Cam kết của Việt Nam với WTO ảnh hưởng tới kinh tế - Thương mại Việt Nam

Xét về mặt tổng thể, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo thêm thế và lực của nước ta trên trường quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi hơn để nước ta mở rộng thị trường, nâng cao kim ngạch XK; đã góp phần quan trọng giúp nước ta đạt được những thành tựu khá quan trong trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu trình độ khoa học công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, đào tạo nguồn nhân lực . Điều này mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế nói chung và thương mại nói riêng. Tính đến nay, các cam kết của Việt Nam với WTO đã có hiệu lực được gần một năm. Trong thời gian ngắn đó, "liều thuốc bổ WTO" chưa đủ ngấm để làm chuyển biến toàn bộ nền kinh tế - thương mại Việt Nam; bởi vì sự phát huy tác dụng của bất kỳ chính sách nào dù hiệu quả đến mấy cũng cần phải có thời gian; nhiều cam kết chưa có hiệu lực ngay mà phải sau một thời gian nhất định mới có hiệu lực và nhiều cam kết chúng ta vẫn chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể. I- Đánh giá tổng quát tình hình phát triển thương mại năm 2007 trên các lĩnh vực xuất NK, thị trường nội địa,hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Trong năm 2007, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, sự bất ổn chính trị kéo dài tại khu vực Trung Đông, giá nguyên nhiên vật liệu như xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy, bông, sợi.v.v. liên tục thay đổi ở mức cao; đồng đô la Mỹ giảm giá mạnh, gây áp lực làm tăng giá đầu vào của sản xuất trong nước, tăng giá tiêu dùng và có tác động tương đối lớn đến XK. Trong nước, nền kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai gây thiệt hại nặng nề ở nhiều vùng trong cả nước, dịch bệnh trên cây trồng và gia súc, gia cầm; những biến động bất thường về giá cả.v.v. Trong tình hình đó, Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương đã tập trung mọi nỗ lực điều hành kinh tế, thương mại khắc phục mọi khó khăn, thúc đẩy thương mại liên tục phát triển và đạt được mục tiêu đề ra, thể hiện như sau:

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cam kết của Việt Nam với WTO ảnh hưởng tới kinh tế - Thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xét về mặt tổng thể, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo thêm thế và lực của nước ta trên trường quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi hơn để nước ta mở rộng thị trường, nâng cao kim ngạch XK; đã góp phần quan trọng giúp nước ta đạt được những thành tựu khá quan trong trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu trình độ khoa học công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, đào tạo nguồn nhân lực... Điều này mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế nói chung và thương mại nói riêng. Tính đến nay, các cam kết của Việt Nam với WTO đã có hiệu lực được gần một năm. Trong thời gian ngắn đó, "liều thuốc bổ WTO" chưa đủ ngấm để làm chuyển biến toàn bộ nền kinh tế - thương mại Việt Nam; bởi vì sự phát huy tác dụng của bất kỳ chính sách nào dù hiệu quả đến mấy cũng cần phải có thời gian; nhiều cam kết chưa có hiệu lực ngay mà phải sau một thời gian nhất định mới có hiệu lực và nhiều cam kết chúng ta vẫn chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể. I- Đánh giá tổng quát tình hình phát triển thương mại năm 2007 trên các lĩnh vực xuất NK, thị trường nội địa,hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Trong năm 2007, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, sự bất ổn chính trị kéo dài tại khu vực Trung Đông, giá nguyên nhiên vật liệu như xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy, bông, sợi.v.v. liên tục thay đổi ở mức cao; đồng đô la Mỹ giảm giá mạnh, gây áp lực làm tăng giá đầu vào của sản xuất trong nước, tăng giá tiêu dùng và có tác động tương đối lớn đến XK. Trong nước, nền kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai gây thiệt hại nặng nề ở nhiều vùng trong cả nước, dịch bệnh trên cây trồng và gia súc, gia cầm; những biến động bất thường về giá cả.v.v. Trong tình hình đó, Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương  đã tập trung mọi nỗ lực điều hành kinh tế, thương mại khắc phục mọi khó khăn, thúc đẩy thương mại liên tục phát triển và đạt được mục tiêu đề ra, thể hiện như sau: 1. Xuất nhập khẩu: a. Xuất khẩu: Năm 2007, tổng kim ngạch XK hàng hoá đạt trên 48 tỷ USD, tăng 20,5 - 21% so với năm 2006, trong đó XK vào khu vực thị trường châu Á và châu Đại Dương đạt khoảng 19,5 tỷ USD, tăng 14,0%; Khu vực thị trường châu Âu đạt khoảng 9,52 tỷ USD, tăng 19,0%; Khu vực thị trường châu Mỹ đạt khoảng 11,66 tỷ USD, tăng 28,0%; Khu vực thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á đạt khoảng 1,824 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2006. So với năm 2006, trong năm 2007, nhịp độ tăng trưởng kim ngạch XK tiếp tục được duy trì ở mức cao, nhiều mặt hàng nông sản gặp thuận lợi về giá và thị trường XK. Nhịp độ tăng kim ngạch XK của khu vực các DN có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước và mức tăng trưởng của khu vực các DN 100% vốn trong nước và trở thành động lực quan trọng đối với tăng trưởng XK chung của cả nước. Nhóm hàng có nhịp độ tăng trưởng XK cao và có giá trị XK lớn là nhóm hàng công nghiệp và chế biến như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ... Nhóm hàng cà phê, hạt tiêu, sản phẩm nhựa có nhịp độ tăng trưởng XK cao hơn mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra từ đầu năm. Bên cạnh đó, tuy từ đầu năm Nhà nước đặt mục tiêu giảm nhịp độ tăng trưởng, nhưng trong thực hiện nhóm hàng nguyên liệu và khoáng sản vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Điều đáng chú ý, nhóm các mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD đã có 10 thành viên. Ngoài 9 nhóm hàng quen thuộc thì đã xuất hiện thêm nhóm sảm phẩm cơ khí. Trong đó có 3 nhóm hàng trên 3 tỷ USD, 2 nhóm hàng trên 2 tỷ USD. Cụ thể, thủy sản đạt 3,75 tỷ USD; gạo 1,48 tỷ USD; cao su 1,41 tỷ USD; dầu thô 8,4 tỷ USD; dệt may 7,7 tỷ USD; giày dép 3,9 tỷ USD; điện tử và linh kiện máy tính 2,2 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,34 tỷ USD. Đặc biệt, nhóm sản phẩm cơ khí đã có sự tăng trưởng rất mạnh từ xấp xỉ 1 tỷ USD năm ngoái lên 2,2 tỷ USD trong năm nay. Xét về tốc độ tăng trưởng thì sản phẩm cơ khí "vô địch" với mức tăng 120%. Đới với cà phê, dù sản lượng xuất khẩu giảm 22,3% nhưng do được giá nên giá trị tăng 50%. Dệt may cũng có mức tăng trưởng mạnh, tới 32%. Tuy nhiên, một số nhóm hàng chủ lực như dầu thô lại giảm 7,4% so với năm ngoái. Thị trường XK hàng hóa của nước ta có sự tăng trưởng không đều, trong khi thị trường ASEAN, EU, Mỹ đạt nhịp độ tăng trưởng khá cao thì một số thị trường quan trọng khác có nhịp độ tăng trưởng chậm hoặc giảm như Trung Quốc, Nhật Bản và Ôxtrâylia. b. Nhập khẩu: Kim ngạch NK hàng hóa cả năm 2007 dự kiến sẽ đạt mức khoảng 59 tỷ USD, tăng khoảng 31,4% so với năm 2006. Kim ngạch NK từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20% và từ ASEAN chiếm tỷ trọng 23%, làm cho Trung Quốc và ASEAN vẫn là những thị trường nhập siêu lớn của nước ta, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tổng nhập siêu năm 2007 khoảng 11 - 12 tỷ USD, bằng 22,9 - 25%  tổng kim ngạch XK hàng hoá chung của cả nước. Nhịp độ NK có xu hướng tăng dần trong những tháng cuối năm. Các mặt hàng NK có kim ngạch tăng mạnh đều là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và đầu tư trong nước. Một số mặt hàng là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, tuy trong nước đã sản xuất được, nhưng vẫn có nhịp độ tăng NK lớn như linh kiện và phụ tùng xe gắn máy, thép thành phẩm, thức ăn gia súc và nguyên liệu, lúa mì. Nhập siêu tăng mạnh là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý. Nhập siêu cả năm 2007 đã lên đến 10 tỷ USD, tăng trên 70% so với cùng kỳ năm 2006. Bộ Công thương cho biết, đây là mức nhập siêu cao nhất so với nhiều năm gần đây. Các mặt hàng nhập khẩu lớn, có mức tăng mạnh bao gồm: ô tô nguyên chiếc tăng 132%, linh kiện ôtô tăng  64%, thép tăng 56,4%, phôi thép tăng 37%, máy móc và thiết bị phụ tùng tăng 54%... Theo Bộ Công thương, nhập siêu tăng mạnh trước hết là do nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển kinh tế tăng mạnh. Với một nền kinh tế tăng trưởng cao đến 8,6%, thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh thì việc nhập khẩu máy móc thiết bị là rất lớn. Bên cạnh đó là nhu cầu nhập khẩu phục vụ xây dựng các kế hoạch và công trình trọng điểm như mua máy bay, nhập khẩu để phục vụ xây dựng các công trình dầu khí, nhà máy điện, đóng tàu... Ngoài ra, giá các mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu tăng cao cũng khiến cho kim ngạch nhập khẩu tăng lên đáng kể. Cụ thể, trong năm 2007, giá thép đã tăng thêm bình quân 93 USD/tấn, chất dẻo tăng 1Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế, nhu cầu tiêu dùng và sức mua trong nước tăng cao. Điều này có thể nhìn thấy rõ ở tốc độ gia tăng nhập khẩu các mặt hàng như nguyên liệu dệt may, giày dép, ô tô, điện tử... đã góp phần khiến nhập siêu tăng mạnh hơn. Về sâu xa, nhập siêu tăng cao có nguyên nhân là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ nhập khẩu. Trong khi nhu cầu nhập khẩu phục vụ nhu cầu sản xuất và đầu tư phát triển tăng cao thì khối lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực nhất là hàng hóa thuộc nhóm nguyên nhiên liệu lại có xu hướng giảm, các nhóm hàng công nghiệp chế tạo được kỳ vọng lại chưa có sự tăng trưởng bứt phá. Điều này cũng thể hiện một thực tế là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Điều đang mừng là do đa số các mặt hàng tiêu dùng phổ thông đã được sản xuất trong nước, đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu tiêu dùng của nước ta và còn dư thừa cho XK NK, nên các mặt hàng tiêu dùng NK chỉ tăng với giá trị tuyệt đối nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch NK. 2. Về thị trường nội địa: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ toàn xã hội năm 2007 ước đạt 708.480 tỷ đồng, tương đương 44 tỷ USD, tăng trên 22% so với năm 2006. Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng ở thị trường nội địa chịu ảnh hưởng của diễn biến tăng giá trên thị trường thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm 2007 ước tăng trên 10 - 10,5%, cao hơn nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, thị trường trong nước năm 2007 phát triển sôi động với nhiều chủng loại hàng hoá đa dạng, phong phú, phương thức mua bán ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, đang trở thành nguồn động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế nước ta. Các mặt hàng trọng yếu bảo đảm cân đối cung cầu, hệ thống phân phối phát triển khá. Tuy nhiên, thị trường tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động bất lợi đến nền kinh tế như giá cả biến động cần phải có nhiều nổ lực để kiểm soát; công tác quản lý thị trường còn nhiều hạn chế, nhiều khâu còn buông lỏng quản lý như lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý việc kinh doanh hàng kém hoặc hàng mất phẩm chất, hàng nhái, hàng giả... chưa triệt để; hạ tầng thương mại tuy đã được chú ý đầu tư nhưng còn manh mún, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. 3. Về hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài: a. Hội nhập kinh tế quốc tế: Năm 2007 là năm đầu tiên thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là điểm sáng trong hoạt động đối ngoại của Chính phủ, là năm tôn vinh những đóng góp của các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương trong tiến trình thực hiện các cam kết của nước ta trong việc gia nhập WTO. Trong năm 2007 và những năm tiếp theo, Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các chủ đề quan trọng của WTO; phổ biến các quy định của WTO và thực thi các cam kết của Việt Nam. Trong hợp tác với ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức khác, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực, tương đối lớn về hội nhập kinh tế quốc tế, đã đẩy nhanh tiến trình hội nhập trong và ngoài khối, nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế. nay. b.Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Với việc coi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, sau 20 năm thu hút đầu tư (1988-2007), VN đã gặt hái được những thành công ngoài mong đợi. Đặc biệt cùng với việc gia nhập WTO và thực hiện các cam kết quốc tế, VN đã chứng kiến một "làn sóng đầu tư thứ hai" hết sức mạnh mẽ kể từ năm 2006 đến nay, mà đỉnh cao là 20,3 tỉ USD thu hút trực tiếp FDI trong năm 2007. "Ngôi sao" đang lên" Sau thời kỳ "bùng nổ" ĐTNN tại VN (1991-1996) được xem như "làn sóng ĐTNN" đầu tiên vào VN, với tổng vốn đăng ký 28,3 tỉ USD, gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn, nguồn vốn ĐTNN bị suy giảm vào năm 1997 do khủng hoảng tài chính khu vực và phục hồi mạnh mẽ kể từ năm 2004 đến nay. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỉ USD), với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu vào những lĩnh vực chúng ta chủ trương thu hút đầu tư như công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp v.v...), báo hiệu "làn sóng ĐTNN" thứ hai vào VN. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), tính đến cuối năm 2007, cả nước đã thu hút được hơn 9.500 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỉ USD (gồm cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể trước thời hạn, hiện còn khoảng 8.590 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 83,1 tỉ USD. Trong số này, đã có khoảng 50% số dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỉ USD, chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký. Các dự án ĐTNN đi vào hoạt động đã tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, giá trị XK, đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Hiện khu vực có vốn ĐTNN đã đóng góp trên 17% GDP, chiếm 16% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đạt giá trị doanh thu trong 2 năm 2006-2007: 69 tỉ USD, trong đó giá trị XK (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỉ USD, chiếm 41% tổng doanh thu. Đánh giá về tác động tích cực của ĐTNN đối với nền kinh tế VN sau 20 năm, ông Phan Hữu Thắng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - nhận định: "Đây là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất nền kinh tế, nhờ đó đã có tác động lan toả đến các thành phần kinh tế khác, giúp VN hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế như đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư, tạo ra sự hợp tác và cạnh tranh ở quy mô toàn cầu...". Môi trường đầu tư không ngừng cải thiện Theo ông Phan Hữu Thắng, một trong những yếu tố cơ bản làm nên sức hút về ĐTNN trong 20 năm qua, là chủ trương nhất quán của Chính phủ VN trong việc coi ĐTNN là một bộ phận hữu quan của nền kinh tế. Đặc biệt, Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành từ năm 1987 và Luật Đầu tư chung hợp nhất Luật ĐTNN và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 2005 đã tạo ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. Cùng với Luật Đầu tư, Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, trở ngại trong hoạt động của ĐTNN, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, Chính phủ đã có những biện pháp hỗ trợ DN trong xây dựng hạ tầng cơ sở, như đường giao thông, hệ thống cấp/thoát nước, hoàn chi phí ứng trước xây dựng đường điện tới chân hàng rào, giảm giá, phí tiến tới quy định một giá điện, nước, cước viễn thông, vận tải... cho DN FDI nhằm giảm chi phí đầu vào, giúp tăng năng lực cạnh tranh. Một trong những lý do nhà đầu tư than phiền là thủ tục hành chính rườm rà thì Chính phủ đã có biện pháp cải cách mạnh mẽ bằng việc phân cấp quản lý cho chính quyền các địa phương trong quản lý đầu tư. Từ chỗ địa phương chỉ được phân cấp cho khâu cấp và điều II- Một số ngành kinh doanh của Việt Nam sau 1 năm gia nhập tổ chức WTO: 1. Dầu khí: Theo ông Trần Ngọc Cảnh, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, doanh thu toàn Tập đoàn trong năm 2007 đạt 213.400 tỷ đồng, bằng 127% kế hoạch năm trong đó: ngoại tệ đạt 8,8 tỷ USD, nội tệ đạt 72,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2006 chiếm gần 19% GDP của cả nước. Đây là mức doanh thu cao nhất từ trước đến nay và là lần đầu tiên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt mức doanh thu vượt 200 nghìn tỷ đồng. Cũng trong năm 2007, Tập đoàn đã nộp Ngân sách nhà nước 85.950 tỷ đồng, bằng 144% kế hoạch và tăng 7,4% so với năm 2006 chiếm 29,8% tổng thu ngân sách nhà nước. Cũng trong năm 2007, công tác tìm kiếm thăm dò đã được triển khai tích cực cả ở trong nước và ở nước ngoài. Kết quả đạt được năm 2007 là: gia tăng trữ lượng 40 triệu tấn qui dầu, đạt 114% kế hoạch; ký 13 hợp đồng dầu khí mới ở trong và ngoài nước. Các mỏ dầu khí tiếp tục được khai thác an toàn và hiệu quả. Kết qủa đạt được năm 2007 của Tập đoàn đạt tổng sản lượng khai thác 22,77 triệu tấn qui dầu, trong đó, khai thác dầu thô: 15,91 triệu tấn, khai thác khí 6,86 tỷ m3, xuất khẩu dầu thô đạt 15,72 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,8 tỷ USD, đạt 118% kế hoạch. Trong năm 2007, các dự án đã được đưa vào vận hành bao gồm: Dự án đường ống PM3- Cà Mau, công suất 2 tỷ m3/năm, chu trình đơn Nhà Máy Điện Cà Mau 1, công suất 750 MW; khởi công xây dựng nhà máy Polypropylene ở Dung Quất. Các dự án, Nhà Máy Điện Cà Mau 2; đường ống dẫn khí Phú Mỹ- Nhơn Trạch; Nhà máy điện Nhơn Trạch 1; Nhà máy điện Nhơn Trạch 2; đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn; nhà máy lọc dầu Dung Quất; Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn, Nhà máy lọc dầu phía Nam; Tổ hợp hoá dầu phía Nam; Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau đang được tích cực triển khai theo tiến độ đã đề ra. Năm 2007 cũng đã ghi nhận thành công bước đầu của Tập đoàn trong việc vận hành nhà máy Đạm Phú Mỹ với sản lượng đạt 767 nghìn tấn phân urê, tương đương 103,7% công suất của nhà máy. Đây là lần đầu tiên kể từ khi đi vào hoạt động, Nhà máy đã sản xuất vượt công suất thiết kế. Đời sống của CBCNV trong ngành đã được cải thiện, thu nhập của CBCNV toàn ngành năm 2007 dự kiến đạt 6,5 triệu đồng/tháng so với 5 triệu đồng/tháng của năm 2006. Các hoạt động xã hội, từ thiện luôn được lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Công đoàn và Đoàn thanh niên các câp trong Tập đoàn đuy trì hoạt động thường xuyên. Trong năm 2007, toàn Tập đoàn đã ủng hộ trên 70 tỷ đồng đê ủng hộ từ thiện. Dự kiến năm 2008, Tập đoàn sẽ ủng hộ cho các hoạt động từ thiện, xã hội-y tế-giáo dục khoảng 69 tỷ đồng. 2. Dệt may: Qua 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may đạt kim ngạch xấp xỉ 5,1 tỷ USD, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái, là một trong những ngành hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao. Trong các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dẫn đầu, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước. Đến thời điểm này có thể khẳng định kim ngạch xuất  khẩu hàng dệt may năm 2007 sẽ đạt được mục tiêu từ 7,3-7,5 tỷ USD. Theo số liệu thống kê chính thức, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm đạt 4,25 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2006. Trong 7 tháng đầu năm, dẫn đầu thị trường về kim ngạch xuất khẩu là thị trường Mỹ, đạt trị giá 2,487 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao trong nhiều năm qua và cũng là bước đệm cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm và đầu năm 2008. Tiếp đến là thị trường EU, đạt kim ngạch 801.987.229 USD tăng 16,78% so với cùng kỳ năm ngoái. Với tiến độ xuất khẩu như hiện nay, nhiều khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU sẽ đạt và vượt kế hoạch đề ra.   Xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản cũng có được sự tăng trưởng khá, đạt 389.472.316 USD, tăng 13,46% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đánh dấu sự hồi phục mạnh mẽ tại thị trường Nhật Bản. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Canađa đã có sự tăng trưởng rất mạnh trong 7 tháng đầu năm, đạt 77.651.653 USD, tăng tới 42,74% so với cùng kỳ năm trước.  Trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng ở mức kỷ lục, tăng 491,84% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù kết quả xuất khẩu đạt được vẫn còn thấp, chỉ đạt 21.274.148 USD nhưng cũng đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian tới. 3. Nông nghiệp: Sau một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cơ hội cho người nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường nông sản thế giới với kim ngạch buôn bán gần 600 tỷ USD/năm đã rộng mở hơn trước. Nếu như tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản năm 2000 chỉ mới đạt 4,197 tỷ USD, thì năm 2007 này vượt trên 12 tỷ USD (vượt kế hoạch đề ra), đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân khoảng 16,20%/năm và cao gấp 4,32 lần so với tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực nông lâm thủy sản. Khác với mọi năm, hầu hết hàng nông sản năm 2007 đều được giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh, nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên. Cà phê là mặt hàng về đích sớm với khoảng 1,7 tỷ USD (năm 2006 xuất khẩu gần 1 tỷ USD); thuỷ sản đạt 3,6 - 3,7 tỷ USD, tăng 100 - 200 triệu USD (năm 2006 đạt hơn 3 tỷ USD). Mặt hàng gỗ chế biến dự kiến đạt khoảng 2,5 tỷ USD; cao su khoảng 1,4 tỷ USD; xuất khẩu gạo trên 4,53 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD... Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, tuy cơ hội thâm nhập vào thị trường nông sản thế giới là rất lớn, song hàng nông sản Việt Nam đồng thời phải đối mặt với hàng loạt thách thức không nhỏ. Một năm qua, nước ta phải từng bước mở cửa thị trường nông sản trong điều kiện không ít mặt hàng không có sức cạnh tranh. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, chi phí sản xuất cao đang là một trở ngại lớn đối với người nông dân. Kinh tế nông thôn phần lớn đang phát triển theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch, rất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm, thiếu nguyên liệu và sử dụng công nghệ lạc hậu. Tiêu biểu nhất về phương diện này có lẽ là mặt hàng mía đường. Sau hơn một thập kỷ triển khai chương trình 1 triệu tấn đường, năng suất mía của nước ta chỉ nhích từ gần 48 tấn/ha lên trên 55 tấn/ha/năm. Đây quả là tốc độ “rùa” (1,5%/năm), trong khi năng suất của các nước thuộc loại tương đối khá cũng gấp rưỡi, còn những nước tiên tiến đều đã vượt ngưỡng 100 tấn/ha/năm. Về chế biến, trong khi các nhà máy đường ở những nước phát triển có công suất 8.000 tấn mía/ngày mới được coi là trung bình, thì ở nước ta, tuy ngành công nghiệp này được bắt đầu từ con số 0, nhưng chúng ta đã nhập về một loạt nhà máy có công suất 1.000 tấn mía/ngày, trong đó chắc chắn có không ít nhà máy “second hand”. Rõ ràng, với năng suất mía và công suất nhà máy đường như vậy, cộng thêm việc mới xây dựng của các nhà máy, tỷ lệ khấu hao lớn, giá thành cao, nguy cơ thua cuộc trên sân nhà là điều không tránh khỏi. Thách thức thứ hai là cho đến nay, sản xuất nông nghiệp của ta vẫn rất manh mún; công nghệ chế biến, bảo quản quá thô sơ, chưa kết nối được giữa người sản xuất và tiêu thụ, vì vậy hàng nông sản xuất khẩu của ta đạt hiệu quả thấp. Trong khi đó, việc buôn bán với thị trường thế giới đòi hỏi hàng hoá có số lượng lớn, đồng đều, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo, giao hàng đúng hẹn. Đơn cử như trong việc phát triển cây ăn quả. Cả nước có tới 750.000 ha, nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt trên 200 triệu USD/năm, trong khi Thái Lan chỉ có 260.000 ha, nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vượt nhiều lần so với Việt Nam. Tuy đất nước đã qua hơn 20 năm đổi mới, nhưng hiện nay, 13 triệu hộ nông dân đang canh tác trên 75 triệu mảnh ruộng (theo GS.TS Ngô Du Phong, con số này cao hơn so với 15 triệu mảnh thời kỳ Pháp thuộc). Ở Đồng bằng sông Hồng, bình quân 1 hộ nông dân chỉ được giao từ 2.000 đến 4.000 m2 nhưng có tới hàng chục mảnh ruộng khác nhau. 4. Ngân hàng: Tính đến nay, hệ thống ngân hàng nước ta có 6 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 37 NHTMCP, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10 công ty cho thuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa, hiện nay NHNN đã chấp nhận về nguyên tắc cho ra đời thêm 4 NHNN cổ phần, càng chứng tỏ hệ thống ngân hàng đang vững mạnh hơn. Nếu so với cách đây hơn chục năm thì đây quả là một sự trưởng thành vượt bậc. Đồ thị 1. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng qua các năm Thứ nhất, hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính hàng năm chiếm khoảng 16-18% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Tăng trưởng tín dụng liên tục tăng trong các năm và năm 2006 ước tăng khoảng 24%, cao hơn mức 19% năm 2005. Hệ thống ngân hàng cũng có nhiều đóng góp cho tăng trưởng, phát triển và ổn định nền kinh tế trong những năm qua. Thứ hai, hệ thống ngân hàng đã có cuộc đổi mới toàn diện. Nhiều văn bản luật đã được ban hành một cách đồng bộ; Cơ chế chính sách về hoạt động ngân hàng đã ngày một hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế; Khuôn khổ thể chế ngày một thông thoáng và minh bạch hơn. Những phân biệt đối xử giữa loại hình tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài đã từng bước được loại bỏ; Chức năng cho vay tín dụng chính sách và cho vay tín dụng thương mại đã được tách bạch; Các NHTM, các tổ chức tín dụng đã được tự chủ và tự chịu trách nhiệm khá đầy đủ. Tính cạnh tranh của các tổ chức tín dụng được nâng cao; Thị trường dịch vụ ngân hàng được phát triển an toàn và hiệu quả. Thứ ba, chính sách tiền tệ (CSTT) được đổi mới và điều hành theo nguyên tắc thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các công cụ gián tiếp điều hành CSTT đã được hình thành và phát triển. Chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái đã được áp dụng linh hoạt theo cơ chế thị trường. Chính sách tín dụng được mở rộng và đổi mới theo hướng tạo sự công bằng, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp và mọi đối tượng dân cư. Thứ tư, hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu lại tài chính, tăng vốn điều lệ cho các NHTMNN, xử lý nợ xấu (hiện tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm từ gần 20% trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCam kết của Việt Nam với WTO ảnh hưởng tới kinh tế - thương mại Việt Nam.DOC
Luận văn liên quan