Cá nhân tố tụng dân sự đề 6
Đề bài số 6
Trong một lần xô xát, anh A làm anh B bị thiệt hại. Ngày 23/05/2007 anh B kiện anh A ra Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Sau khi Tòa án thụ lí vụ án mặc dù các đương sự không yêu cầu nhưng để đảm bảo giái quyết đúng đắn vụ án Tòa án đã tiến hành trưng cầu giám định mức độ thiệt hại sức khỏe của anh B. Anh A đã khiếu nại quyết định trưng cầu giám định của Tòa án vì cho rằng Tòa án không được tự mình ra quyết định trưng cầu giám định. Hỏi:
a. Lí do khiếu nại này của A có cơ sở để chấp nhận không? Tại sao?
b. Giả sử A có nơi cư trú tại quận 1 thành phố H, B cư trú tại quận K thành phố Đ và tai nạn xảy ra tại thành phố TH thuộc tỉnh T. Hãy xác định những Tòa án có thẩm quyền mà B có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết vụ án?
a. Lí do khiếu nại này của A có cơ sở để chấp nhận không? Tại sao?
Lí do khiếu nại của A có cơ sở để chấp nhận. Bởi:
Điểm đ tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục IV Nghị quyết 04/2005/NQ – HĐTP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 về “Chứng minh và chứng cứ” quy định như sau:
“1. Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong các trường hợp do BLTTDS quy định; cụ thể như sau:
1.1. Chỉ khi đương sự có yêu cầu, thì Tòa án mới tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau đây:
đ) Trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại (Điều 90 của BLTTDS);
1.2. Tòa án chỉ có thể tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau đây:
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2961 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cá nhân tố tụng dân sự đề 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Lí do khiếu nại này của A có cơ sở để chấp nhận không? Tại sao?
Lí do khiếu nại của A có cơ sở để chấp nhận. Bởi:
Điểm đ tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục IV Nghị quyết 04/2005/NQ – HĐTP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 về “Chứng minh và chứng cứ” quy định như sau:
“1. Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong các trường hợp do BLTTDS quy định; cụ thể như sau:
1.1. Chỉ khi đương sự có yêu cầu, thì Tòa án mới tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau đây: …
đ) Trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại (Điều 90 của BLTTDS);
…
1.2. Tòa án chỉ có thể tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau đây:
a) Lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết (khoản 1 Điều 87 của BLTTDS);
b) Đối chất khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng (khoản 1 Điều 88 của BLTTDS);
c) Định giá tài sản trong trường hợp các bên thỏa thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí (điểm b khoản 1 Điều 92 của BLTTDS).”
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì Tòa án không được tự mình ra quyết định trưng cầu giám định mức độ thiệt hại về sức khỏe khi không có yêu cầu của đương sự. Tức là lí do khiếu nại của A hoàn toàn có cơ sở để chấp nhận.
b. Hãy xác định những Tòa án có thẩm quyền mà B có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết vụ án?
Tranh chấp giữa anh A và anh B là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại khoản 6 điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
Xét thẩm quyền theo cấp Tòa án:
Điểm a khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định: “1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;”.
Như vậy, tranh chấp ở đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện (nói chung).
Xét thẩm quyền theo lãnh thổ:
Điểm a, b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định:
“1.Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc… có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự,… quy định tại các điều 25,… của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc… giải quyết những tranh chấp về dân sự,… quy định tại các điều 25,… của Bộ luật này;…”
Điểm d khoản 1 Điều 36 quy định:
“1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự,… trong các trường hợp sau đây:…
d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;…”
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì những Tòa án có thẩm quyền giải quyết mà B có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết vụ án là: Tòa án nhân dân quận 1 thành phố H, Tòa án nhân dân quận K thành phố Đ, Tòa án nhân dân thành phố H thuộc tỉnh T.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
Nghị quyết 04/2005/ NQ- HĐTP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 về “Chứng minh và chứng cứ”
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2009
Đề bài số 6
Trong một lần xô xát, anh A làm anh B bị thiệt hại. Ngày 23/05/2007 anh B kiện anh A ra Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Sau khi Tòa án thụ lí vụ án mặc dù các đương sự không yêu cầu nhưng để đảm bảo giái quyết đúng đắn vụ án Tòa án đã tiến hành trưng cầu giám định mức độ thiệt hại sức khỏe của anh B. Anh A đã khiếu nại quyết định trưng cầu giám định của Tòa án vì cho rằng Tòa án không được tự mình ra quyết định trưng cầu giám định. Hỏi:
a. Lí do khiếu nại này của A có cơ sở để chấp nhận không? Tại sao?
b. Giả sử A có nơi cư trú tại quận 1 thành phố H, B cư trú tại quận K thành phố Đ và tai nạn xảy ra tại thành phố TH thuộc tỉnh T. Hãy xác định những Tòa án có thẩm quyền mà B có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết vụ án?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cá nhân tố tụng dân sự đề 6.doc