Cách thức vận động, phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng - Giá trị thực tiễn trong quản lý doanh nghiệp

Thuật ngữ “Biện chứng” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là Dialektica, có nghĩa là nghệ thuật đàm thoại, tranh luận. Theo nghĩa này, biện chứng là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và nghệ thuật bảo vệ lập luận của mình. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng, đã là tri thức đúng thì không thể có mâu thuẫn trong tri thức đó, và quá trình đi tới chân lý là quá trình giải quyết những mâu thuẫn trong lập luận. Trong triết học Mác, thuật ngữ “biện chứng” được dung đối lập với “siêu hình”. Đó là lý luận, đồng thời là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau,ràng buộc lẫn nhau và trong quá trình vận động, phát triển không ngừng. Phương pháp đó không chỉ thấy những sự vật cá biệt, mà còn thấy mối liên hệ với nhau giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật, mà còn thấy sự hình thành và tiêu vong của sự vật; không chỉ thấy “cây” mà còn thấy cả “rừng”. Theo Ph.Ăngghen, phương pháp biện chứng “xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, trong sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”. Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại và từ đó đến nay, lịch sử phát triển của nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Phép biện chứng duy vật: Ph.Ăngghen định nghĩa “Phép biện chứng là là khoa học về sự liên hệ phổ biến” và “Phép biện chứng là môn khoa học nghiên cứu về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của loài người và tư duy” V.I Lenin viết ”Phép biện chứng, tức là học thuyết của sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng” Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp biện chứng; giữa lý luận nhận thức với logic biện chứng. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học; là phương pháp tư duy khác về chất so với các phương pháp tư duy trước đó; là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc trong sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng. Phép biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự giác cao trong mọi hoạt động. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của sự nghiên cứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội loài người. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng được khái quát và luận giải trên cơ sở khoa học. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện chứng từ tự phát đến tự giác. Theo Ph.Ăngghen, “ Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thong qua những mặt đối lập, tức là những mặt thong qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hóa cuối cùng từ mặt này đến mặt kia, tương tự với hình thức cao hơn, đã quy định sự sống của giới tự nhiên”. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật: Sự phong phú và đa dạng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy quy định nội dung phép biện chứng duy vật. Nội dung của phép biện chứng duy vật bao gồm nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Đây là những nguyên lý có ý nghĩa khái quát nhất. Các phạm trù, các quy luật cơ bản của phép biện chứng là sự cụ thể hóa các nguyên lý trên. Nghiên cứu và làm sáng tỏ các nguyên lý, các phạm trù, các quy luật cơ bản, đó là nhiệm vụ của phép biện chứng duy vật. Ph.Ăngghen nhấn mạnh ”Vậy là từ trong lịch sử của tự nhiên và lịch sử của xã hội loài người mà người ta đã rút ra được các quy luật của biện chứng. Những quy luật không phải là cái gì khác ngoài những quy luật chung nhất của giai đoạn phát triển lịch sử ấy, cũng như là bản thân của tư duy” Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dung để khái quát mối liên hệ, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các giai đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng. Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng, có khác nhau thế nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất. Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, không nêntuyệt đối hóa mối lien hệ nào và cũng không nên tách rời mối lien hệ này khỏi mối liên hệ khác bởi trên thực tế, các mối liên hệ còn phải được nghiên cứu cụ thể trong biến đổi và phát triển của chúng. Nghuyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát bức tranh toàn cảnh về thế giới bằng những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn trong thế giới khách quan,tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bằng nhiều mối liên hệ có nhiều hình thức, vai trò khác nhau. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, con người rút ra được những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên lý về sự phát triển : Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận động đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, hiện tượng mới về chất ra đời. Phát triển là tự thân. Động lực của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Phát triển đi theo đường xoáy ốc, cái mới dường như lặp lại một số đặc trưng, đặc tính của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn; thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùt tương đối trong sự phát triển. Phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động. Trong quá trình phát triển, sự vật, hiện tượng chuyển hóa sang chất mới cao hơn, phức tạp hơn; làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức vận động và chức năng của sự vật ngày càng hoàn thiện hơn. Phát triển có tính khách quan, phổ biến rất đa dạng. Từ nguyên lý phát triển, con người có thể rút ra được những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn.

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 18946 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách thức vận động, phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng - Giá trị thực tiễn trong quản lý doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Khoa Đào tạo Sau Đại Học --------------o0o-------------- Môn học : Triết học Tiểu luận Đề tài : CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN THEO QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG. GIÁ TRỊ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP. GIẢNG Viên : PGS.TS. Lê THANH SINH HỌC VIÊN : DOãN QUỐC SĨ LỚP : ĐÊM 5 – K17 Giới thiệu sơ lược về biện chứng: Thuật ngữ “Biện chứng” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là Dialektica, có nghĩa là nghệ thuật đàm thoại, tranh luận. Theo nghĩa này, biện chứng là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và nghệ thuật bảo vệ lập luận của mình. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng, đã là tri thức đúng thì không thể có mâu thuẫn trong tri thức đó, và quá trình đi tới chân lý là quá trình giải quyết những mâu thuẫn trong lập luận. Trong triết học Mác, thuật ngữ “biện chứng” được dung đối lập với “siêu hình”. Đó là lý luận, đồng thời là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau,ràng buộc lẫn nhau và trong quá trình vận động, phát triển không ngừng. Phương pháp đó không chỉ thấy những sự vật cá biệt, mà còn thấy mối liên hệ với nhau giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật, mà còn thấy sự hình thành và tiêu vong của sự vật; không chỉ thấy “cây” mà còn thấy cả “rừng”. Theo Ph.Ăngghen, phương pháp biện chứng “xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, trong sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”. Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại và từ đó đến nay, lịch sử phát triển của nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Phép biện chứng duy vật: Ph.Ăngghen định nghĩa “Phép biện chứng là là khoa học về sự liên hệ phổ biến” và “Phép biện chứng là môn khoa học nghiên cứu về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của loài người và tư duy” V.I Lenin viết ”Phép biện chứng, tức là học thuyết của sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng” Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp biện chứng; giữa lý luận nhận thức với logic biện chứng. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học; là phương pháp tư duy khác về chất so với các phương pháp tư duy trước đó; là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc trong sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng. Phép biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự giác cao trong mọi hoạt động. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của sự nghiên cứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội loài người. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng được khái quát và luận giải trên cơ sở khoa học. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện chứng từ tự phát đến tự giác. Theo Ph.Ăngghen, “ Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thong qua những mặt đối lập, tức là những mặt thong qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hóa cuối cùng từ mặt này đến mặt kia, tương tự với hình thức cao hơn, đã quy định sự sống của giới tự nhiên”. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật: Sự phong phú và đa dạng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy quy định nội dung phép biện chứng duy vật. Nội dung của phép biện chứng duy vật bao gồm nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Đây là những nguyên lý có ý nghĩa khái quát nhất. Các phạm trù, các quy luật cơ bản của phép biện chứng là sự cụ thể hóa các nguyên lý trên. Nghiên cứu và làm sáng tỏ các nguyên lý, các phạm trù, các quy luật cơ bản, đó là nhiệm vụ của phép biện chứng duy vật. Ph.Ăngghen nhấn mạnh ”Vậy là từ trong lịch sử của tự nhiên và lịch sử của xã hội loài người mà người ta đã rút ra được các quy luật của biện chứng. Những quy luật không phải là cái gì khác ngoài những quy luật chung nhất của giai đoạn phát triển lịch sử ấy, cũng như là bản thân của tư duy” Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dung để khái quát mối liên hệ, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các giai đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng. Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng, có khác nhau thế nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất. Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, không nêntuyệt đối hóa mối lien hệ nào và cũng không nên tách rời mối lien hệ này khỏi mối liên hệ khác bởi trên thực tế, các mối liên hệ còn phải được nghiên cứu cụ thể trong biến đổi và phát triển của chúng. Nghuyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát bức tranh toàn cảnh về thế giới bằng những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn trong thế giới khách quan,tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bằng nhiều mối liên hệ có nhiều hình thức, vai trò khác nhau. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, con người rút ra được những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên lý về sự phát triển : Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận động đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, hiện tượng mới về chất ra đời. Phát triển là tự thân. Động lực của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Phát triển đi theo đường xoáy ốc, cái mới dường như lặp lại một số đặc trưng, đặc tính của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn; thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùt tương đối trong sự phát triển. Phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động. Trong quá trình phát triển, sự vật, hiện tượng chuyển hóa sang chất mới cao hơn, phức tạp hơn; làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức vận động và chức năng của sự vật ngày càng hoàn thiện hơn. Phát triển có tính khách quan, phổ biến rất đa dạng. Từ nguyên lý phát triển, con người có thể rút ra được những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: Các mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng được phép duy vật biện chứng khái quát thành các cặp phạm trù cơ bản như: cái riêng - cái chung, tất nhiên - ngẫu nhiên, bản chất - hiện tượng,nguyên nhân - kết quả, khả năng – hiện thực, nội dung – hình thức…Chúng được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội. Các phạm trù cái riêng - cái chung - cái đơn nhất, tất nhiên – ngẫu nhiên, bản chất – hiện tượng là cơ sở của phương pháp luận của các phương pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa để từ đó nhận thức toàn bộ các mối liên hệ theo hệ thống. Các phạm trù nguyên nhân - kết quả, khả năng - hiện thực là cơ sở phương pháp luận để chỉ ra mối liên hệ và phát triển giữa các sự vật, hiện tượng là một quá trình. Các phạm trù nội dung - hình thức là cơ sở phương pháp luận để xây dựng các hình thức tồn tại trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản ánh tính đa dạng của phương pháp nhận thức và thực tiễn. Cái riêng , cái chung và cái đơn nhất: Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, nhận thức bắt đầu từ sự phản ánh các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới. Nhưng trong quá trình so sánh giữa các sự vật, hiện tượng này với các sự vật, hiện tượng khác,; phân biệt chỗ giống nhau và khác nhau giữa chúng, nhận thức đi đến chỗ phân biệt cái riêng-cái chung. Cái riêng là phạm trù dung để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định và cái đơn nhất. Cái chung là phạm trù dung để chỉ những mặt, những thuộc tính lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng. Cái đơn nhấtvlà phạm trù dung để chỉ những mặt, những đặc điểm chỉ có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác. Giữa cái riêng, cái chung, và cái đơn nhất có mối liên hệ biên chứng với nhau. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, biểu hiện thông qua cái riêng; ngược lại, cái riêngchỉ tồn tại trong mối lien hệ với cái chung, bao hàm cái chung; cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung cà cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng; cái đơn nhất và cái riêng có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. V.I Lenin viết: “Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung, bất cứ cái chung nào cũng bao quát một cách đại khái tất cả cái riêng. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung…. Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác.” Nguyên nhân và kết quả: Nhận thức về sự qua lại giữa các mặt, các yếu tố, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn đến sự xuất hiện các sự vật, hiện tượng mới và do vậy phát sinh ra mối liên hệ nhân quả. Nguyên nhân là do sự tương tác qua lại giữa các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vât, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tương tác qua lại giữa các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Giữa nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ qua lại quy định lẫn nhau. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên luôn có trước cái kết quả, sau khi xuất hiện, kết quả ảnh hưởng tích cực trở lại đối với nguyên nhân. Sự phân biệt nguyên nhân - kết quả lúc này có tính tương đối. Một sự vật, hiện tượng ở trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng lại là kết quả ở trong mối quan hệ khác và ngược lại tạo nên chuỗi nhân - quả vô tận. Do vậy, nguyên nhân - kết quả bao giờ cũng ở trong mối quan hệ cụ thể. Tất nhiên và ngẫu nhiên: Trong khi phản ánh hiện thực khách quan, con người nhận thức được tính không một nghĩa, không cùng một giá trị của các mối liên hệ khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng nên phân chia chúng thành những mối liên hệ nhất định, phải xảy ra đúng như thế và các nhóm liên hệ có thể xảy ra,cũng có thể không xảy ra, cũng có thể xảy ra thế này hay thế khác. Tất nhiên do mối liên hệ bản chất, do mối liên hệ cơ bản bên trong của sự vật, hiện tượng quy định và trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác. Ngẫu nhiên do mối liên hệ không bản chất, do những nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định; có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này, có thể xuất hiện thế khác. Giữa tất nhiên và ngẫu nhiên có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thong qua vô số ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên. Tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển, còn ngẫu nhiên chỉ có thể làm cho sự phát triển diễn ra nhanh hoặc chậm, trong hình thức này hay hình thức khác. Sự phân biệt tất nhiên-ngẫu nhiên có tính tương đối, trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau. Nội dung và hình thức: Việc nhận thức nội dung và hình thức gắn liền với việc nghiên cứu các yếu tố quy định sự tồn tại của sự vật và phương thức tồn tại của nó. Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố tạo nên sự vật, hiên tượng. Hình thức là là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng, là hệ thống có mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố sự vật, hiện tượng. Giữa nội dung và hình thức có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Nội dung đòi hỏi hình thức phải phù hợp với nó. Khi nội dung thay đổi thì hình thức cũng phải thay đổi theo. Tuy nhiên, hình thức có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi hình thức phù hợp với nội dung, nó là động lực thúc đẩy nội dung phát triển, còn khi không phù hợp,hìinh thức cản trở sự phát triển của nội dung. Cùng một nội dung, trong quá trình phát triển, có thể thể hiện dưới nhiều hình thức và ngược lại, một hình thức có thể phù hợp với nhiều nội dung. Bản chất và hiện tượng: Khi có được nhận thức đầy đủ về những mặt, những mối liên hệ tất yếu và những đặc tính riêng của sự vật, thì nhận thức đó vẫn chưa vươn tới sự phản ánh đầy đủ về sự vật. Để nhận thức đúng sự vật từ các hiện tượng phong phú, nhiều vẻ, con người tiếp tục đi sâu nghiên cứu bản chất của sự vật. Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên trong, quy định sự tồn tại vận động và phát triển của sự vật.Hiện tượng là những biểu hiện bề ngoài của sự vật. Giữa bản chất và hiện tượng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau. Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ: bản chất có thể thể hiện thong qua hiện tượng, còn hiện tượng là sự thể hiện của bản chất. Tuy vậy, “nếu hình thái biểu hiện và bản chất sự vật thể phù hợp trực tiếp với nhau, thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa”. Hiện tượng thể hiện bản chất trong hình thức đã cải biến, nhiều khi xuyên tạc nội dung thật sự của bản chất bằng cách bổ sung vào bản chất một vài tính chất, yếu tố do hoàn cảnh cụ thể quy định, làm hiện tượng phong phú hơn bản chất. Bản chất tương đối ổn định, ít biến đổi hơn, còn hiện tượng thường xuyên biến đổi hơn. Khả năng và hiện thực: Khi đã nhận thức được bản chất và những mâu thuẫn vốn có của những sự vật, hiện tượng, chúng ta có thể phán đoán là sự vật, hiện tượng sẽ biến đổi theo hướng nào, nghĩa là chúng ta có thể nhận thức được đồng thời cả hiện thực và khả năng biến đổi của sự vật, hiện tượng. Khả năng là cái chưa xảy ra, nhưng sẽ xảy ra khi có các điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang có, cái tồn tại thực sự. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Trong hiện thực bao giờ cũng chứa đựng những khả năng nhất định, ngược lại khả năng lại trong hiện thực và khi đủ điều kiện sẽ trở thành hiện thực mới. Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực diễn ra rất phức tạp. Trong từng giai đoạn phát triển của sự vật thường xuất hiện rất nhiều khả năng. Khả năng nào biến thành hiện tực là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Trong hoạt động thực tiễn phải dự báo các khả năng và tạo điều kiện để khả năng tốt trở thành hiện thực và ngăn ngừa các khả năng xấu. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật không phải là hệ thống bất biến, mà phát triển cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Mối liên hệ giữa các cặp phạm trù của các ngành khoa học với các phạm trù của phép biện chứng duy vật là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Do vậy, khi nghiên cứu các cặp phạm trù, cần liên hệ chúng với nhau và với các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, bởi vì dù quan trọng đến mấy, chỉ riêng các cặp phạm trù hoặc các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật cũng không phản ánh đầy đủ các mối liên hệ của thế giới. Ba quy luật phổ biến : Bên cạnh các cặp phạm trù, phép biện chứng duy vật còn bao hàm ba quy luật phổ biến về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại; quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; quy luật phủ định của phủ định. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại: Chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. trong đó, chất là t1inh quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính làm cho nó là nó chứ không phải là cái khác. Lượng là tính quy định vốn có của sự thất về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật cũng nư các thuộc tính của nó. Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa chất và lượng. giới hạn, trong đó những sự thay đổi về lượng chưa gây ra sự thay đổi về chất được gọi là độ. Nhữngthay đổi về lượng vượt quá giới hạn độ sẽ làm cho chất của sự vật thay đổi. Điểm mà tại đó sự thay đổi căn bản về chất được thực hiện được gọi là điểm nút. Bước nhảy là bước thay đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng do sự thay đổi về lượng trước đó gây ra. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất còn có chiều ngược lại. Đến lượt nó, sự thay đổi về chất lại tác động đến lượng, thúc đẩy lượng tiếp tục phát triển. Nắm được quy luật này sẽ tránh nôn nóng, đốt cháy giai đoạn tích lũy về lượng; đồng thời tránh tư tưởng tuyệt đối hóa sự thay đổi về lượng, không kịp thời chuyển những thay đổi về lượng sang những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính tiến hóa sang những thay đổi mang tính cách mạng và ngược lại không biết sử dụng chất mới để thức đẫy lực lượng tiếp tục phát triển. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập: Là hạt nhân của phép biện cứng duy vật, nó chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Theo phép biện chứng,mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Mọi sự vật đều có những mặt đối lập. Sự tác động giữa chúng tạo thành mâu thuẫn bên trong của sự vật. Mâu thuẫn biện chứng là phổ biến khách quan, vốn có của sự vật. Các mặt đối lập lại vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Trong đó thống nhất là tương đối, là tạm thời ; đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, sự phát triển. Quy luật này có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong việc phát hiện và phân tích mâu thuẫn của sự vật cũng như tìm ra con đường đúng đắn để giải quyết mâu thuẫn nhằm thúc đẩy sự phát triển. Quy luật phủ định của phủ định: Chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật. Phủ định biện chứng là trình khách quan, tự thân, là quá trình kế thừa cái tích cực đã đạt được từ cái cũ, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới cao hơn, tiến bộ hơn. Quá trình phủ định của phủ định tạo thành sự vận động, phát triển không ngừng mang tính chu kỳ của thế giới khách quan. Trải qua một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng dường như lặp lại những giai đoạn đã qua trên cơ sở mới, cao hơn và như vậy, điều đó chứng tỏ phát triển đi theo đường xoắn ốc.quy luật này có một ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong quá trình thay thế cái cũ bằng cái mới. nó đòi hỏi phải xuất phát từ những điều kiện khách quan cho phép, phải tạo điều kiện, tiền đề cho phép cái mới chiến thắng cái cũ, phải biết kế thừa và phát triển sang tạo những cái tích cực đã đạt được từ những cái cũ; đồng thời thấy được tính chất phức tạp trong quá trình ra đời cái mới. Trong phép biện chứng duy vật, nếu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lưỡng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức của sự phát triển; quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ ra nguyên nhân và động lực bên trong của sự phát triển, thì quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng, hình thức và kết quả của sự phát triển đó. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật định hướng việc nghiên cứu những quy luật đặc thù của khoa học chuyên ngành và đến lượt mình, các quy luật cơ bản về sự phát triển của thế giới chỉ có tác dụng trên cơ sở và trong sự gắn bó với những quy luật đặc thù. Mối liên hệ qua lại giữa các quy luật cơ bản với các quy luật đặc thù tạo nên cơ sở khách quan của mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng với các khoa học chuyên ngành. Giá trị thực tiễn trong quản lý doanh nghiệp: Xã hội loài người là một bộ phận đặc biệt của thế giới vật chất, tuân theo những quy luật tồn tại và phát triển của riêng mình. Con người cũng là một bộ phận của giới tự nhiên, là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên. Con người sở dĩ phát triển vượt bậc so với các loại động vật khác là do sự kết hợp giữa các tố chất riêng của loài người, kết hợp với lao động thực tiễn mà từ từ nâng cấp mình lên. Cùng với sự sáng tạo không ngừng, lao động, sản xuất vật chất là lực lượng chủ yếu và quyết định làm cho xã hội phát triển tiến lên từ thời đại nguyên thủy đến ngày nay. Phải chăng, hoạt động sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có ở con người và của xã hội loài người. Đó là quá trình hoạt động có mục đích và không ngừng sang tạo. Theo Ph.Ăngghen :”Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ : loài vật cùng lắm là chỉ hái lượm, trong khi con người sản xuất” Sự sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ph.Ăngghen viết:’Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”. Ba quá trình này không tách biệt nhau, trong đó sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội và suy cho cùng, nó quyết định của toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội. Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hay gián tiếp đến tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển - nhu cầu phong phú và vô tận của con người. Do vậy, quá trình quản lý doanh nghiệp thực chất là quản lý con người và công cụ sản xuất, sao cho mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao, đảm bảo được cuộc sống của người lao động, và cũng từ đó người lao động tự cải tạo bản thân mình. Người quản lý doanh nghiệp muốn làm tốt được điều đó phải xác định được “nội dung” và “hình thức” của doanh nghiệp từ giác độ duy vật biện chứng. Thông thường, người ta nghĩ rằng “nội dung” là cái bên trong, “hình thức” là cái bên ngoài. “cái bên trong” của doanh nghiệp rất phong phú, “cái bên ngoài” của doanh nghiệp cũng rất đa dạng. Do vậy, cần thiết phải có khoa học triết học để khái quát hóa “cái bên trong”, “cái bên ngoài” và mối quan hệ giữa chúng bằng cặp phạm trù có nội hàm chặt chẽ : “nội dung – hình thức”. Điều quan trọng, chúng ta phải phân biệt các phạm trù của các khoa học khác nhau; phạm trù của phép biện chứng duy vật là những khái niệm chung nhất, phản ánh toàn bộ thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm tự nhiên, xã hội, tư duy. Mỗi cặp phạm trù không xuất hiện một cách tùy tiện, nó là kết quả của giai đoạn nhận thức trước đó, đồng thời là nguyên nhân của giai đoạn nhận thức kế tiếp…Do vậy, những vấn đề đang nảy sinh trong nội bộ doanh nghiệp, nảy sinh giữa doanh nghiệp và thị trường không xuất hiện một cách đơn lẻ, nó có mối quan hệ biện chứng với nhau rất chặt chẽ. Nhà quản lý cần phải nắm bắt mối liên hệ này để tìm ra nguồn gốc, nguyên nhân, và để thay đổi nhận thức, thay đổi cách làm việc trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với những cái đang diễn ra xung quanh. Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, chúng ta thấy cặp phạm trù nội dung-hình thức trong doanh nghiệp không có sẵn trong người quản lý, cũng không tồn tại độc lập bên ngoài hoạt động sản xuất, mà được hình thành trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn của họ. “Nội dung” của doanh nghiệp là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên doanh nghiệp, trong đó yếu tố con người và công cụ lao động là nội dung cơ bản của doanh nghiệp. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, bởi lẽ người lao động tác động vào đối tượng như thế nào tùy thuộc một phần vào công cụ lao động. Theo Ph.Ăngghen, công cụ lao động là “khí quan của bộ óc con người”, là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa”, có tác dụng “nối dài bàn tay” và nhân lên sức mạnh trí tuệ của người lao động. Bởi vậy, khi công cụ lao động trong doanh nghiệp đã đạt tới trình độ cao, kỹ thuật mới, tự động hóa… thì vai trò “khí quan vật chất” của nó trở nên kỳ diệu. Chính sự biến đổi, cải tiến công cụ lao động đã gây nên sự biến đổi sâu sắc trongtoàn bộ tư liệu sản xuất của doanh nghiệp. Xét cho cùng, đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đếnsự phát triển của doanh nghiệp, tất nhiên không thể tách khỏi yếu tố người lao động. Nghĩa là, lực lượng sản xuất trong doanh nghiệp (bao gồm con người và tư liệu sản xuất) đóng vai trò làm thay đổi quan hệ giữa người với người trong doanh nghiệp và làm thay đổi những quan hệ xã hội khác của người lao động. Các Mác viết : “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có nhữngsản xuất mới, con người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả các mối quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa xã hội có nhà tư bản công nghiệp” Như vậy, dưới giác độ triết học duy vật biện chứng, quan tâm đến nội dung của doanh nghiệp là thực chất quan tâm đến người lao động (cả vật chất và tinh thần); quan tâm đến sự cải tiến công cụ lao động phù hợp với trình độ của người lao động trong doanh nghiệp. Trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp thất bại vì sai lầm trong phương pháp luận: đầu tư không đồng bộ giữa hai yếu tố : “người lao động” và “công cụ lao động”. Cụ thể: nậng cao kiến thức chuyên môn cho người lao động nhưng lại không cải tiến công cụ lao động cho thích hợp; hoặc đầu tư, trang bị công cụ quá hiện đại, nhưng trình độ chuyên môn của người lao động chưa được đào tạo để theo kịp với công cụ lao động đó. “Hình thức” của doanh nghiệp không phải là vẻ bên ngoài của doanh nghiệp mà là cách thức tồn tại và phát triển của doanh nghiệp – hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững bên trong của doanh nghiệp. Chính vì vậy các nhà quản lý doanh nghiệp muốn quan tâm đến “hình thức” của doanh nghiệp thì phải quan tâm trước hết là việc tổ chức các phòng, ban, tổ sản xuất sao cho hoàn thành được nhiệm vụ đã đặt ra. Một số doanh nghiệp thất bại vì chạy theo “hình thức bề ngoài” hoàn toàn không phù hợp với “nội dung” bên trong của doanh nghiệp, mang tính phô trương, phản nguyên lý: nội dung quyết định hình thức. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng hình thức bên ngoài cũng có tác dụng nhất định chứ không hoàn toàn phi tác dụng. Bởi lẽ hình thức bên ngoài cũng tạo cảm giác ban đầu cho khách hàng, nếu hình thức bên ngoài hấp dẫn, khách hàng sẽ tiếp cận lần thứ hai, nếu không hấp dẫn, khách hàng sẽ chán ngay từ đầu vì “cảm giác là nguồn gốc của mọi nhận thức về sau”. Một lưu ý nữa được đặt ra: các nhà doanh nghiệp đừng bao giờ dùng cảm giác để quyết định công việc, vì “cảm giác là hình thức thấp nhất của quá trình nhận thức”. Triết học duy vật biện chứng đã chỉ rõ : không có một hình thức nào không chứ đựng nội dung; ngược lại, không có nội dung nào không tồn tại trong hình thức. Tuy nhiên, khẳng định điều đó không có nghĩa là một nội dung bao giờ cũng chỉ thể hiện ra trong một hình thức nhất định và một hình thức bao giờ cũng chỉ thể hiện một nội dung nhất định. Người quản lý cần phải nhìn thấy sự đa dạng trong cách thể hiện của nội dung, để điều chỉnh doanh nghiệp cho phù hợp giữa bên trong và bên ngoài. Dưới giác độ triết học duy vật biện chứng, khi xem xét đến phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhất ta thấy xuất hiện các mối quan hệ biện chứng xảy ra trong doanh nghiệp: Cái lợi ích riêng của từng cá nhân trong doanh nghiệp với cái lợi ích chung của doanh nghiệp: Mối quan hệ này tồn tại song song, tác động qua lại lẫn nhau, nếu nhà quản lý chỉ chú trọng đến lợi ích của doanh nghiệp thôi, thì chắc chắn sẽ gây ra bất bình trong lực lượng sản xuất, sản xuất trì trệ, họ cũng mất luôn lợi ích của doanh nghiệp. Còn nếu người lao động chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình mà không quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ sụp đổ, khi đó, người lao động cũng sẽ mất luôn lợi ích mà họ đang cố theo đuổi. Như vậy, để xác định đúng đắn mối quan hệ này, và đặt nó nằm trong một thể thống nhất, người quản lý và người lao động cần nhận thức và xác lập cho mình một mối quan hệ hỗ trợ nhau, sao cho đôi bên cùng có lợi, cái lợi riêng từng cá nhân phải phù hợp với lợi ích chung của tập thể,của doanh nghiệp. Tài liệu tham khảo : Triết học và cuộc sống PGS.TS. Lê Thanh Sinh Giáo trình triết học PGS.TS. Đoàn Quang Thọ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCách thức vận động, phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng Giá trị thực tiễn trong quản lý doanh nghiệp.doc
Luận văn liên quan