Như vậy chúng tôi đã trình bày một cách tổng quan nhất về "vấn đề môi
trường - thương m ại khi Việt Nam gia nhập WTO và các biện pháp xử lý". Qua
nghiên cứu và tìm hiểu chúng ta có thể khẳng định được vai trò rất quan trọng
của môi trường trong thương mại quốc tế. Nhận thức được điều này thôi chưa đủ
mà đòi hỏi tất cả mọi người, nhà nước , các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp
phải xắn tay vào hành động và phối hợp hành động với nhau để đáp ứng được
những yêu cầu khắt khe của thương mại quốc tế đặt ra với môi trường . Về phía
bản thân chúng tôi- những người vừa mới chập chững tìm hiểu về vấn đề này ,
với vị trí của một sinhh viên hiện nay hay trong tương lai là một doanh nhân,
nhà hoạch định chính sách, nhà lập kế hoạch
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2785 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các vấn đề môi trường trong quá trình gia nhập tổ chức WTO và biện pháp xử lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG TRONG QUÁ
TRÌNH GIA NHẬP TỔ
CHỨC WTO VÀ BIỆN
PHÁP XỬ LÝ
2
LỜI NÓI ĐẦU
Đứng trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay Việt Nam không có con đường
nào khác ngoài con đường hội nhập kinh tế quốc tế . Lịch sử phát triển của thế
giới chỉ ra rằng chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu thương mại
quốc tế thì một quốc gia mới có thể phát triển hưng thịnh, mới có thể bắt kịp với
đà phát triển chung của thế giới.
Việt Nam đã gần như hoàn tất quá trình đàm phán chỉ còn một số khâu
nhỏ nữa trong quá trình đàm phán với Mỹ, EU, Austraylia nữa là Việt Nam có
thể trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO trong
thời gian ngắn tới.
Chúng ta vui mừng và háo hức đón chờ sự kiến trọng đại mang tính bước
ngoặt trong tiến trình phát triển kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó chúng ta cũng
phải nhận thức được những cơ hội và thách thức lớn lao mà chúng ta sẽ gặp
phải khi hoà mình vào vòng luân chuyển WTO để từ đó có những bước đi và
hành động đúng đắn. Một trong những cơ hội và thách thức lớn đặt ra với Việt
Nam là vấn đề môi trường trong thương mại quốc tế.
Trong phạm vi nghiên cứu đề cập đến “Các vấn đề môi trường trong quá
trình gia nhập tổ chức WTO và biện pháp xử lý”.
3
I LÝ LUẬN
1 . Vai trò của môi trường:
Trước khi đề cập đến vai trò của môi trường chúng ta cùng xem qua về
khái niệm môi trường. Theo “luật bảo vệ môi trường” của Việt Nam: “ môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người ,có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên”. Như vậy môi trường có 4 vai trò chính đó
là:
-Là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động
sản xuất của con người
- Là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và
sản xuất của chính mình
- Là không gian sống , cung cấp các dịch vụ cảnh quan tự nhiên.
2. Môi trường và thương mại - tại sao Việt Nam chúng ta phải quan
tâm khi gia nhập WTO:
Vấn đề môi trường là vấn đề không chỉ riêng của một quốc gia nào. Môi
trường – xoá rào cản ngăn cách giữa các quốc gia về phạm vi lãnh thổ địa giới
hành chính nhất là khi các quốc gia đang hoà chung vào cùng một dòng chảy
toàn cầu hoá. Tuy nhiên không phải quốc gia nào, người nào cũng nhận thức
được đầy đủ tầm quan trọng của nó do mức độ ảnh hưởng đối với từng khu vực
lãnh thổ là khác nhau và những thiệt hại về vấn đề môi trường là không dễ nhận
biết trong một thời gian ngắn. Chính vì thế khi kinh tế đang ngày một phát triển,
đời sống được nâng cao, nhận thức về môi trường cũng ngày một cải thiện thì
môi trường đã trở thành một yêu cầu bắt buộc trong thương mại thế giới. Những
yêu cầu này là khác nhau tuỳ vào sự phát triển và quy định của từng khu vực
lãnh thổ.
4
Quan điểm của WTO về vấn đề môi trường là áp dụng các biện pháp
chống ô nhiễm không tạo ra các rào cản môi trường cho thương mại hoặc dỡ bỏ
các rào cản hiện tại. Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam bày tỏ sự lo
ngại rằng: Các sản phẩm bị cấm ở các nuớc phát triển vì lý do nguy hại đến môi
trường, sức khoẻ, hoặc an toàn vẫn tiếp tục được xuất khẩu sang nước họ. Ngoài
ra các ngành công nghiệp gây ô nhiễm bị cấm ở các nước phát triển có xu hướng
di chuyển sang cácnước kém phát triển khi gia nhập WTO. Như vậy các nước
đang phát triển có thể trở thành bãi rác của thương mại thế giới.
Đồng thời các nước phát triển lo ngại quá trình phát triển ồ ạt với chi phí
thấp, không đảm bảo các điều kiện về môi trương ở các nước đang phát triển sẽ
ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu, giảm khả năng phát triển bền vững.
Bên cạnh các rào cản về lao động, hàng rào thuế quan thương mại thế giới
còn có rào cản về môi trường được gọi là “rào cản xanh”. “ Rào cản xanh” được
hiểu là các quy định về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động
xuất nhập khẩu giữa các quốc gia. Bên cạnh yếu tố tích cực là bảo vệ môi trường
nó còn là một công cụ phi thuế quan cực kỳ hiệu quả của các nước phát triển và
đang phát triển ở trình độ cao để bảo hộ hàng hoá trong nước. Đây là một vấn đề
nan giải được đặt ra với nước ta.
Thực tế đã chỉ ra Việt Nam ngày càng phải đương đầu với rất nhiều các
yêu cầu về môi trường từ các nước phát triển . Bằng chứng là tôm xuất khẩu của
Việt Nam bị Mỹ, cộng đồng châu Âu từ chối, bị trả lại do không đạt tiêu chuẩn
về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thịt xuất khẩu bị đe doạ vì nạn Sar và H5N1. Hậu
quả xuất khẩu bị đe doạ vì những tin đồn về chất diệt cỏ dioxin…. Không còn
nghi ngờ gì, khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhu cầu về môi trường còn
nghiêm ngặt hơn và đất nước cần chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các vấn đề
liên quan đến vấn đề môi trường- thương mại. Về phía Việt Nam, chúng ta cũng
cần sử dụng một cách hiệu quả hơn“ Rào cản xanh” để kiểm soát xuất, nhập
khẩu các sản phẩm liên quan đến vấn đề môi trường bảo vệ các ngành sản xuất
5
trong nước cũng như hạn chế tối đa các ngoại ứng tiêu cực do các doanh nghiệp
nước ngoài hoạt động sản xuất tại Việt Nam.
3. Các yêu cầu đặt ra với Việt Nam
Thứ nhất : Phải đáp ứng được các yêu cầu về môi trường để vượt qua
rào cản xanh” mà nhiều nước đang áp dụng đồng thời năng lực bảo vệ môi
trường trong nước cũng phải được nâng cao để đáp ứng được các biện pháp
quản lý sắp tới sẽ phải áp dụng chung cho cả hàng hóa trong nước cũng như
hàng hoá nhập khẩu.
Thứ hai: Do sự phức tạp của rào cản thương mại liên quan đến vấn đề
môi trường cho nên đòi hỏi các cơ quan trong nước và các doanh nghiệp phải
nắm vững các quy định liên quan đến vấn đề môi trường để đấu tranh bảo vệ
quyền lợi của mình đồng thời cũng cần nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu về
môi trường trong quá trình sản xuất để đáp ứng yêu cầu của các nước mới có thể
tiếp cận và nở rộng thị trường ra nước ngoài.
Thứ 3: Là thành viên của WTO Việt Nam cần phải điều chỉnh các biện
pháp quản lý môi trường để đáp ứng các chuẩn mực của WTO.
Thứ 4: Sửa đổi , bổ sung và hoàn thiện thể chế chính sách về môi trường
tạo ra hành lang pháp lý tốt đưa đất nước phát triển một cách bền vững .
II- THỰC TRẠNG VIỆT NAM:
1. Nhận định tình hình chung :
Trong xu thế chung của thế giới Việt Nam đã ngày càng mở rộng quan hệ
với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chúng ta đang tích cực đẩy mạnh
đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO bên cạnh việc đẩy mạnh
phát triển kinh tế tăng cường vị thế đất nước trên trường quốc tế thì hội nhập
quốc tế cũng đặt ra nhiều vấn đề môi trường. Trước hết cần nhận định những
vấn đê thực trạng môi trường Việt Nam. Nhằm nhìn nhận một cách tổng quan về
vấn đề môi trường của Việt Nam từ đó xây dựng những giải pháp hiệu quả vì
6
mục tiêu phát triển bền vững cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp và cả nền kinh tế trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới cũng như
gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO).
Theo thống kê sơ bộ, hầu hết nước thải đô thị đều chưa được xử lý trước
khi xả thải ra môi trường. Chỉ khoảng 4.26% lượng nước thải công nghiệp được
xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Ngoài ra hoạt động của trên 1.450 làng
nghề trên cả nước tạo ra một lượng chất thải vào môi trường một cách bừa bãi
và không được xử lý nên gây tình trạng ô nhiễm trầm trọng tại nhiều điểm, đặc
biệt là làng nghề làm giấy… Ô nhiễm nước ven biển hoạt động du lịch và dịch
vụ ngày càng tăng nhanh lượng khách tham gia du lịch, nghỉ dưỡng cũng tăng
hàng năm khoảng 10-15%. Kéo theo là tăng lượng lớn chất thải từ hoạt động
này gây sức ép lên môi trường biển và ven biển.Việc phát triển xây dựng cơ sở
hạ tầng cũng như tốc độ đô thị hoá nhanh chóng như hiện nay đã gây ra nhiều
vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước thải của các thành phố,
tuy không khí ở những vùng nông thôn vẫn chưa bị ô nhiễm nhứng không khí tại
những công trình xây dựng đếu có lượng so2 và một số chất quá mức cho phép.
Ô nhiễm bụi nhiều nơi bị ô nhiễm trầm trọng tới mức báo động. Nồng độ bụi
trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng
trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần. Đặc biệt ở các nút giao thông
thì nồng độ bụi cho phép cao hơn tiêu chuẩn từ 2-5 lần. Quá trình phát triển của
các khu đô thị và quá trình hội nhập đang đặt ra vấn đề về môi trường như: Ô
nhiễm môi trường tại các chợ đầu mối nhất là những rác thải rắn và rác thải
lỏng. Những rác thải phát sinh do giết mổ và hoạt động buôn bán thuỷ hải
sản…Bên cạnh đó ô nhiễm do rác thải của các bệnh viện, ô nhiễm do lạm dụng
hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm do qua trình vận tải, chuyên chở
dầu do sự cố ngày càng gia tăng.Cũng như việc xử lý rác chủ yếu bằng biện
pháp chôn lấp là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước
ngầm…
7
2-Về cơ chế chính sách:
Hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, việc gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO chúng ta đã phải chỉnh sửa và bổ sung hơn 100 luật. Hơn nữa luật
của chúng ta là luật khung vì thế không thể thực hiện được khi chưa có những
văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành.Chính vì thế đã gây ra rất nhiều những
khó khăn cho cả doanh nghiệp cũng như những người làm công tác quản lý môi
trường.
Cơ chế chính sách, nhìn nhận từ phía doanh nghiệp: Về việc giải quyết các
vấn đề thương mại và môi trường là một vấn đề rất bức xúc với các doanh
nghiệp liên doanh. 37% số doanh nghiệp liên doanh cho rằng khó khăn lớn nhất
mà họ gặp phải là cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, còn nhiều bất cập, 32% số
doanh nghiệp liên doanh cho rằng họ gặp khó khăn lớn nhất về hệ thống quản lý,
trong chỉ đạo điều hành của các địa phương, các cơ quan chức năng chưa có sự
thống nhất, chồng chéo nhiều và chưa tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ họ thực
hiện các yêu cầu môi trường trong sản xuất kinh doanh.Trong khi đó 20% doanh
nghiệp nhà nước và 17% số doanh nghiệp tư nhân cho rằng họ gặp khó khăn liên
quan đến cơ chế, chính sách. Như vậy vấn đề đặt ra là phải có sự nghiên cứu để
có sự dồng bộ về cơ chế chính sách, có sự thống nhất trong quản lý nhà nước với
các bộ ngành, giữa các cấp các ngành và các địa phương đối với vấn đề thương
mại và môi trường để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng cả yêu
cầu về môi trường và vấn đề xuất khẩu. Các doanh nghiệp đề nghị là phải đơn
giản gọn nhẹ hơn các thủ tục cấp phép môi trường, giảm bớt các khâu trung gian
và chồng chéo làm tốn kém chi phí và thời gian của các doanh nghiệp.
Như vậy trong thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam đã nâng cao một
bước rõ dệt nhận thức về những rào cản môi trường trong hoạt động xuất khẩu.
Vượt qua các rào cản này trong điều kiện tiềm lực về mọi mặt còn yếu là hết sức
khó khăn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc 62.5% doanh
nghiệp hiện nay của việt Nam hoàn toàn chưa có khả năng xuất khẩu(theo điều
8
tra của VCCI). Xác định rõ được những khó khăn trên là quan trọng . Song việc
tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu để giải quyết những khó khăn đó còn quan
trọng hơn rất nhiều.
3- Về phía các cơ quan quản lý môi trường:
Việt Nam đã tham dự khoảng 20 công ước quốc tế về môi trường như
Công ước khung về thay đổi khí hậu, Công ước về đa dạng sinh học…, Nghị
định thư Kyoto. Để tổ chức thực hiện các công việc, Việt Nam đã phân công
trách nhiệm cho cán bộ ngành chủ quản.Tuy nhiên việc thực thi công ước môi
trường còn mang tính hình thức,tổ chức thực hiện chậm, hiệu quả còn thấp.
Công tác lập báo cáo, đánh giá thực hiện điều ước quốc tế về môi trường còn đại
khái. Công tác tuyên truyền và phối hợp hoạt động chưa được chú trọng.
Vấn đề môi trường mặc dù được Việt Nam quan tâm từ năm 1992 và cam
kết đi theo xu hướng phát triển bền vững, vẫn chưa thực sự được chú ý trong các
vòng đàm phán và chuẩn bị cho tiến trình gia nhập WTO. Dự thảo luật bảo vệ
môi trường còn đang được soạn thảo. Dư thảo luật bảo vệ môi trường sửa đổi
năm 2005 cũng chưa phản ánh hết các yêu cầu của WTO về môi trường và
thương mại.
4- Về phía các doanh nghiệp:
Thứ nhất: Nhận thức của doanh nghiệp về mối quan hệ giữa thương mại
và môi trường.Cho đến nay việc sản xuất các sản phẩm xanh chưa được quan
tâm đúng mức. Một số nhà quản lý điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang
bị kiến thức hoặc hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu xanh đối với sản
phẩm. Khảo sát về hiện trạng quản lý môi trường ở một số doanh nghiệp điển
hình tại Việt Nam cho thấy, hầu hết các công ty nhà máy đều chưa đạt được tiêu
chuẩn, quy định về môi trường.
Thứ hai: Hầu hết các công ty nhà máy đều chưa có bộ phận chuyên trách
về môi trường. Các cán bộ được giao thực hiện công tác về môi trường không có
9
chuyên môn sâu trong lĩnh vực này hoặc chỉ mới tham gia các khoá đào tạo ngắn
hạn về môi trường. Người chịu trách nhiệm thêm nhiều công tác chuyên môn
khác như các vấn đề kỹ thuật, an toàn lao động, nhân sự...dẫn đến tỷ lệ thời gian
giành cho công tác này chỉ chiếm khoảng 40-50%.Thực trạng này cho thấy
công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường do các cơ quan quản lý môi
trường nhà nước và địa phương yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện
chưa thực sự đáp ứng với mức độ chuyên nghiệp theo yêu cầu bảo vệ môi
trường mà nhiều nước đặt ra đối với hàng nhập khẩu.
Thứ ba: Về đầu tư cho công nghệ xử lý môi trường. Theo quá trình kháo
sát từ tháng 9đến tháng 12/2003 tại 526 doanh nghiệp tại 18 tỉnh thành phố trong
cả nước đã chỉ ra nhiều thực trạng trong vấn đề môi trường cũng như việc giải
quyết vấn đề môi trường tại doanh nghiệp.Các doanh nghiệp thiếu vốn để đầu tư
cho vấn đề xử lý môi trường. Điều đó thể hiện rõ nét nhất với những doanh
nghiệp nhà nước: 57% số doanh nghiệp nhà nước cho rằng khó khăn nhất là họ
thiếu vốn để đầu tư cho vấn đề đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường. Một số
doanh nghiệp tư nhân cho rằng họ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, hiện tại
họ chưa dám nghĩ tới việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài mặc dù sản phẩm
của họ rất có ưu thế.
Thứ tư: Thông tin về các vấn đề rào cản môi trường ở các nước nhập
khẩu. Vấn đề này được nhóm các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ rất quan
tâm. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng nhanh qua các năm xong
phần lớn các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đều khá vất vả trong việc nắm
bắt thông tin một cách cụ thể, kỹ lưỡng nên thiếu cập nhật những yêu cầu của
khách hàng và của các thị trường mà họ đã và sắp xuất khẩu. Do vậy, mức độ
đáp ứng còn thấp và nhiều trường hợp hàng xuất khẩu bị trả lại hoặc không được
chấp nhận. Chẳng hạn theo thời báo kinh tê Việt Nam ngày 15/08/2003 Hoa Kỳ
đã tây chay 56 doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu thực phẩm sang thị trường
10
này vì không đáp ứng được nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng độc tố
cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Thứ năm: Về trình độ công nghệ, trang thiết bị kinh nghiệm trong xử lý
các vấn đề môi trường. Cũng trong điều tra trên, 68% doanh nghiệp liên quan
cho rằng trang thiết bị của họ hiện đại và đồng bộ, còn 61% doanh nghiệp tư
nhân cho rằng trang thiết bị của họ hiện đại nhưng chưa đồng bộ, thậm chí 13%
doanh nghiệp nhà nước và 12% doanh nghiệp tư nhân cho rằng thiết bị của họ
đã lạc hậu cũ kỹ. Hậu quả của quá trình đầu tư chắp vá manh mún do thiếu vốn
nên các doanh nghiệp khó đạt được độ hiện đại và đồng bộ đối với trang thiết bị
kỹ thuật. Do vậy họ gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý chất lướng sản phẩm
và trong xử lý ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó trình độ công nghệ và kỹ thuật
của các doanh nghiệp cũng rất hạn chế 56% doanh nghiệp nhà nước và 60%
doanh nghiệp tư nhân đánh giá trình độ của họ đạt ở mức trung bình. Trình độ
thấp kém , kinh nghiệm xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường chưa cớ nhiều nên
các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn rất lớn.
5- Về phía cộng đồng dân cư:
Những năm gần đây,với xu thế phát triển chung của đất nước, hoạt động
đô thị hóa, công nghiệp hóa với tốc độ rất nhanh. Điều đó cũng đồng nghĩa với
môi trường ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố HCM cũng như các tỉnh
thành phố có tốc độ đô thị hoá nhanh, bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường và trình độ khoa học công
nghệ áp dụng cải thiện và phòng ngừa ô nhiễm môi trường còn hạn chế, kinh
nghiệm quản lý môi trường đô thị và công nghiệp còn bất cập, ý thức bảo vệ môi
trường của người dân còn thấp. Thực trạng này đòi hỏI các địa phương cần xác
định cho đúng những thách thức môi trường hiện nay, nguyên nhân của vấn đề
và nghiên cứu tìm ra các giải pháp phù hợp nhất để khắc phục ô nhiễm, suy
thoái môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
11
Vài nét về ngành dệt may Việt Nam
* Ngành dệt may Việt Nam
Dệt may là một trong những nghành công nghiệp sản xuất, sản xuất quan
trọng của nền kinh tế quốc dân . Với khả năng thu hút lao dong lớn, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và phục vụ xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế
cho đất nước:
Với gần 2000 doanh nghiệp đang hoạt động , đem lại nguồn ngoại tệ xuất
khẩu lớn thứ hai , đạt 4,83 tỷ USD trong năm 2005 , ngành dệt may được coi là
ngành mũi nhọn của nền kinh tế xuất khẩu sang hơn 100 nước
Đến nay ngành dệt may su dung gần 2 triệu lao dong, thu thút 37,7% lực
lượng lao động trong cả nước, đang chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới
mà mục tiêu trước nhat la WTO.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế cũng như thực tế của chính
ngành dệt may trong thời gian qua cho thấy ngành dệt may nước ta sẽ phải đối
mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Áp lực cạnh tranh sẽ càng được
nhân lên khi Việt Nam thiếu nguồn nhiên liệu tại chỗ, thiếu ngành công nghiệp
phụ trợ và hiện tại vẫn phải nhập khẩu ầu hết nguyên liệu phụ kiện . Trong khi
các nước như : Ấn Độ, Băngladet, Trung Quốc có thể tìm nguồn nguyên, phụ
liệu trong nước
Mặc dù chúng ta co lợi thế chi phí nhân công thấp nhưng khi mở cửa thị
trường ( gia nhập WTO ) đây sẽ không còn là điểm mạnh để ngành dệt may và
các doanh nghiệp dựa vào . Cái gốc dể phát triển trong thời điểm này là phải có
một nền công nghiệp phụ trợ đủ mạnh , đủ sức để cung cấp vải , nguyên liệu
cho các doanh nghiệp chủ động xuất khẩu và làm ra những sản phẩm có tính
canh tranh lớn , hàm lượng giá trj gia tăng cao
12
* Rào cản xanh và vấn đề đặt ra đối với ngành dệt may
- Rào cản thương mại xanh
Hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may đươc dỡ bỏ vào đầu năm 2005 mở ra
cơ hội lớn cho nhiều nước thành viên WTO , nhất là các nước có nhiều lợi thế về
xuất khẩu như Trung quốc thâm nhập vào các thị trường rộng lớn như : Hoa kì ,
EU, Nhật Bản đồng thời gây khó khăn cho các nước chưa là thành viên của
WTO như Việt Nam buộc phải cạnh tranh khốc liệt về chất lượng , giá cả , mẫu
mã …
Một rào cản mới đã được dựng lên đối với các sản phẩm may mặc là
thành viên của WTO là “ Rào cản xanh” . Tức là các nhà sản xuất buộc phải
những nhu cầu như hàng dệt may phải ít giải phóng fomandehit cấm chứa một
số thuốc nhuộm a20 gây ung thư , đạt tiêu chuẩn của các nhãn sinh thái ….. Họ
phải sản xuất ra các sản phẩm xanh : các sản phẩm chấp nhận dược về mặt kỹ
thuật và sinh thái cho KH ở các thị trương nhập khẩu nói trên
>>> Hàng may mặc xanh là các sảm phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn
sinh thái quy định “an toàn” về sức khoẻ đối với ngươi sử dụng và không gây ô
nhiễm môi trường
- Việt Nam trong việc sản xuất các sản phẩm xanh:
Có một thực tế là cho đến nay ngành dệt may cho đến nay viêc sản xuất
các “sản phẩm xanh” chưa được quan tâm đúng mức :
Một số nhà quan lý và điều hành ở Việt Nam chưa được trang bị kiến thức
hoặc có ít hiểu biết cập nhập về những yêu cầu “xanh” đối với sản phẩm dệt
may xuất khẩu.
Các danh nghiệp nhuộn vẫn còn sử dụng một số hoá chất , chất phụ trợ,
thuốc nhuộm và công nghệ chưa tiên tiến , hiện đại gây ô nhiễm nặng tới môi
trường nước thải. Chúng ta có thể đưa ra ví dụ :
13
Trong hồ sợi ngày càng sử dụng nhiều PAV làm tăng tải lượng COD
trong nước thải và PVA khó sử lý vi sinh.
Kỹ thuật “giảm trọng” polieste bằng kiềm được áp dụng phổ biến làm
sản sinh một lượng terephtara và glycol trong nước thải sau sử dụng 5-6 lần
đưa COD có thể lên tới 80000mg/l .
Nước thải trong các công ty , nhà máy hiện nay khoản 300-400 mg/l COD
(đủ vượt tiêu chuẩn nuớc thải loại B từ 3-4 lần). Dự đoán sẽ tăng lên khoảng
700-800 mg/l và có thể tăng hơn nữa trong tương lai.
Nếu như tình hình ô nhiễm môi trường trước tiên là ô nhiễm nước thải
không được kiểm soát thì các doanh nghiệp dệt nhuộm nói riêng và ngành dệt
may nói chung phải đuơng đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng, phải tốn rất
nhiều kinh phí cho việc xử lý mới đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường quy
định và để phảttiểnt sản xuất, xuất khẩu bền vững thoả mãn các yêu cầu của “
tiêu chuẩn xanh” về môi trường
Kế hoạch đầu tư ngành công nghiệp phụ trợ triển khai quá chậm cũng là
vấn đề mà không ít doanh nghiệp dệt may lo lắng khi hội nhập. Bởi vì nó có vai
trò quan trọng -> sản xuất các sản phẩm xanh
- Giải pháp
Sau đây là một số giả pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng
dệt may Việt Nam đối phó với những sức ép về sinh thái và môi trường :
Thứ nhất : Trước hết các doanh nghiệp làm xuất khẩu cần rà soát một
cách kỹ lưỡng những hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng ( bao gồm
cả hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước) . Phải biết rõ nguồn gốc xuất sứ của
chúng và cần có hồ sơ của từng loại hoá chất - chất trợ, từng mẫu thuốc nhuộm
-> căn cứ vào các số liệu sinh thái, độc hại ghi trong đó -> không sử dụng
những loại gây ô nhiễm, độc hại với sức khoẻ của con người và môi trường :
Vd: không sử dụng: natri hypoloirit( nướ javen để tẩy trắng và giặt )
14
Không sử dụng thuốc trực tiếp và một vài thuốc nhuộn phân tán là các
loại thuốc nhuộm bị cấm cs thể còn lưu hành trên thị trường
Thứ hai: Về tiêu chuẩn môi trường: các nước CN phát triển trên thế giới
và các nước đang phát triển ở Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc , Indonesia đều
có tiêu chuẩn dệt nhuộm đưa vào nguồn tiếp nhận tiêu chuẩn quốc tế và phù
hợp với tiêu chuẩn quốc gia . Chúng ta cần học hỏi để xây dựng các tiêu chuẩn
môi trường phù hợ .
Thứ ba: Bên cạnh đó việc kiểm tra giám sát chặt chẽ việc xử lý nước thải
một cách thường xuyên sẽ bảo vệ được môi trường sống, góp phần phát triển
sản xuất và xuất khẩu bền vững.
III-GIẢI PHÁP
1. Những giải pháp vĩ mô
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường và cơ chế
quản lý thích hợp để cho các doanh nghiệp có thể đứng vững trong quá trình hội
nhập quôc tế.
1.1 Xây dựng hoàn thiện chính sách về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
dịch vụ phù hợp với các nguyên tắc và các tiêu chuẩn của WTO.
Bộ thương mại và bộ tài nguyên và môi trường cần có sự phối hợp nghiên
cứu các quy định môi trường, quy dịnh về thương mại trong WTO để có giải
pháp chính sách đồng bộ về quản lý thương mại các hàng hoá dịch vụ có liên
quan tới môi trường.
Trên cơ sở đó các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện các quy định về việc
quản lý xuất nhập khẩu(XNK) những hàng hoá nhạy cảm với môi truờng như:
Các quy định về XNK các sản phảm đã bị cấm ở thị trường nước
ngoài.
Các quy định về nhãn hiệu hàng hoá thân thiện với môi trường.
15
Các quy định về thuế, phí môi trường.
Các quy định về các chứng cứ khoa học cho việc áp dụng các biện
pháp hạn chế phù hợp với quy định của môi trường.
Đặc biệt, nhanh chóng ban hành các danh mục hàng hoá thuộc diện quản
lý.
1.2 Nghiên cứu kinh nghiệm phối hợp giữa chính sách thương mại và
môi trường của các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc đã là thành viên
của WTO. Cho đến nay đã có nhiều tranh chấp về thương mại trong khuân khổ
WTO gắn với vấn đề môi trường. Nghiên cứu kỹ các tranh chấp này sẽ giúp Việt
Nam bảo vệ hàng xuất khẩu, vượt qua rào cản khi bị các nước khác áp dụng hạn
chế hoặc cấm nhập khẩu với những lý do gắn với môi trường.
Mặt khác kinh nghiệm đó giúp chúng ta ngăn chặn hợp lý hàng nhập khẩu
vào Việt Nam gây tác động xấu tới môi trường.
1.3 Nhà nước phải chủ động chuẩn bị tốt nguồn lực để vượt qua rào
cản
Đối với chúng ta phải chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các yêu
cầu kỹ thuật ở các thị trường xuất khẩu.
Tổng hợp và phân loại các biện pháp liên quan tới môi truờng mà doanh
nghiệp gặp phải để một mặt đấu tranh với những biện pháp bất hợp lý, mặt khác
có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu tiên tiến
của quốc tế.
Nâng cao ý thức cho doanh nghiệp về bảo vệ môi trường trong nước và
nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn môi trường quốc tế, qua đó nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc tế. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hợp lý.
1.4 Xây dựng kế hoạch cụ thể về việc sử dụng công cụ kinh tế trong bảo
vệ môi trường.
16
Do WTO không cho phép áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu, chúng ta
phải nghiên cứu áp dụng các biện pháp kinh tế như thuế, phí môi trường đối với
hàng hoá và dịch vụ liên quan đế môi trường.
1.5 Đẩy mạnh việc gia nhập vào WTO có thể tận dụng cơ chế giải quyết
tranh chấp của MEAs và WTO để giải quyết các tranh chấp trong thương mại
quóc tế, không nhấn mạnh yếu tố chính trị mà coi tranh chấp như hoạt động
thhương mại bình thường.
1.6 Giáo dục và nâng cao nhận thức về thương mại và môi trường với
phát triển bền vững trong các doanh nghiệp và toàn xã hội.
Khi có nhận thức rõ ràng thì việc bảo vệ môi trường nói chung sẽ được
nâng cao. Đây là giải pháp hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sự hiệu quả trong
thực thi các chính sách về thương mại môi trường.
Đồng thời tư vấn, hỗ trợ doanh nghiêlp xây dựng chiến lược kinh doanh
dài hạn có tính đến các quy định về môi trường của sản phẩm và quy trình sản
xuất, coi đáp ứng tiêu chuẩn môi trường là một bộ phận cấu thành trong hạch
toán chi phí sản xuất kinh doanh.
Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng và trình
độ cho người lao động trong việc tuân thủ các quy trình sản xuất thân thiện với
môi trường.
2 Phía doanh nghiệp:
Doanh nghiệp làm thế nào để có thể vượt qua các rào cản phi thuế quan
trong thương mại quốc tế.
2.1 Vấn đề quan điểm, nhận thức:
Các doanh nghiệp và các nhà quản lý cần phải hiểu trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, việc đối mặt với các rào cản NTB và TBT là một điều tất
yếu, không thể tránh được, phải nhận thức là hội nhập không chhỉ là cạnh tranh
mà còn là có sự hợp tác quốc tế có lợi cho tất cả các bên tham gia.
17
Phải chủ động tìm hiểu và thích nghi với những yêu cầu mới của quá trình
hội nhập, phải sẵn sàng đối phó với các rào cản thương mại đang ngày càng
phức tạp và tinh vi hơn.
Yêu cầu các nhà lãnh đão doanh ngiệp phải có một sự hiểu biết đầy đủ và
tường tận về các loại rào cản trong thương quốc tế và những tác động của nó đến
những hoạt đống sản xuất kinih doanh và các sản phẩm của các doanh nghiệp
của mình. Cần phải hiểu rằng các yêu cầu của hàng rào TBT không chhỉ đòi hỏi
cao về mức độ đáp ứng mà còn hết sức phức tạp về thủ tục hành chính.
Phải cập nhập thông tin về tình hình, diễn biến và dự báo về các rào cản
và cả những biện pháp khắc phục mang tính nguyên tắc, cụ thể theo tập quán
quốc tế, sẵn sàng đối phó với chúng.
2.2 Nâng cao măng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Để vượt qua rào cản thương mại, từng doanh nghiệp phải nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
trên quốc tế.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dược đánh giá qua các tiêu chí
liên quan đến các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ khoa học
công nghệ, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ năng suất
lao động, khả năng nghiên cứu triển khai thương hiệu...
Mỗi doanh nghiệp phải có những chiến lược cụ thể để trở thành một đơn
vị năng động, tích cực tìm kiến con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để nâng cao
vị thế cạnh tranh của mình bằng các biện pháp đồng bộ. Cải tiến về phương
pháp quản lý, về kỹ thụât sản xuất, về công nghệ hoạt động marketing, xây dựng
thương hiệu, áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông hiện đại...
Trước mắt và quan trọng nhất chúng ta phải đổi mới phương pháp quản lý
doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với những phương pháp quản lý tiên tiến, áp
18
dụng các tiêu chuẩn quản lý quốc tế để được chứng nhận, thừa nhận, công nhận
cho sản phẩm, cũng như cho hệ thống quản lý như:
Tiêu chuẩn ISO 22000: tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 9000: tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất luợng.
Tiêu chhuẩn ISO 14000: tiêu chuẩn về quản lý môi trường.
Tiêu chuẩn SA 8000: tiêu chuẩn về ảun lý trách nhiệm xã hội.
Tiêu chuẩn OHSAS 180001: quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp.
Việc áp dụng và được chứng nhận phù hơp với các tiêu chuẩn quốc tế sẽ
giúp cho các doanh nghiệp duy trì được các hoạt động cải tiến, đạt được sự thoã
mãn khách hàng và nhất là sẽ tạo được một sự bình đảng trong thương mại quốc
tế. Nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hoá, vì vậy mới tạo ra điều kiện
vững chắc để vượt qua rào cản thương mại quốc tế.
2.3 Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường:
Để nắn vững thông tin và chủ động vượt qua các rào cản thương mại, các
doanh nghiệp cần phải có biện pháp nghiên cứu thị trường có hiệu quả hơn.
Chuẩn bị tốt và chuyên nghiệp các đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị
trường.
Thiết lập mối quan hệ với các sứ quán VIệt Nam ở nước ngoài để có thể
thu thập thông tin và có sự hỗ trợ, bền vững cần thiết trong quá trình kinh doanh
ở nước ngoài.
Khai thác sức mạnh của các hiệp hội người Việt Nam ở nước ngoài để
nắm bắt được những quy định và pháp luật, thị hiếu và tập quán tiêu dùng của
khách hàng tại thị trường nhập khẩu.
19
2.4 Tổ chức các hiệp hội :
Tước áp lực của thị trường nước ngoài về nhập khẩu, chúng ta phải có sự
liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu cùng ngành nghề, hình thành các hiệp hội
ngành nghề để nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu, liên kết đấu tranh hoặc
chủ động bàn bạc để cùng thống nhất đối phó với các rào cản ở nước ngoài.
Trên thực tế chúng ta thường đối mặt với những vụ kiện, tranh chấp
thương mại do hiệp hội các nhà sản xuất hoặc kinh doanh ở nước ngoài phát
động. Vì vậy củng cố và nâng cao vai trò các hiềp hội cũng là một trong những
công cụ hết sức cần thiết.
Sự liên kết của các hiệp hội còn tránh được tình trạng cạnh tranh mua,
tranh bán, phá giá lẫn nhau, dẫn đến thua lỗ trong xã hội, sau đó là bị khiếu kiện
về bán phá giá.
Như vậy vấn đề rào cản thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế là một tất yếu. Đây là một vấn đề đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ từ hai phía
Doanh nghiệp và Nhà nước. Nhưng trước hết phải có sự chủ động của Doanh
nghiệp xuất khẩu.
20
IV. KẾT LUẬN
Như vậy chúng tôi đã trình bày một cách tổng quan nhất về "vấn đề môi
trường - thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO và các biện pháp xử lý". Qua
nghiên cứu và tìm hiểu chúng ta có thể khẳng định được vai trò rất quan trọng
của môi trường trong thương mại quốc tế. Nhận thức được điều này thôi chưa đủ
mà đòi hỏi tất cả mọi người, nhà nước , các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp
phải xắn tay vào hành động và phối hợp hành động với nhau để đáp ứng được
những yêu cầu khắt khe của thương mại quốc tế đặt ra với môi trường . Về phía
bản thân chúng tôi- những người vừa mới chập chững tìm hiểu về vấn đề này ,
với vị trí của một sinhh viên hiện nay hay trong tương lai là một doanh nhân,
nhà hoạch định chính sách, nhà lập kế hoạch
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 2
I LÝ LUẬN ...................................................................................................................... 3
1. Vai trò của môi trường: ............................................................................................. 3
2. Môi trường và thương mại - tại sao Việt Nam chúng ta phải quan tâm khi gia nhập
WTO: ............................................................................................................................. 3
3. Các yêu cầu đặt ra với Việt Nam ................................................................................ 5
II- THỰC TRẠNG VIỆT NAM: ..................................................................................... 5
1- Nhận định tình hình chung : ....................................................................................... 5
2-Về cơ chế chính sách:.................................................................................................. 7
3- Về phía các cơ quan quản lý môi trường: ................................................................... 8
4- Về phía các doanh nghiệp: ......................................................................................... 8
5- Về phía cộng đồng dân cư: ....................................................................................... 10
Vài nét về ngành dệt may Việt Nam .............................................................................. 11
* Ngành dệt may Việt Nam ....................................................................................... 11
* Rào cản xanh và vấn đề đặt ra đối với ngành dệt may............................................ 12
III-GIẢI PHÁP............................................................................................................... 14
1. Những giải pháp vĩ mô ............................................................................................. 14
2. Phía doanh nghiệp: ................................................................................................... 16
IV. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 20
21
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_moi_truong_46__558.pdf