Biên soạn tài liệu dành cho cha mẹ trẻ khiếm thính trong quá trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu

TÓM TẮT Công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính đóng vai trò quan trọng và mang nhiều ý nghĩa không chỉ đối với trẻ khiếm thính mà còn cả với gia đình và toàn xã hội. Đề tài này biên soạn tài liệu hướng dẫn cha mẹ trẻ khiếm thính trong quá trình can thiệp sớm trẻ khiếm thính tại trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu - Thành phố Đà Nẵng, nhằm giúp cha mẹ nắm được phương pháp chăm sóc-giáo dục trẻ tại gia đình phù hợp và hiệu quả. ABSTRACT Work of early intervention for deaf children plays an important role and carry more meaning not only for deaf children but also to family and society. This research compiled guide children to parents in early interventinon deaf children in special schools Nguyen Dinh Chieu-DaNang city, to help parents understand the care-teaching methods children in the family sexual conformity and efficiency. MỞ ĐẦU 1. L ý do chọn đề tài Trẻ em là tương lai của đất nước. Tuy nhiên, trẻ em sinh ra và lớn lên không phải trẻ nào cũng giống trẻ nào, không phải trẻ nào cũng may mắn như nhau. Hiện nay, trong xã hội đang tồn tại một bộ phận lớn trẻ khuyết tật mà 20% trong số đố là trẻ khiếm thính. Việc phát hiện, chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Can thiệp sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể ảnh hưởng của khuyết tật đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Ngoài ra, can thiệp sớm còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và cuộc sống của trẻ, gia đình trẻ sau này, chuẩn bị tiền đề cho trẻ học hòa nhập ở các trường phổ thông. Nhìn chung số lượng trẻ được can thiệp sớm tại gia đình còn rất hạn chế vì nhiều nguyên nhân khác nhau: cha mẹ chưa phát hiện sớm khuyết tật của con em mình, cha mẹ thiếu hiểu biết về khuyết tật của trẻ, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, và điều quan trọng nhất là cha mẹ và gia đình có trẻ khiếm thính thiếu thông tin, tài liệu và hướng dẫn cụ thể dành cho họ. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biên soạn tài liệu dành cho cha mẹ trẻ khiếm thính trong quá trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu” nhằm giúp cho gia đình trẻ khiếm thính có những chỉ dẫn thật cụ thể về những vấn đề liên quan đến khuyết tật của trẻ, từ đó giúp gia đình đặc biệt là cha mẹ nắm được phương pháp chăm sóc-giáo dục trẻ phù hợp và hiệu quả.

pdf65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7699 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biên soạn tài liệu dành cho cha mẹ trẻ khiếm thính trong quá trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dễ hiểu hơn. Xuất phát từ những nguyện vọng và nhu cầu trên của các bậc CM, phần tiếp theo của ñề tài chúng tôi tiến hành biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn CTS cho TKT, hi vọng sẽ phần nào giúp CM trẻ có ñược những tài liệu bổ ích cho mình trong quá trình chăm sóc-giáo dục trẻ. 22 Chương 3 BIÊN SOẠN TÀI LIỆU DÀNH CHO CHA MẸ TRẺ KHIẾM THÍNH TRONG CHƯƠNG TRÌNHCAN THIỆP SỚM CHO TRẺ KHIẾM THÍNH TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG CHUYÊN BIỆT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Hoạt ñộng trong chương trình CTS là một hoạt ñộng ña dạng, phong phú và mới mẻ. Để làm tốt công tác hướng dẫn CM trong chương trình CTS, người giáo viên thực hiện công tác CTS không những phải có lòng yêu nghề, sự tận tâm, ý thức trách nhiệm cao cũng như khả năng linh hoạt nhạy bén mà còn rất cần ñược trang bị cập nhật một khối lượng thông tin, kiến thức ña dạng, ñó là những kiến thức chuyên môn về tật ñiếc, về máy nghe, sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, về tâm sinh lý của trẻ thơ cũng như tâm tư của các bậc CM có con bị khiếm thính… Nhiều nghiên cứu ñã chứng mình rằng có ñến hơn 90% TKT ñược sinh ra trong những gia ñình mà CM là những người bình thường. Chính vì thế mà hầu hết các bậc CM của TKT ñều không hề có hoặc có rất ít kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăm sóc, giáo dục con mình. Thực tế có rất nhiều gia ñình có TKT do CM quá hoang mang, lo sợ, tự ti, mặc cảm, không có sự hiểu biết ñúng ñắn về TKT mà ñã có những ñối xử sai lầm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ dẫn ñến những hậu quả là TKT lớn lên với tâm lý mặc cảm tự ti hay trở thành những con người ñứng bên ngoài xã hội cộng ñồng. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ của chương trình CTS là cung cấp những kiến thức, thông tin cần thiết cho CM TKT ñể họ có thể giúp con mình phát triển trở thành một con người có ích và ñược hoà nhập vào cộng ñồng. Những trang tài liệu có dung lượng vừa phải, minh hoạ bằng hình ảnh rõ ràng, hấp dẫn là một trong những công cụ hữu ích ñể người giáo viên truyền ñạt kiến thức, chia sẻ cách làm với CM. Bộ tài liệu mà chúng tôi tiến hành biên soạn không phải là tài liệu phát cho CM trẻ tự ñọc mà sử dụng ñể hỗ trợ trong khi giải thích và hướng dẫn cho CM. Bộ tài liệu mà chúng tôi tiến hành biên soạn sẽ gồm 25 tài liệu viết rời, khi cần người giáo viên có thể sử dụng không theo thứ tự. Bộ tài liệu ñược chia làm 3 phần: Những thông tin chung; Những thông tin về thính học; Những thông tin về phát triển ngôn ngữ và giao tiếp: PHẦN I NHỮNG THÔNG TIN CHUNG 1. Tại sao phải cần can thiệp sớm? 23 2. Khả năng của trẻ khiếm thính. 3. Cha mẹ là nhân tố quan trọng giúp trẻ khiếm thính phát triển giao tiếp bằng lời nói 4. Tại sao ta sử dụng phương pháp dùng lời hơn là phương pháp dùng tay? 5. Tại sao ta sử dụng phương pháp hội thoại/ trò chuyện ñể phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính PHẦN II NHỮNG THÔNG TIN VỀ THÍNH HỌC 1. Tạo môi trường nghe thích hợp. 2. Điếc tiếp nhận. 3. Điếc dẫn truyền. 4. Thính lực ñồ. 5. Các loại máy trợ thính. 6. Cấu tạo máy trợ thính. 7. Máy trợ thính ñeo sau tai 8. Máy trợ thính hộp. 9. Túi ñeo máy trợ thính. 10. Lần ñầu tiên ñeo máy trợ thính. 11. Hướng dẫn sử dụng hộp hút ẩm. 12. Cần làm gì khi máy trợ thính không hoạt ñộng tốt. 13. Cách kiểm tra máy trợ thính. PHẦN III NHỮNG THÔNG TIN VỀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP 1. Ngôn ngữ phát triển như thế nào? 2. Trò chuyện. 3. Sách với trẻ nhỏ. 4. Những bài hát, những vần thơ và âm nhạc. 5. Giúp trẻ khiếm thính phát triển ngôn ngữ như thế nào? 6. Vui chơi. 7. Những trò chơi dành cho trẻ khiếm thính từ 0 ñến 6 tuổi. Sau khi khảo sát nhu cầu và nguyện vọng của cha mẹ trẻ khiếm thính tại trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu ñang tham gia chương trình can thiệp sớm, chúng tôi ñã xây dựng mẫu phiếu xin ý kiến chuyên gia dựa trên những tiêu chí mà chúng tôi biên soạn tài liệu. Tổng số phiếu phát ra là 20 phiếu cho cán bộ quản lý, các chuyên gia ñang can thiệp sớm, kết quả thu ñược hết sức khả quan. (Xem phụ lục 5). 24 PHẦN I NHỮNG THÔNG TIN CHUNG 1. Tại sao phải cần can thiệp sớm? 2. Khả năng của trẻ khiếm thính. 3. Cha mẹ là nhân tố quan trọng giúp trẻ khiếm thính phát triển giao tiếp bằng lời nói 4. Tại sao ta sử dụng phương pháp dùng lời hơn là phương pháp dùng tay? 5. Tại sao ta sử dụng phương pháp hội thoại/ trò chuyện ñể phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính 25 TẠI SAO CẦN PHẢI CAN THIỆP SỚM?  Vì bao giờ cũng có một thời kỳ nhất ñịnh ñể học nghe hiểu và nói. Trẻ học giao tiếp nhạy nhất ở ñộ tuổi từ 1 ñến 5 tuổi.  Vì ta có thể cho trẻ sử dụng máy trợ thính thích hợp ñể trẻ có thể nghe ñược và ngăn cản sự phát triển các kỹ năng giao tiếp không bình thường.  Những trẻ khiếm thính ñược can thiệp sớm thường có các kỹ năng giao tiếp tự nhiên và thành thục khi chúng bắt ñầu ñi học.  Các nhà nghiên cứu làm việc ở trung tâm giáo dục ñã nhận thấy rằng: “Suốt ba năm ñầu tiên từ lúc trẻ chào ñời là giai ñoạn quan trọng nhất. Trẻ dần dần học ñược cách phân biệt âm thanh, tiếng ñộng, lời nói... Và sau ba năm này, việc học nghe, học phân biệt âm thanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều”. ~ FRY + WHETNALL 1954 ~  Trong suốt những năm ñầu tiên của cuộc ñời, khi trẻ còn rất nhỏ, khả năng nghe của trẻ bình thường hình thành tốt hay không tốt là tuỳ thuộc vào việc ta có tạo ñiều kiện cho trẻ sử dụng sức nghe ñó (ví dụ bằng cách gọi mà không vỗ vào vai trẻ, nói mà không ra dấu,...) ~ BARSH 1967 ~ --------->>> Vì vậy ba năm ñầu tiên là ba năm quan trọng nhất không thể thay thế ñược bằng bất cứ thời gian nào khác trong việc phát triển ngôn ngữ và tiếng nói nhanh chóng nhất ở trẻ khiếm thính. 26 KHẢ NĂNG CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH Trẻ khiếm thính có thể nghe ñược Với máy trợ thính thích hợp, trẻ khiếm thính có thể nghe ñược những âm thanh của cuộc sống hằng ngày, chúng có thể nghe ñược người ta ñang nói chuyện về cái gì. Thậm chí trẻ “ñiếc sâu” cũng vẫn có thể học nghe. Trẻ có thể học ñể nhận biết ý nghĩa của âm thanh. Trẻ khiếm thính có thể nói ñược Với sự giúp ñỡ thích hợp, trẻ khiếm thính có thể học nói tương tự trẻ bình thường. Đừng ñể trẻ khiếm thính trở thành câm. Trẻ khiếm thính thông minh lắm! Chỉ số thông minh ở trẻ khiếm thính cũng giống như ở trẻ bình thường. Bất cứ trẻ nào cũng có mặt mạnh, mặt yếu nhưng tất cả ñều có thể theo học ñầy ñủ chương trình của nhà trường. Trẻ khiếm thính chỉ sử dụng ngôn ngữ cử chỉ ñiệu bộ ñể hỗ trợ trong quá trình giao tiếp Với máy trợ thính thích hợp và sự hỗ trợ ñúng ñắn ngay tại nhà và ở trường, trẻ khiếm thính sẽ học nói ñược. Trẻ khiếm thính không cần người phiên dịch. Trẻ khiếm thính cũng có khả năng như những trẻ khác Trẻ khiếm thính chỉ khác trẻ bình thường ở chỗ là chúng không nghe ñược một cách hoàn hảo mà thôi. Nếu có cơ hội trẻ khiếm thính cũng có thể học ñược như trẻ bình thường. Trẻ khiếm thính biết thưởng thức âm nhạc Như những trẻ khác, trẻ khiếm thính cũng tìm thấy niềm vui từ âm nhạc, nhảy múa và ca hát. Rất nhiều trẻ khiếm thính học và chơi ñược những dụng cụ như Piano, Organ, Ghita. ******************************************************************* 27 CHA MẸ LÀ NHÂN TỐ QUAN TRỌNG GIÚP TRẺ KHIẾM THÍNH PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI * Cha mẹ và trẻ có mối quan hệ thân thiết, gắn bó với nhau Đó là mối quan hệ ruột thịt giữa cha mẹ và con cái, giữa những người cùng chung sống trong mái nhà. Vì thế, hơn ai hết cha mẹ chính là người có khả năng giao tiếp với con mình dễ dàng nhất! * Cha mẹ là người có khả năng trò chuyện “bẩm sinh” với con của mình Việc trò chuyện với con diễn ra hết sức tự nhiên về tất cả những công việc xảy ra trong cuộc sống hằng ngày: việc ăn uống, học hành, chơi ñùa. * Cha mẹ chính là người hiểu trẻ nhanh nhất, nắm bắt chính xác nhất những nhu cầu mà trẻ muốn nói. Nhờ vậy, ñây chính là ñiều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển giao tiếp bằng nói, hạn chế việc sử dụng ñiệu bộ ñể người khác hiểu ñược mình. * Hơn ai hết cha mẹ chính là người có nhiều cơ hội ñể dùng lời nói chuyện với con mình nhiều nhất. * Cha mẹ sẽ cùng trẻ ñi suốt cuộc ñời, từ lúc chào ñời cho ñến khi trẻ trưởng thành. ------> Do vậy: Hơn ai hết, cha mẹ là người giữ vai trò chủ yếu trong việc giúp con của mình biết sử dụng khả năng nghe và nói 28 TẠI SAO TA SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG LỜI HƠN LÀ PHƯƠNG PHÁP DÙNG TAY? ******************************************************************* Phương pháp dùng LỜI phát huy ñến mức TỐI ĐA việc sử dụng khả năng NGHE hơn là khả năng NHÌN. ******************************************************************* NGHE là một phương thức hiểu và cảm nhận HỮU HIỆU, ĐÚNG ĐẮN nhất trong việc tiếp nhận lời nói và trong việc phát triển vai trò của kĩ năng giao tiếp bằng lời. TRẺ KHIẾM THÍNH hiếm khi ñiếc hoàn toàn và với những THUẬN LỢI về mặt KĨ THUẬT như máy trợ thính và việc cấy ốc tai, phần lớn trẻ khiếm thính có ñủ năng lực tiềm tàng ñể có thể TẬN DỤNG SỨC NGHE CÒN LẠI. Ngôn ngữ/lời nói là phương cách sử dụng trong một xã hội rộng lớn. Do vậy, việc sử dụng thành thạo những kĩ năng này cho phép trẻ hoà mình vào cộng ñồng xã hội rộng lớn hơn giáo dục, công việc, nghề nghiệp, ñời sống gia ñình. > 29 TẠI SAO CHÚNG TA SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỘI THOẠI/ TRÒ CHUYỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ KHIẾM THÍNH? “HỘI THOẠI/TRÒ CHUYỆN” là cách ñể trẻ NGHE ñược bình thường học nói và học ngôn ngữ. Nếu chúng ta TRỢ GIÚP TRẺ KHIẾM THÍNH KỊP THỜI và ĐÚNG ĐẮN, trẻ có ñủ khả năng ñể học ngôn ngữ/ lời nói theo CÙNG MỘT CÁCH như trẻ bình thường ñã học. -------> Trẻ khiếm thính (không có thêm khuyết tật nào khác) có ñầy ñủ các kỹ năng: NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ, THỂ CHẤT và XÃ HỘI là những kỹ năng rất cần thiết ñể trẻ phát triển lời nói/ ngôn ngữ. Với những kỹ thuật hiện ñại chúng ta có thể vượt qua những ảnh hưởng của TẬT ĐIẾC trong việc học nói/ ngôn ngữ. Vì vậy, với một với một máy trợ thính thích hợp trẻ khiếm thính có thể ñược xem như là một ñứa trẻ có năng lựcn bao ñứa trẻ khác. Năng lực “nghe ñược” này phái kết hợp với những năng lực khác: kỹ năng nhận thức, về thể chất, ngôn ngữ, xã hội. Điều này có nghĩa là hiện nay trẻ khiếm thính có thể sử dụng một TIẾN TRÌNH mà trẻ bình thường dùng ñể học nói/ngôn ngữ-ñó là qua HỘI THOẠI/TRÒ CHUYỆN. 30 PHẦN II NHỮNG THÔNG TIN VỀ THÍNH HỌC 1. Tạo môi trường nghe thích hợp. 2. Điếc tiếp nhận. 3. Điếc dẫn truyền. 4. Thính lực ñồ. 5. Các loại máy trợ thính. 6. Cấu tạo máy trợ thính. 7. Máy trợ thính ñeo sau tai 8. Máy trợ thính hộp. 9. Túi ñeo máy trợ thính. 10. Lần ñầu tiên ñeo máy trợ thính. 11. Hướng dẫn sử dụng hộp hút ẩm. 12. Cần làm gì khi máy trợ thính không hoạt ñộng tốt. 13. Cách kiểm tra máy trợ thính. 31 TẠO MÔI TRƯỜNG NGHE THÍCH HỢP Môi trường nghe cực kỳ quan trọng trong việc giúp ñỡ trẻ khiếm thính học NGHE - LẮNG NGHE – GIAO TIẾP Để tạo ñiều kiện nghe thích hợp cho trẻ, trước tiên bạn cần xem xét 4 yếu tố sau: 3. GIỌNG NÓI  Cha mẹ hãy nói to, rõ, tự nhiên không cường ñiệu hình miệng, tốc ñộ nói vừa phải, phù hợp với khả năng ngôn ngữ của trẻ. 1. MÁY TRỢ THÍNH  Máy trợ thính khuếch ñại âm thanh cho trẻ khiếm thính sao cho trẻ có thể nghe thấy ñược lời nói có cường ñộ khoảng 45-50dB hoặc thấp hơn.  Trẻ khiếm thính nghe bạn một cách dễ dàng hơn khi trẻ ñeo máy, hãy nói gần máy trợ thính ở bên tai nghe ñược tốt hơn ñể lời nói có thể nghe ñược rõ ràng. Càng gần thiết bị khuyếch ñại âm thanh thì càng nên nói nhỏ bớt.  Trẻ ñeo máy suốt ngày, máy luôn hoạt ñộng. 2. KHOẢNG CÁCH  Trẻ sẽ nghe ta nói rõ hơn khi khoảng cách giữa ta và trẻ càng gần càng tốt. 3. SỰ YÊN TĨNH - Môi trường càng yên tĩnh trẻ khiếm thính càng dễ nghe tiếng bạn hơn. - Nếu môi trường ồn ào trẻ sẽ khó nghe tiếng bạn hơn 4. SỰ YÊN TĨNH  Môi trường càng yên tĩnh, trẻ càng nghe ñược rõ ràng nhất là khi nghe tiếng nói.  Trẻ nghe rất khó trong môi trường ồn àodo tiếng ñộng to, tiếng người nói lớn, tiếng nhạc, tiếng xe chạy, ...  Để giúp trẻ nghe tốt tiếng nói hãy cho trẻ ngồi càng xa nơi phát ra âm thanh càng tốt, ñiều chỉnh âm thanh phát ra từ tivi, radio, ... khi có thể.  Để giảm bớt tiếng vang, ta cũng có thể sử dụng vật liệu hút âm thanh bên trong phòng như: sàn trải thảm (chiếu), tường treo màn trải dày... 32 ĐIẾC TIẾP NHẬN - - -  - - - Khi bị ñiếc tiếp nhận, âm thanh vẫn ñi từ ngoài vào tai giữa một cách bình thường. Nhưng vì sự tổn thương của dây thần kinh thính giác ở tai trong ñã ngăn cản nguồn âm ñến não ñể truyền ñi những tín hiệu. Điếc tiếp nhận có thể xảy ra ở nhiều mức ñộ khác nhau: Điếc nhẹ - Điếc vừa - Điếc nặng - Điếc sâu. Những ñộ ñiếc này làm giảm ñộ lớn và sự rõ ràng của âm thanh. Có thể làm gì khi bị ñiếc tiếp nhận ? Điếc tiếp nhận không thể chữa trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Hầu hết trẻ bị ñiếc tiếp nhận ñều có thể phát triển kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói tốt khi trẻ ñược chẩn ñoán sớm, ñeo máy trợ thính thích hợp và tham gia vào chương trình can thiệp sớm có chất lượng. 33 ĐIẾC DẪN TRUYỀN - - -  - - - Điếc dẫn truyền xảy ra khi tai ngoài hay tai giữa có vấn ñề. Khi ñiếc dẫn truyền âm thanh khó có thể vào tai trong, ñộ lớn của âm than bị giảm và dễ bị nhiễu khi vào ñến tai trong. Những triệu chứng của ñiếc dẫn truyền: * Tai bị ñỏ * Lo âu, buồn rầu * Ống tai không bình thường * Định hướng âm thanh không rõ ràng * Không chú ý ñến âm thanh xung quanh * Có thể liên ñến sự mọc răng, bệnh cảm lạnh. Có thể làm gì khi bị ñiếc dẫn truyền ? * Lấy dáy tai hoặc những vật lạ trong tai bằng dụng cụ y khoa * Những vấn ñề khác ở tai gữa có thể ñiều trị nhờ phẫu thuật * Đeo máy trợ thính cho trẻ. Sự khuyếch ñại âm thanh của máy trợ thính sẽ bù trự sự mất ñộ lớn của âm thanh trước ñó. Chú ý: Đôi khi tai bị tổn thương do ta lấy dáy tai không cẩn thận! 34 THÍNH LỰC ĐỒ Biểu ñồ ghi lại kết quả kiểm tra sức nghe ñược gọi là thính lực ñồ. Nhà thính học ñã ghi ñộ lớn (cường ñộ) mà ta bắt ñầu nghe ñược ở mỗ cao ñộ (tần số) ñược ño. Nói cách khác, thính lực ñồ cho ta biết cường ñộ âm thanh nhỏ nhất mà ta có thể nghe ñược (ngưỡng nghe) 8000 4000 2000 1000 500 250 125 10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 dB Hz 3000 5000 Những âm thanh nhỏ Những âm thanh lớn Những âm thanh trầm Những âm thanh cao Lúc yên tĩnh nhất Khi trò chuyện Trong xe hơi Tiếng sấm to Phi cơ cất cánh 35 * KÝ HIỆU TAI PHẢI (ñỏ) TAI TRÁI (xanh) O  < [ ĐƯỜNG KHÍ CHE LẤP KHÍ ĐƯỜNG XƯƠNG CHE LẤP XƯƠNG X  > ] * ĐỘ ĐIẾC: Độ ñiếc trung bình bằng trung bình cộng các cường ñộ ở ba tần số 500Hz; 10o0Hz; 2000Hz (tính theo ñường khí). * CÁC MỨC ĐỘ ĐIẾC MỨC NGHE BÌNH THƯỜNG : 0 dB – 20 dB ĐIẾC MỨC I (ñiếc nhẹ) : 20 dB – 40 dB ĐIẾC MỨC II (ñiếc vừa) : 40 dB – 70 dB ĐIẾC MỨC III (ñiếc nặng) : 70 dB – 90 dB ĐIẾC MỨC IV (ñiếc sâu) : trên 90 dB 36 CÁC LOẠI MÁY TRỢ THÍNH 1. MÁY TRỢ THÍNH HỘP (BỎ TÚI/TRƯỚC NGỰC) Đối tượng sử dụng: thường là ñiếc nặng, ñiếc sâu Ưu ñiểm: - Cầm thoải mái - Bộ phận ñiều khiển rộng, dễ nhìn - Có thể ñạt ñược năng lượng tối ña Nhược ñiểm: Micro xa tai nên âm thanh khó nghe tập trung - Máy ñeo ở ngoài nên tiếng ñộng y phục có thể ảnh hưởng ñến chất lượng âm thanh - Cồng kềnh, dây dễ ñứt. 2. MÁY TRỢ THÍNH SAU TAI Đối tượng sử dụng: tất cả các mức ñộ ñiếc. Ưu ñiểm: - Tập trung âm thanh, bảo tồn âm thanh - Nhỏ gọn Nhược ñiểm: - Đắt tiền. - Pin khó tìm ñể thay thế. 37 3. MÁY TRỢ THÍNH TRONG TAI Đối tượng sử dụng: ñiếc nhẹ và trung bình . Ưu ñiểm: - Gọn nhẹ (không cần dây) - Có tính thẩm mỹ Nhược ñiểm: - Chỉ có một mẫu - Bộ phận ñiều khiển quá nhỏ. - Nguy cơ phản hồi âm học cao 4. MÁY TRỢ THÍNH TRONG ỐNG TAI Đối tượng sử dụng: ñiếc nhẹ và ñiếc vừa. Ưu ñiểm: - Gọn nhẹ (không cần dây) - Có tính thẩm mỹ Nhược ñiểm - Nguy cơ phản hồi âm học cao - Khó sửa chữa 38 CẤU TẠO CỦA MÁY TRỢ THÍNH 1. Máy trợ thính sau tai * Máy trợ thính của con bạn: - Loại máy: ............................... - Hãng: ...................................... - Kiểu:........................................ - Số serial:.................................. - Số volume chỉ ñịnh:................. 39 2. MÁY TRỢ THÍNH HỘP (bỏ túi, ñeo trước ngực) 1. Nút volume ñiều chỉnh âm lượng. 2. Microphone. 3. Nút tắt - mở: O-H-N hay O-T-M hay O-MT-M (tuỳ theo kiểu máy) 4. Kẹp gài. 5. Dây. 6. Loa tai. 7. Núm tai. 8. Nơi tiếp nhận âm thanh từ dụng cụ khác (chỉ có ở một số kiểu máy) * Máy trợ thính của con bạn: - Loại máy: ............................... - Hãng: ...................................... - Kiểu:........................................ - Số serial:.................................. - Số volume chỉ ñịnh:................ 40 TÚI ĐEO MÁY TRỢ THÍNH ~ Philip - P1529 ~ 1.Tác dụng: - Bảo quản cho máy khỏi bị rơi. - Hạn chế máy bị ñứt. - Trẻ thoải mái trong khi chơi. 2. Cách làm: 3. Cách ñeo: 4. Chú ý: • Máy ở trước ngực của trẻ. • Độ dài của dây túi tuỳ theo ñộ tuổi của trẻ. • Lỗ thông trên miệng túi cần may bằng vải tuyn hoặc vải màn ñể ñẩm bảo âm thanh tới ñược micro và tránh các vật lạ rơi vào. • Cần có 2 cái ñể thay ñổi. ********************************************************************* 41 ĐEO MÁY TRỢ THÍNH LẦN ĐẦU TIÊN ĐEO MÁY TRỢ THÍNH Có thể lúc ñầu trẻ chưa thích ñeo máy trợ thính vì trẻ không biết lợi ích của máy. Sau một thời gian quen với máy, trẻ sẽ nghe ñựơc âm thanh và nghe hiểu ñược mọi người ñang nói gì. Một số chiến thuật giúp cho việc khuyến khích trẻ ñeo máy Mỗi trẻ sẽ có những phản ứng khác nhau với máy trợ thính, vì vậy bạn sẽ dùng những chiến thuật khác nhau cho từng trường hợp. Hãy quan sát trẻ và quyết ñịnh cách nào là tốt nhất. Có thể ñeo máy cho trẻ khi: • Khi trẻ ñang vui chơi với ba mẹ. • Khi trẻ ñang chơi với ñồ chơi. • Khi trẻ ñang chú ý một ñiều gì ñấy. Nếu khó khăn thì: • Cho con bạn nhìn các trẻ khác ñeo. • Có thể ñeo máy cho búp bê hoặc gấu bông trước khi ñeo cho trẻ. Nếu trẻ lấy máy ra thì: • Làm cho trẻ sao nhãng bằng cách dắt trẻ ñi dạo. • Cho trẻ chơi những hoạt ñộng cần sử dụng bằng tay. Không nên ñeo máy cho trẻ lần ñầu khi: • Trẻ mệt hoặc ñói. • Trẻ buồn hoặc ốm. • Trẻ ñang sợ hãi. 42 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỘP HÚT ẨM CỦA MÁY TRỢ THÍNH Trong hộp nhựa có gối hình tròn chứa các hạt hút âm qua nắp nhựa trắng trên mặt gối. Trước khi trẻ ngủ,cha mẹ hãy tháo máy trợ thính ra ñể: * Lau sạch máy trợ thính bằng một miếng vải mềm. * Lau bên ngoài núm tai bằng một miếng vải mềm. * Luôn ñảm bảo là không có ráy tai hoặc nước bên trong ống dẫn cuả núm tai. Nếu có ráy tai nên dùng tăm khơi ra. Nếu có nước nên thổi hơi vào cho khô ống dẫn. Sau ñó: * Mở nắp ngăn ñể pin, láy pin ra khỏi ngăn. * Đặt máy trợ thính lên bề mặt mềm của gối hút ẩm, ngăn ñể pin vẫn mở. * Đóng chặt nắp hộp nhựa lại. 43 CẦN LÀM GÌ KHI MÁY TRỢ THÍNH KHÔNG HOẠT ĐỘNG TỐT? Máy trợ thính cũng như các dụng cụ ñiện tử khác, ñôi khi nó không hoạt dộng tốt, ñiều này làm ảnh hưởng ñến việc nghe của người ñeo máy. Sự hỏng hóc không mấy khi trầm trọng, bạn có thể dễ dàng tự khắc phục. Sau ñây là một số cách giải quyết thông thường khi bạn ñem máy ñi sửa: 1. Khi máy trợ thính không hoạt ñộng, có thể là do: - Chưa bật máy: kiểm tra và ñặt ñúng chức năng của máy. - Pin hết: ñây là nguyên nhân thông thường khi máy trợ thính không hoạt ñộng. Hãy kiểm tra pin, thậm chí có những pin mới mua nhưng cũng không sử dụng ñuợc. Chú ý lắp ñúng chiều: “+” “-”. - Núm tai ñống ñầy ráy tai: có thể tách rời núm tai và rửa bằng xà phòng trong nước ấm. Chú ý ñể núm tai thật khô trước khi lắp vào máy. Tuyệt ñối không cho máy trợ thính vào nước. - Dây ñứt: thay dây mới. - Loa tai hỏng: thay loa tai mới, chú ý thay ñúng loại loa tai. 2. Khi máy trợ thính kêu rít lên, có thể là do: - Núm tai không khít với tai: ñây là một nguyên nhân của máy trợ thính bị rít lên. Hãy ñặt cho chặt núm tai vào trong tai. Nếu núm tai không vừa khít cần làm núm tai mới. - Tai có ráy: ñây là một vấn ñề thường xảy ra ñối với người ñeo máy trợ thính. Hãy cẩn thận lấy ráy tai ra. 3. Khi ñeo máy trợ thính - lúc nghe ñược lúc không, có thể là do: (ñây là một vấn ñề ít khi xảy ra nhưng khó tìm nguyên nhân) - Điểm tiếp xúc ở hai ñầu pin, các nút, các núm ñiều chỉnh không chặt, có bụi bẩn: hãy ñiều chỉnh lại, lau sạch. - Dây máy có vấn ñề: lỗi dây rất nhỏ, thường bị ñứt ở hai dầu dây, thỉnh thoảng do tiếp xúc lại thì nghe ñược. Hãy thay dây mới. 4. Khi ñeo máy trợ thính có nghe ñược nhưng rất nhỏ, có thể là do: - Pin yếu. - Đặt núm Volume chưa ñúng số chỉ ñịnh. - Nhiều ráy tai. - Có thể máy trợ thính không phù hợp. 5. Cách sử dụng pin hiệu quả: - Nhớ tắt máy khi không ñeo. - Tuỳ từng loại pin mà thời gian sử dụng khác nhau. - Bỏ pin ra khi không ñeo máy trong thời gian dài. Nếu theo những hướng dẫn trên mà máy trợ thính vẫn không hoạt ñộng tốt thì hãy ñem máy ñến các trung tâm Tai-Mũi-Họng ñể sửa chữa. 44 CÁCH KIỂM TRA MÁY TRỢ THÍNH Bạn hãy thường xuyên kiểm tra máy trợ thính cho bé bằng những cách sau: * Đảm bảo ñã ñóng nắp ngăn chứa pin. * Vặn ñúng số volume ñã ñược chỉ ñịnh cho trẻ ñeo máy. * Đặt ống nghe vào tai của bạn. * Cất giọng nhẹ tự nhiên với các âm sau: /mmmm/; /aaaa/; /ssss/. * Lắng nghe kỹ ñể nghe âm thanh trên bình thường hay bị nhiễu. * Lắng nghe những âm thanh khác và nghe xem có bình thường không. * Khi vặn số volume lên, xuống nhiều lần, không nghe thấy bất cứ tiếng ồn lạ nào. * Khi nào dây máy lên xuống gần loa máy và gần thân máy trước ngực không nghe bất cứ tiếng ồn nào. Khi máy trợ thính không hoạt ñộng tốt nên kiểm tra: * Trước tiên nên dảm bảo là máy ñã có pin, pin ñược ñặt ñúng cách và pin mới. * Kiểm tra số volume ñã ñược vặn theo ñúng chỉ ñịnh. * Đối với máy trước ngực kiểm tra loa máy không bỉ ráy tai hay bị nước bịt kín. * Đối với máy trước ngực kiểm tra dây máy còn hoạt ñộng tốt hay không bằng cách thay dây mới ñể kiểm tra. * Đối với máy trước ngực kiểm tra xem loa máy có hoạt ñộng tốt hay không bằng cách thay loa mới ñể kiểm tra. * Đối với máy sau tai ñảm bảo ống nối giữa máy và núm tai không bị ráy tai hoặc nước bịt kín. Nếu bạn không sửa chữa ñược, bạn nên: * Bạn nên liên lạc với trung tâm can thiệp sớm và xin họ giới thiệu nơi sửa chữa máy trợ thính. * Trong thời gian chờ ñợi sửa chữa máy trợ thính, trẻ phải chắc chắn có máy trợ thính. 45 PHẦN III NHỮNG THÔNG TIN VỀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP 1. Ngôn ngữ phát triển như thế nào? 2. Một số lưu ý về việc phát triển giao tiếp bằng ngôn ngữ. 3. Sách với trẻ nhỏ. 4. Những bài hát, những vần thơ và âm nhạc. 5. Giúp trẻ khiếm thính phát triển ngôn ngữ như thế nào? 6. Vui chơi. 7. Những trò chơi dành cho trẻ khiếm thính từ 0 ñến 6 tuổi. 46 NGÔN NGỮ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO? *********************************** 0 - 3 tháng Khóc, cười, giao tiếp bằng mắt. Có phản ứng với âm thanh (chớp mắt...) 3 - 6 tháng Bi bô ñủ giọng như ñang nói. Trẻ vẫn tiếp tục kêu, ré. Nhận biết giọng giận dữ khác với giọng thân thiện. 6 - 12 tháng Nhận biết một vài món ñồ thân thuộc bằng tên gọi. Sử dụng những ñiệu bộ ñơn giản như vỗ tay, kêu lên ñể ñược chú ý ñến. Trẻ tiếp tục bập bẹ nhiều hơn. Bắt ñầu có những biểu hiện rõ trên nét mặt? (ví dụ: nhìn chằm chằm vào ñồ chơi) vừa chỉ trỏ vừa ê, a ñể nói, bảo hay ñòi xin. 12 - 18 tháng Bắt ñầu có từ, từng tiếng một dù chưa rõ. 18 tháng - 2 tuổi Hiểu nhiều hơn, bắt ñầu nói những câu ngắn. 2 tuổi - 3 tuổi Nói rõ tiếng hơn. Kể những câu chuyện “ñang xảy ra ngay tại chỗ ”. Có thể giao tiếp với nhiều người hơn, dạn dĩ, thành thạo hơn khi nói chuyện. Bắt ñầu có ý thức luân phiên khi nói. Tỏ ra hiểu những lời chỉ dẫn và những câu hỏi. Trẻ 3 tuổi nói chưa sỏi và người lạ khi nói chuyện với em vẫn phải cố hiểu em nhiều hơn. 3 tuổi - 5 tuổi Biết kể từng câu ngắn nối kết lại. Vốn từ ngày càng nhiều hơn. Nói những câu từ 8 từ trở lên. Bắt ñầu nói về những chuyện xảy ra ngày hôm qua hay sẽ xảy ra vào ngày mai. Thường ñặt câu hỏi. 5 tuổi - 7 tuổi Trẻ nói dần thành thạo như người lớn,tiếng rõ hơn,. Vốn từ tiếp tục phát triển rộng hơn. Thỉnh thoảng trẻ vẫn còn nói sai. 47 MỘT SỐ LƯU Ý VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ 1. Khi trẻ bắt ñầu tập nói, trẻ không thể nói thành thạo như ngôn ngữ và tiếng nói của người lớn: • Trẻ chưa thể nói như giọng của người lớn. • Trẻ chưa thể kết hợp ngay cùng một lúc nhiều âm khác nhau. • Trẻ chưa biết bất kỳ từ ngữ hay câu nào. • Trẻ chưa biết cách dùng giọng ñể tác ñộng ñến người khác. • Trẻ chưa biết cách thay ñổi âm ñiệu ñể tạo nên những từ, câu nói có ý nghĩa khác nhau. • Trẻ chưa biết rằng người lớn nói với những âm ñiệu hay từ, câu khác nhau là ñể diễn ñạt những ý tưởng khác nhau. TẤT CẢ NHỮNG KIẾN THỨC NÀY SẼ ĐƯỢC TRẺ NGHE ĐƯỢC BÌNH THƯỜNG HOÀN THIỆN DẦN TRONG 5 NĂM ĐẦU TIÊN. TRẺ KHIẾM THÍNH SẼ HỌC ĐƯỢC NHỮNG KIẾN THỨC NÀY, HOÀN THIỆN NÓ LÂU DÀI HƠN SO VỚI TRẺ NGHE ĐƯỢC BÌNH THƯỜNG. 3. Trẻ học cách dùng ngôn ngữ ñể giao tiếp khi trò chuyện với người thân trong gia ñình. Nhờ việc trò chuyện tự nhiên, trẻ bắt ñầu tập “nói” ở mức ñộ phức tạp hơn về âm, từ. Trẻ học cách “nói” có giọng khi khám phá người khác dùng giọng ñể tác ñộng ñến người tiếp xú hoặc ñể có thêm thông tin. 4. Trẻ học cách nối kết âm, từ, câu theo quy tắc ngữ pháp nhưng ñơn giản hơn. 48 SÁCH VỚI TRẺ NHỎ GIAI ĐOẠN MỘT: Trẻ mới sinh Để khám phá, thăm dò, sờ mó và lấy kinh nghiệm. Sử dụng những câu thơ có vần. GIAI ĐOẠN HAI: Với trẻ sử dụng nhóm MỘT – HAI từ Hãy chọn những sách: • Hấp dẫn trẻ ở ñộ tuổi này • Rõ ràng và nhiều màu sắc. • Ít chữ. • Có mẫu chuyện rất ñơn giản. • Lặp lại. Khi ñọc: • Đưa ra ngôn ngữ ñơn giản - chứa ñựng nội dung. • Sử dụng những từ của chính mình. • Theo sự thích thú của trẻ. • Dùng những ñộng tác hay ñồ vật ñể giải thích câu chuyện. GIAI ĐOẠN BA: Với những trẻ ñã sử dụng CÂU: Hãy chọn nhũng sách: • Có mẫu chuyện nhiều chi tiết hơn. • Có cấu trúc rõ ràng (bắt ñầu, giữa, kết thúc) • Tính ña dạng (chuyện thật và hư cấu). TRƯỚC khi ñọc: • Hãy nói cái gì sẽ tiếp tục xảy ra. • Liên hệ câu chuyện với thực tế bản thân. • Hỏi câu hỏi “ Tại sao?” và nghĩ tới một số cách trả lời. • Khuyến khích ñứa trẻ hoàn chỉnh những phần ñược lặp ñi lặp lại. SAU khi ñọc: • Khuyến khích tranh luận. • Nhắc lại câu chuyện. • Phát triển câu chuyện bằng hoạt ñộng (ñóng vai/ nấu ăn...) 49 NHỮNG BÀI HÁT, NHỮNG VẦN THƠ VÀ ÂM NHẠC TẠI SAO CHÚNG TA HÁT VÀ CHƠI NHẠC? * THƯỞNG THỨC VÀ VUI CHƠI. * HOẠT ĐỘNG MÀ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI VÀ MỌI NỀN VĂN HÓA ĐỀU CÓ. BÀI HÁT CHO TRẺ KHIẾM THÍNH * Bài hát rất quan trọng cho trẻ khiếm thính cũng như cho trẻ bình thường. Chúng vui nhộn và là một phần trong nền văn hoá của họ. * Bài hát rất có ích cho trẻ khiếm thính, vì những giai ñiệu, nhịp ñiệu của bài hát/ nhạc thường là to và ở những tần số thấp ñể cho phần lớn trẻ khiếm thính có thể nghe ñược những phần này của bài hát với sự hỗ trợ của máy trợ thính thích hợp. Điều này làm cho những bài hát ñược nghe dễ hơn và tác dụng khuyến khích trẻ khiếm thính lắng nghe. MỤC ĐÍCH CỦANHỮNG BÀI HÁT CHO TRẺ KHIẾM THÍNH Ở NHÀ HOẶC Ở TRƯỜNG • Khuyến khích trẻ tham gia. • Cung cấp những hoạt ñộng thích hợp ñể khuến khích trẻ lắng nghe (mục ñích không phải là dạy trẻ khiếm thính hát ñúng ñiệu, học từ hoặc sửa lời phát âm trong bài hát). 50 ******************************************************************** GIÚP TRẺ KHIẾM THÍNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NHƯ THẾ NÀO ? Ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy, vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính là rất quan trọng, cha mẹ hãy giúp trẻ bằng cách: * Hãy nói chuyện với trẻ bằng mắt và những biểu hiện cảm xúc âu yếm thực sự của người mẹ. * Hãy tận dụng mọi tình huống hàng ngày ñể giao tiếp với trẻ. Thời gian thuận lợi nhất là trước giờ tắm và ngủ. * Lắng nghe tiếng khóc của trẻ và cố gắng tìm hiểu xem trẻ muốn nói với bạn ñiều gì ? * Cho trẻ nghe những âm thanh khác nhau: lời hát, tiếng ho, tiếng thì thầm, tiếng tích tắc của ñồng hồ, tiếng chuông gió,… * Hãy lắng nghe, ngừng lại và quan sát thái ñộ của trẻ trong cuộc trò chuyện hàng ngày. * Gọi tên trẻ và chơi trò ú òa với trẻ. * Từ những phát âm rời rạc của trẻ hãy giúp trẻ liên kết âm thanh thành những từ chỉ một sự vật hay một người nào ñó. * Nói về những chuyện diễn ra hàng ngày ñể thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ. * Khuyến khích trẻ trò chuyện bằng những tiếng bập bẹ ñầu tiên * Hãy sử dụng truyện có tranh, ảnh ñơn giản, nhiều màu sắc ñẹp tạo sự liên hệ giữa hình ảnh và con chữ cho trẻ. * Hãy nói với trẻ những câu chuyện theo ñề tài là những việc diễn ra hàng ngày ngay tại ñịa ñiểm và thời ñiểm ñó. 51 * Làm mẫu giúp trẻ nghe, nói nhiều hơn ñể tạo cơ hội cho trẻ liên kết giữa lời nói – hành ñộng – sự vật với nhau. * Trẻ hay ñặt những câu hỏi về: “gì?”, “cái gì?”, “ñâu?”, “ở ñâu?”… Hãy mở rộng vốn từ cho trẻ bằng cách trả lời những câu hỏi là những câu ñầy ñủ, rõ ràng, dễ hiểu. * Là người hiểu rõ trẻ nhất nên người mẹ hãy phiên dịch cho cả nhà hiểu những gì trẻ diễn ñạt qua những cử chỉ và lời nói của trẻ. * Hướng dẫn trẻ cách nói, chú ý quan sát trẻ khi bạn nói một ñiều gì ñó. * Bạn hãy hỏi trẻ câu hỏi như: Cái gì? Như thế nào? Khi nào? Tại sao? * Bạn hãy nói với trẻ về việc cần phải chia sẻ với các bạn. * Dạy trẻ cách bày tỏ ý muốn của mình. * Hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện ngắn, vì tuổi này trẻ rất thích ñược nghe những câu chuyện quen thuộc và thích nhắc ñi nhắc lại một số từ ngữ nào ñó. * Hãy dạy trẻ những bài hát mẫu giáo ñể trẻ hát ñi hát lại những giai ñiệu ñó * Hãy nói với trẻ những câu ngắn, rõ ràng như các câu chỉ dẫn hay yêu cầu nào ñó vì trẻ ñã có thể nhớ và làm theo từ 1 ñến 2 lệnh, chẳng hạn: “sau khi ñi vệ sinh con phải vặn vòi nước và rửa tay bằng xà phòng này”. 52 VUI CHƠI VUI CHƠI LÀ MỘT CÁCH ĐẺ TRẺ CẢM NHẬN THẾ GIỚI XUNG QUANH VÀ CŨNG LÀ CÁCH ĐỂ TRẺ HỌC TỰ NHIỆN NHẤT VUI CHƠI LÀ CÔNG VIỆC CỦA TRẺ ☻ TRONG ĐÓ TRẺ LÀ NGƯỜI KHỞI ĐẦU ☻ VUI CHƠI LÀ SỰ TỰ PHÁT ☻ LÀ CÁCH ĐỂ TRẺ TÌM HIỂU MỌI NGƯỜI XUNG QUANH ☻ LÀ MỘT PHƯƠNG TIỆN ĐỂ TỰ HỌC CÁCH SỐNG TRONG CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI ☻ LÀ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG VÀ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG ĐÓ. ☻ LÀ CƠ HỘI KHƠI DẬY ÓC TÒ MÒ CỦA TRẺ TRONG VIỆC KHÁM PHÁ, THỬ NGHIỆM VÀ KIỂM TRA LẠI NHỮNG Ý TƯỞNG ĐÃ NẢY SINH TRONG TRÍ TRẺ. ☻ LÀ CƠ HỘI GIÚP TRẺ PHÁT RIỂN SỰ TẬP TRUNG, CHÚ Ý TỐT HƠN. ☻ LÀ CÁCH THỨC ĐỂ DUY TRÌ VÀ PHÁT HUY SÁNG TẠO CỦA TRẺ. ☻ LÀ MỘT PHƯƠNG TIỆN ĐỂ TRẺ THỂ HIỆN 53 NHỮNG TRÒ CHƠI DÀNH CHO TRẺ KHIẾM THÍNH TỪ 0 ĐẾN 6 TUỔI Trò chơi ú òa. Bạn hãy : * Thập thò sau một ñồ chơi nào ñó và nói : « Cún ơi, mẹ trốn ñây ! ». Sau ñó lại tiếp tục trốn : «ồ, mẹ ñây rồi ». * Để trẻ sờ mó, cảm nhận và làm những việc trẻ thích với những ñồ vật ñã ñược giấu ñi và trẻ tìm thấy. Ví dụ như hãy cho trẻ nhìn thấy bạn giấu một vật gì ñó dưới nắp của hộp ñựng áo, hoặc giấu thập thò dưới nệm, cho trẻ tìm kiếm. * Đặt bức ảnh của một người quen lên một tấm bảng, sau ñó phủ lên ñó một tấm vải, ñể trẻ lật tấm vải lên và nói : « ồ, thấy rồi ». Làm ñồ chơi chuông có nắp cho trẻ ñể tạo ra âm thanh khi trẻ mở chúng ra, hẫy ñặt tấm ảnh của mộ thành viên ggia ñình trong ñó. Trò chơi với âm nhạc: Đừng nghĩ rằng con bạn không thể chơi với âm nhạc, bế vận có làm ñiều ñó! * Hãy chuẩn bị cho bé: trống con, thìa (gỗ, sắt), xắc xô,… * Bật nhạc lên bất cứ loại nhạc nào: ñồng dao, thiếu nhi, nhạc phim, nhạc quảng cáo,… ---  Và bây giờ hãy hướng dẫn trẻ nhún nhày theo nhạc. (Nhớ ñừng bắt trẻ gõ ñúng theo nhạc mà chỉ cần trẻ thích thú với trò chơi). 54 Trò chơi trốn tìm: Các bé tuổi chập chững sẽ rất thích trò chơi này. Buổi sáng, khi bé vừa ngủ dậy, mẹ nấp ngay dưới tấm ga trải giường hay chiếc chăn hoặc ñể con "trốn" trong chiếc khăn tắm lớn lúc tắm. Để bé thêm thích thú, bạn có thể nhẹ nhàng cù con khi bé trốn và giả vờ kêu lên: "Ối, cái gì ñây? Có phải chân của tôi không nhỉ?". Qua trò chơi này, bạn dạy con biết rằng có những thứ dù bé không nhìn thấy nhưng vẫn có mặt ở ñó. Để thay ñổi một chút, bạn có thể choàng khăn tắm kín người bé và ñưa con sang phòng khác. Bé sẽ vui mừng khi thò ñầu ra và khám phá thấy những ñiều mới lạ. CHƠI VỚI BÓNG * Cho trẻ một số quả bóng với nhiều kích cỡ khác nhau : bóng bãi biển, bóng cao su, một số túi ñậu phộng có hình dạng khác nhau, bóng bàn bằng bọt biển, bóng bàn, bóng chơi tennis và vợt ñể trẻ ñánh bóng. * Bạn hãy sắp sẵn cho trẻ một số chỗ trượt dốc ñể trẻ ñựng bóng. * Giảm dần ñộ dốc cho ñến mặt bằng khi trẻ ñã chơi một cách thuần thục. TRÒ CHƠI VỚI NƯỚC * Đưa cho trẻ một cái xô nhỏ có nước và một cây cọ to ñể vẽ trên lối ñi, lên tường và hàng rào, hoặc một khay màu và một con lăn sơn. Chơi thổi bong bóng. Thổi bóng ñể trẻ tập ñuổi và bắt. * Cho trẻ lấy nước ñầy vào những chiếc xô bé từ một vòi nhỏ của chiếc xô lớn. 55 VẼ BẰNG NGÓN TAY: * Cho trẻ một thìa ñầy màu và cho trẻ sờ vào màu ñể trẻ cảm nhận ñược màu vẽ. * Để một chậu nước ấm bên cạnh ñể trẻ rửa tay khi trẻ muốn tránh sử dụng màu ăn tay. * Hãy cho trẻ vẽ tay lên một bảng nhựa trắng, ñặt trên một cái bàn, một phiến ñá. Trò chơi phân loại ñồ vật: Tập cho trẻ phân loại những ñồ dùng ñể bé hiểu thêm khái niệm về nhóm. Ví dụ như nhờ trẻ tách rời những ñồ chơi xe hơi ra khỏi ñồ chơi máy bay rồi ñếm xem mỗi nhóm có bao nhiêu cái. Bộ xếp hình tự tạo * Bạn có thể cung cấp cho trẻ những bộ ñồ chơi do mình tự tạo. * Hãy khoét thủng một hộp giấy cứng những hình cơ bản, sau ñó bảo trẻ nhét những mẩu gỗ hoặc bóng vào trong lỗ ñó. * Dán một tranh vẽ lên một miếng bìa và bọc lại bằngnilon. Bạn ñặt các ñồ chơi vào trong một cái hộp và bảo trẻ tìm ñồ chơi có hình giống như trong tranh. 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trẻ khiếm thính là những trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hòa nhập cuộc sống, ñặc biệt là quá trình giao tiếp. Khi trong gia ñình có trẻ khiếm thính, cha mẹ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp cũng như chăm sóc-giáo dục con. Hầu hết cha mẹ trẻ khiếm thính ñều ñã nhận thức ñúng ñắn về khuyết tật của con mình. Họ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc, giáo dục con mình. Họ tìm mọi cách ñể giúp ñỡ con vượt qua khiếm khuyết của bản thân mình. Phần lớn cha mẹ trẻ khiếm thính kỳ vọng rất nhiều vào chương trình can thiệp sớm. Nhưng do nhiều nguyên nhân như: cha mẹ trẻ chưa thực sự hiểu về khuýet tật của con mình, chưa nhận ñược sự cộng tác từ trẻ, ñặc biệt tài liệu chưa ñáp ứng hết các nhu cầu của họ. Tài liệu mà họ mong muốn phải là một bộ tài liệu ngắn gọn, rõ ràng, trình bày khoa học, có tranh minh họa và các thông tin trình bày phải ñầy ñủ và chính xác. Xuất phát từ những nhu cầu trên, chúng tôi mạnh dạn tiến hành biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn cha mẹ trong chương trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính trong. Hi vọng bộ tài liệu sẽ là “cẩm nang” hỗ trợ ñặc lực cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc- giáo dục ñứa con khiếm thính của mình. 2. Khuyến nghị: * Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: - Xây dựng trung tâm can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng, mở các khóa tập huấn can thiệp sớm cho ñội ngũ cán bộ chuyên gia và cha mẹ trẻ. * Đối với chính quyền ñia phương: - Tạo mọi ñiều kiện tốt nhất ñể cha mẹ trẻ ñược tiếp thu thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả. * Đối với cha mẹ trẻ khiếm thính: - Thường xuyên tham khảo sách báo, thu thập thông tin có liên quan ñến can thiệp sớm cho trẻ. - Cha mẹ phải tham gia nhiệt tình và cộng tác tốt với các chuyên gia can thiệp sớm. - Các bậc cha mẹ phải có mối liên hệ, giúp ñỡ nhau. 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ GDĐT (2005), Can thiệp sớm và Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật , Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các trường sư phạm. [2]. Khoa giáo dục ñặc biệt (2002), Kỷ yếu hội nghị khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. [3]. Lê Thị Hằng (2006), Tài liệu bài giảng can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, Khoa Tâm lý – Giáo dục, ĐHSP, Đại học Đà Nẵng. [4]. Lê Thị Hằng (2009), Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ khiếm thính tại các trường chuyên biệt trên ñịa bàn Tp Đà nẵng, Khoa Tâm lý – Giáo dục, ĐHSP, Đại học Đà Nẵng. [5]. Nguyễn Thị Minh Anh, Trương Thị Tuyết(2003), Bài tập nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội [6]. Nguyễn Thị Hoàng Yến(2005), Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. [7]. Nguyễn Xuân Việt(2008), Luận văn tốt nghiệp biện pháp bời dưỡng cho các bậc phụ huynh kiến thức-kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ tại gia ñình ở Tp Đà nẵng, Khoa GDĐB, ĐHSPĐN [8]. PGS.TS. Cao Minh Châu và các cộng sự (2007), Một số dạng tật thường gặp ở trẻ em cách phát hiện và huấn luyện, NXB Y học. [9] PGS.TS. Cao Minh Châu và các cộng sự (2007), Phục hồi chức năng trẻ khuyết tật tại gia ñình, NXB Y học. .[10]. Trần Thị Trọng Lễ (1998), Luận văn tốt nghiệp tìm hiểu cách thức chăm sóc và giáo dục của phụ huynh tại gia ñình ñối với trẻ bị khiếm thính tại TPHCM, Khoa GĐB, ĐHSPHN [11]. Trung tâm giáo dục trẻ có tật (1993), Giáo dục cho trẻ có tật tại gia ñình, NXB Hà Nội. [12]. Trường ĐHSP Hà Nội (2001), Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính, Hà Nội 58 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cha mẹ trẻ khiếm thính) Kính thưa Anh (Chị)! Vấn ñề chăm sóc - giáo dục trẻ khiếm thính trước tuổi ñi học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác can thiệp sớm. Để trao ñổi kinh nghiệm chăm sóc - giáo dục trẻ khiếm thính nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất. Xin Anh (Chị) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn ñề sau ñây: Xin Anh (Chị) vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn vào những ý kiến mà Anh (Chị) lựa chọn: Câu 1: Anh (Chị) hiểu khái niệm can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính như thế nào? a. Can thiệp sớm là những chỉ dẫn và các dịch vụ dành cho trẻ và gia ñình trẻ khuyết tật trước tuổi tiểu học nhằm kích thích và huy ñộng sự phát triển tối ña của trẻ, tạo ñiều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường và cuộc sống sau này. b. Can thiệp sớm là chương trình hướng dẫn phụ huynh có con bị khiếm thính, giúp họ biết cách trực tiếp giúp ñỡ con mình phát triển khả năng giao tiếp, khả năng nghe và nói ngay từ khi còn nhỏ. c.Ý kiến khác .......................................................................................................................... ............................................................................................................................................ Câu 2: Theo Anh (Chị) can thiệp sớm có ý nghĩa như thế nào? a. Giảm bớt căng thẳng về vấn ñề tình cảm của cha mẹ, góp phần quan trọng vào quá trình chấp nhận, cải thiện ñược mối quan hệ giữa cha mẹ với trẻ. b. Giúp mọi người có thái ñộ ñúng ñắn ñối với trẻ. c. Có thể ngăn ngừa những nhân tố nguy hiểm tới ñứa trẻ, thực hiện chức năng chữa bệnh, ngăn cản việc chậm phát triển cũng như các khuyết tật khác gia tăng. d. Tất cả các ý kiến trên. e. Ý kiến khác...................................................................................................................... ............................................................................................................................................. Câu 3: Anh (Chị) có tham gia chương trình can thiệp sớm không? a.Có. b.Không. Nếu có thì thời gian bao lâu: .............................................................................. 59 Câu 4: Trong quá trình thực hiện can thiệp sớm cho cháu, Anh (Chị) có nhận ñược tài liệu hướng dẫn can thiệp sớm hay không? a. Có. b. Không. Nếu có thì Anh (Chị) có hài lòng về tài liệu ñó hay không?................................................... Câu 5: Anh (Chị) có kỳ vọng gì ñối với chương trình can thiệp sớm không? a. Tài liệu hướng dẫn. b. Trình ñộ giáo viên. c. Sự phát triển của cháu. d. Không có kỳ vọng gì. Câu 6 : Anh (Chị) có mong muốn gì về những tài liệu hướng dẫn trong chương trình can thiệp sớm? (Đánh số thứ tự 1,2,3... vào những ý kiến mà Anh (Chị) lựa chọn) A. Về nội dung tài liệu:  Những vấn ñề chung về tật ñiếc.  Những vấn ñề chung về thính học.  Những kiến thức về ngôn ngữ, giao tiếp.  Ý kiến khác: ................................................................................................................... B. Về hình thức tài liệu:  Thông tin ngắn gọn, rõ ràng.  Sử dụng ngôn ngữ thông dụng.  In ñậm những từ, ý chính.  Có hình ảnh minh hoạ.  Mỗi thông tin ñược trình bày trong 1 hoặc 2 trang của một tờ giấy A4.  Có biểu tượng hoặc một cách trình bày ñặc biệt ñể dễ dàng nhận ra ñó là tài liệu của chương trình can thiệp sớm.  Ý kiến khác:....................................................................................................................... Câu 7: Anh (Chị) nhận thức như thế nào về vai trò của mình trong công tác can thiệp sớm cho trẻ? a. Giữ vai trò trung tâm. b. Là người hỗ trợ. Xin chân thành cảm ơn Anh (Chị)! 60 PHỤ LỤC 2 PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA Để kiểm nghiệm tính phù hợp và tính hiệu quả của bộ tài liệu hướng dẫn can thiệp sớm dành cho cha mẹ trẻ khiếm thính từ 0 ñến 3 tuổi trên ñịa bàn thành phố Đà Nẵng, xin thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về những nội dung sau: Tính phù hợp Tính hiệu quả TT Nội dung Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả A Những thông tin chung 1 Tại sao phải cần can thiệp sớm? 2 Khả năng của trẻ khiếm thính. 3 Cha mẹ là nhân tố quan trọng giúp trẻ khiếm thính phát triển giao tiếp bằng lời nói. 4 Tại sao ta sử dụng phương pháp dùng lời hơn là phương pháp dùng tay? 5 Tại sao ta sử dụng phương pháp hội thoại/trò chuyện ñể phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính. B Những thông tin về thính học 1 Tạo môi trường nghe thích hợp. 2 Chúng ta nghe như thế nào? 3 Điếc tiếp nhận. 4 Điếc dẫn truyền 5 Thính lực ñồ. 6 Các loại máy trợ thính. 7 Máy trợ thính ñeo sau tai. 8 Máy trợ thính hộp. 61 9 Túi ñeo máy trợ thính 10 Lần ñầu tiên ñeo máy trợ thính 11 Hướng dẫn sử dụng hộp hút âm. 12 Hướng dẫn sử dụng ống nghe kiểm tra âm thanh của máy trợ thính 13 Cần làm gì khi máy trợ thính không hoạt ñộng tốt C Những thông tin về phát triển ngôn ngữ và giao tiếp 1 Ngôn ngữ phát triển như thế nào? 2 Trò chuyện. 3 Sách với trẻ nhỏ 4 Những bài hát, những vần thơ và âm nhạc 5 Giúp trẻ 1 tuổi phát triển ngôn ngữ như thế nào? 6 Giúp trẻ 2 tuổi phát triển ngôn ngữ như thế nào? 7 Giúp trẻ 3 tuổi phát triển ngôn ngữ như thế nào? 8 Vui chơi. 9 Bé chơi gì lúc dưới 1 tuổi 10 Bé chơi gì lúc 1 tuổi. 11 Bé chơi gì lúc 2 tuổi. 12 Bé chơi gì lúc 3 tuổi. Xin thầy cô cho biết ñôi ñiều về bản thân Họ tên:...............................................Giới tính: Nam/Nữ Tuổi:...................... Trường:....................................................Chỗ ở:.................................................... Số năm công tác:.................................................................................................... Số năm làm việc với trẻ khiếm thính:.................................................................... Trình ñộ ñược ñào tạo:.......................................................................................... Xin chân thành cảm ơn thầy cô! 62 PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN QUAN SÁT (Quan sát cách thức hướng dẫn cha mẹ trẻ khiếm thính của chuyên gia can thiệp sớm) Thời gian: Từ ...... giờ.....ñến ...... giờ.....ngày.......tháng........năm........... Quá trình quan sát 1. Quan sát việc chuẩn bị của chuyên gia Chuyên gia có mang theo tài liệu can thiệp sớm không? Địa ñiểm can thiệp ở ñâu? Cách tiếp cận trẻ như thế nào? Chuyên gia sử dụng những phương pháp nào? 2. Quan sát diễn biến một buổi can thiệp Hoạt ñộng của chuyên gia Hoạt ñộng của cha mẹ trẻ khiếm thính Nhận xét 1. Cách tiếp cận của chuyên gia ñối với gia ñình và trẻ. 2. Giới thiệu nội dung hướng dẫn. 3. Hướng dẫn cách sử dụng tài liệu. 63 PHỤ LỤC 4: BIÊN BẢN QUAN SÁT (Quan sát cách thức chăm sóc-giáo dục trẻ khiếm thính của các bậc cha mẹ) Cách thức chăm sóc- giáo dục của cha mẹ Phản ứng của trẻ Nhận xét 1. Cách cha mẹ giao tiếp với trẻ. 2. Cách chăm sóc của cha mẹ ñối với trẻ theo sự hướng dẫn của chuyên gia can thiệp sớm. 3. Cách chăm sóc-giáo dục theo phương pháp riêng của cha mẹ. 64 PHỤ LỤC 5: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU PHƯƠNG PHÁP XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA Tính phù hợp Tính hiệu quả TT Nội dung Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả A Những thông tin chung 1 Tại sao phải cần can thiệp sớm? 12 phiếu (60%) 8 phiếu (40%) 0 phiếu (0%) 6 phiếu (30%) 12 phiếu (60%) 2 phiếu (10%) 2 Khả năng của trẻ khiếm thính. 7 phiếu (35%) 8 phiếu (40%) 5 phiếu (25%) 5 phiếu (25%) 10 phiếu (50%) 5 phiếu (25%) 3 Cha mẹ là nhân tố quan trọng giúp trẻ khiếm thính phát triển giao tiếp bằng lời nói. 9 phiếu (45%) 6 phiếu (30%) 5 phiếu (25%) 7 phiếu (35%) 8 phiếu (40%) 5 phiếu (25%) 4 Tại sao ta sử dụng phương pháp dùng lời hơn là phương pháp dùng tay? 5 phiếu (25%) 8 phiếu (40%) 7 phiếu (35%) 6 phiếu (30%) 9 phiếu (45%) 5 phiếu (25%) 5 Tại sao ta sử dụng phương pháp hội thoại/trò chuyện ñể phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính. 6 phiếu (30%) 9 phiếu (45%) 5 phiếu (25%) 7 phiếu (35%) 12 phiếu (60%) 1 phiếu (5%) B Những thông tin về thính học 1 Tạo môi trường nghe thích hợp. 11 phiếu (55%) 7 phiếu (35%) 2 phiếu (10%) 9 phiếu (45%) 8 phiếu (40%) 3 phiếu (15%) 2 Chúng ta nghe như thế nào? 8 phiếu (40%) 12 phiếu (60%) 0 phiếu (0%) 6 phiếu (30%) 10 phiếu (50%) 4 phiếu (20%) 3 Điếc tiếp nhận. 6 phiếu (30%) 9 phiếu (45%) 5 phiếu (25%) 8 phiếu (40%) 10 phiếu (50%) 2 phiếu (10%) 4 Điếc dẫn truyền 7 phiếu (35%) 10 phiếu (50%) 3 phiếu (15%) 9 phiếu (45%) 8 phiếu (40%) 3 phiếu (15%) 5 Thính lực ñồ. 3 phiếu (15%) 8 phiếu (40%) 9 phiếu (45%) 2 phiếu (10%) 10 phiếu (50%) 8 phiếu (40%) 6 Các loại máy trợ thính. 12 phiếu (60%) 8 phiếu (40%) 0 phiếu (0%) 9 phiếu (45%) 10 phiếu (50%) 1 phiếu (5 %) 7 Máy trợ thính ñeo sau tai. 10 phiếu (50%) 9 phiếu (45%) 1 phiếu (5%) 8 phiếu (40%) 12 phiếu (60%) 0 phiếu (0%) 8 Máy trợ thính hộp. 8 phiếu (40%) 10 phiếu (50%) 2 phiếu (10%) 7 phiếu (35%) 9 phiếu (45%) 3 phiếu (15%) 9 Túi ñeo máy trợ thính 11 phiếu (55%) 7 phiếu (35%) 2 phiếu (10%) 8 phiếu (40%) 9 phiếu (45%) 3 phiếu (15%) 10 Lần ñầu tiên ñeo máy trợ thính 9 phiếu (45%) 11 phiếu (55%) 0 phiếu (0%) 8 phiếu (40%) 10 phiếu (50%) 2 phiếu (10%) 65 11 Hướng dẫn sử dụng hộp hút âm. 13 phiếu (65%) 5 phiếu (25%) 2 phiếu (10%) 9 phiếu (45%) 10 phiếu (50%) 1 phiếu (5%) 12 Cần làm gì khi máy trợ thính không hoạt ñộng tốt? 12 phiếu (60%) 7 phiếu (35%) 1 phiếu (5%) 8 phiếu (40%) 12 phiếu (60%) 0 phiếu (0%) 13 Cách kiểm tra máy trợ thính. 15 phiếu (75%) 5 phiếu (25%) 0 phiếu (0%) 10 phiếu (50%) 8 phiếu (40%) 2 phiếu (10%) C Những thông tin về phát triển ngôn ngữ và giao tiếp 1 Ngôn ngữ phát triển như thế nào? 10 phiếu (50%) 9 phiếu (45%) 1 phiếu (5%) 8 phiếu (40%) 10 phiếu (50%) 2 phiếu (10%) 2 Trò chuyện. 17 phiếu (85%) 3 phiếu (15%) 0 phiếu (0%) 15 phiếu (75%) 5 phiếu (25%) 0 phiếu (0%) 3 Sách với trẻ nhỏ 12 phiếu (60%) 7 phiếu (35%) 1 phiếu (5%) 10 phiếu (50%) 9 phiếu (45%) 1 phiếu (5%) 4 Những bài hát, những vần thơ và âm nhạc 18 phiếu (90%) 2 phiếu (10%) 0 phiếu (0%) 14 phiếu (70%) 6 phiếu (30%) 0 phiếu (0%) 5 Giúp trẻ 1 tuổi phát triển ngôn ngữ như thế nào? 16 phiếu (80%) 3 phiếu (15%) 1 phiếu (5%) 12 phiếu (60%) 6 phiếu (30%) 2 phiếu (10%) 6 Giúp trẻ 3 tuổi phát triển ngôn ngữ như thế nào? 14phiếu (70%) 5 phiếu (25%) 1 phiếu (5%) 11 phiếu (55%) 9 phiếu (45%) 0 phiếu (0%) 7 Giúp trẻ 3 tuổi phát triển ngôn ngữ như thế nào? 18 phiếu (90%) 2 phiếu (10%) 0 phiếu (0%) 13 phiếu (65%) 6 phiếu (30%) 1 phiếu (5%) 8 Vui chơi. 15 phiếu (75%) 4 phiếu (20%) 1 phiếu (5%) 12 phiếu (60%) 8 phiếu (40%) 0 phiếu (0%) 9 Bé chơi gì lúc dưới 1 tuổi 14 phiếu (70%) 5 phiếu (25%) 1 phiếu (5%) 10 phiếu (50%) 8 phiếu (40%) 2 phiếu (10%) 10 Bé chơi gì lúc 1 tuổi. 13 phiếu (65%) 7 phiếu (35%) 0 phiếu (0%) 9 phiếu (45%) 7 phiếu (35%) 4 phiếu (20%) 11 Bé chơi gì lúc 2 tuổi. 12 phiếu (60%) 6 phiếu (30%) 2 phiếu (10%) 6 phiếu (30%) 13 phiếu (65%) 1 phiếu (5%) 12 Bé chơi gì lúc 3 tuổi. 11 phiếu (55%) 5 phiếu (25%) 4 phiếu (20%) 8 phiếu (40%) 10phiếu (50%) 2 phiếu (10%) Tổng số phiếu: 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBiên soạn tài liệu dành cho cha mẹ trẻ khiếm thính trong quá trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tại trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiể.pdf