Các giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh của trung tâm Viễn Thông Quốc Tế Khu Vực - 2
PHẦN MỞ ĐẦU Những năm gần đây, ngành viễn thông thế giới nói chung và ngành viễn thông Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển hết sức nhanh chóng. Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước đứng đầu về tốc độ phát triển thuê bao điện thoại. Trong thế giới hiện đại ngày nay, công nghệ và dịch vụ đã trở thành yếu tô" quan trọng hàng đầu tác động đến mọi hoạt động đời sống xã hội. Ngành viễn thông trở nên mang tính toàn cầu hóa với các công nghệ tiên tiến đã góp phần làm cho thế giới trở nên gần gũi hơn, mang lại nhiều tiện ích cho mọi người. Việt Nam đã và đang chuyển mình để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Theo định hướng phát triển mang tính chiến lược, ngành viễn thông đang đi theo chiến lược tăng tốc, nâng cấp công nghệ và đa dạng hóa dịch vụ. Chính phủ đã và đang phát huy mọi nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch dưới sự quản lý của nhà nước với các cơ chế thích hợp, đồng thời chủ động vươn ra hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Chính sách mở cửa thị trường viễn thông và tự do hóa trên thế giới đang diễn ra rất nhanh. Tại Việt Nam, chính phủ đã xây dựng thị trường viễn thông có cạnh tranh mà trong đó các Công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Với thị trường dịch vụ viễn thông quốc tế, Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) đã không còn vị thế độc quyền như những năm trước đây. Trên thị trường đã có thêm nhiều doanh nghiệp được phép tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế như Viettel, SPT, VP Telecom, Vishipel . Các doanh nghiệp mới này với bộ máy gọn nhẹ, cơ chế thoáng, có các chính sách kinh doanh mềm dẻo, vốn đầu tư ít . đã từng bước chiếm lĩnh mãng thị trường dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế. Trong thị trường dịch vụ viễn thông quốc tế, Công ty VTI luôn đặt mục tiêu là “ Nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông quốc tế hàng đầu tại Việt Nam”. Để thực hiện mục tiêu của mình, Công ty VTI cần phải nỗ lực hơn rất nhiều và phải có nhiều sự thay đổi về cơ chế, chính sách kinh doanh cũng như thay đổi con người, cung cách phục vụ Trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế quốc tế và đặc biệt thị trường viễn thông ngày nay đang có sự cạnh tranh quyết liệt của các nhà cung cấp dịch vụ, thì chiến lược kinh doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp viễn thông. Trước hết chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ mục đích hướng đi của mình, đó là cơ sở và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Kế đến là trong điều kiện thay đổi và phát triển nhanh chóng của môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh sẽ tạo điều kiện nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời chủ động tìm giải pháp khắc phục và vượt qua những nguy cơ và hiểm họa trên thương trường cạnh tranh. Ngoài ra, chiến lược kinh doanh còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bền vững của doanh nghiệp. Cuối cùng, việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh còn tạo ra căn cứ vững chắc cho việc đề ra các chính sách và quyết định phù hợp với những biến động của thị trường. Thực tiễn hoạt động cho thấy, nếu doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn, có tầm nhìn rộng, tạo được tư duy hành động, nhằm hướng tới mục tiêu chiến lược cụ thể, thì doanh nghiệp đứng vững và thành công trong cạnh tranh hiện nay, còn nếu ngược lại thì sẽ rơi vào tình trạng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh của trung tâm Viễn Thông Quốc Tế Khu Vực-2.pdf