Đến nay trên thế giới bảo hiểm đã phát triển một cách hoàn thiện về số nghiệp vụ. Bảo hiểm ra đời nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của xã hội, của con người. Đã có những nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc và có những đơn bảo hiểm đặc biệt. Trước sự phát triển ngày một lớn mạnh như vậy, bảo hiểm Việt Nam cũng đã từng bước hoàn thiện mình để hòa nhập với sự phát triển chung của bảo hiểm thế giới. Từ chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất, Công ty bảo hiểm Việt Nam hoạt động từ 15/01/1965 theo quyết định số 179CP ngày 17/12/1964 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có một loạt các công ty bảo hiểm được thành lập do yêu cầu khách quan phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay.
Để nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn các hoạt động của các Công ty bảo hiểm Việt Nam hiện nay em xin nghiên cứu đề tài: "Các loại hình Công ty Bảo hiểm thương mại ở Việt Nam hiện nay". Do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót em mong được bộ môn Kinh tế Bảo hiểm cùng thầy giáo hướng dẫn góp ý để cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn TS - Nguyễn Văn Định đã tận tình giúp đỡ em để em hoàn thành trong quá trình viết đề tài này.
phần 1: Sơ lược về Bảo hiểm thương mại và các loại hình Công ty Bảo hiểm thương mại.
I. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA NGÀNH BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa, trong lịch sử nền văn minh nhân loại mà thậm chí cho tới hiện nay, người ta vẫn chưa xác định được bảo hiểm xuất hiện từ khi nào. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy được phế tích của những ngôi nhà, tác phẩm nghệ thuật, hoặc những dấu tích còn sót lại của các nền văn minh xưa kia, tuy nhiên, việc tái lập một cách chính xác cách thức mà những thị dân đầu tiên đã sử dụng để tổ chức các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế lại là một điều khó khăn. Tuy nhiên, trong số những dấu tích vật chất gây ấn tượng của văn minh thời tiền sử, thời cổ đại, thời trung cổ và thời cận đại, các kho lúa nơi mọi người dự trữ lương thực để mọi người sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Như vậy bảo hiểm xuất hiện như là một phương cách xử lý rủi ro, tổn thất mà con người phải đối phó hàng ngày trong đời sống sinh hoạt sản xuất của mình. Cách xử lý đó dự trên ý niệm "Cộng đồng hóa rủi ro, hiểm họa".
Lịch sử bảo hiểm thế giới cho thấy ý niệm cộng đồng hóa nói trên đã hình thành từ xa xưa, mặc dù, còn ở hình thức rất thô sơ.
- Trung Quốc - 4500 năm trước công nguyên. Người ta cho rằng ở thời kỳ này các nhà lái buôn Trung Quốc đã biết hợp tác tổ chức chuyên chở tài sản của mỗi người phân tán trên nhiều thuyền khác nhau. Cách làm như vậy, giúp cho mỗi người tránh việc phải gánh chịu tổn thất toàn bộ số hàng của mình. Đây chính là cách làm "phân tán rủi ro", "cộng đồng hóa trước những rủi ro".
- Baby love - 1700 năm trước công nguyên và Athenes - 500 năm trước công nguyên. Xuất hiện một hệ thống cho vay với lãi suất rất cao để mua và vận chuyển hàng hóa. Nếu hàng hóa bị mất mát, hư hại (do bất khả kháng) người vay không phải hoàn trả khoản tiền đã vay. Hệ thống này sau này còn được gọi là "cho vay mạo hiểm lớn".
- Xứ Rhodes - 916 năm TCN. Hoàng đế xứ Rhodes đã ban hành luật để bảo vệ các thương gia có hàng hóa bị tổn thất vì lợi ích chung của hành trình. Các chủ hàng và chủ tàu được hưởng lợi trên các tổn thất đó phải cùng nhau gánh chịu. Thể chế này ngày nay vẫn còn và được gọi là "quy tắc tổn thất chung".
- Rome. Tồn tại một hệ thống cho vay nặng lãi được gọi là "cho vay mạo hiểm lớn". Sự cho vay trong các trường hợp mạo hiểm lớn đã sinh ra sự lạm dụng, do đó bị nhà nước bằng một sắc lệnh vào năm 1237. Chính sự cấm đoán này làm cho các chủ ngành hàng cho vay (không nặng lãi) mà có thể chắc chắn thu lại được số tiền đã cho vay. Từ đó dần dần hình thành và đưa vào sử dụng một hệ thống mới và đó là cơ sở sinh ra bảo hiểm hàng hải. Các nhóm nhà buôn chấp nhận được bảo hiểm giá trị con tàu và hàng hóa chuyên chở nhờ vào việc trả một khoản tiền qui định. Cuối cùng vào thể kỷ 14, thỏa thuận bảo hiểm hàng hải đầu tiên ra đời.
- Italia - 1347. Bản hợp đồng bảo hiểm cổ nhất còn lưu giữ đến ngày nay được phát hành tại Gênes. Ở Pháp, còn giữ được một bản hợp đồng phát hành từ năm 1437 cũng bởi các nhà bảo hiểm Genois.
- Hội bảo hiểm đầu tiên ra đời vào năm 1424 ở Gênes - Italia cho vận chuyển đường biển và đường bộ.
- Anh Quốc 1960. Nữ hoàng Anh Quốc cho phép các hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện trong thời gian 90 năm. Năm 1720, các nhà bảo hiểm LLoyd's ra đời và sau đó, 60 năm họ nắm giữ 60% rủi ro hàng hải trên thế giới.
- Cũng ở Anh Quốc 1966. Xảy ra một vụ cháy lớn thiêu huỷ gần 13.000 tòa nhà ở Luân Đôn làm nảy sinh nhu cầu bảo hiểm hỏa hoạn: 6 công ty bảo hiểm hỏa hoạn ra đời sau đó (1667). Bảo hiểm hỏa hoạn dần dần lan sang các nước Châu Âu khác như Pháp (1686) .
- Bảo hiểm nhân thọ ra đời khá sớm sau bảo hiểm hàng hải nhưng do thiếu cơ sở khoa học nên bị cấm đoán bởi nhà thờ. Đến thế kỷ 17, Ferma, Pascal và sau đó là Bernqnlli khai sinh và phát triển xác suất thống kê toán. Cơ sở khoa học của bảo hiểm đã hình thành. Công ty bảo hiểm Nhân thọ ra đời đầu tiên ở Anh vào năm 1762.
- Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, bảo hiểm phát triển để đảm bảo cho hàng loạt các rủi ro mới: bệnh, ô tô, hàng không .
Cũng như nhiều nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm thương mại ra đời khá sớm. Đây là loại hình bảo hiểm có tính chất kinh doanh. Trước công nguyên ở Ai Cập những người thợ đẽo đá đã biết thành lập “ quỹ tương trợ” để giúp đỡ nạn nhân trong các vụ tai nạn. Từ đó, hoạt động mang tính chất bảo hiểm phát triển dần theo sự phát triển của xã hội loài người. Những nghiệp vụ bảo hiểm xuất hiện liên tục. Năm 1182, ở miền Bắc nước Italia xuất hiện bản hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển; năm 1667 công ty bảo hiểm hoả hoạn ở Anh xuất hiện; năm 1759 công ty bảo hiểm Nhân thọ đầu tiên ra đời ở Mỹ; năm 1846 công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Đức vv . Có thể nói, các nghiệp vụ bảo hiểm kế tiếp nhau ra đời ở tất cả các nước trên thế giới. Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm thương mại nói riêng ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế, nó trở thành nhu cầu của mọi người, mọi đơn vị kinh tế; là động lực phát triển kinh tế - và có đóng góp xứng đáng vào GDP của mỗi quốc gia .
41 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6546 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các loại hình công ty Bảo hiểm thương mại ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giới.
- Cũng ở Anh Quốc 1966. Xảy ra một vụ cháy lớn thiêu huỷ gần 13.000 tòa nhà ở Luân Đôn làm nảy sinh nhu cầu bảo hiểm hỏa hoạn: 6 công ty bảo hiểm hỏa hoạn ra đời sau đó (1667). Bảo hiểm hỏa hoạn dần dần lan sang các nước Châu Âu khác như Pháp (1686)...
- Bảo hiểm nhân thọ ra đời khá sớm sau bảo hiểm hàng hải nhưng do thiếu cơ sở khoa học nên bị cấm đoán bởi nhà thờ. Đến thế kỷ 17, Ferma, Pascal và sau đó là Bernqnlli khai sinh và phát triển xác suất thống kê toán. Cơ sở khoa học của bảo hiểm đã hình thành. Công ty bảo hiểm Nhân thọ ra đời đầu tiên ở Anh vào năm 1762.
- Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, bảo hiểm phát triển để đảm bảo cho hàng loạt các rủi ro mới: bệnh, ô tô, hàng không...
Cũng như nhiều nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm thương mại ra đời khá sớm. Đây là loại hình bảo hiểm có tính chất kinh doanh. Trước công nguyên ở Ai Cập những người thợ đẽo đá đã biết thành lập “ quỹ tương trợ” để giúp đỡ nạn nhân trong các vụ tai nạn. Từ đó, hoạt động mang tính chất bảo hiểm phát triển dần theo sự phát triển của xã hội loài người. Những nghiệp vụ bảo hiểm xuất hiện liên tục. Năm 1182, ở miền Bắc nước Italia xuất hiện bản hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển; năm 1667 công ty bảo hiểm hoả hoạn ở Anh xuất hiện; năm 1759 công ty bảo hiểm Nhân thọ đầu tiên ra đời ở Mỹ; năm 1846 công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Đức vv... Có thể nói, các nghiệp vụ bảo hiểm kế tiếp nhau ra đời ở tất cả các nước trên thế giới. Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm thương mại nói riêng ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế, nó trở thành nhu cầu của mọi người, mọi đơn vị kinh tế; là động lực phát triển kinh tế - và có đóng góp xứng đáng vào GDP của mỗi quốc gia...
Thị trường BHTM thế giới năm 1997
Nước
Doanh thu phí
( triệu USD)
Thị phần so thị trường thế giới(%)
Phí bình quân đầu người
(USD/người)
Cơ cấu trong GDP
(%)
1
2
3
4
5
Mỹ
Anh
CHLB Đức
Pháp
Thụy Sĩ
Nhật Bản
Hàn Quốc
Trung Quốc
Singapore
Malaysia
Thái Lan
Inđonexia
Việt Nam
688.534 (01)
158.046 (03)
136.717 (04)
128.902 (05)
30.511 (11)
490.626 (02)
56.674 (06)
13.429 (17)
4.964 (32)
4.307 (33)
3.179 (35)
2.033 (37)
116 (86)
32.35
7.42
6.42
6.06
1.43
23.05
2.66
0.63
0.23
0.20
0.15
0.12
0.01
2.570,6(03)
2451,5(04)
1666,1(11)
2.203,6(05)
4.289,7(01)
3.896,0(02)
1.232,3(18)
10,9( 77)
1.327,3(17)
198,8( 34)
52,2( 54)
13,1( 75)
1,5 ( 86)
8,94( 09)
11,22(05 )
6,53( 14)
9,25( 07)
11,94(03 )
11,87(04 )
15,42(02 )
1,46( 62)
5,14( 22)
4,37( 26)
2,44( 44)
1,23 ( 68)
0,46 (84)
( Nguồn: Thông tin thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm số 4-11/99)
Ghi chú: trong ngoặc ( - - ) vị trí so thị trường thế giới.
II. BẢN CHẤT CỦA BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
1. Định nghĩa
Bảo hiểm thương mại(BHTM)- còn được gọi là bảo hiểm rủi ro hay bảo hiểm kinh doanh - được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh với việc quản lý các rủi ro. Manh nha của hoạt động này có từ rất lâu trong lịch sử văn minh nhân loại, từ thuở con người biết săn bắn tìm kiếm thức ăn, đồ mặc, rồi tích trữ phòng khi không kiếm được hay khi có chiến tranh vv... Xã hội ngày càng phát triển với các cuộc cách mạng công nghiệp, đến cách mạng thông tin thì bảo hiểm cũng ngày càng khẳng định sự có mặt không thể thiếu được trong mọi hoạt động của con người bởi rủi ro nhiều hơn và các nhu cầu về an toàn cũng lớn hơn.
Tuy nhiên, cho đến bây giờ vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về BHTM mà người ta chỉ đưa ra các quan điểm về BHTM theo các góc độ tiếp cận khác nhau. Với người Pháp thì “ Bảo hiểm là một hoạt động thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả nếu rủi ro xảy ra nhờ vào khoản đóng góp cho mình hay cho người khác. Khoản bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhiệm, tổ chức này có trách nhiệm trước các rủi ro và bù trừ chúng theo đúng qui luật thống kê”.
Trong khi đó, bằng cách nhìn nhận bảo hiểm như một cơ chế chuyển giao rủi ro, một tập đoàn bảo hiểm lớn của Mỹ cho rằng: “ Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”(AIG).
2. Bản chất của BHTM
Cơ chế hoạt động của bảo hiểm tạo ra một "sự đóng góp của số đông vào rủi ro của số ít" trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tích hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Như vậy thực chất mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm trong cùng một cộng đồng bảo hiểm xoay quanh việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm - một hình thức đặc biệt của các khoản dự trữ bằng tiền.
Các mối quan hệ kinh tế phát sinh gắn với việc tạo lập và phân phối quỹ bảo hiểm được thể hiện ở hai mặt:
Một là, chúng nảy sinh trong quá trình huy động phí bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm, nguồn thu hình thành quỹ bảo hiểm càng lớn khi số lượng người tham gia bảo hiểm càng đông.
Hai là, chúng nảy sinh trong quá trình sử dụng quỹ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm trước hết và chủ yếu được sử dụng để bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro được bảo hiểm làm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế - xã hội. Quỹ bảo hiểm cần được sử dụng trang trải các chi phí hoạt động của chính người bảo hiểm, tham gia vào các mối quan hệ phân phối mang tính pháp định (thuế, phí...) và mang lại lãi kinh doanh cho người bảo hiểm kinh doanh
Như vậy, về bản chất, BHTM là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người có khả năng cùng gặp một loại rủi ro dựa vào một quỹ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của nhiều người cũng có khả năng gặp tổn thất đó thông qua hoạt động của công ty bảo hiểm.
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, việc tuyệt đối hóa vai trò kinh tế của nhà nước và kinh tế tập thể nói chung và sự độc quyền của nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm đã làm cho các mối quan hệ của bảo hiểm trở nên đơn giản và việc sử dụng quỹ bảo hiểm trở nên kém hiệu quả. Sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường hiện nay, như đã đề cập, đã tạo ra tiền đề khách quan và cơ sở vững chắc cho các hoạt động bảo hiểm.
Tuy nhiên bên cạnh đó, việc hình thành một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần sẽ làm cho các mối quan hệ kinh tế (trong đó có các mối quan hệ thuộc bảo hiểm) sẽ trở nên đa dạng, phức tạp. Bảo hiểm ở mọi góc độ (doanh nghiệp, sản phẩm, quản lý nhà nước, hiệp hội..) bức thiết phải xây dựng và hoàn thiện nhanh chóng nhằm phát huy chức năng vốn có của mình: bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, của cải vật chất của xã hội.
3. Vai trò tác dụng của bảo hiểm.
Hoạt động bảo hiểm thậm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển với nhiều thành phần kinh tế, sự đa dạng của loại hình doanh nghiệp và các ngành nghề. Sự phát triển các nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội và của cải vật chất, bảo hiểm và bảo đảm xã hội đòi hỏi hoạt động bảo hiểm phải thích ứng với cơ chế thị trường và phát huy vai trò, tác dụng ở mọi lĩnh vực khác.
Nhìn chung, vai trò tác dụng của bảo hiểm có thể được xét ở hai khía cạnh: kinh tế -xã hội và tài chính.
3.1. Khía cạnh kinh tế - xã hội.
Rủi ro tổn thất phát sinh làm thiệt hại các đối tượng: của cải vật chất do con người tạo ra và chính bản thân con người, làm gián đoạn quá trình sinh hoạt của dân cư, ngừng trệ hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Nói chung nó làm gián đoạn và giảm hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội.
Quỹ dự trữ bảo hiểm được tạo lập trước một cách có ý thức, khắc phục hậu quả nói trên, bằng cách bù đắp các tổn thất phát sinh nhằm tái lập và đảm bảo tính thường xuyên liên tục của các quá trình xã hội. Như vậy, trên phạm vi rộng toàn bộ nền kinh tế xã hội, bảo hiểm đóng vai trò như một công cụ an toàn và dự phòng, đảm bảo khả năng hoạt động lâu dài của mọi chủ thể dân cư và kinh tế. Với vai trò đó, bảo hiểm khi thâm nhập sâu rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống đã phát huy tác dụng vốn có của mình. Thúc đẩy ý thức đề phòng - hạn chế tổn thất cho mọi thành viên trong xã hội.
3.2. Khía cạnh tài chính:
Sản phẩm bảo hiểm là một loại dịch vụ đặt biệt: một lời cam kết đảm bảo cho sự an toàn (an toàn động), hơn nữa, nó là một loại hàng hóa trên thị trường bảo hiểm thương mại. Tổ chức hoạt động bảo hiểm với tư cách là một đơn vị cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ cho xã hội, tham gia vào quá trình phân phối như là một đơn vị ở khâu cơ sở trong hệ thống tài chính của quốc gia.
Bảng 2: Số lượng công ty bảo hiểm một số nước trong khu vực và trên thế giới
Quốc gia
Công ty bảo hiểm
Công ty tái bảo hiểm
Tổng số
Trung quốc
8
1
9
Hồng Kông
240
16
256
Ấn Độ
4
1
5
Inđônêxia
91
4
95
Malaysia
53
8
61
Philippines
98
3
101
Singapore
51
27
78
Đài Loan
22
1
23
Thái Lan
67
2
69
Việt Nam
16
1
17
(Nguồn: VINARIE)
Mặt khác, sự tồn tại và phát triển của các hoạt động bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn (cho các cá nhân, doanh nghiệp) mà còn đáp ứng nhu cầu vốn không ngừng tăng lên của quá trình tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, với việc thu phí theo "nguyên tắc ứng trước", các tổ chức hoạt động bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện cam kết của họ với khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi.
Bảng 3: Phí bảo hiểm toàn cầu theo khu vực.
Khu vực
Doanh thu tỷ USD
Thị phần %
Châu Á
698
35,5
Bắc Mỹ
628
31,9
Châu Âu
543
27,6
Nam Mỹ
30
1,5
Châu Phi
19
1,0
Khu vực khác
49
2,5
Do vậy, các tổ chức hoạt động bảo hiểm đã trở thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân.
Bảo hiểm, do đó không chỉ đóng vai trò của một công cụ an toàn mà còn có vai trò của một trung gian tài chính, nắm giữ phần quan trọng trong các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại lớn.
Bảng 4: Cơ cấu đầu tư tài chính của ngành bảo hiểm ở các nước phát triển năm 1996 (%)
Quốc gia
Bất động sản
Cổ phiếu
Trái phiếu
TgNH
Khác
Bỉ
4,3
19,9
72,7
1,9
1,2
Đan Mạch
1,8
25,7
64,2
1,2
7,1
Pháp
8,0
15,7
73,6
1,3
1,3
Đức
5,0
20,9
72,5
1,0
0,7
Italia
11,9
15,2
69,9
2,8
0,0
Hà Lan
6,2
20,9
66,8
1,3
4,7
Na Uy
6,6
35,4
56,8
1,2
-
Thụy Điển
12,5
17,1
63,3
1,3
5,7
Anh
6,7
50,1
35,0
2,2
6,0
Nguồn: FFSA (L'Assurance Francaise 1996)
Với các vai trò trên, bảo hiểm phát huy tác dụng hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Tác dụng đó chính là: tập trung, tích tụ vốn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất (giản đơn và mở rộng) được thường xuyện và liên tục. Tác dụng này càng quan trọng đối với nước ta hiện nay khi mà nó có thể góp phần tích cực vào việc tăng số vốn đầu tư chính từ nội bộ của nền kinh tế, huy động và tận dụng một cách triệt để nhất các quỹ tiền tệ nằm rải rác trong dân cư.
Chính vì những tác dụng tích cực nói trên, của bảo hiểm, mà ở bất kỳ quốc gia nào, dù đã phát triển hay đang phát triển, chính phủ luôn tìm nhiều cách khác để thúc đẩy, khuyến khích hoạt động bảo hiểm phát triển, tăng số lượng các loại hình bảo hiểm bắt buộc, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với người kinh doanh bảo hiểm hoặc miễn giảm thuế doanh thu đánh trên phí bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân đánh trên các khoản tiền bảo hiểm được nhận lương đối với người được bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà bảo hiểm đầu tư.
III. Đặc điểm của bảo hiểm thương mại.
Bảo hiểm thương mại là một bộ phận trong hệ thống bảo hiểm nói chung, là hoạt động bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm đều doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro đã thỏa thuận trước trên hợp đồng.
Nội dung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngoài mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng của mình (gọi là người được bảo hiểm) còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa người bảo hiểm gốc và người nhận tái bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm và bao hàm các hoạt động của trung gian bảo hiểm như: môi giới, đại lý...
Hoạt động bảo hiểm nói chung, bảo hiểm bảo hiểm thương mại nói riêng tạo ra được một "sự đóng góp của số đông vào rủi ro của số ít" trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Số người tham gia càng đông, tổn thất càng phân tán rộng, rủi ro càng giảm thiểu ở mức độ thấp nhất thể hiện ở mức phí bảo hiểm mà người tham gia phải đóng là nhỏ nhất đủ để mỗi người đó không ảnh hưởng gì quan trọng đến hoạt động sinh hoạt sản xuất của mình. Hoạt động theo qui luật số đông, đó là nguyên tắc cơ bản nhất của bảo hiểm.
Bên cạnh đó, đám đông tham gia vào cộng đồng càng lớn thể hiện nhu cầu bảo hiểm càng tăng theo đà phát triển của nền kinh tế - xã hội, những người được bảo hiểm không thể và cũng không cần biết nhau họ chỉ biểu người quản lý cộng đồng (doanh nghiệp bảo hiểm) là người nhận phí bảo hiểm và cam kết sẽ bình thường cho họ khi có rủi ro tổn thất xảy ra. Hoạt động bảo hiểm thương mại tạo ra một sự hoán chuyển rủi ro từ những người được bảo hiểm qua người bảo hiểm trên cơ sở một văn bản pháp lý: Hợp đồng bảo hiểm. Điều này đã tạo ra một rủi ro mới đe dọa mối quan hệ giữa hai bên trên hợp đồng. Dịch vụ bảo hiểm thương mại là một lời cam kết, liệu lúc xảy ra tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm có thực hiện hoặc có khả năng thực hiện cam kết của mình hay không trong khi phí bảo hiểm đã được trả theo "nguyên tắc ứng trước". Ngược lại các rủi ro, tổn thất được bảo hiểm được minh thị rõ ràng trên hợp đồng, liệu có sự man trá của phía người được bảo hiểm này không để nhận lượng tiền bảo hiểm. Như vậy, mối quan hệ mối quan hệ giữa hai bên trên hợp đồng bảo hiểm gắn liền với sự tin tưởng lẫn nhau và điều này đoì hỏi phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản thứ hai là nguyên tắc "trung thực tuyệt đối".
Nhìn chung, bảo hiểm thương mại có một số đặc điểu sau:
- Trước tiên, hoạt động bảo hiểm thương mại là một hoạt động thỏa thuận (còn gọi là bảo hiểm tự nguyện).
- Hai là, sự tương hỗ trong bảo hiểm thương mại được thực hiện trong "cộng đồng có giới hạn" một "nhóm đóng".
- Ba là, bảo hiểm thương mại cung cấp dịch vụ đảm bảo không chỉ cho các rủi ro bản thân mà còn cho cả rủi ro tài sản và trách nhiệm.
IV. Phân loại bảo hiểm thương mại.
1. Phân loại theo đối tượng bảo hiểm.
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì toàn bộ các loại hình nghiệp vụ được chia thành 3 nhóm.
+ Bảo hiểm tài sản.
+ Bảo hiểm con người.
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
(1) Bảo hiểm tải sản: là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ bảo đảm thuận tiện hợp đồng.
(2) Bảo hiểm con người: đối tượng của các loại hình này chính là tính mạng, thân thể, sức khỏe của con người. Người ký hợp đồng bảo hiểm nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm thì họ hoặc một người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do người bảo hiểm trả.
(3) BHTNDS: (Bảo hiểm trách nhiệm dân sự).
BHTNDS có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các qui định phát sinh trong luật dân sự.
Theo đó, người được bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 3 những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài sản thuộc sở hữu của chính mình.
2. Phân loại bảo hiểm theo kỹ thuật bảo hiểm.
Đây là cách phân loại của các chuyên gia Pháp và châu Âu.
+ Phân loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật "phân bổ".
+ Phân loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật "tồn tích vốn".
(1) Các loại bảo hiểm dự trên kỹ thuật phân bổ: là các bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định (tương đối) theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người (nên gị là bảo hiểm phi nhân thọ. Hợp đồng bảo hiểm loại này thường ngắn hạn (1 năm).
(2) Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật tồn tích vốn: là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi (rõ rệt) theo thời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm nhân thọ) các hợp đồng loại này thường là trung và dài hạn.
3. Phân loại theo tính chất của khoản bồi thường.
+ Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi thường.
+ Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi khoán.
(1) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán: theo nguyên tắc này, số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không bao giờ vượt quá giá trị thiệt hại thực tế. Các loại bảo hiểm này gồm có: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (gọi chung là bảo hiểm thiệt hại), tuy nhiên ngày nay người ta có xu hướng đưa cả bảo hiểm tai nạn và bệnh tật vào loại này - bảo hiểm IARN.
(2) Các loại bảo hiểm có số tiền trả theo nguyên tắc khoán: người được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền khoán theo đúng mức mà họ đã thỏa thuận trước trên hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm tùy thuộc và phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng đóng phí. Đây chính là các loại bảo hiểm Nhân thọ và một số trường hợp của bảo hiểm tai nạn bệnh tật.
4.Phân loại theo phương thức quản lý.
+ Bảo hiểm tự nguyện.
+ Bảo hiểm bắt buộc.
(1) Bảo hiểm tự nguyện: là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây là tính chất vốn có của Bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt con người.
(2) Bảo hiểm bắt buộc: được hình thành trên cơ sử luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Các hoạt động nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng gắn liền với trách nhiệm dân sự nghề nghiệp thường là đối tượng của bảo hiểm bắt buộc này.
V. Quá trình phát triển bảo hiểm thương mại ở Việt Nam.
Lịch sử ra đời và phát triển bảo hiểm ở Việt Nam có thể khái quát thành 3 giai đoạn chính.
+ Giai đoạn trước 1975.
+ Giai đoạn từ sau 1975 đến trước 18/12/1993.
+ Giai đoạn từ 18/12/1993 đến nay.
1. Trước 1975.
Trước 1975 hoạt động kinh doanh bảo hiểm khá phát triển ở miền Nam, đã có trên 52 công ty (trong nước, ngoài nước).
Các công ty trong nước được thành lập với hình thức hội vô danh và hội tương hỗ, các công ty nước ngoài thành lập ở Việt Nam dưới hình thức công ty chi nhánh, hầu hết các công ty đều đặt trụ sở ở Sài Gòn, là trung tâm kinh tế lúc ở miền Nam lúc bấy giờ.
Ở miền Bắc giai đoạn này Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) ra đời theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/12/1964 duy nhất đại diện cho ngành Bảo hiểm Việt Nam. Trong thời gian này do đất nước có chiến tranh nên hoạt động của Bảo Việt ở miền Bắc chưa phát triển, với 2 chi nhánh ở Hà Nội và Hải Phòng, thực hiện chủ yếu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.
2. Giai đoạn từ 30/4/75 - 18/12/93.
Sau giải phóng miền Nam, việc quốc hữu hóa các công ty bảo hiểm cũ của miền Nam đã dẫn đến thành lập công ty Bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam (BAVINA). Năm 1976 sau khi thống nhất đất nước BAVINA được chuyển thành chi nhánh của công ty bảo hiểm Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh (BAO VIET/HCM).
Như vậy thời gian này Bảo Việt là công ty bảo hiểm duy nhất của Nhà nước hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hạch toán kinh tế thống nhất toàn ngành, điều này đã gây nên tình trạng độc quyên của Bảo Việt. Bảo Việt đã nghiên cứu triển khai các nghiệp vụ mới, đối nội lẫn đối ngoại, nâng cấp lên thành Tổng công ty có chi nhánh ở khắp các địa phương trên cả nước.
3. Giai đoạn sau 18/12/93.
Ngày 18/12/93 trước nhu cầu cần thiết phải đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP qui định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Với qui định này, thế độc quyền của Bảo Việt đã được phá vỡ, các tổ chức bảo hiểm theo nhiều hình thức pháp lý khác thuộc nhiều thành phần kinh tế có thể tham gia thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm ở Việt Nam, và do đó một số doanh nghiệp bảo hiểm đã ra đời: VINARE, BAOMINH, PJICO... Các văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm ngoại quốc được mở cửa nhằm tiến đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (INCHIBROK, VIA, PRUDENTIAL...).
Như vậy sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo ra động lực cạnh tranh, tạo điều kiện để mạng lưới phân phối sản phẩm bảo hiểm ra đời một cách rộng khắp (đại lý, chi nhánh). Người được bảo hiểm đã có thể lựa chọn cho mình doanh nghiệp bảo hiểm phục vụ tốt nhất thay vì chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm như trước đây.
PHẦN II
CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI.
I. Công ty bảo hiểm nhà nước.
Là loại công ty thuộc sở hữu Nhà nước về vốn cũng như phương thức quản lý, vì vậy trách nhiệm bảo tồn và phát triển về vốn của các công ty này rất nặng nề nhưng có ưu thế cạnh tranh.
II. Công ty bảo hiểm cổ phần.
Là loại hình doanh nghiệp thành lập do các cổ đông tham gia đóng góp vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu và có trách nhiệm hữu hạn.
III. Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam.
Là loại hình doanh nghiệp được thành lập dựa trên sự hợp tác đầu tư góp vốn của một bên là Việt Nam và một bên là các công ty bảo hiểm nước ngoài, hoạt động trên nguyên tắc cùng có lợi, tuy nhiên phải tuân thủ luật pháp Việt Nam.
IV. Công ty bảo hiểm chuyên ngành.
Là loại hình doanh nghiệp được thành lập do yêu cầu đặc thù của ngành kinh tế để đảm bảo khả năng ổn định xã hội, nhằm tăng cường chất lượng phục vụ và đa dạng hóa các dịch vụ bảo hiểm v.v...
PHẦN III
CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT BAN HÀNH QUI ĐỊNH SỰ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI.
1. Thị trường bảo hiểm.
Theo thuật ngữ bảo hiểm, thị trường bảo hiểm là nơi mua và bán các dịch vụ bảo hiểm. Thị trường gắn liền với các hình thức tổ chức bảo hiểm, ở đó người mua (khách hàng - người tham gia) có thể mua các dịch vụ bảo hiểm thích hợp. Các dịch vụ bảo hiểm gắn liền các nghiệp vụ bảo hiểm, người mua bảo hiểm là cá nhân hay tập thể có nhu cầu bảo hiểm về sức khỏe, tài sản hay trách nhiệm dân sự. Đến thị trường bằng cách trực tiếp hay thông qua môi giới (đại lý) để mua các dịch vụ bảo hiểm mà mình mong muốn từ người bán.
2. Khung pháp lý cho hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam.
- Nghị định 100 CP ngày 18/12/1993 và Nghị định 74/CP ngày 14/5/1997 của Chính phủ ban hành về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Các Thông tư hướng dẫn thực hiện:
+ Thông tư 46/TC/CĐTC ngày 30/5/94 của Bộ Tài chính qui định chế độ quản lý tài chính với doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Thông tư số 26/1998/TT - BTC ngày 4/3/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
+ Thông tư số 27/1998/TT - BTC ngày 4/3/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động khai thác bảo hiểm và quản lý phí bảo hiểm.
- Quyết định số 1235 - TC/QĐ/TCNH ngày 9/12/95 của Bộ tài chính về việc tái bảo hiểm bắt buộc.
- Quyết định số 1296/QĐ/CĐKT ngày 31/12/96 của Bộ trưởng Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
- Bộ Luật dân sự phần 3 chương II mục 11 (từ điều 571 - 584) qui định Hợp đồng bảo hiểm.
- Quyết định số 927 - TC/QĐ/TCHH ngày 18/08/95 của Bộ trưởng bộ Tài chính về việc sửa đổi phạm vi áp dụng các qui tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.
- Bộ luật Hàng hải, chương XVI từ điều 200 - 240 qui định về Hợp đồng bảo hiểm hàng hải.
- Quyết định 314/CP - HĐCP ngày 1/10/90 của Hội đồng Chính phủ về chế độ bảo hiểm tai nạn hành khách.
- Điều 52, điều lệ quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP ngày 20/10/94 của Chính phủ qui định về bảo hiểm bắt buộc xây lắp.
- Luật hàng không dân dụng Việt Nam điều 72 - 93 qui định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực hàng không.
II. CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.
1. Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt).
Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên hoạt động trên thị trường Việt Nam sau cách mạng tháng 8/1945. Được thành lập ngày 17/12/1964, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt, trực thuộc Bộ tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhất Việt Nam hiện nay và còn tiếp tục duy trì vị thế này trong một thời gian dài sau này. Với hoạt động trong cả hai lĩnh vực Nhân thọ và phi nhân thọ, Bảo Việt luôn đi đầu trong các nghiệp vụ bảo hiểm với tổng doanh thu phí bảo hiểm vượt xa các công ty bảo hiểm khác, luôn khẳng định được lợi thế mạnh của mình trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, đồng thời với số vốn lớn, Bảo Việt đảm bảo khả năng tài chính trong mọi tình huống. Là chỗ dựa vững chắc cho khách hàng. Mặc dù kể từ sau Nghị định 100 CP ra đời, Bảo Việt dần mất đi vị thế độc quyền trên thị trường, thị phần có bị thu hẹp lại nhưng nếu tiến đến tổng doanh thu phí bảo hiểm thì bảo hiểm vẫn tiếp tục đã tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Chỉ từ nghiệp vụ bảo hiểm hàng không, Bảo Việt luôn là người dẫn đầu trong việc bảo hiểm cho các công trình lớn của đất nước trên mọi lĩnh vực. Với kinh nghiệm và uy tín sẵn có, Bảo Việt đang tạo được một thế đững vững chắc trong hoạt động cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Hiện nay, Bảo Việt đã thiết lập được mạng lưới đại lý, các chi nhánh trên tất cả 61/61 tỉnh thành phố trong cả nước với trên 4000 cán bộ, nhân viên và đại lý bảo hiểm. Chính nhờ mạng lưới đại lý rộng khắp này nên Bảo Việt đã và đang trở thành cái tên quen thuộc không chỉ đối với khách hàng ở các tỉnh, thành phố lớn, mà còn vươn tới những vùng miền đang sản phẩm của đất nước. Điều mà không phải bất cứ một công ty bảo hiểm nào khác có thể làm được trong một vài năm tới.
Năm 1997 Bảo Việt tiếp tục đảm nhận cho hầu hết các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các nhà máy lớn như Cầu Bắc Mỹ Thuận, Công trình thuỷ điện Hàm Thuận - Đami, Nhà máy đóng tàu Huyndai - Khánh Hòa, Tòa nhà Central Building Hà Nội... Vì vậy, trong lĩnh vực ảo hiểm phi hàng hải của Bảo Việt, đặc biệt là những nghiệp vụ liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao. So với năm 1996, số phí bảo hiểm thu được của nghiệp bảo hiểm cháy tăng hơn 30%, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa tăng 10%. Các đơn vị thành viên lớn của Tổng Công ty như Bảo Việt Sài Gòn, Hà Nội, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Khánh Hòa... vẫn thực sự là các mũi chủ công hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, một số đơn vị như Bảo Việt Hà Tây, Khánh Hòa không những hoàn thành kế hoạch từ tháng 10 mà còn có mức tăng trưởng cao so với năm 1996.
Hoạt động bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt cũng thu được những kết quả khả quan. Nếu năm 1996, Bảo Việt mới chỉ bán được 1000 hợp đồng, thì sang năm 1997, con số hợp đồng phát hành đã đạt gần 30.000 hợp đồng. Năm 1999, Bảo Việt có thêm các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới để phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Song song với việc đa dạng hóa, phát triển sản phẩm phục vụ khách hàng Bảo Việt luôn chú trọng nâng cao chất lượng công tác giải quyết bồi thường. Năm qua, Bảo Việt đã giải quyết nhanh chóng trên 400.000 vụ tổn thất, tai nạn, trong đó có các vụ tổn thất lớn đáng chú ý như: Vụ tổn thất toàn bộ 7.000 tấn bột mỳ nhập khẩu từ Ấn Độ và 5.000 tấn phân bón nhập từ Inđônêsia thiệt hại 3,3 triệu USD; Vụ cháy kho lông vũ của xí nghiệp Viva tại khu chế xuất Tân Thuận và cháy xí nghiệp giầy của Công ty NNHH Thái Bình - Sông Bé (cũ) với số tiền bồi thường gần 2 triệu USD. Đặc biệt, khi cơn bão số 5 (Linda) đổ bộ vào khu vực phía Nam, gây thiệt hại nghiêm trọng đến người và của cải, ngay lập tức không chỉ cán bộ của Bảo Việt ở các địa phương mà cả đoàn cán bộ từ Văn phòng Tổng Công ty đã tới từng vùng bị bão lụt, cùng cơ quan địa phương xem xét, giải quyết hậu quả và bồi thường cho các chủ tàu sông, tàu cá ở những vùng bị thiệt hại với số tiền gần 35 tỷ đồng. Có thể nói, đây là thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay mà Bảo Việt phải gánh chịu mà không có sự tham gia của các nhà nhận tái bảo hiểm trên thế giới. Nhưng cũng có thể nói, qua thiệt này đã bộc lộ khả năng giải quyết sự cố và bồi thường của hệ thống Bảo Việt trong cả nước - do có quỹ dự phòng bồi thường tổn thất lớn, nên Bảo Việt hoàn toàn có đủ khả năng chi trả cho các khách hàng. Bên cạnh khoản tiền bồi thường kể trên, Bảo Việt còn hỗ trợ, ủng hộ cho các tỉnh bị thiệt hại 150 triệu đồng để khắc phục hậu quả cơn bão.
Trong năm qua, với trên 750 tỷ đồng trích lập dự phòng thiệt hại, bồi thường cho khách hàng Bảo Việt đã kịp thời góp phần ổn định hoạt động kinh doanh và đời sống cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm không may bị tổn thất, thiệt hại, được các doanh nghiệp, cá nhân cám ơn và khen ngợi.
2. Công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam.
Công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 27/9/1994 với số vốn ban đầu được nhà nước cấp là 40 tỷ VNĐ, công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam đã thực hiện kinh doanh nhận tái bảo hiểm trong nước và quốc tế, với tổng phí nhận tái bảo hiểm cho đến nay đã đạt trên 945 tỷ VNĐ, trong đó tổng phí giữ lại cho thị trường trong nước đạt gần 400 tỷ VNĐ. Sau 5 năm hoạt động từ 1995 - 2000, công ty đã nâng tổng số vốn chủ sở hữu và kết dư quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt trên 165 tỷ VNĐ, nộp ngân sách nhà nước trên 31 tỷ VNĐ. Toàn bộ vốn nhàn rỗi đã được đầu tư cho nền kinh tế thông qua các hình thức góp vốn liên doanh, cổ phần với các tập đoàn kinh tế trong nước, mua trái phiếu, tín phiếu xây dựng tổ quốc.
Ngoài nhiệm vụ kinh doanh, công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ đầu mối điều tiết dịch vụ bảo hiểm cho thị trường bảo hiểm trong nước, tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam được tham gia nhận các dịch vụ bảo hiểm trên thị trường nhằm giảm thiểu tình trạng chuyển phí bảo hiểm bằng ngoại tệ ra ngoài nước. Đồng thời Công ty cũng là đầu mối giúp thị trường trên các lĩnh vực: kỹ thuật tái bảo hiểm, khai thác, bồi thường, đề phòng hạn chế tổn thất, cung cấp thông tin - đào tạo, đánh giá, nhận xét xu hướng của thị trường, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cườngchất lượng dịch vụ đối với khách hàng.
Trong hoạt động bảo hiểm dầu khí, ngoài vai trò của hai công ty bảo hiểm gốc là Bảo Việt và PVIC, VINARE cũng là một nhân tố nổi bật trên thị trường bảo hiểm dầu khí. Với chức năng nhận tái bảo hiểm dầu khí, VINARE còn có nhiệm vụ điều tiết thị trường bằng cách chuyển nhượng lại một phần dịch vụ bảo hiểm dầu khí cho các công ty bảo hiểm khác trong nước, chính nhờ đó mà một lượng lớn ngoại tệ được giữ lại trong nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp khác càng kinh doanh và phát triển.
Trong hoạt động bảo hiểm kỹ thuật, VINARE đã có nhiều đóng góp trong việc chuyển nhượng một phần phí bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm trong nước, trước khi chuyển phí ra nước ngoài. Mức phí nhượng lại từ Vinare cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước không ngừng tăng lên trong 5 năm qua.
Trong giai đoạn gần đây VINARE đã có sự tư vấn cho Việt Nam Airlines mua bảo hiểm hàng không dài hạn để tránh sự tăng phí quá cao do tình hình tổn thất luôn ở mức cao, đồng thời tranh thủ sự hợp tác lâu dài, đôi bên cùng có lợi.
Khi có tổn thất xảy ra, cùng với các công ty bảo hiểm gốc, VINARE đã nhanh chóng nắm bắt thông tin, đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ xác định nguyên nhân và nhanh chóng hoàn tất thủ tục trả tiền bồi thường cho khách hàng không may gặp rủi ro. Chẳng hạn với vụ tai nạn máy bay TU 134 tại Capachia năm 1997, VINARE đã ngay lập tức tạm ứng cho Việt Nam Airlines 800.000 USD và sau đó đã tích cực, nhanh chóng giải quyết bồi thường cho người thân của các nạn nhân xấu số, cho đến nay vụ việc đã được cơ bản giải quyết với số tiền bồi thường lên tới 18 triệu USD. Chính nhờ đó uy tín của VINARE ngày càng nâng cao thị trường ngày càng lớn dần.
3. Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh).
Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) là doanh nghiệp bảo hiểm được tách từ công ty bảo hiểm Sài Gòn (thực thuộc tổng công ty bảo hiểm Việt Nam). Được thành lập từ ngày 28/11/1994, công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trong cả hai lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ với số vốn điều lệ là 40 triệu VNĐ, mặc dù là một công ty được tách ra từ Bảo Việt nhưng Bảo Minh ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng và ddang giữ vị trí "Á quân" trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Với cách thức phục vụ khách hàng tiên tiến và mạng lưới rộng khắp đất nước, Bảo Minh đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi mặt và có ảnh hưởng tích tới thị trường bảo hiểm của quốc gia. Tính đến nay, công ty đã có 21 chi nhánh, 3 văn phòng đại diện và hơn 50 tổng đại lý trên toàn quốc với hơn 500 cán bộ, công nhân viên. Bảo Minh đang ăng dần thị phần của mình từ 21,33% năm 1997 lên tới 24,37% năm 1999 và dự kiến đạt 25% năm 2000. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, ổn định, đồng nghĩa với việc tăng thị phần là việc doanh thu phí bảo hiểm gốc cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt hiện nay ở Việt Nam, trong lĩnh vực bảo hiểm hàng không, Bảo Minh hiện là công ty bảo hiểm dẫn đầu trong dịch vụ bảo hiểm hàng không, đồng thời cũng là nhà bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu lớn thứ hai tại Việt Nam (sau Bảo Việt).
Chúng ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc của Bảo Minh ngàycàng đi lên, thể hiện qua đồ thị sau:
4. Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí PVIC:
- Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí PVIC được thành lập ngày 23/011996 trên cơ sở quyết định 330/TTg ngày 25/9/1995 của Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập Tổng công ty dầu khí Việt Nam và quyết định số 1396/HĐBT ngày 14/10/1995 của Hội đồng quản trị tổng công ty dầu khí Việt Nam. Tiền thân của công ty bảo hiểm dầu khí là bảo hiểm y tế dầu khí. Một đơn vị hành chính sự nghiệp phục vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên công tác trong ngành dầu khí.
PVIC là doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm dầu khí, một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam hiện nay. Với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí đã tham gia bảo hiểm cho hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ trong đó có khá nhiều công trình lớn bao gồm bảo hiểm các giàn khoan thăm dò dầu khí. Các tàu chở dầu các giếng khí và các nhà máy điện chạy bằng khí đốt. Với thuận lợi là hoạt động trong môi trường có sự giúp đỡ của tổng công ty dầu khí, PVIC đã và đang được tham gia các hạng mục bảo hiểm, có giá trị tài sản cao, đồng thời có khả năng đàm phán để giữ lại một phần lớn dịch vụ cho các công ty bảo hiểm trong nước, trước khi chuyển nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài. Theo thống kê những năm qua, hàng năm có khoảng từ 90% - 95% giá trị các hợp đồng bảo hiểm dầu khí bị ép giá chuyển ra nước ngoài do thế yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm khi đàm phán (do uy tín, khả năng tài chính, kinh nghiệm bảo hiểm...) dẫn tới tình trạng hàng năm có khoảng 15 - 17 triệu USD bị chuyển ra nước ngoài dưới hình thức phí tái bảo hiểm trong khi nước ta đang kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Sự ra đời của PVIC đã phần nào giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam hạn chế bớt được tình trạng này.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế có nhiều thay đổi làm cho tình hình đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dầu khí bị giảm, cộng với lượng vốn còn hạn chế trong khi tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí mấy năm qua vốn ở mức cao nên việc kinh doanh của công ty còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế thị phần của công ty đã thay đổi từ 6,69% năm 1997 đã giảm xuống 5,38% năm 1999. Cũng do khó khăn về vốn nên hầu hết các hoạt động nghiệp vụ mà công ty nhận từ khách hàng đều được tái bảo hiểm phần lớn tại các công ty khác nên hiệu quả kinh doanh của công ty chưa cao.
Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 1995 - 1999.
Thị phần của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ
Năm 1997
Năm 1998
Nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí ra đời ở Việt Nam kể từ khi chính thức tìm thấy dầu và khí tại thềm lục địa nước ta năm 1986. Tuy nhiên nghiệp vụ này mới chỉ thực sự phát triển kể từ khi chính phủ ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 và các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu tham gia vào các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam.
Trong giai đoạn 1995 - 1999, bảo hiểm dầu khí Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể, đặc biệt năm 1996 đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của bảo hiểm dầu khí Việt Nam, đó là hai công ty bảo hiểm hàng đầu trong lĩnh vực dầu khí là Bảo Việt và PVIC đã tư vấn cho VIETSOVPETRO - đơn vị liên doanh về dấu khí lớn nhất tại Việt Nam - nhằm xây dựng chương trình bảo hiểm, cùng phối hợp soạn thảo tài liệu đấu thầu và mở thầu giữa các môi giới bảo hiểm để được chào phí và điều khoản có lợi nhất cho khách hàng.
Ngay từ đầu thành lập và phát triển, bảo hiểm dầu khí đã đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm Việt Nam, mặc dù chịu không ít ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á và những ảnh hưởng của thị trường bảo hiểm thế giới dẫn đến hoạt động đầu tư vào hoạt động dầu khí giảm mạnh trong những năm qua.
Việc bồi thường các thiệt hại về hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam đã và đang được tiến hành nhanh chóng và đầy đủ giúp khách hàng kịp thời phục hồi hoạt động sản xuất và kinh doanh. Kết quả kinh doanh của hoạt động bảo hiểm dầu khí trong các năm qua khá tốt với tỷ lệ tổn thất chỉ là 21,63%.
Tiêu biểu trong giai đoạn 1995 - 1999 đã xảy ra 21 vụ tổn thất bảo hiểm dầu khí với tổng số tiền bồi thường ước tính là 9 triệu USD.
+ Sự cố rò rỉ từ đường ống mềm tại Mỏ Đại Hùng của BHP theo đơn bảo hiểm thời hiệu 1995 - 1996 do sai sót trong thiết kế gây ra với số tiền dự tính 3,6 triệu USD.
+ Kẹt thiết bị khoan tại giàn khoan Rig Hakuryn Block 15 - 2 tại thềm lục địa Việt Nam nhà thầp JVPC (Nhật Bản) ngày 29/10/1997 tại mỏ Rạng Đông thiệt hại trên 1 triệu USD.
+ Tổn thất Fao new MONOBUOY của mỏ Bạch Hổ ngày 11/6/1999 thiệt hại ước tính trên 1,2 triệu USD (bao gồm cả chi phí tẩy rửa, ô nhiễm).
5 Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX (PJICO).
Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO được thành lập ngày 15/8/1995 với số vốn điều lệ 55 tỷ VNĐ do 8 cổ đông sáng lập:
+ Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.
+ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
+ Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam.
+ Tổng công ty thép Việt Nam.
+ Công ty điện tử Hà Nội (Hanel).
+ Liên hiệp đường sắt Việt Nam.
+ Công ty tư vấn và thiết bị toàn bộ.
+ Công ty TNHH thiết bị an toàn.
Tám cổ đông này đã đóng góp trên 80% tổng số vốn điều lệ công ty, trong đó tổng công ty xăng dầu Việt Nam là cổ đông lớn nhất với 51% cổ phần.
Hiện PJICO đang triển khai các nghiệp vụ chính sau:
+ Nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật tài sản.
+ Nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hóa.
+ Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải.
+ Nghiệp vụ tái bảo hiểm và các hoạt động khác.
Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX có trụ sở chính tại số 1 Khâm Thiên - quận Đống Đa - Hà Nội. Đồng thời công ty có 4 chi nhánh lớn đạt tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Bên cạnh đó là một loạt các văn phòng đại diện tại Quảng Ninh, Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đồng Nai, Bến Tre... Mạng lưới phân phối sản phẩm bảo hiểm của PJICO (bao gồn trên 200 Tổng đại lý, đại lý và cộng tác viên bảo hiểm) đã được thành lập và hoạt động ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Trong những năm vừa qua, mặc dù chịu tác động không nhỏ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á, cũng như những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. PJICO vẫn đứng vững và không ngừng phát triển, doanh thu phí bảo hiểm gốc năm sau cũng lớn hơn năm trước, lợi nhuận trước thuế, sau thuế và các khoản nghĩa vụ nộp ngân sách hàng năm đều có sự tăng trưởng tích cực. Điều đó được thể hiện qua số liệu cụ thể trong đồ thị sau:
6. Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long).
Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) là doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập trên cơ sở vốn góp của các doanh nghiệp lớn, trong đó có Bảo Việt, Vietcombank chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, ASC, ACB, Epco, Tân Việt, Huy Hoàng v.v... Ra đời ngày 11/7/1995, Bảo Long là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phi nhân thọ với số vốn ban đầu là 24 tỷ VND, Bảo Long có trụ sở tại 11 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Trong tình hình khó khăn về đầu tư nước ngoài cũng như những biến động bất lợi của nền kinh tế. Bảo Long đã có những cố gắng nhằm thoát khỏi những ảnh hưởng xấu tới tốc độ tăng trưởng của mình. Nếu như năm 1997, Bảo Long chiếm 1,78% thị phần thì đến năm 1998, do những tác động xấu của tình hình kinh tế cũng như sự đổ vỡ của Huy Hòng, Epco v.v... đã khiến thị phần của công ty giảm xuống đáng kể, chỉ còn 1,28%. Trong năm 1999, với sự cố gắng của Ban lãnh đạo công ty và các cán bộ nhân viên, Bảo Long đang dần phục hồi với 1,51% thị phần. Đây là cố gắng đáng khen ngợi trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế cũng như điều kiện cạnh tranh gay gắt do có quá nhiều công ty tham gia trên thị trường bảo hiểm.
Vấn đề khó khăn nhất hiện nay của Bảo Long là vấn đề vốn. Do một số đối tác góp cổ phần đã rút lui (Huy Hoàng, Epco, Vietcombank TP. Hồ Chí Minh v.v...) nên gánh nặng về vốn đang dồn lên các đối tác còn lại. Việc duy trì hoạt động của công ty trên thị trường, đồng thời phát triển doanh nghiệp đang là nhiệm vụ được Ban lãnh đạo công ty - đứng đầu là Ông Trương Mộc Lâm - Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Bảo Long - hết sức quan tâm tìm phương án giải quyết. Hy vọng rằng trong thời gian tới, công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) sẽ tìm được hướng đi thích hợp cho sự phát triển của chính mình.
7. Công ty liên doanh bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (VIA).
Công ty liên doanh bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (VIA) là liên doanh bảo hiểm giữa Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) và Tokyo Marine & Fire (Nhật Bản) và Commercial Union (Anh Quốc) với tỷ lệ góp vốn lần lượt là 51%, 24,5% và 24,5%. Ra đời ngày 5/8/1996, VIA có số vốn ban đầu là 6 triệu USD, được phép kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng của VIA chỉ thu hẹp đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 3 năm gần đây, thị phần của VIA có sự thay đổi đáng kể. Nếu như năm 1997, thị phần của VIA là 1,11% thì sang năm 1998, do tình hình đầu tư nước ngoài có những thay đổi theo chiều hướng bất lợi đã làm thị phần của công ty giảm xuống 1,09% và sang năm 1999, với những cố gắng của Ban giám đốc công ty và các nhân viên, VIA đã có bước nhảy vọt khi chiếm được 1,68% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.
Hiện tại, Công ty Liên doanh bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (VIA) có trụ sở chính tại tầng 8 tòa nhà Landmark, 5B Tôn Đức Thắng, TP. Hồ Chí Minh.
8. Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC).
Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC) ra đời ngày 1/11/1997 với số vốn điều lệ là 6 triệu USD. Là liên doanh bảo hiểm giữa Bảo Minh (51%) và yasuda Fire & Marine (Nhật Bản - 24,5%) và Mitsui (Nhật Bản - 24,5%), UIC hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nahan thọ với đối tượng khách hàng chính chỉ trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, chủ tịch Hội đồng quan trị của UIC là Ông Nguyễn Nam Cường - cũng đồng thời là Tổng giám đốc của Bảo Minh.
9. Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI).
Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI) là một doanh nghiệp thành viên của Tổng cục Bưu điện, được thành lập ngày 1/9/1998 với số vốn ban đầu là 70 tỷ VND. Trong số các cổ đông tham gia công ty phải kể đến Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông (41%), Bảo Minh (10%), VINARE (8%) v.v... Hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, PTI có nhiệm vụ thu hút các dịch vụ bảo hiểm từ các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh ra các nghiệp vụ khác mà các cổ đông chính của công ty có thể mạnh.
III. KẾT LUẬN.
Để hạn chế những hậu quả do các loại rủi ro gây ra, con người đã có nhiều biện pháp phòng ngừa khác nhau. Từ thời cổ đại, điều kiện sinh sống và lao động sản xuất của con người còn thấp kém do phải đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại, con người đã gặp phải rất nhiều rủi ro. Khi đó từng cá nhân phải tự mình chịu đựng, khắc phục là chính. Tuy nhiên cũng nhận được sự cưu mang, giúp đỡ chút ít của cộng đồng. Những giúp đỡ này còn mang tính bản năng, tự phát và chỉ mới thực hiện trong phạm vi nhỏ hẹp giữa các thành viên trong gia đình, trong từng bộ lạc... Cùng với sự phát triển, tiến bộ của lực lượng sản xuất, các hình thức trợ giúp ngày càng đa dạng hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt đến giai đoạn cách mạng công nghiệp, sản xuất và phân công lao động xã hội đã phát triển mạnh mẽ, các hình thức giúp đỡ lẫn nhau hoặc tự bảo vệ mình chống lại những rủi ro cũng tốt hơn. Mặc khác, do quy mô sản xuất ngày càng mở rộng với cường độ cao nên những rủi ro do con người gây ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi và mật độ lớn hơn điều đó đòi hỏi những hoạt động tự vệ và trợ giúp của cá nhân và cộng đồng phải được tổ chức tốt hơn để hạn chế các tổn thất. Đó chính là cơ sở của sự ra đời ngành bảo hiểm do yêu cầu khách quan của nền kinh tế xã hội.
KIẾN NGHỊ
Thị trường bảo hiểm Việt Nam kể từ năm 1998 về trước, có thể nói là không nhiều "sóng gió", mặc dù, sau khi Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được ban hành, ngoài Bảo Việt (Công ty bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam trước Nghị định 100/CP), trên thị trường đã xuất hiện một loạt các công ty bảo hiểm mới như Bảo Minh, PJICO, Bảo Long, VIA, PVIC, UIC, PTIC thêm nữa là Công ty Tái bảo hiểm quốc gia (VINARE) và trên 30 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài song hoạt động của Bảo Việt vẫn giữa vai trò chủ đạo trên thị trường. Điều đó được minh chứng bằng thị phần của Bảo Việt luôn ở mức trên 60%, các sản phẩm bảo hiểm được bán trên thị trường hầu hết là các sản phẩm có nguồn gốc từ Bảo Việt. Tuy trong thời gian này, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm, nhưng chủ yếu là cạnh tranh về các "dịch vụ" phục vụ khách hàng, mà chưa có sự cạnh tranh gay gắt về mặt kỹ thuật.
Trước thềm của thế kỷ 21, thị trường bảo hiểm Việt Nam chắc chắn sẽ sôi động hơn nhiều, với sự có mặt của các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài có công ty mẹ là những hãng bảo hiểm hàng đầu thế giới đã có hàng trăm năm kinh nghiệm hoạt động như: hãng Manulife của Canada; AIG của Mỹ và Prudential của Anh; Alliariz của đức và một loạt các hãng khác. Thế mạnh của các công ty này không chỉ ở kinh nghiệm hoạt động, đội ngũ cán bộ được đào tạo chính qui và bài bản mà còn có sự hậu thuẫn bằng nguồn lực tài chính và tài sản khổng lồ của các công ty mẹ, họ sẽ có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Chắc chắn trong thời gian đầu đặt chân vào Việt Nam, các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ chỉ khoanh vùng hoạt động ở một số thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hà Nội v.v... nơi có tiềm năng về nhu cầu bảo hiểm lớn, thuận lợi cho công tác quản lý.
Trên thế giới, nước được đánh giá có nhu cầu bảo hiểm cao nhất toàn cầu là Nhật Bản với phí bảo hiểm bình quân trên 5000 USD/người/năm; còn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á là trên 100 USD/người/năm. Trong khi đó ở Việt Nam phí bảo hiểm bình quân năm 1998 mới chỉ đạt trên 1,6 USD/người. Vì sao có thực trạng trên? Theo chúng tôi, nguyên nhân chính là thu nhập bình quân của chúng ta còn quá thấp, dẫn tới phần đông dân cư chưa có nhu cầu bảo hiểm. Ngoài ra, cũng không thể không kể đến những hạn chế của chính thị trường bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm không đa dạng và phong phú, lợi ích của mỗi sản phẩm lại không đủ sức thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Vì vậy, em cho rằng Chính phủ quyết định mở cửa thị trường bảo hiểm vào lúc này là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, mở ở mức độ nào? Các công ty bảo hiểm trong nước cần phải làm gì để đứng vững trên thị trường? Nhà nước làm gì để bảo trợ các doanh nghiệp trong nước... Đó là những vấn đề rất đáng quan tâm.
Về phí các công ty bảo hiểm trong nước, không có cách nào tốt hơn là hãy nhìn lại chính mình! Đã đến lúc phải rà soát lại nội dung của từng sản phẩm bảo hiểm để xem sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu của số đông và được khách hàng quan tâm? Những qui định nào có thể tạo kẽ hở cho các hành vi truc lợi bảo hiểm? Làm gì để ngăn chặn các hành vi trục lợi bảo hiểm, đặc biệt lại bắt đầu từ chính bản thân cán bộ của công ty? Biểu phí qui định đã thực sự phù hợp với giá trị của sản phẩm chưa? Cơ cấu tổ chức bộ máy, trình độ năng lực cán bộ và việc bố trí sắp xếp công việc đã hợp lý chưa? v.v... Tất cả những nhân tố đó sẽ góp phần tiết kiệm chi quản lý, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính hấp dẫn và cuối cùng là tăng tính hấp dẫn và cuối cùng là tăng sức cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước.
Về phí Nhà nước, cần sớm thông qua Luật bảo hiểm nhằm tạo ra môi trường pháp lý thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển. Đồng thời, thành lập hiệp hội bảo hiểm nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người bị thiệt hại theo tinh thần Nghị định 115/CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ, mặt khác, hướng đến một thị trường bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các công ty. Đặc biệt, cần phát huy vai trò điều tiết của Nhà nước thông qua các doanh nghiệp Nhà nước bằng các chính sách thuế như ban hành biểu thuế với các thuế suất theo khu vực đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm, miễn giảm thuế, thậm chí trợ phí bảo hiểm đối với một số nghiệp vụ thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn v.v...
Thực hiện định hướng trên, chúng ta toàn hoàn tin tưởng rằng bước sang thiên niên kỷ mới, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ mà các công ty bảo hiểm trong nước sẽ phải đứng trước nhiều thành thức, nhưng có nhiều hứa hẹn sẽ là lá chắn vững chắc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các loại hình công ty Bảo hiểm thương mại ở Việt Nam hiện nay.doc