Các hóa chất,sự hoạt động cùa vi sinh vật sẽ là nguồn độc hại tiềm
tàng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động làm việc trong khu vực
phòng thí nghiệm. Để có thể ngăn ngừa ảnh hưởng của các loại hơi khí, bụi,
khói độc cần phải bố trí hút khí độc, hút bụi và thong gió cho khu vực làm
việc. Để thông gió trong phòng thí nghiệm thường người ta phải bố trí các
chụp hút tại góc phòng.
Tốc độ chuyển động của không khí trong phòng đi vào chụp hút cũng
phải đạt yêu cầu (khoảng 30m/phút) để có thể hút tốt các hơi khí độc.
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4179 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các giải pháp thực hiện an toàn trong phòng thí nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên thực hiện:
Trình Quốc Thanh
Nguyễn Văn Tâm
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Trần Thị Thủy Tiên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA HÓA HỌC ỨNG DỤNG
Trà Vinh, tháng 10 năm 2013
Mục Lục
I – Tổ chức an toàn trong phòng thí nghiệm. ...................................................... 3
II – Vấn đề dán nhãn và chứa đựng hóa chất trong phòng thí nghiệm. ........... 4
II.1. Yêu cầu về chai lọ, đồ đựng (gọi chung là đồ đựng) hóa chất. ............... 4
II.2. Yêu cầu dán nhãn. ...................................................................................... 4
III – Vấn đề thải bỏ các chất độc hại. ................................................................... 6
III.1. Định nghĩa: ................................................................................................ 6
III.2. Xử lý bằng phương pháp đốt ................................................................... 7
III.3. Xử lý bằng phương pháp ổn định hóa rắn ........................................... 12
III.4. Xử lý chất thải qua nước thải: ............................................................... 13
IV – Vấn đề thông gió và làm việc một mình trong phòng thí nghiệm. .......... 15
IV. 1. Vấn đề thông gió phòng thí nghiệm. ..................................................... 15
IV. 2. Vấn đề làm việc một mình trong phòng thí nghiệm. .......................... 15
VI – Tài liệu tham khảo. ...................................................................................... 18
I – Tổ chức an toàn trong phòng thí nghiệm.
Nói chung, tổ chức trong phòng thí ngiệm hóa học nằm trong một tổ chức an
toàn chung của một cở sở (viện nghiên cứu, trường học hoặc cơ sở sản xuất
kinh doanh). Tuy nhiên, các phòng thí nghiệm hóa học, dù được tổ chức theo
chuyên ngành, đa ngành, hoặc tổng hợp (ngoài bộ phận hóa học còn có các bộ
phận khác), đều có những nét đặc thù, vì vậy vấn đề tổ chức an toàn cũng phải
có những đặc điểm riêng.
Phải luôn coi vấn đề an toàn là một vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động
của phòng thí nghiệm.
Phòng thí nghiệm hóa học phải có các chương trình hoạt động hiệu quả để
ngăn ngừa các tai nạn đối với con người và thất thoát tài sản. Chương trình
hoạt động về an toàn phải cụ thể, gồm:
Có các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn tại phòng thí nghiệm trong
và ngoài giờ làm việc.
Để thực hiện các vấn đề này, cần phải lưu ý đến các khâu trang bị phòng
hộ cá nhân và thiết bị xử lý sự cố, đề ra các quy tắc hoạt động an toàn các thiết
bị thí nghiệm, tổ chức, hướng dẫn, trực quan, thực tập các kĩ thuật phòng ngừa,
xử lý cứu hộ và khắc phục hậu quả của sự cố, tai nạn có thể xảy ra trong phòng
thí nghiệm.
Dự trù kinh phí phục vụ công tác bảo hộ và an toàn lao động.
Kinh phí này bao gồm chi phí phục vụ, kinh phí mua sắm trang thiết bị
cấp bảo hộ cá nhân (tùy theo yêu cầu của từng phòng thí nghiệm mà cá nhân
có thể phải trang bị: áo blu, khẩu trang, mặt nạ và kính bảo vệ, mặt nạ phòng
khí độc, giày ủng v,v,…).
Quy định trách nhiệm rõ ràng:
Cũng giống như vấn đề thực hiện an toàn ở các bộ phận khác, trong
thực hiện an toàn tại các phòng thí nghiệm hóa học, việc quy định trách nhiệm
và quyền hạn từ cấp quản lí cao nhất của cơ sở đến người phụ trách phòng thí
nghiệm và từng nhân viên (hoặc học viên) làm việc trong phòng thí nghiệm
phải thật rõ rang và chi tiết.
Đối với điều kiện thực tế trong các phòng thí nghiệm hóa học ở nước
ta, việc có tổ chức một đội đặc nhiệm phụ trách khâu an toàn hoặc giao cho
cá nhân phụ trách từng phần việc liên quan đến an toàn của phòng thí nghiệm
là tùy thuộc vào nội dung thực hiện công tác an toàn cũng như điều kiện nhân
sự của từng cơ sở. Tuy nhiên việc giao việc hoặc phân công nhân sự phải cụ
thể và trực tiếp. Các nhân viên được giao nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm cao
nhất về tình hình an toàn trong phạm vi mình phụ trách. Để thực hiện tốt công
tác an toàn, người phụ trách phòng thí nghiệm phải luôn luôn chăm lo đến các
điều kiện làm việc trong phòng thí nhiệm, trang thiết bị các phương tiện xử lí
sự cố, tai nạn,v,v,…
Có nội dung hoạt động cụ thể. Nội dung hoạt động của một tổ chức an toàn
tại một phòng thí nghiệm hóa học là:
Vấn đề quản lí nhân sự.
Vấn đề giao trách nhiệm.
Vấn đề về duy trì các điều kiện làm việc an toàn.
Vấn đề về đào tạo.
Vấn đề thống kê sự cố.
Vấn đề về hệ thống cấp cứu.
Vấn đề về trách nhiệm nhân sự của người lao động.
II – Vấn đề dán nhãn và chứa đựng hóa chất trong phòng thí nghiệm.
Dung tích, vật liệu làm đồ đựng và cách dán nhãn trên các chai lọ đựng hóa
chất có một ý nghĩa lớn trong việc ngăn ngửa và kiểm soát các tai nạn xảy ra
trong phòng thí nghiệm hóa học. Các chai lọ, nhất là chai thủy tinh, càng lớn
(có dung tích lớn hơn 1 lít) dùng đựng các chất dễ cháy sẽ càng làm tăng khả
năng gây hỏa hoạn cho phòng thí nghiệm
II.1. Yêu cầu về chai lọ, đồ đựng (gọi chung là đồ đựng) hóa chất.
Dung tích: Đối với các dung môi dễ cháy, dung tích của từng đồ đựng
và tổng thể tích của chúng phải được hạn chế ở mức tối thiểu, đủ để phục vụ
cho công việc. Khi dự trù công việc phải tính toán sao cho không để nhiều các
chất độc hại hoặc nguy hiểm về cháy nổ trong phòng thí nghiệm.
Vật liệu cấu tạo đồ đựng: Đây cũng là một vấn đề cần phải cân nhắc.
Nói chung có thể dùng chai lọ thuỷ tinh để đựng hoá chất, kể cả các dung môi
tinh khiết hoặc dễ cháy (trừ một số chất có tính chất ăn mòn thuỷ tinh như các
dung dịch kiềm đặc, các dung dịch floride, …). Các đồ đựng bằng kim loại và
chất dẻo bền hơn với các tác động cơ học so với các đồ đựng bằng thuỷ tinh,
nhưng nói chung, cả ba loại vật liệu trên đều không thể chịu đựng được cháy.
II.2. Yêu cầu dán nhãn.
1. Các hóa chất, chế phẩm khi lưu hành tại Việt Nam phải có nhãn bằng
tiếng Việt, nội dung của nhãn phải đúng với nội dung ghi trong mẫu nhãn đã
được phê duyệt đính kèm giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế (Cục
Quản lý môi trường y tế) cấp và phù hợp với các quy định của pháp luật về
ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất, nhập khẩu.
2. Nhãn phải được in bằng cỡ chữ tối thiểu là 08mm, rõ ràng, dễ đọc,
không bị mờ nhạt hoặc dễ bị rách nát trong quá trình lưu thông, bảo quản, vận
chuyển và sử dụng.
3. Nhãn phải được gắn chặt hoặc in trên bao bì hóa chất, chế phẩm.
4. Nền nhãn không được dùng màu trùng với màu chỉ độ độc của hóa
chất, chế phẩm.
5. Nội dung bắt buộc của nhãn hoá chất, chế phẩm bao gồm:
a) Tên thương mại của hóa chất, chế phẩm;
b) Thành phần, hàm lượng hoạt chất;
c) Tác dụng;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
đ) Thông tin cảnh báo về nguy cơ gây hại đến sức khoẻ con người và
môi trường;
e) Biện pháp cấp cứu ban đầu khi nhiễm độc hóa chất, chế phẩm;
g) Tên, địa chỉ đơn vị sản xuất;
h) Tên, địa chỉ đơn vị gia công, sang chai, đóng gói (nếu có);
i) Tên, địa chỉ của đơn vị chịu trách nhiệm về hóa chất, chế phẩm;
k) Số lô sản xuất;
l) Ngày, tháng, năm sản xuất;
m) Hạn sử dụng;
n) Số đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
6. Đối với các loại hóa chất, chế phẩm được đóng gói với bao bì nhỏ,
nhãn cũng được in cỡ chữ tối thiểu là 8mm và nếu không in đủ các thông tin
bắt buộc thì phải có nhãn phụ đính kèm cho mỗi bao gói hóa chất, chế phẩm.
Nếu bao gói hóa chất, chế phẩm có nhãn phụ thì nhãn chính trên bao gói phải
in dòng chữ “Đọc kỹ nhãn phụ kèm theo trước khi sử dụng”.
Các nội dung: tên thương mại; tác dụng; tên đơn vị chịu trách nhiệm;
định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng của hóa chất, chế phẩm phải được ghi
trên nhãn chính.
7. Đối với các hoá chất, chế phẩm có độ độc thuộc nhóm I, II, III, IV
theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới thì ngoài các thông tin quy định tại
Khoản 5 Điều này, trên nhãn phải có thêm các hình tượng biểu hiện độ độc
(theo quy định tại Phụ lục 6 Thông tư Số: 29/2011/TT-BYT) như sau:
a) Vạch màu chỉ độ độc đặt ở phần dưới cùng của nhãn và có độ dài
bằng độ dài của nhãn, chiều cao tương đương 10% chiều cao của nhãn:
- Vạch màu đỏ: đối với hoá chất, chế phẩm nhóm độc Ia, Ib;
- Vạch màu vàng: đối với hoá chất, chế phẩm nhóm độc II;
- Vạch màu xanh da trời: đối với hoá chất, chế phẩm nhóm độc III;
- Vạch màu xanh lá cây: đối với hóa chất, chế phẩm nhóm độc IV.
b) Thông tin về độ độc:
- "Rất độc" (nhóm độc Ia, Ib) và hình tượng biểu thị độ độc là đầu lâu
xương chéo trong hình vuông đặt lệch;
- "Độc cao" (nhóm độc II) và hình tượng biểu thị độ độc là chữ thập
trong hình vuông đặt lệch;
- "Nguy hiểm" (nhóm độc III) và hình tượng biểu thị độ độc là đường
đứt quãng trong hình vuông đặt lệch;
- "Cẩn thận" (nhóm độc IV) không có hình tượng biểu thị độ độc;
Các hình tượng biểu hiện độ độc tương ứng của mỗi loại hoá chất, chế
phẩm phải đặt ở phía trên tên thương mại của sản phẩm.
III – Vấn đề thải bỏ các chất độc hại.
III.1. Định nghĩa:
1. Chất thải: Là toàn bộ những vật chất được thải ra từ quá trình hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật, bao gồm:
phân, rác, phủ tạng bị cắt bỏ khỏi cơ thể, xác động vật, dụng cụ bỏ đi
sau quá trình chẩn đoán, xét nghiệm. Chất thải rắn gồm 3 loại: chất thải
lây nhiễm; chất thải hoá học; chất thải rắn thông thường.
2. Chất thải thông thường: Là những chất thải phát sinh trong quá trình
hoạt động, sinh hoạt của cơ sở không chứa yếu tố nguy hại.
3. Chất thải có thể tái chế được: Là chất thải có thể được chế biến lại để
sử dụng với mục đích khác ngoài mục đích liên quan đến việc làm thực
phẩm cho người.
4. Chất thải nguy hại: Là chất thải chứa các yếu tố độc hại, dễ lây nhiễm
hoặc có các đặc tính nguy hại khác trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng
đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Chất thải nguy hại
bao gồm: các vật sắc nhọn, bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi dao mổ, mảnh
thủy tinh vỡ và các vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng,
chúng; Những vật liệu thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết thú bệnh,
băng, gạc, bông, găng tay, dây truyền dịch…; các mô, cơ quan, bộ phận
động vật, xác động vật thí nghiệm và xác động vật.
III.2 Phân loại chất thải:
III.2.1 Danh mục các loại CTNH:
Danh mục các loại CTNH được phân chia theo 19 mục theo nhóm ngành nghề
sản xuất và dòng thải, bao gồm
1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
2. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ
3. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ
4. Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác
5. Chất thải từ ngành luyện kim
6. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh
7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu
khác
8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che
phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in
9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt
và công nghiệp
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
14 Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt
động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh
và chất đẩy (propellant)
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
19. Các loại chất thải khác
Trong 19 mục phân loại CTNH này được hiểu là :
- Từ nhóm 01 đến nhóm 16 bao gồm những nhóm chất thải đặc trưng cho từng
loại nguồn hoặc dòng thải khác nhau
- Các nhóm 16,17,18 bao gồm những nhóm chất thải chung của mọi nguồn thải
đều có thể phát sinh.
1. Các đặc tính của CTNH
+ Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết
quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra
các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
+ Dễ cháy(C): Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn 60 độ C,chất rắn có khả
năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát, hấp thu độ ẩm, do thay đổi hóa học tự
phát trong các điều kiện bình thường, khí nén có thể cháy.
+ Oxy hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy
hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt
cháy các chất đó.
+ Ăn mòn (AM): là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn
hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).
+ Có độc tính ( Đ):
- Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc
có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ
hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
- Sinh khí độc: Các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí
hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật.
- Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh chóng
hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích luỹ sinh học và/hoặc gây tác hại đến
các hệ sinh vật .
+ Dễ lây nhiễm (LN): Các chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh cho
người và động vật.
2. Ảnh hưởng của CTNH
CTNH nếu không được quản lý chặt chẽ, không đảm bảo an toàn trong thu gom,
lưu giữ, vận chuyển, xử lý thì xãy ra các rủi ro, sự cố sẽ gây hậu quả rất nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Tùy thuộc vào đặc
tính và bản chất của chất thải mà khi thải vào môi trường sẽ gây nên các tác động
khác nhau.
Bảng. Các mối nguy hại theo các đặc tính của chất thải đối với môi trường và con người
Nhóm
(*)
Đặc tính
nguy hại
Nguy hại đối với
người tiếp xúc
Nguy hại đối với môi trường
1 Chất dễ
cháy nổ
Gây tổn thương da ,
bỏng và có thể dẫn
đên tử vong
Phá hủy vật liệu, phá hủy công
trình. Từ quá trình cháy nổ, các
chất dễ cháy nổ hay sản phẩm của
chúng cũng có đặc tính nguy hại,
phát tán ra môi trường, gây ô
nhiễm về nguồn nước, không khí,
đất.
2 Khí độc, khí
dễ cháy
Gây hỏa hoạn, gây
bỏng
Ảnh hưởng đến không khí
3 Chất lỏng dễ
cháy
Cháy nổ gây bỏng Ô nhiễm không khí từ nhẹ đến
nghiêm trọng
Gây ô nhiễm nước nghiêm trọng
4 Chất rắn dễ
cháy
Hỏa hoạn, gây bỏng Thường hình thành các sản phẩm
cháy độc hại
5 Tác nhân
ôxy hóa
Các phản ứng hóa
học gây cháy nổ
Ô nhiễm không khí
Có khả năng gây nhiễm độc nước
6 Chất độc Gây ảnh hưởng cấp
tính và mãn tính đến
sức khỏe
Ô nhiễm nước nghiêm trọng
7 Chất lây
nhiễm
Lan truyền bệnh Hình thành những nguy cơ lan
truyền bệnh tật
8 Chất ăn mòn Ăn mòn, cháy da,
ảnh hưởng đến phổi
và mắt
Ô nhiễm nước và không khí
Gây hư hại vật liệu
Tiến hành phân loại chất thải từ Danh mục chất thải ra thành 02 nhóm: chất thải
nguy hại và chất thải thông thường:
Bước 1. Phân loại chất thải nguy hại
- Dựa vào nguồn thải (từ ngành nghề sản xuất) trong Danh mục chất thải nguy hại
- Lưu ý phải rà soát trong nhóm nguồn hoặc dòng thải chính nêu trên để xác định
nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải liên quan.
- Sau khi xác định CTNH trong danh mục chất thải, CTNH được phân loại theo
thứ tự các tiêu chí sau:
+ Theo tính chất nguy hại chính : Tính Nổ (N) - Tính Cháy (C)- Qxy hóa (OH) -
Ăn Mòn (AM)- Độc tính (Đ)- Độc Sinh thái (ĐS) – Dễ lây nhiễm (LN)
+ Khả năng tái chế: chất thải nguy hại có khả năng tái chế ( dầu nhớt thải, phôi kim
loại nhiễm dầu nhớt, bao bì thải,..) - chất thải nguy hại không có khả năng tái chế
(giẻ lau dính dầu nhớt thải,…)
Bước 2. Phân loại chất thải thông thường
- Nhóm chất thải có thể dùng tái chế, tái sử dụng; bao gồm các loại chính: phế liệu
thải ra từ quá trình sản xuất; bao bì bằng giấy, kim loại, thủy tinh, hoặc chất dẻo
khác;…
- Nhóm chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp, bao gồm các loại chính: các chất thải
hữu cơ (các loại là cây, cây, rau, thực phẩm, xác động vật,…); các loại chất thải
khác không thể tái sử dụng.
+ Ý nghĩa của việc phân loại CTNH
Phân loại CTNH với các loại chất thải khác là bảo vệ môi trường sống, thực hiện
theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường .
Phân loại các CTNH theo đặc tính khác nhau để việc tận thu trở lại các chất thải
còn nhiều giá trị kinh tế và nhằm đưa các loại chất thải đi theo quy trình xử lý thích
hợp, đảm bảo xử lý hiệu quả và an toàn về môi trường.
+ Không nên để lẫn chất thải nguy hại với nhau
CTNH khi không được phân loại, không lưu giữ riêng biệt, khi để lẫn với nhau
chúng có nhiều cơ hội tiếp xúc, với điều kiện thích hợp sẽ có tương tác phản ứng
với nhau. Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu có sự cố cháy nổ xảy ra hoặc tạo thành
những chất độc hại tiềm tàng mà chúng ta không kiểm soát được.
III.2. Xử lý bằng phương pháp đốt
XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐỘC HẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐT
Mô tả công nghệ
Các loại chất thải cần đốt sẽ được đưa vào lò đốt theo từng mẻ, nhiên liệu sử
dụng để đốt là dầu DO ( Diesel Oil) . Tại lò đốt sơ cấp nhiên liệu sẽ được phun
vào lò đốt qua béc đốt để đốt cháy các chất thải và luôn duy trì nhiệt độ trong
lò đốt ở nhiệt độ (550 – 6500C).
Khí sinh ra sau khi đốt từ lò đốt sơ cấp sẽ được dẫn qua lò đốt thứ cấp nhằm
đốt cháy các thành phần còn lại trong khí thải ở nhiệt độ cao hơn (khoảng
1000 – 1.2000C). Tương tự như lò đốt sơ cấp, trong lò thứ cấp nhiên liệu dầu
DO cũng được phun vào nhằm duy trì nhiệt độ trong lò đốt. Khí sinh ra từ lò
đốt chất thải sẽ được dẫn qua thiết bị trao đổi nhiệt nhằm giảm nhiệt độ xuống
dưới 3000C để tránh sự hình thành các độc chất Dioxin/Furan.
Dòng khí sau khi hạ nhiệt độ sẽ được dẫn qua thiết bị hấp thụ, bên trong có
các lớp đệm vòng sứ. Nhờ quá trình tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng (dung
dịch NaOH) các thành phần khí acid như: HCl, HF, COX,SOx, NOx, bụi ... sẽ
được loại bỏ ra khỏi khí thải trước khi xả thải ra môi trường qua ống khói cao
20m. Phần dung dịch hấp thụ được tuần hoàn lại và được bổ sung NaOH
thường xuyên nhằm đảm bảo đúng nồng độ cho quá trình xử lý.
Theo định kỳ phần dung dịch sẽ được xả thải vào hệ thống xử lý nước thải và
thay thế bằng dung dịch mới. Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình xử lý được tận
dụng để sấy khô các loại chất thải và bùn thải nhằm hạn chế việc phát thải
nhiệt ra ngoài môi trường và tiết kiệm nhiên liệu cho quá trình xử lý.
Cặn tro sinh ra từ quá trình đốt sẽ được tiến hành hóa rắn trước khi chôn lấp
an toàn.
III.3. Xử lý bằng phương pháp ổn định hóa rắn
Mô tả công nghệ
Chất thải cần hóa rắn được nghiền tới kích thước thích hợp, sau đó được đưa
vào máy trộn theo từng mẻ. Các chất phụ gia như xi măng, cát và polymer
được bổ sung vào để thực hiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung
nước vào để thực hiện quá trình hòa trộn ướt. Quá trình khuấy trộn diễn ra
làm cho các thành phần trong hỗn hợp hòa trộn đều tạo thành hỗn hợp đồng
nhất. Sau thời gian hòa trộn cần thiết, hỗn hợp được cho vào các khuôn lập
phương. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho
các thành phần ô nhiễm hoàn toàn bị cô lập.
Khối rắn sẽ được kiểm tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn
thận tại kho, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp an toàn.
SƠ ĐỒ XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐỘC HẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ỔN ĐỊNH
HÓA RẮN
III.4. Xử lý chất thải qua nước thải:
SƠ ĐỒ XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐỘC HẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NƯỚC THẢI
Mô tả công nghệ
Các loại nước thải được phân loại và chứa trong các thiết bị chứa riêng cho
từng loại. Đây là công đoạn đơn giản nhưng giúp cho việc xử lý ở các công
đoạn phía sau được thuận lợi, tiết kiệm được chi phí và tối ưu hóa công nghệ
xử lý, bao gồm các loại sau:
- Nước thải chứa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học;
- Nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng cao;
- Nước thải nhiễm dầu.
Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy vận hành theo dạng mẻ, tại mỗi mẻ xử
lý nước thải sẽ được luân phiên dẫn vào bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng
và nồng độ nước thải trước khi qua các giai đoạn xử lý tiếp theo.
Riêng đối với nước thải nhiễm dầu được thực hiện công đoạn tách dầu bằng
quá trình tuyển nổi áp lực trước khi dẫn qua bể điều hoà. Nước thải được xử
lý tại hệ thống xử lý nước thải được thực hiện theo các phương án đề cập dưới
sau:
Xử lý cơ học : lắng, lọc, tách pha và tuyển nổi.
Xử lý hóa lý : keo tụ.
Xử lý hóa học : oxi hóa bậc cao.
Xử lý sinh học : kỵ khí (UASB), hiếu khí và thiếu khí xử lý nitơ theo dạng mẻ
với bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng.
IV – Vấn đề thông gió và làm việc một mình trong phòng thí nghiệm.
IV. 1. Vấn đề thông gió phòng thí nghiệm.
Các hóa chất,sự hoạt động cùa vi sinh vật…sẽ là nguồn độc hại tiềm
tàng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động làm việc trong khu vực
phòng thí nghiệm. Để có thể ngăn ngừa ảnh hưởng của các loại hơi khí, bụi,
khói độc cần phải bố trí hút khí độc, hút bụi và thong gió cho khu vực làm
việc. Để thông gió trong phòng thí nghiệm thường người ta phải bố trí các
chụp hút tại góc phòng.
Tốc độ chuyển động của không khí trong phòng đi vào chụp hút cũng
phải đạt yêu cầu (khoảng 30m/phút) để có thể hút tốt các hơi khí độc.
IV. 2. Vấn đề làm việc một mình trong phòng thí nghiệm.
Nói chung trong phòng thí nghiệm hóa học bao giờ cũng phải có ít nhất
hai người làm việc, nhưng thực tế vẫn có trường hợp người lao động phải làm
việc một mình.
Làm việc một mình trong nhiệm sở, đặc biệt là trong phòng thí nghiệm
hóa học, là một vấn đề có liên quan đến lĩnh vực an toàn lao động.
Làm việc một mình là một hình thức làm việc của một cá nhân nằm
ngoài tầm nghe và nhìn của người khác từ một vài phút trở lên.
Làm việc một mình trong những điều kiện cần sự cấp cứu sẵn sàng do
bản chất rất nguy hiểm của quá trình công việc hoặc mức độ tiếp xúc với các
chất độc hại cao,gồm các hạng mục:
Người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu nguy hiểm như các chất
có khả năng gây nổ,các khí độc mà không thể có bộ phận cấp cứu tại chỗ phục
vụ. Bộ phận cấp cứu có thể ở một địa điểm gần nơi làm việc và theo dõi người
làm việc bằng các phương tiện theo dõi (quan sát bằng mắt, camera,…).
Người làm việc gần nơi có các chất lỏng dễ cháy. Khi đó cần phải có một
người thứ hai ở gần đó hỗ trợ khi cần thiết.
Người làm việc với các loại máy chạy nhanh (chẳng hạn các loại máy nghiền
trong phòng thí nghiệm) cần được trang bị các bộ phận ngắt máy thích
hợp,ngoài ra còn phải trang bị các thiết bị báo động khi ngắt máy.
Nếu mức độ tiếp xúc với vùng nguy hiểm, độc hại cao thì có thể thông báo
bằng điện thoại.
V – Vấn đề an toàn cho các thí nghiệm qua đêm.
Trong các phòng thí nghiệm có một số quá trình phải tiến hành trong một
khoảng thời gian dài, đặc biệt là một số quá trình chưng cất có khi phải kéo
dài qua đêm. Nhưng thực tế người ta thường coi việc cất nước là một vấn đề
không có gì phức tạp về mặt an toàn hoặc làm việc trong phòng thí nghiệm
qua đêm trong một thời gian dài là chuyện bình thường mà ít có sự chú ý về
mặt an toàn.
Đó là những kẽ hở trong công tác an toàn.
Để đảm bảo an toàn, việc chạy các thí nghiệm, kể cả việc trông coi các
thiết bị chưng cất, làm việc qua đêm phải luôn được giao cho những nhân viên
có kinh nghiệm và đặc biệt phải có trách nhiệm cao. Trong quá trình giao nhận
việc phải có sổ bàn giao (hoặc nhật ký phòng thí nghiệm) có ký nhận đầy đủ.
Dưới đây chúng ta chỉ xét vấn đề an toàn lao động đối với các quá trình
chưng cất qua đêm trong các phòng thí nghiệm hóa học để làm ví dụ về cách
xử lý những trường hợp này.
Những sự cố có thể phát sinh trong các quá trình chứng cất qua đêm như sau:
- Mất nước làm lạnh
Biện pháp:
+ Tìm hiểu tình trạng cấp nước nguồn.
+ Sửa chữa đường ống dẫn, van vòi trước khi tiến hành chưng cất.
+ Phải bố trí nước làm lạnh dự trữ (nếu cần).
+Lắp một bộ tự ngắt nguồn điện khi mất nước.
Nguyên tắc hoạt động của bộ tự ngắt như sau: khi nước vòi còn được
cung cấp đầy đủ, xi lanh 1 đẩy nước đủ nén thủy ngân dâng lên trong
ống 5 gây đóng mạch rơ – le 4. Khi nước vòi không còn đủ cung cấp,
nước nhỏ giọt từ mao quản sẽ làm sụt cột nước trong xi lanh và gây
ngắt mạch rơ – le. Điều chỉnh độ trễ của rơ – le bằng cách điều chỉnh
tốc độ nhỏ giọt của mao quản.
- Mất điện nguồn: Cần xem xét nguyên nhân mất điện vừa sửa chữa.
- Kết thúc quá trình cất trong đêm.
Đây là vấn đề rất hay gặp. Quá trình cất kết thúc khi chưa đến thời gian bắt
đầu ca làm việc mới. Để đề phòng các sự cố có thể xảy ra, người ta bố trí các
bộ rơ – le ngắt điện nguồn khi kết thúc quá trình cất. Có 3 loại rơ – le được sử
dụng:
+ Ngắt điện theo thời gian: áp dụng cho các quá trình cất ổn định tốc
độ. Người ta ấn định thời gian để dừng quá trình cất trước khi quá trình cất
kết thúc.
+ Ngắt điện theo nhiệt độ: áp dụng cho các quá trình cất có sự thay đổi
nhiệt độ của hơi chất được cất ra trong một khoảng khá rộng. Quá trình cất sẽ
được ngắt nguồn điện khi nhiệt độ hơi bay ra đạt tới một giá trị quy định.
Phương pháp này tin tưởng và an toàn hơn phương pháp ngắt điệntheo thời
gian.
+Ngắt điện theo trọng lượng hoặc thể tích: khi chất cất ra đạt tới một
khối lượng(trọng lượng) hoặc thể tích định trước thì sẽ làm thay đổi cơ cấu
hoạt động của mạch rơ – le điện và gây ngắt nguồn điện cung cấp cho bộ cất.
- Vấn đề chảy tràn: để đề phòng hiện tượng này khi cất cần chuẩn bị bình
hứng có dung tích thích hợp.
VI – Tài liệu tham khảo.
Kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học – Trần Kim Tiến.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- an_toan_qua_trinh_9268.pdf