Chăn nuôi trang trại - Thực trạng và giải pháp

Chăn nuôi trang trại - Thực trạng và giải pháp Th.S. Đào Lệ Hằng - Thông tin chuyên đề nông nghiệp và PTNT số 04-2008 I. Thực trạng chăn nuôi trang trại ở nước ta 1. Những thành tựu cơ bản Khoảng 10 năm gần đây, một sự bứt phá của ngành chăn nuôi là có sự chuyển đổi từ chăn nuôi tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi trang trại tập trung, tiếp cận dần tới công nghiệp hóa chăn nuôi. Đây có thể coi là bước đột phá mới trong phát triển của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi trang trại (TT) phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng nhiều và đa dạng của nhân dân về sản phẩm chăn nuôi, nâng cao tính cạnh tranh năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tăng cường khả năng tiếp thu công nghệ, tiên bộ khoa học mới, là nhân tố sức mạnh thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chăn nuôi theo quy mô trang trại đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu của ngành chăn nuôi. Bởi vì chăn nuôi trang trại mới cho được số lượng sản phẩm lớn, mới đủ khả năng và thông số mẫu đủ lớn để áp dụng các tiến bộ khoa học, các công nghệ phục vụ chăn nuôi cao sản, kiểm soát dịch bệnh dễ dàng hơn so với chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi hàng hóa trên thị trường. Trong 5 năm vừa qua, chăn nuôi trang trại ở nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô chăn nuôi. Số lượng trang trại (TT) tăng từ 1.761 năm 2001 lên 17.721 năm 2006, bình quân tăng trong giai đoạn 2001-2006 đạt 58,7%/năm. Trong số trang trại chăn nuôi nêu trên, quy mô chăn nuôi trang trại lợn nái phổ biến từ 20-50 con/TT, lợn thịt: từ 100-200 con/TT, gà thịt từ 2.000-5.000 con/TT, bò sinh sản: 10-20 con/TT, bò sữa 20-50 con/trang trại. Sản phẩm chăn nuôi TT ngày càng tăng, ước tính sản phẩm sữa từ TT chiếm trên 40% tổng sản lượng sữa, tương tự như vậy sản phẩm chăn nuôi lợn TT trên 20% và gà trên 35%. Chăn nuôi TT làm tăng khả năng khai thác đất, tiềm năng về vốn, kỹ thuật của mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư mạnh mẽ vào chăn nuôi công nghiệp hóa. Với hơn 21 nghìn trang trại chăn nuôi đáp ứng tiêu chí của thông tư 69/2000/TTLT/BNN-TCTK đã giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động với thu nhập hình quân mỗi lao động từ 750.000đ - 1.500.000đ/tháng. Bình quân về đầu tư và thu nhập của chăn nuôi trang trại là khá cao. Ví dụ, tỉnh phú Thọ có 123 trang trại chủ yếu là nuôi lợn và bò có vốn sản xuất đại 273 triệu đồng/hộ TT, giá trị sản xuất hàng hóa đạt 262 hiệu đồng/hộ TT, thu nhập lãi bình quân là 70 triệu đồng/hộ TT hoặc như tỉnh 1 Hải Dương có 99 trang trại cũng cho thu lãi bình quân mỗi trang trại là 61,8 triệu đồng/năm; Bình quân các TT chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận cho thu lãi hàng năm là 30 triệu đồng/hộ TT, đặc biệt có những TT của Hà Tây (nơi có số TT chăn nuôi chiếm tới 40,7% tổng số TT trong toàn tỉnh) cho thu lãi trên 150 triệu đồng/năm, . Nhìn chung, các chủ trang trại chăn nuôi cho biết trong điều kiện thuận lợi về an toàn dịch bệnh, giá thức ăn và giá thị trường tiêu thụ thì nuôi bò thịt cho lãi khoảng 1 triệu đồng/con/năm, bò sinh sản lãi 1,5 - 2 triệu đồng/con/năm, nuôi lợn thịt lãi bình quân 1000đ/con/ngày, lợn sinh sản lãi 2 - 2,5 triệu đồng/con/năm. Chăn nuôi TT ở nước ta chỉ chủ yếu lập trung vào chăn nuôi bò (8.597 TT chiếm 40% tổng số TTTT cả nước) và lợn (7.038 TT chiếm 32,8%). Chăn nuôi gia cầm được xếp hạng thứ ba với 3.721 trang trại chiếm 17,3% tổng số TT toàn quốc. Chăn nuôi dê mới được chú trọng nhưng số lượng trang trại là 1.449 chiếm 6,75%, cao hơn 418 trang trại trâu (chiếm có 1,94%), còn lại là 250 trang trại ong và 1 trang trại gấu theo đúng tiêu chí xác định trang trại của Thông tư 69. Chăn nuôi TT chủ yếu tập trung ở miền Nam với 12.332 TT (57,43%). Các vùng có chăn nuôi TT phát triển là Đông Nam bộ (7.645 TT- 35,6%), Bắc Trung bộ (4.464 TT chiếm 20,79%), vùng ĐBSH (3.257 TT, chiếm 15,17%) và vùng Duyên hải Nam Trung hộ (2.608 TT chiếm 12,14%). Thấp nhất cả nước là vùng Tây Bắc với 577 trang trại chăn nuôi tập trung chiếm 2,68% tổng số TT chăn nuôi trên toàn quốc. Chăn nuôi TT cũng không ngừng được tăng nhanh về số lượng và vốn đầu tư trên khắp các vùng miền trong cả nước. Ví dụ, chăn nuôi TT ở tỉnh Thái Bình (hiện có 507 TT chăn nuôi) đã tăng gấp 3,7 lần so với năm 2003. Sự tăng trưởng của TT chăn nuôi đạt cả về số lượng, quy mô và chủng loại gia súc. Mức tăng trưởng về TT chăn nuôi ở Bình Thuận còn đạt tới 6,2 lần với từ 110 TT năm 2001 thì đếi năm 2005 đã lên tới 684 trang trại chăn nuôi, chiếm 36,3% tổng số TT trong phạm vi toàn tỉnh . Như vậy, nhìn chung chăn nuôi trang trại đã và đang khá phát triển trên toàn quốc. Hình thức chăn nuôi TT giúp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có và vốn vay Ngân hàng, làm tăng thu nhập cải thiện đời sống nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu tệ nạn xã hội khu vực nông thôn và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Chăn nuôi TT đã góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, sản xuất theo hướng hàng hóa, hiệu quả, nâng dần khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Các tiến bộ về giống vật nuôi, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ngày càng được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi trang trại, đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia cầm. Vì vậy năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện đáng kể. Phần lớn các giống gia súc, gia cầm cao sản trên thế giới được nhập vào nước ta và nuôi ở các trang trại đều đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật xấp xỉ so với các nước trong khu vực và bằng 85-90% so với các nước tiên tiến. Do phần lớn các TT đầu tư công nghệ chăn nuôi tiên tiến và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nên mặc dù dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra trên diện rộng nhưng hầu hết các trang trại chăn nuôi vẫn chủ động khống chế và kiểm soát được các dịch bệnh nguy hiểm này. Nhờ vậy mà xoa dịu bớt ít nhiều tình trạng khan hiếm giống hoặc sản phẩm chăn nuôi sau các đợt dịch bệnh hoặc thiên tai, hỗ trợ giống kịp thời cho nông dân chăn nuôi nhỏ. Chăn nuôi trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất đồi gò, đất hoang hóa, đất ven sông ven biển và diện tích mặt nước .tạo ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hóa lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến, giết mổ phát triển. Đồng thời với việc mở rộng về số lượng và quy mô chăn nuôi, loại hình chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Chăn nuôi TT đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư như nông dân, cán bộ, công chức, người đã nghỉ hưu, các doanh nhân trong và ngoài nước. Cùng với sự phát triển chăn nuôi trang trại đã hình thành các phương thức tổ chức sản xuất mới trong ngành chán nuôi như HTX sản xuất dịch vụ, liên minh HTX, Câu lạc bộ trang trại. Các loại hình sàn xuất này đã góp phần củng cố và thúc đẩy chăn nuôi trang trại phát triển có hiệu quả, bền vững.

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4893 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chăn nuôi trang trại - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười chăn nuôi thường bị ép giá nhất là trong những thời điểm diễn biến bất lợi như là cung vượt cầu hoặc lúc bị dịch bệnh. c) Phương thức tiêu thụ sản phẩm thông qua chăn nuôi gia công Đây là loại hình tiêu thụ tương đối phổ biến hiện nay đối với hộ chăn nuôi trang trại gia công, đặc biệt là chăn nuôi lợn và gà thịt công nghiệp (chiếm từ 40-45% số lượng trang trại chăn nuôi) do các công ty 100% vốn nước ngoài triển khai từ nhiều năm nay như: Cty CP Thái Lan và Công ty Japfa Comteed. Theo đó, các chủ TT tự đầu tư đất đai, lao động; chuồng trại, thiết bị, vật tư chăn nuôi theo hướng dẫn của công ty. Các công ty cung ứng toàn bộ con giống, thức ăn, thuốc thú y, kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Hợp đồng thường được ký trong 10 năm đối với chăn nuôi lợn sinh sản, 5 năm đối với chăn nuôi lợn thịt và nuôi gà. Giá nuôi gia công đối với gà thịt, lợn thịt thường từ 500-600 đ/kg. Ngoài tiền công chăn nuôi theo quy định chung, người chăn nuôi còn được hưởng tiền thưởng tùy thuộc vào các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật vượt mức khoán. Hình thức chăn nuôi gia công này có ưu điểm là chủ trang trại chủ động được đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc thú y) và đầu ra, được hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi. Về phía các công ty nước ngoài không phải đầu tư cơ sở hạ tầng, lao động và đặc biệt là tiêu thụ được thức ăn, con giống. Đây có thể coi là hình thức liên kết có hiệu quả hiện nay trong chăn nuôi trang trại. Theo báo cáo của Công ty CP riêng số lượng trang trại chăn nuôi lợn gia công ở phía Nam là 313 trang trại, với tổng đàn lợn nái là 28.040 con, lợn đực giống là 180 con, lợn thịt 183.100 con thường xuyên có mặt tại trang trại. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số chủ TT thì giá gia công còn thấp, nhất là trong 2 năm gần đây giá đầu vào như tiền điện, gas, chất độn chuồng, giá công lao động... tăng cao, nhưng chưa được các công ty trả thêm (tăng giá) tiền gia công, do vậy lợi nhuận thu được của người chăn nuôi chưa cao. Đồng thời với 3 phương thức tiêu thụ sản phẩm nêu trên, phương thức tiêu thụ sản phẩm thông qua HTX chăn nuôi đang manh nha hình thành và bước đầu mang lại lợi ích nhiều mặt cho người chăn nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi bò sữa, lợn. Đây là mô hình HTX kiểu mới được thành lập trên cơ sở tự nguyên, tổ chức sản xuất theo quy trình kỹ thuật chung, tổ chức tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch. Với cách làm này các chủ trang trại đã giảm đáng kể chi phí đầu vào và đặc biệt là chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ trong chăn nuôi bò sữa có mô hình HTX Đức Hoà - Long An, Ngô Mây-Bình Định, Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc,... Trong chăn nuôi lợn như HTX dịch vụ chăn nuôi Nam sách, HTX Đồng Lạc tỉnh Hải Dương; Hiệp hội chăn nuôi lợn nạc Yên Mỹ - Mỹ Văn - Hưng Yên; HTX dịch vụ chăn nuôi xã Quý Lộc, Yên Định, Thanh Hóa; HTX chăn nuôi Cổ Đông - Sơn Tây - Hà Tây... Ngoài ra, tại các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Long An, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh... cũng có nhiều mô hình HTX chăn nuôi hoạt động có hiệu quả làm chỗ dựa vững chắc cho các chủ trang trại. Hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng gia công (như tinh thần Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ) còn gặp nhiều khó khăn do chưa có tiếng nói và lợi ích chung giữa 4 nhà, việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm chăn nuôi giữa doanh nghiệp giết mổ, chế biến và người chăn nuôi chưa phổ biến. 9. Lợi nhuận của chăn nuôi trang trại, tập trung So với phương thức chăn nuôi truyền thống, nhìn chung chăn nuôi trang trại mang lợi nhuận ổn định làm cho người chăn nuôi. Lợi nhuận chăn nuôi phụ thuộc vào quy mô, loại hình chăn nuôi và mức độ đầu tư. Theo kết quả phỏng vấn một số chủ TT thì trong điều kiện thuận lợi nuôi lợn thịt bình quân thu lãi lừ 100.000- 250.000 đ/con/lứa 4 tháng. Nuôi lợn sinh sản cho lãi 2-2,5 triệu đồng/nái/năm. Nuôi gà thịt lãi 1.000-4.000 đ/kg, gà trứng lãi 50-150 đ/quả. Nuôi vỗ béo bò thịt thu lợi khoảng 200.000-500.000 đồng/con, bò sinh sản lãi 1,5-2,0 triệu đồng/con/năm. Tuy vậy, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm-và dịch LMLM, nên lợi nhuận của chăn nuôi trang trại không ổn định; có nhiều trường hợp thua lỗ. 10. Một số mô hình chăn nuôi trang trại, tập trung có hiệu quả a) Mô hình chăn nuôi lợn Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là do ảnh hưởng của dịch bệnh LMLM, nhưng đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trang trại đầu tư lớn có hiệu quả kinh tế cao. Tại khu vực ĐNB, ĐBSH có nhiều trang trại điển hình như trang trại lợn giống Kim Long (Bình Dương) nuôi gần 1.050 nái ngoại với tổng mức đầu tư gần 25 tỷ đồng, sản phẩm con giống bảo đảm chất lượng và chiếm lĩnh được thị trường không những ở khu vực phía Nam mà cả ở phía Bắc. Trang trại của ông Trần Văn Chiến (Hà Tây) đầu tư 6,5 tỷ đồng nuôi 600 lợn nái bố mẹ, 1.500 lợn thịt, (sản xuất 12.000 lợn giống và 350 tấn thịt lợn/năm), doanh thu hàng năm gần 10 tỷ đồng. Cũng tại Hà Tây có trang trại của ông Nguyễn An Linh đầu tư gần 2 tỷ đồng nuôi 300 nái ngoại ông bà và 8 ha hồ cá, thu lợi hàng năm gần 500 triệu đồng, hiện nay đang tiếp tục đầu tư xây dựng 4 chuồng nuôi lợn thịt với công suất 2.000 con/lứa; trang trại của bà Phạm Thị Lược nuôi 1.200 nái ngoại, Nguyễn Văn Thanh nuôi 700 nái ngoại. Ngoài ra, còn nhiều chủ TT ở các địa phương khác đã đầu tư chăn nuôi quy mô lớn như trang trại của ông Nguyễn Văn Sơn (Hải Dương) đầu tư trên 3 tỷ đồng nuôi 200 nái ngoại, 6.000m2 cá, doanh thu năm 2005 đạt 3,774 tỷ đồng, lãi 424 triệu đồng. Công ty TNHH Bình An, thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng nuôi 300 nái và 1.000 lợn thịt. Công ty CP Thực phẩm Huy Quang, huyện An Lão, Hải Phòng nuôi 350 nái, 7.000 lợn thịt/năm; trang trại ông Nguyễn Văn Tính, huyện Kiến Thụy nuôi 100 nái và 3.000 lợn thịt. Có thể nói những trang trại làm ăn có hiệu quả thường là những cơ sở chăn nuôi với quy mô lớn hoặc chăn nuôi kết hợp (nuôi lợn, thả cá). b) Mô hình chăn nuôi gà Mặc dù dịch cúm gia cầm đã xảy ra từ cuối năm 2003 gây nhiều khó khăn và thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm. Tuy vậy, do thực hiện tốt công tác phòng chống dịch đặc biệt là thực hiện nghiêm ngặt quy trình an toàn sinh học, nên hầu hết các trang trại chăn nuôi gà lớn vẫn đảm bảo an toàn dịch bệnh và giữ vững sản xuất luôn đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn với quy mô từ 8.000 đến 15.000 con xuất hiện ngày càng nhiều. Điển hình trong số đó là trang trại của hộ Lưu Thị Tám ở tỉnh Hải Dương đã đầu tư trên 10 tỷ đồng, nuôi 100.000 gà siêu trứng/lứa, doanh thu 15,18 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 712 triệu đồng/năm, từ nhiều năm nay luôn đảm bảo an toàn dịch bệnh. Trang trại ông Khuất Quang Thuỵ ở Hà Tây đầu tư trên 300 triệu đồng nuôi gia công cho Công ty CP mỗi lứa 10.000 gà thịt. Các chủ TT khác như Nguyễn Văn Thương, Đoàn Trọng Định, Đỗ Văn Chè cũng ở Hà Tây nuôi từ 10.000- 15.000 gà thịt/lứa đạt hiệu quả kinh tế cao. Tại các huyện An Lão, An Dương, Kiến Thuỵ, Kiến An (Hải Phòng) có hơn 20 chủ trang trại nuôi từ 6.00 đến 25.000 con/lứa luôn bảo đảm an toàn dịch bệnh, doanh thu mỗi cơ sở từ 600 đến 700 triệu đồng/năm. Nổi bật trong số đó là trang trại của các ông: Bùi Minh Hoạ, Kiến An ( 36.000 gà đẻ trứng), Phạm Xuân Hài, Phù Liễn, Kiến An, Hải Phòng (12.000 gà thịt), Trịnh Quốc Văn, Hải Thành, Kiến Thuỵ (10.000 gà đẻ trứng). Bên cạnh đó là các mô hình của các Cty CP thực phẩm xuất khẩu Hạ Long nuôi 25.000 gà đẻ trứng, Cty Hoàng Yến- Hải An nuôi 10.000 con, Cty CP thực phẩm Hạ Long, quận Lê Chân nuôi 20.000 con. c) Mô hình chăn nuôi bò - Mô hình thăn nuôi thâm canh bò thịt cao sản Do nhu cầu tiêu thụ thịt bò chất lượng cao ở trong nước ngày càng lớn, nên một số doanh nghiệp và chủ trang trại đã đầu tư sản xuất bò giống và bò thịt chất lượng cao. Công ty giống bò thịt, sữa TP.IICM đã nhập một số giống bò thịt cao sản từ Úc như Brahman, Droughtmaster để nhân giống bò thịt, tổng đàn hiện nay 2.400 con. Đồng thời với việc đầu tư con giống chất lượng cao, công ty đã đầu tư trồng trên 500 ha cỏ thâm canh và áp dụng chăn thả luân phiên, trong đó cỏ hỗn hợp có hệ thống tưới phun đạt năng suất 240-350 tấn/ha. Công ty Mỹ Thành, Lâm Đồng đã đầu tư xây dựng cơ sở nuôi bò giống thịt với 400 con bò giống Brahman nhập khẩu từ Úc và 200 con bò cái lai Sind, công ty đã trồng cỏ thâm canh để chủ động nguồn thức ăn xanh cho đàn bò. - Mô hình chăn nuôi bò sữa của Mộc Châu (Sơn La) Đây là mô hình giữa sản xuất chăn nuôi bò sữa kết hợp với công nghiệp chế biến và kinh doanh sản phẩm sữa, là loại hình công ty cổ phần chủ yếu trong chế biến sữa; phần sản xuất chăn nuôi bò sữa hợp đồng với chủ hộ (chủ trang trại). Mô hình này đang mang lại hiệu quả cho công ty và cho người chăn nuôi trong nhiều năm nay. Tổng đàn bò HF trên 3.000 con, sản lượng sữa bình quân đạt 4.950 lít/chu kỳ, trong đó đàn bò sữa hạt nhân 600 con có năng suất bình quân 6.000 lít/chu kỳ. Công ty đã chủ động các dịch vụ về thức ăn, phối giống, thú y, khuyến nông và thu mua sữa cho người chăn nuôi. Năm 2006 tổng sản lượng sữa tươi đạt trên 7.500 tấn, đạt tốc độ tăng trưởng 7,1%/năm. Hiện nay, công ty có dây chuyền chế biến sữa tươi tiệt trùng với công suất 40 tấn/ngày và sản phẩm sữa của công ty đã có uy tín trên thị trường. 11. Những tồn tại trong chăn nuôi trang trại Tuy chăn nuôi TT đã có những thành công nhất định nhưng số trang trại bị thua lỗ, thậm chí phải giải thể với 1001 lý do mỗi trang trại ở mỗi tỉnh một cảnh cũng diễn ra ở hầu hết các vùng, miền trong cả nước. Chăn nuôi TT hiện cũng chỉ thực sự đem lại hiệu quả cho những người chăn nuôi vốn đã sẵn có tiềm năng dồi dào chứ chưa phải là chuyện của những nông dân nghèo nên tính đại trà chưa có. Nói chung, những sắc màu thành công không nhiều, không đều và chưa thực sự khẳng định được sự phát triển bền vững của chăn nuôi trang trại bởi theo thống kê tương đối đầy đủ thì tình hình chăn nuôi TT còn bị níu chân, ghì cánh bởi những điểm “nóng”, khó giải thoát. 11.1.Quy hoạch chăn nuôi trang trại còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Chăn nuôi trang trại hình thành và phát triển thiếu sự quy hoạch tổng thể và lâu dài của các địa phương. Hầu hết các địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch trung hạn và dài hạn để phát triển TT dẫn đến tình trạng các trang trại được xây dựng manh mún, thiếu sự đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chưa hình thành liên vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Một số tỉnh bước đầu thực hiện quy hoạch nhưng còn gặp nhiều khó khăn lúng túng trong quá trình dồn điền đổi thửa và giải phóng mặt bằng. Thời gian giao đất, cho thuê đất; thủ tục giao đất, cho thuê đất còn nhiều khó khăn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm làm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư. Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận trang trại theo Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ trong quá trình triển khai còn gặp khó khăn; việc cấp giấy chứng nhận trang trại cũng chỉ mang tính hình thức vì không có giá trị thế chấp. 63,46% các tỉnh thừa nhận chăn nuôi TT của tỉnh là tự phát, tỉnh chưa thể có quy hoạch cho các khu chăn nuôi tập trung vì muôn vàn lý do và thực sự là quá phức tạp. Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cụ thể chi tiết cho công tác quy hoạch sản xuất chăn nuôi theo lợi thế so sánh vùng, theo phương thức chăn nuôi hay theo loại vật nuôi và loại mức đầu tư. Đa số các tỉnh đã đề nghị Cục Chăn nuôi sớm có văn bản hướng dẫn quy hoạch, quy hoạch mẫu và thậm chí hướng dẫn cụ thể cho tỉnh như Lai Châu, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Cần Thơ,... Như vậy, nhu cầu quy hoạch vùng chăn nuôi nói chung và chăn nuôi TT nói riêng đã và đang là công tác bức thiết hiện nay. Quy hoạch có vai trò định hướng đầu tiên quyết định sự phát triển của các hình thức chăn nuôi. Hạn chế phát triển tự phát như hiện nay để tránh phải giải quyết các hậu quả như môi trường, an ninh dân cư, lãng phí đất và kiểm soát được ngành sản xuất này theo đúng hướng quỹ đạo chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp, hiện đại hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng chăn nuôi Việt Nam. Song quy hoạch chăn nuôi TT vấp quá nhiều vấn đề: Hướng dẫn cụ thể chưa có, quỹ đất hạn hẹp và sử dụng chồng chéo, chưa có bất kỳ chính sách nào hỗ trợ ngoài hàng rào cho các chủ TT, trình do dân trí chưa cao và không đều, cơ sở hạ tầng yếu kém, mức đầu tư cao mà nguồn vốn Ngân sách cho chăn nuôi lại hạn chế, xác định vùng nguyên liệu, khu giết mổ, chế biến và mạng lưới tiêu thụ thế nào để gắn với quy hoạch chăn nuôi TT.?... Tiêu chí xác định TT chăn nuôi theo hướng dẫn của Thông tư 69 còn chưa thực sự phù hợp với một số tỉnh miền núi. Tỉnh Tuyên Quang đã thẳng thắn nhận định như vậy. Thực tế, nhiều bất cập đã xảy ra, ví dụ tỉnh Hà Giang là tỉnh có nhiều dê nhất nước nhưng theo tiêu chí trang trại của Thông tư 69 thì Hà Giang lại không có bất kỳ trang trại chăn nuôi dê nào, điều này làm nhiều người băn khoăn: Hà Giang không có chăn nuôi dê theo hình thức TT nhưng chăn nuôi dê lại rất phát triển hơn cả những tỉnh có chăn nuôi dê TT như Yên Bái, Thái Nguyên, Ninh Thuận, Bắc Giang, ... và nếu như được hưởng chính sách hỗ trợ chăn nuôi trang trại biết đâu chăn nuôi dê Hà Ciang còn phát triển được hơn nữa, ... Câu hỏi đặt ra thật hóc búa: Quy hoạch chăn nuôi thế nào cho phù hợp với từng vùng miền, từng đặc thù của mỗi tỉnh? Từng loại vật nuôi, đa hay đơn con, quy mô bao nhiêu và mức đầu tư thế nào?.... để có thể khuyến khích được mọi thành phần tham gia sản xuất chăn nuôi đạt hiệu quả? Công tác quy hoạch vô cùng cần thiết và cấp bách nhưng phải bắt đầu từ đâu? Hầu hết các tỉnh đều lúng túng khi phải thừa nhận rằng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, phân tán, nhỏ lẻ manh mún và tập quán chăn nuôi quảng canh, tận dụng là chính, khả năng đầu tư thấp. Ví dụ như Hà Giang, Tuyên Quang với đặc thù địa hình miền núi chia cắt, giao thông khó khăn nên tỉnh công nhận chăn nuôi quy mô hộ gia đình là chủ yếu; Cao Bằng cũng nhận định chăn nuôi quảng canh là chính, một số hộ phát triển TT nhưng nội lực yếu, chưa thể đầu tư thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa; Quảng Ninh cũng đưa ra con số 80% chăn nuôi nhỏ lẻ nên khó áp dụng các công nghệ tiên tiến về giống, thức ăn, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm. Lai Châu còn thẳng thắn nhận định chăn nuôi của tỉnh còn rất manh mún, kiểu tận dụng phụ phẩm là chính, mang nặng tính tự túc, tự phát. Tỉnh cũng đang có chủ trương khuyến khích đầu tư chăn nuôi trang trại tập trung (TTTT) nhưng là tỉnh mới chia tách, thuộc diện nghèo nhất nước, công tác quy hoạch vì thế thật vướng nhiều khó khăn. Song không chỉ các tỉnh miền núi gặp khó khăn trong quy hoạch do địa hình, do giao thông, do dân trí thấp, sống tản mạn, do thiếu cán bộ, do nghèo, ... mà ngay cả những tỉnh khá giàu có như Hải Phòng, Hà Tây, Hưng Yên, cũng đang rơi vào tình trạng phát triển chăn nuôi tự phát dẫn đến tình trạng sử dụng đất lãng phí, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình. Các tỉnh như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, ... nhận định chăn nuôi nhỏ lẻ trong tỉnh chiếm 80%- 90%, tập quán lạc hậu, công tác quy hoạch hầu như chưa có, chăn nuôi quy mô trang trại chiếm dưới 4%,... nên chưa thể hiện được ưu thế của phương thức chăn nuôi này. Các tỉnh cũng đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn cụ thể về công tác thẩm định điều kiện chăn nuôi, quyền sử dụng đất, nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể của chủ trang trại chăn nuôi. Một số tỉnh có tự điều tra và quy hoạch vùng chăn nuôi như Bình Định có quy hoạch vùng chăn nuôi hò sữa tập trung Nhơn Tân (huyện An Nhơn) 200 ha với 12 TT bò sữa đạt tiêu chí kinh tế trang trại theo Thông tư 69 song đang gặp khó khăn về vốn vay tín dụng 3 năm chưa phù hợp, tiêu thụ bấp bênh, ... tỉnh còn có quy hoạch khu chăn nuôi tập trung đến năm 2010 được 11 khu với tổng diện tích 850 ha trên 6 huyện địa bàn trọng điểm chăn nuôi nhưng chưa thể triển khai do Ngân sách của tỉnh, huyện không đủ để GPMB, xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào,... nên chưa thu hút được các nhà đầu tư, ... Tỉnh Kon Tum cũng đang mò mẫm khảo sát, lập phương án chăn nuôi gia cầm tập trung tại 9 địa bàn trong tỉnh còn quy hoạch vùng chăn nuôi đại gia súc chưa hề tiến hành, ... Hoặc Cà Mau đã tự xây dựng quy hoạch vùng chăn nuôi, chợ bán sản phẩm động vật,... nhưng, vâng lại nhưng chưa triển khai được do quỹ để hạn hẹp, thủ tục hành chính chậm, dân trí thấp, chưa có chính sách hỗ trợ, ... Phú Thọ, Điện Biên, ... dù đang có sức tăng của số lượng trang trại chăn nuôi hàng năm đến hàng trăm trong số đếm nhưng cũng vẫn thừa nhận sự phát triển ấy chỉ mang tính tự phát. Công tác quy hoạch hiện vẫn mờ nhạt, lúng túng, chưa gắn được quy hoạch phát triển trang trại với quy hoạch phát triển Nông - Lâm - Thủy sản, các chương trình, mục tiêu, quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh. Đa số các tỉnh như Bắc Cạn, Gia Lai, Điện Biên, Vĩnh Long. ... cũng trình bày rõ thực trạng phương thức chăn nuôi của tỉnh với chăn nuôi hộ gia đình là chủ yếu, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê, cừu,...) là chăn thả tự nhiên, chăn nuôi lợn với quy mô hộ gia đình nuôi bán thâm canh, tận dụng phụ phẩm trồng trọt là chính, chăn nuôi gia cầm bán chăn thả và chăn thả tự do. Tỉnh Gia Lai đã nhấn mạnh hiện nay phương thức chăn nuôi hộ gia đình là loại hình phổ biến và quan trọng trong tỉnh, có sự phối hợp rất tốt giữa trồng trọt và chăn nuôi, cung cấp tới 75% khối lượng sản phẩm chăn nuôi. Phương thức chăn nuôi thâm canh công nghiệp mới xuất hiện và chỉ chuyên môn hóa với gia cầm và lợn nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Phương thức chăn nuôi kết hợp tỏ ra có hiệu quả đang phát triển trong tỉnh là phương thức chăn nuôi thâm canh kết hợp với tận dụng, đặc biệt xuất hiện kiểu mô hình mới thâm canh trung gian (thu gom và nuôi thâm canh trước khi bán) và cuối cùng là phương phức chăn nuôi hộ gia đình có thâm canh. Chính kiểu chăn nuôi thâm canh hộ gia đình này dần phát triển thành trang trại chăn nuôi tự phát phổ biến hiện nay ở đại đa số các tỉnh, vùng miền trên toàn quốc. Ngay ở hình thức trang trại thì trang trại sản xuất tổng hợp : trồng trọt - chăn nuôi - thủy sản và cả du lịch sinh thái nữa đang là một hướng đi cũng khá hiệu quả ở nhiều địa phương. Trước sự đa dạng hóa phương thức chăn nuôi và nòng cốt vẫn là chăn nuôi nông hộ manh mún và tập quán chăn nuôi quảng canh, lạc hậu như hiện nay thì xem ra câu chuyện quy hoạch chăn nuôi TT có lẽ còn lâu mới có hồi kết! 11.2. Thị trường đầu ra bấp bênh không ổn định Thứ níu kéo sự phát triển chăn nuôi TT ngay sau vấn đề quy hoạch là vấn đề thị trường đầu ra. 57,69% các tỉnh nêu lên lý do này với tâm trạng khá bức xúc và lo lắng bởi sự kém ổn định của thị trường tiêu thụ đã cản trở rất lớn đến việc đầu tư, mở rộng và phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trang trại nói riêng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các trang trại vẫn chỉ là thị trường tiêu thụ nội địa và chủ yếu là nội tỉnh. Thậm chí ở các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên,... nơi tiêu thụ sản phẩm của trang trại vẫn chỉ là các chợ cóc nhỏ lẻ nằm rải rác trong tỉnh. Các tỉnh giáp biên như Lào Cai, Lạng Sơn, Lai Châu,... còn chịu áp lực cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu hoặc nhập lậu từ Trung Quốc tràn sang bằng nhiều con đường khác nhau giá rất rẻ làm tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các trang trại trong tỉnh thêm phần khó khăn. Một số tỉnh có sản phẩm xuất được ra ngoài biên giới tỉnh thì lại gặp khó khăn khác. Ví dụ Gia Lai là tỉnh có tới 60% tổng sản phẩm chăn nuôi được xuất đi ngoài tỉnh nhưng vì phải chịu cước vận chuyển mà lại không dám tăng giá thành sản phẩm vì áp lực cạnh tranh nên giá thành sản xuất thực sự của sản phẩm đành phải thấp hơn so với các tỉnh khác tới 20% và con số này người chăn nuôi đành ngậm ngùi chịu vậy nên sức hấp dẫn từ thu nhập chăn nuôi trang trại chưa thu hút được nhiều thành phần tham gia. Đại đa số, sản phẩm làm ra từ các trang trại chăn nuôi được tiêu thụ dưới dạng còn tươi sống (vì tỉnh chưa thể đầu tư được hệ thống thu gom, giết mổ, chế biến tập trung và dây truyền chế biến tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm chế biến và phù hợp thị hiếu tiêu dừng). Vì vậy, sản phẩm thường bị các tư thương ép giá hoặc bán lay lắt ở các chợ với nỗi lo ôi thiu phải hủy bỏ hoặc thêm giá thức ăn cho các con vật đưa ra chợ mà chưa bán được. Các trang trại chăn nuôi hiện nay chủ yếu có thị trường đầu ra bấp bênh như vậy là cũng tại chưa xây dựng được thương hiệu do giá trị hàng hóa chưa nhiều, chưa tập trung, chưa cao do còn sử dụng công nghệ chăn nuôi lạc hậu, giống kém, thậm chí còn dùng đàn thương phẩm làm giống, thức ăn nghèo đạm, chuồng trại sơ sài, dịch bệnh chưa kiểm soát. Hiện nay, đa số các trang trại chăn nuôi tự chủ động tìm đầu ra trong khi môi trường nông sản nói chung vốn đã bấp bênh mùa được, mùa mất, thông tin thị trường đầu vào và đầu ra tin nghe được tin không do các chủ trang trại phải tự tìm thông tin chứ chưa có hình thức hỗ trợ thông tin nào từ chính quyền hay tổ chức chuyên ngành. Thông tin hạn chế, chủ trang trại còn bận bịu với bao nỗi lo toan lãi suất vay, nhân công, xây chuồng, chữa bệnh cho vật ốm, ... thì việc cập nhật thông tin bị bỏ ngỏ cũng dễ hiểu và họ lại tiếp tục rơi vào sự bấp bênh đầu ra. Con vật có lứa có thì, sản phẩm không bán được lại nuôi trong nỗi lo thức ăn, chuồng trại, dịch bệnh cho đàn quá lứa bán giống, hậu bị hay tuổi sinh sản. Sữa, thịt, trứng nhiều khi vào dịp dịch bệnh không bán được, thật cực hết chỗ nói! Tuy nhiên, trên thực tế đã có sự hình thành các chi hội giúp đỡ nhau tiêu thụ sản phẩm ở Phú Thọ, hình thành Hợp tác xã chăn nuôi ở Cổ Đông - Sơn Tây - Hà Tây tuy khá hiệu quả nhưng chưa được nhân rộng. Các hệ thống xúc tiến thương mại khác đều chưa gắn được nên chủ trang trại đành phải tự loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm trang trại của mình, đành phó thác cho may rủi thị trường lúc thu hoạch. 11.3. Trình độ bất cập Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất của hầu hết các chủ TT còn nhiều mặt bị hạn chế. Các chủ TT phần lớn xuất thân từ nông dân, hoặc thành phần khác có vốn nhưng chưa được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý kinh tế TT nên điều hành sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Không những hạn chế về mặt chuyên môn mà kể cả những thông tin thị trường ít được cập nhật. Đa số các chủ trang trại là các chủ hộ gia đình giỏi, có kinh nghiệm chăn nuôi rồi tự mày mò phát triển mà lên. Vì vậy, trình độ kỹ thuật, khả năng tiếp ứng công nghệ mới, tiến bộ KHKT chậm. Đặc biệt, với tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình, quen với phương thức chăn nuôi quảng canh rồi xen thâm canh dần lại hầu hết không qua đào tạo khóa quản lý nào trên các chủ trang trại đều ít khả năng quản lý nên việc mở rộng, phát triển trang trại, đa dạng hóa loại hình sản phẩm, sản xuất sản phẩm sạch và an toàn, ... đành phải là câu chuyện ... từ từ. Trong tình trạng thiếu trầm trọng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý chuyên trách về chăn nuôi - thú y cấp cơ sở như hiện nay thì nông dân vốn chủ yếu trông chờ vào các chương trình khuyến nông nhưng hệ thống khuyến nông cũng chưa hoàn thiện, hơn nữa các chương trình khuyến nông chủ yếu dành cho chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa có chương trình dành riêng cho loại hình chăn nuôi TT nên chủ TT lại tự mày mò lấy mà thôi, cũng may họ đều xuất thân từ các hộ chăn nuôi giàu kinh nghiệm. Không chỉ trình độ chủ trang trại bất cập mà ngay cả trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của mạng lưới cán bộ chăn nuôi - thú y cấp xã, phường vốn đã mỏng lại còn cũng rất hạn chế. Kinh phí đào tạo, tập huấn về kỹ thuật, về quản trị kinh doanh, ... rồi tham quan học tập chăn nuôi TT ở các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới gần như không có cho cấp cơ sở, nói gì đến hỗ trợ cho các chủ TT. Vậy là một số chủ TT đã phải tự khăn gói quả mướp đi học kinh nghiệm ở Trung Quốc, Thái Lan, ... nhưng cũng thật gian truân con đường áp dụng bởi sự sai khác về xuất phát điểm, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa và thị hiếu của mỗi nước,... mà tự năng lực bản thân mỗi chủ TT chưa thể khái quát và linh động áp dụng được. Trình độ sản xuất và quản lý hạn chế trong khi chăn nuôi TT là hình thức tiếp cận với tiên tiến khoa học công nghệ nhanh và dễ ứng dụng nhất bởi đặc thù tập trung, quy mô rộng. Nghịch lý này đã làm cho vấn đề trình độ chưa tương xứng thành điểm nóng tiếp theo ghì néo sự phát triển của chăn nuôi TT đạt được đúng tiềm năng sẵn có của tỉnh và nước nhà. 11.4. Dịch bệnh - Nỗi lo thường trực Chưa cần nói đến trang trại với quy mô hàng trăm con mà chỉ ở quy mô hộ gia đình vài chục con đã rất lúng túng khi dịch bệnh ập đến. Có lẽ rủi ro dịch bệnh là rủi ro cao nhất trong chăn nuôi hiện nay nên tới 44, 23% các tỉnh đều bày tỏ nỗi lo nguy cơ dịch bệnh làm cản trở sự phát triển của chăn nuôi TT. Đa số các tỉnh đều cho rằng dịch bệnh diễn biến phức tạp, dịch vụ thú y chưa phát triển sâu rộng, thuốc thú y đắt và nhiều khi còn khan hiếm, việc kiểm soát dịch bệnh chưa thực sự hiệu quả, nguy cơ bùng phát và tái bùng phát dịch bệnh rất cao ở hầu hết các vùng, miền trong cả nước. Điều này làm nhiều nhà chăn nuôi e ngại đầu tư phát triển vì chỉ cần thông báo có dịch thì lập tức sản phẩm ế ẩm, chủ TT lại tự tiêu hủy là chính khá tốn kém. Công tác vệ sinh, phòng chống dịch ở đa số trang trại là yếu kém, hầu như chưa có TT nào có bác sỹ thú y riêng, tư vấn viên riêng về phòng chống dịch. Bên cạnh đó, chuồng trại đầu tư chăn nuôi chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống xử lý môi trường, chất thải do đầu tư lớn nên cũng chưa được đầu tư thỏa đáng, giao dịch buôn bán tự do, tự phát nên nguy cơ phát dịch rất cao. Khả năng kiểm soát, dập dịch cũng chưa thật hiệu quả. Vì vậy, phát triển kinh tế chăn nuôi TT không chỉ có nỗi lo của người đầu tư chăn nuôi mà cả những nhà quản lý các cấp đều chung một lo lắng rủi ro dịch bệnh. Nếu công tác phòng dịch không tốt thì chăn nuôi TT lại là những ổ dịch nguy hiểm và có mức phát tán rộng lớn nhất, gây thiệt hại nhất cho người chăn nuôi, Ngân sách quốc gia, ô nhiễm môi trường và thiệt hại tài nguyên. Vì thế, lo sợ rủi ro dịch bệnh đã và đang thường trực trong mỗi ai quan tâm đến chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi TT. 11.5. Vốn - Con đường lắm nỗi gian truân Nhu cầu vốn đầu tư phát triển TT rất lớn, trong khi đó khả năng tiếp cận nguồn vốn của TT gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do tài sản thế chấp của các TT là đất đai. Giá trị đất đai ở những nơi đầu tư chăn nuôi thường có giá trị thấp, những tài sản khác như thiết bị, con giống thường không được ngân hàng chấp nhận nên khả năng vay bằng tài sản thế chấp bị hạn chế rất nhiều. Thời gian vay vốn ngắn chưa phù hợp với chu kỳ chăn nuôi, gây khó khăn cho chủ TT khi định hướng phát triển lâu dài. Theo các tỉnh báo cáo thì hầu như 100% các trang trại đã và đang thiếu vốn hoạt động. Chăn nuôi theo hình thức TT là hình thức chăn nuôi thâm canh, bán công nghiệp hoặc công nghiệp hóa hoàn toàn nên mức đầu tư ban đầu rất lớn. Hệ thống chuồng trại hiện đại, máy làm mát, máy sưởi ấm, giàn phun sương, . . . rất tốn kém; Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống nhà kho, khu chế biến thức ăn, Hệ thống xử lý chất thải; Tiền giống cao sản; Tiền dịch vụ tiêm phòng thú y, Sát trùng định kỳ; . . . còn chưa kể việc đầu tư ngoài hàng rào như chủ TT phải tự san lấp mặt bằng, mở và hoàn thiện đường giao thông, điện, nước,... vì vậy mức đầu tư cho mỗi trang trại thấp nhất cũng vài trăm triệu đồng và những trang trại làm ăn hiệu quả thường là những trang trại có mức đầu tư trên dưới 10 tỷ đồng. Khoản vốn này đã nằm ngoài tầm với của đa số nông dân Việt Nam, có lẽ vì vậy mà lực bất tòng tâm, dẫu có muốn phát triển thì họ cũng vẫn phải trước mắt duy trì chăn nuôi nông hộ, lấy ngắn nuôi dài vậy. Trừ một số ít tỉnh có chính sách vay vốn ưu đãi khá thuận lợi như Thái Nguyên, Yên Bái, Bình Thuận, . . . còn lại các chủ trang trại ở các tỉnh đều đang khó khăn về việc vay vốn khi không có tài sản thế chấp (giấy chứng nhận kinh tế trang trại chậm được cấp, tài sản cố định của trang trại chưa được các tổ chức tín dụng đồng ý cho thế chấp, lãi suất cho vay cao (ví dụ lãi suất tín dụng cho trang trại chăn nuôi vay là 14,16%/ năm ở Hà Nam trong khi lãi suất chăn nuôi chỉ đạt có 15%/ năm chưa kể tiềm ẩn nhiều rủi ro rớt giá, dịch bệnh...), các dự án xây dựng mới, mở rộng chăn nuôi gia súc tập trung, công nghiệp chưa được hưởng chính sách khuyến khích đầu tư như chăn nuôi gia cầm (QĐ 394/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/3/2006 chỉ mới áp dụng chăn nuôi gia cầm). Các hộ chăn nuôi chủ yếu là tự bỏ vốn nên không đủ đầu tư dài hạn, muốn vay Ngân hàng thì không có tài sản thế chấp. Số hộ được vay thì mức vay thấp, thời gian vay ngắn không theo hết chu kỳ sản xuất, lãi suất ưu đãi chỉ chiếm tỷ lệ thấp nên lượng vốn vay Ngân hàng không những rất ít và tỏ ra kém thu hút, hiệu quả cho người chăn nuôi. Ngay như TP.HCM là điểm chăn nuôi TTTT sáng của cả nước cũng thừa nhận tình trạng huy động vốn rất khó khăn. Một số trang trại có vay được chương trình hỗ trợ lãi vay cho nông dân thành phố (Chương trình 419) của UBND thành phố nhưng thủ tục vay khó khăn do đa số trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận làm cơ sở để thế chấp Ngân hàng. Việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại chậm chạp do chưa có quy định cụ thể trong việc cơ quan thẩm quyền nào được cấp giấy chứng nhận, giá trị của giấy chứng nhận trang trại trong việc vay vốn mở rộng sản xuất vẫn chưa được các tổ chức tín dụng công nhận cho vay, có lẽ do hình thức kinh tế trang trại chưa được xem như một doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ. Một số hộ còn ở dạng KT3 do muôn vàn lý do chưa nhập khẩu được và thế là cũng không thể vay vốn, kinh tế trang trại lại thêm một lý do để bế tắc. Hiện trạng thiếu vốn đã làm xuất hiện hiện tượng một số trang trại ở An Giang, ngại ngần không đăng ký với chính quyền địa phương do e sợ đóng thuế và báo cáo về đánh giá tác động môi trường - nguy cơ chi phí xử lý môi trường thường là rất lớn. Theo thống kê của tỉnh Hà Tĩnh thì 71,7% vốn xây dựng và phát triển trang trại chăn nuôi là của chính người dân do tích cóp, chắt chiu mà có, chỉ có 17,9% vay Ngân hàng và còn 10,4% là từ nguồn vốn huy động vay mượn họ hàng, bạn bè, thế chấp nhà cửa... 11.6. Xây dựng trang trại, trồng cỏ Muốn xây dựng TT thì phải có đất, đất để làm chuồng trại, bãi chăn thả, đồng cỏ, đường đi để vận chuyển thức ăn, vật liệu và sản phẩm, nơi thoát nước, bể biogas, bể ủ,... nhưng đất ở đâu khi đa số đất nông nghiệp đã được giao thậm chí đã cấp sổ đỏ xong cho dân trồng trọt, trồng rừng. Giờ chăn nuôi xen kẽ thì tập trung sao được, quy mô đàn theo tiêu chí trang trại thì ít nhất mỗi trang trại cũng cần 4-5 ha. Hiện trạng đất nông nghiệp nói chung đang bị co hẹp lại do tốc độ đô thị hoá, xây dựng khu công nghiệp, nay lại manh mún ruộng đất mỗi nhà sản xuất mỗi khác, dồn điền đổi thửa trong trồng trọt vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết thúc nữa là dồn đổi làm trang trại chăn nuôi còn là câu chuyện phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, đất trang trại hiện nay chủ yếu là đất vườn nhà, đất nông nghiệp, lâm nghiệp được giao khoán, số nữa là chủ trang trại tự vận động được anh em, họ hàng dồn điền đổi thửa, còn số đất quỹ 2 (đất công ích) giao thầu của địa phương, đất thuê 30-50 năm là rất ít do giá cao, thủ tục rườm rà. Đất nông nghiệp được tạm giao cho các hộ nông dân trong 20 năm (từ 1993-2013 theo Luật đất đai năm 1993) vậy nên gần đây, trong nhân dân lại xuất hiện thêm tâm lý sau năm 2013 đất nông nghiệp được sẽ được giao lại thế nào? Vì thế họ không yên tâm đầu tư. Tỉnh Bạc Liêu nêu hiện trạng của tỉnh rằng tuyệt đại đa số nông dân vẫn coi trông trọt là ngành sản xuất chính, chăn nuôi chỉ là để tận dụng phụ phẩm nên họ chỉ muốn tân dụng đất quanh nhà để xây dựng trang trại vừa đỡ tốn kém, vừa dễ quản lý nhưng kẹt nỗi lại không đảm bảo tiêu chí trang trại và lại lo lắng áp lực phản đối của vùng dân cư do chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường. Hoặc như Hải Phòng thì đất đang bị sử dụng lãng phí khi chăn nuôi TTTT hình thành tự phát nên xây dựng trên cả những đất còn khả năng canh tác rất tốt, xây lẫn trong khu dân cư nên tình trạng ô nhiễm nặng nề, rất khó cải thiện chưa kể đến việc gây mất đoàn kết dân cư, căng thẳng do khởi kiện giữa cộng đồng với chủ trang trại. Nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Bình Dương, Cà Mau,... đều đang rất khó khăn về quỹ đất cho phát triển chăn nuôi TTTT. Quản lý đất trang trại cũng nhiều bất cập, Hưng Yên còn khống chế xây dựng nhà xưởng khu chăn nuôi TTTT không quá 36m2 do lo sợ hiện tượng biến đất thổ canh thành đất thổ cư nên cơ sở làm việc của trang trại chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Nhiều tỉnh giá thuê đất cao, thời gian thuê ngắn đang là trở ngại cho nhiều trang trại muốn xây mới, mở rộng mà không có đất. 11.7. Các nguyên nhân khác 34,61% các tỉnh có khó khăn về giống vừa thiếu vừa kém chất lượng. Đa số các trang trại còn đơn điệu về giống, nhiều tỉnh không có hệ thống cung cấp giống, các tỉnh miền núi còn chịu giá giống cao do giao thông không thuận lợi nên kéo đến đánh tụt lợi nhuận chăn nuôi. Trên thực tế, việc đầu tư không đồng bộ từ khâu chuồng trại, giống, thức ăn, thú y,... là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các trang trại. Không hoặc thiếu giống cao sản, chất lượng nên sản phẩm làm ra chưa chất lượng và không nhiều, không tạo thành vùng hàng hoá lớn là một trong những nguyên nhân tiêu thụ sản phẩm khó khăn và sức hấp dẫn của chăn nuôi TTTT chưa lớn. Giá thức ăn, thuốc thú y cao ở hầu hết các vùng miền vẫn là câu chuyện muôn thuở của chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trang trại nói riêng. Thức ăn chiếm phần lớn giá thành sản phẩm nhưng chủ trang trại có rất ít phương án giảm giá bởi không có đất trồng cỏ khi đất xây chuồng trại còn chưa đủ, đất trồng cỏ vốn đã ít nay lại còn bị ngày một thu hẹp bởi sức hấp dẫn của các cây công nghiệp (mía, sắn, dứa, cao su,...), cây lâm nghiệp tiêu thụ dễ hơn, trước mắt có hiệu quả hơn như ở Phú Yên, Bình Dương, An Giang,... Thông tin thị trường đầu vào và đầu ra hạn chế, chủ yếu do chủ trang trại tự tiếp cận. Các nguồn thông tin từ các cấp chính quyền, sở chuyên trách, khuyến nông, hiệp hội không thường xuyên, sự liên kết giữa các trang trại còn ít, việc đầu tư tham quan học hỏi lẫn nhau chưa nhiều nên việc chọn con gì, giống nào, thức ăn ra sao, tiêu thụ thế nào,... luôn là các chủ trang trại đau đầu và bị động. Các chính sách hỗ trợ về vốn, đầu tư ngoài hàng rào, đào tạo, tập huấn, thông tin cũng chỉ mới xuất hiện lẻ tẻ và còn khá mờ nhạt. Do sự hình thành và phát triển TT chăn nuôi thiếu quy hoạch khiến một số vùng đặc biệt ở đồng bằng bị ô nhiễm môi trường. Một số chủ trang trại chưa đầu tư thoả đáng cho hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng mà thải trực tiếp ra ao, hồ, đồng ruộng, gây ô nhiễm nặng môi trường xung quanh. Một số trang rtại mặc dù có đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nhưng do chưa bảo đảm đúng quy trình nên hiệu quả xử lý chất thải chưa triệt để. II. Định hướng phát triển chăn nuôi trang trại trong giai đoạn tới 1. Xu thế phát triển chăn nuôi trang trại - Phát triển chăn nuôi trang trại là nhu cầu khách quan, là con đường tất yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đảm bảo VSATTP, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Trong khi đó phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán như hiện nay không đáp ứng được những yêu cầu trên. - Chăn nuôi trang trại tập trung là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát được dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch cúm gia cầm, LMLM đang diễn biến phức tạp ở nước ta. - Chăn nuôi trang trại có quy hoạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhất là tại khu vực nông thôn ở đồng bằng. 2. Định hướng phát triển a) Vùng phát triển Hiện nay, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ngày càng nhanh tại các khu vực đồng bằng, do vậy về lâu dài việc chuyển dịch chăn nuôi trang trại, tập trung đến các vùng trung du, miền núi là xu thế tất yếu. Trước mắt tại các vùng đồng bằng cần sớm đưa chăn nuôi tập trung ra khỏi khu dân cư, đồng thời phát triển chăn nuôi TT tập trung phải đi đôi với đầu tư xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. - Chăn nuôi lợn, gia cầm Phát triển trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm cần được ưu tiên đầu tư tai các vùng trung du, gò đồi, vùng đồng bãi ở đồng bằng xa khu dân cư nhằm giải quyết được vấn đề đất đai và ô nhiễm môi trường. Đối với các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Hồng cần sớm rà soát, điều chỉnh, quy hoạch lại các trang trại chăn nuôi hiện có, một số cơ sở chăn nuôi gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường cần thiết phải di dời. - Chăn nuôi gia súc lớn Đối với trang trại chăn nuôi gia súc lớn, gia súc ăn cỏ hướng phát triển chính vẫn là vùng trung di miền núi phía Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là những khu vực có tiềm năng về quỹ đất để phát triển đồng cỏ và trồng thức ăn thô xanh. b) Các hình thức chăn nuôi trang trại Tuỳ theo điều kiện sinh thái và tình hình thực tiễn của các địa phương, có thể lựa chọn các hình thức chăn nuôi trang trại khác nhau. Theo đó, có các loại hình sau: - Trang trại chăn nuôi hộ gia đình theo quy hoạch (chỉ một chủ trang trại đầu tư). Khuyến khích phát triển loại hình này. - Trang trại gắn với khu chăn nuôi tập trung (có nhiều chủ trang trại đầu tư); - Trang trại chăn nuôi hỗn hợp (vừa chăn nuôi vừa trồng trọt kết hợp nuôi trồng thuỷ sản). Tuy vậy, tất cả các loại hình chăn nuôi trang trại đều phải nằm trong vùng quy hoạch lâu dài của các địa phương, xa khu dân cư, xa khu công nghiệp, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường sinh thái. 3. Một số mục tiêu chủ yếu - Năm 2008, các tỉnh lập xong quy hoạch tổng thể về phát triển chăn nuôi trang trại, tập trung. - Mức tăng trưởng số lượng trang trại chăn nuôi hàng năm đạt 30%/năm; phấn đấu đưa tỷ trọng sản phẩm hàng hoá chăn nuôi trang trại, tập trung trong cả nước đạt 45-50% vào năm 2010 và 60-65% vào năm 2015 trong tổng sản phẩm ngành chăn nuôi. - Năng suất vật nuôi và chất lượng sản phẩm chăn nuôi đạt xấp xỉ với các nước tiên tiến; giá thành sản phẩm hạ, sản phẩm chăn nuôi có tính cạnh tranh cao; kiểm soát được chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của WTO - Chủ động kiểm soát, khống chế dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm và dịch LMLM; phát triển chăn nuôi bền vững. III. Các giải pháp để phát triển bền vững chăn nuôi trang trại ở Việt Nam Chăn nuôi TT là con đường đúng đắn và tất yếu của ngành chăn nuôi nước nhà. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng và quy mô trang trại trong chỉ vài năm qua đã chứng minh điều đó nhưng trước mắt con đường mới này còn quá nhiều chông gai khi tập quán chăn nuôi truyền thống, tận dụng tự nhiên, quản lý yếu kém kiểu kinh tế hộ gia đình còn sâu nặng trong nhiều người chăn nuôi; nan giải vấn đề đất, vốn, thú y,... và đặc biệt công tác quy hoạch - công tác đi đầu lại vẫn còn đang lúng túng ở tất cả các cấp đã chưa thúc đẩy chăn nuôi TT phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Nhiều biện pháp của các tỉnh, thành trong cả nước đưa ra như hỗ trợ 60% giống (Tuyên Quang), đề nghị Chính Phủ ban hành chỉ đạo các tỉnh dành 10-15% quỹ đất nông nghiệp để phát triển chăn nuôi TT và xây dựng khu giết mổ, chế biến tập trung (Quảng Ninh); Hỗ trợ 100% vaccin trong 3 năm đầu, 50% lãi suất vốn vay trong 5 năm đầu theo dự án được duyệt (Quảng Ninh); Đầu tư mỗi tỉnh ít nhất 01 Trung tâm giống (Vĩnh Phúc); Hỗ trợ 20% kinh phí làm đường, điện, nước,... Miễn tiền thuê đất nơi xa dân cư trong 3 năm đầu, 50% trong 5 năm tiếp theo, hỗ trợ 100% vaccin tiêm phòng và lệ phí kiểm dịch; Hỗ trợ kinh phí cho các chủ trang trại chăn nuôi đi tham quan học tập (Hải Dương); Xem các trang trại như là các Doanh nghiệp hay làng nghề sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và nhỏ để được thuê đất, vay vốn tín dụng như các Doanh nghiệp khác; Hỗ trợ thông tin miễn phí, xây dựng lại tiêu chí trang trại cho phù hợp với giai đoạn mới,... (Hưng Yên); Thời gian cấp đất, thuê đất tối thiểu 30-35 năm (Thừa Thiên Huế),... Chăn nuôi TT là định hướng đúng đắn và tất yếu của con đường hội nhập nông nghiệp Việt Nam với nông nghiệp Quốc tế nhưng có lẽ với bối cảnh hiện nay, công tác TT hoá phải thận trọng và bước từng bước để chăn nuôi công nghiệp hoá chắc chắn đạt tới thành công. Nên chăng TT hoá dần với từng loại vật nuôi và chú ý khuyến khích mô hình TT tổng hợp để khai thác hết đa dạng sinh học và các tiềm năng khác, đồng thời giảm thiểu được rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi TT không nên phát triển ồ ạt, phòng trào hoá mà cần cẩn thận khai thác mô hình mẫu với từng địa phương đồng thời các cấp quản lý cần nhanh chóng rà soát, điều tra chính xác hiện trạng chăn nuôi TT của từng địa phương để có cơ sở nhằm sớm hoàn chỉnh hành lang pháp lý thuận lợi, phù hợp với sự phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi TT nói riêng của từng tỉnh, vùng, miền trong cả nước. Thiết kế mô hình mẫu và xây dựng các tiêu chí trang trại chăn nuôi TT phù hợp là công tác cần thiết và là 1 trong những chìa khoá thành công công nghiệp hoá chăn nuôi. Song công tác này cần hết sức cẩn trọng về tính phù hợp không những phải phát huy thế mạnh điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương mà còn cần chú ý đến khả năng đầu tư sâu của hộ chăn nuôi, khả năng phát triển cơ sở hạ tầng và khả năng của địa phương về đảm bảo chính sách hỗ trợ ngoài hàng rào trang trại chăn nuôi. 1. Quy hoạch đất đai cho trang trại - Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, các địa phương cần triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi công nghiệp, tập trung, trang trại đến tận huyện, xã. Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa... tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả, nhất là tại các vùng trung du, đồi gò... sang phát triển chăn nuôi trang trại. Cần thực hiện tốt các chính sách cho từng trường hợp cụ thể. + Ở vùng đất ít người có khả năng khai phá có thể giao đất theo khả năng người nhận để khuyến khích những người có nguồn lực (vốn, lao động, kỹ thuật) đầu tư lập trang trại chăn nuôi; + Trường hợp có nhiều người muốn lập trang trại thì căn cứ vào quy hoạch và quỹ đất cụ thể để đưa ra mức khoán hoặc cho thuê cụ thể; + Đối với vùng đất có điều kiện thuận lợi nhưng quỹ đất hạn chế thì cần tổ chức đấu thầu công khai, bảo đảm dân chủ, minh bạch và công khai. + Áp dụng các chính sách linh hoạt trong giải phóng mặt bằng, dồn điền đổi thửa để người có đất tự nguyện và chấp thuận mức đền bù theo tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp. 2. Chính sách ưu đãi đầu tư Căn cứ Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 04/01/2005 của Chính phủ và Thông tư 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài Chính các địa phương cần cụ thể hoá các chính sách này và huy động ngân sách địa phương khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư hợp lý, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu chăn nuôi tập trung; miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ các sản phẩm chăn nuôi trang trại trong những năm đầu kinh doanh nhằm thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hoá. 3. Tín dụng cho chăn nuôi trang trại - Đổi mới về hình thức vay vốn tín dụng như tăng hình thức cho vay trung hạn, dàn hạn (hiện nay, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trong nông nghiệp của các ngân hàng thương mại là rất thấp, khoảng 7,5%); chủ trang tại có thể thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư để vay vốn từ các tổ chức tín dụng. - Các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt QĐ số 423/2000/QĐ-NHNN ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại. - Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 20/4/2004 về tín dụng đầu tư Nhà nước, trong đó cho ngành chăn nuôi quy mô trang trại, ngành chế biến, giết mổ công nghiệp được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển để tạo nguồn lực đầu tư. 4. Phát triển chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến - Chăn nuôi trang trại, tập trung sẽ tạo nguồn hàng hoá lớn. Vì vậy, song song với đẩy mạnh chăn nuôi, phải có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ. - Tổ chức thực hiện tốt Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung và phát triển cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp để có chính sách cụ thể tại địa phương nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào ngành chăn nuôi và là hướng chuyển đổi kinh tế cơ bản trong nông nghiệp hiện nay. - Hỗ trợ các cơ sở giết mổ, chế biến xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm (HACCP, ISO, GMP...) để từng bước quốc tế hoá tiêu chuẩn thịt, trứng, sữa... - Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng thức ăn chăn nuôi, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế biến. 5. Về thị trường - Việc quy hoạch phát triển các khu chăn nuôi tập trung cần gắn với định hướng thị trường để sản phẩm chăn nuôi đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Các cơ sở chăn nuôi cần phải xây dựng thương hiệu, trong đó coi trọng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp kịp thời cho người chăn nuôi về tình hình giá cả, dự báo ngắn và dài hạn về xu hướng thị trường trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi cũng như thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. 6. Về tổ chức sản xuất - Tiếp tục khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức này tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước để các tổ chức thực sự phát huy được vai trò đối với các trang trại thành viên. - Củng cố phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp và trang trại. Khuyến khích hình thức chăn nuôi gia công giữa các chủ trang trại và các doanh nghiệp chăn nuôi, sản xuất thức ăn, giết mổ, chế biến và xuất khẩu thịt. 7. Giải pháp kỹ thuật Chăn nuôi trang trại tập trung đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ về con giống, chuồng trại, thiết bị và thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lượng cao. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi cần tập trung giải quyết một số vấn đề về kỹ thuật sau: - Về giống vật nuôi: tiếp tục sử dụng con giống có năng suất và chất lượng tốt hiện có ở trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuân lợi cho các chủ trang trại nhập khẩu nguồn gen, giống có năng suất và chất lượng cao hơn. - Về thức ăn chăn nuôi: Các cơ sở chăn nuôi trang trại cần hợp đồng chặt chẽ với các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp để bảo đảm cung cấp ổn định về số lượng và chất lượng thức ăn có giá cả hợp lý. Các cơ sở sản xuất thức ăn cần cải tiến phương thức cung cấp, giảm các chi phí trung gian không cần thiết, giảm chi phí bao bì; tìm mọi biện pháp cả về kỹ thuật và chính sách để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi. Đối với các trang trại nuôi gia súc ăn cỏ cần có quỹ đất để trồng cỏ thâm canh cung cấp đủ thức ăn thô xanh. - Về công nghệ chuồng trại: Chăn nuôi trang trại tập trung đòi hỏi phải có sự đầu tư thích hợp về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi, nhất là đối với lợn và gia cầm. Để khai thác tiềm năng con giống, người chăn nuôi cần xem xét đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của các mẫu chuồng trại, thiết bị chăn nuôi đã và đang sử dụng để có hướng cải tiến và khắc phục, áp dụng những tiến bộ mới về chuồng trại, máng ăn, máng uống phù hợp với yêu cầu của từng loại vật nuôi, độ tuổi, giới tính và phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng vùng. - Về đào tạo tập huấn: Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, các khoá tập huấn chuyên đề cho các chủ trang trại về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại; đồng thời các chủ trang trại cần có biện pháp thu hút cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn giỏi về làm việc lâu dài và ổn định cho các trang trại của mình. 8. Xử lý môi trường - Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường tại các trang trại và khu chăn nuôi tập trung là đòi hỏi bức thiết nhằm bảo đảm sự phát triển chăn nuôi bền vững và tránh ô nhiễm môi trường xung quanh, nhất là môi trường gần khu dân cư. - Các trang trại và khu chăn nuôi tập trung cần có các biện pháp để xử lý chất thải. Mỗi trang trại có thể áp dụng các phương pháp xử lý phù hợp với điều kiện thực tế. Hiện nay đang phổ biến một số công nghệ xử lý chất thải như sau: + Xử lý theo công nghệ khí sinh học (hầm Biogas quy mô lớn) + Xử lý theo công nghệ hiếu khí (bể sinh học sục khí) + Xử lý theo phương pháp công nghiệp. Các trang trại hiện đang nằm trong khu dân cư phải có kế hoạch di dời đến địa điểm đảm bảo an toàn sinh học. Xung quanh trang trại có tường bao, rào để hạn chế tiếp xúc, lây lan mầm bệnh. Về nguyên tắc, gia súc, gia cầm ốm chết phải được tiêu huỷ bằng biện pháp chôn, đốt; phân phải được xử lý trước khi đưa ra sử dụng; nước thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. 9. Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại Chăn nuôi trang trại là mô hình sản xuất mới có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Để loại hình này phát triển và phát huy được lợi thế cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành. Trước mắt các địa phương cần: - Tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đã ban hành về kinh tế trang trại, tạo hành lang pháp lý cho kinh tế trang trại phát triển. Huy động cao tiềm năng về đất đai, nguồn vốn trong đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp và để kinh tế trang trại phát triển đúng hướng. - Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra các chủ trang trại có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý giống vật nuôi, VSATTP và bảo vệ môi trường sinh thái. - Coi trọng và tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và lợi ích khác. - Các bộ, ngành cần tiếp tục hoàn thiện một số văn bản quản lý Nhà nước về kinh tế trang trại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChăn nuôi trang trại - Thực trạng và giải pháp.doc
Luận văn liên quan