Bằng trực kiến thiên tài, trực quan chất phác, ngây thơ cảm tính và khả năng biện chứng
bẩm sinh, các nhà triết học cổ Hy Lạp đã để lại cho triết học nhân loại một kho tàng kiến thức
cơ bản đặt nền móng và là kim chỉ nam cho sự phát triển nền triết học hiện đại sau này. Trong
đó phải kể đến học thuyết về nguyên tử của Đêmôcrít, tƣ tƣởng biện chứng của Hêraclít và
lôgích học của Arixtốt. Đây là những cống hiến lớn lao đối với sự phát triển của tƣ tƣởng triết
học nhân loại.
Tóm lại bằng những kiến thức đã học với sự hiểu biết của bản thân và qua phân tích trong
bài tiểu luận đã cho chúng ta thấy các nhà triết học Hy Lạp cổ đại là những nhà biện chứng bẩm
sinh, Arix tốt là “bộ óc bách khoa toàn thƣ” thời cổ Hy Lạp.
26 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3964 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các nhà triết học cổ Hy Lạp là những nhà biện chứng bẩn sinh, còn arixtốt là “bộ óc bách khoa toàn thư” thời cổ Hy Lạp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rí óc khỏi lao động chân tay.
Lao động trí óc đƣợc đề cao đã thúc đẩy hình thành một tầng lớp trí thức, họ đã sử dụng tƣ duy
lý luận để nghiên cứu thế giới và xây dựng nên một triết học và khoa học đồ sộ và sâu sắc.
1.2. Đặc điểm cơ bản
Triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phƣơng pháp luận của giai
cấp chủ nô thống trị.
Trong triết học Hy Lạp cổ đại có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lƣu,
trƣờng phái duy vật – duy tâm, biện chứng – siêu hình, vô thần – hữu thần.
Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu
biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới nhƣ một hình ảnh chỉnh thể
thống nhất mọi sự vật, hiện tƣợng xảy ra trong nó.
Triết học Hy Lạp cổ đại đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác.
Triết học Hy Lạp coi trọng vấn đề con ngƣời.
2. Các trƣờng phái triết học tiêu biểu
2.1. Chủ nghĩa duy vật
a. Trƣờng phái Milê:
Trƣờng phái Milê do ba nhà triết học Ba nhà triết học Talét, Anaximăngđrơ và
Anaximen xây dựng, nhằm làm sáng tỏ bản nguyên vật chất của thế giới. Họ lần lƣợt coi bản
nguyên của vạn vật trong thế giới là nƣớc, apeiron (một thực thể vô định và vô hạn), không khí.
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 6
Quan niệm duy vật của họ mộc mạc nhƣng vô thần, chống lại thế giới quan thần thoại
đƣơng thời và chứa những yếu tố biện chứng chất phác.
b. Trƣờng phái Hêraclít
Hêraclít cho rằng bản nguyên của vũ trụ là lửa, lửa thông qua sự đấu tranh giữa các mặt
đối lập mà sinh ra vạn vật.
Hêraclít cho rằng bản tính thế giới là biện chứng: Vạn vật (cả linh hồn) chứa trong mình
các mặt đối lập luôn đấu tranh với nhau.
Nhận thức thế giới là phát hiện ra cái lôgốt, tính hài hòa – xung đột của những mặt đối
lập tồn tại trong sự vật đa dạng bằng lý tính.
c. Trƣờng phái Đa nguyên
* Empêđốc cho rằng:
Tồn tại 4 khởi nguyên vật chất độc lập, bất biến (đất, nƣớc, không khí và lửa) chịu tác
động bởi 2 lực (tình yêu [kết hợp] và hận thù [chia tách])
Tùy thuộc vào mức độ tham gia của các yếu tố và tác động của 2 loại lực mà vạn vật đa
dạng trong thế giới xuất hiện hay biến mất.
Sự sống hình thành trong đại dƣơng
* Anaxago cho rằng:
Bản nguyên vũ trụ tồn tại vô số hạt giống vật chất cực nhỏ, đƣợc phân chia đến vô tận.
Mỗi sự vật vật chất chứa trong mình mọi hạt giống khác nhƣng nó chỉ quy định bởi tính
chất hạt giống của chính nó.
Nus – linh hồn của thế giới, động lực làm các hạt giống nẩy nở, thay thế cho nhau. Nus
đƣa thế giới thoát khỏi sự hỗn độn để đi vào quá trình biến hóa của mình và qua đó nó nhận
thức bản thân thế giới.
d. Trƣờng phái Nguyên tử của Đêmôcrít
Đỉnh cao của triết học duy vật Hi Lạp cổ đại đƣợc thể hiện trong trƣờng phái nguyên tử
luận với các đại biểu Lơxíp, Đêmôcrít và Êpicua.Trong đó, Lơxíp là ngƣời đầu tiên nêu lên các
quan niệm về nguyên tử, Đêmôcrít la ngƣời phát triển các quan niệm này thành một hệ thống
chặt chẽ, còn Êpicua là ngƣời cũng cố và bảo vệ thuyết nguyên tử vào thời La Mã hóa.
Thuyết nguyên tử: Theo Đêmôcrít vũ trụ đƣợc cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là
nguyên tử và chân không; bản chất của thế giới là vật chất – nguyên tử luôn vận động theo quy
luật nhân quả; vũ trụ vật chất là vô hạn và đa dạng, không đƣợc sáng tạo và không bị hủy diệt
bởi các thế lực siêu nhiên…
Quan niệm về nhận thức: Theo Đêmôcrít, nhận thức cảm tính là tiền đề của nhận thức lý
tính; muốn nắm bắt bản chất thế giới không thể không sử dụng nhân thức lý tính.
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 7
2.2. Chủ nghĩa duy tâm
a. Trƣờng phái Pitago:
Pitago là ngƣời sáng lập. Trƣờng phái này xem con số là bản nguyên của thế giới.
Linh hồn bất tử tồn tại độc lập với thể xác và chịu sự chi phối bởi luật luân hồi. Mục
đích của cuộc sống là giải thoát linh hồn khỏi thể xác.
Nhận thức là chức năng của linh hồn, bằng chime nghiệm tâm linh, qua sự mach bảo của
thần linh mà chân lý xuất hiện.
Trƣờng phái pitago đã đặt nền móng cho trào lƣu duy tâm thời cổ Hy Lạp.
b. Trƣờng phái Êle:
Trƣờng phái này do Xênôphan thành lập theo tinh thần duy vật, nhƣng sau đó đƣợc
Pácmêníc phát triển theo tinh thần duy lý ngã về khuynh hƣớng duy tâm và đƣợc Dênông nhiệt
thành bảo vệ.
Theo Xênôphan: đất là cơ sở của vạn vật; muốn nhận thức đƣợc bản chất của sự vật phải
dựa vào tƣ duy, lý tính.
Theo Pácmêníc: tồn tại là bản chất chung của vạn vật; tồn tại là một phạm trù triết học
mang tính khái quát cao, và chỉ nhận thức bởi tƣ duy – lý tính.trong thế giới, vạn vật biến đổi
nhƣng bản thân sự tồn tại nói chung là bất biến, đồng nhất với chính nó.
Dênông đã xây dựng những apôri để đào sâu tƣ duy lý luận và chứng minh tồn tại là
đồng nhất, duy nhất và bất biến còn tính phức tạp, đa dạng và vận động của thế giới là không có
thực.
c. Trƣờng phái Duy tâm khách quan:
Trƣờng phái duy tâm khách quan đƣợc Xôcrát đặt nền móng và học trò Platông hoàn
thiện. Nó thể hiện lập trƣờng chính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ chống lại nền dân chủ Aten
và hệ thống triết học duy vật của trƣờng phái nguyên tử luận.
Tƣ tƣởng biện chứng đƣợc thể hiện trong tƣ tƣởng của Xôcrát. Ông trình bày quan điểm
của mình bằng lời nói, dƣới hình thức hội thoại và trạnh luận theo phƣơng pháp đặc biệt gồm
bốn bƣớc: mỉa mai, đỡ đẻ, quy nạp, xác định.
Phƣơng pháp biện chứng của Xôcrát đƣợc Platông tiếp tục phát triển, Platông đã xây
dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là thuyết ý niệm với giá trị bên trong là
phép biện chứng của khái niệm, và nhiều tƣ tƣởng sâu sắc khác về đạo đức – chính trị - xã hội.
2.3. Chủ nghĩa nhị nguyên
Sự do dự giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đã đƣa Arixtốt đến với chủ nghĩa
nhị nguyên. Và từ chủ nghĩa nhị nguyên ông đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi đƣa ra thuyết
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 8
nguyên nhân thay cho thuyết ý niệm của Platông để bàn về các vấn đề siêu hình. Tuy nhiên, khi
bàn về vật lý học, ông lại bộc lộ rõ quan điểm duy vật của mình.
Do hạn chế của lịch sử và bản thân Arixtốt là nhà tƣ tƣởng của giai cấp chủ nô quý tộc,
nên về mặt triết học ông do dự giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật; về mặt chính trị
ông chỉ bảo vệ lợi ích của tầng lớp chủ nô trung lƣu của chính mình nhƣng Arixtốt là một con
ngƣời “khổng lồ” về tƣ tƣởng, ông đã mở ra một chân trời mênh mông cho khoa học phƣơng
Tây phát triển và lý trí Hy Lạp nẩy nở.
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 9
Chƣơng 2:
CÁC NHÀ TRIẾT HỌC CỔ HY LẠP
LÀ NHỮNG NHÀ BIỆN CHỨNG BẨM SINH
1. Biện chứng
Tƣ tƣởng biện chứng đã hình thành ngay từ khi triết học ra đời. Trong quá trình phát triển,
phép biện chứng có ba hình thức cơ bản là phép biện chứng chất phác, phép biện chứng duy
tâm và phép biện chứng duy vật.
a. Phép biện chứng chất phác
Thời cổ đại, do trình độ tƣ duy phát triển chƣa cao, khoa học chƣa phát triển, nên các nhà
triết học chỉ dựa trên những quan sát trực tiếp, mang tính trực quan, cảm tính để khái quát bức
tranh chung của thế giới. Phép biện chứng chất phác thể hiện rõ rệt trong “thuyết Âm - Dƣơng”,
“thuyết Ngũ - hành” của triết học Trung hoa cổ đại, trong các hệ thống triết học của các nhà
triết học Hy lạp cổ đại và triết học Ấn độ cổ đại. Giá trị của phép biện chứng chất phác thể hiện
ở ý nghĩa vô thần, chống lại những quan điểm tôn giáo. Song phép biện chứng này thiếu những
căn cứ khoa học nên đã bị phép siêu hình xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ XV thay thế.
b. Phép biện chứng duy tâm khách quan
Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết học cổ điển Đức cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu
thế kỉ XIX. Thời kì này, khoa học đã đạt đƣợc những thành tựu xuất sắc trên nhiều lĩnh vực
khác nhau. Những thành tựu khoa học đó là cơ sở để đi tới những khái quát mới về nội dung
phép biện chứng.
Đại diện tiêu biểu cho phép biện chứng duy tâm là Hêghen. Ông là ngƣời đầu tiên xây
dựng hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm với một hệ thống khái niệm, phạm trù và quy luật cơ
bản. Tính chất duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen thể hiện ở chỗ : Ông coi “ý niệm
tuyệt đối” là cái có trƣớc, và trong quá trình vận động phát triển, “ý niệm tuyệt đối” tha hóa
thành giới tự nhiên và xã hội; cuối cùng lại trở về với chính mình trong tinh thần tuyệt đối. Sai
lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen là ở chỗ ông cho rằng biện chứng
của ý niệm sản sinh ra biện chứng của sự vật. Đó là phép biện chứng duy tâm khách quan, thiếu
triệt để, thiếu khoa học.
c. Phép biện chứng duy vật
Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà khoa học trƣớc đó, dựa trên cơ sở khái
quát những thành tựu mới nhất của khoa học thời ấy và thực tiễn lịch sử loài cũng nhƣ thực tiễn
xã hội, vào giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 10
và phép biện chứng duy vật, về sau đƣợc V.I.Lênin phát triển vào đầu thế kỉ XX, đem lại cho
phép biện chứng một hình thức mới về chất. Đó là phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phƣơng
pháp luận biện chứng. Chính vì vậy, nó đã khắc phục đƣợc những hạn chế của phép biện chứng
chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cận đại.
Nó đã khái quát đúng đắn những quy luật cơ bản chung nhất của sự vận động và phát triển của
thế giới. Phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học.
Phép biện chứng duy vật đƣợc xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những
phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó,
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất.
Vì thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những
quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài ngƣời và của tƣ
duy”.
2. Biện chứng thời Hy Lạp cổ đại
Vào thời kì cổ đại Hy Lạp: thuật ngữ “Biện chứng” đƣợc dùng để chỉ nghệ thuật tranh
luận nhằm tìm ra chân lý. Những yếu tố của quan điểm biện chứng – tức là quan điểm coi toàn
bộ thế giới, từ cái nhỏ đến cái lớn, từ sự vật đến những sự phản ánh của chúng ở trong đầu óc
con ngƣời đều ở trong quá trình vĩnh viễn vận động, biến hóa, sinh thành và tiêu vong, chứ
không phải là một tập hợp gồm những sự vật vốn có sẵn và hoàn toàn bất biến.
Những tƣ tƣởng biện chứng về căn bản vẫn còn mang tính chất ngây thơ, chất phác. Phép
biện chứng chất phác thời Hy Lạp cổ đại nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới những
bằng trực kiến thiên tài, trực quan chất phác, ngây thơ và cảm tính, mặc dù còn thiếu sự chứng
minh bởi những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên.
3. Các nhà triết học cố Hy Lạp là những nhà biện chứng bẩm sinh
Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển vào thế kỷ thứ VI trƣớc CN. Cơ sở kinh tế của nền
triết học đó là quyền sở hữu của chủ nô đối với tƣ liệu sản xuất và ngƣời nô lệ. Khoa học lúc đó
chƣa phân ngành, các nhà triết học đồng thời là nhà toán học, vật lý học, thiên văn học,... Nhìn
chung, triết học Hy Lạp cổ đại mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ khai. Đời sống
chính trị của Hy Lạp bấy giờ sôi động, những quan hệ thƣơng mại với nhiều nƣớc khác nhau
trên Địa Trung Hải, sự tiếp xúc với điều kiện sinh hoạt và những tri thức muôn vẻ của nhân dân
các nƣớc ấy, sự quan sát các hiện tƣợng tự nhiên một cách trực tiếp nhƣ một khối duy nhất và
lòng mong muốn giải thích chúng một cách khoa học đã góp phần quy định và làm phát triển
thế giới quan duy vật và biện chứng sơ khai của Hy Lạp cổ đại. Chính hoàn cảnh Hy Lạp lúc
bấy giờ đã sản sinh ra những nhà triết học có khả năng biện chứng bẩm sinh, chúng ta có thể
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 11
tìm hiểu điều này thông qua một số đại diện tiêu biểu sau đây:
3.1. Talét
Thành tựu nổi bật của Talét là quan niệm triết học duy vật và biện chứng tự phát. Ông
chủ trƣơng giải thích giới tự nhiên không phải bằng tín điều mà bằng sự kiện quan sát. Từ chỗ
nhân thấy mọi hạt giống, thức ăn, bản than của mọi sinh vật đều ẩm ƣớt… mà nguồn gốc của
các vật thể ẩm ƣớt chính là nƣớc, hơn nữa đại lục nổi lên trên đại dƣơng mà ông kết luận rằng
nƣớc là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của mọi vật trong thế giới. Mọi vật đều sinh ra từ nƣớc
và khi phân huỷ lại biến thành nƣớc. Theo Talét, vật chất tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó
sinh ra thì biến đổi không ngừng, sinh ra và chết đi. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể thống
nhất, trong đó mọi vật biến đổi không ngừng mà nền tảng là nƣớc. Tuy nhiên, các quan điểm
triết học duy vật của Talét mới chỉ dừng lại ở mức độ mộc mạc, thô sơ, cảm tính. Ông chƣa
thoát khỏi ảnh hƣởng của quan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ khi ông cho rằng thế
giới đầy rẫy những vị thần linh.
3.2. Anaximăngđrơ
Ông là ngƣời Hy Lạp đầu tiên nghiên cứu nghiêm túc vấn đề phát sinh và phát triển của
các loài động vật. Theo ông, động vật phát sinh dƣới nƣớc và sau nhiều năm biến hoá thì một số
giống loài dần thích nghi với đời sống trên cạn, phát triển và hoàn thiện dần; con ngƣời hình
thành từ sự biến hoá của cá. Phỏng đoán của ông còn chƣa có căn cứ khoa học song đã manh
nha thể hiện yếu tố biện chứng về sự phát triển của các giống loài động vật. Khi giải quyết vấn
đề bản thể luận triết học, Anaximăngđrơ cho rằng cơ sở hình thành vạn vật trong vũ trụ là từ
một dạng vật chất đơn nhất, vô định hình, vô hạn và tồn tại vĩnh viễn mà ngƣời ta không thể
trực quan thấy đƣợc. Nếu so với Talét thì Anaximăngđrơ có bƣớc tiến xa hơn trong sự khái quát
trừu tƣợng về phạm trù vặt chất.
3.3. Hêraclít
Theo đánh giá của các nhà kinh điển Mác-Lênin, Hêraclít là ngƣời sáng lập ra phép biện
chứng, hơn nữa, ông là ngƣời xây dựng phép biện chứng trên lập trƣờng duy vật. Phép biện
chứng của Hêraclít chƣa đƣợc trình bày dƣới dạng một hệ thống các luận điểm khoa học nhƣ
sau này, nhƣng hầu nhƣ các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng đã đƣợc ông đề cập dƣới
dạng các câu danh ngôn mang tính thi ca và những phát biểu mang tính chất triết lý sâu sắc. Các
tƣ tƣởng biện chứng của ông thể hiện trên các điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, quan niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất. Theo Hêraclít, không có sự
vật, hiện tƣợng nào của thế giới đứng im tuyệt đối mà trái lại tất cả đều trong trạng thái biến đổi
và chuyển hoá thành cái khác và ngƣợc lại.
Thứ hai, quan niệm về sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn trong mọi sự vật, hiện
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 12
tƣợng. Điều đó thể hiện trong những phỏng đoán của ông về vai trò của những mặt đối lập trong
sự biến đổi phổ biến của tự nhiên, về sự trao đổi của những mặt đối lập, về sự tồn tại và thống
nhất của các mặt đối lập.
Thứ ba, theo Hêraclít, sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới do quy luật
khách quan (logos) quy định. Logos khách quan là trật tự khách quan của mọi cái đang diễn ra
trong vũ trụ. Logos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói, suy nghĩ của con ngƣời. Logos chủ
quan phải phù hợp với logos khách quan.
Lý luận nhận thức của Hêraclít còn mang tính chất duy vật và biện chứng sơ khai, nhƣng
về cơ bản là đúng đắn. Ở thời cổ đại, xét trong nhiều hệ thống triết học khác không có tƣ tƣởng
biện chứng nào sâu sắc nhƣ vậy. Heraclít đã đƣa triết học duy vật cổ đại tiến lên một bƣớc mới
với những quan điểm duy vật và những yếu tố biện chứng. Học thuyết của ông đã đƣợc nhiều
nhà triết học cận đại, hiện đại kế thừa và phát triển sau này. Mác và Ăngghen đã đánh giá một
cách đúng đắn giá trị triết học của Hêraclít, coi ông là đại biểu xuất sắc của phép biện chứng Hy
Lạp cổ đại. Tuy nhiên, Mác và Ăngghen cũng vạch rõ những hạn chế, sai lầm của Hêraclít về
mặt chính trị. Đó là tính chất phản dân chủ, thù địch với nhân dân và ông chủ trƣơng dùng
chính quyền để dập tắt nhanh chóng phong trào dân chủ.
3.4. Pácmênít
Khái niệm trung tâm trong triết học của Pácmênít là tồn tại hết sức trừu tƣợng song cũng
chứa đựng những yếu tố biện chứng tự phát. Ông cho rằng với cách nhìn cảm tính thì thế giới
vô cùng đa dạng, phong phú, biến đổi không ngừng và vô cùng sinh động. Nhƣng bằng con
đƣờng cảm tính đơn thuần không thể khám phá ra bản chất đích thực của thế giới. Chỉ với cách
nhìn triết học phù hợp với trí tuệ lý tính mới khám phá ra bản chất đích thực của thế giới. Ông
cho rằng bản chất của mọi vật trong thế giới là tồn tại. Học thuyết về tồn tại của Pácmênít đánh
dấu một bƣớc tiến mới trong sự phát triển tƣ tƣởng triết học Hy Lạp, mang tính khái quát cao.
Tuy nhiên, hạn chế trong học thuyết về tồn tại của ông là ở chỗ ông đã đồng nhất tuyệt đối giữa
tƣ duy và tồn tại và mang tính chất siêu hình vì ông cho rằng tồn tại là bất biến.
3.5. Dênông
Dênông là học trò của Pácmênít. Công lao của ông là đã đặt ra nhiều vấn đề biện chứng
sâu sắc về mối liên hệ giữa tính thống nhất và tính nhiều vẻ của thế giới, giữa vận động và đứng
im, giữa tính gián đoạn của thời gian và không gian, giữa tính hữu hạn và tính vô hạn, và về sự
phức tạp trong việc thể hiện quá trình vận động biện chứng của sự vật vào tƣ tƣởng, vào lôgíc
của khái niệm. Tuy nhiên, những nghịch lý Apôria của ông chỉ có thể đƣợc giải quyết nếu đứng
trên lập trƣờng duy vật biện chứng trong nhận thức sự vật.
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 13
3.6. Empêđôcơlơ
Empêđôcơlơ cho rằng nguồn gốc vận động của mọi sự vật là do sự tác động của hai lực
đối lập là Tình yêu và Căm thù. Quan điểm này là một bƣớc thụt lùi so với Hêraclít, bởi vì triết
học Hêraclít giải thích nguồn gốc vận động của vật chất là do sự xung đột của những mặt đối
lập nội tại của sự vật. tuy nhiên, Empêđôcơlơ cũng có một số phỏng đoán thiên tài về sự tiến
hoá của giới hữu cơ. Sự giải thích này của ông tuy còn ngây thơ nhƣng đã manh nha hình thành
tƣ tƣởng biện chứng về quá trình tiến hoá của sinh vật theo con đƣờng từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp.
3.7. Đêmôcrít
Đêmôcrít là một trong những ngƣời đã phát triển thuyết nguyên tử lên một trình độ mới.
Một mặt, ông tán thành lý thuyết tồn tại duy nhất và bất biến của Pácmênít khi coi các nguyên
tử là bất biến, mặt khác, ông kế thừa quan điểm của Hêraclít cho rằng mọi sự vật biến đổi không
ngừng. Đêmôcrít đã nêu ra lý thuyết về vũ trụ học. Lý thuyết này đƣợc xây dựng trên cơ sở lý
luận nguyên tử về cấu tạo của vật chất, thấm nhuần tinh thần biện chứng tự phát và có một ý
nghĩa đặc biệt trong lịch sử triết học. Đêmôcrít khẳng định: vũ trụ là vô tận và vĩnh viễn, có vô
số thế giới vĩnh viễn phát sinh, phát triển và bị tiêu diệt. Quan điểm của Đêmôcrít về vận động
gắn liền với vật chất là một phỏng đoán có giá trị đặc biệt. Theo ông, vận động của nguyên tử là
vĩnh viễn, và ông đã cố gắng giải thích nguyên nhân vận động của nguyên tử ở bản thân nguyên
tử, ở động lực tự thân, tự nó. Tuy nhiên ông đã không lý giải đƣợc nguồn gốc của vận động.
Dựa trên học thuyết nguyên tử, Đêmôcrít đã đi tới quan điểm quyết định luận. Đó là thừa nhận
sự ràng buộc theo luật nhân quả, tính tất nhiên và khách quan của các hiện tƣợng tự nhiên. Đây
là một quan điểm có giá trị của Đêmôcrít đóng góp cho nền triết học Hy Lạp cổ đại. Về mặt bản
thể luận, Đêmôcrít đã có công đƣa lý luận nhận thức duy vật lên một bƣớc mới. Khác với nhiều
nhà triết học trƣớc đó, phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận
thức lý tính, Đêmôcrít đã chia nhận thức thành hai dạng là nhận thức cảm tính và nhận thức
chân lý. Mặc dù triết học của Đêmôcrít còn mang tính chất thô sơ, chất phác song những đóng
góp của ông về các tƣ tƣởng biện chứng và thế giới quan duy vật là rất đáng ghi nhận.
3.8. Xôcrát và Platôn
Xôcrát và Platôn là hai đại diện tiêu biểu của hệ thống triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại.
Triết học Xôcrát có đóng góp quan trọng vào việc tạo ra bƣớc tiến mới trong sự phát triển triết
học Hy Lạp cổ đại. Nếu các nhà triết học trƣớc Xôcrát chủ yếu bàn về vấn đề khởi nguyên thế
giới, về nhận thức luận thì Xôcrát là ngƣời đầu tiên đƣa đề tài con ngƣời trở thành chủ đề trọng
tâm nghiên cứu của triết học phƣơng Tây. Theo Xôcrát, ý thức về sự vật của những ngƣời trong
đàm thoại, ngoài những yếu tố chủ quan còn có nội dung khách quan, có tri thức phổ biến mang
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 14
tính tổng quát. Ông cho rằng nếu không hiểu cái chung, cái phổ biến thì ngƣời ta không thể
phân biệt đƣợc cái thiện - cái ác, cái tốt - cái xấu. Muốn phát hiện ra cái thiện phổ biến thì phải
có phƣơng pháp tìm ra chân lý thông qua các cuộc tranh luận, toạ đàm, luận chiến. Đây chính là
yếu tố biện chứng trong triết học Xôcrát, song nó lại dựa trên lập trƣờng duy tâm vì Xôcrát cho
rằng giới tự nhiên là do thần thánh an bài.
Platôn là học trò của Xôcrát. Các quan điểm triết học của ông chứa đựng những yếu tố
biện chứng. Ông thừa nhận sự vận động của thế giới song đó chỉ là vận động theo sự điều khiển
của ý niệm. Ông chia thế giới thành hai loại:
- Thế giới của những ý niệm: là thế giới tồn tại chân thực, bất biến, vĩnh viễn, tuyệt đối
và là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính.
- Thế giới của các sự vật cảm tính: là thế giới tồn tại không chân thực, thƣờng xuyên biến
đổi và phụ thuộc vào thế giới của những ý niệm.
Lý luận nhận thức của Platôn cũng chứa đựng những yếu tố biện chứng thông qua các
khái niệm đối lập và phƣơng pháp đối chiếu những mặt đối lập. Nhƣng đó là biện chứng duy
tâm - biện chứng của các khái niệm, tách rời hiện thực, từ bỏ cảm giác, chỉ nhận thức bằng tƣ
duy thuần tuý.
Phép biện chứng duy tâm của Xôcrát và Platôn còn nhiều hạn chế do chịu sự tác động
của điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội đƣơng thời. Song sự xuất hiện của hệ thống triết học
Platôn cùng với phép biện chứng duy tâm đã để lại dấu ấn trong lịch sử triết học bằng cuộc đấu
tranh giữa hai đƣờng lối triết học Đêmôcrít và Platôn, tạo điều kiện cho tƣ duy triết học Hy Lạp
cổ đại có cơ hội khám phá và phát triển.
3.9. Arixtốt
Xu hƣớng duy vật và tƣ tƣởng biện chứng trong triết học tự nhiên của Arixtốt thể hiện ở
ông thừa nhận tự nhiên là toàn bộ sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi,
không có bản chất của sự vật tồn tại bên ngoài sự vật, hơn nữa sự vật nào cũng là một hệ thống
và có quan hệ với các sự vật khác. Ông cho rằng, vận động gắn liền với các vật thể, với mọi sự
vật hiện tƣợng của giới tự nhiên. Ông cũng khẳng định, vận động là không thể bị tiêu diệt, đã có
vận động và mãi mãi sẽ có vận động. Trong lập luận này, ông đã tiến gần đến quan niệm vận
động là tự thân của vật chất. Song cuối cùng ông lại rơi vào duy tâm khi cho rằng thần thánh là
nguồn gốc của mọi vận động. Tuy nhiên, nếu nhƣ trƣớc đây Hêraclít và Đêmôcrít chƣa phân
biệt đƣợc các hình thức của vận động thì đến Arixtốt là ngƣời đầu tiên đã hệ thống hoá các hình
thức vận động thành sáu dạng khác nhau. Lý thuyết về vận động của Arixtốt là một thành quả
có giá trị cao của khoa học cổ Hy Lạp. Về lôgíc học, Arixtốt đã cố gắng giải quyết mối quan hệ
thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng nhƣng ông không giải quyết đƣợc vấn đề
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 15
chuyển hoá từ cái riêng thành cái chung. Lôgíc học hình thức của Arixtốt tuy chƣa hoàn hảo
song ông đã để lại cho nhân loại một môn khoa học về tƣ duy. Chính ông đã nghiên cứu những
hình thức căn bản nhất của tƣ duy biện chứng mà không tách rời chúng khỏi hiện thực. Tuy
nhiên, do hạn chế về lịch sử và là nhà tƣ tƣởng của giai cấp chủ nô Hy Lạp cho nên về bản thể
luận triết học, ông dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nên ông lại rơi vào
phái nhị nguyên luận.
Tóm lại, thông qua tìm hiểu các tƣ tƣởng biện chứng nổi bật của một số nhà triết học Hy
Lạp cổ đại giúp chúng ta nhận thấy đƣợc khả năng thiên tài trong việc đƣa ra các học thuyết, ý
niệm, … và nhất là khả năng biện chứng bẩm sinh của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại.
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 16
Chƣơng 3:
ARIXTỐT “BỘ ÓC BÁCH KHOA TOÀN THƢ” THỜI CỔ
HY LẠP
1. Cuộc đời và sự nghiệp của Arixtốt
Arixtốt (384 – 322 TCN) sinh trƣởng tại thành phố Stagire trong một gia đình có cha
làm ngự y cho vƣơng triều Maxêđôin, thuộc miền bắc Hy Lạp.
Arixtốt là học trò xuất sắc của Platon, Arixtốt sớm trở thành nhà triết học, nhà bách khoa
toàn thƣ vĩ đại nhất trong nền triết học và khoa học cổ Hy Lạp. Arixtốt là một trong những
ngƣời đầu tiên trong lịch sử nhân loại biết sƣu tầm những tài liệu viết tay thời bấy giờ để lập
thành một thƣ viện. Nhà của Arixtốt đƣợc Platôn gọi là nhà đọc sách.
Hermias là một môn sinh của Arixtốt, sau này là ngƣời cầm quyền tiểu quốc Atarneus,
đã mời Arixtốt về sống tại triều đình vào năm 344 TCN và giới thiệu ngƣời chị của mình làm
vợ Arixtốt. Cuộc hôn nhân là một sự thành công mỹ mãn của Aristote.
Sau đó một năm (343 TCN), quốc vƣơng Macedonia là Philip II mời Arixtốt về triều
đình để dạy cho thái tử Alexandre. Đó là một vinh dự rất lớn cho Arixtốt, vì Philip II cũng nhƣ
Alexandre là những vị vua danh tiếng và hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Sau khi thọ
giáo 2 năm với Arixtốt, Alexandre nối ngôi cha và bắt đầu chinh phục thế giới. Sự thành công
của Alexandre có lẽ một phần nào do ảnh hƣởng của Arixtốt và ngƣời ta thƣờng so sánh thiên
tài của Arixtốt trong lãnh vực triết lý với thiên tài của Alexandre trong lãnh vực chính trị. Cả
hai vĩ nhân này đều có công với nhân loại: một bên thống nhất thế giới, một bên thống nhất triết
lý.
Năm 335 trƣớc CN, Arixtốt mở trƣờng "Lyceum" ở Athens, sáng lập ra một học phái gọi
là "Tiêu dao" vì thầy dạy và học trò vừa dạo chơi vừa giảng bài và đàm đạo. Mặc dù có sự thù
địch của ngƣời Athens đối với Macedon, kẻ đã đô hộ họ, trƣờng này vẫn thu hút rất nhiều môn
đệ và trở thành một trung tâm giáo dục nghiên cứu lớn về sinh học, sử học và khoa học quản lý
nhà nƣớc. Trong quá trình giảng dạy và viết sách, không một vấn đề nào đƣợc đƣa ra thảo luận
lúc bấy giờ mà Arixtốt không nghiên cứu và làm sáng tỏ.
Năm 323 trƣớc CN, với cái chết của Alexander, ở Athens đã nổ ra phong trào phản
kháng chống Macedon, Arixtốt bị lên án là vô thần và làm loạn. Trƣớc tình hình đó, ông phải
bỏ Athens đi sống lƣu vong. Ông đến Chalcis, thuộc đảo Euboea, ngã bệnh tại đây rồi mất vào
năm sau (322 trƣớc CN).
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 17
Sự nghiệp sáng tác của Arixtốt thật đồ sộ. Ngoài triết học ông còn thâm nhập vào hầu
nhƣ tất cả các ngành khoa học tự nhiên xã hội, để lại nhiều công trình giá trị và có ảnh hƣởng
sâu rộng về nhiều mặt đến đời sống của nhân loại.
2. Các tác phẩm của Arixtốt
Các tác phẩm của Arixtốt có thể đƣợc xem là bộ bách khoa toàn thƣ của Hy lạp cổ đại. Những
sáng tác của Arixtốt thuộc về ba nhóm khoa học:
- Nhóm các khoa học lý thuyết, lấy tri thức làm đối tƣợng, gồm siêu hình học (triết học
đệ nhất), vật lý học (triết học đệ nhị), toán học, lôgíc học (cần nhớ rằng tên gọi lôgíc học không
phải do Arixtốt đặt ra).
Đối tƣợng của triết học đệ nhất là những gì tồn tại “đằng sau” tự nhiên hữu hình. Tự
nhiên ở Arixtốt không phải là đồng nhất với thực tại. Thực tại, hay cái đang tồn tại, đƣợc
Arixtốt diễn đạt bằng từ “on”, “onta” để phân biệt với “tồn tại” (“to einai”). Thực tại rộng hơn
tự nhiên, tự nhiên chỉ là một phần thực tại. Siêu hình học nhƣ triết học đệ nhất là khoa học
nghiên cứu những bản chất (ousia) và nguyên nhân (aitia) phi cảm tính, vĩnh cửu; ngƣợc lại vật
lý học, tức triết học đệ nhị, nghiên cứu những nguyên nhân vật chất năng động của toàn bộ sự
vật hữu hình, còn toán học - những sự vật bất động. Triết học đệ nhất đƣợc nâng lên cấp độ
khoa học về thần, nhƣng rộng hơn cả thần học, vì nó bao quát toàn bộ nguyên nhân và bản chất
của thực tại, với tính cách đó nó cũng lại là khoa học về tồn tại.
- Nhóm các khoa học thực tiễn, lấy hành động làm đối tƣợng, gồm đạo đức học, chính
trị học, kinh tế học…
- Nhóm các khoa học sáng tạo, lấy những gì hữu ích và gây ấn tƣợng do con ngƣời sáng
tạo ra làm đối tƣợng, gồm nghệ thuật, thi ca, các khoa học ngôn ngữ, các hoạt động có tính chất
kỹ thuật.
Trong trình tự nghiên cứu của triết học Arixtốt đầu tiên là lô-gíc học nhƣ nhập môn vào
các hoa học khác; tiếp theo là vật lý học (kể cả sinh vật học, tâm lý học) tìm hiểu tự nhiên vô
cơ, hữu cơ và đời sống con ngƣời; thứ ba là siêu hình học nghiên cứu bản chất tồn tại; cuối cùng
là đạo đức học và các khoa học ngôn ngữ, văn chƣơng,…
3. Vấn đề tồn tại – nhị nguyên luận “mô thức” – “vật chất”
Tồn tại là vấn đề cốt lõi trong triết học Hy lạp cổ đại Bắt đầu từ Parménide vấn đề đó trở
thành khởi điểm của những cuộc tranh luận giữa các trƣờng phái khác nhau. Đến lƣợt mình
Arixtốt lại tranh luận với Platon về bản chất của tồn tại. Ở Platon ý niệm đƣợc xem xét từ góc
độ giá trị đối với cả tồn tại lẫn tƣ duy. Cũng nhƣ Platon, Arixtốt cho rằng chúng ta nhận biết
đƣợc những đặc tính cơ bản, bất biến, ổn định của tồn tại nhờ những khái niệm. Khái niệm là
công cụ nhận thức thế giới các sự vật. Nhƣng Arixtốt chống đối Platon ở mệnh đề tiên quyết -
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 18
mệnh đề về tính duy nhất, tuyệt đối của các khái niệm, hay về tính độc lập vô điều kiện (xét về
tồn tại) của chúng trƣớc các sự vật.
Nhằm vƣợt qua Platon, Arixtốt xây dựng quan niệm mới về tồn tại trên cơ sở thừa nhận
tính tuyệt đối, tính phổ biến và tính đơn nhất của nó.
Tồn tại, theo Arixtốt là cái bao hàm những đặc tính tạo nên bản chất sự vật. Đó là tồn tại
đơn nhất, mang cá tính.
Tồn tại cũng đƣợc xác định theo tính phổ biến: trong vô số các sự vật khác nhau thuộc
một hoặc nhiều chủng loại, ta vẫn tìm ra những nét tƣơng đồng giữa chúng, đem đến cho chúng
những tên gọi với tính cách là những cái hiện hữu, những thực tại. Đó là tồn tại phổ biến, bao
hàm những đặc tính chung nhất của sự vật.
Ngoài hai đặc tính trên Arixtốt dành nhiều quan tâm đến tồn tại thuần tuý, tự thân, tuyệt
đối, tách khỏi vật chất, nghĩa là tồn tại nhƣ một bản thể siêu việt, vƣợt khỏi thế giới khả giác
hữu hình, tức Thƣợng đế. Vấn đề này đƣợc soi sáng thêm trong học thuyết về tồn tại nhƣ sự
thống nhất tiềm thể, hay khả năng (vật chất), và hiển thể, hay hiện thực (mô thức). Theo Arixtốt
vật chất cũng vĩnh cửu nhƣ mô thức. Tất cả những gì tồn tại trong tự nhiên đều đƣợc tạo thành
từ vật chất và mô thức. Không có vật chất sẽ không có tự nhiên và sự vật. Sự vật là cái toàn thể
đƣợc tạo ra từ thể nền - vật chất và bản thể - mô thức. Sự vật là “bản chất cá thể”, phát sinh nếu
xét quan hệ với vật chất và mô thức. Sự vật xuất hiện là nhờ có một mô thức đƣợc đƣa vào vật
chất, nói cách khác vật chất đồng tham dự với mô thức trong các sự vật. Vật chất là mô thức là
cơ sở của các sự vật đơn nhất, ban cho chúng một chủng loại, một dáng vẻ đặc trƣng. Khác với
mô thức, vật chất là nguồn gốc của tính nhất thời, khả biến của vạn vật; chính nhờ nó có đặc
tính đứng ở ngƣỡng cửa của tồn tại và không tồn tại, mà sự vật cũng có khả năng “tồn tại hay
không tồn tại”.
4. Từ học thuyết bốn nguyên nhân đến vật lý học và vũ trụ luận đặc trƣng
Nhị nguyên luận của Arixtốt chỉ rõ rằng các sự vật đơn nhất đƣợc tạo nên từ mô thức và
vật chất. Nhƣng hai bản thể ấy chƣa nói đầy đủ trọn vẹn những đặc tính của thế giới, nếu cần
tìm hiểu nó trong sự vận động, biến đổi. Vậy là xuất hiện hàng loạt câu hỏi: mô thức và vật chất
liệu đã đủ để lý giải vận động và biến đổi chƣa? Ngoài chúng ra còn có những nguyên nhân nào
khác?
Lời giải đáp cho những vấn đề trên đƣợc Arixtốt trình bày trong học thuyết về bốn
nguyên nhân của quá trình vũ trụ: 1) nguyên nhân vật chất; 2) nguyên nhân mô thức; 3) nguyên
nhân vận động; 4) nguyên nhân mục đích.
Học thuyết về bốn nguyên nhân phân thành hai nhóm: nhóm nguyên nhân vật chất tách
riêng, còn nhóm nguyên nhân mô thức - mục đích - vận động chỉ là một. Trong quan niệm về
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 19
vật chất vận động - đối tƣợng của vật lý học – Arixtốt đã đứng trƣớc ngƣỡng cửa của chủ nghĩa
duy vật. “Trong vật lý học, - V. F. Asmus viết: Arixtốt xây dựng về học thuyết tồn tại vật chất
và vận động. Ông quy hai đặc tính này về một, vì cho rằng vật chất vận động; cái vận động chỉ
có thể là vật chất đang vận động”.
Arixtốt trình bày học thuyết về vận động (kinèsis) cả trong “Siêu hình học” lẫn “vật lý
học”. Trong “siêu hình học” Arixtốt chỉ ra bốn dạng vận động có thể là: 1) tăng và giảm; 2)
biến đổi về chất, hay chuyển hoá; 3) xuất hiện và diệt vong; 4) chuyển dịch vị trí trong không
gian (vận động cơ học). Trong bốn dạng đó Arixtốt xem vận động trong không gian là dạng chủ
yếu, điều kiện của tất cả các dạng còn lại.
Trong vật lý học và vũ trụ luận của Arixtốt đầy rẫy tính chất mục đích luận quá trình tự
nhiên, dựa trên cách lý giải sự sống, kết cấu cơ thể sinh vật, nhất là tính hợp lý của linh hồn con
ngƣời. Từ học thuyết về linh hồn của Platon, Arixtốt cho rằng linh hồn con ngƣời quan hệ với
thân xác nhƣ hiện thực quan hệ với khả năng, mô thức quan hệ với thực chất. Thân xác sống
động là nhờ có linh hồn dẫn dắt nó. Toàn bộ tự nhiên là một cơ thể sống động thống nhất, nơi
mà “cái này xuất hiện vì cái kia”.
5. Lý luận nhận thức:
Lý luận về nhận thức của Arixtốt là đỉnh cao của sự phát triển các tƣ tƣởng về nhận thức
luận thời cổ đại Hy Lạp. Ông đã đặt ra những vấn đề hệ trọng về nhận thức luận, nhƣ các vấn
đề: đối tƣợng của nhận thức, khả năng nhận thức của con ngƣời, vấn đề chân lý và khoa học về
tƣ duy. Điểm đặc sắc trong lý luận nhận thức của ông là phƣơng pháp suy luận ba bƣớc (tam
đoạn luận) của lôgíc hình thức.
Khác với Platôn coi ý niệm là đối tƣợng của nhận thức, ông khẳng định rằng thế giới
khách quan là đối tƣợng của nhận thức, là nguồn gốc của kinh nghiệm; tự nhiên là tính thứ nhất,
tri thức là tính thứ hai. Theo ông, mọi tri thức đều bắt nguồn từ cảm giác về những sự vật đơn
nhất đƣợc khái quát lại mà có. Ông kịch liệt phê phán quan niệm của Platôn coi nhận thức chỉ là
sự hồi tƣởng của linh hồn. Ông khẳng định rằng, nhận thức của con ngƣời không có tính chất
bẩm sinh, linh hồn con ngƣời khi mới sinh ra hoàn toàn không có tri thức, nó tựa nhƣ một tấm
bảng sạch chƣa có vết phấn (nguyên lý Tabula rasa).
Ông là ngƣời có quan niệm rành mạch về quá trình nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính.
Tuy hết sức coi trọng nhận thức cảm tính, nhƣng theo ông nhận thức cảm tính không có khả
năng đi sâu vào bản chất của sự vật. Nếu chỉ bằng cảm giác, con ngƣời ta không thể nắm đƣợc
định lý về tổng các góc của một tam giác bằng hai góc vuông và không giải thích đƣợc các hiện
tƣợng nhật thực, nguyệt thực. Vì vậy, để đạt đến chân lý, nhận thức phải đi từ cảm tính đến lý
tính. Đó là quá trình đi từ những cảm giác đơn lẻ, ngẫu nhiên đến cái chung, cái phổ biến, cái
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 20
bản chất dƣới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật. Nhƣng nhƣ đã nói ở trên, ông đã tuyệt đối
hoá vai trò của nhận thức lý tính, coi lý tính là hình thức của mọi hình thức, quyết định bản chất
của sự vật.
Trên con đƣờng tƣ duy lý tính, Arixtốt rất quan tâm đến phƣơng pháp tƣ duy: theo ông,
cái đƣợc coi là chân lý phải là cái phù hợp giữa tƣ tƣởng và thực tế. Muốn vậy, mọi tƣ duy đáng
tin cậy phải đƣợc diễn đạt chính xác, có nội dung đáng tin cậy và vững chắc. Từ đó, ông đã nêu
lên những nguyên tắc rất cơ bản để xây dựng khái niệm, phạm trù. Ông cũng đã nêu lên những
quy luật cơ bản của tƣ duy. Ông đã nêu lên phƣơng pháp suy luận ba bƣớc (tam đoạn luận).
Trong đó, kết luận đƣợc rút ra từ hai tiền đề đã có (Nếu A thuộc B, B thuộc C, thì A thuộc C. Ví
dụ: Đồng là kim loại, mọi kim loại đều dẫn điện, vậy đồng cũng dẫn điện).
Có thể xem lý luận nhận thức nhận thức của Arixtốt là lý luận về tri thức khoa học, lý
luận nhận thức của Arixtốt xuất phát từ sự tồn tại của đối tƣợng tri thức.
6. Lôgíc học
Aristote là ông tổ của lôgíc học nhƣ khoa học về các hình thức và các quy luật của tƣ
duy. Đúng ra thuật ngữ logikè (nhƣ một danh từ) không do Aristote khởi xƣớng. Ông mới chỉ
biết đến logikos (nhƣ một tính từ) hoặc aloga. Bản thân ông gọi khoa học về tƣ duy là phép
phân tích (analytika), và trình bày nó trong “phép phân tích quyển thƣợng” và “phép phân tích
quyển hạ”. Trong “siêu hình học”, ông gọi phép phân tích là biện luận về chân lý. Lôgíc học với
tính cách là một khoa học chuyên biệt do trƣờng phái khắc kỷ nêu ra vào thời kỳ Hy Lạp hoá,
còn Aristote, ngƣợc lại, chỉ xem nó nhƣ các phƣơng tiên của khoa học. Điều này lý giải vì sao
các nhà phân tích triết học Aristote sau này gọi các công trình bàn về lôgíc của ông là organon,
tức “công cụ” của tri thức. Các tác phẩm chính bàn về lôgíc gồm “Các phạm trù”, “Sự lý giải”,
“Phép phân tích thứ nhất”, “Phép phân tích thứ hai”, “Phƣơng pháp luận đề” (Topika), “phản
bác các nhà biện thuyết”. Ngoài sáu tác phẩm vừa nêu những vấn đề logíc còn đƣợc đề cập
trong “Siêu hình học”, “Đạo đức học”…
“Topika” – phƣơng pháp luận đề, là tác phẩm đặc trƣng của Aristote về lôgíc học. Ông
khái quát và phát triển phép biện chứng cổ đại, thể hiện ở những hình thức nguyên thuỷ của nó
nhƣ biện chứng của tranh luận, sự tìm hiểu những vấn đề khoa học thông qua việc làm sáng tỏ
và giải quyết những aporia, v.v…
Lôgíc học của Aristote không chỉ bàn đến các quy luật tƣ duy. Còn phải hiểu nó nhƣ lý
luận về định nghĩa và chứng minh – cơ sở của tri thức xác thực. Lý luận về định nghĩa và chứng
minh tôn thêm giá trị của lôgíc học Aristote. Thông thƣờng, theo ông, có sự tƣơng đồng sâu sắc
giữa tồn tại và định nghĩa nhƣ điều kiện chứng minh và phƣơng tiện nhận thức tồn tại. Ở định
nghĩa chủng loại tƣơng ứng với “vật chất”, tức “khả năng”, còn tiểu loại tƣơng ứng với mô
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 21
thức, hay “hiện thực”, bởi lẽ sự phân biệt ấy nằm ở mối quan hệ bản chất, tạo nên đối tƣợng
định nghĩa. Đối với Aristote “hiện thực” bao giờ cũng là cái nêu lên, tách ra, phân biệt, giới
hạn. Nhƣng xét chung cuộc “vật chất” của cái đƣợc định nghĩa không tách rời “mô thức”, và
ngƣợc lại. Định nghĩa vừa chỉ ra sự thống nhất vật chất và mô thức, vừa lột tả bản chất sự việc.
Định nghĩa loại đó đƣợc gọi là định nghĩa nguyên nhân, “bởi vì ở tất cả các trƣờng hợp ấy đều
thấy rõ ràng câu hỏi “cái gì có” và “vì sao có” đồng nhất với nhau”. Loại định nghĩa cần đến vai
trò của chứng minh, nên đƣợc gọi là định nghĩa chứng minh.
Arixtốt đã nêu lên những quy luật cơ bản của tƣ duy logíc (quy luật đồng nhất, quy luật
cấm mâu thuẫn trong tƣ duy, quy luật loại trừ cái thứ ba). Tuy mới đề cập đƣợc một số nguyên
tắc của tƣ duy lôgíc, nhƣng ông đƣợc coi là ngƣời sáng tạo ra lôgíc hình thức cổ điển. Những
nguyên tắc lôgíc học của ông, sau này đƣợc Bêcơn, Đềcác và các nhà triết học cổ điển Đức kế
thừa và phát triển lên một trình độ cao hơn.
Arixtốt là ông tổ của lôgíc học nhƣ khoa học về các hình thức và các quy luật của tƣ
duy.
7. Sinh vật học
Ch.R. Darwin (1809-1882) - ngƣời đã tạo ra trong những phát minh vƣợt thời đại ở thế
kỷ 19, đã xem Arixtốt nhƣ ông tổ của khoa sinh học. Đúng vậy, Arixtốt là ngƣời sáng lập sinh
vật học với tính cách là khoa học về toàn bộ thiên nhiên hữu cơ, về qúa trình hình thành và
phát triển sự sống, đƣợc trình bày trong một số tác phẩm tiêu biểu nhƣ “Lịch sử động vật”, “về
các bộ phận của động vật”, “Nguồn gốc sinh vật ”.
Trong sinh vật học, Arixtốt là một nhà khoa học sâu sắc và tinh tế, có những đột phá đi
trƣớc thời đại. Phƣơng pháp mà Arixtốt sử dụng trong sinh vật học là phƣơng pháp quy nạp, tức
quá trình đi từ quan sát trực tiếp, phân loại đến khái quát . Bằng phƣơng pháp ấy Arixtốt ghi
nhận đƣợc khoảng 500 chủng loại sinh vật khác nhau, đƣa ra những nhận định độc đáo, gây
ngạc nhiên ở những ngƣời cùng thời.
Arixtốt đã phát hiện ra nguyên lý về sự tƣơng liên nhƣ điều kỳ diệu nhất của tự nhiên.
Tự nhiên, theo ông, không làm một cái gì vô bổ và thừa thải cả; nó lấy ở chỗ này bù đắp cho sự
thiếu hụt ở chỗ khác, tạo nên một chỉnh thể hài hoà.
Trọng tâm chú ý của Arixtốt không phải là những cá thể sinh vật hay chủng loại, mà tiểu loại,
và chỉ tiểu loại mới tồn tại thực, ổn định, trong các cá thể sinh vật thƣờng không ổn định, ngẫu
nhiên, còn chủng loại thì lẽ cố nhiên không tồn tại thực, mà là sự trừu tƣợng hoá những dấu
hiệu đặc trƣng nơi tiểu loại.
Bảng phân loại sinh vật của Arixtốt có thể xác định hai nhóm chính là nhóm có máu và
nhóm không có máu, tƣơng ứng với loài có xƣơng sống và loài không có xƣơng sống. Tiếp
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 22
theo, nhóm động vật có máu lại phân thành 5 loài: 1) loài thai sinh bốn chân có lông (loài có
vú); 2) loài đẻ trứng bốn chân, đôi khi không có chân , mà có lớp đệm trên da (loài bò sát); 3)
loài đẻ trứng hai chân, có lông vũ, biết bay (chim); 4) loài thai sinh không chân sống ở dƣới
nƣớc nhƣng thở bằng phổi (cá voi); 5) loài đẻ trứng (đôi khi khai sinh) không chân, có vây hay
da nhờn, sống dƣới nƣớc, thở bằng mang (cá). Nhóm động vật không có máu phân thành bốn
loại: đầu túc vật, loài giáp xác (tôm, cua), nhuyễn thể, côn trùng.
8. Tâm lý học
Trong triết học cổ đại Hy Lạp, linh hồn (psychè) là một đề tài quen thuộc, Arixtốt dành
hẳn một công trình bàn về đề tài này (“Về linh hồn”), nhằm nêu bật bản chất sự sống, các hình
thức tổ chức hoạt động của con ngƣời, trƣớc hết hoạt động tâm lý, năng lực cảm giác, tri giác,
biểu tƣợng và tƣ duy.
Arixtốt nhấn mạnh tính thống nhất linh hồn và thể xác. Arixtốt xem tâm lý học, hay khoa học
về linh hồn, vừa là một phần của vật lý học, vừa là một phần của thần học. Linh hồn có ba khả
năng - khả năng dinh dƣỡng, khả năng cảm giác, khả năng suy tƣ. Từ ba khả năng này có thể
xác lập bảng phân loại linh hồn, hay “cây thang linh hồn”, tƣơng tự nhƣ “cây thang sinh vật”.
Hình hình dung cây thang linh hồn nhƣ sau: dinh dƣỡng là đặc tính nổi bật của thảo mộc, cảm
giác là đặc tính của sinh vật, lý trí là đặc tính của con ngƣời. Cảm giác và óc tƣởng tƣợng làm
cơ sở cho sự hình thành tri thức duy lý nhƣ chức năng của lý trí. Tƣ duy không thu nhận một
cách thụ động những gì cảm giác đem đến, mà cái biến chúng, biến chất liệu thô thành sản
phẩm tinh túy, hữu ích hơn, bền chắc hơn.
9. Quan niệm về đạo đức, về chính trị - xã hội
Arixtốt coi sự mở rộng nhận thức luận vào trong hành vi con ngƣời tạo nên đạo đức học;
còn chính trị học của ông là sự khai triển đạo đức học vào đời sống xã hội. Khi phủ nhận quan
điểm Platông coi hạnh phúc của con ngƣời gắn liền với thế giới ý niệm, Arixtốt cho rằng: Lý trí
và lẽ phải đời thƣờng là cơ sở của điều thiện, là nền tảng hạnh phúc của con ngƣời; còn ngu dốt,
sai lầm là nguồn gốc của cái ác. Phẩm hạnh của con ngƣời chỉ là thói quen thấu hiểu chân lý
(thông qua giáo dục và đào tạo) hay lý lẽ đời thƣờng (thông qua tập quán lâu đời của cộng
đồng) và làm theo chúng một cách tự nhiên, không gò bó. Vì vậy, có hai loại phẩm hạnh. Phẩm
hạnh lý tính là hành động dựa theo cái tất yếu và phổ biến. Phẩm hạnh luân lý chính là hành
động dựa theo cái trung dung, tức là không thái quá. Con ngƣời cảm thấy khoái lạc khi bản thân
sống trong đức hạnh, khi làm điều thiện một cách tự nhiên. Hạnh phúc của con ngƣời không chỉ
bị chi phối bới các yếu tố chủ quan nhƣ sự khôn ngoan của lý trí, đức hạnh trong hành vi, sự
khoái lạc trong trạng thái … mà còn bị chi phối bởi các điều kiện khách quan nhƣ tiền bạc, sức
khỏe, tình bạn, xã hội công bằng…
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 23
Vậy theo Arixtốt, đời sống đạo đức, hạnh phúc của con ngƣời không nằm trong thế giới
ý niệm trên trời mà nằm trong thế giới hiện thực dƣới đất, nơi trần gian; đồng thời chúng phụ
thuộc vào điều kiện , hoàn cảnh, nhu cầu của từng ngƣời trong cộng đồng xã hội.
Về chính trị, Arixtốt cho rằng: con ngƣời không chỉ là sinh thể biết nhận thức, biết sống
có đạo đức mà còn là một động vật chính trị. Con ngƣời không thể sống ngoài cộng đồng, bên
ngoài sự giao tiếp. Nhà nƣớc là một hình thức giao tiếp cộng đồng cao nhất, trên cả gia đình,
dòng họ, làng xã. Con ngƣời phải thuộc về bản chất phải thuộc về nhà nƣớc. Chỉ có động vật
thuần túy hay Thƣợng đế mới tồn tại bên ngoài nhà nƣớc.
Sứ mạng của nhà nƣớc là đảm bảo cho mọi ngƣời (trừ nô lệ, vì nô lệ không phải là con
ngƣời mà chỉ là động vật biết nói) trong cộng đồng một cuộc sống hạnh phúc với mức độ phúc
lợi ngày càng cao. Để thực hiện sứ mạng này nhà nƣớc phải tiến hành hoạt động trên 3 lĩnh vực
lập pháp, hành chính và xét xử. Theo ông, chính quyền không nên thuộc về ngƣời giàu cũng
chẳng nên rơi vào tay ngƣời nghèo, chính quyền nên thuộc về tầng lớp chủ nô trung lƣu. Chế độ
chính trị tố nhất là chế độ cộng hòa quý tộc.
Trật tự xã hội lúc bấy giờ (chiếm hữu nô lệ) là một trật tự xấu nhƣng cần thiết và cần
phải đƣợc bảo vệ. Arixtốt xem xét cả mối liên hệ giữa đạo đức và kinh tế trên bình diện xã hội.
Theo ông, công bằng trong trao đổi sản phẩm là nền tảng của công bằng xã hội và bình đẳng
giữa các cá nhân trong cộng đồng. Arixtốt đòi hỏi phải quan tâm đến ngƣời lao động và phân
công lao động.
Mặc dù do những hạn chế của lịch sử và bản thân là nhà tƣ tƣởng của giai cấp chủ nô
quý tộc nên về mặt chính trị ông chỉ bảo vệ lợi ích cho tầng lớp chủ nô trung lƣu của chính
mình.
10. Những ảnh hƣởng của đại hiền triết Arixtốt
Sau khi nhà Đại Hiền Triết Arixtốt qua đời, nền Triết Học của ông đƣợc giảng dạy tại
Trƣờng Lyceum do các môn đệ thuộc nhiều thế hệ sau. Một trong các nhà triết học này là
Critolaus đã qua kinh thành Rome vào năm 155 trƣớc Tây Lịch nhờ đó ngƣời La Mã đƣợc biết
tới nền Triết Học Hy Lạp. Vào năm 50 trƣớc TL, Andronicus ngƣời đảo Rhodes, đã ấn hành các
tác phẩm của Arixtốt nhờ đó nhiều học giả đã học tập và phân tích nền Triết Học kể trên, đặc
biệt tại xứ Alexandria.
Sau khi Đế Quốc La Mã suy tàn, kiến thức về nền Triết Học của Arixtốt bị hầu nhƣ quên
lãng, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 500 sau TL tới thế kỷ thứ 9. Sang thế kỷ 9 này, các
học giả ngƣời Ả Rập đã dịch các tác phẩm của Arixtốt sang ngôn ngữ của họ và đƣa chúng vào
thế giới Hồi giáo. Nhà triết học ngƣời Tây Ban Nha gốc Ả Rập tên là Averroes thuộc thế kỷ 12
là học giả danh tiếng nhất, đã nghiên cứu và nhận xét về Arixtốt. Qua thế kỷ 13, các tác phẩm
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 24
của Arixtốt lại đƣợc quan tâm do các học giả Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, và
Thánh Thomas Aquinas, một trong các nhà triết học gây ảnh hƣởng lớn mạnh nhất, đã dùng nền
Triết Học của Arixtốt làm căn bản cho các tƣ tƣởng Thiên Chúa giáo thời đó. Dante Alighieri,
nhà thơ bậc nhất của thời Trung Cổ, đã gọi Arixtốt là “Bậc Thầy của những ngƣời hiểu biết”.
Lý thuyết về ngành Động Vật Học của Arixtốt đã không thay đổi và đƣợc giảng dạy tại tất
cả các trƣờng học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học ngƣời Anh Charles Darwin đề
cập tới Thuyết Tiến Hóa vào thế kỷ 19. Học thuyết của Arixtốt cũng giữ một vai trò quan trọng
trong bộ môn Thần Học và trƣớc thế kỷ 20, môn Luận Lý (Logic) đƣợc coi là của Arixtốt.
Ảnh hƣởng của các ý tƣởng, học thuyết và triết học của nhà Đại Hiền Triết Arixtốt đã tỏa
rộng, thâm nhập vào ngôn ngữ Khoa Học và Triết Học của nhân loại, giúp ích vào công cuộc
tìm hiểu kiến thức và lƣơng tri.
Tóm lại: Theo Ph. Ăngghen đã gọi Arixtốt là con ngƣời có “ khối óc toàn diện nhất”, còn
C. Mác đã đánh giá: “ Tƣ tƣởng thâm thúy của Arixtốt vạch ra những vấn đề trừu tƣợng nhất
một cách thật đáng kinh ngạc...” Tƣ tƣởng của ông có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của
triết học và khoa học tự nhiện sau này. Arixtốt là nhà triết học vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại và
xứng đáng đƣợc xem là “bộ óc bách khoa toàn thƣ” thời cổ Hy Lạp.
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 25
LỜI KẾT
Bằng trực kiến thiên tài, trực quan chất phác, ngây thơ cảm tính và khả năng biện chứng
bẩm sinh, các nhà triết học cổ Hy Lạp đã để lại cho triết học nhân loại một kho tàng kiến thức
cơ bản đặt nền móng và là kim chỉ nam cho sự phát triển nền triết học hiện đại sau này. Trong
đó phải kể đến học thuyết về nguyên tử của Đêmôcrít, tƣ tƣởng biện chứng của Hêraclít và
lôgích học của Arixtốt. Đây là những cống hiến lớn lao đối với sự phát triển của tƣ tƣởng triết
học nhân loại.
Tóm lại bằng những kiến thức đã học với sự hiểu biết của bản thân và qua phân tích trong
bài tiểu luận đã cho chúng ta thấy các nhà triết học Hy Lạp cổ đại là những nhà biện chứng bẩm
sinh, Arix tốt là “bộ óc bách khoa toàn thƣ” thời cổ Hy Lạp.
ĐỀ TÀI SỐ 10 GVHD: TS BÙI VĂN MƢA
SVTH: THÁI THỊ HỒNG MINH LỚP ĐÊM 1 K19 Trang 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Văn Mƣa & Nguyễn Ngọc Thu (đồng chủ biên), giáo trình đại cương lịch sử triết
học, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2003.
Bùi Văn Mƣa, triết học &bức tranh Vật lý học về thế giới, NXB ĐHQG TP.HCM, 2007.
Đoàn Quang Thọ (chủ biên), Giáo trình triết học, NXB Chính trị - Hành chính, 2008.
Hà Thiên Sơn, Lịch sử triết học, NXB Trẻ, 2000.
Bryan Magee, Câu chuyện triết học, NXB Thống kê Hà Nội, 2003.
vi.wikipedia.org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- detai10_thaithihongminh_d1k19_0143.pdf