Cẩm nang kỹ thuật về hạt giống của trung tâm nghiên cứu giống cây rừng

Tất cảcác lô hạt phải được đánh dấu rõ ràng, ít nhất là số lô hạt cho từng cây cá thểvà số lượng người thu hái trên hiện trường. Đối với những lô hạt nhỏ hơn, hạt nên được bỏvào túi nhỏsau đó được đặt vào các thùng hẹp. Đối với những lô hạt với khối lượng lớn (trên 60 kg), hạt được cho trực tiếp vào các thùng được ghi nhãn, nhãn được đặt vào hai vịtrí trong thùng và bên ngoài thùng. Hạt khô và hạt ưa ẩm nên được bảo quản riêng rẽtrong các thùng chứa. Đểhạt khô chứa thật đầy trong mỗi thùng chứa nếu có thể, điều này làm giảm sựtăng lên của độ ẩm hạt thông qua sựtrao đổi dư thừa khí giữa độ ẩm cao của không khí và độ ẩm thấp hơn trong bình chứa hạt. Thùng chứa được đánh số theo dãy để dễ dàng xác định. Địa điểm thu thập của từng lô hạt được ghi lại trong dựliệu hạt.

pdf58 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3993 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cẩm nang kỹ thuật về hạt giống của trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chọn phương pháp thích hợp. Ví dụ, có sự khác biệt rõ rệt khi tiến hành tách hạt ưa khô (như hạt thông thường) so với khi tiến hành tách hạt từ quả tươi (như hạt ưa ẩm, hạt khó bảo quản) “Hạt ưa khô” là hạt khi chín có thành phần độ ẩm thấp và có thể được làm khô dưới 5% và có thể bảo quản ở nhiệt độ dưới 0oC trong nhiều năm “Hạt ưa ẩm” là hạt khi chín có thành phần độ ẩm cao (trên 13%, phổ biến là trên 30%) và không thể sống được khi được làm khô. Hạt này không bảo quản được trong thời gian dài và không chịu được nhiệt độ thấp. 2.1.1 Sơ chế Những bước cần làm sau thu hái: ƒ Loại bỏ tạp vật như cành nhánh, lá cây và những hạt ngoại lai ƒ Nhanh chóng đưa hạt về nơi chế biến 2.1.2 Làm khô ƒ Làm khô để quả tự nứt và tách hạt ra ngoài. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 40 ƒ Phương pháp làm khô được RCFTI áp dụng cho nhiều loài hiện nay là phơi quả trên vải bạt dưới nắng nhẹ để cho quả tự nứt và tách hạt ra. ƒ Đối với những hạt dễ bị tổn thương hơn như lát hoa, tếch, quá trình làm khô nên được tiến hành trong bóng mát. ƒ Việc làm khô có thể kết thúc khi quả đã khô hoàn toàn hoặc quả nứt và có thể tách hạt ra ngoài, công việc này cần khoảng 1 – 5 ngày. ƒ Không cần tiến hành làm khô đối với hạt ưa ẩm. ƒ Bên cạnh việc làm khô dưới ánh nắng mặt trời, có thể sử dụng phòng làm khô hạt sử dụng gas hay điện. Điểm thuận lợi của phương pháp này là có thể kiếm soát được một cách tối đa các yếu tố về nhiệt độ và độ ẩm trong suốt quá trình làm khô mà không cần phải chú ý theo dõi ngay cả khi trời mưa. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi đầu tư kinh phí cao. 2.1.3 Tách hạt Việc tách hạt và làm sạch sau đó có thể được thực hiện thủ công bằng tay, bằng máy hoặc kết hợp cả hai. Có sự khác biệt lớn giữa hạt của các cây cá thể và của các loài khác nhau. Vì thế, cần đảm bảo không được để lẫn hạt của các lô hạt khác nhau. Ngoài ra, cần phải loại bỏ hết tạp chất nhưng tránh không làm tổn thương đến hạt. Tách hạt bằng tay: Hạt của một số loài như bạch đàn, tràm và phi lao, có thể tách ra khỏi quả đã nứt bằng cách dùng tay lắc nhẹ hoặc sàng. Cần chú ý tận dụng tối đa lượng hạt có trong quả trước khi vứt bỏ vỏ quả. Một vài loại hạt cần phải dùng tay hoặc kẹp để gắp từng hạt ra khỏi quả. Đập quả bằng tay: Hạt của các loại quả khô giòn như keo có thể được tách ra khỏi quả bằng cách dùng vồ đập hoặc có thể dùng chân giậm làm vỡ vỏ quả, khi đã để quả trong túi bạt. Đập quả bằng máy: Có nhiều thiết bị tách hạt trong nông nghiệp mà có thể sử dụng cho các loài cây rừng. Tuy nhiên, với mỗi loài cây khác nhau, cần cải tiến thiết bị theo đúng yêu cầu đặc điểm phù hợp với loại hạt đó. Điều quan trọng nhất là các thiết bị này phải làm vỡ vỏ quả và tách được hạt nhưng không làm tổn thương đến hạt. Với các thiết bị tách hạt sử dụng cho các hoạt động nghiên cứu cần phải được làm sạch để tránh gây nhiễm bệnh cho hạt. Xử lý quả tươi Quả tươi là loại quả có thành phần độ ẩm tương đối cao cả ở trong quả và hạt. Việc lựa chọn phương pháp tách và bảo quản hạt phụ thuộc vào cấu trúc từng loại quả và hạt khác nhau. - Với những loại quả sau khi đã được làm khô mà không nứt ra thì có thể bảo quản cả quả. - Với những loại quả mà hạt được bao bọc bởi một lớp thịt quả mỏng thì phải tiến hành làm khô rồi mới đưa vào bảo quản. - Một số loài khác lại yêu cầu loại bỏ lớp thịt của quả trước khi đem bảo quản nhằm hạn chế ảnh hưởng của sâu bệnh và làm giảm bớt khối lượng hạt cần bảo quản. Cần phải tách bỏ phần thịt của quả ngay sau khi thu hái để tránh hiện tượng lên men ảnh hưởng xấu đến chất lượng hạt giống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự lên men lại có tác dụng tích cực trong việc tách bỏ phần thịt của những loại quả có phần thịt cứng. Bước đầu tiên là làm mềm quả bằng cách ngâm chúng trong một thùng nước sạch cho đến khi phần thịt của quả trở nên mềm hơn và có thể dễ dàng tách ra khỏi hạt bằng tay hoặc bằng máy. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 41 Công việc này mất khoảng một hoặc vài ngày phụ thuộc vào độ dày và cứng của thịt quả. Nếu phần thịt mỏng và mềm có thể không cần tiến hành ngâm trong khi đó với những quả có phần thịt cứng thì có thể phải ngâm trong một tuần. Cần phải thay nước hàng ngày và để ở nơi mát mẻ. Vỏ của những quả chín nẫu thường có hiện tượng không thấm nước và trở nên khô và khó tách bỏ được. Một số loại hạt có thể được ngâm ở trong nước rồi dùng tay chà xát để tách phần thịt và vỏ ra khỏi hạt. Khi đó, hạt sẽ chìm xuống còn những phần nhẹ như thịt và vỏ quả sẽ nổi lên trên bề mặt và có thể được tách bỏ dễ dàng. 2.2. Làm sạch Hạt cần được làm sạch ngay sau khi tách khỏi quả. Một số phương pháp làm sạch được áp dụng phổ biến là sàng, thổi, quạt, đãi hoặc dùng thiết bị làm sạch hạt với nguyên lý dùng lực ly tâm. Trong một số trường hợp, không thể làm sạch hạt một cách hoàn toàn. Ví dụ trường hợp loài bạch đàn thuộc chi phụ Monocalyptus có hạt và các tạp vật có kích thước và trọng lượng tương đương nhau, vì thế không thể tách được hạt ra khỏi các tạp vật. Hạt được coi là sạch khi độ thuần đạt trên 95% (Xem phần 3 Kiểm nghiệm hạt giống để biết chi tiết về kiểm tra độ thuần của hạt). Sau đây là một vài phương pháp làm sạch hạt phổ biến. ƒ Sàng – Dưới đây là bảng về kích thước mắt lưới sàng cho một số loài cây Bảng 2.1. Kích thước mắt lưới sàng thích hợp cho một số loài cây. Loài Kích thước mắt lưói (mm) Ghi chú Bạch đàn 1.0 – 1.7 Phi lao 1.4 – 2.8 Keo 3 – 7 Thông 3 – 7 Có thể dùng giần, sàng, mẹt để làm sạch hạt Keo và Thông Tràm 500-850 microns ƒ Quạt – có thể dùng quạt tay hoặc quạt máy. Phương pháp này tỏ ra hữu hiệu nhất với hạt của những loài cây có sự khác biệt rõ rệt về trọng lượng giữa hạt và tạp chất như loài thông. ƒ Đãi hạt trong nước – Ngâm và đãi hạt trong nước có thể loại bỏ được hạt lép và tạp chất nhẹ khác như lá cây. Phương pháp làm sạch này chỉ thích hợp với những loại hạt có lớp vỏ cứng hoặc trong trường hợp hạt sẽ được gieo ngay sau khi đãi. Trong trường hợp hạt keo bị sâu bệnh tấn công, có thể ngâm hạt trong nước trong vài giờ. Khi đó, hạt bị sâu bệnh tấn công sẽ hút nước và trở nên to và nặng hơn so với hạt khoẻ mạnh bình thường và sẽ bị loại bỏ ra dễ dàng. 2.2 Đăng ký và phân loại hạt Hạt ngay sau khi làm sạch được đem về phòng thí nghiệm, cân và vào sổ đăng ký lô hạt. Số lô hạt cần được ghi chép, lưu trữ một cách cụ thể rõ ràng trong các tài liệu liên quan như thẻ lý lịch hạt giống và cơ sở dữ liệu hạt giống và trên túi hoặc thùng đựng lô hạt đó. Số lô hạt là một số gồm 5 ký tự và được đăng ký dựa vào loài, địa điểm và thời gian. Một lô hạt là hạt của một loài được thu hái ở cùng một địa điểm trong cùng một thời gian nhất định. Nếu hạt thu hái của cùng một loài, cùng một địa điểm nhưng vào các thời gian khác nhau thì sẽ thuộc hai lô hạt khác nhau. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 42 2.2.1 Hạt cây cá thể và hỗn hợp Tuỳ thuộc vào mục đích thu hái, hạt có thể được thu hái theo từng cây cá thể hoặc thu hái theo hỗn hợp. ƒ Nếu thu hái theo hỗn hợp cần phải đảm bảo rằng đã trộn đều trước khi đem vào bảo quản. ƒ Nếu việc thu hái hạt được tiến hành theo từng cây cá thể thì cũng cần xem xét nên trộn hạt của các cây cá thể để tạo thành hỗn hợp. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu đối với mỗi loại hạt để quyết định số lượng hạt của từng cây cá thể được giữ lại. Hạt được sử dụng cho mục đích nghiên cứu thường được thu hái theo từng cây riêng lẻ. Còn nếu hạt được sử dụng đồng thời cho nghiên cứu và các mục đích khác thì phải vừa phải giữ hạt theo từng cây riêng lẻ, vừa trộn đều để tạo thành hỗn hợp. Sau đây là tiêu chuẩn về lượng hạt cá thể cần giữ lại được ATSC áp dụng. Chi Trọng lượng của hạt (g) cây cá thể được giữ lại Bạch đàn 25 Keo 50 Phi lao 25 Thông 50 Hỗn hợp hạt cần phải được trộn đều để đảm bảo mẫu lấy ra từ hỗn hợp bao gồm hạt của tất cả các cây cá thể đã tạo nên hỗn hợp đó. Các thông tin về hỗn hợp phải được ghi chép cẩn thận trên thẻ lý lịch hạt giống và cơ sở dữ liệu hạt giống. Việc trộn lẫn hạt của các cây cá thể để tạo hỗn hợp cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau: ƒ Hỗn hợp hạt được tạo thành từ dưới 5 cây cá thể không có ý nghĩa trong nghiên cứu. ƒ Hỗn hợp hạt phải được tạo thành từ 5 cây cá thể trở lên, trọng lượng hạt của mỗi cây cá thể trong hỗn hợp không được vượt quá 3 lần hoặc không được nhỏ hơn 1/3 trọng lượng trung bình của các cây cá thể trong hỗn hợp. (Ví dụ: trọng lượng của hỗn hợp yêu cầu là 630g từ 10 cây cá thể, khi đó trọng lượng trung bình của mỗi cây cá thể là 63g, tuy nhiên, trọng lượng có thể chấp nhận là từ 21g đến 189g) ƒ Trọng lượng hạt của từng cây cá thể trong hỗn hợp có thể được điều chỉnh dựa trên sức sống của hạt từng cây cá thể để có thể tạo ra sản phẩm ở đời sau có sự đồng đều tương đối. Một hỗn hợp mà không có sự đồng đều về trọng lượng của hạt các cây riêng lẻ không được phép dùng để xây dựng khảo nghiệm hậu thế cũng như thiết lập rừng giống mà có thể sử dụng để xây dựng rừng trồng với điều kiện khách hàng có những hiểu biết nhất định về di truyền học. 2.3 Tài liệu hoá Tiếp theo khâu làm sạch hạt là việc đăng ký số lô hạt, thông tin về nơi thu hái vào phiếu ghi thông tin theo những bưới sau: ƒ Sổ dăng ký hạt gồm số lô hạt, ngày đăng ký, loài, mô tả tóm tắt nguồn hạt và khối lượng hạt theo gram ƒ Hoàn thiện các thông tin cho “Phiếu thu thập số liệu hiện trường” như ở Phụ lục 1.4 ƒ Hoàn thiện thẻ ghi lý lịch hạt giống như ở Phụ lục 2.1 ƒ Nhập thông tin lô hạt từ thẻ vào phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu hạt giống Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 43 HÌNH ẢNH 3. Chế biến hạt giống Hình 5. Đăng ký lô hạt Hình 4. Làm sạch bằng tay cho hạt Keo Hình 1. Phơi hạt tại hiện trường thu hái Hình 2. Sàng loại bỏ tạp chất cho quả Bạch đàn Hình 3. Sàng lần cuối trước khi đóng gói hạt Bạch đàn Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 44 PHẦN 2. CÁC PHỤ LỤC Phụ lục cho phần 2 Phụ lục 2.1a. Mẫu thẻ lý lịch hạt giống còn trống Phụ lục 2.1b. Mẫu thẻ lý lịch hạt giống đã có đầy đủ thông tin Phụ lục 2. 2. Danh sách các thiết bị Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 45 Phụ lục 2.1a. Mẫu thẻ lý lịch hạt giống. Research Centre for Forest Tree Improvement FOREST SCIENCE INSTITUTE OF VIETNAM SEED RECORD CARD Seedlot No. Species Code BOTANICAL NAME Store Code Cost Code EXACT LOCALITY OF COLLECTION PARENT TREE(S) SEED Dbase: ………………………………….. No In bulk............................ Collector .................................................. …………………………………………………………………………………….. of Collector No ............................................ ………………………………………… Parents Individual tree................ Collection date......................................... ………………………………………… DBH ....................................... (cm) Project ..................................................... ………………………………………… Total height............................... (m) MC % ...................................................... Forest Type ............................................. Form ............................................... Condition................................................. ................................................................ ........................................................ Storage 18 to 22°C F 3 to 5°C F Associate Trees ....................................... Remarks.......................................... -15 to -18°C F ................................................................ ........................................................ Quantity...............................................(g) ................................................................ ........................................................ ................................................................ ........................................................ GERMINATION ................................................................ ........................................................ Date Latitude ............. Longitude .................... ........................................................ Method From To Viability/ 10g (%) ................................................................ ........................................................ ................ .......... ......... .............. Altitude(m)........ Aspect........ Slope........ FUMIGATION ................ .......... ......... .............. ................................................................ Method............................................ ................ .......... ......... .............. Geology and Soil..................................... ........................................................ ................ .......... ......... .............. ................................................................ Date ................................................ ................ .......... ......... .............. .................................................pH.......... ........................................................ ................ .......... ......... .............. Seedlot No................................. Seed split (g) Seed split (g) Tree No Initial wt of seed Bulk Ind. tree Viability/10g % Tree No Initial wt of seed Bulk Ind. tree Viability/10g % Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 46 Phụ lục 2.1a. Mẫu thẻ lý lịch hạt giống hoàn chỉnh Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 47 Phụ lục 2.2. Danh sách thiết bị 1. Sàng có đường kính 50cm với kích thước mắt lưới và vật liệu khác nhau. 2. Tấm vải bạt kích thước 10 x 10 m 3. Dụng cụ đập vỏ quả. 4. Quạt gió, sàng sảy Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 48 PHẦN 3. KIỂM NGHIỆM HẠT GIỐNG Mục đích của kiểm nghiệm hạt giống là để đánh giá chất lượng sinh lý của hạt từ giai đoạn thu hái đến khi gieo ươm. Việc kiểm nghiệm hạt giống ở RCFTI được tập trung chủ yếu vào xác định khả năng nảy mầm của các lô hạt (bao gồm cả hạt hỗn hợp và hạt của từng cây cá thể) đó được nhập vào trong kho bảo quản và theo dõi hạt trong quá trình bảo quản. Kết quả của kiểm nghiệm sẽ đưa ra nhưng thông tin về chất lượng sinh lý của hạt giống và đưa ra một số phương pháp phá ngủ, điều kiện nảy mầm, kiểm tra khả năng nảy mầm của hạt giống, sức sống, độ thuần, và thành phần độ ẩm trong hạt. Thông thường, hạt thu hái từ hiện trường được đưa về RCFTI tiến hành lấy mẫu, kiểm tra tỷ lệ nảy mầm và một số chỉ tiêu cần thiết khác. Tuy nhiên, đối với những hạt mà để một phần hoặc để hoàn toàn lại hiện trường, cần thiết phải lấy mẫu đại diện để mang về RCFTI để kiểm tra. Hơn nữa, kết quả từ kiểm nghiệm và những thông tin liên quan khác phải được cung cấp cho nơi giữ hạt. Trước đây, RCFTI đã tiến hành kiểm tra tỷ lệ nảy mầm trước khi đưa vào cất trữ. Đối với mỗi lô hạt hay khối hạt hỗn hợp, lấy mẫu ngẫu nhiên, môi mẫu gồm 100 hạt (cho hạt to như keo, thông…) hoặc 0.1g (cho những hạt nhỉ như bạch đàn, tràm, phi lao…). Mỗi mẫu làm 4 lặp, 25 hạt/lặp cho hạt lớn hoặc 0.025g/ lặp cho hạt nhỏ. Môi trường thử nảy mầm thường dùng là cát sông (có xử lý hoá chất như Benlat C để phòng nấm) hoặc giấy thấm. Việc đếm hạt nảy mầm được tiến hành đều đặn kể từ ngày hạt bắt đầu nảy mầm. Số lần đếm trong 1 tuần phụ thuộc vào khả năng nảy mầm của mỗi loài, thông thường là 1 – 2 lần một tuần. Kết quả được ghi lại vào phiếu đánh giá tỷ lệ nảy mầm và được tính theo tỷ lệ (%). 3.1 Lấy mẫu Mẫu dùng cho kiểm nghiệm phải đại diện cho toàn bộ lô hạt. Việc lấy mẫu phải đảm bảo các nguyên tắc sau: ƒ Trước khi lấy mẫu, phải trộn đều hạt trong các lô hạt hỗn hợp và các cây cá thể. ƒ Trong trường hợp hạt của một lô được để trong một túi (thùng), trộn đều toàn bộ lô hạt trước khi lấy ra 3 mẫu ngẫu nhiên. Mỗi mẫu gồm khoảng 100 hạt. ƒ Đối với những lô hạt có khối lượng lớn, cần phải chứa trong nhiều túi (thùng), sau khi trộn đều hạt trong mỗi túi, phải lấy hạt ở 3 phần khác nhau trong mỗi túi rồi trộn đều chúng vào với nhau để tạo thành mẫu cho kiểm nghiệm. Sau đây là hướng dẫn về cách lấy mẫu đối với những lô hạt có khối lượng lớn cần phải đựng trong nhiều túi(thùng) khác nhau: Số lượng túi Số lượng túi cần phải lấy mẫu Dưới 5 túi Từ 6 – 30 túi Trên 30 túi Lấy mẫu ở tất cả các túi Cứ 3 túi lấy mẫu trong một túi (tối thiểu là 5 túi) Cứ 5 túi lấy mẫu trong một túi Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 49 ƒ Để giảm khối lượng hạt trong kiểm nghiệm, hạt sau đó được trộn đều và trải rộng trên bàn, chia thành nhiều phần bằng nhau. Sau đó, lấy 1 hoặc 2 phần ngẫu nhiên để làm mẫu tiến hành kiểm nghiệm. Phần hạt còn lại sẽ được đưa trở lại lô hạt. 3.2 Kiểm tra độ thuần hạt giống Kiểm tra độ thuần của hạt giống để biết được lượng tạp chất có trong một lô hạt. Tạp chất bao gồm cành nhánh, lá cây, mảnh vì của vỏ quả, sỏi đất, bụi bẩn, hạt ngoại lai và các vật liệu khác vẫn cũn ở trong lô hạt sau khi đó làm sạch. Việc kiểm tra này không được tiến hành một cách thường xuyên. Quy trình: ƒ Cân một lượng mẫu bao gồm ít nhất khoảng 700 hạt. Đối với những hạt nhỏ, dựa vào số hạt nảy mầm trung bình/10g được trình bày trong Tiêu chuẩn nảy mầm để tính ra khối lượng hạt cần thiết. (Ví dụ: C. maculata có số hạt nảy mầm trung bình là 1137/10g khi đó, quy đổi ra 700 hạt = 7.1g) ƒ Cân tổng trọng lượng của mẫu, sau đó cân trọng lượng của hạt sạch (không lẫn tạp chất). ƒ Độ thuần của hạt được tính theo công thức như sau: Độ thuần (%) = Trọng lượng của hạt sạch x 100 Tổng trọng lượng của mẫu 3.3 Hạt ngủ Hiện tượng ngủ ở hạt làm ngăn chặn sự nảy mầm bình thường của hạt diễn ra ngay cả khi gặp điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm. Có 2 loại ngủ ở hạt: ƒ Ngủ ở vỏ hạt: Hiện tượng ngủ ở vỏ hạt chủ yếu liên quan đến các thành phần vật lý, hoá học ở vỏ hạt ngăn không cho nước xâm nhập vào bên trong hạt. Hạt keo có lớp vỏ cứng là một ví dụ. ƒ Ngủ ở phôi: Bên trong hạt có chứa những chất cản trở nảy mầm như trường hợp hạt bạch đàn. Trong giai đoạn vườn ươm, để hạt có thể nảy mầm nhanh và đồng đều, phải tiến hành xử lý phá ngủ ở hạt trước khi đem gieo. 3.3.1 Phương pháp phá ngủ ở vỏ hạt. Có nhiều loại hạt có lớp vỏ cứng không thấm nước (như hạt Keo). Để có thể thúc đẩy quá trình nảy mầm diễn ra một cách nhanh chóng và đồng đều, cần phải áp dụng một số phương pháp xử lý trước khi gieo ươm. Hạt keo còn tươi hoặc chưa chín (trong vẻ ngoài hạt còn xanh và hơi quắt) không thể áp dụng cùng một cách xử lý nảy mầm như với hạt đã phát triển đầy đủ. Xử lý hạt bằng nước nóng: ƒ Ngâm hạt trong nước sôi: Ngâm hạt trong nước sôi khoảng 24 giờ ở nhiệt độ bình thường trước khi đem gieo. Chú ý, cần đổ lượng nước nóng có thể tích khoảng gấp 10 lần thể tích của hạt. Hạt khi được ngâm trong nước như vậy, lớp vỏ sẽ mềm ra, hạt có thể hút nước, trương lên và nảy mầm nhanh chóng. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 50 ƒ Nhúng hạt trong nước sôi khoảng 1, 2 hoặc 5 phút: Hạt được nhúng trong nước sôi trong một khoảng thời gian xác định, sau đó đưa hạt vào đĩa petri để tiến hành cho hạt nảy mầm hoặc có thể tiếp tục ngâm trong nước ở nhiệt độ phòng khoảng 24 giờ trước khi đem gieo. ƒ Xử lý hạt trong nước nóng: Một vài loại hạt có thể nảy mầm tốt hơn khi xử lý bằng nước nóng so với xử lý bằng nước sôi. Xử lý hạt bằng axit Dùng axit để trà xát hạt được sử dụng thay vì nước đối với hạt có vỏ dày. Dùng axit sulfuric nồng độ cao (95%, 36N) ở nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian (30-120 phút) được khuyến cáo trong nhiều tài liệu. CHÚ Ý: cần hết sức cận thận khi xử lý hạt bằng axit nồng độ cao. Chỉ những cán bộ đã được đào tạo mới được thực hiện biện pháp này. Đừng bao giờ đổ nước vào axit nguyên chất; hay đổ dần từng ít một axit vào nước. Chú ý để xa các nguồn nhiên liêu cháy nổ. Quần áo, kính và găng chống axit trong phòng thí nghiệm phải được mặc đầy đủ. Dung dịch potassium hay sodium bicarbonate nồng độ cao phải được sử dụng như thuốc chữa khi bị axít bắn ra. Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ nơi thí nghiệm sau khi sử dụng hoá chất. Trà xát hay làm nứt vỏ hạt – dùng giấy ráp để trà xát làm lớp vở bề mặt hạt trở nên ghồ ghề cho phép nước thấm qua. Cắt một phần vỏ hạt – Dùng kéo, cái bấm móng tay hay lưới dao mổ để cắt một phần nhỏ (vài mm) vỏ hạt ở phần ngoại biên (lá mầm) của hạt. Việc cắt một phần vỏ hạt bằng cách thủ công này là khống thể làm với một lượng lớn hạt do mất quá nhiều thời gian. Nó chỉ hữu hiệu với một lượng hạt nhỏ để làm nghiên cứu hay để kiểm tra kết quả của các kỹ thuật xử lý nảy mầm khác. Việc cắt một phần vỏ bằng tay này luôn cho kết quả đáng tin cậy vì nó giải quyết được vấn đề liên quan đến sự khác nhau của vỏ hạt. 3.3.2 Phương pháp phá ngủ ở phôi hạt Những loài cây bản địa không có hiện tượng ngủ ở phôi. Sau đây là một số phương pháp được sử dụng để phá ngủ ở phôi ƒ Cold moist stratification ƒ Thuốc tẩy (sát trùng) ƒ Axít Citric ƒ Kalinitrat (KNO3) ƒ Axit Gibberlic 3.4 Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm hạt giống. Cần phải kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của tất cả các lô hạt. Từ kết quả kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của hạt giống có thể tính toán được lượng hạt giống cần thiết để đem gieo trồng. Hạt giống có thể mất sức nảy mầm trong quá trình bảo quản, do đó, cần phải tiến hành kiểm tra định kỳ, khoảng 5 năm 1 lần Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 51 3.4.1 Điều kiện kiểm tra Trong trường hợp có thể, nên tiến hành kiểm tra nảy mầm với một số lượng hạt xác định trong mỗi lần lặp. Thông thường, chọn 25 hạt ngẫu nhiên cho mỗi lặp, cân trọng lượng của 25 hạt để sau đó có thể xác định được số hạt nảy mầm/10g. Tuy nhiên, đối với những loại hạt rất nhỏ như tràm, bạch đàn… không thể đếm được một cách chính xác số lượng hạt, do đó, thay vì cân 25 hạt, có thể cân một lượng hạt nhất định để tiến hành kiểm tra tỷ lệ nảy mầm. RCFTI sẽ xây dựng một tiêu chuẩn về kiểm nghiệm hạt giống dựa trên cơ sở tiêu chuẩn của ATSC và có bổ sung cho một số loài cây bản địa (Xem phụ lục 3.1). Số lần lặp cho mỗi lô hạt phụ thuộc vào trọng lượng của lô hạt. Sau đây là bảng hướng dẫn về cách lấy số lần lặp: Lô hạt hỗn hợp Khối lượng hạt Số lần lặp Các lặp được lấy theo số lượng hạt nhất định, chẳng hạn như hạt Keo và Thông <8kg 8-12kg >12kg 3 12 16 Các lặp được cân theo khối lượng hạt nhất định, chẳng hạn như hạt Bạch đàn và Tràm <8kg 8-12kg >12kg 4 12 16 ƒ Đối với những lô hạt có khối lượng nhỏ hơn khối lượng trên, chỉ cần làm 1 lặp. Còn với những lô hạt có khối lượng nhỏ hơn 10g (đối với thông, keo) hoặc nhỏ hơn 5g (đối với hạt rất nhỏ như bạch đàn, phi lao, tràm) thì không cần phải tiến hành kiểm tra nảy mầm. ƒ Sau 5 năm kiểm tra lại một lần, với những lô hạt có khối lượng nhỏ hơn 8kg chỉ cần làm một lần lặp. Điều kiện nảy mầm của hạt ƒ Môi trường: có thể dùng cát hoặc sơ dừa làm môi trường cho hạt nảy mầm. Môi trường được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng sử dụng chủ yếu là sơ dừa. Dải một lớp sơ dừa vào đĩa petri (khoảng 1/2 chiều cao của thành đĩa petri), tưới ẩm sơ dừa, đặt giấy thấm và rắc hạt lên trên, đậy nắp đĩa petri lại. Đặt nơi có đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp. ƒ Độ ẩm: phải thường xuyên giữ ẩm cho hạt trong suốt thời gian tiến hành kiểm nghiệm và cần đảm bảo đủ không khí để tránh nhiễm nấm và vi khuẩn cho hạt. ƒ Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của nhiều loại hạt dao động trong khoảng từ 15 đến 35oC. ƒ Ánh sáng: Ánh sáng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt giống. Ánh sáng thích hợp là 8 –12 giờ. ƒ Đếm hạt nảy mầm: Tất cả thông tin về kiểm nghiệm được ghi chép cần thận trong “phiếu kiểm tra tỷ lệ nảy mầm hạt giống” bao gồm số lô hạt, phương pháp kiểm tra, khối lượng của một lần lặp, ngày đếm hạt nảy mầm và số hạt nảy mầm. Việc đếm số hạt nảy mầm phải được tiến hành một cách đều đặn. Số lần đếm trong mỗi tuần phụ thuộc vào tỷ lệ nảy mầm và có thể dao động từ 1 đến 2 lần mỗi tuần. Thời gian cho mỗi lần kiểm nghiệm được ghi trong bảng tiêu chuẩn chỉ có ý nghĩa tham khảo, nó dựa trên kết quả của những lần kiểm tra trước đó và có thể dao động từ 10 ngày đến hơn một tháng. Những hạt đó được bảo quản trong phòng lạnh hoặc tủ lạnh sâu trong một Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 52 thời gian dài thường nảy mầm chậm hơn. Vì thế, thời gian cho một lần kiểm nghiệm có thể kéo dài hơn bình thường, không nên kết thúc quá trình kiểm nghiệm khi vẫn thấy có hạt nảy mầm. 3.4.2 Đánh giá khả năng nảy mầm của hạt: Hạt nảy mầm được đếm và gắp ra khỏi đĩa petri, ghi kết quả vào bảng kiểm tra tỷ lệ nảy mầm. Đối với hạt bạch đàn, đếm hạt sau khi hạt tách bỏ lớp vỏ trong khi đối với loài keo, hạt được coi là nảy mầm khi rễ mầm ít nhất dài gấp 3 lần chiều dài của hạt. Những hạt nảy mầm không bình thường và hạt bị nấm mốc cũng cần được ghi chép lại trong bảng kiểm tra tỷ lệ nảy mầm. Khi một lần kiểm nghiệm được hoàn thành, đếm số hạt không nảy mầm. Với bạch đàn hay một số loại hạt nhỏ khác, dùng panh nhỏ để kẹp những hạt không nảy mầm, quan sát phôi nếu thấy phôi cứng, có màu trắng thì có thể coi là hạt có khả năng nảy mầm. Đối với hạt keo, có thể dùng panh lớn đối với những hạt mềm, còn những hạt cứng phải bổ đôi để quan sát phôi. Cần phải ghi số lượng hạt bị sâu hại tấn công. Cần phải ghi rõ số hạt cứng và số hạt mềm. Điều này cho thấy phương pháp xử lý hạt trước khi nảy mầm chưa thực sự thích hợp (tỷ lệ hạt cứng cao) hoặc khi vỏ hạt mềm chứng tỏ phương pháp xử lý hạt trước khi nảy mầm là thích hợp nhưng các điều kiện cho nảy mầm của hạt là chưa thích hợp. Hạt bị nấm cũng được ghi chép lại vì nó phản ánh hạt bị tổn thương hoặc không có khả năng nảy mầm. 3.5 Những điểm cần lưu ý khi đánh giá kết quả. ƒ Tính tổng số hạt nảy mầm rồi quy đổi ra tỷ lệ nảy mầm/10g. Sử dụng tỷ lệ nảy mầm/10g có ý nghĩa thực tế hơn. Trong trường hợp biết cụ thể số lượng hạt nảy mầm, có thể tính toán theo tỷ lệ phần trăm. ƒ Kết quả của kiểm nghiệm cần phải được so sánh đối chiếu với tỷ lệ nảy mầm tiêu chuẩn của loài để xem xét sự sai khác giữa các lần lặp có nằm trong giới hạn cho phép hay không. Nếu sự sai khác nằm ngoài giới hạn cho phép, cần phải tiến hành kiểm tra lại lô hạt đó. ƒ Trong trường hợp có nhiều hạt bị nhũn (trên 25% tổng số hạt nảy mầm), chứng tỏ rằng điều kiện cho hạt nảy mầm chưa phù hợp hoặc lô hạt đó mất sức sống không có khả năng nảy mầm. Tuỳ thuộc vào thực tế, người làm kiểm nghiệm sẽ đưa ra quyết định có nên tiến hành kiểm tra lại và sử dụng phương pháp khác hay không, phương pháp ở đây bao gồm cả áp dụng phương pháp xử lý hạt trước khi nảy mầm để thúc đẩy quá trình nảy mầm. ƒ Khi việc kiểm nghiệm được tiến hành với một số lượng lớn hạt, kết quả được sử dụng để cập nhật vào tiêu chuẩn nảy mầm. Kết quả của kiểm nghiệm được đưa từ bảng kiểm tra tỷ lệ nảy mầm sang bảng lý lịch hạt giống và nhập vào cơ sở dữ liệu hạt giống. 3.5.1 Kiểm tra lại Việc kiểm tra lại được tiến hành nếu như kết quả lần kiểm tra đầu tiên không đạt yêu cầu (xem phần trên), hoặc khi có một vài sự thay đổi trong thành phần của lô hạt (ví dụ như lô hạt đó được làm sạch lại), hoặc sau khi bảo quản được 5 năm. Một số phương pháp kiểm tra tỷ lệ nảy mầm: ƒ Bổ dọc hạt: Đây là một phương phỏp kiểm tra đơn giản, tiến hành bổ theo chiều dọc hạt, quan sỏt nội nhũ để xác định hạt còn sức sống hay không. Phương pháp này không thích hợp với loại hạt có kích thước nhỏ. Hạt có chất lượng tốt thì có màu trắng ngà, Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 53 nội nhũ lớn lấp đầy khoảng trống bên trong hạt. Hạt mất sức nảy mầm bị mất màu tự nhiên (cú màu xám), nội nhũ teo lại, có thể bị sâu bệnh tấn công. ƒ Kẹp, ép hạt: Về cơ bản, phương pháp này giống với phương pháp bổ dọc hạt. Sử dụng panh (nhíp) để kẹp và làm vỡ vỏ hạt rồi quan sát nội nhũ bên trong hạt. Phương pháp này thích hợp với những hạt nhỏ có vỏ lớp vỏ mềm (như tràm, bạch đàn) và khi phương pháp bổ hạt thực hiện được. 3.6 Độ ẩm hạt giống Độ ẩm của hạt trong quỏ trình bảo quản là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến tuổi thọ của hạt giống. Đối với hạt ưa khô, trước khi đưa vào bảo quản cần phải tiến hành rút ẩm đến độ ẩm thích hợp. Còn với hạt ưa ẩm, là loại hạt khi chín có độ ẩm tương đối cao thì được làm khô nếu không sẽ bị mất sức nảy mầm.Việc kiểm tra độ ẩm hạt giống không được tiến hành một cách thường xuyên nhưng nó là một việc làm cần thiết khi bởi vì độ ẩm của hạt là một nhân tố quyết định đến thành công của quá trình bảo quản. Có một số phương pháp xác định độ ẩm của hạt. Phương pháp được mô tả trong cuốn sách này là sử dụng máy sấy làm khô hạt đó được ISTA áp dụng được coi là phương pháp tối ưu nhất. Một số dụng cụ thiết bị cần cho kiểm tra độ ẩm hạt giống - Tủ sấy có quạt đối lưu - nhôm với các kích thước khác nhau - Bình hút ẩm và silicagel - Cân phân tích có độ chính xác đến 0.01g - Biểu kiểm tra độ ẩm hạt - Găng tay, kẹp - Đảm bảo máy sấy có thể đạt được nhiệt độ tối ưu trước khi sử dụng. - Hai mẫu hạt đại diện với trọng lượng lớn hơn 4g - Hạt có đường kính lớn hơn 10 mm nên nghiền nhỏ hoặc cắt thành những lát mỏng khoảng 5mm để có thể làm khô dễ dàng hơn. - Tham khảo quy định của ISTA Phương pháp sấy hạt ở nhiệt độ thấp Hạt được cân trong khay nhôm có nắp trước khi đưa vào sấy. Đặt nhiệt độ của tủ sấy ở 103oC trước khi làm khô hạt khoảng 17 ± 1 giờ. Thời gian bắt đầu khi tủ sấy trở về nhiệt độ thích hợp, tiếp theo đặt hạt vào trong tủ sấy và đóng của tủ. Nắp hộp được mở ra khi đặt hạt vào tủ sấy và được đóng trở lại sau khi đã hoàn thành thời gian sấy trước khi bỏ ra để làm nguội trong bình hút ẩm chứa silicagel trong 30 đến 45 phút. Sau khi hạt đã nguội, cân lại hạt và cả hộp. Tính trọng lượng hạt cân cả hộp giữa các lần cân. Phương pháp này được sử dụng cho hầu hết các loại hạt đặc biệt là những loại hạt có độ ẩm cao hoặc hạt dầu. Theo quy định của ISTA (1996), bảng 9B, nên xác định độ ẩm của các loại hạt bằng phương pháp này. Phương pháp sấy hạt ở nhiệt độ cao Quy trình của phương pháp này giống với phương pháp trên. Hạt được sấy ở nhiệt độ 130 – 133oC trong một giờ. Phương pháp này khi so sánh với phương pháp sấy hạt ở nhiệt độ thấp cho đối tượng là hạt bạch đàn thì cho kết quả như nhau. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 54 3.7 Một số vấn đề khác Vệ sinh phòng thí nghiệm Để đảm bảo kết quả kiểm nghiệm được chính xác, cần tuân thủ một số quy định về vệ sinh phòng thí nghiệm như sau: ƒ Phòng thí nghiệm cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần tiến hành kiểm nghiệm. ƒ Đĩa petri trước khi sử dụng cần được ngâm trong dung dịch amoniac 1% qua một đêm. ƒ Panh gắp dùng để đếm hạt cần được ngâm trong cồn 70%, rồi rửa sạch bằng nước nóng sau khi đếm mỗi đĩa để tránh việc nhiễm nấm bệnh giữa các lần lặp. ƒ Tất cả các thiết bị cần được rửa sạch sau mỗi lần kiểm nghiệm một lô hạt để tránh nhiễm bệnh. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 55 HÌNH ẢNH 4a. Trộn và lấy mẫu hạt Có nhiều phương pháp trộn hạt và lấy mẫu khác nhau. (A) Máy chia mẫu hạt và (B) chia mẫu thủ công. (A) (B) HÌNH ẢNH 4b. Kiểm nghiệm hạt giống (A) Các thiết bị và vật liệu cần thiết cho việc đặt thí nghiệm kiểm tra tỷ lệ nảy mầm;(B) Lấy mẫu và đếm ra lượng hạt cần thiết cho việc đặt thí nghiệm nảy mầm của keo trên môi trường là xơ dừa trong đĩa petri. (C) Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm cho hạt Thông sử dụng chất nền là cát ẩm và (D) Đếm hạt nảy mầm và ghi số liệu vào bảng kiểm tra tỷ lệ nảy mầm. (A) (B (D) (C) Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 56 HÌNH ẢNH 4c. Kiểm tra độ ẩm hạt giống PHẦN 3: PHỤ LỤC Phụ lục cho phần 3 Phụ lục 3.1 Tiêu chuẩn nảy mầm của RCFTI Phụ lục 3.2 Bảng kiểm tra nảy mầm hạt giống Phụ lục 3.3 Bảng kiểm tra độ ẩm hạt giống Phụ lục 3.4 Phương pháp xử lý hạt trước khi nảy mầm Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 38 Phụ lục 3.1 Tiêu chuẩn nảy mầm của RCFTI (sẽ được cập nhật sau) Tỷ lệ nảy mầm/ 10 g I Ngày đếm IV Loài TB sd Số lô hạt được kiểm tra KL mỗi lặp (g) II Nhiệt độ (0C) III Ngày đầu Ngày cuối PP xử lý trước nảy mầm Môi trường nảy mầm V Đề xuất Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 39 Chú giải. I. Đối với loài có ít hơn 10 lô hạt được kiểm tra cỉ cần tính giá trị trung bình số hạt nảy mầm/ 10g. Còn nếu kiểm tra trên 10 lô hạt thì phải tính cả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. II. Khối lượng mỗi lặp chưa được biết trước, vì lấy mẫu dựa theo số hạt định trước III. Nhiệt độ đề xuất cho từng loài IV. Số ngày khi “bắt đầu” và “kết thúc” nảy mầm V. Các mã môi trường sử dụng. Ví dụ: FOC = giấy thấm trên nền sơ dừa; hoặc C = sơ dừa; S = cát… Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 40 Phụ lục 3.2 Phiếu kiểm tra nẩy mầm hạt giống Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KIỂM TRA NẦY MẦM HẠT GIỐNG Loài: ...................................................................................................................... Lô hạt: ............................ Xuất xứ: ..............................................Độ cao ...................... (m) Ngày thu hái: ...................................... Nhà cung cấp ..................................... Ngày nhận hạt:. ...................... Khối lượng: ...................................... Phương pháp: .................................... Khối lượng mỗi lặp: . …………...(g) Số lặp:.................................. Ngày bắt đầu tiến hành: ..................... …………. Ngày bắt đầu nảy mầm: ................................................... Sức nảy mầm trung bình của loài:. ......................... /10 g ± ............... Dựa trên …….lần kiểm tra; Ngày bắt đầu kiểm tra …………………; Ngày bắt đầu nảy mầm ....................... Ngày kiểm tra Chu kỳ kiểm tra (số ngày) Ghi chú Số lượng hạt bị nấm mốc Khối lượng mỗi lặp (g) Số hạt nảy mầm/đĩa thối Số hạt bị thối/cứng/đĩa cứng Sức nảy mầm TB của cá thể/10g Khả năng nảy mầm TB của cá thể/đĩa (%) Cách tính: Trung bình của ....… lặp =........................... Sức nảy mầm trung bình = ….….%………. /10 g Average germination = ……....%……..../10 g Ghi chú A = Cây bạch tạng C = Lá mầm bất thường R = Rễ mầm bất thường H = Trụ dưới lá mầm bất thường M = Cây con bị nấm Đã nhập vào CARD Chú thích: Đã nhập vào DATABASE Kiểm tra lại Bỏ đi Người kiểm tra: ……………………………………. Chữ ký:………………….Ngày:…………… Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 41 Phụ lục 3.3 Phiếu kiểm tra độ ẩm hạt giống Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KIỂM TRA ĐỘ ẨM HẠT GIỐNG Chi/Loài .................................................................................................. Lô hạt ........................................ Xuất xứ ....................................................................................................................................................... Ngày kiểm tra: .......................................... Thời gian đưa vào sấy: .............................................. Ngày kết thúc:........................................... Thời gian kết thúc: ..................................................... Phương pháp1: Hàm lượng nước trong hạt thấp ‰ Mô tả mẫu hạt: Hạt sạch ‰ Hàm lượng nước trong hạt cao ‰ Hạt & tạp chất‰ Tạp chất ‰ Công thức tính % độ ẩm hạt % Độ ẩm hạt = (M2 - M3) x 100 / (M2 -M1) M1 = Trọng lượng bì (hộp đựng mẫu) M2 = Trọng lượng bì và hạt trước khi sấy M3 = Trọng lượng hộp và hạt sau khi sấy Cách tính: Hộp số. .................. M1 . ......................................... ( ) x 100 / ( ) = ................ M2 .......................................... M3 ............................................ Hộp số. .................. M1 . ......................................... ( ) x 100 / ( ) = ................ M2 .......................................... M3 ............................................ Hộp số. .................. M1 . ......................................... ( ) x 100 / ( ) = ................ M2 .......................................... M3 ............................................ % Độ ẩm trung bình = ............................................ Phân tích ........................................ Chú giải ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ 1 Chú ý Hàm lượng nước trong hạt thấp 103 °C ± 2 °C for 17 ± 1 hour Hàm lượng nước trong hạt cao 130 °C for 1 hour Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 42 Phụ lục 3.4 Các phương pháp xử lý hạt trước khi nảy mầm Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM Các phương pháp xử lý hạt A = Không cần xử lý B = Cắt một phần vỏ/ trà xát bằng tay C = Đun trong nước sôi (1000C) trong 1 phút, làm lại lần nữa và ngâm cho đến khi nước nguội E = Đun trong nước sôi (1000C) trong 2 phút. F = Đun trong nước sôi (1000C) trong 5 phút. G = Ngâm trong nước nóng (900C) trong 1 phút H = Ngâm trong nước ẩm (400C), ngâm cho đến khi nước nguội. I = Trà xát bằng axit (H2SO4) J = Rửa hạt bằng vòi nước trong 1 giờ. K = Rửa hạt bằng vòi nước/ trà xát trong nhiều giờ L = Ngâm hạt trong nước lã, ở nhiệt độ phòng trong 8 - 12 giờ M = Các phương pháp khác ** = Chưa xác định được cách xử lý. Chú ý: Sau khi xử lý bằng nước sôi (như biện pháp D, E và F), tỷ lệ nảy mầm sẽ được cải thiện nếu sau đó ngâm hạt trong nước mát khoảng 24 giờ trước khi gieo. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 43 PHẦN 4. BẢO QUẢN HẠT GIỐNG Như đã nói ở phần 1 về việc thu hái hạt giống làm sao thu được số lượng hạt đủ lớn để bảo quản nhằm phục vụ các yêu cầu về hạt giống trong tương lai. Điều này sẽ đảm bảo để RCFTI có thể cung cấp đủ lượng hạt giống theo các đơn đặt hàng. Trong khi các loài hạt ưa ẩm chỉ có thể bảo quản trong một thời gian ngắn (từ vài tuần đến vài tháng) thì hạt ưa khô lại có thể bảo quản lên tới trên 20 năm, ví dụ như hạt của các loài keo. Bảo quản hạt giống phụ thuộc theo từng loài, sức sống của hạt và điều kiện bảo quản. Phần này chúng ta sẽ bàn luận đến các vấn đề về bảo quản hạt giống, để làm sao bảo quản kéo dài được tuổi thọ của hạt giống dài nhất có thể. Hiện tại RCFTI đã có 01 kho lạnh cất trữ hạt có dung tích 18 m3 ở Hà Nội. Trong thời gian tới Trung tâm lại tiếp tục nhập khẩu thêm 01 kho lạnh tương tự để bảo quản hạt giống tại Trạm thực nghiệm giống Ba Vì. 4.1 Độ ẩm hạt giống ƒ Đối với các loài hạt ưa khô là hạt có độ ẩm thấp, dẫn đến bảo quản dễ và lâu hơn. ƒ Hạt ưa khô có thể bảo quản kéo dài tới trên 10 năm, điều này có thể phục vụ mục đích bảo tồn nguồn gen, hạt ưa khô có thể chịu hạ độ ẩm hạt xuống khoảng 7%. Để hạt trong khay rút ẩm trong điều kiện thông thoáng ở nhiệt độ 25oC và độ ẩm tương đối thấp dưới 30 %. Tuy nhiên, điều này rất khó có thể đạt được trong điều kiện độ ẩm ở Hà Nội. ƒ Rút ẩm hạt giống bằng cách cho hạt vào trong bình hút ẩm cùng với Silicagel trong điều kiện thông thoáng khí. Trọng lượng của Silica gel tương đương với 1/10 trọng lượng của hạt đưa vào hút ẩm. Silicagel trước khi cho vào bình hút ẩm để làm khô hạt phải được sấy khô đến mức bão hoà. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những lô hạt giống với khối lượng nhỏ phục vụ cho nghiên cứu. Để duy trì độ ẩm hạt trong khi bảo quản, hạt giống cần phải được chứa trong các túi buộc kín tránh hạt giống hút ẩm từ bên ngoài vào phần này sẽ được tiếp tục nhắc tới ở phần sau. ƒ Hạt ưu ẩm là loại hạt không chịu được sự làm khô quá mức, nó cần được bảo quản trong môi trường ẩm như là trộn hạt giống với cát ẩm, mùn cưu ẩm, phải chắc chắn rằng độ ẩm phải luôn được giữ trong quá trình bảo quản, thậm chí hạt có thể bị nảy mầm ngay trong khi bảo quản. 4.2 Nhiệt độ cất trữ Đối với hạt ưa khô bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể kéo dài tuổi thọ của hạt giống lâu bền hơn. Để bảo quản những loại hạt nhạy cảm và tăng tuổi thọ của hạt thông thường hạt giống được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ 5oC (bảo quản trong tủ lạnh hay kho lạnh). Kho lạnh bảo quản tốt cho những loại hạt như hầu hết các loài keo, khi mà yêu cầu bảo quản hạt trong thời gian gắn. Trong trường hợp nhiệt độ dưới 00C (-150C), ở mức nhiệt độ này rất thích ứng để bảo quản những loaị hạt của những loài nhạy cảm, những loại hạt của những loài có giá trị nghiên cứu cao cũng như là những biện pháp bảo tồn nguồn gen cần bảo quản trong một thời gian dài. Đối với hạt ưa ẩm, nhiệt độ bảo quản cần phải bàn luận thêm, nó không đòi hỏi bảo quản hạt ở điều kiện nhiệt độ âm. Có nhiều loại hạt bảo quản rất tốt ở điều kiện nhiệt độ âm, trong khi một số loại hạt khác có thể bị chết ở múc nhiệt độ này, nó lại đòi hỏi bảo quản ở mức nhiệt độ trên 100C. Khi bảo quản hạt ưa ẩm cách tốt nhất là phải kiểm tra sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm cất hạt trữ cho từng loài cụ thể. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 44 4.3 Cất trữ trong không khí Trong một số trường hợp, hạt giống được bảo quản trong không khí Co2 , N hoặc trong môi trường chân không có thể kéo dài tuổi thọ của hạt giống. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được thực hiện ở RCFTI. 4.4 Quy trình bảo quản hạt giống (hạt ưa khô) của RCFTI. 4.4.1 Khử trùng hạt giống Trước khi bảo quản hạt giống cần phải khử trùng hạt để giết chết các loại côn trùng và loại bỏ các vật gây bệnh có hại cho hạt giống như là công việc kiểm dịch khi bán hạt giống. Ở RCFTI dùng chất khí CO2 công nghiệp để khử trùng hạt giống. Hạt giống được cho vào túi có ngăn sau đó được bơm khí CO2 công nghiệp vào. Hạt được giữ như vậy trong vòng 2 tuần trước khi mở túi và lấy hạt ra bên ngoài. 4.4.2 Bảo quản hạt giống 4.4.2.1 Nhiệt độ bảo quản Kho lạnh (18-20oC, RH ~30 -60%). Với điều kiện này, hầu hết các loài Keo và Bạch đàn bảo quản ở kho lạnh có tuổi thọ kéo dài từ 3 đến 10 năm. Thông thường hạt giống được bảo quản vậy khi tủ lạnh hoặc thiết bị làm lạnh khác không sẵn có. Tủ lạnh (3-5oC). Đối với những loài không bảo quản tốt ở kho lạnh như là Phi lao, Tràm, Thông và Bạch đàn urô, tốt nhất là bảo quản ở tủ lạnh. Đây là điều kiện tối ưu nhất cho để cất trữ hạt giống cho hầu hết các loại hạt giống của RCFTI. Tủ lạnh sâu (từ -18oC đến -15). Tủ lạnh sâu được sử dụng bảo quản cho những loài đặc biệt và cho mục đích bảo tồn nguồn gen lâu dài. Hạt được cất trữ trọng nhiệt độ này phải có độ ẩm hạt từ 5 – 7% và được chứa trong các túi nilông dán kín. 4.4.2.2 Bảo quản hạt ưa ẩm Được ghi nhận về sự thay đổi sức sống của hạt ưa ẩm và sự hạn chế về kinh nghiệm trong quá trình xử lí. Điều đó không thể cung cấp những quy trình rõ ràng trong quá trình xử lý và bảo quản. Một quy trình đánh giá tính chất hạt giống đã được xây dựng bởi DFSC-IPGRI Đan Mạch (1999) sẽ cung cấp những thông tin về tuổi, thời gian bảo quản và phương pháp bảo quản hạt. Những điểm dưới đây đã cung cấp được những nét cơ bản trong việc tiếp cận xử lý quả mọng chứa hạt ưa ẩm. ƒ Ngâm trong nước khoảng 24 giờ để giết côn trùng theo công thức ƒ Xác định độ ẩm hạt ban đầu bằng cách cắt hạt ra những mảnh nhỏ khoảng 5 mm và sử dụng máy sấy để kiểm tra độ ẩm. ƒ Xác định được mức độ độ ẩm hạt giống an toàn để làm khô hạt giống xuống mà không làm mất sức nảy mầm. Nếu làm khô hạt giống ở mức an toàn không ảnh hưởng xấu tới chất lượng hạt giống thì có thể bảo quản hạt giống được lâu hơn so với hạt được bảo quản trong trạng thái tự nhiên. ƒ Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm hạt giống, công việc này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian (hàng tháng) ƒ Bảo quản hạt giống ở tủ lạnh 3-5oC, nếu không có thông tin gợi ý về bảo quản tại nhiệt độ khác. ƒ Đựng hạt trong các túi nilông thông thoáng khí (túi không có các vách ngăn). Độ ẩm của hạt nên được bảo quản trong chất nền ẩm (các chất khoáng ẩm hoặc mùn cưa) và chúng có khả năng được hút ẩm dưới điều kiện trên. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 45 ƒ Cứ 3 đến 6 tháng hạt nên được kiểm tra về sức sống (Khả năng nảy mầm của hạt giống). ƒ Hạt nhanh chóng được đưa đến nơi bảo quản sau khi thu hái và chế biến. 4.4.3 Duy trì đánh dấu hạt trong quá trình bảo quản. Tất cả các lô hạt phải được đánh dấu rõ ràng, ít nhất là số lô hạt cho từng cây cá thể và số lượng người thu hái trên hiện trường. Đối với những lô hạt nhỏ hơn, hạt nên được bỏ vào túi nhỏ sau đó được đặt vào các thùng hẹp. Đối với những lô hạt với khối lượng lớn (trên 60 kg), hạt được cho trực tiếp vào các thùng được ghi nhãn, nhãn được đặt vào hai vị trí trong thùng và bên ngoài thùng. Hạt khô và hạt ưa ẩm nên được bảo quản riêng rẽ trong các thùng chứa. Để hạt khô chứa thật đầy trong mỗi thùng chứa nếu có thể, điều này làm giảm sự tăng lên của độ ẩm hạt thông qua sự trao đổi dư thừa khí giữa độ ẩm cao của không khí và độ ẩm thấp hơn trong bình chứa hạt. Thùng chứa được đánh số theo dãy để dễ dàng xác định. Địa điểm thu thập của từng lô hạt được ghi lại trong dự liệu hạt. Mỗi khi hạt giống đã bị chết trong quá trình bảo quản, số lượng lô hạt trong dự liệu hạt cho thấy “0”. Số lô hạt đã được lấy ra khỏi thùng chứa và Thẻ ghi nhận thông tin hạt sẽ được đặt trong hệ thống thẻ chết. Tuy nhiên, việc ghi nhãn các lô này vẫn được duy trì trong hệ thống của dự liệu hạt. Dưới đây là tóm tắt các bước phải được thực hiện trong quá trình bảo quản hạt . Trách nhiệm cá nhân trong mỗi phần việc đã được chỉ ra trong ngoặc đơn: ƒ Đảm bảo lô hạt sạch sẽ và được ghi chú bởi các nguồn thông tin thích hợp (người thu hái hạt hoặc người kiểm tra hạt) ƒ Vào số lô hạt trong quyển đăng ký lô hạt với đầy đủ dữ liệu liên quan và khối lượng hạt (người thu hái hạt hoặc người kiểm tra hạt) ƒ Viết vào thẻ ghi hạt sử dụng thông tin từ phiếu thu hái hạt trên hiện trường (người thu hái hạt hoặc người kiểm tra hạt) ƒ Khối lượng hạt và ghi chú về khối lượng hạt trên thẻ và phiếu thu hái hạt trên hiện trường (người thu hái hạt hoặc người kiểm tra hạt) ƒ Thực hiện việc kiểm tra nảy mầm hạt (người kiểm tra hạt) ƒ Xông khói cho hạt (hạt khô) ƒ Hạt để bảo quản phải đảm bảo số lô hạt được đính kèm tới các thùng bảo quản hạt (người điều vận hạt) ƒ Phiếu thu hái hạt trên hiện trường được điền và hoàn thành cùng một lần (người thu hái hạt hoặc người kiểm tra hạt) ƒ Thẻ ghi được đặt theo hệ thống để có thể sử dụng vào dữ liệu nẩy mầm hạt (người kiểm tra hạt). ƒ Hoàn thành việc kiểm tra nảy mầm. Thông tin về sức sống và cách xử lý được ghi vào Phiếu thu hái hạt trên hiện trường (người kiểm tra hạt) và dữ liệu hạt (người vào dữ liệu hạt) Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 46 HÌNH ẢNH 5. Cất trữ hạt giống Hình. 2. Những lô hạt được bảo quản trong các túi ni long chứa vách ngăn trong phòng lạnh (5oC) Hình 1. Mỗi lô hạt được gói riêng rẽ trong những túi ni lông có vách ngăn hoặc những túi vải và được đặt trong các thùng chứa hẹp tránh được loài gậm nhấm trong kho bảo quản Hình. 3. Tủ lạnh được sử dụng bảo quản hạt giống phục vụ bảo tồn nguồn gen cho một số loài như Bạch đàn Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO CFSC (1998) Project document on production and supply of forest seed for the five million ha reforestation programme. Central Forest Seed Company, Hanoi. MARD (1998) Project document on five million ha reforestation programme. Ministry of Agriculture and Rural Development, Hanoi. Ministry of Forestry (1995) Vietnam Forestry. Ministry of Forestry, Hanoi. Nguyen Duong Tai (2000) Seed quality for reforestation. In Schmidt, L. & Nguyen Xuan Lieu (eds.), Proceedings of National Seminar on Priority Tree Species, Hanoi, 7-8 September 2000. Indochina Tree Seed Programme/Central Forest Seed Company, Hanoi. Nguyen Hoang Nghia (2000) Integrated strategies and conservation of forest genetic resources in Vietnam. In Schmidt, L. & Nguyen Xuan Lieu (eds.), Proceedings of National Seminar on Priority Tree Species, Hanoi, 7-8 September 2000. Indochina Tree Seed Programme/Central Forest Seed Company, Hanoi. Nguyen Huy Phon (2000) Discussion on Priority Species in Contemporary Vietnamese Forestry and Tree Seed Aspects. Presentation at the Second Regional Consultation for Danish Supported Tree Seed Projects in South East Asia. Hanoi, February 2000. Nguyen Ngoc Binh (2000) Introduction to 5 million ha reforestation programme. In Schmidt, L. & Nguyen Xuan Lieu (eds.), Proceedings of National Seminar on Priority Tree Species, Hanoi, 7-8 September 2000. Indochina Tree Seed Programme/Central Forest Seed Company, Hanoi. Nguyen Xuan Lieu (2000) Summary and key findings of regional priority species workshops. In Schmidt, L. & Nguyen Xuan Lieu (eds.), Proceedings of National Seminar on Priority Tree Species, Hanoi, 7-8 September 2000. Indochina Tree Seed Programme/Central Forest Seed Company, Hanoi. Vietnam Scientific and Technical Association of Forestry (1995) National Parks and Nature Reserves in Vietnam. Vietnam Scientific and Technical Association of Forestry, Hanoi. 1. Biodiversity action plan of Vietnam, 12/1995. 2. Decree 02/CP of the Government on 15/1/1994 on land allocation to organizations, households, individuals for long-term use in forestry. 3. Decision 661/QD-TTg of the Premier dated 29/7/1998 on objectives, tasks, policies and organization of the implementation of the project for planting of 5 million ha of new forests. 4. Law on forest protection and development, Government - 8/1991 5. Law on environment protection, 12/1993 6. Plan of "Strong development of forest planting and revegetation of bare land and denuded hills as a step towards banning of natural forest exploitation" Ministry of Agriculture and Rural Development, September 1997.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_114__5773.pdf
Luận văn liên quan