Cẩm nang Vứt bỏ và mang theo

Vứt bỏ và mang theo Tiến trình hội nhập không chỉ là đương đầu với những thách thức bên ngoài mà còn phải mạnh dạn vứt bỏ cái đáng vứt bỏ, mang theo những gì thật sự cần thiết để con tàu nhẹ lướt ra khơi. Vấn đề là vứt cái gì và mang theo cái gì . Vứt bỏ lối suy nghĩ thụ động Ngay từ trên ghế nhà trường, học sinh, sinh viên thường chờ thầy cô giáo giảng bài và làm theo các bài tập mẫu mà không chịu sáng tạo, đào sâu suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp học tập mới và phù hợp cho riêng mình (đến lớp ghi những gì thầy đọc, về nhà học những gì đã ghi, đi thi ghi lại những gì đã học). Ra trường và đi làm, nhiều người trong chúng ta vẫn còn giữ lối suy nghĩ cũ, thường ỷ lại và chờ đợi cấp trên giao việc và đốc thúc mà không hề sáng tạo trong công việc, táo bạo trong tư duy. Bản thân các DN VN cũng không mạnh dạn tự bứt khỏi nếp suy nghĩ thụ động trong kinh doanh. Rất nhiều DN chỉ bắt chước các mô hình hoạt động hoặc theo đuôi các DN khác mà không hề tạo được sự khác biệt, còn lúng túng và thụ động từ trong việc nghiên cứu thị trường đến khâu lập kế hoạch kinh doanh, kiểm soát để định vị mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Nhiều DN vẫn còn chậm chạp trong việc cải tổ, tái cấu trúc DN nhằm tạo bước đột phá, chưa chủ động tạo môi trường làm việc sáng tạo hấp dẫn để kích thích và động viên nhân viên của mình làm việc năng động, sáng tạo. Vứt bỏ tính không trung thực và vô trách nhiệm Con tàu đất nước sẽ đi về đâu khi mỗi học sinh không nỗ lực và có trách nhiệm trong học tập, gian lận trong thi cử, học giả bằng thật. Con tàu sẽ đi về đâu nếu chúng ta thờơ, thiếu trách nhiệm trong việc trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, cao hơn nữa là sự chia sẻ tri thức, liên kết, hợp tác giữa các tổ chức để công việc chung, con tàu chung vận hành trôi chảy về mục tiêu chung. Và chúng ta sẽ đi về đâu khi mọi người vẫn đi theo triết lý “im lặng là vàng”? Trong các buổi họp, mọi người thường im lặng và nể nang, không dám nói lên sự thật hoặc góp ý thẳng thắn với nhau vì sợ mất lòng nhau; nhân viên sợ cấp trên “đì”, lãnh đạo bao che cấp dưới; một số tổ chức còn mang nặng tính chỉ trích, bới lông tìm vết để hạ thấp nhau, trả thù nhau. Cần mang theo những gì? Để con tàu bắt nhịp với tầm chung của thế giới, theo tôi, cần phải tìm ra lỗi trong hệ thống tổ chức của mình, từ đó tiến hành cải tổ, tái cấu trúc với tầm nhìn xa hơn, rộng hơn để thiết lập các chiến lược

docx2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cẩm nang Vứt bỏ và mang theo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vứt bỏ và mang theo Tiến trình hội nhập không chỉ là đương đầu với những thách thức bên ngoài mà còn phải mạnh dạn vứt bỏ cái đáng vứt bỏ, mang theo những gì thật sự cần thiết để con tàu nhẹ lướt ra khơi. Vấn đề là vứt cái gì và mang theo cái gì... Vứt bỏ lối suy nghĩ thụ động .... Ngay từ trên ghế nhà trường, học sinh, sinh viên thường chờ thầy cô giáo giảng bài và làm theo các bài tập mẫu mà không chịu sáng tạo, đào sâu suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp học tập mới và phù hợp cho riêng mình (đến lớp ghi những gì thầy đọc, về nhà học những gì đã ghi, đi thi ghi lại những gì đã học). Ra trường và đi làm, nhiều người trong chúng ta vẫn còn giữ lối suy nghĩ cũ, thường ỷ lại và chờ đợi cấp trên giao việc và đốc thúc mà không hề sáng tạo trong công việc, táo bạo trong tư duy. Bản thân các DN VN cũng không mạnh dạn tự bứt khỏi nếp suy nghĩ thụ động trong kinh doanh. Rất nhiều DN chỉ bắt chước các mô hình hoạt động hoặc theo đuôi các DN khác mà không hề tạo được sự khác biệt, còn lúng túng và thụ động từ trong việc nghiên cứu thị trường đến khâu lập kế hoạch kinh doanh, kiểm soát để định vị mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Nhiều DN vẫn còn chậm chạp trong việc cải tổ, tái cấu trúc DN nhằm tạo bước đột phá, chưa chủ động tạo môi trường làm việc sáng tạo hấp dẫn để kích thích và động viên nhân viên của mình làm việc năng động, sáng tạo. Vứt bỏ tính không trung thực và vô trách nhiệm Con tàu đất nước sẽ đi về đâu khi mỗi học sinh không nỗ lực và có trách nhiệm trong học tập, gian lận trong thi cử, học giả bằng thật. Con tàu sẽ đi về đâu nếu chúng ta thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, cao hơn nữa là sự chia sẻ tri thức, liên kết, hợp tác giữa các tổ chức để công việc chung, con tàu chung vận hành trôi chảy về mục tiêu chung. Và chúng ta sẽ đi về đâu khi mọi người vẫn đi theo triết lý “im lặng là vàng”? Trong các buổi họp, mọi người thường im lặng và nể nang, không dám nói lên sự thật hoặc góp ý thẳng thắn với nhau vì sợ mất lòng nhau; nhân viên sợ cấp trên “đì”, lãnh đạo bao che cấp dưới; một số tổ chức còn mang nặng tính chỉ trích, bới lông tìm vết để hạ thấp nhau, trả thù nhau. Cần mang theo những gì? Để con tàu bắt nhịp với tầm chung của thế giới, theo tôi, cần phải tìm ra lỗi trong hệ thống tổ chức của mình, từ đó tiến hành cải tổ, tái cấu trúc với tầm nhìn xa hơn, rộng hơn để thiết lập các chiến lược phát triển khả thi và hiệu quả. Cần phải xây dựng được dấu ấn riêng của con tàu mình nhằm tạo ưu thế khác biệt trong chuyến hành trình ra biển lớn. Vậy dấu ấn riêng của con tàu chúng ta là gì? Đó chính là bản sắc văn hóa - đặc thù riêng - không thể bị bắt chước của từng con người, từng tổ chức và từng quốc gia. Đó là phong cách làm việc chuyên nghiệp đặc trưng của từng người, từng DN; là phương cách tiếp cận thị trường độc đáo không bắt chước ai... Lèo lái con tàu lướt sóng phải thật chính xác, phải làm đúng ngay từ đầu, cần tập trung nâng cao “chất” đặc thù của chính mình và cần vận dụng tri thức, kinh nghiệm linh hoạt và khéo léo phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế. Chính sức mạnh nội sinh này mới tạo lực đẩy vững chắc và mạnh mẽ cho con tàu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế tri thức, cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các DN với nhau, thực chất là cạnh tranh về con người, đặc biệt là người giỏi. Đất nước nào, DN nào có người giỏi nắm được tri thức kỹ thuật, có tư duy sáng tạo, có khát vọng vươn lên thì quốc gia đó, DN đó nắm được thế chủ động. Đào tạo, thu hút và giữ chân người giỏi là chiến lược quyết định sự thành công và chiến thắng của mỗi quốc gia, mỗi DN. DN không nên xem lương, thưởng chỉ đơn thuần là chi phí, mà cần phải xem lương, thưởng là tiền đầu tư vào con người. Sự thật cho thấy vàng đào được từ con người gấp nhiều lần vàng được đào từ lòng đất. Đã đến lúc chúng ta phải nắm chắc và khai thác triệt để nguồn nhân lực tài giỏi không thiếu của đất nước. Những trí thức Việt trẻ trong và ngoài nước có tâm huyết và tầm nhìn cần phải được bồi dưỡng và sử dụng hợp lý nhằm tránh lãng phí và chảy máu chất xám.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxVứt bỏ và mang theo.docx
Luận văn liên quan