Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò

- Tạo cơ chế chính sách, hỗ trợ kinh phí cho du lịch Cửa Lò chuẩn hóa bộ máy tổ chức- quản lý, các chương trình nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm du lịch Cửa Lò trở thành trung tâm du lịch vùng Bắc Trung Bộ có chất lượng cao - Đầu tư, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. Thu hút các nguồn vốn để phát triển đồng bộ CSHT phục vụ du lịch kịp thời. - Có cơ chế khuyến khích cho các cơ sở kinh doanh du lịch nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm du lịch độc đáo. - Hỗ trợ đào tào tạo đội ngũ quản lý, nhân viên kinh doanh du lịch có chất lượng cao đáp ứng phát triển nhu cầu của du khách. - Có chính sách thu hút nhân tài hấp dẫn để có nhiều người tài về làm việc tại Cửa Lò và Tỉnh Nghệ An. - Hỗ trợ nhân dân địa phương nơi có du lịch về đào tạo các kiến thức mới về du lịch, dịch vụ và bảo vệ tài nguyên môi trường

pdf26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4810 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò : Luận văn ThS. Du lịch / Phạm Thị Hường ; Nghd. : TS. Vũ Mạnh Hà PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Cửa Lò là một vùng đất có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời và thật may mắn Cửa Lò được thiên nhiên ban tặng bãi tắm và danh thắng đẹp đến ngỡ ngàng. Từ xứ biển nghèo, mang dáng dấp của một làng chài, Cửa Lò rũ cát đứng lên thành một đô thị du lịch trẻ trung tràn đầy sức sống như hôm nay. Cửa Lò đang lớn lên và ngày càng duyên dáng, hấp dẫn, không những là nơi hội tụ hồn thơ, điệu nhạc mà còn là điểm hẹn lý tưởng của du khách gần xa, của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để chắp cánh cho Cửa Lò ngày càng phát triển. Thị xã Cửa Lò cách Thành phố Vinh 16km về phía Đông, Thủ đô Hà Nội gần 300km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 1.400km về phía Nam. Với bờ biển dài 10.2km và các điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, Cửa Lò đang trở thành điểm đến của những du khách trong và ngoài nước. Vào mùa vụ du lịch, từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, Cửa Lò đã đón hàng triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển… Tuy nhiên do hoạt động du lịch tại bãi biển Cửa Lò chỉ diễn ra ồ ạt vào mùa vụ nên đã gây ra một số tác động bất lợi đến nhiều lĩnh vực như kinh tế- xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài nguyên du lịch, khách du lịch. Ví dụ vào mùa vụ du lịch từ tháng 4 đến tháng 8, lượng du khách tập chung tại bãi biển vượt quá sức chứa, công suất sử dụng buồng, phòng khách sạn đạt 100%, thậm chí vào những - 2 - ngày cuối tuần, du khách rất khó để tìm được chỗ nghỉ ngơi ưng ý nhưng ngoài thời gian này bãi biển Cửa lò lại hết sức vắng vẻ, các khách sạn, nhà hàng lại đóng cửa… Nhìn chung, tính mùa vụ trong du lịch tại bãi biển Cửa Lò có tác động đến tiến trình hoạt động của ngành du lịch của thị xã trong thời gian của năm Hoạt động kinh doanh du lịch biển Cửa Lò bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tính mùa vụ du lịch . Điều này đang làm đau đầu các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các nhà doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, các nghiên cứu về tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò chỉ dừng lại ở một số bài viết trên các tạp chí hoặc những cố gắng riêng lẻ của các doanh nghiệp mà chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào để đưa ra những luận cứ khoa học về bản chất, nguyên nhân hình thành, hướng tác động cũng như các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của tính mùa vụ du lịch. Việc xác định được những yếu tố chính của hiện tượng này sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực của tính mùa vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò. Chính vì vậy việc nghiên cứu tính mùa vụ du lịch không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động phát triển du lịch tại bãi biển Cửa Lò. Với lý do như vậy tác giả luận văn đã quyết định lựa chọn đề tài: “Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch biển tại bãi biển Cửa Lò. - Đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu sự tác động bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Căn cứ vào mục tiêu đề ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan lý luận về tính mùa vụ du lịch. - 3 - - Thu thập phân tích các số liệu về hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò, mức độ ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương. - Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp hạn chế ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ du lịch trong hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò trong điều kiện Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính mùa vụ du lịch và ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch biển chñ yÕu trong ph¹m vi thÞ x Cöa Lß- NghÖ An - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tiến hành trong thời gian 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009, đặc biệt là năm 2009. Các nghiên cứu được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo tính cập nhật và khách quan của số liệu và tư liệu thu thập 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn bao gồm: - Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống - Phương pháp tiếp cận thống kê - Phương pháp điều tra thực địa - Phương pháp chuyên gia 5. Bố cục của luận văn Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn được cấu thành 3 chương như sau: Chương 1 Cơ sở lý luận về tính mùa vụ du lịch - 4 - Chương 2 Du lịch biển Cửa Lò và tác động của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò Chương 3 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH MÙA VỤ DU LỊCH 1.1 Tính mùa vụ du lịch 1.1.1 Khái niệm Tính mùa vụ du lịch tại một đơn vị lãnh thổ nào đó là tập hợp các biến động có tính chu kỳ theo thời gian trong năm của cung và cầu du lịch. Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Tính mùa vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịch được đánh giá cho tài nguyên tự nhiên và nhân văn. 1.1.2 Bản chất 1.3. Các đặc điểm của tính mùa vụ du lịch Tính mùa vụ du lịch là một tồn tại khách quan, nó xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới 1.2. Các yếu tố cơ bản hình thành tính mùa vụ du lịch 1.2.1 Các yếu tố từ cầu du lịch 1.2.1.1. Khái niệm cầu du lịch - 5 - Cầu là một phạm trù kinh tế - xã hội và được hiểu là hình thức xuất hiện các nhu cầu có khả năng thanh toán của nhân dân đối với các hàng hoá và dịch vụ. Cầu chỉ xuất hiện khi có 2 điều kiện: - Các cá nhân, tập thể có những phương tiện thanh toán nhất định để mua các hàng hoá và dịch vụ. - Hàng hoá và dịch vụ có khả năng xuất hiện trên thị trường. Như vậy “ Cầu du lịch” là hình thức biểu hiện nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ để đảm bảo cho sự đi lại, lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, nghề nghiệp và tham gia vào các hoạt động xã hội đặc biệt. “ Cầu du lịch” được cấu thành bởi 2 nhóm: “ cầu” về dịch vụ du lịch và “ cầu” về hàng hoá vật chất. “ Cầu” về dịch vụ du lịch bao gồm “ cầu” về các loại dịch vụ vận chuyển, lưu trú và ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ đặc trưng và hàng hoá lưu niệm. “ Cầu” về hàng hoá gồm cầu về hàng hoá ở nơi cư trú thường xuyên, hàng hoá tại điểm du lịch phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ và mang về nơi cư trú. 1.2.1.2. Các đặc điểm của “ Cầu du lịch” - Đặc tính dễ thay thế - Tính linh hoạt của “ Cầu du lịch” - Sự phân bố không đều của “ Cầu du lịch” 1.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành “ Cầu du lịch” - Điều kiện khí hậu – tự nhiên - Yếu tố tâm sinh lý - Các yếu tố kinh tế - xã hội - Trình độ văn hoá, nghề nghiệp và thị hiếu của du khách - Tỷ giá trao đổi ngoại tệ - Mức độ thuận lợi để có được dịch vụ, hàng hoá cần thiết thoả mãn nhu cầu của khách. - Tác động của tuyên truyền quảng cáo và các phương tiện vận chuyển - 6 - - Các điều kiện chính trị - Khả năng cung ứng của “ Cung du lịch” 1.2.1.4. Tác động của “ Cầu du lịch” đến việc hình thành tính mùa vụ du lịch 1.2.2. Các yếu tố cơ bản từ “ Cung du lịch” 1.2.2.1 Khái niệm “Cung du lịch” là hình thức biểu hiện của sản xuất các hàng hoá và dịch vụ du lịch cho thị trường. Nó là biểu hiện vật chất của các khả năng cung ứng các hàng hoá và dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn “Cầu du lịch”. “Cung du lịch” được xác định về số lượng và chất lượng. Khía cạnh khối lượng của “Cung du lịch” phản ánh khối lượng và cấu trúc của hàng hoá, dịch vụ có thể thực hiện trên thị trường vào một thời điểm nhất định. “Cung du lịch” là rất nhỏ vì vậy nhiều nhà kinh tế cho rằng trong trường hợp này khái niệm sản phẩm du lịch sẽ trùng với “Cung” trong du lịch. 1.2.2.2. Các đặc điểm của “Cung du lịch” - “Cung du lịch” là một đại lượng thực nhưng lại không có hình thức vật chất - Tính kém linh hoạt - Mức độ chuyên môn hoá cao 1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành “Cung du lịch” - Sự phát triển của lực lượng sản xuất và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất các hàng hoá và dịch vụ - Trạng thái của Cầu du lịch - Giá cả của thị trường du lịch 1.2.2.4 Tác động của “Cung du lịch” đến việc hình thành tính mùa vụ du lịch Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài của mùa vụ du lịch thông qua “Cung du lịch”. Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt động trong cơ sở du lịch ảnh hưởng lớn đến việc phân - 7 - bố các nhu cầu có khả năng thanh toán theo thời gian. Chính sách giá cả, các hoạt động tuyên truyền quảng cáo cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề nêu trên. Điều kiện và tài nguyên du lịch cũng ảnh hưởng đến tính mùa vụ du lịch thông qua việc tác động mạnh lên Cung trong du lịch 1.2.2.5. Tác động của tài nguyên du lịch đến việc hình thành tính mùa vụ du lịch. * Khái niệm * Tài nguyên du lịch là yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch * Tài nguyên du lịch là điều kiện thực hiện các hoạt động du lịch 1.3 Tác động của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch Tính mùa vụ có ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành du lịch và vì vậy, tính mùa vụ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương – nơi có hoạt động du lịch diễn ra. Tính mùa vụ tác động tiêu cực đến tất cả các thành phần của quá trình hoạt động du lịch như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, lao động trong du lịch và cả khách du lịch. 1.3.1 Tác động của tính mùa vụ đến cầu du lịch Tính mùa vụ du lịch không chỉ cản trở hoạt động của các doanh nghiệp mà còn gây nên nhiều phiền toái cho phần lớn du khách 1.3.2 Tác động của tính mùa vụ du lịch đến cung du lịch 1.3.2.1 Tác động đến công tác tổ chức quản lý và hiệu quả kinh doanh 1.3.2.2 Các tác động đến kinh tế - xã hội 1.3.2.3 Tác động đến tài nguyên và môi trường du lịch 1.4 Tác động của tính mùa vụ du lịch đến loại hình du lịch biển ở Việt Nam 1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 2 Việc nghiên cứu lý thuyết đã cho thấy được các yếu tố cơ bản tạo thành tính mùa vụ du lịch và mức độ ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ đến cả cung và cầu du lịch. Từ đó cũng thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đồng thời phải bảo vệ được tài nguyên du lịch không những - 8 - để cho nhiều thế hệ sau được hưởng lợi mà còn là một trong những yếu tố để tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng quanh năm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khách hàng ngày càng nhận được giá trị bằng và cao hơn giá trị họ mong muốn, từ đó thúc đẩy phát triển du lịch càng mạnh và hạn chế được những tác động bất lợi của tính mùa vụ du lịch…, người dân có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện được đời sống ngày càng sung túc hơn. Cũng theo cơ sở lý luận trên, việc phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng sự phát triển du lịch Cửa Lò và các tác động bất lợi của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò là rất cần thiết. Việc nghiên cứu này nhằm phát hiện được các giải pháp tối ưu để phát triển trung tâm du lịch Cửa Lò thành một trong những Trung tâm du lịch tầm cỡ trong khu vực và quốc tế ở tương lai. Xuất phát từ đó mà chương tiếp theo, chúng tôi sẽ vận dụng cơ sở lý luận vào việc đi sâu phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò. Để có thể có được những căn cứ khoa học, và xây dựng một số giải pháp định hướng cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị tường, đảm bảo hạn chế tối đa sự tác động của tính mùa vụ, sớm đưa Cửa Lò thành một trong những đô thị Du lịch có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn và chất lượng cao, thu hút được mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng Cửa Lò. CHƯƠNG 2: DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH MÙA VỤ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ 2.1 Khái quát về Cửa Lò 2.2 Khả năng cung ứng du lịch biển của Cửa Lò 2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên * Vị trí địa lý * Tài nguyên đất - 9 - * Khí hậu * Tài nguyên biển- đảo- ao hồ 2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn * Các di tích lịch sử văn hóa * Các lễ hội 2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch 2.2.3.1 Cơ sở lưu trú du lịch Trong những năm gần đây, để bảo đảm cho nhu cầu về lưu trú của khách du lịch đến Cửa Lò không ngừng tăng lên ( trung bình tăng khoảng 24,5% /năm), một số khách sạn mới đã được xây dựng, nhiều khách sạn cũ đã được đầu tư nâng cấp Bảng 2.1 Tình hình phát triển cơ sở lưu trú ở Cửa Lò giai đoạn 2003-2007 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tăng TB ( %) Cơ sở lưu trú 116 132 175 188 202 12,2 Số phòng nghỉ 2.120 3.210 3.963 4.802 5.100 25,5 Số giường 4.455 7.100 8.258 9.701 11.000 28,4 %Tăng ( cơ sở lưu trú) 61,11 13,79 32,58 7,43 7,45 24,5 % tăng ( số phòng nghỉ) 36,16 51,42 23,46 21,17 6,21 27,7 [ Nguồn: Phòng VHTT - DL, UBND thị xã Cửa Lò] [22] Biểu đồ 2.2 : Tốc độ phát triển cơ sở và phòng lưu trú - 10 - [ Nguồn: Phòng VHTT - DL, UBND thị xã Cửa Lò] Từ số liệu trên cho thấy: Số lượng cơ sở lưu trú có xu thế tăng nhanh trong giai đoạn 2005-2008 và bắt đầu chậm lại trong từ năm 2008. Số lượng cơ sở lưu trú tăng chủ yếu là cơ sở có quy mô lớn và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên công suất sử dụng phòng trung bình cả năm chỉ đạt từ 23-25%. Do đó hiệu quả kinh doanh ở Cửa Lò chưa cao. Nguyên nhân chính là hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ để phát triển du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách, cơ sở lưu trú còn nhỏ lẻ, manh mún, dịch vụ ít, chất lượng thấp. Đội ngũ quản lý, công nhân viên du lịch còn yếu, công tác quảng bá du lịch, quan hệ công chúng còn nhiều hạn chế, chỉ kinh doanh 4 tháng trong mùa vụ [ 29] Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tiêu chuẩn cơ sở lưu trú năm 2008 [ Nguồn: Phòng VHTT - DL - UBND thị xã Cửa Lò] Tóm lại : Cơ sở lưu trú hiện nay chưa thể đáp ứng nhu cầu mong muốn ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. 2.2.3.2 Các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống [ 21] ;[23] Cơ cấu tiêu chuẩn cơ sở lưu trú theo số khách sạn nhà nghỉ Đạt tiêu chuẩn 20.8% Bình thường 74.1% 4 sao 0.5% 3 sao 0.5% 1 sao 0.9% 2 sao 3.3% - 11 - Tại trung tâm du lịch thị xã Cửa Lò có khoảng 450 cơ sở kinh doanh ăn uống, trong đó có 79 nhà hàng kiên cố được xây dựng dọc theo bãi tắm Thu Thủy và Nghi Thu và khoảng 120 nhà hàng trong hệ thống khách sạn, còn lại chủ yếu các nhà hàng tạm Tuy nhiên số nhà hàng có khả năng phục vụ khách quốc tế rất khiêm tốn, mới chỉ có khoảng 5 nhà hàng nằm trong hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên 2.2.3.3 Hệ thống vui chơi giải trí [21] Hệ thống và các hạng mục vui chơi giải trí ở Cửa Lò còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa có công trình vui chơi giải trí nào có quy mô lớn và hiện đại để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng cao của du khách, do đó du khách đến Cửa Lò thường lưu lại vài ngày là chán, mặc dầu vẫn rất thích tắm biển Cửa Lò 2.2.3.4 Dịch vụ mua sắm [42] Với các cơ sở chợ và hệ thống bán đồ lưu niệm trên chưa thể làm du khách hài lòng, vì tất cả các sản phẩm được bán đều chủ yếu là sản phẩm giản đơn chủ yếu phục vụ khách địa phương, đồ lưu niệm ở bãi biển nào trong cả nước đều giống nhau, chưa có sản phẩm độc đáo để phục vụ du khách. Chưa có trung tâm thương mại lớn để đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của du khách, ngoài chợ hải sản phục vụ sản phẩm biển tươi sống. [37] 2.2.3.5 Hoạt động lữ hành và chương trình du lịch [ 24] ; [25] * Hoạt động lữ hành * Tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ trung tâm du lịch Cửa Lò. 2.2.4 Cơ sở hạ tầng du lịch [23] * Hệ thống cung cấp điện [5] *Về hệ thống cung cấp nước [54,53] * Hệ thống tiêu và xử lý nước thải * Hệ thống bưu chính viễn thông và truyền hình * Hệ thống ngân hàng 2.2.5 Hệ thống giao thông * Các tuyến đường * Tuyến và phương tiện vận chuyển du lịch - 12 - 2.2.5 Nguồn nhân lực du lịch 2.2.5.1 Thực trạng dân số và lao động [ 37, 67] Biểu đồ 2.4: Nhân lực du lịch- dịch vụ trong cơ cấu lao động năm 2008 Công Nghiệp- XD, 1560, (7%) Du lịch-dịch vụ, 12276, (57%) Nông- Lâm –Thủy, 6360, (30%) Thất nghiệp, 1350, (6%) [ Nguồn: Phòng Kinh tế-UBND thị xã Cửa Lò] 2.2.5.2 Xét về chất lượng nhân lực du lịch * Xét về trình độ: Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu trình độ lao động theo từng lĩnh vực trong ngành du lịch 1 2 243 20 51 13 716 153 152 43 1237 2489 0 500 1000 1500 2000 2500 Lao động Trên đại học Đại Học Cao đẳng Trung cấp Sơ câp Chưa qua đào tạo Khách sạn Nhà hàng+ DV phụ trợ [ Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Cửa Lò ] Từ biểu đồ trên cho thấy lao động có trình độ đại học còn thấp (5,2%), cao đẳng (1,3%), trung cấp (17%), sơ cấp (3,8%) và chưa qua đào tạo chiếm đến 72,7%. Nhưng trong tổng số 5120 lao động đó thì tỷ lệ đã qua các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ du lịch chỉ khoảng dưới 20%. * Xét về chất lượng văn hóa ứng xử - 13 - Vì những lý do trên nên trình độ quản lý kinh doanh du lịch, thái độ ứng xử, giao tiếp của các lao động phục vụ dịch vụ du lịch còn hạn chế, chưa tạo được tính chuyên nghiệp và duyên dáng tạo được dấu ấn cho du lịch biển Cửa Lò, nếu so sánh với các các yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm du lịch thì có thể thấy rằng chất lượng dịch vụ du lịch Cửa Lò chưa đạt, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, đặc biệt trong xu thế hội nhập như ngày nay, khả năng cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn trong việc phát triển bền vững du lịch Cửa Lò 2.3 Tác động của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò 2.3.1 Tác động đến cầu du lịch 2.3.1.1 Lượng khách đến Cửa Lò trong giai đoạn 2005-2009 Biểu đồ 2.6 Tình hình khách trong nước đến du lịch Nghệ An và Cửa Lò [ Nguồn: Sở VHTT- DL Nghệ An] Biểu đồ 2.7 Tình hình khách quốc tế đến du lịch Nghệ An và Cửa Lò - 14 - [ Nguồn: Sở VHTT- DL Nghệ An] Tóm lại: Nguyên nhân Cửa Lò chưa thu hút được khách quốc tế là vì ở Cửa Lò chưa có các khu resort, khách sạn cao cấp, trang thiết bị tắm biển cao cấp để phục vụ khách tắm nắng, tắm biển, và các sản phẩm du lịch phụ trợ khác. Hoạt động lữ hành kém, còn mang tính tự phát, chương trình tour du lịch chưa hấp dẫn hoặc chưa đủ khả năng tổ chức tốt các tour sinh thái, sông nước, văn hóa độc đáo vốn có ở Nghệ An để thu hút khách quốc tế. Mặt khác chất lượng các dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế, sản phẩm dịch vụ bổ sung nghèo nàn. Công tác tuyên truyền quảng bá còn hạn chế nên chưa tạo được sức hấp dẫn để thu hút khách quốc tế đến du lịch Cửa Lò. 2.3.1.2 Lượng khách đến Cửa Lò hàng tháng trong năm 2009 Bảng 2.8 Sự biến đổi số lượng du khách theo các tháng trong năm 2009 Đơn vị tính: Ngàn lượt người Thán g 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượt khách 5,2 5 10, 5 5,2 5 57, 8 134, 4 288, 7 304, 5 159, 6 52, 5 21, 0 5,2 5 5,2 5 Tỷ lệ 0,5 1 0,5 5,5 12,8 27,5 29,0 15,2 5 2,0 0,5 0,5 - 15 - Nguồn: Đánh giá tính mùa vụ trong du lịch biển thị xã Cửa Lò – tỉnh Nghệ An – Viện nghiên cứu phát triển du lịch Bảng 2.9: Lượng khách đến Cửa Lò theo các thời điểm trong năm Tháng 1 – 3 (%) Tháng 4 – 6 (%) Tháng 7 – 9 (%) Tháng 10 – 12 (%) Năm 2000 0 59,3 40,7 0 Năm 2009 2,0 45,0 50,0 3,0 Nguồn: Đánh giá tính thời vụ trong du lịch biển thị xã Cửa Lò – tỉnh Nghệ An – Viện nghiên cứư phát triển du lịch 2.3.1.3 Chi tiêu của khách du lịch Bảng 2.10: Chi tiêu của khách đến Cửa Lò hàng tháng trong năm 2009 Tháng ĐV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượt khách Ngà n lượt 5,25 10,5 5,25 57,8 134 ,4 288,7 304,5 159,6 52,5 21,0 5,25 5,25 Chi tiêu Tỷ đồng 1,4 2,8 1,4 15,7 36 78 82 43 14 5,7 1,4 1,4 Tỷ lệ % 0,4 1 0,4 5,5 12, 7 27,6 29 15,2 4,9 2 0,4 0,4 Tóm lại : Nguyên nhân du khách chi tiêu thấp là vì ở Cửa Lò ngoài tắm biển, ăn các món ăn hải sản, ngoài ra không có gì để mua, để chơi ngoài vài thứ đồ lưu niệm và dịch vụ câu mực đêm, xe đạp đôi. Hơn nữa vào ngoài mùa vụ hầu như không có dịch vụ gì để hấp dẫn du khách tới. ..Nói chung do không có chỗ chơi nên Năm ĐV 2005 2006 2007 2008 2009 Chi tiêu khách Tỷ đồng 122,5 160 256 270 283 - 16 - du khách không biết tiêu gì và nhanh chán dẫn đến không muốn ở lại lâu hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh du lịch. 2.3.2 Tác động đến cung du lịch 2.3.2.1 Doanh thu từ hoạt động du lịch giai đoạn 2005 - 2009 Bảng 2.11: Doanh thu hoạt động kinh doanh du lịch biển Cửa Lò Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 DT lưu trú 43,5 62,8 87,3 90 95 DT ăn uống 64,8 79,9 123,6 130 135 DT khác 14,2 17,3 45,1 50 55 Tổng doanh thu 122,5 160 256 270 283 Nguồn: Phòng VHTT- DL thị xã Cửa Lò Nhưng nhìn vào bảng 2.11 cho thấy, cơ cấu doanh thu dịch vụ ăn uống hàng năm vẫn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu từ kinh doanh du lịch. Các dịch vụ khác như chụp ảnh, cho thuê phao bơi, vận chuyển khách du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí… tuy có phát triển những vẫn còn rất hạn chế. Điều đó chứng tỏ hoạt động dịch vụ phụ trợ trực tiếp ở Cửa Lò chưa phát triển tốt để đáp ứng nhu cầu của du khách. Do vậy, số ngày du khách lưu trú ở Cửa Lò ngắn ( trung bình khách lưu trú lại 2,2 ngày) nên doanh thu từ các cơ sở lưu trú chưa cao so với khả năng cung cấp. Trong kinh doanh du lịch, các loại hình dịch vụ như nhà hàng, dịch vụ kinh doanh hàng hải sản, đồ lưu niệm phần lớn đều có lãi, riêng dịch vụ kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn do mang tính mùa vụ cao, khấu hao tài sản lớn nên có một số cơ sở lỗ vốn hoặc không có lãi. Chỉ tiêu Có lãi Hòa vốn Không lãi hoặc lỗ Tỷ lệ % 37,5 26,3 36 2.3.2.2 Tác động đến nguồn nhân lực du lịch Biểu đồ 2.4: Nhân lực du lịch- dịch vụ trong cơ cấu lao động năm 2008 - 17 - Công Nghiệp- XD, 1560, (7%) Du lịch-dịch vụ, 12276, (57%) Nông- Lâm –Thủy, 6360, (30%) Thất nghiệp, 1350, (6%) [ Nguồn: Phòng Kinh tế-UBND thị xã Cửa Lò] 2.3.2.3 Tác động đến tài nguyên và môi trường du lịch 2.4 Đánh giá chung 2.4.1 Những lợi thế - Thị xã Cửa Lò có được vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Nghệ An trong chiến lược phát triển Nghệ An thành trung tâm du lịch vùng Bắc Trung Bộ vào năm 2010. - Có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao, tâm linh…. - Có hệ thống các điểm du lịch vệ tinh hấp dẫn cho du lịch Cửa Lò tăng thêm các tuyến tour du lịch độc đáo để thu hút khách,đặc biệt là quốc tế như: Tour du lịch ven sông Lam, rừng sinh thái Pù Mát, … - Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn để có thể đáp ứng các nhu cầu của du khách - Được sự quan tâm của Tỉnh, ưu tiên đầu tư phát triển du lịch Cửa Lò bền vững và có hiệu quả và trở thành đô thị du lịch vào năm 2015 - Có nhiều trường đào tạo cho ngành du lịch đã và đang được triển khai xây dựng và nâng cấp để đáp ứng cụng cấp nguồn nhân lực tốt cho Cửa Lò. 2.4.2 Những hạn chế - Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú nhưng chưa được khai thác tốt lợi thế, mới chỉ đầu tư xây dựng và tôn tạo được một số khu du lịch và - 18 - khai thác theo thời vụ. Các yếu tố văn hóa tâm linh, lịch sử chưa được tôn tạo, phát huy đúng mức. - Khí hậu không thuận lợi nên việc khai thác du lịch Biển mới chỉ khai thác được một mùa. ( Từ tháng 5 dến tháng cuối tháng 9) - Nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch dịch vụ còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ, kiến thức về lịch sử và môi trường… - Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phát triển chưa đồng bộ về kiến trúc nhiều cơ sơ lưu trú thiếu mỹ quan đô thị. - Phương tiện vận chuyển còn đơn điệu, đặc biệt là phương tiện vận chuyển hành khách trên sông biển chưa đáp đáp ứng được tiêu chuẩn và chất lượng vận chuyển du khách. - Công tác quản lý quy hoạch, xây dựng cơ bản chưa chặt chẽ, còn để xẩy ra nhiều trường hợp xây dựng không tuân thủ quy hoạch, nhất là bê tông hóa đô thị. - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch rất hạn hẹp - Chất lượng sản phẩm Du lịch- Dịch vụ chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo mang tính mũi nhọn tạo được dấu ấn riêng cho du lich Cửa Lò. - Một số di tích văn hóa chưa được tôn tạo hoặc đã tôn tạo nhưng chưa đúng mức, chưa thực sự tạo được bản sắc giá trị, để thu hút du khách đến thăm viếng và tham quan. - Quản lý nhà nước về du lịch còn bất cập, chưa đồng bộ; việc thực hiện các quy chế về du lịch chưa nghiêm túc, các vi phạm chưa được xử lý kiên quyết, văn minh du lịch còn nhiều yếu kém. - Công tác thông tin quảng cáo chung chưa được tổ chức thường xuyên, các cơ sở lưu trú, dịch vụ nhà hàng chưa chú trọng đầu tư cho quảng cáo và marketing. - Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc, du lịch làng nghề truyền thống thì chưa được đầu tư khai thác, chưa tuyên truyền quảng bã rộng rãi ra thị trường quốc tế để thu hút khách du lịch quốc tế. 2.5 Kết luận chương 2 và nhiệm vụ chương 3 Thị xã Cửa Lò có nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn rất phong phú, hấp dẫn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch không ngừng nâng cấp để phát triển du - 19 - lịch. Điều đó đã được chứng minh trong chương 2. Tuy nhiên thực trạng khai thác tài nguyên kinh doanh du lịch còn hiều hạn chế như: Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn mang tính mùa vụ, chưa mở rộng thời gian và các hình thức quảng bá, kinh phí quảng bá còn hiều hạn chế, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa thực sự quan tâm mạnh tới công tác quảng bá và hoạt động PR, liên kết kinh doanh. Công tác đào tạo cho đội ngũ quản lý, và nhân viên du lịch còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch trong thị trường cạnh tranh toàn cầu như ngày nay, hơn nữa công tác bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch tuy có hướng chú trọng đầu tư, tôn tạo, nhưng mức độ bảo vệ tôn tạo chưa đồng bộ, còn giàn trải. Do đó nguy cơ bị suy thoái vẫn có thể xẩy ra. - 20 - CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA TÍNH MÙA VỤ DU LỊCH ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ 3.1. Mục tiêu phát triển du lịch 3.1.1 Mục tiêu chung phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An [40,7] 3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch Cửa Lò Phát triển du lịch Cửa Lò theo hướng du lịch 4 mùa, thành trung tâm du lịch, thương mại, hội nghị, hội thảo, đào tạo, văn hóa, thể thao lớn của Tỉnh. Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng và lợi thế của địa bàn du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch gắn liền với nâng cao chất lượng các dịch vụ để phát triển nhanh và vững chắc nền kinh tế Thị xã. 3.2 Định hướng phát triển du lịch biển Cửa Lò Danh mục Nội dung chính Loại hình du lịch - Phát triển du lịch sinh thái, du lịch tắm biển, du lịch thưởng ngoạn, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao dưới nước… - Phát triển nhanh, mạnh cả về quy mô và chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch với chất lượng ngày càng cao, - 21 - Đầu tư du lịch Lựa chọn đầu tư các công trình phục vụ du lịch một cách có trọng điểm, trọng tâm, sử dụng có hiệu quả cao đối với các công trình đã có và phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực xây dựng thêm các công trình phục vụ cho du lịch, công trình sinh hoạt văn hóa, giáo dục, thể thao, vệ sinh môi trường Thị xã. Phát triển bền vững Làm tốt công tác bảo vệ môi trường, mở rộng không gian đô thị và phát triển du lịch, coi du lịch văn hóa, du lịch sinh thái là loại hình ưu tiên phát triển bền vững, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tạo bước đột phá và tăng tốc kinh tế. Nâng cao khả năng cạnh tranh Khai thác thế mạnh vốn có của Thị xã, hình thành các ngành nghề kinh doanh dịch vụ du lịch mới như: mở các tour, các tuyến du lịch, thành lập công ty lữ hành, phát triển các nghề, các sản phẩm phục vụ khách du lịch.. Quan lý nhà nước Thực hiện tốt hơn nữa vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, ban hành những chính sách phù hợp, duy trì và đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, đảm bảo cho du lịch phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn 3.3 Các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của tính mùa vụ du lịch 3.3.1 Giải pháp về cung du lịch: Nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ tôn tạo tài nguyên và phát triển sản phẩm du lịch Cửa Lò 3.3.1.1 Mục tiêu của giải pháp. 3.3.1.2 Nội dung của giải pháp Để nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm du lịch Cửa Lò đáp ứng nhu cầu của du khách, tăng khả năng cạnh tranh nhưng đồng thời phải bảo vệ tài nguyên du lịch đảm bảo phát triển bền vững quanh năm, có thể tóm tắt các nội dung chính sau: - 22 - Sơ đồ 3.1: Các nội dung chính nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm du lịch Cửa Lò 3.3.1.4 Quy trình thực hiện Mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển du lịch Cửa Lò, tỉnh Nghệ An đến Quy hoạch nguồn khách Khảo sát đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm du lịch Cửa Lò bền vững quanh năm Triển khai thực hiện đúng nơi, đúng đối tượng, đúng thời gian và đúng yêu cầu nâng cấp, xây dựng, phát triển các hạng mục Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch- dịch vụ Nâng câp, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị có chất lượng phục vụ du lịch Nâng cao hoạt động lữ hành, tạo tuyến, tour, chương trình du lịch hấp hẫn Phát triển sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng TN DL Cửa Lò Bảo vệ, tôn tạo, tăng sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, đảm bảo phát triển bền vững Chất lượng sản phẩm du khách nhận được Đánh giá và điều chỉnh Tuyên truyền quảng bá, quảng cáo sản phẩm - 23 - Sơ đồ 3.4: Quy trình thực hiện các nội dung của giải pháp, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch , phát triển du lịch Cửa Lò Bảng 3.5: Một số công việc trọng tâm của các đối tượng tham gia Đối tượng Nội dung Chính phủ, các cơ quan ban ngành địa phương - Tạo cơ chế chính sách, hỗ trợ kinh phí cho du lịch Cửa Lò chuẩn hóa bộ máy tổ chức- quản lý, các chương trình nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm du lịch Cửa Lò trở thành trung tâm du lịch vùng Bắc Trung Bộ có chất lượng cao - Đầu tư, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. Thu hút các nguồn vốn để phát triển đồng bộ CSHT phục vụ du lịch kịp thời. - Có cơ chế khuyến khích cho các cơ sở kinh doanh du lịch nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm du lịch độc đáo. - Hỗ trợ đào tào tạo đội ngũ quản lý, nhân viên kinh doanh du lịch có chất lượng cao đáp ứng phát triển nhu cầu của du khách. - Có chính sách thu hút nhân tài hấp dẫn để có nhiều người tài về làm việc tại Cửa Lò và Tỉnh Nghệ An. - Hỗ trợ nhân dân địa phương nơi có du lịch về đào tạo các kiến thức mới về du lịch, dịch vụ và bảo vệ tài nguyên môi trường Các cơ sở kinh doanh du lịch - Hợp tác với các cơ quan ban ngành thực hiện tốt chương trình nâng cao chất lượng và phát triển , bảo vệ tài nguyên du lịch - Tham gia tích cực các khóa đào tạo, hội thảo, tập huấn về du lịch do các ban ngành tổ chức. Thành lập Ban quản lý chất lượng và phát triển sản phẩm du lịch Cửa Lò Tổ chức khảo sát thực tế để đánh giá thực trạng chất lượng của từng hạng mục sản phẩm du lịch Lập kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm DLDV Cửa Lò Xây dựng phương án và tổ chức triển khai thực hiện Tuyên truyền quảng bá, kích thích thu hút du khách đến nơi đã được nâng cao Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh - 24 - - Sẵn sàng đầu tư thích đáng thu hút nhân tài trong và ngoài nước - Đóng góp kinh phí xây dựng nâng cao chất lượng và phát triển Sp - Tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương nơi có TNDL - Úng dụng công nghệ mới trong kinh doanh và bảo vệ TNMT DL - Nhân dân vùng có tài nguyên du lịch - Nhận thức đầy đủ các chính sách, chủ trương của nhà nước về phát triển kinh tế du lịch. - Tham gia tích cực các khóa tập huấn, đào tạo cung cấp các kiến thức mới về văn hóa du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch,…. - Sẵn sàng ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án đầu tư phát triển du lịch và tuyên tuyền quảng bá du lịch [ Nguồn: Tác giả tổng hợp] 3.3.1.5 Lợi ích của giải pháp * Lợi ích về kinh tế * Lợi ích về xã hội * Lợi ích môi trường sinh thái 3.3.2 Giải pháp về cầu du lịch: Xúc tiến tuyên truyền quảng bá mở rộng thị trường du lịch 3.3.2.1 Mục tiêu giải pháp 3.3.2.2 Cơ sở giải pháp 3.3.2.3 Nội dung của giải pháp * Định hướng quy hoạch nguồn khách *Định hướng nâng cao công tác xúc tiến quảng bá du lịch Cửa Lò. * Các hoạt động cụ thể. 3.3.2.4. Quy trình thực hiện các nội dung truyên truyền quảng bá du lịch - 25 - Sơ đồ: 3.6 Quy trình thực hiện các các nội dung tuyên truyền quảng bá du lịch Khả năng tài chính, tính toán tính hiệu quả của công tác xúc tiến du lịch Nghiên cứu thị trường Thiết kế nội dung xúc tiến du lịch phù hợp với từng đối tượng và thị trường khác nhau Khả năng chất lượng sản phẩm , dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách Tổ chức sự kiện du lịch, hội nghị, hội thảo Tuyên truyền quảng bá, quảng cáo du lịch Cửa Lò trên các phươn g tiện thông tin đại chúng Tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành du lịch Sản xuất, phát hành các ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch Tổ chức các đoàn khảo sát cho giới báo chí, lữ hành, các tổ chức lớn,… Quan hệ công đồng và kiểm soát xử lý khủng hoảng Lựa chọn nội dung của từng hoạt động, tổ chức xúc tiến đúng nơi, đúng thời điểm, đúng đối tượng, và chi phí hợp lý nhất Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh, chương trình, kế hoạch xúc tiến du lịch Cửa Lò - 26 - TT Khoản mục đầu tư Kinh phí đầu tư 1 Thiết kế, xây dựng pa nô, áp phích, .. .... 5 tỷ đồng 2 Tổ chức các chương trình quảng cáo lớn 5 tỷ đồng 3 Hoạt động PR, Marketing trực tiếp 20 tỷ đồng 4 Tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm DL 2 tỷ đồng 5 Kinh phí khác 1 tỷ đồng Tổng 33 tỷ đồng Bảng 3.7. Dự trù kinh phí dành cho hoạt động MKT đến năm 2015 3.3.2.5 Lợi ích của giải pháp 3.4 KHUYẾN NGHỊ 3.4.1 Đối với các cấp quản lý 3.4.2 Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch 3.4.3 Đối với cộng đồng địa phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_han_che_tinh_mua_vu_cua_hoa_dong_kd_bien_cua_lo_3036.pdf
Luận văn liên quan