km2; diện tích bị ngập 11,474 km2; 38,6% bị ngập 3. BĐKH sẽ làm giá lương thực tăng cao - Nếu nhiệt độ trung bình tăng lên thêm 20C đến 30C so với mức hiện nay sẽ có thêm 600 triệu người ở tiểu khu vực châu Phi bị đói. - Tại hội thảo liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định: 73% dân số, chủ yếu là người nghèo (liên quan đến 6 lĩnh vực chính trong ngành NN&PTNT là: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản thuỷ lợi và phát triển nông), là đối tượng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhiều nhất. - Theo báo cáo của uỷ ban Tham vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế : Nước ta sẽ xảy ra hiện tượng nước mưa bị axít hoá do lượng CO tăng dẫn đến sản lượng hải sản và lúa gạo giảm nghiêm trọng. Các đầm hồ trong đất liền bị nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, nhiều loài có giá trị kinh tế hoặc ý nghĩa khoa học sẽ bị chết hoặc di cư. - Biến đổi khí hậu tại VN ảnh hưởng lên đời sống của người dân ngày càng rõ rệt. do biến đổi khí hậu - Nam Phi có thể mất 30% sản lượng ngô và các cây lương thực khác vào năm 2030; khu vực Bắc Á sản lượng gạo, ngô và kê có thể giảm đến 10%. Cả thế giới đang lao đao trong cơn đói lương thực. Tất cả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh nhân loại trước những hiểm họa nhãn tiền của biến đổi khí hậu. - Liên Hiệp Quốc kêu gọi cần phải có hành động khẩn cấp ngay từ tháng 3 năm 2007 khi giá lúa mì, đậu tương đã tăng 87% và tiếp ngay sau đó là 130%. Khả năng dự trữ lương thực toàn cầu đã ở mức thấp nhất kể từ trước tới nay. Giá các loại lương thực chủ lực như gạo, ngô và lúa mì sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ, và do việc sử dụng ngô và đậu tương cho các nguyên liệu thay thế để sản xuất nhiên liệu sinh học. Nhưng đáng chú ý hơn cả, thông báo của IAASTD tại UNESCO vào 4/2008 vừa qua cảnh báo rằng, 35% đất canh tác bị thoái hóa trên Trái đất lại đang trong tình trạng nguy hại trầm trọng do chính các hoạt động nông nghiệp 4. BĐKH sẽ làm các loài động thực vật di chuyển lên cao - Thực vật và động vật rất nhạy cảm với thời tiết. Khi thời tiết biến đổi, các loài không thể sống sót được ở một số vùng và sẽ di cư đến các vùng mới . Nếu không có vị trí nào thích hợp, loài sẽ bị tuyệt chủng khi không thể thích nghi kịp. - Khí hậu trong quá khứ đã có những thay đổi rất đột ngột. Những phản ứng của các quần xã sinh vật trước những biến đổi này đã được tìm hiểu qua việc phân tích các vòng tuổi cây, lõi băng, các trầm tích của phấn hoa, than chì, động vật không xương sống và các nguyên tố hoá học. Một số các biến đổi thời tiết bất ngờ, xảy ra trong một vài thập kỷ hoặc thế kỷ, một số trong đó có liên quan đến những thời kỳ có sự tuyệt chủng hàng loạt. - Những sự chuyển dịch quan trọng về ranh giới giữa các rừng lãnh nguyên và rừng phương bắc, giữa vùng rừng và vùng đồng cỏ, giữa vùng Hồ Lớn - rừng St. Lawrence và vùng rừng phương bắc đã xảy ra từ thời kỳ băng hà trước đây . Những sự chuyển dịch này tương ứng với những biến đổi khí hậu và có thể được coi là sự biểu hiện của các trường hợp biến đổi khí hậu toàn cầu . C. KIÊN GIANG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU I. SƠ LƯỢC VỀ KIÊN GIANG 1. Địa lý  - Diện tích: 6.243 km2 (2,439 sq miles). Dân số (01/04/1999): 1.494.433 người. - Tỉnh lỵ: thị xã Rạch Giá. Các huyện thị: thị xã Hà Tiên, Hà Tiên, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận. Hai huyện đảo: Phú Quốc, Kiên Hải. Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer, Hoa. - Kiên Giang là môt dải đất nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, cách Sài Gòn 250km (156 miles). Phía đông và đông nam của tỉnh Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giang và Cần Thơ, phía nam giáp Cà Mau, phía bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 54km (34 miles), ngoài ra còn có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài vịnh. - Trong tỉnh (phần đất liền), có nhiều núi thấp ở phía tây là núi Đại Tô Châu 178 m (234 ft), núi Hòn Sóc 187 (561 ft), Hòn Đất 260 (780 ft), Vân Sơn, Địa Tạng... Ngoài biển Kiên Giang có rất nhiều hòn đảo như hòn Tre, hòn Thổ Châu, hòn Chông, hòn Rai, hòn Mấu, hòn Nam Du, Minh Hoa, Kiên Giang, hòn Dọc, hòn Kinh Qui, hòn Ngang, hòn Heo, hòn Xưởng, hòn Vang, hòn Thơm, hòn Roi, hòn Dừa, hòn Nhạn... Đặc biệt là đảo Phú Quốc rất lớn, diện tích 566 cây số vuông, dài 50 cây số, chỗ rộng nhất 29 cây số, có dãy núi Tà Lơn với các ngọn cao như Hàm Rồng 365 m (1,095 ft), núi Chúa 603 m (1,809 ft), núi Mắt Quỷ 360 m (1,080 ft).    Một góc biển Dương Đông, Phú Quốc, KIên Giang. Ảnh: www.kiengiang.gov.vn   - Kiên Giang có một khu rừng ngập nước ở phía Nam (U Minh Thượng). Sông rạch trong tỉnh chi chít, phíc bắc có rạch Giang Thành, kinh Hà Tiên, kinh Ba Thê, các kinh Rạch Giá đi Long Xuyên và Thất Sơn, rạch Sỏi...; phía đông nam có kinh Cái Sắn, kinh Tân Hiệp, kinh Thốt Nốt, kinh Cán Gáo, sông Trèm Trẹm, các sông Cái Lớn, Cái Bé đổ ra cửa vũng Rạch Giá, và một số kinh mang số từ 1 đến 10. Bờ biển Kiên Giang có hai có hai vũng lớn là vũng Cây Dương và vũng Rạch Giá. - Nói chung, khí hậu Kiên Giang mát mẻ, nhưng khi gió biển, gió núi hoặc có bão đến cũng mang không khí lạnh cho tỉnh. Những liên tỉnh lộ số 8 và 12 là những đường giao thông quan trọng, nối Kiên Giang với các tỉnh lân cận. Ba phi trường chính đặt ở Hà Tiên, Rạch Giá và Dương Đông (thuộc đảo Phú Quốc). -Nghề chính của tỉnh là nghề nông, nhưng nghề cá cũng rất phát triển. Biển Kiên Giang có những bãi cá và luồng tôm rất lớn. Nhiều loại cá ngon: thu, chim, nhám, bạc má, chép, he, thiều. Kiên Giang còn nổi tiếng về nghề làm nước mắm 2.Khí hậu -Nhiệt độ trung bình: 27,3°C - Số giờ nắng trong năm: Mùa khô: 7 - 8giờ/ngày; Mùa mưa: 4 - 6giờ/ ngày - Độ ẩm tương đối trung bình: 80 - 83% 3.Kinh tế  (Nông nghiệp: Nền nông nghiệp của Kiên Giang là nông nghiệp trồng lúa nước. Đất canh tác không tập trung nhưng phần lớn phân bố ở ven các trung tâm huyện. Trên Quốc lộ 61 có một vùng trồng lúa ven nội ô huyện Giồng Riềng ngoài ra còn có đất canh tác của các gia đình nằm sâu trong những xóm nhỏ. Xen kẽ với việc trồng lúa nước là các loại hoa màu và một số cây có giá trị công nghiệp cao như dừa, khóm... Hoa màu chính là lúa nhưng chỉ trồng một vụ vì đất mặn, các hoa màu phụ có ngô, đậu đỏ, đậu xanh, đậu phụng... Các vùng trồng lúa là Kiên An, Kiên Tân, Hòn Đất, Kiên Thành. Cây ăn trái và cây công nghiệp được trồng nhiều như dưa hấu, khóm, sầu riêng, cam, quýt, lựu, phật thủ, cà phê, dừa, cau và hồ tiêu. (Tài nguyên: Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tại đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản.Chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Riêng về đá vôi có hơn 20 ngọn núi với trữ lượng khoảng 440 triệu tấn, trữ lượng khai thác là 245 triệu tấn. (Thủy sản: Kiên Giang là tỉnh có nghề đánh bắt hải sản phát triển. Nước mắm Phú Quốc là một thương hiệu nước mắm nổi tiếng không những trong phạm vi cả nước mà còn trên bình diện quốc tế. (Du lịch: Du lịch Kiên giang tiềm tàng nhiều tài năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức. (Giao thông: Kiên Giang có hệ thống giao thông nối với hệ thống đường bộ, đường thủy và hàng không quốc gia. II. BĐKH Ở KIÊN GIANG Hiện tượng “vòi rồng” - Ngày 08/03/2009, nhiều người dân trên đảo An Sơn và Hòn Tre (kiên Giang) đã được chứng kiến hiện tượng “vòi rồng”.  - Một cột nước khổng lồ cao hàng trăm mét và di chuyển rất nhanh trên vùng biển gần bờ, cách TP Rạch Giá khoảng 10km. Hiện tượng này xảy ra khoảng 15 đến 20 phút thì tan dần, biển trở lại bình thường. - Trên đường “vòi rồng” đi qua không có tàu bè hoạt động, không có khu vực nuôi trồng thủy sản… nên không để lại hậu quả nghiêm trọng nào. - Thông thường hiện tượng vòi rồng thường chỉ xuất hiện tại khu vực ngoài Hòn Tre, nơi có mặt biển rộng, nước sâu vào mùa mưa bão. “Vòi rồng” xuất hiện gần bờ vào thời điểm này là một hiện tượng lạ, hiếm gặp * vậy hiện tượng “vòi rồng” có phải là kết quả của BĐKH hay không? 2. Có thể ngập đảo Hòn Đất    Những đứa trẻ Hòn Đất này không thể tin rằng, khi chúng lớn lên, có thể vùng đất quanh chân chúng bây giờ đã trở thành biển.   - 50 năm nữa nước biển có thể ngập Hòn Đất – đó là lời cảnh báo của các nhà khoa học. - Ở ĐBSCL, mùa mưa ngắn lại và mùa khô kéo dài hơn. Vì vậy, mặc dù lượng mưa trong một năm hầu như không thay đổi, nhưng do thời gian mưa ngắn, cơn mưa lớn hơn và mùa khô kéo dài hơn nên cả ngập lụt và hạn hán đều có xu hướng tăng lên. Một vấn đề lớn nữa là khi khí hậu thay đổi, hệ sinh thái cũng bị tác động, một số loại virus sẽ phát triển mạnh hơn và khả năng thích ứng với khí hậu của con người - Hòn Đất - địa danh nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang. Phần lớn người dân Hòn Đất sống bằng nghề nuôi tôm hoặc trồng lúa. Diện tích Hòn Đất chỉ cao hơn mặt nước biển chưa tới 1m và nằm trong khu vực “tứ giác Long Xuyên”, một trong hai khu vực thấp nhất tại ĐBSCL. . Nếu thế, nước biển sẽ ngập hết toàn bộ diện tích canh tác tại Hòn Đất - Theo kỹ sư Nguyễn Văn Hạnh, dự báo viên khí tượng của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Kiên Giang, tần suất bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đổ vào Kiên Giang trung bình nhiều năm trước đây chỉ có 0,2 cơn/năm. Tuy nhiên xu thế BĐKH toàn cầu và hiện tượng ấm dần lên của trái đất trong những năm gần đây đã làm thay đổi điều đó. Trong 22 năm gần đây (1980-2001), có tất cả 35 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ 13o vĩ Bắc đến khu vực mũi Cà Mau – Kiên Giang và vịnh Thái Lan (tỷ lệ tăng gấp 8 lần trước đây). Gây thiệt hại lớn nhất là cơn bão số 5 năm 1997 có tâm bão đi qua đảo Thổ Chu-Phú Quốc, Kiên Giang và vịnh Thái Lan, làm khoảng 3.000 người chết và mất tích. 3. Ảnh hưởng tới nông nghiệp - Chuyện đất nóng lên tại Kiên Giang đã được một chuyên gia khí tượng, khí hậu địa phương đưa ra con số để chứng minh. “Qua số liệu quan trắc của trạm khí tượng hải văn Phú Quốc – Kiên Giang từ năm 1956 đến năm 1977 (22 năm) so sánh với quãng thời gian 27 năm sau đó (1977-2003) thì nhiệt độ trung bình đã tăng lên 0,4oC”, kỹ sư Nguyễn Văn Hạnh, dự báo viên khí tượng của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Kiên Giang nói. - Theo các nhà khoa học, chuyện trái đất nóng lên thực ra đang xảy ra trên toàn thế giới. Các số liệu thống kê về trung bình nhiệt độ thế giới cho biết trong 600 năm gần đây nhất thì nhiệt độ chỉ bắt đầu tăng dần lên trong hơn 1 thế kỷ qua, tức là bắt đầu vào những năm 1900, cùng thời điểm của các cuộc cách mạng công nghiệp. Và càng ngày, càng nhiều nhà khoa học trên thế giới tin chắc rằng trái đất đang nóng lên là do con người gây ra. - Mặc dù chỉ nóng lên một vài độ C, nhưng sự thay đổi nhiệt độ này, theo các nhà khoa học, đã làm băng tan ở Bắc cực, làm nước biển nở ra vì nóng lên… dẫn đến việc nước biển dâng lên làm ngập nhiều nơi trên thế giới. Trong số các nơi bị ảnh hưởng do nước biển dâng, theo Ủy ban Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng thứ 2 thế giới, chỉ sau Bangladesh. - Không chỉ có thế, theo tiến sĩ Hoàng Minh Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý phòng chống - giảm nhẹ thiên tai (Bộ NN-PTNT), khi trái đất nóng lên, Việt Nam còn phải gánh chịu một tai họa khác, bên cạnh việc nước biển dâng. “Băng đang tan ở đỉnh núi Himalaya và ĐBSCL sẽ là nơi hứng chịu mực nước ấy. Khi đó, theo dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu, ĐBSCL sẽ phải hứng chịu thiên tai rất nhiều”, tiến sĩ Hiền nói. - Là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, nước 10 năm nay liên tục xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, nhưng những cảnh báo của các nhà khoa học đang gióng lên một hồi chuông báo động về diện tích đất canh tác có khả năng bị thu hẹp và những biến đổi bất thường của khí hậu mà mảnh đất này có thể phải gặp phải. Phải làm gì để cứu Hòn Đất nói riêng và cả vựa lúa ĐBSCL nói chung, khỏi cơ nguy đó?  III. NHỮNG NHIỆM VỤ CẦN TRIỂN KHAI NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI BĐKH 1. Đối phó với mực nước biển dâng - Ứng phó với biển dâng là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu về nhiều mặt kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng chẳng những của Kiên Giang mà còn của cả nước. - Biển dâng là một quá trình tiệm tiến. Nếu nhân loại không có biện pháp ngăn chận quyết liệt sự BĐKH ở quy mô toàn cầu, quá trình mực nước biển dâng sẽ diễn ra ngày càng nhanh. Do vậy cần có sự chuẩn bị ứng phó đúng mức và ngay từ bây giờ. - Tổng kết từ nhiều địa bàn trên thế giới, có ba cách ứng phó với mực nước biển dâng: bảo vệ (hay chống đở, đương đầu), thích nghi và rút lui về phía sau. Ba cách này đều áp dụng đối với các đối tượng: các công trình kiên cố, sản xuất nông nghiệp, và các hệ sinh thái, đặc biệt các hệ sinh thái đầm lầy. - Không có một cách ứng phó duy nhất cho mọi đối tượng, ở mọi nơi, mọi lúc. Để ứng phó tốt nhất cần nắm rõ tình hình cụ thể của địa bàn, khả năng bảo vệ có hay không, tính khả thi và hiệu quả tổng hợp kinh tế, xã hội, văn hóa của phương án ứng phó. - Chính vì vậy, phải tranh thủ thời gian để điều tra nghiên cứu trên từng địa bàn bị đe dọa, điều gì sẽ đến với các phương án mực nước biển dâng, từ đó chuẩn bị phương án ứng phó tốt nhất - Để góp phần vào việc chuẩn bị ứng phó, xin gợi ý một số nhiệm vụ cần triển khai dưới đây: (1) Làm cho cả xã hội nhận thức đầy đủ về tính tất yếu Việt Nam phải ứng phó với BĐKH và biển dâng, và tác động của nó, từ tự nhiên đến kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng; (2) Xác định và tiến hành sớm những nội dung nghiên cứu triển khai cần thiết (3) Phát huy và đào tạo nguồn nhân lực (4) Về mặt quản lý nhà nước: - Xây dựng cơ sở dữ liệu - Có chương trình bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển. - Thống kê số hộ và số dân hiện đang cư trú dọc bờ biển miền Trung những nơi bị đe dọa xâm thực, và cần được bố trí đến nơi cư trú mới an toàn trên từng độ cao mà không làm tổn hại đến sự ổn định của địa mạo - Xác định các địa bàn cư trú mới tiềm năng, mô hình canh tác và kết cấu hạ tầng; - Quản lý nghiêm việc khai thác và bảo vệ các tầng nước ngầm ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long … (5) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để kịp thời có thông tin, số liệu được cập nhật liên quan đến biến đổi khí hậu và biển dâng ở Việt Nam; hợp tác trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác trong điều tra và nghiên cứu những đề tài khoa học đặt ra cho khu vực và thế giới. (6) Việt Nam đã tham gia Nghị định thư Kyoto, Công ước quốc tế về đa dạng sinh học và những hiệp định quốc tế khác có liên quan. Vì vậy, và để thực thi các nội dung đã được đề cập trên đây, cần thể chế hóa các chính sách liên quan đến giảm thiểu biến đổi khí hậu và biển dâng và các hệ quả của chúng vào các luật và bộ luật. Giám sát việc thực thi pháp luật đã ban hành. - Để hạn chế thiệt hại do nước biển dâng cao, trước mắt các nhà khoa học ở VN đã đề ra phương án cần trồng rừng ngập mặn và quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các khu bảo tồn sinh thái; không quy hoạch khu định cư  gần bờ biển, cửa sông; xây đê cao 1-1,2m để bảo vệ cảng biển, di tích, điểm du lịch... trong vùng ngập do nước biển dâng. 2. Căt giảm khí nhà kính - Lượng khí nhà kính được phóng thích vào khí quyển bởi các hoạt động của con người đã làm cho nhiệt độ Trái đất nóng lên. Mỹ là nước đi đầu trong việc đóng góp vào tổng lượng CO2 phát thải toàn cầu (chiếm 22%), và thế giới cũng đang trong tình thế báo động khi một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, Trung Quốc vượt Mỹ trong phát thải CO2. Hình thức phát thải phần lớn là do các hoạt động công nghiệp tại các nước giàu, sử dụng năng lượng hóa thạch tại nhiều quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ… và phần còn lại do các hoạt động phá rừng, đốt rẫy cùng quá trình giải phóng CO2 và mêtan từ các quá trình tự nhiên và hoạt động canh tác nông nghiệp ở các nước nghèo. Các phép đo gần đây đã chỉ ra rằng, hàm lượng CO2 đã vượt quá 380 ppm. Và như vậy, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng từ 1,4-5,8oC vào 2100, vượt xa ngưỡng cảnh báo, là hoàn toàn có thể - Trong bài toán về an ninh lương thực trách nhiệm không chỉ của riêng ai. Những nước như Mỹ, cộng đồng châu Âu phải đi tiên phong và tích cực tham gia các thỏa ước quốc tế trong cuộc chiến chống lại sự thay đổi khí hậu. Tuy thuộc “top” những nước sản xuất gạo nhưng chính Mỹ cũng đang khốn đốn trong bối cảnh lương thực ngày càng trở nên khan hiếm - Đã đến lúc các quốc gia phải cùng ngồi với nhau để sẻ chia trách nhiệm, cùng nhau đưa ra một lộ trình phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên những quy định và chế tài bắt buộc để hạn chế, đối phó và thích nghi với những biến đổi khí hậu. Và bên cạnh việc thực thi các thỏa ước chung buộc các nước phải cam kết giảm thiểu khí nhà kính, thì các nước phát triển nên chuyển giao công nghệ để giúp những nước nghèo được trang bị những công cụ canh tác tối thiểu để đối phó trong mọi tình huống diễn biến của thời tiết, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực toàn cầu. 3. Nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH - Để đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, cần tăng cường hơn nữa vai trò của chính quyền địa phương, các nhóm cộng đồng và xã hội dân sự trong việc phát triển, thực hiện và giám sát các biện pháp thích ứng với thay đổi khí hậu tăng ngân sách cho nông nghiệp để cải thiện hạ tầng cơ sở, tạo các nguồn vốn trong dịch vụ nông nghiệp cho các hộ tiểu nông. Nhất là xây dựng các mạng lưới quản lý rủi ro khí hậu an toàn trong việc thực hành nông nghiệp bền vững đảm bảo trọng tâm an ninh lương thực, hỗ trợ nền nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là chìa khóa thúc đẩy nông dân gia tăng an ninh lương thực. 4. Đào tạo nguồn nhân lực  IV. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VẤN ĐẾ CHỐNG BĐKH Ở VIỆT NAM - Dù là quốc gia tham gia Công ước quốc tế về vấn đề BĐKH rất sớm, là nước đã sớm ký Nghị định thư Kyoto, nhưng tại Việt Nam, biến đổi khí hậu lần đầu tiên được đăng đàn Quốc hội cách đây chưa lâu. Và nội dung biến đổi khí hậu vẫn còn mờ nhạt, chìm đi trong muôn ngàn vấn đề quốc kế dân sinh khác.  - Một trở lực chính sự thực rằng là sự hiểu biết của các quan chức y tế công cộng về những liên kết giữa sự thay đổi khí hậu và sức khoẻ vẫn còn thấp kém. Trong khi chưa từng có một nghiên cứu nào về đánh giá tác động sức khoẻ ở mức quốc gia nhằm đánh giá những tác động hiện nay và những tác động tiềm năng của sự thay đổi khí hậu làm ấm lên toàn cầu Giữa muôn vàn tác động mà BĐKH mang theo đó, chúng ta sẽ phải làm gì? Được biết, nhiều quốc gia trên thế giới có rất nhiều nguồn quỹ phục vụ cho các cơ chế làm sạch toàn cầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nước ngoài, hiện nay Việt Nam đang bị tụt lại so với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan trong việc tiếp cận các nguồn quỹ này. Việt Nam chưa dành đủ sự quan tâm cần thiết, chưa có kế hoạch tốt đối phó với vấn đề này. Do đó, chưa tận dụng được nguồn vốn toàn cầu sẵn có. “Các nước phát triển như Anh đã cung cấp một lượng tài chính rất lớn trong quỹ toàn cầu như cơ chế phát triển xanh. Những quỹ này Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận. Điều đáng thất vọng là Việt Nam chưa tận dụng được nhiều từ những nguồn quỹ như vậy. Để tiếp cận những nguồn vốn đó, Việt Nam cần có một kế hoạch tốt, một cam kết mạnh mẽ về khí hậu toàn cầu. Việt Nam chưa hề đưa ra một kế hoạch để có thể tiếp cận nguồn vốn, do đó chưa được nhận vốn. Các nhà tài trợ không thể đưa tiền khi không biết bạn sẽ dùng tiền đó như thế nào. Sau khi có một kế hoạch hành động tốt, các bạn có thể tiếp cận dễ dàng nguồn quỹ này đối phó với vấn đề BĐKH” V NHỮNG VIỆC CÁ NHÂN CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM NHẮM CHỐNG BĐKH Mỗi cá nhân có thể làm gì để giúp làm giảm các tác động không mong muốn lên sức khoẻ do khí hậu gây ra ? - A (Act now  !)Hãy hành động ngay từ bây giờ ! - B (Buy energy efficient appliances) - Hãy mua các thiết bị tạo năng lượng hiệu quả. Hãy tiến hành những lựa chọn có thông tin rõ ràng, nếu bạn sẽ dự kiến sẽ mua một máy giặt, máy điều hoà không khí, máy rửa chén bát hoặc nồi hấp, thì hãy mua thiết bị tiết kiệm năng lượng nhất mà bạn có khả năng chi trả. Chúng có thể hơi đắt hơn, nhưng trái lại chúng tiêu hao ít năng lượng. Thực sự cùng cách trên cũng là cách để mua sắm (procurement) các trang thiết bị văn phòng, như máy tính, máy photocopy và máy in. - C (calculate your personal carbon footprint) Hãy tính toán khí carbon do cá nhân phát ra và giảm sự thải khí gây ra hiệu ứng nhà kính - D (Debate) Thảo luận, bàn bạc và phát tán tờ rơi, các cuốn sách nhỏ, treo các áp phích về thay đổi khí hậu và các vấn đề sức khỏe môi trường. - E (enjoy) Hãy tận hưởng ánh sáng mặt trời ! Lắp đặt những tấm pin mặt trời trên mái nhà bạn. Sao lại không biến nhà hay văn phòng của bạn thành một trạm năng lượng sạch! Năng lượng mặt trời có khả năng làm mới và vô cùng phong phú ! - F (fridge) Tủ lạnh: Đừng để cửa tủ lạnh mở lâu hơn cần thiết; hãy làm lạnh các thực phẩm tươi đủ lạnh trước khi bỏ vào khoang lạnh hoặc không đông; chống băng đông tủ lạnh đều và giữ cho thiết bị đúng nhiệt độ như yêu cầu. Khi có thể, đừng đặt bếp nấu và tủ lạnh hoặc tủ đá đông gần nhau. - G (go green !) Nếu bạn mua một ôtô, hãy mua loại ô tô tiết kiệm năng lượng, loại ô tô thân thiện với môi trường. Điều này sẽ tiết kiệm tiền bạc của bạn và ít CO2 thải vào khí quyển. Hãy chắc rằng các lốp xe của bạn bơm căng vừa đủ - điều này có thể tiết kiệm cho bạn 5% chi phí xăng. Dùng xe chung trong các cuộc du ngoại với các đồng nghiệp hoặc bạn bè của mình. Hãy dùng các phương tiện giao thông công cọng, như tàu điện ngầm, tàu hoả cho các cuộc đi dài ngày. Đối với các đoạn đường ngắn hoặc đi mua sắm, hãy đi bộ hoặc dùng xe đạp. Điều này làm cho thân hình bạn cân đối và tươi trẻ. - H (half your emissions) Hãy giảm 1/2 lượng khí thải của bạn dùng ổn nhiệt điều hoà không khí của bạn ở nhiệt 50C vào mùa hè. Hầu như 1/2 năng lượng chúng ta dùng ở nhà để làm mát môi trường trong nhà. Bảo trì đều đặn bộ lọc của máy điều hoà không khí sạch. Làm sạch bộ lọc không khí bạn có thể giảm đi nhiều pounds CO2 /năm. - I (involve your family, friends, children and neighbors !) Cùng tham gia với gia đình, bạn bè, trẻ em và người hàng xóm - J (join an environmental group) Tham gia một nhóm bảo vệ môi trường. Tìm ra những nhóm hành động nào đang tiến hành xung quanh địa phương hoặc khu vực bạn ở; nếu không có nhóm nào, hãy bắt đầu xây dựng nhóm bảo vệ môi trường ! - K (kick start an environmental campaign in your neighborhood) Hãy phát động một chiến dịch môi trường trong khu vực lân cận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiến Đổi Khí Hậu Ở Tỉnh Tiền Giang.doc