Các quy định của WTO và Việt Nam về việc áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng

Đối tượng đề nghị cấp GPNK chỉ phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép NK tới một cơ quan, tối đa là 3 cơ quan. Thủ tục nộp hồ sơ đề nghị phải được quy đinh rõ ràng. Trong trường hợp có sai sót hoặc nhầm lẫn trong tài liệu hoặc thủ tục.

ppt55 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các quy định của WTO và Việt Nam về việc áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 16 Phạm Thị Quyên - Nhật 4 Nguyễn Hải Long - Nhật 4 Vương Thuý Quỳnh - Nga 2 Nguyễn Thị Nga - Pháp 4 Đỗ Thị Thìn - Pháp 4 Nguyễn Thị Thuỳ Nga - Nhật 5 CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO VÀ VIỆT NAM VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ĐỊNH LƯỢNG NỘI DUNG I/ Cấm nhập khẩu II/ Hạn ngạch và hạn ngạch thuế quan III/ Giấy phép CẤM NHẬP KHẨU NỘI DUNG 1. Khái niệm 2. Mục đích 3. Danh mục hàng hoá CNK của Việt Nam 4. Quan điểm của WTO 5. Thay đổi trong danh mục hàng hoá CNK khi gia nhập WTO 1.Khái niệm: Cấm nhập khẩu là quy định của Nhà nước đối với một số nhóm hàng nhất định không được phép nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của nước đó trong một khoảng thời gian nhất định. 2.Mục đích Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội. Bảo vệ sức khoẻ con người và động thực vật, môi trường. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bảo hộ một số ngành trong nước. 3.Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của Việt Nam Danh mục này được ban hành trong Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ kèm phụ lục và có giá trị lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 4.Quan điểm của WTO - Theo quan điểm của WTO đây là một trong những biện pháp gây ra cản trở thương mại lớn nhất và nói chung WTO không cho phép sử dụng. - Tuy nhiên các quốc gia vẫn có thể thi hành biện pháp này với những mục tiêu thích đáng 5.Thay đổi khi gia nhập WTO Hầu hết các mặt hàng cấm không có gì thay đổi. Việt Nam đã đưa ra một bảng danh sách các mặt hàng cấm và có lý do để vẫn duy trì biện pháp này. VD: Quần áo đã qua sử dụng, đồ chơi trẻ có ảnh hưởng xấu… Tuy nhiên có một số thay đổi trong các mặt hàng cấm VD:Từ ngày 31/5/2007 được NK xe máy trên 175cm3. Được NK xe ô tô đã qua sử dụng. Cho phép nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà. HẠN NGẠCH VÀ HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NỘI DUNG 1 Khái niệm 2 Quy định của WTO 3 Trường hợp đặc biệt và điều kiện kèm theo 4 Cam kết của Việt Nam 5 Biện pháp tương đương hạn ngạch và NĐ 12 6 Hàng hoá áp dụng hạn ngạch khi gia nhập WTO Hạn ngạch và hạn ngạch thuế quan 1.Khái niệm: Hạn ngạch là quy định của nhà nước về số lượng hay giá trị một loại mặt hàng nào đó được phép nhập khẩu từ một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Hạn ngạch thuế quan Hạn ngạch thuế quan là cắt giảm thuế quan với một số mặt hàng nhập khẩu nhất định.Hàng nhập khẩu vượt quá định mức này phải nộp thuế cao hơn. 2.Quy định của WTO Hạn ngạch cản trở tự do lưu thông hàng hoá trên thị trường. Vì vậy, điều XI của hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994(GATT/1994) về loại bỏ các hạn chế định lượng quy định các bên tham gia ký kết không được duy trì hoặc tạo ra các điều cấm hoặc hạn chế nào khác trừ thuế quan, các khoản thu khác, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các biện pháp khác bị cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định chặt chẽ. Quy định hạn ngạch của WTO Điều 11-GATT/1994 :các nước không được sử dụng biện pháp này ,vì nó làm ảnh hưởng nhiều đến thương mại thế giới. Nguyên nhân: - Không thể hiện tính minh bạch như thuế quan. - Dễ biến tướng hơn thuế quan(chỉ thay đổi cách gọi tên nhưng nội dung vẫn thực chất là hạn ngạch). VD:các biện pháp quản lí theo kế hoạch định hướng ,quản lí theo cơ quan chuyên ngành… 3.Trường hợp đặc biệt Nhằm hạn chế tạm thời ngăn ngừa sự khan hiếm trầm trọng về lương thực,thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác. Bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán của nước mình . Các nước đang phát triển có thể áp dụng hạn chế số lượng trong chương trình trợ giúp của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế hoặc hạn chế để bảo vệ cho một số ngành công nghiệp (điều18). Bảo vệ đạo đức xã hội, sức khoẻ con người, động thực vật quý hiếm, xuất nhập khẩu vàng bạc, tài sản quốc gia liên quan đến văn hoá nghệ thuật lịch sử khảo cổ. Các điều kiện kèm theo Thực hiện biện pháp này kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêu dùng. Cam kết không làm ảnh hưởng đến lợi ích các nước thành viên khác đồng thời phải dần dần nới lỏng biện pháp này khi kinh tế đã khôi phục sau đó dỡ bỏ hoàn toàn nhằm thực hiên nguyên tắc chung của WTO. Khi áp dụng hạn ngạch các quốc gia phải công bố thời gian cụ thể và những thay đổi nếu có. Nếu không dùng hạn ngạch có thể dùng giấy phép. Nếu Quota áp dụng cho từng nước thì phải đạt được thoả thuận về phân phối hạn ngạch với các nước thành viên có liên quan đến lợi ích với nước mình. 4.Cam kết của Việt Nam Việt Nam không áp dụng lại các hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu cũng như các biện pháp phi thuế quan khác như hạn ngạch,cấm,các yêu cầu phê duyệt trước,các yêu cầu cấp phép và các hạn chế khác có tác động tương tự không thể biện minh được theo các quy định của Hiệp định WTO. 4.Biện pháp tương đương hạn ngạch vẫn được sử dụng Danh mục hàng hoá quản lí theo kế hoạch, định hướng Danh mục hàng hoá liên quan đến cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu theo quản lí chuyên ngành Danh mục hàng hoá được cấp giấy phép của Bộ Thương Mại. Nghị định 12/2006/NĐ-CP Điều 6 Chương II có đề cập đến hai loại hạn ngạch. Hàng hoá xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định (đang áp dụng cho hàng dệt may xuất khẩu sang Mĩ) Bộ TM thống nhất với các Bộ,ngành hàng để xác định phương thức giao hạn ngạch đảm bảo yêu cầu công khai,minh bạch,hợp lí. Hàng hóa thuộc danh mục quản lí nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan,Bộ TM công bố lượng hạn ngạch thuế quan ,phương thức điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với từng mặt hàng.Mức thuế nhập khẩu trong và ngoài hạn ngạch thuế quan đối với từng mặt hàng do bộ TC chủ trì để quyết định và công bố theo luật định. 6.Danh mục hàng quản lí theo hạn ngạch thuế quan khi VN gia nhập WTO Muối . Thuốc lá nguyên liệu. Trứng gia cầm . Đường tinh luyện,đường thô. Thuốc lá nguyên liệu Chính phủ chỉ định nhà sản xuất trong nước là nhà nhập khẩu,hạn ngạch thuế quan được phân bổ theo tỉ lệ hạn ngạch sản xuất trong nước của mỗi nhà sản xuẩt đối với sản phẩm thuốc lá. Thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu về để sản xuất thuốc lá xuất khẩu được hoàn thuế nhập khẩu hoặc có thể được miễn thuế nhập khẩu nếu xuất khẩu trong vòng hai tháng. Muối Một số thành viên yêu cầu Việt Nam bãi bỏ hạn ngạch thuế quan với muối vì không có sản phẩm phi nông nghiệp nào khác bị áp dụng hạn ngạch thuế quan ở VN. Đại diện của VN :muối là nguồn thu nhập chính của hàng trăm nông dân nghèo, áp dụng hạn ngạch cho muối là đảm bảo đời sống cho nông dân. Đường Trước khi gia nhập :đường được nhập khẩu thông qua chế độ cấp giấy phép tuỳ ý của Bộ TM. Sau khi gia nhập :thay bằng hạn ngạch thuế quan (QĐ số 19/2006/QĐ-BTM ngày 20/4/2006). Nguyên nhân: mía được trồng ở các khu vực địa bàn khó khăn với điều kiện tự nhiên bất lợi và việc xen canh với các loại cây trồng khác rất khó thực hiện. Cơ chế phân bổ và quản lí hạn ngạch thuế quan. VN áp dụng và quản lí hạn ngạch thuế quan phù hợp với các nguyên tắc và quy định hiện hành của WTO,bao gồm các quy định về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia GATT 1994. Phù hợp với chính sách quản lí nhập khẩu hiện hành của VN. Những nguyên liệu nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan ,sau đó xuất khẩu được hoàn thuế nhập khẩu .Hàng hoá được nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan và sau đó xuất khẩu sẽ không bị tính vào lượng hạn ngạch thuế quan thực hiện. Phương pháp phân bổ hạn ngạch thuế quan Thông tư số 04/2006/TT-BTM quy định ba phương pháp phân bổ hạn ngạch thuế quan: Phương pháp A:phân bổ hạn ngạch cho người sử dụng cuối cùng. Phương pháp B:chính phủ sẽ chỉ định nhà nhập khẩu . Phương pháp C:hạn ngạch được phân bổ theo tình hình kinh doanh trước đó. Lưu ý :pháp luật hiện hành không đề cập đến phương pháp phân bổ hạn ngạch thuế quan bằng đầu thầu. GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU NỘI DUNG 1. Khái niệm 2. Phân loại 3. Mục đích 4. Quy định của WTO về áp dụng GPNK 5. Quy định của Việt Nam về áp dụng GPNK 1. Khái niệm: Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quản lý nhập khẩu dưới dạng hạn chế số lượng, là một chế độ mà theo đó hàng hoá muốn nhập khẩu vào lãnh thổ một nước phải xin giấy phép bằng văn bản của các cơ quan chức năng. 2. Phân loại: Giấy phép nhập khẩu Giấy phép tự động: là văn bản cho phép thực hiện ngay lập tức không có điều kiện gi đối với người làm đơn xingiấy phép, được cấp trong vòng 10 ngày Giấy phép không tự động: là văn bản cho phép đượcthực hiện khi người nhập khẩu đáp ứng một số điềuKiện nhất định, được cấp trong vòng 30–60 ngày. 3. Mục đích: ⋙ Quản lý lượng hàng hoá xuất đi nhập về phục vụ cho công tác thống kê, lập kế hoạch. ⋙ Chống các hiện tượng gian lận thương mại. ⋙ Góp phần bảo vệ được thị trường và sản xuất nội địa. ⋙ Thực hiện các cam kết với nước ngoài. 4. Quy định của WTO về việc áp dụng biện pháp GPNK 4.1 Quan điểm của WTO - Theo quan điểm của WTO, ngoài thuế quan các hàng rào cản trở thương mại khác đều không được ủng hộ. Nhưng GPNK vẫn có thể được sử dụng trong trường hợp để đảm bảo an ninh quốc gia văn hoá truyền thống, môi trường, sức khoẻ con người, nhưng không được phép gây cản trở không cần thiết đối với hoạt động XNK của các nước. ⋆4.2 Quy định của WTO về thủ tục cấp GPNK Được thể hiện trông qua Hiệp định về thủ tục cấp GPNK (ILP) 4.2.1 Quy định đối với cơ quan cấp giấy phép (điều1.1,2,3) Chế độ cấp và quản lý giấy phép không phiền toái hơn mức cần thiết. Nội dung giấy phép và thủ tục cấp cần phải minh bạch, rõ ràng và có thể dự đoán trước (tính khả đoán). Bảo vệ những nhà nhập khẩu và nhà cung cấp nước ngoài khỏi bị chậm trễ không cần thiết do những quyết định độc đoán. Cần phải công khai các thông tin liên quan tới thủ tục nộp đơn, tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, cơ quan tiếp nhận, danh sách các sản phẩm đòi hỏi giấy phép trong thời hạn 21 ngày trước khi chúng có hiệu lực. 4.2.2 Quy định với các nước thành viên(điều 1.4a). -Phải công bố tất cả những quy định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, để các nhà nhập khẩu xuất khẩu và Chính phủ của họ hiểu đầy đủ về: Tư cách các cá nhân, các công ty và các tổ chức làm đơn xin cấp GP, cơ quan hành chính cấp GP, hàng hoá cần có GP 5. Quy định của Việt Nam về áp dụng biện pháp GPNK 5.1 Việt Nam áp dụng biện pháp GPNK - Ở Việt Nam, GPNK chuyến đã được bãi bỏ theo NĐ89/CP ra ngày 15/12/1995, bắt đầu có hiệu lực từ 1/2/1996. - QĐ số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001: một số hàng hoá chịu sự quản ký bằng cấp GP của bộ TM và các bộ chuyên ngành. 5.2 Thủ tục xin GP ở Việt Nam Đối tượng đề nghị cấp GPNK chỉ phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép NK tới một cơ quan, tối đa là 3 cơ quan. Thủ tục nộp hồ sơ đề nghị phải được quy đinh rõ ràng. Trong trường hợp có sai sót hoặc nhầm lẫn trong tài liệu hoặc thủ tục. Nếu việc cấp GPNK bị từ chối, cơ quan cấp phép phải công bố lý do. Không được từ chối việc thông quan hàng nhập khẩu đã được cấp phép nếu có sai lệch nhỏ về giá trị, số lượng hoặc trọng lượng so với con số ghi chép trên GP.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptcac_quy_dinh_cua_wto_vao_viet_nam_ve_viec_ap_dung_cac_bien_phap_han_c_.ppt
Luận văn liên quan