Trong số những người bạn thơ gần
gũi thì Nguyễn Quyến là người chịu
ảnh hưởng của Nguyễn Quang Thiều rõ
nét nhất. Đọc thơ của họ, chúng ta nhận
ra một khát vọng mãnh liệt hướng đến
một thế giới hoàn hảo. Ngay cả khi đau
đớn và tuyệt vọng, con người vẫn khao
khát hướng đến những giá trị tinh thần
tuyệt đối. Trong trường ca sắp sửa xuất
bản, Nguyễn Quang Thiều đã bộc lộ rõ
khát vọng này. Câu hỏi nhức nhối đặt
ra ở đó là liệu có một thiên đường hay
không? Liệu có một thế giới hoàn hảo
không có đói khát, buồn phiền, bệnh
tật, chém giết, lọc lừa và tất cả hoà
đồng trong ánh sáng vĩnh hằng? “Theo
linh cảm của một nhà thơ, tôi biết rằng
nơi đó mỗi Hiện thể trọn vẹn này lại
chan chứa một Hiện thể trọn vẹn khác.
Mà sự chan chứa hài hoà trong nhau ấy
lại không làm mất đi những đặc tính
của nhau”. Có lẽ, đó chỉ là khát vọng
đẹp, nhưng nếu không được nuôi dưỡng
bằng khát vọng, cái tôi ấy sẽ sụp đổ.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3196 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
13
Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều
Nguyễn Thị Hiền (a)
Tóm tắt. Bài báo đi sâu khám phá cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều,
một trong những cây bút có đóng góp quan trọng vào công cuộc cách tân thơ Việt Nam
đ−ơng đại. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều có nhiều biểu hiện mới mẻ,
đó là cái tôi của những đối cực, cái tôi của khát vọng kiếm tìm. Hành trình năm tập thơ
của Nguyễn Quang Thiều là hành trình vừa vật vã vừa hạnh phúc, vừa đau đớn vừa
đam mê của cái tôi đi tìm kiếm những giá trị tinh thần chân chính.
guyễn Quang Thiều sinh năm
1957 tại làng Chùa ven bờ sông
Đáy, thuộc địa phận tỉnh Hà Tây. Ngôi
làng âm u với những câu chuyện thần
tiên ma quỷ h− h− thực thực ấy đã ám
ảnh tâm trí “cậu bé làng Chùa”. Dòng
sông Đáy chảy thao thiết qua bao năm
tháng đã nuôi d−ỡng tâm hồn thi sĩ, là
điểm tựa tinh thần để thi sĩ tìm về sau
bao b−ơn bả gian nan. Nguyễn Quang
Thiều có một điểm mạnh là tâm hồn đa
cảm á đông kết hợp với óc phân tích sắc
sảo của ph−ơng Tây. Anh có một thời
gian học tập tại n−ớc ngoài, vốn ngoại
ngữ thông thạo giúp anh có cơ hội tiếp
xúc với văn hoá, văn học nhiều n−ớc
trên thế giới. Vốn sống phong phú, học
vấn uyên thâm, giao l−u văn hoá rộng
và nội lực, bản lĩnh sáng tạo của một
nghệ sĩ giúp Nguyễn Quang Thiều tìm
đến một h−ớng cách tân thơ đáng chú ý.
Ngoài giải th−ởng Hội nhà văn Việt
Nam năm 1993, Nguyễn Quang Thiều
còn giành đ−ợc rất nhiều giải th−ởng
văn học trong n−ớc ở mọi thể loại: tiểu
thuyết, thơ, kịch bản phim, truyện
ngắn, sách thiếu nhi… Truyện ngắn
Nguyễn Quang Thiều cũng đ−ợc dịch ra
nhiếu thứ tiếng. Đặc biệt là tác phẩm
Bầy chim chìa vôi đ−ợc chọn làm một
chuyên đề trong một tr−ờng Đại học ở
Nhật. Năm 1997, Nguyễn Quang Thiều
đ−ợc các nhà xuất bản ở Mỹ chọn dịch
cả thơ và văn. Tập thơ Sự mất ngủ
của lửa và Những ng−ời đàn bà
gánh n−ớc sông đ−ợc dịch công phu và
đăng tải trên hầu hết các tạp chí, báo
văn học (khoảng 20 tờ) có uy tín trên
toàn n−ớc Mỹ, sau đó đ−ợc in trong bản
song ngữ The Women carry water
(Những ng−ời đàn bà gánh n−ớc
sông) tại nhà xuất bản Báo chí
Masschusetts and Amherst - Hoa Kỳ.
Ngoài ra anh còn đ−ợc biết đến với t−
cách là một nhà báo, một họa sĩ không
chuyên… Thành công ở nhiều lĩnh vực
nh−ng thơ ca vẫn là niềm đam mê
mãnh liệt nhất của anh. Anh đã có lần
tâm sự rằng ngay cả việc vẽ tranh cũng
chính là một cách để anh biểu đạt cho
một ý t−ởng bằng màu sắc, đ−ờng nét
mà anh khó có thể diễn đạt trọn vẹn
bằng ngôn từ. Cũng chính ở lĩnh vực
thơ, Nguyễn Quang Thiều đã trở thành
tâm điểm cho một cuộc tranh luận kéo
dài.
Nguyễn Quang Thiều bắt đầu làm
thơ từ đầu thập niên 80 và sớm thành
công. Năm 1983- 1984, anh đạt giải ba
cuộc thi thơ của Tạp chí văn nghệ quân
đội, năm 1989 đạt giải th−ởng thơ hay
Nhận bài ngày 16/4/2007. Sửa chữa xong 08/6/2007.
N
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
14
cũng của Tạp chí ấy. Tập thơ Ngôi nhà
17 tuổi của anh xuất bản năm 1990 và
năm 1991 lọt vào vòng bình chọn 5 tác
phẩm hay nhất trong năm. Nghĩa là
nếu tiếp tục đi theo con đ−ờng ấy,
Nguyễn Quang Thiều sẽ vẫn có một vị
trí yên ổn trên thi đàn. Nh−ng ng−ời
nghệ sĩ ấy đã dũng cảm b−ớc “lạc nhịp”
ra khỏi dàn đồng ca, chấp nhận mạo
hiểm để đi một con đ−ờng mới. Trong
tiến trình thơ sau 75, Nguyễn Quang
Thiều có đóng góp thực sự. Tập thơ Sự
mất ngủ của lửa đề xuất một quan
niệm mới mẻ về thơ. Anh đã thoát ra
khỏi lối mòn của những cảm xúc đơn
điệu, lối viết khuôn sáo để có một cách
nhìn mới về hiện thực. Càng viết, con
đ−ờng ấy càng rõ ràng hơn. Nguyễn
Quang Thiều cũng có nhiều cách tân về
hình thức nh−ng anh không lấy hình
thức làm cứu cánh. Với thi sỹ, mọi hình
thức thơ đều để chuyển tải những ý
t−ởng nhất định. Chính sự đổi mới về
cảm xúc đã kéo theo sự đổi mới về hình
thức biểu hiện. Một số nhà thơ trẻ công
nhận rằng ngòi lửa sáng tạo mà
Nguyễn Quang Thiều châm lên từ Sự
mất ngủ của lửa đã kích thích họ tìm
tòi, đổi mới. Tuy rằng cuộc tranh luận
về Nguyễn Quang Thiều còn ngổn
ngang những khen chê song ít nhất nó
cũng làm cho ng−ời cầm bút có trách
nhiệm với nghề ý thức đ−ợc rằng họ
không thể viết nh− cũ đ−ợc nữa.
Nỗ lực xác lập cái tôi của các nhà
thơ trẻ hiện nay là biểu hiện của sự ý
thức ngày càng mạnh mẽ về cá tính
sáng tạo. Một số cây bút trẻ xác lập cái
tôi cá nhân bằng cách chối bỏ cộng
đồng, lật đổ mọi giá trị truyền thống.
Chính điều này đã tạo nên cả mặt tích
cực lẫn mặt tiêu cực. Nguyễn Quang
Thiều là một trong số ít những nhà thơ
đang nỗ lực thực hiện một bài toán khó.
Anh cố tìm cách dung hợp hai yêu cầu:
vừa v−ợt khỏi truyền thống vừa biết kế
thừa những giá trị mỹ học truyền thống
đang còn có tác dụng trong đời sống
hiện đại để xây dựng nên những giá trị
mới. Anh bền bỉ tạo lập những giá trị
mang tính bền vững cho thơ ca. M−ợn
cách nói của một nhà phê bình thì
Nguyễn Quang Thiều đã chọn cho mình
con đ−ờng thứ ba, anh không phủ nhận
truyền thống một cách cực đoan và
cũng không bảo trì truyền thống một
cách cố chấp. Nguyễn Quang Thiều đã
lựa chọn một h−ớng đi theo cách mà
ng−ời thầy tinh thần vĩ đại của anh-
Brodsky- đã chọn. Anh viết những bài
thơ về con ng−ời, cho con ng−ời, không
cần lựa chọn tỷ mẩn hình thức nào,
tr−ờng phái nào. Cứ viết, viết về tất cả,
hạnh phúc lẫn khổ đau, l−ơng thiện lẫn
tội ác, xấu xa lẫn đẹp đẽ, lầm than lẫn
s−ớng vui, tuyệt vọng lẫn hy vọng, tàn
tụi lẫn tái sinh. Ngôn ngữ cũng tự
nhiên nảy sinh từ chính đời sống ấy mà
không cần màu mè, giả tạo. Từ những
gì rất thực của đời sống, nhà thơ gợi ra
ý nghĩa đích thực của cuộc sống, của
những giá trị vĩnh hằng. Cái tôi trữ
tình của Nguyễn Quang Thiều, bởi thế,
đ−ợc cấy trồng từ chính đời sống hiện
đại này.
Cái tôi trữ tình của thi sĩ đã trải
qua khá nhiều xung động tinh thần
mang dấu vết của thời đại. Khi giã từ
“ngôi nhà 17 tuổi” của những hồi ức, kỷ
niệm, cái tôi xúc cảm, cái tôi ký ức của
nhà thơ đã thâm nhập và hóa thân vào
thực tại. Nh−ng rồi cũng chính cái tôi
ấy lại chán ngán cái gọi là văn minh vật
chất của đời sống hiện đại, nhận ra
rằng đời sống vật chất trần trụi đã bóp
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
15
méo những giá trị tinh thần thuần
khiết nên không muốn chấp nhận thực
tại thô ráp nữa mà khao khát trở lại
những giá trị nguyên sơ của tâm hồn
con ng−ời.
Rõ ràng có một quá trình mâu
thuẫn, phủ định và biến đổi không
ngừng của cái tôi trữ tình Nguyễn
Quang Thiều. Đặc biệt hơn, cái tôi ấy
đã biết tạo nên hiện thực mới, nuôi
d−ỡng hiện thực đó bằng những giá trị
tinh thần mới tìm kiếm đ−ợc. Hành
trình của năm tập thơ là hành trình
vừa vật vã vừa hạnh phúc, vừa đau đớn
vừa đam mê của cái tôi đi tìm kiếm
những giá trị tinh thần chân chính…
1. Cái tôi của những đối cực
Trong đời sống hiện đại, thi sĩ là
ng−ời phải trăn trở với muôn mặt phức
tạp, mâu thuẫn trong cuộc sống. Với họ
thơ là cuộc tra vấn đầy khổ sở về ý
nghĩa nhân sinh, là cuộc tìm kiếm miệt
mài bản lai diện mục của chính mình.
Giằng xé dai dẳng, quyết liệt giữa bóng
tối và ánh sáng, hiện thực và −ớc mơ, ý
thức và vô thức, cái hữu hạn của cá
nhân và vô hạn của cuộc đời… cái tôi
trong thơ hiện đại không thuần nhất
mà th−ờng dung chứa những yếu tố đối
lập nhau. Cái tôi trữ tình trong thơ
Nguyễn Quang Thiều tr−ớc hết là cái
tôi của những đối cực, nó nằm chông
chênh trên đ−ờng biên của “tuyệt vọng
cuối cùng, hy vọng đầu tiên”
Giã từ những cám dỗ của tuổi thơ,
cái tôi h−ớng về thực tại của Nguyễn
Quang Thiều rơi vào bi kịch. Cái thực
tại mạnh mẽ, trần trụi, hừng hực sức
sống trong Sự mất ngủ của lửa
nhanh chóng bị đổ vỡ, bị biến dạng, nứt
rạn trong Những ng−ời đàn bà gánh
n−ớc sông, cái tôi bị dồn nghẹt, bị áp
đảo bởi muôn vàn những giá trị vật
chất thực dụng khác. Đó là thế giới ảo
t−ởng, mê lầm, vật chất ngự trị, máy
móc tiện nghi ngự trị. Con ng−ời bị t−ớc
đi nhiều giá trị tinh thần. Hình ảnh thi
sĩ đ−ợc ẩn dụ trong một câu thơ đau
xót: “Và cá thiêng lại quay mặt khóc.
Tr−ớc những l−ỡi câu ngơ ngác lộ mồi”.
Con cá thiêng (bống bạc, bống vàng,
bống đen nổi giữa dòng sông Đáy) đã sợ
hãi và trốn chạy đời sống trần tục ấy.
Những ng−ời đàn bà gánh n−ớc
sông vẽ ra một cuộc trốn chạy khỏi thế
giới “bị bệnh điên ánh sáng”, trốn chạy
khỏi đồ vật, khỏi những “ảo giác đê
hèn”. Nh−ng sự bủa vây của chính đời
sống ấy đã khiến cho thi sĩ vừa phải
chấp nhận vừa muốn chối bỏ. Bài thơ
Tên gọi đã chỉ đúng trạng thái này:
Họ không còn con đ−ờng nào ngoài
con đ−ờng phải đến
Để gọi chính tên mình, gọi chính
nỗi đau.
Nh−ng rồi:
Họ không còn con đ−ờng nào là
chạy trốn nơi họ phải đến
Những đồ gỗ trong phòng chết
đứng bởi tên cây.
Dùng dằng giữa sự lựa chọn đầy bi
kịch “phải đến” và “chạy trốn” khỏi thực
tại đang sống, cái tôi ấy luôn mang
trong mình những “sám hối”, day dứt.
Cuộc sống trong thơ anh là một hiện
thực chất chồng những mất mát, bất
hạnh, đổ vỡ. Giữa ngổn ngang đời sống
đó, thi sĩ băn khoăn mãi với câu hỏi đi
về đâu: “Cha ơi cha đ−a con về đâu?”
lặp lại nhiều lần trong Con bống đen
đẻ trứng là câu hỏi đầy nhức nhối của
một tâm hồn đã chứng kiến tất cả sự đổ
vỡ của thiên nhiên và con ng−ời. Bi kịch
chấp nhận- chối bỏ này tạo nên kiểu
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
16
hình ảnh cặp đôi. ở đó có sự trốn chạy,
sự ra đi :“ Họ trốn chạy không nguyền
rủa, không tuyên bố, không hoảng hốt”,
“trong giấc ngủ đêm đêm, chúng ta chạy
trốn khỏi ngôi nhà…” và lúc khác lại là
sự trở về, tìm kiếm: “Tôi và em chạy về
từ cánh đồng xa lạ. Qua những cánh
đồng cỏ bần bật run lên”, “ Tôi trở lại
v−ờn hoang nơi tôi đã bỏ đi’’, “Tôi trốn
lo âu về lại cánh đồng”. Ra đi rồi lại tìm
về, kh−ớc từ rồi laị chấp nhận… đó
chính là bi kịch của con ng−ời thời hiện
đại, muốn bứt ra khỏi đồ thị của đời
sống mà không thể nào bứt ra nổi:
… Trong giấc ngủ đêm đêm, chúng
ta
Chạy trốn khỏi ngôi nhà, đi mãi
trên cánh đồng hoa vàng
Nh−ng danh phận của kiếp ng−ời
chúng ta đang sống
Lại ném chúng ta trở lại điểm ban
đầu
(Đồ thị của đời sống)
Trong một bài phỏng vấn, thi sĩ
tâm sự rằng: “Tôi mang nỗi tuyệt vọng
về con ng−ời (trong đó có tôi). Tất cả
những gì làm chúng ta đau đớn và trở
nên suy đồi lại chính là công việc của
chúng ta, những gì chúng ta làm với tất
cả sức lực và tâm trí… ch−a bao giờ
chúng ta lại sợ hãi chính chúng ta nh−
vậy”. Con ng−ời hiện đại đã tạo ra tất
cả vật chất, tiện nghi và những quan
hệ, giá trị vật chất nh−ng rồi chính họ
lại nghẹt thở trong đó, lại muốn trốn
chạy khỏi nó. Các “cặp đôi đối nghịch”
trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn thể
hiện ở tình yêu– cô đơn, nỗ lực- bất lực,
tuyệt vọng- hy vọng… Cái tôi trữ tình
ấy tràn đầy tình yêu cuộc sống. Những
hình ảnh thiên nhiên và đời sống ngồn
ngộn, ào ạt. Đó không chỉ là tình yêu
lứa đôi mà còn là tình yêu với gia đình,
với quê h−ơng, với nguồn cội, với thiên
nhiên, cỏ cây. Không một hình ảnh nào
của tự nhiên mà không mang một dấu
vết tình cảm, tinh thần của nhà thơ:
Tôi ấp cát vào mặt
Tôi khóc
Cát từ mặt tôi chảy xuống ròng
ròng
hay:
Những ngọn tóc em đổ xuống ngực
anh
Nh− rễ cây bò buồn trong sỏi đá
Cái tôi ấy bám lấy cuộc sống, tìm
kiếm vẻ đẹp diệu kỳ trong những gì
thân thuộc nhất. Ta bắt gặp trong thơ
anh hình ảnh một con ng−ời luôn khao
khát tìm kiếm giá trị cho đời sống. Song
dù thơ anh có ngập tràn hình ảnh yêu
th−ơng vẫn hé lộ một cái tôi cô đơn
khôn cùng. Càng đi xa hơn trên hành
trình cái tôi ấy càng cô đơn. Đó là nỗi cô
đơn của con ng−ời không tìm kiếm đ−ợc
tri âm (Lễ tạ), cô đơn trong những nỗ
lực tinh thần của mình (Bài ca những
con chim đêm), cô đơn trong một đám
đông ngông cuồng “lúc nhúc những
tham vọng” (Nhân chứng của một
cái chết). Cuộc sống hiện tại khiến lý
trí con ng−ời mệt mỏi và tình cảm con
ng−ời khô kiệt, cằn cỗi. Con ng−ời tự
làm hao tổn đời sống tinh thần của
mình mà không thể dừng lại đ−ợc, từ đó
tạo nên khoảng trống vắng vô cùng lớn.
Những hình ảnh trong thơ Nguyễn
Quang Thiều lớp lớp chồng lên nhau,
chật cứng, bức bối nh− đổ lấp đầy
khoảng trống vô biên đó. Điều này đặt
nhà thơ tr−ớc một thử thách khắc
nghiệt: hoặc đời sống căng thẳng, dồn
ép sẽ đè nát hoặc cái trống vắng kia sẽ
xâm chiếm tâm hồn. Và có lẽ chính
niềm tin trong sáng vào việc gia tăng
“mật độ đời sống” thì có thể lấp đi đ−ợc
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
17
khoảng trống vắng đã giúp nhà thơ trụ
vững. Tuy nhiên, khoảng trống vắng ấy
trong đời sống hiện đại vẫn ngày càng
gia tăng với c−ờng độ mạnh hơn. Bởi
vậy con ng−ời hiện đại sẽ vẫn phải
không ngừng nỗ lực. Nếu một ngày nào
đó sự nỗ lực không còn, chỉ còn lại sự
bất lực trong cặp quan hệ đối nghịch ấy
thì cái tôi ấy sẽ hoàn toàn sụp đổ.
Những đối cực tạo nên biểu t−ợng
mang tính hai mặt trong thơ Nguyễn
Quang Thiều. Dòng sông, cánh đồng
vừa là nơi gánh chịu đổ vỡ, mất mát lại
vừa yên ả, bao dung, là nơi trở về sau
chặng hành trình gian nan của kiếp
ng−ời. Trong thơ Nguyễn Quang Thiều
vừa ngổn ngang tội lỗi, dung tục, xấu
xa, mất mát, vừa ắp đầy những ánh
sáng, hy vọng, tốt lành. Đó là nơi vừa
có“Những bình minh m−a tối tăm”, vừa
có “Những hoàng hôn nắng rực rỡ” …
và cái tôi thi sỹ chông chênh giữa hy
vọng và tuyệt vọng, hạnh phúc và đắng
cay.
Bi kịch của cái tôi trữ tình ấy còn
đ−ợc biểu hiện ở một ph−ơng diện khác,
đó là sự đối lập, giằng xé giữa tinh thần
và thể xác của con ng−ời. Trong bài thơ
gần đây nhất của anh, Nguyễn Quang
Thiều đã m−ợn hình ảnh ng−ời đàn bà
để diễn tả bi kịch này:
… Sau những giây phút đắm mê
thân xác mình, nàng rên rỉ than khóc
Con quỷ trong ta nhảy múa, thiên
thần trong ta đau khổ
Nàng chạy quay cuồng trên mặt
đất để tìm cách bay lên
Nh−ng đời sống thế gian này là trái
núi đè nặng tâm hồn nàng
(Bài hát về một ng−ời đàn bà)
Một con ng−ời khi đ−ợc sinh ra đều
mang gánh nặng của thân xác và một
gánh nặng hơn nhiều lần nữa là linh
hồn. Hình ảnh ng−ời đàn bà sống trong
sự giằng co giữa hai đối cực ấy là t−ợng
tr−ng cho bi kịch của con ng−ời trên thế
gian. Thân xác ng−ời đàn bà ấy là nhà
tù giam cầm “Những con chim xanh của
tâm hồn”. “Mỗi sáng mai nàng thức dậy
ban mai trong suốt... Những con chim
xanh của tâm hồn nàng đập cánh
không ngừng nghỉ. Tìm lối thoát ra khỏi
thân xác của nàng”. Trong con ng−ời
nàng có bóng tối của xác thịt và ánh
sáng của tâm hồn. Bóng tối và ánh sáng
ấy luôn luôn tìm cách để huỷ diệt nhau
“Tâm hồn nàng tỏa h−ơng, thân xác
nàng rỉ máu” nh−ng cả hai đối cực ấy sẽ
vẫn luôn tồn tại. Và con ng−ời vẫn luôn
phải nỗ lực để tranh đấu với chính
mình, chỉ khi nào con ng−ời còn biết
day dứt, còn “tìm cách bay lên” thì lúc
ấy nó mới còn đang sống. Thiên tài
Baudelaire đã cảnh báo rằng, khi con
ng−ời đánh mất khao khát th−ợng đế,
buông lỏng xác thịt thì con ng−ời sẽ tự
tàn phá và thối rữa trên đời sống của
chính họ. Còn Tuitschev thì bi phẫn:
thời nay không phải xác thịt mà tinh
thần thối rữa. Nguyễn Quang Thiều đã
nỗ lực để giữ đ−ợc vẻ đẹp của tâm hồn,
để ít nhất con ng−ời không bị tan rữa.
Thơ của anh bởi vậy luôn là tiếng nói
của cái tôi khao khát h−ớng đến cái đẹp
trong cả những gì thô sơ, bình dị nhất.
Nh− vậy, bi kịch tinh thần là một
biểu hiện tự ý thức của cái tôi trữ tình.
Không phải nhà thơ nào cũng mang bi
kịch ấy. Trong vô vàn những biểu hiện
phong phú của cuộc sống, các nhà thơ
th−ờng chỉ xoáy vào một điểm trọng
tâm và bị hút luôn vào dòng xoáy ấy.
Những đối cực trong thơ Nguyễn Quang
Thiều ẩn chứa chiều sâu của những mối
quan hệ mang tính triết học. Trong đời
sống của con ng−ời luôn có những mặt
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
18
mâu thuẫn và chúng luôn tự đấu tranh
để tồn tại và phát triển - đó chính là
phép biện chứng của đời sống, của tâm
hồn. Không thể phủ nhận hiện trạng có
quá nhiều ng−ời vì mải miết lao theo sự
cám dỗ của đời sống vật chất mà đánh
mất đi ý thức về đời sống tinh thần. Cố
vùng vẫy v−ợt thoát khỏi trạng thái mê
lầm, ngộ nhận ấy, có những thi sĩ bằng
trực giác nhạy bén và ý thức phản tỉnh
th−ờng trực, đã cất lên tiếng kêu đau
xót, lo âu về sự mất mát lớn trong đời
sống tinh thần, đã tra vấn mình và cuộc
đời trong nỗi cô đơn, tuyệt vọng.
2. Cái tôi khát vọng kiếm tìm
Đối diện với thực tại trần trụi, cái
tôi thi sỹ đứng tr−ớc hai khả năng: hoặc
anh ta sẽ bị cuốn vào dòng thác của đời
sống và ngày càng lún sâu và tuyệt
vọng, hoặc anh ta sẽ phải tìm cách bay
lên, thoát khỏi bờ vực ấy. Trong truyện
ngắn Bầy chim chìa vôi- một tác
phẩm đ−ợc dịch ra nhiều thứ tiếng và
rất đ−ợc yêu thích ở n−ớc ngoài -
Nguyễn Quang Thiều đã khám phá ra
một điều kỳ diệu của đời sống. Câu
chuyện ghi lại cảnh t−ợng một đêm
m−a lũ, có một bầy chim non đập cánh
suốt đêm trên doi cát giữa sông. Trong
cơn m−a lớn, n−ớc sông cứ dâng lên và
nuốt dần doi cát. Khoảnh khắc dòng
n−ớc lũ cuốn trôi đi tất cả cũng là lúc
bầy chim non đập cánh một nhịp quyết
định và bay lên đ−ợc. Đấy là phút thăng
hoa của đời sống. Rồi ban mai tràn
ngập thế gian, có hai đứa trẻ suốt đêm
tìm cách cứu bầy chim non đã chứng
kiến cảnh t−ợng kỳ vĩ ấy. Trong thời
hiện đại, khoa học có thể giúp con ng−ời
bay lên các vì sao nh−ng đó chủ yếu là
sức mạnh của vật chất. Sự bay lên của
tâm hồn còn kỳ diệu hơn thế. Chính thi
sỹ đã phát hiện ra sức mạnh tiềm ẩn
trong tâm hồn con ng−ời. Trong tuyển
tập dịch Năm nhà thơ Hàn Quốc,
Nguyễn Quang Thiều cũng đã từng bắt
gặp một ý t−ởng sâu sắc. Một nhà thơ
Hàn Quốc trong số này đã viết một bài
thơ nói về con ng−ời thời hiện đại chỉ
biết lao vào kiếm tìm những nhu cầu
vật chất cho mình. Và họ từ bỏ “những
ý nghĩ bay lên”. Vì thế, thân thể họ bắt
đầu mọc ra những chiếc vảy giống
những chiếc vảy của loài bò sát. Đó là
lời cảnh báo về một nguy cơ chung của
con ng−ời thời hiện đại. Có thể gọi
những khát vọng kiếm tìm trong thơ
Nguyễn Quang Thiều là “những ý nghĩ
bay lên” của một thi sĩ luôn trở trăn về
lẽ sống.
Có thể thấy cái tôi trữ tình Nguyễn
Quang Thiều khao khát kiếm tìm cái
đẹp trong cả sự dung tục lẫn sự linh
thiêng. ở bài Chuyển động nhà thơ đã
ngợi ca vẻ đẹp của sự chuyển động, dù
sự chuyển động ấy chậm chạp và nhớp
nhúa. Với bài thơ Cái đẹp, cái đẹp đ−ợc
miêu tả trong cảnh huống hết sức thô
sơ, một ng−ời đàn bà với khuôn mặt đẹp
ngồi trên chiếc xe bò giữa con đ−ờng rét
buốt… Bài Cơn mê có một câu thơ gây
ra nhiều tranh cãi: “ Con chó liếm mãi,
liếm mãi trên ngực anh, l−ỡi nó nh−
ngọn lửa nhỏ mang cái ấm của hơi
n−ớc. Sự dịu dàng của chó làm anh bật
khóc…” Trần Mạnh Hảo đã phê phán
rất kịch liệt hình ảnh này, xem đó là
thứ thơ phi thơ, thơ phản thơ. Nh−ng
nếu đọc cả bài, chúng ta sẽ khám phá
ra ý nghĩa ẩn chìm trong đó. Giữa cảnh
chiến tranh, chém giết, tàn bạo ”sự dịu
dàng”, “hơi ấm” của một con chó, một
sinh vật sống cũng có khả năng đánh
thức tính thiện trong con ng−ời. Thù
hận sẽ nảy sinh thù hận, chỉ có tình
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
19
th−ơng mới gợi đ−ợc tình th−ơng. Bởi
thế nên kết thúc bài thơ, tác giả viết:
Con chó liếm mãi, liếm mãi
Liếm mãi, liếm mãi, liếm mãi
Đó chính là một mong muốn h−ớng
thiện, khơi gợi tính thiện trong con
ng−ời. Từ ý nghĩa này có thể thấy dù
trong một hình ảnh hết sức trần tục,
thô sơ, nhà thơ cũng có thể khám phá,
phát hiện ra vẻ đẹp đang ẩn dấu. “Họ
lặng lẽ đi nh− đội quân thất trận…
Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi
trong lòng dậm nh− cờ ngày việc làng
giã đám. Vảy cá bám trên áo họ lấp
lánh những tấm huân ch−ơng”. Sự liên
t−ởng bất ngờ, táo bạo, có vẻ nh− mâu
thuẫn, phi lý nh−ng xét đến cùng cũng
là một sự khám phá có lí và thú vị.
Đọc thơ Nguyễn Quang Thiều, độc
giả không chỉ bị ám ảnh bởi một thế giới
dung tục mà còn đ−ợc sống trong một
không khí rất đỗi linh thiêng. Anh gợi
cho ng−ời đọc những ám ảnh tâm linh,
hé mở một cánh cửa đi vào thế giới bí
ẩn, kì diệu:
Tôi khép đôi cánh xác xơ tr−ớc ngày
cúng giỗ
Ngắm những dòng sông sáp nến
chảy chan hoà
Tổ tiên giơ lên trời xanh chứng
minh th− bằng đá
Cổ x−a hoang hoang trên mỗi cánh
chuồn chuồn ...
Những cử chỉ, hành động của cái
tôi trữ tình ấy d−ờng nh− đều đ−ợc phổ
vào một cảm thức tôn giáo, đ−ợc linh
thiêng hoá:
- Cỗ xe tang chở cái chết của màu
xanh với hai cánh mũi lên cơn sốt rát
bỏng
Và tất cả những vệt cỏ đang rung
lên tiếng hí gọi hồn
(Gọi hồn)
- Thế giới n−ớc mở ra cánh cửa
mềm và nặng
Sao ta quỳ xuống đôi bờ, xin lỗi
những vầng mây
(Dòng sông)
- D−ới những lá cờ, thổ dân của
máu quỳ lạy và cầu nguyện
(Thánh ca tĩnh lặng)
Tr−ớc cỏ cây, mây trời, sông
n−ớc, ruộng đồng, thi sĩ luôn bày tỏ một
sự ng−ỡng vọng. Những hành động
mang tính lễ nghi ấy thể hiện quan
niệm của nhà thơ về thế giới. Thủ pháp
huyền thoại hoá, linh thiêng hoá đã tạo
ra một thế giới vừa lạ vừa quen, vừa
thân thuộc vừa thần bí xa xôi. Con cá
thiêng, rùa thiêng, con chim đêm, bóng
cây, đỉnh đồi, ngôi sao… là những biểu
t−ợng cho tín niệm, điều thiêng. Những
hình ảnh ấy đã ôm chứa trong nó bao
huyền thoại về đời sống tâm linh của
dân tộc Việt ngàn đời. Nhà thơ, trong
những “điều thiêng” ấy, đã đánh thức
phần ẩn khuất, sâu kín nơi tâm linh
con ng−ời. Thủ pháp này anh cũng đã
sử dụng rất đắc địa trong mảng văn
xuôi. Đặc biệt, một trong những hình
ảnh ấn t−ợng lạ lùng nhất, đập vào trực
cảm của ng−ời đọc mạnh nhất là “cây
ánh sáng”. Sau cuộc trốn chạy những
dục vọng của đời sống vật chất, sau cuộc
tìm kiếm, truy lùng bản ngã, sau cơn
thiếp ngủ của đời sống, con ng−ời nh−
chợt bừng tỉnh và h−ớng đến cây ánh
sáng vĩnh hằng. Đó chính là Thiên
đ−ờng, là Niết bàn, là cuộc sống, là sự
hội tụ của vẻ đẹp tinh khiết nhất.
Không có những tín niệm, điều thiêng
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
20
ấy, con ng−ời sẽ rơi vào vực thẳm tuyệt
vọng, sẽ ngập ngụa trong vật chất dung
tục. H−ớng đến điều thiêng cũng chính
là một nhịp đập cánh bay lên của tâm
hồn thi sĩ.
Cái tôi khao khát kiếm tìm trong
thơ Nguyễn Quang Thiều cũng h−ớng
đến hiện thực mới- đời sống mới- đó là
đời sống trong cái chết hay sự tái sinh
từ hiện thực lụi tàn. Nguyễn Quang
Thiều là một trong số ít ỏi các nhà thơ
Việt Nam đ−ơng đại suy ngẫm sâu sắc
về lẽ tử sinh trong cõi đời vô l−ợng.
Theo triết lý nhà Phật, đời ng−ời phải
trải qua: sinh, lão, bệnh, tử. Sinh– tử,
một sự khởi đầu và một sự kết thúc là
hai mặt của một vấn đề mà nghệ sĩ x−a
nay vẫn th−ờng trăn trở. Nguyễn
Quang Thiều vốn dĩ đa đoan đa sự, cứ
muốn ôm hết thảy cuộc sống vào mình
và lí giải cho thấu triệt, cạn cùng về lẽ
nhân sinh. ở Nhịp điệu châu thổ
mới, nhà thơ đã dựng lên một đời sống
mới từ cái chết. Từ nghi lễ trong một
đám tang, tất cả linh hồn ng−ời, linh
hồn đồ vật… đ−ợc thức dậy. Thế giới trở
thành “hoà âm của những đa bào”, tất
cả đều mang một hơi thở mới. Và cái
chết không phải là h− vô mà là sự gieo
cấy một sứ mệnh mới, sứ mệnh thiêng
liêng: “Thổ ngữ gieo từ bàn tay Ng−ời
Nông Dân Già vào bàn tay Cậu Bé. Cậu
Bé chầm chậm mở v−ơng quốc của mình
và chầm chậm khép vào”. Từ cái chết đó
“tuôn chảy một dòng sông”, “mọc lên
những quả đồi”, “mở ra một con
đ−ờng”… Tất cả d−ờng nh− lại tái sinh.
Trong Con bống đen đẻ trứng, Bài ca
những con chim đêm và đặc biệt là
Nhân chứng của một cái chết nhà
thơ đã đẩy tất cả sự vật, đời sống đến bờ
vực tàn lụi, huỷ diệt để cuối cùng khám
phá một khả năng kì diệu: sự phục sinh
từ cái chết. Đời sống trần tục của con
ng−ời có thể mất đi nh−ng sức sống của
tâm hồn con ng−ời là miên viễn. Sự
phục sinh của thế giới th−ờng gắn liền
với hình ảnh trẻ thơ. Trong đống hoang
tàn đổ nát, tâm hồn thánh thiện của
những đứa trẻ đã đ−ợc các thiên thần
bảo vệ “từ phía các ngôi sao các thiên
thần bay về đậu trên g−ơng mặt những
đứa trẻ”. Những đứa trẻ ấy là hiện thân
của sự sống d−ới vòm trời bất diệt:
Trong hoang tàn của những lăng
tẩm một bầy trẻ ùa vào
Với g−ơng mặt không dấu vết gì
của thời đại suy tàn
Chúng đuổi nhau, nô đùa, c−ời
vang và hát
D−ới bầu trời lớn lao ngập ánh
sáng vĩnh hằng.
Khổ thơ gợi nhắc đến một tứ thơ
trong bài Mây bay qua của J. Brodsky.
Khi cuộc sống đang dần tàn lụi “Chúng
ta mang trong mình cái chết của chúng
ta, mây chất đầy tiếng nói và tình yêu
giữa những cành lá đen” thì lúc ấy vang
lên tiếng hát trẻ em. Một điệp khúc
đ−ợc láy đi láy lại “Bạn có nghe, bạn có
nghe chăng trong những lùm cây tiếng
hát trẻ em”, “mây bay qua …”. Tiếng
hát ca ngợi thế gian của những đứa trẻ
đã cứu rỗi thế giới này:
… Mây bay qua phía trên những
lùm cây
Đâu đây suối n−ớc chạy trốn, chỉ
cần hát và chỉ cần khóc dọc theo những
vòng rào mùa thu
Chỉ cần lúc nào cũng nhìn lên cao
hơn, nức nở không thôi, chỉ cần là một
trẻ em của đêm…
… Phía trên chúng ta, một cái bóng
l−ớt qua và tan biến
Chỉ cần hát và chỉ cần khóc, chỉ
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
21
cần sống.
(Mây bay qua)
Bức thông điệp cuối cùng “Chỉ cần
hát, chỉ cần khóc, chỉ cần sống”- Sự
sống trên thế gian này là bất tử bởi đời
sống tinh thần của con ng−ời vẫn còn
thổn thức trong tiếng khóc, tiếng hát
trẻ thơ. Trong một tác phẩm khác có
tựa đề là Khúc bi th−ơng cho John
Donne, Brodsky cũng nêu một quan
niệm mới mẻ về cái chết, cái chết nh−
một giấc ngủ “giống nh− chim, ông ngủ
trong tổ chim của mình” và tất cả mọi
sự vật quanh ông đều ngủ say… Nh−ng
khúc bi th−ơng ấy cũng gợi lên cho
chúng ta một nỗi cô đơn khủng khiếp,
một nỗi tuyệt vọng cùng cực của con
ng−ời. Con ng−ời đã giã từ cuộc đời mà
linh hồn vẫn còn thao thức, trở trăn,
đau đớn… May thay, cuối cùng, một
ngôi sao đã mọc lên và canh gác cho sự
ngơi nghỉ của con ng−ời vĩ đại. Đây là
một bài thơ chứa đựng nhiều suy ngẫm
và xúc cảm của thiên tài Brodsky.
Thời gian gần đây, Nguyễn Quang
Thiều vẫn tiếp tục mạch suy ngẫm về lẽ
sinh tử. Trong bài trả lời phỏng vấn,
anh tâm sự: “… cái chết không phải là
cái chết nữa mà nó là một đời sống với
hình thức mới. Tôi quan niệm đời sống
là hiện tại (hôm nay) và cái chết là
t−ơng lai (ngày mai). Và chúng ta nhìn
nhận cái chết nh− là một ban mai đến
với thế gian này”. Anh tìm kiếm sự sống
ngay cả trong sự vật đã chết. Bài
Những con cá −ớp có đoạn:
… Vẫn mang theo những buồng
trứng lớn
Vẫn chuẩn bị nở ra những con cá
Trong đời sống của cái chết.
Thay lời nguyện cầu là bài thơ
bộc lộ khá rõ quan niệm về cái chết của
nhà thơ. Có quá ít ng−ời trong chúng ta
chấp nhận cái chết và tìm kiếm vẻ đẹp
từ cái chết, từ sự tàn lụi đó:
Và quá ít ng−ời trong chúng ta
Sau chén trà buổi tối
Ngả l−ng lên tràng kỉ
Nghe bản điếu văn viết cho mình
Vang lên với một giọng trầm
Trong buổi tối mùa thu tuyệt đẹp
Và lúc đó ở bên ngoài cửa sổ
Khu v−ờn giàn dụa trăng
Họ đã nhìn thấy vẻ đẹp diệu kì
Trong những gì luôn đe doạ
ng−ời khác
H−ớng đến những vấn đề muôn
thuở của con ng−ời, cái tôi trữ tình thi
sĩ dồi dào cảm hứng triết luận. Đây
cũng là một biến chuyển quan trọng
trong sự vận động, phát triển của thơ
Nguyễn Quang Thiều: từ cái tôi trữ tình
cảm xúc chuyển sang cái tôi triết lí. Sự
thay đổi ở ph−ơng diện này sẽ dẫn đến
sự thay đổi hình thức biểu hiện.
Trong số những ng−ời bạn thơ gần
gũi thì Nguyễn Quyến là ng−ời chịu
ảnh h−ởng của Nguyễn Quang Thiều rõ
nét nhất. Đọc thơ của họ, chúng ta nhận
ra một khát vọng mãnh liệt h−ớng đến
một thế giới hoàn hảo. Ngay cả khi đau
đớn và tuyệt vọng, con ng−ời vẫn khao
khát h−ớng đến những giá trị tinh thần
tuyệt đối. Trong tr−ờng ca sắp sửa xuất
bản, Nguyễn Quang Thiều đã bộc lộ rõ
khát vọng này. Câu hỏi nhức nhối đặt
ra ở đó là liệu có một thiên đ−ờng hay
không? Liệu có một thế giới hoàn hảo
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
22
không có đói khát, buồn phiền, bệnh
tật, chém giết, lọc lừa và tất cả hoà
đồng trong ánh sáng vĩnh hằng? “Theo
linh cảm của một nhà thơ, tôi biết rằng
nơi đó mỗi Hiện thể trọn vẹn này lại
chan chứa một Hiện thể trọn vẹn khác.
Mà sự chan chứa hài hoà trong nhau ấy
lại không làm mất đi những đặc tính
của nhau”. Có lẽ, đó chỉ là khát vọng
đẹp, nh−ng nếu không đ−ợc nuôi d−ỡng
bằng khát vọng, cái tôi ấy sẽ sụp đổ.
Chính khát vọng kiếm tìm đã thôi
thúc nhà thơ hành động, hành động liên
tục và bền bỉ. Cái tôi trong thơ anh vận
động không ngừng. Hình ảnh con bò
b−ớc đi, cày xới và biến mất trên cánh
đồng không hề kêu than là một ẩn dụ
cho chính cái tôi trữ tình ấy. Cần phải
hành động, phải làm một điều gì đó cho
cuộc sống này. Đó là một trong những
mặt tích cực nhất của cái tôi trữ tình
Nguyễn Quang Thiều.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Đăng Điệp, N−ớc, lửa, những cánh đồng và dòng sông, Tạp chí Nhà văn
số 2, 2000.
[2] Quỳnh Nhi, Nguyễn Quang Thiều - Nơi con sóng trăng đang vật vã, Báo Thể
thao văn hóa, số 23/1998.
[3] Lê L−u Oanh, Thơ trữ tình 1975 - 1990, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998.
[4] Nguyễn Quang Thiều, Vẻ đẹp mới của thơ hiện đại, Báo Giáo dục và Thời đại
Chủ nhật, số 1, 2003.
Summary
The lyrical ego in nguyen quang thieu’S poems
The paper studied the lyrical ego in Nguyen Quang Thieu’s poem. He is one the
writers who has made important contribution to the innovation process of modern
Vietnam poetry. The lyrical ego in Nguyen Quang Thieu poem expresses fresh
features including the ego of contrasts and the ego of study inspiration. Five volume
of Nguyen Quang Thieu’s collections are the way that is full of sorrow and happiness
in addtition to pain and passion aiming at searching for true spiritual values.
(a) Khoa ngữ văn, tr−ờng đại học vinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2nguyenthihien10tr13_22_091905170835_3973.pdf