I. NGUYÊN NHÂN – NGUỒN GỐC CĂN BỆNH
Căn bênh Hà Lan là tên gọi một loại nguy cơ kinh tế xảy ra khi đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làn suy giảm ngành công nghiệp chế tạo – một hiện tượng giảm công nghiệp hóa. Thuật ngữ căn bệnh Hà Lan đôi khi được dùng để chỉ nguy cơ xảy ra khi phụ thuộc nguồn lực vào bên ngoài dẫn tới suy giảm các nguồn lực trong nước.
“Căn bệnh Hà Lan” là một thuật ngữ trong kinh tế học ra đời năm 1977 để mô tả sự suy giảm của khu vực sản xuất Hà Lan sau khi nước này tìm ra mỏ khí gas lớn. Từ đó về sau thuật ngữ này dùng để nói về mối quan hệ giữa việc phát hiện nguồn tài nguyên thiên nhiên mới với sự tụt hậu của sản xuất trong nước của một quốc gia.
Trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất phát hiện một nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, Hà Lan có thêm một khoản trời cho rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, sản xuất hàng hóa phi ngoại thương không có sức cạnh tranh.
Căn bệnh Hà Lan phát tác một khi nguồn tài nguyên trong nước đã cạn kiệt hoặc có sự biến động giảm giá tài nguyên trên thị trường thế giới. Khi đó việc khai thác tài nguyên để bán gặp khó khăn. Các ngành sản xuất khác trong nước hầu như đã tê liệt vì tụt hậu kỹ thuật khi không được đầu tư trong thời gian dài. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.
II. MÔ HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CĂN BỆNH HÀ LAN
1. Mô hình cổ điển1
1.1. Nội dung
Mô hình cổ điển của Căn bệnh hà Lan được công bố bởi hai nhà kinh tế học là W. Max Corden và J. Peter Neary vào năm 1982. Mô hình này dựa trên giả thiết rằng nền kinh tế quốc dân được chia ra làm 2 khu vực: khu vực xuất khẩu (tradable sector) và khu vực không xuất khẩu (non-tradable). Trong đó, khu vực xuất khẩu được chia làm 2 khu vực nhỏ.
ã Khu vực “bùng nổ” (booming sector) : khu vực khai thác tài nguyên
ã Khu vực “trì trệ” (non-booming sector): khu vực chế tạo (manufacturing sector)
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4824 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Căn bệnh Hà Lan - Mô hình và tác động của căn bệnh hà lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. NGUYÊN NHÂN – NGUỒN GỐC CĂN BỆNH
Căn bênh Hà Lan là tên gọi một loại nguy cơ kinh tế xảy ra khi đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làn suy giảm ngành công nghiệp chế tạo – một hiện tượng giảm công nghiệp hóa. Thuật ngữ căn bệnh Hà Lan đôi khi được dùng để chỉ nguy cơ xảy ra khi phụ thuộc nguồn lực vào bên ngoài dẫn tới suy giảm các nguồn lực trong nước.
“Căn bệnh Hà Lan” là một thuật ngữ trong kinh tế học ra đời năm 1977 để mô tả sự suy giảm của khu vực sản xuất Hà Lan sau khi nước này tìm ra mỏ khí gas lớn. Từ đó về sau thuật ngữ này dùng để nói về mối quan hệ giữa việc phát hiện nguồn tài nguyên thiên nhiên mới với sự tụt hậu của sản xuất trong nước của một quốc gia.
Trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất phát hiện một nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, Hà Lan có thêm một khoản trời cho rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, sản xuất hàng hóa phi ngoại thương không có sức cạnh tranh.
Căn bệnh Hà Lan phát tác một khi nguồn tài nguyên trong nước đã cạn kiệt hoặc có sự biến động giảm giá tài nguyên trên thị trường thế giới. Khi đó việc khai thác tài nguyên để bán gặp khó khăn. Các ngành sản xuất khác trong nước hầu như đã tê liệt vì tụt hậu kỹ thuật khi không được đầu tư trong thời gian dài. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.
II. MÔ HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CĂN BỆNH HÀ LAN
1. Mô hình cổ điển1
1.1. Nội dung
Mô hình cổ điển của Căn bệnh hà Lan được công bố bởi hai nhà kinh tế học là W. Max Corden và J. Peter Neary vào năm 1982. Mô hình này dựa trên giả thiết rằng nền kinh tế quốc dân được chia ra làm 2 khu vực: khu vực xuất khẩu (tradable sector) và khu vực không xuất khẩu (non-tradable). Trong đó, khu vực xuất khẩu được chia làm 2 khu vực nhỏ.
Khu vực “bùng nổ” (booming sector) : khu vực khai thác tài nguyên
Khu vực “trì trệ” (non-booming sector): khu vực chế tạo (manufacturing sector)
Các giả thiết khác là tổng lực lượng lao động không đổi, nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng lao động, và tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định.
Booming sector (1st tradable sector)
Non-tradable
sector
Non-Booming sector (2nd tradable sector)
Hình 1.1: Mô hình cổ điển của W. Max Corden và J. Peter Neary
1.2. Tác động
Hiệu ứng di chuyển nguồn lực (resource movement effects)
Indirect
Deindustrialise
Direct
Deindustrialise
Direct Deindustrialise
Booming sector (1st tradable sector)
Non-tradable
sector
Non-Booming sector (2nd tradable sector)
Hình 1.2: Hiệu ứng di chuyển nguồn lực
Khi các ngành khai thác tài nguyên bùng nổ, lượng cầu về lao động của khu vực này tăng lên, lao động từ khu vực sản xuất (manufacturing sector) sẽ chuyển sang khu vực khai thác này làm cho khu vực sản xuất bị thiếu cung lao động và trở nên suy thoái. Quá trình này được gọi là phi công nghiệp hóa trực tiếp (Direct Reindustrialize )
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực khai thác đã làm tăng thu nhập của người lao động trong lĩnh vự này. Nhu cầu tiêu dùng của họ vì thế cũng tăng lên. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực không xuất khẩu (non-tradable sector). Sự tăng trưởng này lại kéo theo sự di chuyển nguồn lực từ khu vực chế tạo và khiến cho khu vực này ngày càng trì trệ hơn. Quá trình này được gọi là phi công nghiệp hóa gián tiếp (Indirect Reindustrialize). W. Max Corden và J. Peter Neary gọi đây là hiệu ứng di chuyển nguồn lực của căn bệnh Hà Lan (resource movement effect).
Việc một lượng ngoại tệ đổ vào làm cho tỷ giá thực giảm điều đó có nghĩa là sức mua của đồng nội tệ tăng hay giá hàng nội đắt hơn tương đối so với hàng cùng loại của nước ngoài.
Và cũng chính điều này cũng góp phần vào việc làm cho khu vực sản xuất hàng xuất khẩu suy thoái.Vì khi tỷ giá thực giảm làm cho các ngành sản xuất các mặt hàng này trở nên kém cạnh tranh hơn so với nước ngoài, do các mặt hàng này đắt hơn các hàng cùng loại của nước ngoài một cách tương đối. Khi có hiện tượng suy thoái xảy ra thì nhất thiết các ngành sản xuất hàng xuất khẩu này sẽ giải phóng một số lượng vốn và lao động. Tuy nhiên lượng vốn và lao động này không được hấp thụ hoàn toàn vào các ngành thuộc khu vực ngoại thương – bùng nổ và khu vực phi ngoại thương. Bởi lẻ đã có một lượng cầu hàng hoá của người tiêu dùng được đáp ứng bởi một lượng cung từ nước ngoài, do khi tỷ giá giảm thì người tiêu dùng thấy mình giàu có hơn so với các mặt hàng nhập khẩu và vì vậy người tiêu dùng sẽ tăng cầu hàng hoá này. Vậy tỷ giá thực giảm đã làm góp phần di chuyển nguồn lực từ khu vực sản xuất hàng ngoại thương – không bùng nổ sang khu vực ngoại thương bùng nổ và khu vực phi ngoại thương.
Hiệu ứng tiêu dùng
Theo thuyết của Migara, thị trường có hai thành phần tham gia là Non-tradable (N) và Tradable (T). Trong đó, N là những loại hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước chỉ phục vụ nhu cầu trong nước như dịch vụ, xây dựng…và không tham gia xuất khẩu hay nhập khẩu; T là tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước để phục vụ hoạt động xuất và nhập khẩu cũng như là cầu nội địa.
Hiệu ứng tiêu dùng xảy ra khi những người có thu nhập từ yếu tố bùng nổ tăng lên, và lượng thu nhập này sẽ được chi cho cả hai mặt hàng là N và T. Nếu cầu của N so với thu nhập là co dãn thì thu nhập tăng sẽ đẩy giá N tăng. Khi giá N tăng nghĩa là đầu vào của T cũng tăng theo như giá của nguyên, nhiên liệu hay lương nhân công. Tuy nhiên giá của T lại cố định bởi đó là những mặt hàng được giao dịch quốc tế và bị áp dụng nguyên tắc một giá. Do vậy, khi chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận của các nhà sản xuất T sẽ bị giảm. Do đó, khi cầu T tăng sẽ được thay thế bằng các mặt hàng nhập khẩu.
Khi tỉ giá danh nghĩa là cố định, thu nhập tăng nhưng sẽ không kéo theo giá của T tăng theo. Khi đó, cầu tăng của N sẽ làm giá tăng và do đó mà tỷ giá hối đoái thực tế tăng theo. Với tỷ giá hối đoái được định nghĩa như sau:
P = (Pt/Pn)
Trong đó: P là tỉ gía hối đoái thực tế
Pt, Pn lần lượt là giá của T và N.
Pn tăng sẽ làm giá trị P giảm. Hiện tượng này được gọi là sự tăng tỉ giá hối đoái thực tế bởi giá trị nội tệ tăng so với ngoại tệ.
Khi đồng nội tệ tăng so với ngoại tệ sẽ làm sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu giảm, cùng với đó lại làm nhập khẩu tăng. Tức là hiệu ứng tiêu dùng trên không những sẽ làm tăng giá các mặt hàng N trong nước, gây áp lực lạm phát; đồng thời nó còn làm các ngành sản xuất các mặt hàng T xuất khẩu khác bị suy yếu và lượng nhập khẩu lại gia tăng.
2. Mô hình 4 khu vực 2
2.1. Nội dung
Mô hình 4 khu vực được nghiên cứu và bổ sung nhiều lần bởi nhiều kinh tế gia như Krugman, Ohyama, Helpman… và cả World Bank, IMF. Chúng ta có thể tham khảo bài nghiên cứu và tổng hợp khá đầy đủ của O De Silva năm 1994.
Về cách phân chia nền kinh tế, mô hình 4 khu vực cũng chia tradable sector thành khu vực có sự bùng nổ và khu vực không có sự bùng nổ. Điểm khác biệt là khu vực nontradable cũng được chia thành khu vực sản xuất hàng tư bản và khu vực sản xuất hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, thay vì nghiên cứu nông nghiệp như một khu vực đơn nhất giống mô hình 2 khu vực, mô hình 4 khu vực xem khu vực nông nghiệp gồm khu vực sản xuất nhằm xuất khẩu thu lợi nhuận (cash crops) và khu vực sản xuất lương thực tiêu dùng trong nước (food crops) thay vì một khu vực đơn nhất.
THE ECONOMY
TRADABLE SECTOR
NON-TRADABLE SECTOR
BOOMING SECTOR
Ex: Petroleum sector
NON- BOOMING SECTOR
Agricultural export
Manufacturing
Public Utility
CONSUMER GOODS
Ex: Food sector
CAPITAL GOODS
Ex: Building & construction
Services
Import-competing industries
Hình 1.3 Mô hình 4 khu vực
2.2 Tác động
Hiệu ứng di chuyển nguồn lực
Về cơ bản, mô hình 4 khu vực cũng thừa nhận tác động duy chuyển nguồn lực như mô hình 2 khu vực. Tuy nhiên, do có sự phân chia khu vực chi tiết hơn, mô hình này phân tích các tác động chi tiết hơn.
Cụ thể, đối với khu vực nông nghiệp, hiệu ứng duy chuyển nguồn lực chỉ ra rằng, do đồng nội tệ tăng giá làm giảm sức cạnh tranh mà khu vực sản xuất xuất khẩu cash crops sẽ bị thu hẹp lại trong lúc khu vực food crops lại có xu hướng được mở rộng hơn. Nghiên cứu cụ thể của Benjamin, Devarajan và Weiner năm 1989 đã cho thấy rõ tác động này. Đó là sự sụt giảm mạnh mẽ của cash crops trong khi food crops lại phản ứng tích cực với sự bùng nổ của khai thác dầu ở Camoroon những năm 1979-1985.
Hiệu ứng di chuyển nguồn lực cũng diễn ra tương tự như vậy trong khu vực công nghiệp. Một số ngành sản xuất như sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng tư bản…phục vụ cho nhu cầu trong nước có xu hướng phát đạt hơn do dòng ngoại tệ làm cầu tăng. Trong lúc các ngành công nghiệp sản xuất xuất khẩu có dấu hiệu suy thoái do mức độ cạnh tranh giảm. Ngoài ra, mô hình 4 nhân tố cũng chỉ ra rằng, các ngành sản xuất hàng tư bản thường có mức tăng trưởng cao hơn các ngành hàng tiêu dùng do dòng ngoài tệ thường được ưu tiên cho việc đầu tư như phát triển cơ sở hạ tầng…
Hiệu ứng tiêu dùng
Về hiệu ứng tiêu dùng, mô hình 4 khu vực không có nhiều khác biệt với mô hình 2 khu vực. Thu nhập cao hơn tạo xu hướng tiêu dùng cao hơn trong nước và do đó thúc đẩy các ngành sản xuất cho tiêu dùng trong nước phát đạt hơn trong lúc nền kinh tế có nguy cơ lạm phát.
III. CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐỂ NGĂN NGỪA CĂN BỆNH HÀ LAN
Việc ngăn ngừa căn bệnh Hà Lan ở tầm vĩ mô phụ thuộc vào dạng tài nguyên, hay nguồn lực được bổ sung ở tầm ngắn hạn hay có thể duy trì trong dài hạn.
Đối với các dạng tài nguyên có thể duy trì trong ngắn hạn, nguồn tài nguyên mới phát hiện bị khai thác nhanh chóng, nguồn dự trữ hạn chế và nguồn lợi thương mại không ổn định, các nhà hoạch định chính sách cần bảo vệ những ngành dễ bị ảnh hưởng bằng cách can thiệp vào tỉ giá hối đoái. Thường thì chính phủ trong tình trạng đất nước trưởng nóng do căn bệnh Hà Lan sẽ áp dụng chính sách tỷ giá cố định. Để dễ tìm hiểu hơn chúng ta giả sử thị trường chỉ có hai nước Anh và Mĩ.
Giả sử tỉ giá cố được cố định tại e1. Đây là trạng thái cân bằng của thị trường tự do tại điểm A với đường cung đồng bảng là SS và đường cầu đồng bảng là DD.
Giả sử Anh vừa phát hiện thêm mỏ dầu và đường cầu đồng bảng tăng từ DD lên đến DD2. Người Mĩ cần nhiều đồng bảng hơn để nhập khẩu dầu của Anh. Trang thái cân bằng của thị trường tự do lúc này sẽ nằm tại điểm B và đồng bảng lên giá so với đồng đô la. Tại mức tỉ giá cố định e1 thì sẽ có hiện tượng dư cầu đồng bảng 1 lượng AC. Để neo tỷ giá ngân hàng trung ương cần phải bù đắp cho số cầu dư ra này và để duy trì mức tỷ giá neo e1 thì ngân hàng sẽ phải cung ra thị trường 1 lượng AC đồng bảng. Ngân hàng sẽ bán đồng bảng này để đổi lấy (e1 x AC) đôla, số đôla này sẽ bổ sung vào quĩ dự trữ ngoại hối của liên hiệp Anh. Đấy là cách đối phó với bệnh Hà Lan trong ngắn hạn.
Mặc khác cũng cần phải đảm bảo rằng xây dựng nguồn dự trữ như vậy không dẫn đến lạm phát và rằng nguồn của cải mới được bổ sung đó được sử dụng một cách không ngoan và được quản lý một cách minh bạch thông qua, chẳng hạn, tài khoản ngân hàng trung ương hay một quỹ đáng tin cậy.
Ở những đất nước mà nguồn của cải được tìm thấy có thể được duy trì lâu dài, các nhà họach định chính sách cần quản lý những thay đổi về mặt cấu trúc mang tính tất yếu để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế. Họ có lẽ cần tiến hành những biện pháp nhằm thúc đẩy năng xuất của bộ phận sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước (thông qua việc tư nhân hóa và tái cấu trúc) và tập trung đầu tư cho việc đào tạo nhân lực. Họ cũng cần tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu để giảm sự phụ thuộc vào một lĩnh vực nào đó đang bùng nổ và giúp chúng ít tổn thương hơn trước những biến động lớn từ bên ngoài như việc hàng hóa rớt giá đột ngột.
IV. CÁC NƯỚC MẮC BÊNH HÀ LAN VÀ TÌNH HÌNH Ở VIỆT NAM
1. Các nước đã mắc bệnh
1.1. Các nước đang phát triển
- Các nước xuất khẩu dầu mỏ như Mexico, Indonesia, Nigieria và các nước Ả-rập trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970 đã thu về một lượng ngoại tệ (Đô la Mỹ) khổng lồ từ việc xuất khẩu dầu mỏ với giá cao
- Các nước nhận viện trợ như Ai cập, Israel đã nhận được một khoản viện trợ khổng lồ từ Mỹ năm 1978; Ghana nhận viện trợ từ Ngân hàng Thế giới (WB) năm 1980
- Các nước phát hiện ra nguồn tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu trữ lượng lớn như Angola với sự bùng nổ dầu lửa những năm 1990 dẫn đến tăng giá quá mức nội tệ, hạn chế những lợi ích trong ngành nông nghiệp và những sản phẩm xuất khẩu khác, ảnh hưởng đến những hoạt động phi thương mại, giao dich quốc tế. Nông nghiệp Angola bị tác động bởi căn bênh và chiến tranh đã suy giảm 36% từ đầuthập niên 1990 đến cuối thập niên 1990
Trường hợp tiêu biểu: Sự bùng nổ nguồn thu dầu mỏ của Nigeria những năm 1970
Với tình hình giá dầu tăng cao trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1970 – 1973, Nigeria, một nước có trữ lượng dầu mỏ khá lớn và là một nước xuất khẩu loại tài nguyên này, đã thu về một lượng ngoại tệ khổng lồ. Nhưng viễn cảnh cho một sự phát triển bền vững của Nigeria từ nguồn lợi này là không tưởng khi nước này rơi vào căn bệnh Hà Lan.
Năm 1976, Thủ tướng Nigeria thừa nhận: “Mặc dù quốc gia chúng ta có tiềm năng lớn những vẫn chưa phải là một nước giàu… Nguồn dầu mỏ của chúng ta không đủ để thỏa mãn mong muốn, khao khát và nhu cầu thực của người dân, sự phát triển của đất nước và của các dịch vụ xã hội”. Lợi nhuận thu được từ xuất khẩu dầu mỏ đã làm tăng phúc lợi vật chất, mở rộng cơ hội thâm dụng lao động, tăng sự lựa chon các chính sách đầu tư, nhưng đồng thời cũng làm thay đổi lợi ích, tăng kỳ vọng, làm suy giảm sản lượng của những đầu ra không phải là dầu mỏ (đặt biệt là ngành nông nghiệp)
Chính phủ Nigeria đã có thể điều chỉnh tỷ giá hoái đoái, điều chỉnh giá cả, đầu tư và ban hành những chính sách phát triển bền vững như Indonesia đã làm nhưng họ đã thất bại trong việc ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của căn bệnh Hà Lan. Một chuyên gia kinh tế hàng đầu Nigeria lúc bấy giờ đã miêu tả sự giàu có những năm 1970 này “ như là một người trúng vé số và xây một lâu đài. Người đó không duy trì được nó và phải đi mượn tiền để dọn ra ngoài ở”.
Nghiên cứu quá trình mắc bệnh Hà Lan tại các nước, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định sau: Nếu nguồn thu của một nước phụ thuộc vào ½ sản phẩm xuất khẩu thì nước đó sẽ dễ bị tác động từ những cú sốc bên ngoài.
1.2. Các nước phát triển
- Những nước khám phá ra những nguồn tài nguyên trữ lượng lớn như Tây Ban Nha phát hiện ra các mỏ vàng ở Tân Thế giới vào thế kỷ XVI dẫn đến làm suy giảm các ngành sản xuất khác trong nước; Hà Lan với việc khám phá ra các mỏ dầu năm 1970.
- Thu về những dòng ngoại tệ lớn như trường hợp Mỹ với việc trãi qua khủng hoảng xuất khẩu nông nghiệp năm 1980 – 1984 và sự suy giảm quá trình công nghiệp hóa do sự suy giảm các ngành công nghiệp truyền thống khi có những dòng vốn khổng lồ làm tăng giá đồng đô la.
Trường hợp tiêu biểu: Hà Lan với việc phát hiện ra các mỏ dầu khí những năm 1960
Trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất đã phát hiện dưới những cánh đồng hoa tulip có một nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã quyết định khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tự nhiên, Hà Lan có thêm một khoản trời cho (windfalls) rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, sản xuất hàng hoá phi ngoại thương không có sức cạnh tranh thay vì tiếp tục đưa những bông hoa tulip xinh tươi chu du khắp thế giới. Rắc rối đã xảy ra khi nguồn khí đốt được khai thác hết, nguồn tiền không còn đủ để đáp ứng cho những nhu cầu chi tiêu của quốc gia, cầu trong nước giảm, thất nhiệp gia tăng và nhiều vấn đề rắc rối khác đã xảy ra. Chuyện của những năm 1960 thoảng qua như một cơn lốc, nhưng đã để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Hà Lan. Sau đó, bằng chính sách hợp lý, Hà Lan lại đạt được những thành tựu kinh tế kỳ diệu, những cánh đồng hoa tulip đã được khôi phục.
2. Tình hình ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, thâm dụng lao động và tỷ trọng xuất khẩu các loại tài nguyên thiên thiên không chiếm ưu thế trong cán cân thương mại. Với đặc điểm đó, ta sẽ đi tìm hiểu ba nguồn có thể dẫn đến sự xuất hiện của căn bệnh Hà Lan ở Việt Nam: Nguồn thu từ xuất khẩu tài nguyên, FDI và ODA.
2.1. Việt Nam và căn bệnh Hà Lan – Góc độ nguồn thu từ xuất khẩu tài nguyên
Xét các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam ta thấy đnax đầu về nguồn lợi thu về bao gồm: dầu thô, than đá, thiếc, gạo, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng điện tử-máy tính-linh kiện, giày dép, dệt may, cà phê, cao su, dây cáp điện. Trong đó, may mặc dẫn đầu về lượng ngoại tệ thu về.
Theo số liệu thống kê (Bộ TN – MT), tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 60 tỷ USD, trong đó mặt hàng xuất khẩu tài nguyên có giá trị nhất là dầu mỏ với khoảng 9 tỷ USD, đứng sau may mặc với khoảng 10 tỷ USD. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của tài nguyên năm 2008 chiếm khoảng 20%. Trong khi đó, trữ lượng của những nơi khai thác mới không lớn.
Với tình hình ấy, nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu tài nguyên của Việt Nam không thể ảnh hưởng để dẫn đến căn bệnh Hà Lan do nguồn thu từ xuất khẩu tài nguyên quá lớn.
2.2. Việt Nam và căn bệnh Hà Lan – Góc độ FDI
Trong khoảng thời gian 5 năm (2001 – 2005), khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 15.5% GDP (số liệu từ fia.mpi.gov.vn). Giá trị xuất khẩu của khu vực này đạt trên 34 tỷ USD, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Ngoài ra, FDI chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng, … . FDI cũng chiếm 60% sản lượng thép tấm, 28% xi măng, 33% sản phẩm điện/điện tử, 76% thiết bị y tế. Đối với các ngành công nghiệp chủ đạo, FDI chiếm 42% công nghiệp giầy da, 25% trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linh kiện. Đóng góp của FDI cho Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001 - 2005 là khoảng 3,67 tỷ đô-la Mỹ.Trên phương diện cơ cấu kinh tế, FDI được tập trung và lĩnh vực sản xuất. Công nghiệp nặng được xếp hàng đầu với khoảng 21% tổng FDI đăng ký, tiếp theo là xây dựng và khách sạn, nhà ở. Nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 6% tổng số vốn cam kết
Bình quân trong thời kỳ 2001 – 2006 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm thêm cho khoảng 11 vạn việc làm mỗi năm đưa tổng số lao động trực tiếp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính đến cuối năm 2006 lên 1, 13 triệu người. Ngoài ra khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng vài triệu lao động gián tiếp trong 6 năm qua. FDI đã hỗ trợ Việt Nam một cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để Việt nam gia nhập ASEAN, ký kết thoả thuận khung với EU, bình thường hoá quan hệ và thoả thuận thương mại song phương với Mỹ.
Ta nhận thấy sức ảnh hưởng của dòng vốn FDI đối với bộ mặt kinh tế chung của Việt Nam là theo hướng tích cực và phạm vi ảnh hưởng đối với các ngành chủ lực luôn dưới 50%. Như vậy theo nhận định ta biết ở trên: “Nếu nguồn thu của một nước phụ thuộc vào ½ sản phẩm xuất khẩu thì nước đó sẽ dễ bị tác động từ những cú sốc bên ngoài”, ta có thể kết luận FDI không làm Việt Nam mắc căn bệnh Hà Lan.
2.3. Việt Nam và căn bệnh Hà Lan – Góc độ ODA 3
Hiện, ở Việt Nam có khoảng 50 nhà tài trợ quốc tế song phương và đa phương đang hoạt động. Chính sách chung của các nhà tài trợ tại Việt Nam là hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội; xoá đói giảm nghèo. Trong thời kỳ 1993-2008, các nhà tài trợ đã cam kết ODA dành cho Việt Nam khoảng hơn 35 tỷ USD. Ngoài ra, có khoảng 600 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) đang hoạt động tại Việt Nam với số tiền viện trợ hàng năm khoảng 100 triệu USD (theo Ông Hồ Quang Minh - Vụ trưởng Kinh tế đối ngoại (Bộ KH&ĐT) – Vnexpress.net). Trong thời kỳ 1993-2008 (tính đến hết tháng 10 năm 2008), tổng vốn ODA giải ngân đạt 22,065 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA ký kết.
Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ đề ra trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra định hướng chiến lược, chính sách và những lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA cho từng thời kỳ. Gần đây nhất, trên cơ sở tham vấn rộng rãi các nhà tài trợ, ngày 29 tháng 12 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010. 5 lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời kỳ 5 năm 2006-2010 bao gồm:
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo).
- Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và phát triển và một số lĩnh vực khác).
- Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.
Trong đó,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo có các chương trình và dự án ODA ký kết trong thời kỳ 1993-2008 đạt tổng trị giá khoảng 5,5 tỷ USD
Năng lượng và Công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với các dự án đã ký trong thời gian qua đạt trên 7,6 tỷ USD
Giao thông Vận tải và Bưu chính viễn thông là ngành tiếp nhận vốn ODA lớn nhất với tổng giá trị hiệp định ký kết đạt khoảng 9,88 tỷ USD thời kỳ 1993-2008
Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật là những lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua với các chương trình, dự án đã ký đạt tổng số vốn khoảng 4,3 tỷ USD.
Xét về tính hiệu quả trong việc sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA,
Trong quá trình tiếp nhận viện trợ phát triển, Việt Nam vẫn giữ được độc lập, tự chủ trong việc hoạch định và thực thi các chính sách cải cách theo lộ trình của mình, kể cả khi nhà tài trợ đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện các cam kết cải cách trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cổ phần hóa, tư nhân hóa,....Mặc dù trong cơ cấu viện trợ, vốn vay ODA ưu đãi chiếm khoảng 80% song Việt Nam vẫn được các định chế tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá nợ nước ngoài hiện ở trong ranh giới an toàn. Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3-4% trong GDP của Việt Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,.... ODA có vai trò quan trọng hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, pháp lý (xây dựng và hoàn thiện các Luật, các văn bản dưới Luật) thông qua việc cung cấp chuyên gia quốc tế, những kinh nghiệm và tập quán tốt của quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trong đó có phân công trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho từng cơ quan với một cơ chế phối hợp nhịp nhàng, cụ thể Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối về điều phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; Bộ Tài Chính thực hiện chức năng quản lý tài chính đối với nguồn vốn này; Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư Pháp, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ,... tham gia quản lý nhà nước về ODA theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể của mình trong chu trình ODA; các Bộ, ngành và địa phương với vai trò cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ODA thông qua chủ dự án và Ban quản lý dự án. Về khung thể chế pháp lý, công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA từ năm 1994 đến nay được thực hiện trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ. Trong 15 năm qua Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định về quản lý và sử dụng ODA (Nghị định 20/CP (1994), Nghị định 87/CP (1997), Nghị định 17/2001/NĐ-CP (2001) và Nghị định 131/2006/NĐ-CP (2006)) đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn cung cấp và tiếp nhận nguồn vốn ODA ở từng thời kỳ.
Như vậy các lĩnh vực mà Việt Nam dùng ODA để đầu tư phát triển đều là những lĩnh vực quan trọng, tỷ lệ ODA trong GDP chỉ 3 – 4%, công tác quản lý và sử dụng đảm bảo. Vì vậy, ODA mà Việt Nam nhận được trong thời kỳ sau 1993 đến nay không ảnh hưởng xấu làm cho Việt Nam nhiễm bệnh.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu căn bệnh Hà Lan cho ta thấy những tác động của nó đến cục diện chung của nền kinh tế. Những tác động của nó ảnh hưởng đến chi tiêu, các chỉ số kinh tế, thu nhập, xu hướng tiêu dùng và cả sự tồn vong của chính phủ.
Đối với Việt Nam, hiện nay tuy Việt Nam không có khả năng bị mắc bệnh như với xu hướng tăng dần của nguồn vốn FDI và ODA nếu cách sử dụng và quản lý không hợp lý thì nguy cơ mắc bệnh là khó tránh.
Nguồn Tham Khảo
[1] Nguyễn Trọng Hoài, Kinh tế phát triển, NXB Lao động.
[2]
[3] TỔNG QUAN ODA Ở VIỆT NAM 15 NĂM (1993-2008) oda.mpi.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Căn bệnh Hà Lan.doc