Qua kết quả phân tích động vật nổi tổng cộng thu được 34 loà i động
vật nổi ở cả bốn nhóm ngành: ngành Protozoa chiếm ưu thế nhất với 17
loài, Rotifera có 2 loài, bộ Cladocera có 1 loài và lớp phụ Copepoda có
14 loài. Mật độ cao nhất là ngành Protozoa ở đợt thu m ẫu thứ hai, thấp
nhất là hai nhóm ngành: Rotifera và Cladocera không tìm thấy trong
quá trình phân tích định lượng.
56 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4376 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biến động thành phần loài và số lượng động vật nổi trong khu vực nuôi tôm sú ( penaeus monodon) ở huyện Cầu Nganh, Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
du nước ngọt và 982
loài nước mặn ở ven bờ Huế trở vào.
Sau năm 1975 Trung Tâm Nghiên Cứu Cá Nước Ngọt Đình Bảng đã
phối hợp với trường Đại Học Cần Thơ điều tra thủy lý hóa và thủy sinh
vật trên sông Tiền, sông Hậu (1977-1980).
Đặng Ngọc Thanh, 1980 đã công bố các dẫn liệu về sinh khối động vật
nổi và động vật đáy ở khu vực Bắc Việt Nam. Qua đó nhận xét sinh
khối động vật nổi không cao, mặc dù chúng có số lượng cao. Ngược lại,
động vật đáy tuy số lượng không cao nhưng lại có sinh khối cao. Tuy
nhiên các nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Hữu Dũng (1974);
Shirota, Trần Định An (1966); Nguyễn Trọng Nho (1978-1980) đã chỉ
ra rằng đặc tính sinh học của động vật phù du là phát triển quanh năm
và có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, sức sinh sản lớn nên mặc dù sinh
khối không cao nhưng năng suất sinh học của chúng tại các thủy vực
tương đối cao.
Trần Văn Vĩ (1982) đã nghiên cứu đưa ra biện pháp bảo vệ đồng thời
phát triển thức ăn tự nhiên trong thủy vực (Trích dẫn bởi Hứa Văn Lạc,
1996).
Khi khảo sát các hệ sinh thái vùng cửa sông năm 1994, PGs.PTs Vũ
Trung Tạng đã công bố thành phần loài động vật nổi của sông không đa
dạng như thực vật nổi. Số lượng loài thường dao động 40 – 180 loài,
chủ yếu là những loài có nguồn gốc biển nhiệt đới, rộng muối, rộng
20
nhiệt. Một vài loài thuộc biển cận nhiệt đới xuất hiện trong một số cửa
sông phía Bắc. Sự phân bố động vật nổi liên quan chặt chẽ với sự dao
động của độ muối trong vùng. Đương nhiên, độ muối là yếu tố giới hạn
chủ yếu đối với sự xâm nhập của các loài vào vùng cửa sông, đồng thời
kiểm soát sự phát triển về số lượng và sinh lượng của chúng.
Từ sông ra biển, mật độ và sinh khối của động vật tăng lên, đạt cực đại
tại vùng lợ mặn, sau đó lại giảm khi di vào vùng biển ven bờ. Vùng đạt
cực đại về số lượng động vật nổi được quyết định bởi sự xuất hiện đồng
thời hai nhóm: nhóm nước lợ và nhóm từ biển xâm nhập vào. Đây cũng
là nơi biến đổi cuối cùng của nước ngọt thành nước biển, độ trong cao
hơn, sản phẩm quang hợp của thực vật nổi lớn (Vũ Trung Tạng1994).
Riêng khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ trong những năm gần
đây đã có nhiều nghiên cứu cơ bản về môi trường, thủy sinh vật quanh
khu vực đồng bằng sông Cửu Long qua đó đã xác định được thành phần
và số lượng thủy sinh vật tại các khu vực như: ven biển Kiên Giang, Cà
Mau…
Nghiên cứu cho thấy khi khảo sát thành phần giống loài ở vùng ven
biển ta thu được kết quả: thành phần loài chiếm ưu thế ở nước lợ mặn là
nhóm ngành Copepoda và Protozoa ngay cả về mật độ thì hai nhóm
ngành này cũng chiếm ưu thế hơn hẳn hai nhóm ngành còn lại là
Cladocera và Rotifera. Nghiên cứu của Trần Minh Phú và Nguyễn
Phước Tài (2002) khi khảo sát thành phần giống loài động vật nổi ở
vùng ven biển Hà Tiên cho thấy nhóm ngành Copepoda có 25 loài
chiếm 44.64% mật độ 23716 cá thể/m3, nhóm ngành Protozoa có 20 loài
chiếm 35.71% mật độ 17920 cá thể/m3, còn nhóm ngành Cladocera có 4
loài với mật độ 798 cá thể/m3 và nhóm ngành Rotifera có 7 loài, mật độ
4026 cá thể/m3 (Trần Minh Phú và Nguyễn Phước Tài,2002).
Khi khảo sát thành phần của các nhóm ngành động vật nổi ở một số
thủy vực tự nhiên thuộc hai tuyến kinh Ômôn – Xà no, Cần Thơ, Đinh
Văn Thanh (2000) đã công bố có 83 loài động vật nổi thuộc 4 nhóm
ngành chính bao gồm 39 loài Rotifera (41%), 21 loài Cladocera
(25.3%), 12 loài Copepoda (14.4%) và 11 loài Protozoa (13.25%).
Tác giả cũng nhận định thành phần loài động vật nổi trên sông biến
động lớn và có khuynh hướng tăng vào cuối mùa mưa. Ngoài ra, kết
quả cũng cho thấy số lượng động vật nổi chủ yếu từ hai nhóm Rotifera
21
và Cladocera thể hiện tính chất giàu chất hữu cơ của các thủy vực khảo
sát.
Khi khảo sát ảnh hưởng của động vật nổi ở ngư trường Sào Lưới, Cái
Nước-Cà Mau Hứa Văn Lạc (1996) đã công bố kết quả như sau: nhóm
ngành Copepoda có 28 loài chiếm 75.7% Protozoa có 3 loài chiếm 8.1%
còn lại là ấu trùng của các động vật khác.Về mặt số lượng thì nghiên
cứu này cho thấy rằng số lượng của zooplankton ở sông không cao,
trung bình đạt 12151 ct/m3, trong đó nhóm Copepoda chiếm số lượng
cao nhất trung bình là 7917 ct/m3, đây là nhóm ngành chiếm ưu thế
trong thủy vực đạt từ 52-70% tổng số lượng zooplankton, trong đó có
các loài thường gặp như: Acartia clausi, Paracalanus crassirostris…
Tác giả nhận định đặc tính thành phần loài đa số do nhóm ngành
Copepoda quyết định, trong đó có bộ Calanoida có thành phần loài
phong phú hơn, đây là nhóm phân bố rộng và dinh dưỡng bằng tảo đặc
biệt là tảo khuê. (Hứa Văn Lạc,1996).
Tương tự một nghiên cứu khác về động vật nổi ở ngư trường 1.84 Ngọc
Hiển – Cà Mau của Trần Quốc Thới (1996) cũng cho kết quả tương tự
như nghiên cứu của Hứa Văn Lạc thành phần giống loài Copepoda
chiếm ưu thế nhất với 25 loài còn lại các nhóm ngành khác không đáng
kể, số lượng zooplankton từ khoảng 2.133-18.885 ct/m3 trong đó giáp
xác chân chèo cũng chiếm ưu thế. Về vị trí thu mẫu thì nghiên cứu này
thu mẫu ở ba điểm đầu, giữa và cuối của kênh cấp vào đầm nuôi tôm
quảng canh.
22
Chương 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1: Vật liệu nghiên cứu:
- Lưới phiêu sinh động vật 60 µm.
- Kính hiển vi.
- Lame, lamelle.
- Ống hút nhựa.
- Chai nhựa 110ml.
- Chai nhựa 1Lit.
- Chai nút mài trắng và chai nút mài nâu.
- Xô nhựa 10 Lit.
- Fomaline thương mại 38%.
- Nhiệt kế.
- Khúc xạ kế.
- Máy đo pH.
- Máy so màu quang phổ.
- Máy công phá Kjedahl.
- Các dụng phân tích trong phòng thí nghiệm thủy hóa.
23
3.2: Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1: Địa điểm
1- Tôm TC (450ha) ( xã Mỹ Long Nam)
2- Bán TC (200ha) ( xã Mỹ Long Nam)
3- Tôm-Lúa (300ha) (xã Hiệp Mỹ Đông)
Hình 2: Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại ba hệ thống nuôi tôm thuộc huyện Cầu
Ngang tỉnh Trà Vinh, bao gồm hệ thống nuôi tôm quảng canh cải tiến
(1), bán thâm canh (2) và thâm canh (3) được thể hiện qua Hình 2.
Trong phạm vi địa bàn nghiên cứu, mẫu được thu ở kênh dẫn nước và
được chia thành 3 điểm: điểm 1 là điểm đầu của kênh dẫn, điểm 2 là
điểm giữa của kênh dẫn và điểm thứ 3 là điểm cuối của kênh dẫn nước
cho toàn bộ hệ thống nuôi bao gồm: tôm lúa, bán thâm canh và thâm
canh.
12
3
24
3.2.1.1: Mô hình quảng canh cải tiến (Tôm lúa luân canh):
Địa bàn nghiên cứu mô hình tôm lúa ở ấp Hậu Bối xã Hiệp Mỹ Đông
huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.
Hình 3: Kênh dẫn mô hình nuôi tôm lúa luân canh
Diện tích của toàn bộ vùng nuôi này khoảng 300 hecta. Mật độ nuôi 5-
10 con/m2. Tôm được nuôi 2 vụ, vụ 1 từ tháng 2 – 6, vụ 2 từ tháng 6-10.
Lúa được canh tác luân canh với nuôi tôm trong khoảng tháng 7-8. Cỡ
giống post 12. Trong quá trình nuôi nguồn thức ăn cho tôm sú là thức
ăn viên (như: Tomboy, Greenfeed). Có xử lý ao đầu vụ nuôi, sử dụng
thuốc trong quá trình nuôi là rất ít. Tôm từ tháng 2 trở đi thay nước định
kỳ, mỗi tháng thay một lần. Nước thải từ ao nuôi tôm sau thu hoạch thải
trực tiếp ra sông. Sông đào được 7 năm nền đáy bùn là chủ yếu, hai bên
bờ sông có nhiều cây cối chủ yếu là bần và dừa nước, lưu tốc nước chảy
vừa, cường độ dao động triều thấp.
25
3..2.1.2: Mô hình nuôi tôm bán thâm canh:
Địa bàn nghiên cứu của mô hình nuôi bán thâm canh ở ấp 5 xã Mỹ
Long Nam huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.
Hình 4: Kênh dẫn mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh
Diện tích của toàn bộ vùng nuôi khoảng 200 hecta. Mật độ nuôi từ 18-
20 con/m2. Mùa vụ thả giống vào đầu tháng giêng và thu tôm vào tháng
6 dương lịch, năm thả 2 vụ với một vụ chính và một vụ phụ. Thức ăn
cho tôm thường dùng là: Yes, Turbo. Có bổ sung hến vào tháng thứ 3
của chu kỳ nuôi. Xử lý ao đầu vụ nuôi chủ yếu diệt giáp xác, diệt tạp.
Trong suốt quá trình nuôi không thay nước, đến cuối vụ thải trực tiếp ra
sông. Sông mới nạo vét lại 2 năm, nền đáy sỏi và cát, xung quanh hai
bên bờ trống trải không có cây cối, hai bên bờ bị sạt lở do nước chảy
nhanh, cường độ dao động triều cao, hàm lượng phù sa trên sông rất
cao.
26
3.2.1.3: Mô hình nuôi tôm thâm canh:
Địa bàn nghiên cứu của mô hình nuôi tôm thâm canh ở ấp 4 xã Mỹ
Long Nam huyên Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.
Hình 5: Kênh dẫn mô hình nuôi tôm sú thâm canh.
Diện tích của toàn bộ vùng nuôi khoảng 450 hecta. Mật độ thả nuôi
khoảng 20-25 con/m2. Mùa vụ nuôi từ tháng 2-3, thu tôm vào tháng 6-8
âm lịch, mỗi năm chỉ nuôi một vụ. Thức ăn cho tôm thường sử dụng là
Robert, Tomboy, CP Group. Xử lý ao đầu vụ nuôi sử dụng Chlorine
diệt giáp xác phơi và ủi đáy ao trước khi thả giống. Trong quá trình nuôi
có sử dụng men vi sinh cải tạo nền đáy và vôi bột định kỳ 4-5 ngày sử
dụng một lần. Trong suốt quá trình nuôi khép kín, không thay nước chỉ
cung cấp thêm nước ngọt và lấy nước từ sông lên xử lý. Thải nước trực
tiếp ra sông, sông đào 5 năm nền đáy bùn, mát nhờ nhiều cây cối xung
quanh hai bên bờ chủ yếu là bần, lưu tốc nước chảy chậm, cường độ dao
động triều thấp, hàm lượng vật chất hữu cơ cao do lá cây xung quanh và
chất thải của các hộ dân hai bên bờ.
27
3.2.2: Chu kỳ thu mẫu:
Mẫu được thu định kỳ mỗi tháng một lần và thu trong ba tháng.
3.2.3: Phương pháp thu mẫu:
Mẫu được thu định kỳ 1 tháng/lần tại ba điểm đầu, giữa và cuối của các
sông, kênh ở mỗi mô hình.
Thu mẫu vào buổi sáng từ khoảng 6 – 10 giờ.
3.2.3.1: Thu mẫu động vật thủy sinh:
Thu mẫu định tính:
Mẫu được thu bằng lưới phiêu sinh thực vật với kích thước mắt lưới là
60µm. Mẫu được thu ở 6 điểm 2 bên bờ và giữa kênh dẫn. Sau khi thu,
mẫu được cố định bằng fomaline thương mại ở nồng độ 4%.
Hình 6: Thu mẫu định tính
28
Thu mẫu định lượng: mục đích là xác định số lượng hoặc mật độ động
vật nổi có trong thủy vực khảo sát.
Hình 7: Thu mẫu định lượng
Sử dụng phương pháp thu lọc, dùng xô nhựa 10 Lít thu đều ở các điểm
khác nhau trong cùng thủy vực và cho lần lượt qua lưới lọc phiêu sinh
động vật có kích thước mắt lưới 60µm.
Mẫu sau khi thu được ta đem cố định bằng formol với nồng độ 4-6%.
3.2.3.2: Thu mẫu môi trường nước:
Thu các yếu tố thủy lý hóa: nhiệt độ, pH, độ mặn, DO, COD, TAN….
- Nhiệt độ: được đo bằng nhiệt kế, đọc kết quả trực tiếp tại hiện trường
thu mẫu, đặt nhiệt kế nghiêng 450 chìm trong nước, đọc kết quả khi
nhiệt kế còn đặt trong nước.
- pH: được đo bằng máy đo pH, đọc kết quả trực tiếp tại hiện trường
thu mẫu.
- Độ mặn: được đo bằng khúc xạ kế, đọc kết quả tại hiện trường thu
mẫu, dùng ống nhỏ giọt nhỏ một ít nước mặn lên gương của khúc xạ kế
và đọc kết quả.
- DO: được thu mẫu vào chai nút mài nâu 125 ml, đặt chai nút mài cách
mặt nước 30-40cm giữ nguyên nắp chai sau đó mở nắp cho nước vào
đầy chai, tránh không có bọt khí. Cố định bằng 1ml dung dịch MnSO4,
tiếp theo cho 1ml KI-NaOH lắc đều mẫu vừa cố định.
- COD: được thu vào chai nút mài trắng 125ml, thu giống như thu DO,
được cố định bằng 2ml H2SO4 4M, lắc đều mẫu sau khi cố định.
29
- NO2, NO3, TAN, TSS, TN, TP: được thu mẫu vào chai nhựa 1 lít, sau
đó được trữ lạnh đến khi phân tích xong.
3.3: Phương pháp phân tích:
3.3.1: Phân tích định tính:
Mẫu được quan sát dưới kính hiển vi và được định danh bằng các khóa
phân loại hiện đang sử dụng tại phòng thí nghiệm thủy sinh, Bộ môn
Thủy Sinh Học Ứng Dụng, Khoa Thủy Sản.
Trong quá trình định danh, tần suất xuất hiện của các giống loài cũng
được ghi nhận theo mức độ nhiều, vừa hay ít và được ký hiệu lần lượt là
+++, ++ hoặc +.
3.3.2: Phân tích định lượng:
Tùy theo mật độ của động vật nổi mà ta cô đặc mẫu thu được.
Mẫu động vật nổi được đếm bằng buồng đếm SedgewideRafter. Mẫu
được đếm 3 lần, mỗi lần 60 ô ngẫu nhiên, số lượng động vật nổi được
đếm theo nhóm ngành và xác định bằng công thức:
T x 1000 x Vcđ x 106
X(cá thể/m3) =
A x N x Vmt
Với:
T: số cá thể đếm được theo từng nhóm ngành.
A: diện tích một ô đếm (mm2).
N: số ô đếm.
Vmt: thể tích mẫu thu (Lít)
Vcđ: thể tích mẫu cô đặc (ml)
30
3.3.3: Phân tích các yếu tố môi trường:
Phân tích các yếu tố thủy hóa trong thí nghiệm quản lý chất lượng nước
của khoa Thủy Sản.
Hình 8: Phân tích các yếu tố môi trường trong phòng thí nghiệm.
Bảng 1: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường.
Chỉ tiêu Phương pháp phân tích
DO Phương pháp Winkler.
COD Phương pháp oxy hóa bằng KMnO4 trong môi
trường kiềm.
Amonium( NH4+ ) Phương pháp Indophenol Blue.
NO2- Phương pháp so màu quang phổ.
NO3- Phương pháp khử Cadmium.
TN, TP Phương pháp công phá Kjedahl.
TSS Phương pháp lọc áp suất.
31
3.4: Phương pháp xử lý kết quả:
Kết quả được xử lý bằng phần mềm Excel để tính giá trị trung bình và
độ lệch chuẩn, so sánh thống kê bằng phần mềm Statistica.
Ngoài ra còn sử dụng các bảng phụ lục liệt kê tất cả các kết quả đạt
được trong quá trình phân tích.
Bảng định tính: liệt kê tất cả các thành phần loài đã thu thập được trong
ba lần thu mẫu ở các mô hình nghiên cứu, qua bảng này ta có thể biết
được sự đa dạng cũng như sự biến động thành phần loài giữa các loài
trong cùng một mô hình nuôi và giữa các mô hình nuôi với nhau.
Bảng định lượng: kết quả phân tích định lượng sẽ cho ta bảng định
lượng cũng như kết quả định tính, bảng thể hiện số lượng của từng
nhóm sinh vật có trong từng thủy vực ở từng thời gian và từng thời kỳ
thu mẫu, sự biện động này là cơ sở để đánh giá đặc tính của thủy vực
khảo sát.
Các yếu tố môi trường cũng thể hiện thành bảng để nhận thấy những
điểm khác nhau cũng như giống nhau giữa các mô hình nuôi và giữa các
điểm thu mẫu trong cùng một mô hình nuôi với nhau. Kết quả phân tích
động vật nổi sẽ dựa trên kết quả môi trường để biện luận và diễn giải
cho từng điểm thu mẫu của từng mô hình nuôi cũng như giữa các mô
hình nuôi với nhau.
32
Chương 4:
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1: Sự biến động các yếu tố môi trường nước:
Kết quả khảo sát các yếu tố thủy lý qua ba đợt thu mẫu ở Bảng 2.
Bảng 2: Biến động các yếu tố thủy lý.
Nhìn chung các yếu tố thủy lý trung bình biến động qua ba đợt thu mẫu
là không cao, các yếu tố nhiệt độ, pH và độ mặn vẫn nằm trong khoảng
thích hợp với động vật thủy sản.
Hinh 9: Biến động nhiệt độ (0C) qua ba lần thu mẫu.
Nhiệt độ trung bình qua các lần thu mẫu vào khoảng 27-290C, sự biến
động nhiệt độ xảy ra ở đợt thu mẫu thứ nhất khoảng 22-260C sang lần
đợt thu mẫu thứ hai khoảng 29–320C và đợt thu mẫu thứ ba vào khoảng
29-310C, nhiệt độ giữa các mô hình thu mẫu chênh lệch không nhiều,
Mô hình
Nhiệt độ
pH
Độ mặn
TL1 27±3 7.9±0.2 11±4
TL2 28±3 7.9±0.1 11±3
TL3 28±4 7.9±0.1 11±3
BTC1 29±4 8.1±0.2 17±5
BTC2 29±3 8.1±0.1 17±6
BTC3 29±2 8.3±0.2 19±7
TC1 28±4 8.2±0.1 17±6
TC2 28±5 8.2±0.1 17±5
TC3 28±5 8.2±0.1 17±6
0
10
20
30
40
TL1 TL2 TL3 BTC1 BTC2 BTC3 TC1 TC2 TC3
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
33
nhiệt độ mô hình tôm lúa vào khoảng 21-310C, mô hình bán thâm canh
khoảng 25-320C và mô hình thâm canh vào khoảng 22-310C đã được
thể hiện ở Hinh 9. Sự biến động nhiệt độ giữa các đợt thu mẫu là do
điều kiện thời tiết giữa các đợt thu mẫu khác nhau, đợt thu mẫu thứ nhất
mức nước cao, trời nắng ít nên nhiệt độ thấp, đợt thu mẫu thứ hai ngay
lúc nước kém toàn vùng nuôi, mức nước thấp nên nhiệt độ tăng cao, đợt
ba tuy là mùa mưa nhưng mức nước thấp và có nắng nên nhiệt độ vẫn
còn cao.
Nhiệt độ trung bình qua các đợt thu mẫu thích hợp cho các loài thủy sản
và cũng là nhiệt độ để các nhóm ngành động vật nổi phát triển.
Hình 10: Biến động pH qua ba đợt thu mẫu.
Biến động pH giữa các thủy vực thu mẫu được trình bày ở Hình 10 kết
quả cho thấy pH không có sự biến động lớn giữa các mô hình nuôi (pH
= 7.8-8.4). Sự biến động pH này nằm trong khoảng thích hợp cho tôm
cá và các loài động vật nổi.
Qua kết quả nhận thấy rằng kết quả pH đợt ba thấp hơn hai đợt còn lại
là do thời gian thu mẫu đợt ba vào đầu mùa mưa pH nước có sự giảm
xuống.
Hình 11 Biến động độ mặn qua ba lần thu mẫu.
0
5
10
15
20
25
TL1 TL2 TL3 BTC1 BTC2 BTC3 TC1 TC2 TC3
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
7.4
7.6
7.8
8
8.2
8.4
8.6
TL1 TL2 TL3 BTC1 BTC2 BTC3 TC1 TC2 TC3
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
34
Độ mặn cao ở đợt thu mẫu thứ nhất và thứ hai, giảm ở đợt thu mẫu thứ
ba, độ mặn trong đợt thu mẫu thứ nhất vào khoảng 10-23%0 , Độ mặn
trong đợt thu mẫu thứ hai khoảng 14-23%0 sang đợt thu mẫu thứ ba đã
giảm xuống khoảng 7-12%0, về độ mặn giữa các mô hình thì mô hình
tôm lúa có độ mặn thấp nhất biến động trong khoảng 7-15%0, mô hình
bán thâm canh cao hơn trong khoảng 11-23%0 và mô hình thâm canh
biến động trong khoảng từ 11-21%0.
Độ mặn cao ở lần thu mẫu thứ nhất và thứ hai là do khu vực thu mẫu
đang bị hiện tượng nước mặn đi sâu vào vùng nội địa ngay lúc thu mẫu.
Đợt thu thứ ba độ mặn giảm là do mưa nhiều và không còn hiện tượng
nhiễm mặn như hai lần thu mẫu đầu.
Bảng 3a: Biến động các yếu tố thủy hóa:
Các yếu tố thủy hóa được trình bày trong Bảng 3a và 3b, kết quả cho
thấy các yếu tố thủy hóa dao động theo từng đợt thu mẫu, tuy nhiên các
yếu tố thủy hóa dao động ít qua các đợt thu mẫu và vẫn ở trong khoảng
thích hợp cho tôm cá. Qua kết quả môi trường nước nói lên mức độ
dinh dưỡng của các thủy vực thu mẫu thuộc loại dinh dưỡng trung bình,
hàm lượng Oxy hòa tan từ 4-6 mg/l là thích hợp cho tôm cá phù hợp với
các nghiên cứu trước đây.
Chỉ tiêu
Mô hình
DO COD NO2 NO3
TL1 4.03±0.8 7.47±3..3 0.01±0.01 0.22±0.33
TL2 4.59±1.2 5.73±1.29 0.02±0.02 0.23±0.29
TL3 4.12±1.65 7.33±2.41 0.03±0.02 0.21±0.25
BTC1 5.17±1.02 6.93±1.67 0.07±0.06 0.27±0.36
BTC2 5.39±1.14 6.67±1.22 0.12±0.14 0.28±0.3
BTC3 5.97±1.82 6.13±1.97 0.06±0.06 0.29±0.34
TC1 5.49±1.38 6.53±2.2 0.08±0.05 0.22±0.3
TC2 6.0±0.97 5.87±1.67 0.04±0.02 0.31±0.39
TC3 5.81±1.7 5.2±2.23 0.03±0.02 0.24±0.27
35
Bảng 3b: Biến động các yếu tố thủy hóa (tiếp theo).
Kết quả các chỉ tiêu COD, TN, TP, N-NO2-, N-NO3-, N-NH+4, phản ánh
lên mức độ dinh dưỡng trung bình của thủy vực thu mẫu, vì đây là thủy
vực sông, lưu tốc nước nhanh, phù sa nhiều nên hàm lượng dinh dưỡng
thấp.
Giữa các mô hình tôm lúa, bán thâm canh và thâm canh ta nhận thấy
không có sự khác biệt về các yếu tố thủy hóa trong khi đó thì mô hình
bna1 thâm canh và thâm canh không thay nước, thời điểm thu mẫu
không trùng với thời gian thu hoạch tôm. Nguyên nhân là do ba thủy
vực thu mẫu được bố trí xung quanh ba khu vực nuôi và thông với nhau
tạo nên một hình tứ giác( thấy rõ ở Hình 2) nên lượng nước được trao
đổi giữa ba thủy vực do đó sự biến động các yếu tố môi trường không
khác biệt giữa cả ba mô hình cũng như từng điểm thu mẫu của cả ba mô
hình khảo sát.
Hàm lượng TSS của mô hình tôm lúa nhìn chung thấp hơn hai mô hình
còn lại, tiếp theo là mô hình thâm canh và mô hình nuôi tôm bán thâm
canh có hàm lượng TSS cao nhất, mô hình tôm lúa lượng nước nhiều,
màu nước tương đối sạch, Mô hình bán thâm canh thì màu nước màu
nâu đỏ chủ yếu là do phù sa ở kênh dẫn rất cao, mô hình nuôi tôm thâm
canh màu nước là màu xanh chủ yếu do tảo phát triển vì kênh dẫn của
Chỉ tiêu
Mô hình
TAN TN TP TSS
TL1 0.26 ±0.16 1.77±1.51 0.37 ±01.5 106 ±22.9
TL2 0.12 ±0.07 2.28±2.39 0.22 ±0.11 90.5 ±16.8
TL3 0.09 ±0.03 1.58±0.73 0.28 ±0.11 110 ±48
BTC1 0.18 ±0.1 1.41±1.04 0.38 ±0.17 184 ±70.3
BTC2 0.11 ±0.12 1.52±1.14 0.41 ±0.16 299 ±169
BTC3 0.03 ±0.03 1.27±0.68 0.54 ±0.41 332 ±335
TC1 0.05 ±0.05 0.98±0.65 0.51 ±0.22 194 ±210
TC2 0.28 ±0.48 1.74±1.52 0.29 ±0.31 219 ±230
TC3 0.16 ±0.25 1.57±1.42 1 ±1.27 216 ±224
36
mô hình tương đối mát do cây cối xung quanh nên thích hợp cho các
loài tảo phát triển.
Sự biến động các yếu tố thủy hóa luôn luôn biến động theo từng thời
điểm khảo sát ở từng mô hình nghiên cứu với các điểm thu khác nhau,
các yếu tố này phản ánh đặc tính của từng thủy vực cụ thể là chịu sự tác
động của điều kiện tự nhiên cũng như nghề nuôi tôm sú.
4.2: Cấu trúc thành phần loài động vật nổi:
Kết quả định tính sau ba lần thu mẫu đã tìm được tổng cộng 34 loài
động vật nổi trong đó số lượng loài cao nhất là ngành Protozoa có 17
loài chiếm 50%, ngành Rotifera có 2 loài chiếm 6%, bộ Cladocera có 1
loài chiếm 3% là nhóm ngành động vật nổi có số loài thấp nhất và lớp
phụ Copepoda có 14 loài chiếm 41% được trình bày ở Hình 11. Chiếm
ưu thế hơn là hai nhóm ngành Copepoda và Protozoa, vì hai nhóm
ngành này thích hợp phát triển mạnh ở vùng cửa sông và ven biển, mà
địa bàn thu mẫu thuộc nước lợ nên hai nhóm ngành chiếm ưu thế hơn
ngành Rotifera và bộ Cladocera chủ yếu ở nước ngọt.
Hình 12: Thành phần phần trăm các nhóm ngành động vật nổi.
Các giống loài của ngành Protozoa thường gặp qua các đợt thu mẫu như
sau: Tintinnopsis lobiancoi, Tintinopsis parvula, Tintinnidium
semiciliatum, Tintinnopsis fimriata, Tintinnopsis uruquayensi
Tintinnopsis radix,…ngành Rotifera có hai loài đó là: Brachionus
plicatilis và Keratella hiemali, bộ Cladocera chỉ tìm được 1 loài duy
nhất đó là: Podon polyphemoides, lớp phụ Copepoda chủ yếu tập trung
ở các giống loài như sau: Acartia clausi, Nauplius, Microsetella
norvegica, Paracalanus parvu,….
50%
6%3%
41%
Protozoa
Rotifera
Cladocera
Copepoda
37
Bảng 4: Kết quả số lượng loài động vật nổi qua ba lần thu mẫu.
Mô hình
Nhóm ngành
Tôm lúa
(số loài)
Bán thâm
canh (số loài)
Thâm canh
(số loài)
Đợt 1 2 4.67±2.08 4.33±0.58
Đợt 2 5±1.0 6.33±1.15 5.67±1.53
Protozoa
Đợt 3 3±1.0 4.33±0.58 5
Đợt 1 0.67±0.58 0.33±0.58 0.33±0.58
Đợt 2 0.33±0.58 0 0
Rotifera
Đợt 3 0 0 0
Đợt 1 0.33±0.58 0 0
Đợt 2 0 0 0
Cladocera
Đợt 3 0 0 0
Đợt 1 4.33±1.53 3.33±1.53 4.33±0.58
Đợt 2 4±1.0 3.33±0.58 4.67±0.58
Copepoda
Đợt 3 4 4.33±0.58 5.33±0.58
Tổng 23.66±1.97 26.65±2.83 29.66±2.55
Qua ba lần thu mẫu cho thấy thành phần loài động vật nổi ở mô hình
nuôi tôm thâm canh nhiều nhất trong ba mô hình nghiên cứu và mô hình
tôm lúa có thành phần loài thấp nhất được trình bày ở Bảng 4. Hầu hết ở
ba mô hình khảo sát chiếm số lượng loài nhiều hơn đó là ngành
Protozoa và lớp phụ Copepoda xuất hiện trong tất cả các đợt thu mẫu và
tất cả các điểm thu. Hai nhóm ngành Rotifera và Cladocera chỉ tìm được
một vài loài ở môt vài điểm thu mẫu, ngành Protozoa tìm được cao nhất
là 7 loài ở mô hình bán thâm canh trong đợt thu thứ hai, thấp nhất là 2
loài ở điểm thu tôm lúa ở trong đợt thu thứ nhất và thứ ba, nhóm ngành
này nhóm Copepoda tìm được thấp nhất là 2 loài trong đợt thu thứ nhất
ở mô hình bán thâm canh và cao nhất là 6 loài trong các đợt thu mẫu thứ
nhất và thứ ba ở mô hình tôm lúa và bán thâm canh.
38
4.2.1: Mô hình tôm lúa luân canh:
(*Tổng số loài được tính dựa trên tất cả số loài thu được ở ba điểm thu mẫu).
Hình 13: Thành phần và số lượng loài động vật nổi ở mô hình tôm lúa
qua 3 đợt thu mẫu.
Tổng số loài động vật nổi được thể hiện ở Hình 13 cho thấy tổng số loài
ở đợt thu mẫu thứ hai là cao nhất trong ba lần thu mẫu và thấp nhất là
đợt thu mẫu thứ ba. Có sự chuyển biến về số loài ở đợt thu mẫu thứ hai
đã giảm xuống ở đợt thu mẫu thứ ba, hiện tượng này là do trong đợt thu
mẫu thứ hai thu vào đợt nước kém, mức nước ở sông thấp, dòng chảy
nhẹ, thích hợp cho các loài động vật nổi phát triển sang lần thu mẫu thứ
ba là đầu mùa mưa nên giống loài động vật nổi giảm về số lượng.
Nhóm ngành Protozoa luôn là nhóm ngành chiếm ưu thề loài cao hơn
các nhóm ngành khác, tiếp theo là nhóm ngành Copepoda hai nhóm
ngành chủ yếu ở thủy vực nước lợ mặn.
Mô hình tôm lúa đợt thu mẫu thứ nhất ngành Protozoa có 5 loài, đợt thu
thứ hai tăng lên 8 loài và đợt thu thứ ba giảm xuống còn 5 loài ngang
bằng với đợt thu mẫu thứ nhất, các giống loài thường gặp trong quá
trình thu mẫu thuộc nhóm Protozoa ở mô hình tôm lúa gồm:
Tintinnopsis lobiancoi, Tintinnopsis parvula, Tintinnidium
semiciliatum…,ngành Rotifera trong đợt thu mẫu thứ nhất có 1 loài ở
điểm thu tôm lúa 1 và tôm lúa 3 , đợt thu mẫu thứ hai cũng có 1 loài ở
điểm tôm lúa 1 và đợt thu mẫu thứ ba không ghi nhận loài nào xuất
hiện, loài ghi nhận được trong quá trình thu mẫu là Brachionus
plicatilis, bộ Cladocera chỉ thu được 1 loài ở điểm thu tôm lúa 1 trong
đợt thu mẫu thứ nhất, hai đợt thu còn lại không thấy sự xuất hiện của
nhóm này, loài thu được là Podon polyphemoides. Lớp phụ Copepoda
thu được cao nhất trong đợt thu mẫu thứ nhất với 7 loài sau đó giảm
0
5
10
15
20
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
số
lo
à i
Protozoa
Rotifera
Cladocera
Copepoda
Tổng
39
xuống 6 loài trong đợt thu thứ hai và 4 loài trong đợt thu thứ ba xuất
hiện ở tất cả các điểm thu mẫu, các giống loài Copepoda như: Acartia
Clausi, ấu trùng Nauplius, Microsetella norvegica, Oithona simplex,…
Bảng 5: So sánh khác biệt giữa các nhóm ngành động vật nổi qua ba đợt
thu mẫu của mô hình tôm lúa.
*Các chữ trong cùng một cột giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Khi so sánh sự khác nhau về số lượng loài thì ngành Protozoa có sự
khác biệt giữa các đợt thu mẫu cụ thể là đợt thu mẫu thứ 2 số loài của
nhóm này khác biệt với hai đợt còn lại từ 2 loài trong đợt 1 đã tăng lên
khoảng 5 loài trong đợt 2 , còn các nhóm ngành khác như: Copepoda,
Cladocera và Rotifera cũng có sự khác biệt nhưng sự khác biệt này là
chưa đủ lớn nên:không có ý nghĩa thống kê.
4.2.2: Mô hình bán thâm canh
(*Tổng số loài được tính dựa trên tất cả số loài thu được ở ba điểm thu mẫu).
Hình 14: Thành phần và số lượng loài động vật nổi ở mô hình bán thâm
canh qua 3 đợt thu mẫu.
Tổng số loài ở đợt thu mẫu thứ nhất là cao nhất sau đó giảm xuống ở
đợt thu mẫu thứ hai và thấp nhất ở đợt thu mẫu thứ ba. Ở đợt thu mẫu
thứ hai cũng là đợt nước kém nhưng lưu tốc nước rất nhanh, phù sa
Đợt thu
mẫu
Protozoa
( số loài)
Rotifera
( số loài)
Cladocera
( số loài)
Copepoda
( số loài)
Tổng
( số loài)
Đợt 1 2.0±0a 0.67±0.58a 0.33±0.58a 4.33±1.53a 7.33±2.51a
Đợt 2 5.00±1.0b 0.33±0.58a 0.00±0a 4.00±1.0a 8.33±3.52a
Đợt 3 3.00±1.0a 0.00±0a 0.00±0 a 4.00±0a 9.0±1a
0
5
10
15
20
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
số
lo
ài
Protozoa
Rotifera
Cladocera
Copepoda
Tổng
40
nhiều, không có cây cối xung quanh nên các loài động vật nổi kém phát
triển hơn đợt thu mẫu thứ nhất trời nắng ít, dòng chảy vừa.
Ở mô hình nuôi tôm bán thâm canh thì sự biến động số lượng loài diễn
ra ở hai nhóm ngành Protozoa và Copepoda, nhóm ngành Protozoa thu
được 9 loài trong đợt thu mẫu thứ nhất và thứ hai và giảm còn 7 loài
trong đợt thu mẫu thứ ba, giống loài chủ yếu ở mô hình bán thâm canh
là: Tintinnopsis parvula, Tintinnopsis lobiancoi, Tintinnopsis
uruquayensis, Tintinnopsis fimbriata,… nhóm ngành Rotifera xuất hiện
trong đợt thu mẫu thứ nhất với một loài ở điểm thu bán thâm canh 2
giống loài Rotifera này là: Keratella hiemalis, không có sự xuất hiện
của nhóm ngành Cladocera ở mô hình nuôi tôm bán thâm canh trong ba
đợt thu mẫu cũng như ở các điểm thu mẫu. Lớp phụ Copepoda có 5 loài
trong đợt thu mẫu thứ nhất, 4 loài trong đợt thu mẫu thứ hai và 5 loài
trong đợt thu mẫu thứ ba, các giống loài chủ yếu xuất hiện trong mô
hình này là: Paracalanus Parvu, ấu trùng Nauplius, Microsetella
norvegica, Acartia Clausi, Oithona simplex,… được thể hiện ở Hình 14.
Bảng 6: So sánh khác biệt giữa các nhóm ngành động vật nổi qua ba đợt
thu mẫu của mô hình nuôi tôm bán thâm canh.
Đợt thu
mẫu
Protozoa
( số loài)
Rotifera
( số loài)
Cladocera
( số loài)
Copepoda
( số loài)
Tổng
( số loài)
Đợt 1 4.67±2.58a 0.33±0.58a 0.0±0a 3.33±1.53a 9.33±0.58a
Đợt 2 6.33±1.15a 0.00±0a 0.00±0a 3.33±0.58a 9.67±0.58a
Đợt 3 4.33±0.58a 0.00±0a 0.00±0a 4.33±0.58a 10.33±1.53a
*Các chữ trong cùng một cột giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Sự biến động số lượng loài của các nhóm ngành động vật nổi ở mô hình
nuôi tôm bán thâm canh không đủ tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê. sự biến động này vẫn còn thấp nên chưa tạo được sự khác biệt về số
lượng loài giữa các nhóm ngành động vật thủy sinh.
41
4.2.3: Mô hình thâm canh:
(*Tổng số loài được tính dựa trên tất cả số loài thu được ở ba điểm thu mẫu).
Hình 15: Thành phần và số lượng loài động vật nổi ở mô hình thâm
canh qua 3 đợt thu mẫu.
Tổng số loài động vật nổi ở mô hình nuôi tôm thâm canh cao nhất ở đợt
thu mẫu thứ hai và thấp nhất ở đợt thu mẫu thứ ba. Vào thời điểm đợt
thu mẫu thứ hai nhiều hộ nuôi tôm bị thiệt hại (khoảng 5%), thải nước
ra môi trường bên ngoài làm cho động vật nổi phát triển, đợt thu mẫu
thứ ba là đầu mùa mưa nên số lượng loài động vật nổi giảm.
Ở mô hình nuôi tôm thâm canh cũng tương tự như mô hình nuôi tôm
lúa, các giống loài động vật nổi có sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng
loài ở đợt thu mẫu thứ hai, nhóm Protozoa từ 5 loài trong đợt thu 1 đã
tăng lên 9 loài trong đợt thu mẫu thứ 2 và giảm xuống còn 6 loài trong
đợt thu thứ 3, các giống loài chủ yếu là: Tintinnopsis lobiancoi,
Tintinnopsis parvula, Tintinnidium semiciliatum, Tintinnopsi
fimbriata,… nhóm ngành Rotifera xuất hiện trong đợt thu mẫu thứ nhất
với một loài ở điểm thu thâm canh 1, giống loài Rotifera này là:
Brachionus plicatilis, không có sự xuất hiện của nhóm ngành Cladocera
ở mô hình nuôi tôm thâm canh trong ba đợt thu mẫu cũng như ở các
điểm thu mẫu. Nhóm ngành Copepoda dao động ít về số lượng loài,
trong đợt thu mẫu thứ nhất có 6 loài, đợt thu mẫu thứ hai và thứ ba có 5
loài, đây là nhóm ngành ổn định nhất trong tất cả các nhóm ngành động
vật nổi ở mô hình nuôi tôm thâm canh, các giống loài chủ yếu ở mô
hình này là: Acartia Clausi, Paracalanus Parvu, Nauplius, Microsetella
norvegica, Oithona simplex,...
0
5
10
15
20
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
số
lo
à i
Protozoa
Rotifera
Cladocera
Copepoda
Tổng
42
Bảng 7: So sánh khác biệt giữa các nhóm ngành động vật nổi qua ba đợt
thu mẫu của mô hình thâm canh.
Đợt thu
mẫu
Protozoa
( số loài)
Rotifera
( số loài)
Cladocera
( số loài)
Copepoda
( số loài)
Tổng
( số loài)
Đợt 1 4.33±0.58a 0.33±0.58a 0.00±0a 4.33±0.58a 7.0±1a
Đợt 2 5.67±1.53a 0.00±0a 0.00±0a 4.67±0.58a 8.67±0.58b
Đợt 3 5.00±0a 0.00±0a 0.00±0a 5.00±0.58a 10.33±0.58c
*Các chữ trong cùng một cột giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Ở mô hình này sự dao động số lượng loài diễn ra mạnh trên toàn mô
hình khảo sát nhưng đối với từng điểm thu mẫu thì sự dao động đó vẫn
chưa tạo nên sự khác biệt về số lượng loài giữa các điểm thu mẫu qua 3
đợt thu mẫu, khi so sánh sự khác biệt giữa các giống loài qua ba đợt thu
mẫu cho ta kết quả là không có sự khác biệt ở mức 5%. Điều này nói
lên sự ổn định về thành phần loài của thủy vực quanh khu vực nuôi tôm
sú thâm canh.
Khi so sánh sự khác biệt về số lượng loài của các nhóm ngành động vật
nổi giữa các đợt thu mẫu ta thu được kết quả như sau:
Bảng 8: So sánh sự khác biệt về số lượng loài động vật nổi trong đợt thu
mẫu thứ 1.
Mô hình Protozoa
( số loài)
Rotifera
( số loài)
Cladocera
( số loài)
Copepoda
( số loài)
Tổng
( số loài)
Tôm lúa 2.0±0ac 0.67±0.58a 0.33±0.58a 4.33±1.53a 7.33±2.52a
Bán thâm
canh
4.67±2.58bc 0.33±0.58a 0.00±0a 3.33±1.53a 9.33±0.58a
Thâm
canh
4.33±0.58abc 0.33±0.58a 0.00±0a 4.33±0.58a 7.0±1a
*Các chữ trong cùng một cột giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Qua bảng ta thấy số loài nhóm ngành Copepoda, Cladocera và Rotifera
không có sự khác biệt ở các mô hình thu mẫu chỉ có nhóm ngành
Protozoa là có sự khác biệt giữa mô hình tôm lúa và mô hình bán thâm
canh, mô hình thâm canh cũng khác biệt so với mô hình thâm canh
nhưng chưa có ý nghĩa, điều này cho thấy qua lần thu mẫu thứ nhất ta
43
thấy được sự đa dạng của nhóm ngành Protozoa ở mô hình thâm canh
và bán thâm canh hơn mô hình nuôi tôm lúa.
Bảng 9:So sánh sự khác biệt về số lượng loài động vật nổi trong đợt thu
mẫu thứ 2.
Mô hình Protozoa
( số loài)
Rotifera
( số loài)
Cladocera
( số loài)
Copepoda
( số loài)
Tổng
( số loài)
Tôm lúa 5.00±1.0a 0.33±0.58a 0.00±0a 4.0±1.0abc 8.33±3.52a
Bán thâm
canh
6.33±1.15a 0.00±0a 0.00±0a 3.33±0.58ab 9.67±0.58a
Thâm canh 5.67±1.53a 0.00±0a 0.00±0a 4.67±0.58ac 8.67±0.58a
*Các chữ trong cùng một cột giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Ở lần thu mẫu thứ hai thì các nhóm ngành khác thì sự khác biệt số
lượng loái không lớn chỉ có nhóm ngành Copepoda là có sự khác biệt
lớn giữa các mô hình, căn cứ vào mật độ của các nhóm ngành động vật
nổi ta có thể nhân biết được nhóm ngành Protozoa đang chiếm ưu thế
trong đợt thu mẫu này, mặc dù số lượng loài cao nhưng dao động ít giữa
các mô hình, còn nhóm ngành Copepoda thì dao động lớn hơn đủ tạo sự
khác biệt.
Bảng 10: So sánh sự khác biệt về số lượng loài động vật nổi trong đợt
thu mẫu thứ 3.
*Các chữ trong cùng một cột giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Ở lần thu mẫu thứ 3 thì khác biệt diễn ra ở cả hai nhóm ngành chính đó
là Copepoda và Protozoa, nhóm ngành Protozoa khác biệt lớn nhất là
mô hình tôm lúa với các mô hình còn lại, còn lớp phụ Copepoda thì
khác biệt của mô hình thâm canh với các mô hình còn lại là lớn nhất.
Mô hình Protozoa
( số loài)
Rotifera
( số loài)
Cladocera
( số loài)
Copepoda
( số loài)
Tổng
( số loài)
Tôm lúa 3.0±1.0a 0.0±0a 0.0±0 a 4.00±0abd 9.33±1a
Bán thâm
canh
4.33±0.58b 0.0±0a 0.0±0a 4.33±0.58abd 10.33±1.53a
Thâm canh 5.0±0b 0.0±0a 0.0±0a 5.0±0.58cd 10.33±0.58a
44
Nhìn chung về thành phần loài của các nhóm ngành động vật nổi qua ba
đợt thu mẫu nhóm ngành Protozoa và Copepoda biến động mạnh hơn
các nhóm ngành khác. Sau khi so sánh tương quan về số lượng loài
động vật nổi giữa các mô hình cũng như trong cùng một mô hình ở các
điểm thu mẫu khác nhau nhận thấy rằng nhóm ngành Copepoda và
Rotozoa luôn là hai nhóm ngành chủ chốt trong các thủy vực thu mẫu ở
từng thời điểm, sự biến động của chúng tùy thuộc vào điều kiện môi
trường cụ thể từng đợt thu mẫu và phụ thuộc vào đặc tính của môi
trường. Qua đó phản ánh được môi trường xung quanh khu vực nuôi
tôm sú luôn chịu tác động bởi nghề nuôi dù bất cứ ở loại hình nuôi nào
cũng có ảnh hưởng ít hay nhiều.
4.3: Mật độ các nhóm ngành động vật nổi:
4.3.1: Mô hình tôm lúa luân canh:
Bảng 11: Biến động mật độ giữa các nhóm ngành động vật nổi của mô
hình tôm lúa qua 3 đợt thu mẫu.
Protozoa Copepoda Nauplius
Tổng
Nhóm ngành
( ct/m3) ( ct/m3) ( ct/m3)
( ct/m3)
Đợt thu mẫu
Điểm
thu
Mật
độ
% Mật
độ
% Mật
độ
% Mật
Độ
%
Đầu 3.750 17 10.000 44 8.750 39 22.500 100
Giữa 20.740 31 18.148 27 28.518 42 67.406 100 1
Cuối 12.500 32 9.722 25 16.667 43 38.889 100
Đầu 229.629 81 5.555 2 48.611 17 283.795 100
Giữa 1.193.333 93 17.778 1 71.111 6 1.282.222 100 2
Cuối 1.177.037 94 12.963 1 62.222 5 1.252.222 100
Đầu 4.444 10 7.407 17 31.111 72 42.962 100
Giữa 6.852 10 19.185 27 43.852 63 69.889 100 3
Cuối 7.111 9 19.555 24 55.111 67 81.777 100
Mật độ các nhóm ngành động vật nổi ở điểm đầu, giữa và cuối kênh dẫn
đều có chung một quy luật là tăng cao ở đợt thu mẫu thứ hai và giảm
mạnh ở đợt thu mẫu thứ ba do điều kiện môi trường đợt thu mẫu thứ hai
thích hợp để các giống loài động vật nổi phát triển về số lượng loài và
45
mật độ, nhưng đợt ba giảm hẳn đi là do thời điểm thu mẫu đầu mùa
mưa.
Về so sánh giữa các điểm thu mẫu thì điểm đầu kênh dẫn có mật độ
thấp hơn là điểm giữa và điểm cuối của kênh dẫn ở mô hình này là do
điểm đầu là điểm tiếp giáp với sông lớn nên cường độ nước chảy nhanh
cũng như biến động các yếu tố môi trường mạnh hơn điểm giữa và cuối
của kênh dẫn làm cho các loài động vật nổi cũng ít đi về mật độ.
Các giống loài động vật nổi chịu sự ảnh hưởng của môi trường đặc biệt
là tác động của việc nuôi tôm, cụ thể ở đợt thu mẫu thứ nhất các giống
loài động vật nổi phát triển với số loài và mật độ không cao do tôm thả
đã được 2-3 tháng, môi trường dinh dưỡng thấp, đợt thu mẫu thứ hai số
loài và mật dộ tăng lên cao là do ảnh hưởng của việc nuôi tôm bị tổn
thất khoảng 20%, nước thải trực tiếp ra kênh dẫn nên hàm lượng dinh
dưỡng cao, nên các nhóm động vật nổi phát triển, đợt thu mẫu thứ ba là
lúc đầu mùa mưa nên mật độ và số loài đã giảm hằn.
4.3.2: Mô hình bán thâm canh:
Bảng 12: Biến động mật độ giữa các nhóm ngành động vật nổi của mô
hình bán thâm canh qua 3 đợt thu mẫu.
Về mật độ của các nhóm ngành động vật nổi ở mô hình nuôi tôm bán
thâm canh sau ba đợt thu mẫu được thể hiện ở Bảng 12 như sau: nhóm
Protozoa Copepoda Nauplius Tổng Nhóm
Ngành
( ct/m3) ( ct/m3) ( ct/m3)
( ct/m3)
Đợt
thu
mẫu
Điểm
thu
Mật
độ
% Mật
độ
% Mật
độ
% Mật
độ
%
Đầu 1.583 4 18333 44 21389 52 41305 100
Giữa 81852 73 19259 17 10833 10 111944 100 1
Cuối 55556 56 13889 14 30093 30 99538 100
Đầu 329629 88 14815 4 29629 8 374073 100
Giữa 232963 81 34630 12 18889 7 286482 100 2
Cuối 400000 84 53333 11 23703 5 477036 100
Đầu 7407 13 14815 27 33333 60 55555 100
Giữa 8889 13 17778 25 44444 63 71111 100 3
Cuối 13333 15 24444 27 53232 59 91009 100
46
Protozoa có sự chuyển biến mạnh mẽ đặc biệt trong đợt thu mẫu thứ 2
và giảm trở lại trong đợt thu mẫu thứ 3, mật độ trong khoảng 1583 -
400000 (ct/m3) . Lớp Copepoda đã có sự gia tăng về mật độ từ đợt thu
1 đến đợt thu thứ 3 nhưng sự biến động diễn ra thấp, mật độ vào khoảng
13889 -53333 (ct/m3), mật độ ấu trùng Nauplius biến động cũng giống
như nhóm Copepoda, mật độ Nauplius thấp nhất vào khoảng 10833
(ct/m3) trong đợt thu mẫu thứ nhất ở điểm thu bán thâm canh 2, cao nhất
vào khoảng 53333 (ct/m3) trong đợt thu mẫu thứ 3 ở điểm thu bán thâm
canh 3.
Cũng giống như mô hình tôm lúa các điểm đầu, giữa và cuối của kênh
dẫn mô hình bán thâm canh cũng có khuynh hướng tăng cao ở đợt thu
mẫu thứ hai và giảm mạnh trong đợt thu mẫu thứ ba. Mặc dù số lượng
loài có giảm ở đợt thu mẫu thứ hai (được trình bày trong mục 4.2.2)
nhưng mật độ lại tăng cao trong đợt thu mẫu thứ hai là do bị ảnh hưởng
từ các vùng nuôi khác nên tuy số loài không tăng nhưng mật độ thì tăng
lên rõ rệt.
Giữa các điểm thu mẫu qua ba đợt thì có sự khác biệt theo từng đợt,
khác biệt nhất là ngành Protozoa, đợt thứ nhất điểm đầu kênh dẫn có
mật độ thấp hơn điểm giữa và cuối kênh dẫn, đợt thu mẫu thứ hai mật
độ tăng đều ở cả ba điểm thu mẫu và đợt thứ ba điểm cuối kênh dẫn có
mật độ cao hơn hai điểm còn lại, lớp phụ Copepoda thì ít biến động
giữa các điểm theo từng đợt.
Tuy ở lần thu mẫu thứ hai các hộ nuôi tôm bán thâm canh nuôi tôm rất
thành công không bị thất thoát nhưng mật độ động vật nổi vẫn tăng cao
là do chu kỳ nước lúc thu mẫu đợt hai là lúc nước kém và lượng nước
được trao đổi với các kênh dẫn của mô hình tôm lúa và bán thâm canh
nên hàm lượng dinh dưỡng tăng cao nên tuy không tăng thêm số loài
nhưng mật độ thì cải thiện, tăng lên rõ rệt.
47
4.3.3: Mô hình thâm canh:
Bảng 13: Biến động mật độ giữa các nhóm ngành động vật nổi của mô
hình thâm canh qua 3 đợt thu mẫu.
Nhóm Protozoa Copepoda Nauplius Tổng
Ngành
( ct/m3) ( ct/m3) ( ct/m3)
( ct/m3)
Đợt
thu
mẫu
Điểm
thu
Mật
độ
% Mật
độ
% Mật
độ
% Mật
Độ
%
Đầu 50926 59 7639 9 28009 32 86574 100
Giữa 63148 59 20093 19 25463 23 108704 100
1
Cuối 50000 70 14593 21 6250 9 70843 100
Đầu 834259 94 15741 2 34629 4 884629 100
Giữa 444444 86 38518 7 35555 7 518517 100
2
Cuối 737778 85 44444 5 91852 11 874074 101
Đầu 103703 67 15555 10 36296 23 155554 100
Giữa 122222 69 20000 11 35555 20 177777 100
3
Cuối 91667 62 24444 17 32593 22 148704 100
Mô hình nuôi tôm thâm canh thì cũng giống như hai mô hình tôm lúa
và bán thâm canh lớp phụ Copepoda ít dao động hơn là ngành Protozoa,
ngành Protozoa cũng có khuynh hướng tăng số lượng loài ở lần thu mẫu
thứ hai mật độ của nhóm này trong khoảng từ 50000 – 834259 (ct/m3).
Nhóm Copepoda dao động thấp, trong khoảng từ 7.639 – 44444 (ct/m3),
mật độ nhóm Nauplius ở mô hình này cũng biến động thấp, trong
khoảng 6250 – 91852 (ct/m3) đã được trình bày ở Bảng 13.
Ở mô hình này cũng giống như hai mô hình còn lại các điểm đầu, giữa
và cuối kênh dẫn qua ba đợt thu mẫu cũng có chiều hướng tăng mạnh ở
đợt thu mẫu thứ hai và giảm trở lại ở đợt thu mẫu thứ ba. Nguyên nhân
là do ở đợt thu mẫu thứ nhất thì tôm đã thả giống khoảng 2-3 tháng nên
hàm lượng dinh dưỡng chưa cao, mật độ động vật nổi còn thấp, đợt thu
mẫu thứ hai thì do nước kém và nước thải của các hộ nuôi tôm (thất
thoát khoảng 5% diện tích toàn vùng) làm cho hàm lượng dinh dưỡng
cao nên các nhóm ngành động vật nổi phát triển, đợt thu mẫu thứ ba là
đầu mùa mưa nên mật độ có phần giảm xuống.
48
Giữa các điểm thu mẫu thì sự biến động thành phần loài diễn ra thấp
theo từng đợt thu mẫu, mật độ động vật nổi giữa ba điểm đầu giữa và
cuối kênh dẫn chênh lệch không nhiều là do đặc điểm của kênh dẫn này
có lưu tốc nước chậm, mát mẻ do có cây cối xung quanh nên các giống
loài động vật nổi phát triển đều ở cả ba điểm thu mẫu.
Về giữa các mô hình nuôi ta thấy mô hình nuôi tôm thâm canh dựa vào
đặc điểm của kênh dẫn nên các giống loài động vật nổi luôn phát triển
đều ở cả ba điểm thu mẫu, mô hình bán thâm canh là mô hình biến động
nhiều nhất về số lượng động vật nổi ở các điểm thu mẫu tùy vào từng
đợt thu cụ thể mà sự biến động giữa các điểm là khác nhau.
Kết quả định lượng các giống loài động vật nổi cho thấy nhóm ngành
động vật nổi ở cả ba mô hình có sự biến đổi mạnh mẽ cụ thể là tăng về
mật độ ở lần thu mẫu thứ hai và sau đó giảm trở lại ở lần thu mẫu thứ
ba.
49
Chương 5 :
K ẾT LUẬN VÀ Đ Ề XUẤT
5.1: K ết luận:
- Kết quả môi trường nước cho thấy các yếu tố môi trường biến động
thấp và ít khác biệt giữa các điểm thu mẫu cũng như ở các mô hình
nuôi, các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp dành cho các
loài tôm, cá cũng như các giống loài động vật nổi phát triển.
- Qua kết quả phân tích động vật nổi tổng cộng thu được 34 loài động
vật nổi ở cả bốn nhóm ngành: ngành Protozoa chiếm ưu thế nhất với 17
loài, Rotifera có 2 loài, bộ Cladocera có 1 loài và lớp phụ Copepoda có
14 loài. Mật độ cao nhất là ngành Protozoa ở đợt thu mẫu thứ hai, thấp
nhất là hai nhóm ngành: Rotifera và Cladocera không tìm thấy trong
quá trình phân tích định lượng.
- Qua đó cũng rút ra nhân xét chung là môi trường xung quanh luôn
chịu tác động của việc nuôi tôm sú tùy theo từng thời điểm cụ thể của
hoạt động nuôi tôm.
5.2: Đ ề xuất:
Nghiên cứu biến động quần thể động vật nổi trong khu vực nuôi tôm sú
với chu kỳ thu mẫu dài hơn để có thể xác định được quy luật biến động
và tìm ra sinh vật chỉ thị theo các mức độ nuôi thâm canh khác nhau.
50
Chương 6:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Hoàng Ly, 2003. Khảo sát một số đặc điểm môi trường sinh học
và phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon)
thâm canh với mật độ khác nhau, 48 trang.
2. Nguyễn Quốc Anh, 2004. Tổng quan mô hình nuôi tôm lúa luân canh
các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, 25 trang.
3. Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Huỳnh Trường Giang,
2006. Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản, 199 trang.
4. Trương Trí Dũng, 2000.Bài giảng động vật thủy sinh, 156 trang.
5. Phạm Minh Thành, 2002. Nuôi thủy sản đại cương,68 trang.
6. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh
và Trần Ngọc Hải, 2002. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi, NXB
Nông nghiệp, 152 trang.
7. Vũ Trung Tạng, 1994. Các hệ sinh thái vùng cửa sông Việt Nam,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, 270 trang.
8. Trần Minh Phú và Nguyễn Phước Tài, 2002. Khảo sát thành phần
loài zooplankton ở một số thủy vực huyện Hà Tiên – Kiên Giang, 20
trang.
9. Đinh Văn Thanh, 2000. Khảo sát đặc tính zooplankton và zoobenthos
trong một số thủy vực tự nhiên thuộc hai tuyến kinh Ômôn – Xà no, 20
trang.
10. Trần Quốc Thới, 1996. Điều tra cấu trúc quần xã thủy sinh vật ở lâm
như trường 1.84 Ngọc Hiển-Minh Hải,45 trang.
11. Báo kinh tế nông thôn cập nhật ngày 25/06/2009
12. Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ, 2001. Động vật chí Việt
Nam, 385 trang.
51
Kết quả định tính đợt thu mẫu 1
Tôm Lúa B Thâm
Canh
Thâm Canh Nhóm
ngành
Loài
1 2 3 1 2 3 1 2 3
Tintinnidium neapolitanum + + + + +
Tintinnopsis semiciliatum + + +
Tintinnopsis lobiancoi + + + + + + +
Tintinnopsis boroidea +
Tintinnopsis parvula + ++ + + +
Tintinnopsis fimbriata + + + + +
Tintinnopsis cylindrica +
Tintinnopsis radix +
Tintinnopsis uruquayensis +
Tintinnopsis gracilis + +
Codonella aspera +
Protozoa
Codonellopsis parva +
Brachionus plicatilis + + + Rotifera
Keratella hiemalis +
Cladocera Podon polyphemoides +
Acartia clausi + + + + +
Acatia sp + +
Paracalanus parvu + + + + +
Clausocalanus pergena + +
Clausocalanus arcuicornis + +
Nauplius ++ ++ + + + + + ++ +
Microsetella norvegica + + + + + + +
Oithona simplex +
Enterpe acutifrons +
Hyperia latissima +
Copepoda
Hyperia sp +
Tổng 10 5 7 8 12 5 10 9 8
52
Kết Quả Định Tính Đợt Thu Mẫu 2
Tôm Lúa Bán Thâm Canh Thâm Canh Ngành Loài
1 2 3 1 2 3 1 2 3
Tintinnidium neapolitanum +
Tintinnopsis semiciliatum + + + + + +
Tintinnopsis lobiancoi + + + + ++ + ++ ++ ++
Ttintinnopsis parvula + + + ++ ++ +++ +++ ++
+
+++
Tintinnopsis fimriata + + + + +
Tintinnopsis parva ++ + + +
Tintinnopsis radix
Tintinnopsis tocantinensis + + +
Tintinnopsis uruquayensis + +++ ++ + + + +
Tintinnopsis baltica + + +
Codonella amphorella + +
Codonellopsis parva +
Protozoa
Codonellopsis luistanica +
Rotifera Brachionus plicatilis +
Acartia clausi + + + + + + +
Paracalanus parvu +
Clausocalanus arcuicornis + +
Sinocalanus laevidactylus +
Sinocalanus tenellus +
Nauplius ++ + + + + + + ++ +
Microsetella norvegica + + + + + +
Copepoda
Oithona simplex + + + + + + + + +
Tổng 10 9 9 9 10 10 10 12 9
53
Kết Quả Định Tính Đợt Thu Mẫu 3
Tôm Lúa B Thâm Canh Thâm Canh Nhóm
ngành
Loài
1 2 3 1 2 3 1 2 3
Tintinnopsis semiciliatum + + + + + ++
Tintinnopsis lobiancoi + + + + +
Tintinnopsis parvula + + + + + + +++ +
Tintinnopsis fimriata + + + + + + + ++
Tintinnopsis parva + + + +
Tintinnopsis radix + + + +
Tintinnopsis tocantinensis + +
Codonella amphorella
Protozoa
Codonellopsis luistanica
Acartia clausi + + ++ ++ + + + + +
Clausocalanus arcuicornis + + + + + +
Nauplius +++ +++ +++ +++ +++ +++ ++ + +++
Microsetella norvegica + + + + + + +
Clytemnestra sp +
Copepoda
Oithona simplex ++ ++ + + ++ ++ + + +
Tổng 6 7 8 8 9 9 10 11 10
54
Mật độ nhóm ngành động vật nổi đợt thu 1
Tôm lúa ( ct/l) Bán thâm canh (ct/l) Thâm canh (ct/l)
TL1 TL2 TL3 BTC1 BTC2 BTC3 TC1 TC2 TC3
Rotozoa 3750 20740 12500 1583 81852 55556 50926 63148 50000
Rotifera 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Cladocera 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Copepoda 10000 18148 9722 18333 19259 13889 7639 20093 14593
Nauplius 8750 28518 16667 21389 108333 30093 28009 25463 6250
Tổng 22500 67406 38889 41305 209444 99538 86574 108704 70843
Mật độ nhóm ngành động vật nổi đợt thu 2
Tôm lúa ( ct/l) Bán thâm canh (ct/l) Thâm canh (ct/l)
TL1 TL2 TL3 BTC1 BTC2 BTC3 TC1 TC2 TC3
Rotozoa 229629 1193333 1177037 329629 232963 400000 834259 444444 737778
Rotifera 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Cladocera 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Copepoda 5555 17778 12963 14815 34630 53333 15741 38518 44444
Nauplius 48611 71111 62222 29629 18889 23703 34629 35555 91852
Tổng 283795 1282222 1252222 374073 286482 477036 884629 518517 874074
Mật độ nhóm ngành động vật nổi đợt thu 3
Tôm lúa ( ct/l) Bán thâm canh (ct/l) Thâm canh (ct/l)
TL1 TL2 TL3 BTC1 BTC2 BTC3 TC1 TC2 TC3
Rotozoa 4444 6852 7111 7407 8889 13333 103703 122222 91667
Rotifera 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Cladocera 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Copepoda 7407 19185 19555 14815 17778 24444 15555 20000 24444
Nauplius 31111 43852 55111 33333 44444 53232 36296 35555 32593
Tổng 42962 69889 81777 55555 71111 91009 155554 177777 148704
55
Kết quả môi trường đợt thu mẫu 2
Mô
hình S%0
pH
Nhiệt
độ 0C
DO
mg/L
COD
mg/L
TSS
mg/L
TN
mg/L
TP
mg/L
NO2
mg/L
NO3
mg/L
TAN
mg/L
TL1 15 8,1 29 3,2 6,4 108,5 0,711 0,492 0,001 0 0,111
TL2 14 8,0 30 3,2 7,2 72,4 0,397 0,144 0,009 0,053 0,070
TL3 14 8,0 31 2,27 7,6 69,5 0,763 0,396 0,012 0,051 0,064
BTC1 20 8,3 32 4,0 8,8 261,5 0,495 0,200 0,130 0,01 0,074
BTC2 21 8,2 31 4,16 8,0 166,0 0,470 0,232 0,282 0,083 0,080
BTC3 23 8,4 30 4,0 8,4 122,0 0,626 0,320 0,118 0,058 0,008
TC1 20 8,3 31 4,0 7,6 68,0 0,252 0,260 0,127 0 0,013
TC2 20 8,3 31 5,12 7,2 67,0 0,393 0,092 0,048 0 0,003
TC3 20 8,2 31 4,0 7,6 64,0 0,567 0,160 0,037 0 0,006
Kết quả môi trường đợt thu mẫu 1
Mô
hình S%0
pH T0
DO
mg/L
COD
mg/L
TSS
mg/L
TN
mg/L
TP
mg/L
NO2
mg/L
NO3
mg/L
TAN
mg/L
TL1 12 7,9 24 4,8 11,2 82,4 3,498 0,408 0,015 0,058 0,421
TL2 10 7,8 24 5,2 4,8 105,7 4,978 0,168 0,01 0,068 0,199
TL3 10 7,9 24 4,64 9,6 162,8 2,177 0,248 0,015 0,077 0,073
BTC1 20 8,2 25 5,68 6,4 125,0 2,545 0,400 0,02 0,11 0,272
BTC2 20 8,2 25 5,6 6,4 488,6 2,731 0,488 0,017 0,129 0,241
BTC3 23 8,4 26 6,32 4,8 718,4 1,973 1,016 0,01 0,133 0,064
TC1 21 8,2 23 5,76 8,0 436,2 1,526 0,688 0,027 0,109 0,106
TC2 20 8,3 22 5,84 6,4 484,5 3,394 0,648 0,014 0,179 0,834
TC3 21 8,3 22 6,08 3,2 473,6 3,197 2,456 0,012 0,185 0,440
56
Kết quả môi trường đợt thu mẫu 3
Mô
hình S%0
pH
Nhiệt
độ
DO
mg/L
COD
mg/L
TSS
mg/L
TN
mg/L
TP
mg/L
NO2
mg/L
NO3
mg/L
TAN
mg/L
TL1 7 7,8 29 4,08 4,8 128 1,094 0,208 0,015 0,594 0,239
TL2 8 7,9 30 5,36 5,2 93,5 1,479 0,348 0,046 0,568 0,102
TL3 9 7,9 30 5,44 4,8 96,5 1,806 0,188 0,055 0,502 0,128
BTC1 12 7,9 30 5,84 5,6 164 1,186 0,532 0,058 0,683 0,206
BTC2 11 8,0 31 6,4 5,6 241 1,346 0,516 0,054 0,617 0,015
BTC3 11 8,0 30 7,6 5,2 156,5 1,197 0,280 0,045 0,677 0,025
TC1 11 8,2 30 6,72 4,0 77,5 1,147 0,592 0,099 0,558 0,034
TC2 11 8,1 30 7,04 4,0 106,5 1,444 0,136 0,049 0,746 0,013
TC3 11 8,1 30 7,36 4,8 111,5 0,944 0,384 0,049 0,525 0,025
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_hai_6302.pdf