CARD VIE 062/04: dự án nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi
Tại Việt Nam cho giai đoạn từtháng 2 – 8/2007
• Triển khai thửnghiệm nuôi tuần hòan không thay nước và tiếp tục thửnghiệm trên cá
Bớp và cá Mú
• Xây dựng kếhoạch và hướng dẫn học viên Cao học thứ2.
• Hòan tất kếhoạch tổchức hội thảo khuyến ngư ởViệt nam. Có thểtổchức hội thảo
này bằng cách tổchức triển lãm kết hợp với trình bày báo cáo khoa học tại Asian
Pacific 2007 Aquaculture Conference ởHà Nội.
• Gửi bài đang trên các tạp chí trong và ngoài nước
• Hoàn tất các báo cáo của dựán, đặc biệt là báo cáo tổng kết
• Tiếp tục quảng bá công nghệmương nổi ởViệt Nam.
Tại Australia cho giai đoạn 2 – 8/2007
• Tiếp tục nghiên cứu và báo cáo vềcác biện pháp xửlý nước nhằm hạn chếlượng
nước thải và tăng cường tính bền vững của công nghệmương nổi.
• Hoàn thiện báo cáo kỹthuật vềnuôi thương phẩm và đánh giá thịtrường của cá Đục
và Mulloway.
• Tiếp tục quảng bá công nghệmương nổi tại Australia.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu CARD VIE 062/04: dự án nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ministry of Agriculture & Rural Development
Báo cáo tiến độ
CARD VIE 062/04:
DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN
TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI
MS7: BÁO CÁO SÁU THÁNG LẦN THỨ BA
1
Mục lục
1. Đơn vị thực hiện............................................................................................................... 3
2. Sơ lược về dự án............................................................................................................... 4
3. Tóm tắt báo cáo ...................................................................Error! Bookmark not defined.
4. Giới thiệu dự án ..................................................................Error! Bookmark not defined.
5. Tiến độ thực hiện ................................................................Error! Bookmark not defined.
5.1 Các kết quả chính ..................................................................Error! Bookmark not defined.
5.3 Xây dựng năng lực.................................................................Error! Bookmark not defined.
5.4 Quảng bá thông tin về dự án ................................................Error! Bookmark not defined.
5.5 Quản lý dự án.........................................................................Error! Bookmark not defined.
6. Báo cáo về các vấn đề cần quan tâm..................................Error! Bookmark not defined.
6.1 Môi trường .............................................................................Error! Bookmark not defined.
6.2 Đóng góp về mặt xã hội và giới ............................................Error! Bookmark not defined.
7. Các vấn đề có liên quan đến việc triển khai và tính bền vững của dự án..................... 9
7.1 Khó khăn ..............................................................................................................................9
7.2 Giải pháp ............................................................................................................................10
7.3 Tính bền vững ....................................................................................................................10
8. Các hoạt động quan trọng tiếp theo ...................................Error! Bookmark not defined.
9. Kết luận ...............................................................................Error! Bookmark not defined.
10. Khai báo về đóng góp cho dự án ....................................Error! Bookmark not defined.
3
1. Đơn vị thực hiện
Tên dự án Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng
mương nổi
Cơ quan thực hiện ở Việt Nam Trường Đại học Nha Trang (trước đây
là Trường Đại học Thủy sản)
Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam TS. Hoàng Tùng
Đối tác Australia Queensland Department of Primary
Industries & Fisheries
Chủ nhiệm dự án phía Australia Mr Michael Burke
Ngày bắt đầu dự án 15/04/2005
(01/08/2005 ở Việt Nam)
Ngày kết thúc dự án (theo hợp đồng) 15/04/2007
Ngày kết thúc dự án (đề nghị điều chỉnh) 15/09/2007
Giai đoạn báo cáo tháng 13-18 của Dự án
Địa chỉ liên lạc
Phía Australia: Trưởng nhóm
Tên: Mr Michael Burke Telephone: +61 7 34002051
Chức vụ: Nghiên cứu viên Fax: +61 7 34083535
Cơ quan: DPI&F Email: Michael.burke@dpi.qld.gov.au
Phía Australia: Đơn vị quản lý hành chính
Tên: Michelle Robbins Telephone: +61 7 3346 2711
Chức vụ: Senior Planning Officer,
R&D Coordination
Fax: +61 7 3346 2727
Cơ quan: DPI&F Email: Michelle.robbins@dpi.qld.gov.au
Phía Việt Nam
Tên: TS. Hoàng Tùng Telephone: +84.979710372
Chức vụ: Giám đốc Trung tâm NC và ĐT
Quốc tế
Fax: +84.58.831145
Cơ quan: Trường Đại học Nha Trang Email: htunguof@gmail.com
4
2. Sơ lược về dự án
Dự án này nhắm đến việc xây dựng một mô hình ương nuôi ấu trùng và cá giống của các đối
tượng có giá trị kinh tế cho người nuôi cá biển ở Việt nam với các đặc tính dễ ứng dụng, có
hiệu quả kinh tế và không ảnh hưởng đến môi trường. Thông qua việc sử dụng các mương
nổi trong ao, dự án sẽ giúp người nuôi thiết lập một hệ thống ương ấu trùng/cá giống mang
tính thâm canh, có tuổi thọ cao và dễ quản lý chăm sóc. Nhờ vậy sẽ góp phần tích cực giảm
chi phí sản xuất và gia tăng lượng con giống cá biển hiện vẫn còn rất hạn chế ở cả Australia
và Việt nam. Dự án này cũng sẽ thử nghiệm mương nổi để nuôi thương phẩm các đối tượng
cá biển thông qua việc hợp tác với các nghiên cứu viên của Australia. Các nghiên cứu viên
của Bộ Công nghiệp Cơ bản và Nghề cá bang Queensland, Australia sẽ tư vấn, giúp đỡ phía
Việt nam về kỹ thuật quản lý hệ thống nuôi, quản lý chất lượng nước và xử lý chất thải. Các
đối tượng sẽ đưa vào thử nghiệm ương nuôi qua dự án này là cá Mú, cá Bớp và cá Chẽm. Tất
cả các thử nghiệm sẽ được thực hiện trong hệ thống nuôi khép kín, không đổ nước thải ra
môi trường xung quanh. Các kết quả thu được từ dự án sẽ được sử dụng một cách có hiệu
quả để đào tạo cán bộ và sinh viên của trường Đại học Thủy sản, người nuôi và các đơn vị
sản xuất có liên quan. Sự tham gia tích cực và đóng góp nhân vật lực của các cơ quan phối
hợp khác nhau vào hoạt động nghiên cứu chính là điểm đặc biệt của dự án này và sẽ giúp cho
nghiên cứu có tính gắn kết chặt chẽ với thực tiễn sản xuất và có khả năng ứng dụng cao.
3. Báo cáo tóm tắt
Tại Australia, đợt thu hoạch đầu tiên và công tác đánh giá thị trường đã được tiến hành. Dự
án đã nuôi thành công Cá Đục (Sillago ciliata) trong các mương nổi chuyên để ương với mật
độ lên đến 70 kg/m3, tương đương với sản lượng khỏang 250 kg/mương. Tương tự, cá nước
ngọt mulloway (Argyrosomus hololepidotus) được nuôi trong các mương nổi chuyên nuôi
thương phẩm với mật độ đến 100 kg/m3, tương đương với sản lượng 2 tấn/mương. Thời gian
để nuôi cá nước ngọt mulloway đến cỡ thương phẩm (100 g -500 g) là ít hơn 10 tháng. Để
nuôi chúng đến cỡ 1 kg phải mất 14 tháng. Cả 2 đối tượng này đều được thị trường đón
nhận. Năng suất nuôi bằng mương nổi nếu qui đổi sẽ cao hơn 35 tấn/ha. Tuy vậy, năng suất
này chỉ khả thi nếu mức độ trao đổi nước được duy trì ở mức 10%/ngày. Các nghiên cứu để
hạn chế mức trao đổi nước đang được tiến hành. Thành công của thử nghiệm nuôi cá bằng
mương nổi tại BIARC đã cung cấp những thông tin hữu ích và định hướng cho các nghiên
cứu tiếp theo, bao gồm cả việc nuôi cá trong ao nước thải hoặc bằng nước ngầm. Hợp phần
Australia cũng đã có 2 báo cáo được trình bày tại Hội nghị Thường niên của Hội NTTS Thế
giới tại San Antonio, USA. Dự án đang thỏa thuận với đối tác Gold Coast Marine
Aquaculture để đưa cá Giò (Rachycentron canadum) vào thử nghiệm trong năm nay và với
Northern Fisheries Centre để tiến hành thử nghiệm trên cá Mú.
Tại Việt Nam, các thử nghiệm ương cá Chẽm (Lates calcarifer) từ cỡ 20 mm lên 80 – 100
mm chiều dài thân tiếp tục chứng tỏ hiệu quả của mương nổi. Cá Chẽm giống cỡ lớn từ các
thử nghiệm này được cung cấp cho người nuôi tại địa phương để thả nuôi trong ao hoặc lồng
và được người nuôi tại địa phương đánh giá là có chất lượng cao. Tuy vậy, hạn chế về kinh
nghiệm nuôi thương phẩm đối tượng này của người nuôi dẫn đến hiệu quả nuôi thương phẩm
chưa cao đã làm giảm nhiều tác động của dự án. Dự án cũng đã thử nghiệm nuôi thương
phẩm cá Chẽm trong mương nổi theo đề nghị của CARD khi phê duyệt dự án. Với sự hỗ trợ
hiệu quả của Giám đốc Dự án Australia Dự án đã tổ chức một buổi hội thảo để quảng bá kết
5
quả nghiên cứu và thu hút được sự quan tâm của người nuôi tại địa phương, các cán bộ
khuyến ngư, cán bộ giảng dạy và sinh viên của Trường ĐH Nha Trang. Dự án cũng đã có
nhiều nỗ lực để khuyến khích các địa phương lân cận sử dụng mương nổi cho hoạt động
NTTS. Hợp phần Việt nam đã trình bày 2 báo cáo khoa học tại Hội nghị Thường niên của
Hội NTTS Thế giới năm 2007 tại San Antonio, USA. Các hoạt động chuẩn bị đang được tiến
hành để triển khai thử nghiệm nuôi không thay nước. Các khiếm khuyết của mương nổi
phiên bản SMART-1 đã được xác định và cải tiến. Mương nổi SMART-2 đã được thiết kế và
chế tạo thành công cho phép triển khai thử nghiệm ở qui mô sản xuất, đặc biệt cho các đối
tượng như cá Giò (Rachycentron canadum) và cá Mú (Epinephelus spp). Dự án sẽ phối hợp
với người nuôi tại địa phương và các cơ quan khuyến ngư để tổ chức thử nghiệm mương nổi
SMART-2 và đồng thời thử nghiệm hệ thống nuôi không thay nước có sử dụng mương nổi.
4. Giới thiệu dự án
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt
Nam và đã được FAO đánh giá là một trong những hoạt động hiệu quả giúp xoá đói giảm
nghèo. Việt nam đặt chỉ tiêu phấn đấu cho năm 2010 là sản xuất 2 triệu tấn sản phẩm thủy
sản trong đó NTTS chiếm tỉ trọng lớn với đối tượng nuôi tập trung vào nhóm cá biển. Mục
tiêu đầy tham vọng này rất khó đạt được trừ phi tiến hành áp dụng phương pháp ương nuôi
hiệu quả cao, có khả năng đáp ứng nhu cầu về con giống cỡ lớn cho nghề nuôi lồng trên biển
và nuôi ao. Chi phí để ương nuôi con giống cỡ lớn trong bể cao, do vậy cần xem xét các hình
thức khác như ương nuôi trong ao đất, trong giai hay trong mương nổi. Về phương diện này,
hệ thống mương nổi có một số thuận lợi đáng kể so với các hình thức nuôi khác như cho
phép quản lý hệ thống nuôi một cách hiệu quả, cho năng suất và mức độ an toàn sinh học
cao.
Tại Queensland nuôi cá biển trong lồng từ lâu được coi là một hình thức gây ảnh
hưởng xấu cho các rạn san hô và các hệ sinh thái nhạy cảm tương tự khác. Do vậy, phát triển
các phương pháp nuôi mới trên đất liền đảm bảo tính bền vững nhưng vẫn mang lại lợi nhuận
là việc cần thiết. Chi phí cho dụng cụ sử dụng trong hệ thống nuôi cá biển tuần hoàn rất cao
và không phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như không thể tận dụng cơ sở hạ tầng ao nuôi
thủy sản có sẵn của Queensland. Việc kết hợp hệ thống mương nổi với nguyên tắc xử lý chất
thải bằng phương pháp sinh học cho phép xây dựng một hệ thống nuôi bán mở hoặc kín hoàn
toàn, nhờ vậy giảm đáng kể ảnh hưởng của có thể của NTTS lên môi trường.
Dự án CARD này kết hợp công nghệ nuôi cá bằng hệ thống mương nổi cải tiến và
nguyên tắc xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học. Các mương nổi, làm bằng plastic hay
vật liệu rẻ tiền, đã được thử nghiệm thành công ở Nhật, Australia và Mỹ. Thông qua dự án
này, các vật liệu rẻ tiền sẵn có của địa phương được sử dụng để xây dựng hệ thống mương
nổi, sau đó được vận hành thử nghiệm ở cả quy mô thí nghiệm và sản xuất. Các đối tượng
nuôi thử nghiệm là các loài cá bản địa có giá trị cao như: cá Chẽm, cá Đục, cá Hồng. Cá Giò,
cá Mú nước ngọt… Dự án cũng sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực của các đơn vị tham
gia thực hiện dự án phía Việt Nam thông qua các đợt tham quan thực tế, các khoá đào và
thực tập nghiên cứu. Các kết quả thu được từ dự án sẽ được nhanh chóng phổ biến đến nông
dân địa phương thông qua các buổi tập huấn khuyến ngư. Điểm đặc biệt của hệ thống này
chính là ở khả năng ứng dụng cao của nó cho các nông hộ nuôi ở qui mô nhỏ. Họ có thể sử
dụng hệ thống ao đìa đã có sẵn mà không phải sửa đổi hay đầu tư thêm nhiều. Dự án này hy
vọng sẽ góp phần nâng cao sản lượng cá biển giống và tận dụng các ao nuôi tôm hiện đang bị
bỏ hoang do dịch bệnh ở vùng duyên hải. Mục tiêu của dự án hoàn toàn phù hợp với mục tiêu
của chương trình CARD: sử dụng công nghệ đơn giản có hiệu quả để giải quyết các vấn đề
xã hội, môi trường và phát triển năng lực cán bộ của quốc gia.
6
5. Tiến độ thực hiện
5.1 Các kết quả chính
Tại Australia
• Sức tải sinh thái và mật độ nuôi thương phẩm thích hợp đã được xác định cho 2 đối
tượng là cá Đục và cá nước ngọt Mulloway dựa vào các thông số như tốc độ tăng
trưởng, hệ số chuyển đổi thức ăn và sức khỏe của cá. Năng suất qui đổi của hệ
thống nuôi thử nghiệm tại BIARC cho 1 ha là 35 tấn.
• Thử nghiệm nuôi thương phẩm hai đối tượng trên đã hòan tất. Hoạt động đánh giá
cho thấy cả 2 đều được thị trường Australia chấp nhận. Dự án đã tiến hành thả đợt
cá mới để tiếp tục đánh giá tốc độ tăng trưởng, FCR và năng suất.
• Thử nghiệm nuôi không thay nước đang được tiến hành tại Australia cho các ao có
sử dụng mương nổi. Các chiến lược thực hiện bao gồm (a) đánh giá khả năng thu
chất thải của mương, (b) trồng rong Asparagopsis armata để thu các chất dinh
dưỡng và (c) tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển nhằm quản lý độ pH và các chất
thải dinh dưỡngs.
Tại Việt Nam
• Thử nghiệm ương cá Chẽm bằng mương nổi SMART-1 đã hòan tất. Thức ăn cho
tôm biển được sử dụng để ương cá, giúp cho qui trình ương đơn giản hơn do thức
ăn chuyên dụng cho cá Chẽm còn rất hiếm trên thị trường Việt Nam.
• Dự án đã tiến hành đánh giá sơ bộ khả năng sử dụng mương nổi để nuôi thương
phẩm cá biển tại Việt Nam theo đề nghị của CARD khi phê duyệt dự án.
• Học viên Cao học đầu tiên do Dự án hướng dẫn và hỗ trợ đã bảo vệ thành công luận
văn Cao học và tốt nghiệp vào tháng 12/2006. Công tác thiết kế thí nghiệm và xây
dựng đề cương nghiên cứu đang được tiến hành cho học viên Cao học thứ 2.
• Dự án đã tổ chức một Hội thảo với sự tham gia của hơn 150 đại biểu là người nuôi
tại địa phương, cán bộ khuyến ngư, giảng viên và sinh viên của Trường ĐH Nha
Trang vào tháng 12/2006.
• Cuộc họp thường niên của dự án đã được thực hiện tại Nha Trang với sự tham gia
của Giám đốc Dự án Australia. Dự án sau đó đã thăm quan và làm việc với một số
cơ sở tại Phú Yên để quảng bá công nghệ mương nổi và nhận được sự quan tâm của
địa phương.
• Dự án đã thiết kế và chế tạo thành công phiên bản mương nổi mới gọi là SMART-2
để tiến hành các thử nghiệm tiếp theo. Phiên bản này nhằm phục vụ hoạt động
thương mại trong ương cá giống của các đối tượng như cá Giò và cá Mú. Dự án
đang thương lượng với các đối tác gồm Trung tâm Khuyến ngư Bình Định và một
số cơ sở sản xuất tại địa phương để triển khai các thử nghiệm này.
• Một báo cáo đã được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hội NTTS Thế giới
năm 2007 tại San Antonio, Texas, USA. Một báo cáo khoa học khác đã được gửi
đến BTC Hội thảo quốc tế IMOLA về Nuôi kết hợp sẽ được tổ chức tại Trường ĐH
Nông Lâm Huế vào tháng 4/2007. Một báo cáo khoa học đã được gửi đăng trên tạp
chí Khoa học Công nghệ Thủy sản vào tháng 7/2007.
• Thử nghiệm nuôi không thay nước đang được tiến hành.
5.2 Lợi ích của các bên tham gia
Tại Australia
• Integrated Recycle International Ltd (IRI) đã lựa chọn mô hình mương nổi cho một
doanh nghiệp mới mở của bang Queensland để nuôi cá trong các ao nước thải nhằm
7
lấy nguyên liệu sản xuất bột cá. Hệ thống này mô phỏng các mương nổi có giá
thành thấp, được chế tạo bằng vật liệu HDPE của Dự án CARD. Dự án của IRI sẽ
được triển khai tại Hervey Bay thuộc vùng duyên hải Fraser của bang Queensland,
sử dụng nước thải dân dụng đã xử lý do chính quyền địa phương kiểm soát. Các thử
nghiệm ban đầu sẽ được thực hiện trên một đối tượng cá bản địa. Hiện tại dự án
đang triển khai chế tạo và lắp đặt dàn phao nổi. Mương nổi được chọn nhờ những
ưu việt của nó như chi phí vận hành thấp, dễ chăm sóc quản lý (bảo vệ cá, đảm bảo
tốc độ tăng trưởng, dễ dàng trong quan trắc bệnh dịch, tránh được địch hại và thuận
tiện trong thu hoạch).
• Một cơ sở nuôi tôm lớn ở Bắc Queensland đề nghị được hỗ trợ về kỹ thuật để có thể
đa dạng hóa đối tượng nuôi. Cơ sở này quan tâm đến việc sử dụng mương nổi trong
các ao nuôi tôm cũ để nuôi cá biển.
• Việc sử dụng mương nổi để nuôi cá biển trong các ao chứa nước ngầm có độ mặn
thấp lấy từ các mỏ than và khí đốt đang được thăm dò. Thông tin thu thập được từ
dự án CARD đã được sử dụng để xây dựng mô hình toán cho các thăm dò này.
Tại Việt Nam
• Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa đã tiếp nhận nhanh chóng công nghệ ương cá
bằng mương nổi và sản xuất con giống có kích thước lớn cho người nuôi trong tỉnh
và một số địa phương lân cận như Quảng Ngãi, Bình Định và Ninh Thuận. Hiệu
quả nuôi thương phẩm thu được rất khả quan với những con giống cá Chẽm có kích
thước lớn này.
• Khỏang 150 người nuôi, cán bộ khuyến ngư, giảng viên và sinh viên của Trường
Đại học Nha Trang đã tham dự Hội thảo do Dự án tổ chức vào tháng 12/2006 tại
Nha Trang và được tiếp cận với các thông tin kỹ thuật để có thể ứng dụng mương
nổi vào các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
• Trưởng nhóm nghiên cứu phía Việt Nam đã xin ý kiến của Giám đốc Dự án
Australia và thỏa thuận hợp tác với 2 cơ sở nuôi cá biển tại tỉnh Khánh Hòa (một ở
Cam Ranh, một ở Bình Tân) và Trung tâm Khuyến ngư Bình Định để thử nghiệm
mương nổi phiên bản mới SMART-2 ở qui mô sản xuất. Dự án sẽ cung cấp mương
nổi. Cơ sở hợp tác chịu mọi chi phí cho thử nghiệm.
• Dự án đã thảo luận với Sở Thủy sản Phú Yên về khả năng dùng mương nổi thử
nghiệm nuôi cá Chình tại hồ chứa thủy điện Sông Hinh
5.3 Xây dựng năng lực
Phía Australia
• Thêm 2 cán bộ nữa của BIARC được đào tạo về cách chế tạo và vận hành mương
nổi là Dan Willett và Trevor Borchert.
• Thông qua hợp tác với các cơ sở sản xuất, Dự án đã thu gom một số cá Giò bố mẹ
và hiện đang nuôi giữ tại BIARC và có kế hoạch phát triển thêm đàn cá này. Số cá
này đang được nuôi thuần và tiến đến nuôi phát dục để có thể sản xuất con giống
cho các thử nghiệm tiếp theo. Mương nổi sẽ được sử dụng để làm hệ thống ương
khi cá con chuyển sang ăn thức ăn tổng hợp.
Phía Việt Nam
• Các cán bộ của Trường ĐH Nha Trang và Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa tiếp
tục tham gia các hoạt động của dự án. Nhờ đó nâng cao trình độ và kinh nghiệm về
ương nuôi cá biển cũng như quản lý ao nuôi.
8
• Trưởng nhóm nghiên cứu phía Việt Nam và các đồng nghiệp tại ĐHNT và Trung
tâm KN Khánh Hòa có thể viết và công bố kết quả nghiên cứu tại các hội nghị khoa
học trong và ngoài nước.
• Kết quả nghiên cứu của dự án được đưa vào giảng dạy trong 3 môn học cho sinh
viên đại học và học viên Cao học tại ĐHNT bao gồm “Phương pháp NCKH trong
NTTS”, “Thiết kế thí nghiệm và Xử lý số liệu” và “Các hệ thống nuôi lơn mặn”
5.4 Quảng bá thông tin
• Các thử nghiệm sử dụng mương nổi để nuôi thương phẩm cá biển (Mulloway và cá
Đục) tại tiếp tục thu hút nhiều sự quan tâm của các đoàn khách cũng như các doanh
nghiệp NTTS.
• Dự án đã gửi 2 poster đến Hội nghị thường niên 2007 của Hội NTTS Thế giới tại
San Antonio, USA.
• Thông tin về dự án đã được nhóm nghiên cứu đưa lên trang web của Trường ĐH
Nha Trang (www.ntu.edu.vn) ở phần dành riêng cho Trung tâm Nghiên cứu và Đào
tạo Quốc tế.
• Một báo cáo tóm tắt với tiêu đề “Ương cá biển bằng mương nổi trong ao ven biển”
của các tác giả Tung Hoang, Mao Nguyen, Adrian Collins & Michael Burke đã
được đăng ký trình bày tại Hội nghị thường niên 2007 của Hội NTTS Thế giới tại
San Antonio, USA.
• Hai báo cáo khoa học đã được gửi đăng trên tạp chí ở Việt Nam.
• Trưởng nhóm nghiên cứu phía Việt nam và Giám đốc Dự án Australia đã cùng thực
hiện công tác quảng bá công nghệ mương nổi tại 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.
5.5 Quản lý dự án
• Tại BIARC sau khi các kỹ thuật viên Scott Shanks và Blair Chilton chuyển công tác
khác, Luke Dutney và Stephen Nicholson đã bắt đầu làm việc cho dự án. Các cán
bộ mới này đều có nhiều kinh nghiệm về NTTS và đã được dự án đào tạo thêm các
chuyên môn có liên quan đến hoạt động của dự án.
• Giám đốc Dự án Australia, Michael Burke đã rất tích cực trong việc triển khai các
hoạt động của dự án và hỗ trợ tốt cho hợp phần Việt Nam.
• Báo cáo tiến độ 6 tháng lần 2 đã được CARD phê duyệt. Báo cáo kỹ thuật số 3&4
đã được hoàn tất và đệ trình lên CARD.
• Hai hợp phần Việt Nam và Australia thường xuyên trao đổi thông tin.
• Kinh phí thực hiện dự án đã được Cơ quan chủ trì phía Australia là QDPI&F
chuyển đủ cho ĐHNT.
6. Các vấn đề quan trọng
6.1 Môi trường
Trong các hoạt động nghiên cứu của dự án, môi trường được xem là vấn đề chung,
xuyên suốt thể hiện ở nguyên tắc giảm thiểu tối đa sự trao đổi nước giữa hệ thống nuôi và
môi trường xung quanh. Trên thực tế, nước ao được sử dụng trong suốt thời gian bảy tháng
thực hiện các thử nghiệm mà không tiến hành thay nước mới. Ngoài sự cố bất ngờ xảy ra vào
đầu tháng 7 (do việc xử lý tình huống kỹ thuật không hợp lý của một cán bộ kỹ thuật), chất
lượng nước trong ao hoàn toàn phù hợp cho sự phát triển của cá nuôi. Trong năm tiếp theo
9
của dự án, các nghiên cứu sâu hơn về dinh dưỡng của cả hệ thống sẽ được thực hiện để cung
cấp thêm thông tin nhằm đánh giá khả năng xây dựng một hệ thống nuôi hoàn toàn khép kín,
không chỉ đáp ứng về mặt môi trường mà còn đảm bảo vấn đề an toàn sinh học.
Tại Australia việc đưa mương nổi vào sản xuất sẽ phải tuân thủ các qui định về môi
trường. Mặc dù mương nổi là một hệ thống nuôi có năng suất cao, chúng sẽ chỉ được sử dụng
nếu người nuôi có biện pháp xử lý tốt chất thải theo luật bảo vệ môi trường. Hiện thời dự án
đang tập trung thử nghiệm các phương pháp thu gom chất thải, lọc bằng rong biển và sử dụng
công nghệ ‘biofloc’ để có thể tiến đến nuôi tuần hòan không thay nước.
6.2 Các vấn đề về giới và xã hội
Ở Việt Nam, quản lý hệ thống ương nuôi hàng ngày là một công việc không cần nhiều
sức lực nhưng đòi hỏi thường xuyên theo dõi. Do vậy, việc này rất phù hợp với nữ giới, góp
phần tạo điều kiện cho họ tham gia vào nghề nuôi trồng thủy sản. Trong phạm vi công việc
của dự án, chỉ cần hai phụ nữ tham gia làm việc trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, do trình
độ thâm canh và năng suất cao, mô hình nuôi này sẽ chỉ phù hợp để áp dụng cho một số
lượng nông trại giới hạn. Do vậy, đóng góp về mặt xã hội của dự án cần được xem xét chủ
yếu ở khía cạnh dự án có thể cung cấp một số lượng lớn cá giống cho những trai nuôi
thương phẩm của người dân.
7. Các vấn đề có liên quan đến việc triển khai và tính bền
vững của dự án
7.1 Khó khăn
• Do áp lực cạnh tranh của hàng thủy sản nhập khẩu giá rẻ, rất nhiều người nuôi ở bang
Queensland hiện đang tìm kiếm các phương thức nuôi kết hợp sử dụng cơ sở hạ tầng
sẵn có. Việc sử dụng mương nổi trong các hệ thống nuôi kết hợp cho phép người nuôi
tận dụng tối đa mặt nước (ví dụ như nuôi cá lớn trong mương và tôm hoặc cá ăn tạp,
ăn mùn xác hữu cơ trong ao chứa). Giải pháp này cho phép tăng năng suất và sử dụng
hiệu quả nguồn dinh dưỡng đầu vào. Tuy vậy, lượng chất thải và phương pháp xử lý
vẫn còn đang là một thách thức lớn.
• Thách thức cho hợp phần Việt Nam chính là nguồn cung cấp cá giống cho thử
nghiệm, đặc biệt với những đối tượng chưa được sản xuất tại tỉnh Khánh Hòa như cá
Giò, cá Mú. Dự án đã làm việc với một số cơ sở cung cấp cá giống ở miền Bắc. Tuy
nhiên, khả năng cung cấp đủ số lượng và đúng thời gian vẫn còn là một dấu hỏi.
• Hệ thống mương nổi tỏ ra rất ưu việt trong ương nuôi cá biển. Tuy nhiên, để chúng có
thể được áp dụng một cách rộng rãi bởi các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân vẫn
còn cần nhiều thời gian. Mức độ thâm canh cao của hệ thống đòi hỏi chi phí đầu tư
ban đầu và chi phí vận hành lớn, chủ yếu là tiền mua con giống. Đây là những trở lực
với người sản xuất nhỏ. Hơn nữa, người nuôi cá thương phẩm cũng cần có thời gian
và kiểm chứng để nhận thức được tầm quan trọng của việc thả giống cỡ lớn sau một
vài vụ nuôi. Kinh nghiệm cho thấy họ chỉ công nhận qua khảo nghiệm thực tế. Không
có biện pháp marketing nào có thể đẩy nhanh tiến trình này.
10
7.2 Giải pháp
• Linh động trong việc thay đổi đối tượng thử nghiệm để giải quyết khó khăn về nguồn
giống (với điều kiện là lý do thay đổi phải được trình bày rõ ràng).
• Nghiên cứu sử dụng công nghệ biofloc để quản lý tốt chất thải và giảm lượng nước
thải vào môi trường.
7.3 Tính bền vững
• Không phải là vấn đề cần quan tâm vì ngày càng có nhiều đơn vị quan tâm, tham gia
thực hiện dự án ở Việt Nam.
• Tại Australia, mương nổi đang được nghiên cứu để sử dụng với nhiều mục đích khác
nhau, bao gồm cả việc nuôi cá trong các ao nước thải dân dụng hoặc nước ngầm.
Những thành công của thử nghiệm tại BIARC đã thiết lập nền tảng quan trọng cho
những bước phát triển mới.
8. Các hoạt động quan trọng tiếp theo
Tại Việt Nam cho giai đoạn từ tháng 2 – 8/2007
• Triển khai thử nghiệm nuôi tuần hòan không thay nước và tiếp tục thử nghiệm trên cá
Bớp và cá Mú
• Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn học viên Cao học thứ 2.
• Hòan tất kế hoạch tổ chức hội thảo khuyến ngư ở Việt nam. Có thể tổ chức hội thảo
này bằng cách tổ chức triển lãm kết hợp với trình bày báo cáo khoa học tại Asian
Pacific 2007 Aquaculture Conference ở Hà Nội.
• Gửi bài đang trên các tạp chí trong và ngoài nước
• Hoàn tất các báo cáo của dự án, đặc biệt là báo cáo tổng kết
• Tiếp tục quảng bá công nghệ mương nổi ở Việt Nam.
Tại Australia cho giai đoạn 2 – 8/2007
• Tiếp tục nghiên cứu và báo cáo về các biện pháp xử lý nước nhằm hạn chế lượng
nước thải và tăng cường tính bền vững của công nghệ mương nổi.
• Hoàn thiện báo cáo kỹ thuật về nuôi thương phẩm và đánh giá thị trường của cá Đục
và Mulloway.
• Tiếp tục quảng bá công nghệ mương nổi tại Australia.
9. Kết luận
Dự án đang triển khai tốt theo đúng tiến độ ở cả Australia và Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_nghiep_92__562.pdf