Đề tài Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế

PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người Việt. Theo (2002) và ICARD (2004) thì hầu hết các hộ gia đình đều tiêu thụ lượng rau tăng hơn so với năm trước đó. Các loại rau được tiêu thụ nhiều nhất là rau muống (95% số hộ), cà chua (88%). Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71kg rau quả/người/năm, trong đó rau chiếm 3/4. Xà lách (Lactuca sativa L.) là loại rau ăn sống phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp cho cơ thể người các chất khoáng, enzim, hợp chất hữu cơ, đặc biệt nguồn vitamin E và C phong phú và rẻ tiền. Ngoài ra, trong xà lách còn chứa chất lactucarium có hoạt tính sinh học cao, có tác động đến thần kinh, làm giảm đau và gây ngủ. Xà lách còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, trị ho, suy nhược tâm thần, táo bón, thấp khớp. Từ cây xà lách có thể chiết ra một loại dịch như nhựa để chế thành xirô hoặc để khô làm thành viên thuốc chữa bệnh. Xà lách là loại rau được làm xa lát quan trọng nhất. Xà lách quyết định chất lượng của hỗn hợp rau tươi và tính ngon miệng, nên được người tiêu dùng ưa chuộng, nhu cầu và khả năng tiêu thụ quanh năm rất lớn. Xà lách là loại rau ăn lá có đặc điểm sinh trưởng như: cây thấp; rễ ngắn, ăn nông; có thể trồng dày; có khả năng cho năng suất cao; thích ứng rộng trên nhiều vùng sinh thái; ít sâu bệnh; thời gian sinh trưởng ngắn ngày, quay vòng/6 - 7 lần/năm . nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được đầu tư thâm canh đúng mức, đẩy mạnh trồng xà lách là điều kiện sử dụng có hiệu quả các loại đất, góp phần cải tạo đất trong chế độ luân canh thích hợp, tận dụng được sức lao động ở địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu rau xanh tại chỗ ngày càng cao của nhân dân. Tuy nhiên, xà lách yêu cầu đất tơi xốp, thoáng khí, giàu chất dinh dưỡng, yêu cầu ẩm độ cao trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Thêm vào đó việc khó bảo quản khi di chuyển xa đã làm cho xà lách khan hiếm và có giá trị cao trên thị trường miền Trung. Diện tích sản xuất rau toàn tỉnh Thừa Thiên Huế trên 4.700 ha, song phân bố không đều, manh mún, nhỏ lẻ, mang tính thời vụ, năng suất thấp chỉ có một số vùng trồng tập trung, chuyên canh, ở thành phố Huế và một số xã như: Điền Lộc - huyện Phong Điền; Quảng Thành, Quảng Thọ - Quảng Điền; Hương Xuân, Hương Chữ, Hương An - Hương Trà; Phú Mậu - Phú Vang; Hương Lộc, Hương Phú - Nam Đông . Trên bờ thành thuộc phường Tây Lộc là vùng sản xuất và cung cấp rau thường xuyên cho thành phố Huế. Tuy nhiên năng suất còn thấp do diện tích ít, đất chủ yếu là đất thịt nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng thấp, các chất dinh dưỡng thường xuyên bị rửa trôi do mưa lớn. Mùa khô, chủng loại, năng suất và chất lượng rau thường thấp. Bù lại, giá rau mùa khô thường cao gấp 3 - 7 lần, lợi nhuận cao, đã hấp dẫn người sản xuất . Trong các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, GA3 tăng vận chuyển auxin về vùng sinh trưởng mạnh. Do vậy, gibberellin ảnh hưởng lên sự giãn của tế bào theo chiều dọc, kích thích sự sinh trưởng kéo dài của thân và lóng cây. Gibberellin kích thích sự nảy mầm, chồi của các loại hạt và củ. của chúng. GA3 có tác dụng hoạt hóa sự hình thành các enzim thủy phân trong hạt như -amylaza. Enzim này sẽ xúc tác phản ứng biến đổi tinh bột thành đường, tạo điều kiện cho sự nảy mầm. Việc nghiên cứu, ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng cho cây rau ở Thừa Thiên Huế còn ít được quan tâm, hiện chưa xác định được nồng độ xử lý phù hợp trong điều kiện thời tiết vụ Xuân – Hè. Điều đó thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế” 1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI - Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây xà lách trồng trên đất thịt nhẹ dưới ảnh hưởng của GA3. - Xác định được nồng độ GA3 phù hợp cho xà lách khi trồng trên đất thịt nhẹ ở Thành Phố Huế. - Xác định được nồng độ GA3 phù hợp cho sự nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây xà lách con. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và năng suất xà lách dưới ảnh hưởng của GA3 trên đất thịt nhẹ và xử lý GA3 đến sự nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con trên đĩa petri và cốc nhựa. - Thời gian nghiên cứu: + Thí nghiệm 1: từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 3/2008 + Thí nghiệm 2: từ ngày 27 đến ngày 2 tháng 4/2008 + Thí nghiệm 3: từ ngày 16/4 đến ngày 6/5/2008 - Địa điểm: + Thí nghiệm 1và 2: tiến hành trong phòng. + Thí nghiệm 3: vùng đất thịt nhẹ tại phường Tây Lộc – Thành phố Huế. 1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thêm dữ liệu mới về sinh trưởng, năng suất và chất lượng của xà lách trồng trên đất thịt nhẹ khi được phun GA3. Cung cấp thêm dữ liệu mới về khả năng nảy mầm của hạt xà lách và sinh trưởng của cây con khi được xử lý GA3. - Ý nghĩa thực tiễn: Xác định được nồng độ GA3 phù hợp với điều kiện thời tiết ở Thừa Thiên Huế, góp phần đề xuất hướng tác động giúp vườn rau đạt năng suất cao. Đồng thời có thể tiếp tục nghiên cứu để mở rộng cho các vùng trồng rau khác có điều kiện khí hậu và đất đai tương tự.

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5727 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghĩa. Khi xử lý GA3 ở nồng độ cao sẽ ức chiều dài rễ của cây mầm. Chiều dài rễ mầm sau gieo 9 ngày, độ biến động CV% = 8,41, chiều dài rễ mầm dao động giữa các công thức từ 4,05 - 5,74cm, trong đó công thức V có chiều dài rễ mầm cao nhất (5,74cm), nhóm công thức III và V không có sự sai khác. Như vậy, xử lý GA3 nồng độ 20ppm thì cây mầm có chiều dài rễ lớn nhất và nồng độ quá cao (30ppm) thì gây ức chế sự phát triển chiều dài rễ mầm. Bảng 4.2: Ảnh hưởng của GA3 đến chiều dài rễ và chiều cao cây mầm Nồng độ (ppm) Chiều dài rễ mầm sau gieo … ngày (cm) Chiều cao cây mầm sau gieo... ngày (cm) 3 6 9 3 6 9 0 (đ/c) 3,01 c 3,94 bc 4,50 c 3,70 b 4,32 c 4,94 d 5 3,35 b 4,04 bc 4,76 c 3,63 b 4,51 bc 5,65 c 10 3,41 b 4,70 ab 5,51 ab 3,73 b 4,55 bc 5,77 bc 15 3,42 b 4,46 abc 5,37 b 3,47 b 3,95 d 4,49 e 20 3,76 a 5,05 a 5,74 a 4,33 a 4,85 a 6,19 a 25 3,09 c 3,95 bc 4,73 c 4,05 ab 4,68 ab 6,05 ab 30 3,37 b 3,55 c 4,05 d 3,60 b 3,73 d 4,17 e CV% 10,31 12,40 8,41 9,17 8,07 8,06 LSD0,05 0,614 0,936 0,331 0,277 0,280 0,341 Chiều cao cây mầm phản ảnh khả năng tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ ở trong cây, mức độ phát triển chiều cao cây biểu hiện sức sống, sự gia tăng tế bào. Chiều cao phát triển nhanh, chứng tỏ số lượng tế bào tăng nhanh, đó là cơ sở tăng năng suất sau này. Quá trình phát triển chiều cao cây nhằm tạo ưu thế cho quá trình quang hợp, tích lũy chất khô, có liên quan đến khả năng ra lá và chống đổ của cây. Kết quả ở bảng cho thấy: chiều cao cây mầm sau gieo 3 ngày có sự biến động CV = 9,17%, dao động trung bình giữa các công thức 3,60 – 4,33cm, trong đó công thức V có chiều cao lớn nhất (4,33cm), công thức VII có chiều cao thấp nhất (3,60cm), giữa các công thức không có sự sai khác về mặt thống kê. Chiều cao cây mầm sau gieo 6 ngày, có sự biến động CV% = 8,07, dao động trung bình giữa các công thức 3,73 - 4,85cm, trong đó công thức V có chiều cao lớn nhất (4,85cm), nhóm công thức IV và V sai khác có ý nghĩa so với các công thức khác. Công thức VII có chiều cao thấp nhất (3,73cm). Như vậy khi xử lý GA3 nồng độ quá cao sẽ ức chế sự phát triển chiều cao của cây mầm. Chiều cao cây mầm sau 9 ngày gieo, độ biến động CV% = 8,06, dao động trung bình giữa các công thức 4,17 - 6,19cm, công thức V có chiều cao cây mầm lớn nhất (6,19cm). Nhóm công thức IV,V có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Tóm lại: khi xử lý GA3 cho hạt trước khi gieo đã làm thay đổi động thái tăng trưởng về chiều cao cây và chiều dài rễ cây mầm. Ở nồng độ 20ppm thì cho chiều cao và chiều dài rễ cây mầm lớn nhất, do lúc xử lý hạt bằng GA3 ở nồng độ 20ppm thì hạt nảy mầm sớm nên sẽ thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây mầm tốt hơn so với các công thức khác mặt khác là do ảnh hưởng kích thích đặc trưng của GA3 lên sự giãn theo chiều dọc của tế bào nên kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng về chiều cao của thân, rễ. 4.3. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng tươi và khô của cây mầm Tích lũy vật chất khô là biểu hiện cuối cùng của mọi hoạt động sinh lý, là kết quả của mọi hoạt động của cây. Hàm lượng chất khô trong cây phụ thuộc rất lớn vào giống, điều kiện môi trường và các biện pháp canh tác. Cây sinh trưởng mạnh sẽ tăng hiệu suất quang hợp, tăng quá trình vận chuyển sản phẩm đồng hóa về bộ phận kinh tế. Ở giai đoạn cây mầm thì hiệu suất quang hợp thấp vì diện tích lá nhỏ. Diện tích lá tối ưu của một quần thể sẽ cho khả năng tích lũy cao nhất hay nói cách khác là hiệu suất quang hợp lớn nhất. Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: khối lượng khô cây mầm sau gieo 3 ngày, độ biến động CV% = 8,1, dao động trung bình giữa các công thức từ 0,013 - 0,019g, trong đó công thức V có khối lượng cây mầm cao nhất (0,019g), công thức VII có khối khô thấp nhất (0,013g), nhóm công thức V và I sai khác có ý nghĩa so với các công thức khác, giữa các công thức II, III, IV, VI không có sự sai khác. Khối lượng cây mầm sau gieo 6 ngày cao gấp đôi so với ngày thứ 3, điều này chứng tỏ GA3 đã có tác dụng làm cho bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất đều phát triển tốt, rễ cây hút và vận chuyển nước tốt hơn. Độ biến động CV% = 6,65, dao động trung bình giữa các công thức 0,031 - 0,055g, công thức V có khối lượng khô cao nhất (0,055g) và sai khác ở mức có ý nghĩa, công thức đối chứng có khối lượng khô cây mầm thấp nhất (0,031g). Nhóm công thức II, III, VI, VII sai khác so với đối chứng ở mức có ý nghĩa. Khối lượng cây mầm sau gieo 9 ngày, độ biến động CV% = 6,71, dao động trung bình giữa các công thức từ 0,047 - 0,09g, trong đó công thức V có khối lượng khô cao nhất (0,09g) và sai khác có ý nghĩa so với các công thức khác. Khối lượng khô của các công thức I, II, III, VI, VII không có sự sai khác khi xử lý thống kê. Như vậy công thức được xử lý GA3 thì cho khối lượng khô cây mầm cao hơn so với đối chứng. Kết quả ở bảng cho thấy khối lượng tươi cây mầm sau gieo 3 ngày, độ biến động lớn CV% = 14,27, dao động trung bình giữa các công thức 0,49 - 0,73g, công thức V có khối lượng tươi lớn nhất (0,73g), khối lượng tươi của các công thức I, II, III, IV, VI, VII không có sự sai khác. Khối lượng tươi cây mầm sau gieo 6 ngày, độ biến động CV% = 11,17, dao động trung bình giữa các công thức từ 0,57 - 0,79g trong đó công thức V khối lượng cây mầm cao nhất (0,79g), công thức VII có khối lượng cây mầm thấp nhất (057g), các công thức I, II, IV, VI, VII không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở ngày thứ 9 cây mầm bắt đầu sử dụng chất dinh dưỡng ở trong đất nên trọng lượng tươi tăng nhanh hơn so với ngày thứ 3 và 6. Độ biến động CV% = 11,17, dao động trung bình giữa các công thức từ 0,72 - 0,93g, trong đó công thức V là cao nhất (0,93g), khối lượng tươi ở các công thức I, II, III, IV, VI, VII không có sự sai khác. Bảng 4.3: Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng tươi và khô của cây mầm Nồng độ (ppm) Khối lượng tươi cây mầm sau gieo … ngày (g) Khối lượng khô cây mầm sau gieo... ngày (g) 3 6 9 3 6 9 0 (đ/c) 0,61 ab 0,69 abc 0,91 ab 0,018 ab 0,031 d 0,047 c 5 0,49 b 0,65 bc 0,77 ab 0,016 bc 0,038 c 0,052 c 10 0,57 b 0,77 ab 0,86 ab 0,014 cd 0,045 b 0,051 c 15 0,48 b 0,59 c 0,85 ab 0,016 bc 0,047 b 0,059 b 20 0,73 a 0,79 a 0,93 a 0,019 a 0,055 a 0,069 a 25 0,49 b 0,63 c 0,72 b 0,014 cd 0,047 b 0,052 c 30 0,51 b 0,57c 0,72 b 0,013 d 0,047 b 0,051 c CV% 14,27 11,17 13,44 8,100 6,650 6,710 LSD0,05 0,137 0,133 0,192 0,0023 0,0052 0,0064 Tóm lại: khi xử lý GA3 cho hạt trước khi gieo đã tăng trọng lượng tươi và khô của cây mầm. Ở nồng độ 20ppm thì trọng lượng tươi và khô lớn nhất. Sở dĩ có được kết quả này do GA3 kích thích cây sinh trưởng về chiều cao của thân, rễ nên làm tăng quá trình quang hợp, tăng quá trình vận chuyển vật chất khô từ lá về bộ phận kinh tế, làm tăng sinh khối của cây. 4.4. Ảnh hưởng của GA3 đến thời gian sinh trưởng của xà lách Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác ở các công thức nhằm tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho cây. Xà lách là loại rau ăn lá nên sinh trưởng mạnh hay yếu, ngắn hay dài đều chịu ảnh hưởng bởi khả năng sinh trưởng và cho năng suất của thân lá, khả năng tiếp nhận ánh sáng, tích lũy chất khô, quá trình này cây trải qua nhiều giai đoạn, từ lúc gieo hạt cho đến thu hoạch. Trong thí nghiệm chỉ tiến hành theo dõi từ trồng đến thu hoạch. Thời gian sinh trưởng của cây xà lách phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, tuy nhiên thời gian sinh cũng chịu ảnh hưởng của mùa vụ, thời tiết, điều kiện canh tác và nồng độ GA3 khác nhau thì khả năng sinh trưởng cũng khác nhau. Bảng 4.4: Ảnh hưởng của GA3 đến thời gian sinh trưởng xà lách Giai đoạn ST Nồng độ (ppm) Trồng đến... (ngày) Thu hoạch Hồi xanh Trải lá Giao tán 0 (đ/c) 7 17 27 34 5 7 13 21 26 10 7 14 23 28 15 7 14 23 28 20 7 14 24 29 25 7 16 26 30 30 7 17 26 31 Qua bảng 4.4 cho thấy: trong cùng một điều kiện như nhau, các nồng độ phun khác nhau thì thời gian sinh trưởng giữa các công thức cũng khác nhau. Giai đoạn từ trồng đến bén rễ hồi xanh giữa các công thức chưa có sự sai khác do được bố trí trong một điều kiện thời tiết khí hậu, biện pháp canh tác. Giai đoạn từ trồng đến trải lá: các công thức có sự sai khác không đáng kể vì lúc này bộ rễ phát triển còn yếu, khối lượng rễ còn ít, bộ lá phát triển chưa hoàn chỉnh, diện tích lá còn nhỏ, chưa có sự tranh chấp về ánh sáng, nước và dinh dưỡng. Cuối giai đoạn này bộ lá có diện tích lớn nên bắt đầu có sự cạnh tranh nhưng chưa cao. Công thức II, III, IV, V trải lá nhanh còn các công thức còn lại chênh lệch nhau từ 1 - 2 ngày coi như không đáng kể. Giai đoạn từ trồng đến giao tán: nếu bị ảnh hưởng xấu của các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ cao, thiếu nước thì tác dụng của GA3 sẽ bị hạn chế dẫn đến sinh trưởng chậm, năng suất thấp, giảm phẩm chất. Dưới tác dụng của GA3 có đủ dinh dưỡng, nước, phân bón, đặc biệt phân đạm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên mức độ tác động của GA3. Phân đạm có ảnh hưởng gián tiếp lên sự tổng hợp GA3. Vì GA3 được tổng hợp ở lá đã nở hoặc chồi ngọn nên những yếu tố ảnh hưởng lên sự hình thành thân, lá sẽ gián tiếp ảnh hưởng lên sự tổng hợp GA3. Ảnh hưởng gián tiếp này còn thông qua sự tổng hợp ở rễ và sự vận chuyển lên chồi của cytokinin. Đây là giai đoạn quan trọng của xà lách. Trong thí nghiệm cho thấy các công thức sau có xu hướng rút ngắn về mặt thời gian, thời gian ngắn nhất ở công thức II và dài nhất là công thức I, các công thức còn lại cách nhau 1-2 ngày. Điều này cho thấy ở các nồng độ xử lý khác nhau tốc độ trải lá cũng khác nhau. Giai đoạn thu hoạch: là thời gian cây xà lách sinh trưởng chiếm diện tích dinh dưỡng trên ruộng, có liên quan đến việc sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng trước và cây sau quyết định hệ số quay vòng/đơn vị diện tích/năm. Thời gian này có ý nghĩa trong việc chọn cơ cấu cây trồng thích hợp. Trong thí nghiệm chúng tôi thấy rằng thời gian sinh trưởng giữa các công thức II và đối chứng là 8 ngày, công thức III, IV là 6 ngày, công thức VI, VII, so với đối chứng từ 3 - 4 ngày. Với thời gian sinh trưởng này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu xà lách vụ Xuân - Hè ở địa phương. Tuy nhiên vụ Xuân - Hè năm nay do thời tiết nắng nóng mưa dầm nên thời gian trải lá và hồi xanh có muộn hơn. Tổng thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu hoạch, thời gian biến động từ 27 - 34 ngày, công thức II có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (27 ngày). 4.5. Ảnh hưởng của GA3 đến số lá trên cây xà lách Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp thực hiện chức năng tổng hợp chất hữu cơ thông qua năng lượng ánh sáng mặt trời và tăng tích lũy chất khô, cung cấp cho hoạt động sống của cây. Lá còn là bộ phận chủ yếu của quá trình thoát hơi nước, xúc tiến các quá trình sinh lý sinh hóa xảy ra trong cây. Xà lách là rau ăn lá nên sự phát triển của bộ lá quyết định đến năng suất cuối cùng. Tốc độ ra lá biểu hiện khả năng quang hợp, tốc độ ra lá càng nhanh biểu hiện khả năng sinh trưởng của cây càng mạnh, sự thay đổi về số lá của các công thức có ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, tích lũy chất khô và năng suất. Số lá trên cây do đặc tính di truyền của giống quyết định, tuy nhiên nó cũng bị ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện đất đai, khí hậu, thời vụ trồng và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Sự phát triển của số lá và diện tích lá, khả năng tích lũy chất dinh dưỡng của mỗi lá có liên quan đến năng suất sau này. Trong thí nghiệm về các nồng độ phun cho xà lách thì số lá trên cây ở mỗi công thức cũng khác nhau. Bảng 4.5: Ảnh hưởng của GA3 đến số lá trên cây xà lách Nồng độ (ppm) Số lá xanh trên cây tại thời điểm sau phun… ngày (lá) 5 10 15 20 25 0 (đ/c) 7,07 d 10,27 e 11,93 d 16,00 c 19,47 d 5 9,07 a 14,27 a 16,13 a 20,47 a 23,67 a 10 7,93 bc 11,27d 13,60 c 18,73 ab 20,53 cd 15 8,13 bc 13,33 bc 15,13 b 20,20 ab 22,20 abc 20 8,53 ab 13,93 ab 15,73 ab 19,87 ab 22,67 ab 25 7,67 cd 11,40 d 13,40 c 18,53 b 20,00 d 30 7,60 cd 12,67 d 14,13 c 18,60 b 21,07 bcd CV% 5,577 8,54 8,34 10,86 9,66 LSD0,05 0,794 0,846 0,949 1,63 1,64 Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy: số lá trên cây sau phun GA3 sau 5 ngày thì biến động giữa các công thức có phun GA3 với đối chứng không lớn. Dao động trung bình giữa các công thức trong khoảng từ 7,07 - 8,53 lá/cây, ở nồng độ 20ppm số lá trên cây cao nhất (8,53lá/cây), công thức đối chứng có số lá trên cây thấp nhất (7,07 lá/cây), ở nồng độ càng cao (25 - 30ppm) động thái ra lá giảm dần. Tuy nhiên so với đối chứng thì số lá ở công thức VI, VII vẫn lớn hơn từ 0,53 - 0,60 lá/cây. Sau phun 5 ngay thì GA3 cũng đã phát huy tác dụng nhưng nó chưa thể hiện rõ. Sau phun GA3 10 ngày số lá trên cây đã tăng đáng kể so với 5 ngày sau phun. Ở giai đoạn này xà lách đã bắt trải lá nên sinh trưởng, phát triển mạnh. Số lá trên cây dao động trung bình trong khoảng 10,27 - 13,93 lá/cây. Ở công thức II với nồng độ 5ppm vẫn có số lá cao nhất (13,93 lá/cây), so với công thức đối chứng (5,33 lá/cây), các công thức xử lý GA3 đều có số lá lớn hơn so với đối chứng từ 1 - 3,66 lá/cây, công thức II và V không sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Khi xử lý GA3 ở nồng độ cao thì gây ức chế đến động thái ra lá của xà lách. Sau phun GA3 15 ngày số lá trên cây tăng không đáng kể so với ngày thứ 10 vì cây vào giai đoạn trải lá. Số lá dao động trong khoảng từ 11,93 - 16,13 lá/cây. Nồng độ 20ppm vẫn có số lá chiếm ưu thế hơn hẳn các công thức khác với số lá trên cây là 11,93 lá/cây. Các công thức xử lý GA3 đều cho số lá lớn hơn so với đối chứng từ 1,47 - 4,20 lá/cây. Nồng độ quá cao thì số lá trên cây lại giảm xuống. Sau phun GA3 20 ngày: số lá trên cây tăng nhanh vì cây bước vào giai đoạn giao tán, nhờ GA3 có tác dụng giữ nước, làm tăng quá trình sinh tổng hợp cao phân tử ưa nước như protêin, axit nucleic...đã thúc đẩy xà lách ra lá nhanh. Ở giai đoạn này số lá trên cây trên các công thức đều tương đối nhiều, cây đã che phủ kín mặt đất, lá đã vươn cao. Số lá dao động từ 16,00 - 20,47 lá/cây. Công thức II có số lá cao nhất (20,47 lá/cây). Các công thưc có xử lý GA3 đều có số lá lớn hơn so với đối chứng từ 2,57 - 4,47 lá/cây. Công thức II, III, IV, V không sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở lần theo dõi 10 ngày sau phun GA3 thì nồng độ 15ppm (11,27 lá/cây) có số lá trên cây tương đối thấp so với nồng độ 30ppm (12,67 lá/cây). Tuy nhiên, ở ngày 20 thì số lá trên cây ở công thức III lại có tốc độ ra lá nhanh với số lá đạt 18,73 lá/cây, tăng 7,45 lá so với lần sau phun 10 ngày. Chứng tỏ GA3 đã tác động mạnh đến tốc độ ra lá của xà lách sau 20 ngày phun GA3. Sau phun GA3 25 ngày: số lá trên cây vẫn tăng nhưng tăng rất chậm so với 20 ngày. Số lá dao động từ 19,47 – 23, 67 lá/cây, công thức II vẫn có số lá lớn nhất khi thu hoạch (23,67 lá/cây), các công thức có phun GA3 vẫn tiếp tục tăng so với đối chứng từ 0,53 - 4,20 lá/cây. Tóm lại: Khi phun GA3 với nồng độ thích hợp sẽ tăng số lá trên cây so với đối chứng không phun GA3, do đó năng suất xà lách tăng. Khi phun GA3 ở nồng độ 5 ppm thì cho số lá lớn nhất vì GA3 đã kích thích và kéo dài thời gian sinh trưởng bộ máy quang hợp như: làm cho lá sinh trưởng nhanh và cây chóng khép tán, làm cho chỉ số diện tích lá tăng thích hợp, kéo dài thời gian sống và làm chậm quá trình rụng lá của cây 4.6. Ảnh hưởng của GA3 đến tăng trưởng đường kính tán cây xà lách Đường kính tán cây thể hiện khả năng chiếm khoảng không gian của cây. Đường kính tán cây biểu hiện về sự phát triển mạnh hay yếu của bộ lá. Nếu đường kính tán cây lớn thì khả năng nhận ánh sáng thuận lợi làm tăng quá trình quang hợp, tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong cây. Đối với xà lách là rau ăn lá nên lá là bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Cây có bộ lá phát triển tốt và cân đối thì đường kính tán lớn. Kết quả bảng 4.6 cho thấy: sau phun 5 ngày đường kính tán cây chưa rộng. Đường kính tán giữa các công thức dao động trong khoảng 11,57 - 16,30cm/cây. Trong đó nồng độ 5ppm có đường kính tán lớn nhất (16,40cm/cây), các công thức được xử lý GA3 đều cho đường kính tán cây lớn hơn so với đối chứng từ 2,60 - 4,73cm/cây, công thức II và IV không có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê, công thức III có đường kính nhỏ hơn so với công thức VII 0,66cm/cây. Bảng 4.6: Ảnh hưởng của GA3 đến tăng trưởng đường kính tán cây xà lách Nồng độ (ppm) Đường kính cây tại thời điểm sau phun… ngày (cm) 5 10 15 20 25 0 (đ/c) 11,57 d 15,09 c 17,15 c 23,69 bc 23,91 b 5 16,30 a 22,13 a 24,52 a 26,57 a 27,85 a 10 14,17 c 18,02 bc 20,75 abc 23,17 bc 24,32 b 15 15,40 ab 20,80 ab 23,20 ab 25,80 ab 26.57ab 20 14,83 bc 21,27 ab 22,40 ab 25,10 abc 26,23 ab 25 14,10 c 17,47 bc 20,57 abc 23,35 bc 24,06 b 30 14,83 bc 20,07 ab 20,35 bc 22,60 c 24,17 b CV% 9,03 11,22 10,61 6,37 6,29 LSD0,05 1,039 3,843 4,018 2,755 2,830 Sau phun GA3 10 ngày: đường kính tán cây lớn hơn rất nhiều so với lần theo dõi đầu tiên. Đây là giai đoạn cây bắt đầu trải lá nên tán cây tăng nhanh. Ở công thức đối chứng đường kính tán cây đạt 15,09cm/cây, tăng 3,52cm/cây so với sau phun GA3 5 ngày. Điều này cho thấy giai đoạn này đang là thời kỳ sinh trưởng phát triển mạnh của cây xà lách. Các công thức có phun GA3 lá trải rộng tạo cho đường kính tán cây tương đối lớn. Điều này giúp cây lấy được ánh sáng mặt trời, cây quang hợp có hiệu qủa cao, cây tích lũy được nhiều chất khô. Đường kính tán dao động trong khoảng 15,09 - 22,13cm/cây. Ở công thức II có đường kính lớn nhất (22,13cm/cây) tăng so với ngày thứ 5 là 5,83cm/cây. Các công thức xử lý có đường kính cao hơn so với đối chứng từ 2,38 - 7,04cm/cây, công thức II, IV, V, VII không sai khác có ý nghĩa. Sau phun GA3 15 ngày: đường kính tăng rất chậm so với ngày thứ 10, đường kính tán dao động trong khoảng 17,15 - 24,52cm/cây. Ở nồng độ 5ppm ( 24,52cm/cây) vẫn chiếm ưu thế hơn so với các nồng độ khác và lớn hơn hẳn so với đối chứng là 7,37cm/cây. Các công thức xử lý GA3 đều có đường kính cao hơn so với đối chứng từ 3,20 - 7,37cm/cây, các công thức II, IV, V, VI không có sự sai khác. Sau phun GA3 20 ngày: đường kính tán cây ở tất cả các công thức tăng rất nhanh vì giai đoạn này cây giao tán. Đường kính tán cây ở giai đoạn này dao động trong khoảng 22,60 - 26,57cm/cây. Ở nồng độ 30ppm (22,60cm/cây) đường kính tán cây nhỏ hơn công thức đối chứng (23,69cm/cây). Công thức II đường kính tán cây lớn nhất (26,57cm/cây), tăng so với đối chứng là 3,08cm/cây, các công thức I, III, V, VI, VII không có sự sai khác ý nghĩa. Sau phun GA3 25 ngày: cây ngừng trải lá, mặt khác cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực nên đỉnh sinh trưởng kéo dài làm cho thân dài ra, các lá có chiều hướng dựng lên, do đó đường kính tán cây có chiều hướng thu nhỏ lại. Ở công thức đối chứng đường kính tán cây chỉ đạt 23,91cm/cây, ở các công thức có phun GA3 có đường kính dao động trong khoảng 24,06 - 27,85cm/cây. Các công thức xử lý đều có đường kính tán cao hơn so với đối chứng từ 0,15 - 3,94cm/cây, các công thức I, III, IV, V, VI, VII không sai khác có ý nghĩa. Tóm lại: giberellin đã có tác dụng lớn đến đường kính tán cây xà lách, làm cho tán cây lớn hơn rất nhiều so với những cây xà lách không được xử lý. Giberellin giúp cho cây phát triển cấn đối giữa thân và bộ lá, giúp cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng từ dưới lên trên lá được tốt, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh, cây sinh rưởng phát triển tốt, đường kính tán cây lớn, từ đó giúp cho cây nhân được nhiều ánh sáng mặt trời, thuận lợi cho quá trình quang hợp tạo chất khô. 4.7. Ảnh hưởng của GA3 đến tăng trưởng chiều cao cây xà lách Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và cho năng suất, đồng thời nó phản ánh khả năng tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong cây. Cây sinh trưởng tốt sẽ có chiều cao thích hợp, cân đối giữa từng thời kỳ. Cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng khác, chiều cao cây biểu hiện sức sống, sự gia tăng tế bào. Chiều cao tăng nhanh chứng tỏ số lượng tế bào tăng nhanh, là cơ sở tăng năng suất sau này. Phát triển chiều cao cây nhằm tạo ưu thế cho quá trình quang hợp, tích lũy chất khô, có liên quan đến khả năng ra lá và chống đổ . Chiều cao cây là một đặc tính di truyền, tuy nhiên nó cũng tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động trong quá trình sinh trưởng. Cây sinh trưởng trong điều kiện đủ nước và dinh dưỡng, chiều cao cây tăng lên dẫn đến các yếu tố khác tăng theo và sẽ đạt năng suất cao hơn, phẩm chất tốt. Chiều cao cây xà lách có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến năng suất. Chiều cao cây càng ngắn, số lá trên cây càng nhiều. Nhưng ngược lại chiều cao cây càng dài thì mắt đốt càng thưa, số lá trên cây càng ít, năng suất sẽ thấp. Nếu chiều cao cây quá cao lúc đó cây bị ngồng. Bảng 4.7: Ảnh hưởng của GA3 đến độn tăng trưởng chiều cao của cây xà lách Nồng độ (ppm) Chiều cao cây tại thời điểm sau phun… ngày (cm) 5 10 15 20 25 0 (đ/c) 8,62 d 9,17 e 12,08 e 16,93 d 2014 c 5 10,51 bc 11,73 d 16,13 d 19,83 c 26,05 ab 10 10,55 bc 13,43 c 16,83 cd 21,53 bc 25,45 ab 15 11,340 ab 15,43 ab 18,17 bc 22,90 b 25,35 ab 20 10,35 c 15,23 b 17,70 bc 22,97 b 25,09 b 25 10,52 bc 15,93 ab 18,93 ab 23,50 b 28,53 ab 30 11,89 a 16,37 a 19,87 a 25,87 a 29,90 a CV% 4,61 8,96 10,67 12,20 10,43 LSD0,05 0,864 0,991 1,451 2,129 4,783 Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy: sau phun 5 ngày chiều cao cây dao động trong khoảng 8,62 - 11,89cm/cây, các công thức xử lý GA3 đều cho chiều cao lớn hơn so với đối chứng từ 1,73 - 3,27cm/cây. Công thức VII có chiều cao cây lớn nhất (11,89cm/cây) tăng so với đối chứng là 3,27cm/cây. Ở các công thức II, IV, V không có sự sai khác có ý nghĩa. Chiều cao của cây tăng dần khi nồng độ xử lý tăng. Sau phun GA3 10 ngày: chiều cao cây ở tất cả các nồng độ đều cao hơn so với sau phun 3 ngày và so với công thức đối chứng. Chiều cao xà lách ở các nồng độ dao động trong khoảng 9,17 - 16,37cm/cây, công thức đối chứng (9,17cm/cây) tăng so với thời gian lúc đo 5 ngày là 0,55 cm/cây, chiều cao cây ở công thức VII vẫn chiếm ưu thế (16,37cm/cây) so với các công thức khác, tăng so với đối chứng là 7,20 cm/cây và tăng so với thời gian đo lúc 5 ngày là 4,48cm/cây. Công thức IV, VI, VII không có sự sai khác ý nghĩa. Sau phun GA3 15 ngày: chiều cao cây ở tất cả các công thức tăng không đáng kể so với ngày đo thứ 10. Chiều cao cây ở nồng độ 5 - 30ppm dao động trong khoảng từ 12,08 - 19,87cm/cây, công thức VII có chiều cao lớn nhất (19,87cm/cây) và tăng so với đối chứng là 7,79cm/cây, các công thức xử lý đều có chiều cao lớn hơn so với đối chứng 4,07cm/cây. Công thức VI và VII không có sự sai khác có ý nghĩa. Sau phun GA3 20 ngày: giai đoạn này chiều cao của cây tăng nhanh vì cây bắt đầu giao tán, lá cây sẽ dựng đứng nên làm tăng chiều cao, công thức đối chứng tăng so với ngày thứ 15 là 4,85cm/cây, công thức VII có chiều cao cây cao nhất (25,87cm/cây) và sai khác có ý nghĩa so với các công thức khác, công thức xử lý GA3 có chiều cao lớn hơn so với đối chứng 2,90 - 8,94cm/cây, các công thức III, IV, V, VI không có sự sai khác ý nghĩa. Ở ngày đo thứ 25 thì chiều cao cây dao động trung bình trong khoảng 20,14 - 29,90cm/cây, công thức VII có chiều cao lớn nhất (29,90cm/cây) tăng so với đối chứng là 9,76cm/cây. Các công thức xử lý GA3 đều có chiều cao lớn hơn so với đối chứng từ 4,95 - 9,76cm/cây. So sánh giữa bảng 4.5 và 4.7 cho thấy ở nồng độ 30ppm thì cây có chiều cao lớn nhất nhưng số lá thấp. Như vậy, ở thời kỳ giao tán và thu hoạch cây sẽ vống cao, ít lá. Tóm lại: khi phun GA3 cho xà lách thì chiều cao cây tăng so với đối chứng. GA3 có tác dụng tăng kích thích kéo dài tế bào cũng như là tăng hoạtt tính phân chia tương ứng tới mô, kích thích phát triển và hình thành các thành tế bào, làm tăng chỉ số phân chia tế bào của cây. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ GA3 thấp (5ppm) có tác dụng làm cây cao hơn nhưng không đáng kể, nồng độ cao quá có tác dụng không cân đối, cây không cho năng suất cao. 4.8. Ảnh hưởng của GA3 đến tăng trưởng chiều dài lá xà lách Đối với cây trồng nói chung, lá là nơi diễn ra các quá trình sinh lý sinh hóa, quá trình hô hấp, quang hợp,…Trong đó quá trình quang hợp diễn ra ở lá có ý nghĩa quyết định đến năng suất vì trên 95% hợp chất hữu cơ có mặt trong sản phẩm thu hoạch có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp từ quang hợp. 5% năng suất còn lại nhờ quá trình dinh dưỡng khoáng. Xà lách là rau ăn lá, năng suất kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào bộ lá của cây. Chiều dài lá là chỉ tiêu quyết định đến năng suất sau này. Bảng 4.8: Ảnh hưởng của GA3 đến tăng trưởng chiều dài lá xà lách Nồng độ (ppm) Chiều dài lá cây tại thời điểm sau phun… ngày (cm) 5 10 15 20 25 0 (đ/c) 7,49 e 7,57 e 10,11 c 13,27 abc 14,03 ab 5 9,83 a 12,20 a 13,53 a 13,93 a 14,40 a 10 9,05 c 9,63 d 11,86 bc 12,77 bc 13,20 c 15 9,59 ab 11,93 ab 12,83 ab 13,70 ab 14,00 ab 20 9,22 bc 11,80 ab 12,54 ab 13,20 abc 13,47 bc 25 8,51 d 10,53 c 11,98 bc 12,43 c 12,80 c 30 8,75 cd 11,07 bc 12,46 ab 13,00 abc 13,37 bc CV% 6,50 10,21 8,25 8,22 6,55 LSD0,05 0,461 0,867 1,788 0,280 0,709 Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy: sau phun GA3 5 ngày chiều dài lá dao động trung bình từ 7,49 - 9,83 cm/cây, trong đó công thức II có chiều dài lá lớn nhất (9,83 cm/cây) tăng so với đối chứng là 2,34 cm/cây, các công thức xử lý GA3 đều có chiều dài lá lớn hơn so với đối chứng từ 1,02 - 2,34cm/cây, công thức II và III không có sự sai khác có ý nghĩa. Sau 10 ngày phun GA3: hiệu quả rõ rệt nhất của GA3 là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng về chiều dài lá. Do ảnh hưởng kích thích đặc trưng của GA3 lên sự giãn theo chiều dọc của tế bào. Chiều dài lá dao động từ 9,17 - 12,20 cm/cây, công thức đối chứng có chiều dài lá tăng so với ngày thứ 5 là 0,08 cm/cây, công thức II có chiều dài lá cao nhất (12,20 cm/cây) tăng so với ngày đo thứ 5 là 2,39 cm/cây, các công thức xử lý GA3 có chiều dài lá lớn hơn so với đối chứng từ 2,06 - 4,63 cm/cây, công thức II, IV và V không có sự sai khác ý nghĩa. Sau phun GA3 15 ngày: chiều dài lá vẫn tiếp tục tăng nhưng giữa các công thức sự sai khác lại không lớn, chiều dài lá dao động trung bình từ 10,11 - 13,53, công thức II vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối (13,53 cm/cây) so với các công thức khác và tăng so với đối chứng là 3,42 cm/cây, các công thức có xử lý đều có chiều dài lá lớn hơn so với đối chứng. Các công thức II, IV, V, VII không sai khác có ý nghĩa. Kết quả này cho thấy phun GA3 đã kéo dài lá. Sau phun GA3 20 ngày: chiều dài lá tăng chậm do ở giai đoạn này thí nghiệm tiến hành trong điều kiện thời tiết nắng nóng nên làm giảm quá trình sinh trưởng của cây. Chiều dài lá dao động từ 13,00 - 13,92 cm/cây. Trong đó công thức II có chiều dài lá cao nhất (13,92 cm/cây) và tăng so với đối chứng là 0,65 cm/cây, ở nồng độ 10ppm, 20ppm, 25ppm, 30ppm chiều dài lá thấp hơn so với đối chứng từ 0,07 - 0,84 cm/cây, các công thức I, II, IV, V, VII không có sự sai khác ý nghĩa. Sau phun GA3 25 ngày: chiều dài lá dao động trung bình trong khoảng 12,80 - 14,40 cm/cây. Công thức II có chiều dài lá cao nhất (14,03 cm/cây) và tăng so với đối chứng là 0,37 cm/cây. Ở nồng độ 10, 15, 20, 25, 30ppm có chiều dài lá nhỏ hơn so với đối chứng từ 0,03 - 1,23 cm/cây. Tóm lại: khi xử lý GA3 nồng độ 5ppm cho chiều dài lá lớn nhất. Sở dĩ có kết quả này vì GA3 tác dụng kích thích lên pha giãn tế bào theo chiều dọc dẫn đến sự sinh trưởng nhanh của chiều dài lá, ngoài ra gibberellin còn thúc đẩy nhanh sự phân chia tế bào, kết quả làm chiều dài lá cao hơn so với đối chứng. 4.9. Ảnh hưởng của GA3 đến tăng trưởng chiều rộng lá xà lách Chiều rộng lá là chỉ tiêu quyết định đến diện tích lá, trọng lượng lá. Diện tích lá càng lớn thì khả năng nhận năng lượng ánh sáng mặt trời càng nhiều giúp cho quang hợp diễn ra mạnh. Từ đó tích lũy được nhiều chất hữu cơ. Nhìn chung hàm lượng gibberellin trong lá thấp hơn trong chồi, ngoại trừ hàm lượng của GA3 và GA19, hàm lượng gibberellin trong lá non cao hơn lá già. Trong ngọn chồi, hàm lượng gibberellin chủ yếu là GA3 và GA19 do hàm lượng GA3 trong ngọn chồi đang ở giai đoạn nghỉ cao hơn so với lá có lẽ do sự di chuyển từ lá đối diện sang ngọn chồi hoặc từ rễ do kết quả hoạt động sinh học của chất như GA1/3 tìm thấy trong mô gỗ đẩy ra từ chồi. Xà lách là rau ăn lá, do đó chiều rộng lá còn là chỉ tiêu quyết định đến trọng lượng lá, năng suất và chất lượng rau. Từ đó quyết định đến năng suất và giá thành sau thu hoạch. Lá càng rộng, số lá trên cây càng nhiều thì năng suất kinh tế càng cao. Kết quả ở bảng cho thấy: khi phun GA3 cho xà lách thì của GA3 không chỉ giúp kéo dài tế bào theo chiều dọc mà còn làm cho cây dài ra, lá trên cây dài hơn. Đồng thời GA3 còn có khả năng làm tăng phân chia tế bào của cây được xử lý, giúp lá và cây to hơn. Bảng 4.9: Ảnh hưởng của GA3 đến tăng trưởng chiều rộng lá xà lách Nồng độ (ppm) Chiều rộng lá cây tại thời điểm sau phun…ngày (cm) 5 10 15 20 25 0 (đ/c) 5,07 d 5,49 c 7,32 bc 8,75 ab 9,50 b 5 6,21 a 7,01 a 7,99 a 9,15 a 9,99 a 10 5,75 b 6,31 b 7,18 c 7,78 c 8,67 c 15 5,90 b 6,43 b 7,86 ab 8,76 ab 9,63 ab 20 5,95 ab 6,59 ab 7,53 abc 7,97 bc 8,49 cd 25 5,63 bc 6,04 bc 6,33 d 7,47 c 8,27 cd 30 5,31 cd 5,57 c 6,18 d 7,43 c 8,11 d CV% 8,75 10,82 9,16 6,50 6,40 LSD0,05 0,396 0,534 0,525 0,947 0,456 Sau phun GA3 5 ngày: chiều rộng giữa các công thức dao động trong khoảng 5,07 - 6,21cm/cây, trong đó công thức II có chiều rộng lá lớn nhất (6,21 cm/cây), công thức II và V không có sự sai khác về mặt thống kê, các công thức xử lý GA3 có chiều rộng lớn hơn so với đối chứng từ 024 - 1,14 cm/cây. Sau phun GA3 10 ngày: đánh giá bằng cảm quan thì những công thức xử lý GA3 có lá to, rộng hơn hẳn công thức đối chứng. Chiều rộng lá dao động trong khoảng 5,49 - 7,01cm/cây. Công thức III, IV, V, VII không có sự sai khác về mặt thống kê. Công thức VII có chiều rộng nhỏ hơn công thức VI là 0,47 cm/cây. Như vậy, ở nồng độ cao chiều rộng là giảm. Các công thức xử lý GA3 cho chiều rộng lá lớn hơn so với đối chứng từ 0,08 - 1,52 cm/cây. Công thức II có chiều rộng lá lớn nhất (7,01cm/cây), tăng so với ngày đo thứ 5 là 0,80 cm/cây. Sau phun GA3 15 ngày: chiều rộng lá ở các nồng độ tăng chậm hơn so với lần theo dõi trước. Chiều rộng lá dao động trong khoảng 6,18 - 7,99 cm/cây, các công thức III, VI, VII có chiều rộng lá giảm so với đối chứng từ 0,14 - 1,14 cm/cây. Công thức II, IV, V không có sư sai khác về mặt thống kê. Công thức II có chiều rộng lớn nhất (7,99 cm/cây) tăng so với đối chứng là 0,67 cm/cây và tăng so với ngày đo thứ 10 là 0,98 cm/cây. Sau phun GA3 20 ngày: chiều rộng công thức đối chứng tăng so với ngày đo thứ 10 là 1,43 cm/cây, các công thức xử lý GA3 chiều rộng lá dao động trung bình trong khoảng 7,43 - 9,15 cm/cây, công thức II có chiều rộng lá cao nhất (9,15 cm/cây) tăng so với đối chứng là 0,4 cm/cây và tăng so với ngày đo thứ 15 là 1,16 cm/cây, công thức VII có chiều rộng lá thấp nhất (7,43 cm/cây) và giảm so với đối chứng là 1,34 cm/cây. Các công thức I, II, IV không có sự sai khác về mặt thống kê. Sau phun GA3 25 ngày: chiều rộng lá giữa các công thức dao động trong khoảng 8,11 - 9,99 cm/cây, công thức đối chứng tăng so với ngày đo thứ 20 là 0,75 cm/cây, công thức II vẫn chiếm ưu thế về chiều rộng là (9,99 cm/cây), tăng so với đối chứng 0,49 cm/cây và tăng so với ngày đo thứ 20 là 0,84 cm/cây, công thức II và IV không có sự sai khác về mặt thống kê, công thức III, V, VI, VII chiều rộng lá giảm so với đối chứng từ 0,81 - 1,39 cm/cây. Tóm lại: khi xử lý GA3 với nồng độ 5ppm thì chiều rộng lá lớn nhất, có kết quả này do ở nồng độ thích hớp GA3 kích thích phân chia tế bào, tăng số lượng tế bào nên tăng chiều rộng lá, ở nồng độ quá cao thì chiều rộng lá giảm so với đối chứng do GA3 gây ức chế đến động thái tăng trưởng. 4.10. Ảnh hưởng của GA3 đến hàm lượng sắc tố và a xít hữu cơ Trong đời sống thực vật, quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng. không có quang hợp thì cây không có vật chất và năng lượng để tồn tại, sinh trưởng phát triển. Quang hợp quyết định năng suất và phẩm chất của cây trồng. Quang hợp là quá trình biến đổi các chất vô cơ đơn giản thành các hợp chất hữu cơ phức tạp trong cơ thể thực vật dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố thực vật. Quá trình quang hợp càng mạnh thì sự tích lũy chất khô càng tăng và dẫn đến cây trồng cho năng suất cao. Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp là sắc tố diệp lục a. Diệp lục a là sắc tố hấp thụ ánh sáng mặt trời và biến đổi chúng thành hóa năng trong quá trình quang photphoryl hóa, có liên quan đến cường độ quang hợp. Do đó xác định hàm lượng diệp lục rất được chú ý, góp phần thể hiên chất lượng của lá với vai trò quang hợp tích lũy chất khô. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời, vận chuyển năng lượng vào trung tâm phản ứng, biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Bảng 4.10: Ảnh hưởng của GA3 đến hàm lượng diệp lục và a xít hữu cơ Nồng độ (ppm) Diệp lục a Diệp lục b Diệp lục a+b Axit hữu cơ mg/g lá So đ/c (mg%) mg/g So đ/c (mg%) mg/g So đ/c (mg%) mg/g So đ/c (%) 0 (đ/c) 1,10 e - 0,94 d - 2,04 e - 0,30 bc - 5 1,48 a 0,38 1,00 a 0,06 2,48 a 0,44 0,25 d -0.05 10 1,26 d 0,16 0,94 cd 0,00 2,17 d 0,13 0,28 cd -0.02 15 1,45 b 0,35 0,98 ab 0,04 2,43 b 0,39 0,29 cd -0.01 20 1,44 c 0,33 0,97 bc 0,03 2,40 c 0,36 0,27 cd -0.01 25 1,08 f -0,02 0,75 e -0,19 1,83 f -0,21 0,35 ab 0.05 30 1,07 f -0,03 0,72 f -0,22 1,79 g -0,25 0,36 a 0.06 CV% 0,64 - 1,59 - 0,56 - 9,55 - LSD0,05 0,015 - 0,025 - 0,022 - 0,052 - * Hàm lượng diệp lục a: trong vụ Xuân - Hè, hàm lượng diệp lục a dao động giữa các công thức từ 1,072mg sắc tố/g lá (công thức VII) đến 1,481 mg sắc tố/g lá (công thức II), và giữa các công thức có sự sai khác khá lớn. Hàm lượng diệp lục a đạt giá trị cao nhất ở công thức II (1,481 mg sắc tố/g lá) và thấp nhất ở công thức VII (1,072mg sắc tố/g lá), công thức II có sự sai khác có ý nghĩa so với các công thức khác, ở nồng độ 25ppm (1,072mg sắc tố/g lá) và 30ppm (1,072mg sắc tố/g lá) có hàm lượng diệp lục a thấp hơn so với đối chứng (1,102 mg sắc tố/g lá). Như vậy, ở nồng độ GA3 cao đã kìm hãm hình thành diệp lục ngoài sáng và kích thích phân hủy diệp lục trong tối. * Hàm lượng diệp lục b: hàm lượng diệp lục b dao động giữa các công thức từ 0,718mg sắc tố/g lá (công thức VII) đến 1,00mg sắc tố/lá (công thức II). Hàm lượng diệp lục b đạt giá trị cao nhất ở công thức II (1,00mg sắc tố/g lá) và thấp nhất ở công thức VII (0,718mg sắc tố/g lá), công thức I và II không có sự sai khác, ở nồng độ 25ppm (0,745mg sắc tố/g lá) và 30ppm (0,718mg sắc tố/g lá) có hàm lượng diệp lục b thấp hơn so với đối chứng (0,939mg sắc tố/g lá). * Hàm lượng diệp lục tổng số: hàm lượng diệp lục tổng số (diệp lục a+b) cao nhất ở công thức II (2,481mg sắc tố/g lá) và có sự sai khác giữa các công là lớn. Hàm lượng diệp lục tổng số dao động giữa các công thức từ 1,790mg sắc tố/g lá (công thức VII) đến 2,481 mg sắc tố/g lá), công thức VI (1,827mg sắc tố/g lá), VII (1,790mg sắc tố/g lá) có hàm lượng diệp lục tổng số thấp hơn so với đối chứng (2,041mg sắc tố/g lá). Tóm lại: khi phun GA3 với nồng độ 5 - 20ppm thì hàm lượng diệp lục a và diệp lục b cao hơn so với hàm lượng diệp lục ở công thức không phun. Hàm lượng diệp lục tổng số lá cây có phun GA3 với các nồng độ 5 - 20ppm đều cao hơn so với nồng độ đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng GA3 đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình tổng hợp diệp lục, làm cho lá cây xanh hơn, phẩm chất lá tốt hơn. * Axít hữu cơ: hàm lượng axít hữu cơ dao động giữa các công thức từ 0,281mg/g (Công thức II) đến 0,357mg/g (công thức VII), công thức có hàm lượng axít hữu cơ thấp nhất ở nồng độ 5ppm. Như vậy, ở nồng độ thích hợp (5ppm) thì GA3 giúp cây sinh trưởng tốt, dẫn đến chất lượng rau tăng lên, nghĩa là rau mềm, non, quá trình chuyển hóa tốt nên rau không đắng, không chua so với đối chứng. 4.11. Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thu hoạch Để so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của bộ phận trên mặt đất nhằm tìm ra được nồng độ thích hợp, thông qua sự tăng trưởng của chúng đạt trị số cuối cùng có liên quan đến năng suất, chúng tôi tổng hợp một số chỉ tiêu sinh trưởng vào giai đoạn thu hoạch như ở bảng 4.11. Bảng 4.11: Ảnh hưởng của GA3 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng khi thu hoạch Nồng độ (ppm) P trung bình cây (g) Khối lượng phần ăn được (g) Tỷ lệ ăn được (%) Khối lượng vật chất khô (g) Tỷ lệ chất khô (%) 0 (đ/c) 68,00 ab 28,33 bc 63,65 bc 3,67 bc 5.57 ab 5 89,67 a 45,50 a 79,85 a 6,12 a 6,85 a 10 72,5 ab 31,83 abc 65,82 abc 4,38 b 6,04 ab 15 73,2 ab 39,33 ab 68,24 ab 4,52 b 6,22 ab 20 74,00 ab 38,50 acb 67,20 ab 4,58 b 6,55 ab 25 62,00 ab 22,00 c 61,42 c 3,41 bc 5,50 ab 30 56,00 b 21,67 c 60,01 c 2,70 c 5,04 b CV% 27,55 30,24 27,55 30,13 15,73 LSD0,05 31,557 16,032 18,046 1,444 1,488 Năng suất kinh tế là tổng lượng chất khô cây trồng tích lũy ở những bộ phận có giá trị kinh tế lớn nhất trên một đơn vị diện tích trồng trọt trong một khoảng thời gian. * Khối lượng phần ăn được: đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất kinh tế. Khối lượng phần ăn được dao động giữa các công thức từ 21,67g (công thức VII) đến 45,50g (công thức II), công thức II có khối lượng phần ăn được cao nhất (45,50g) và tỷ lệ ăn được cao nhất (79,85%) tăng so với đối chứng lần lượt là 17,17g và 16, 2%, các công thức II, III, IV, V không có sự sai khác. Công thức VI và VII khối lượng phần ăn đượcc và tỷ lệ ăn được giảm so với đối chứng. Như vậy, ở nồng 5ppm cho khối lượng phần ăn được và tỷ lệ ăn được cao nhất. Sỡ dĩ có kết quả này do GA3 ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và năng lượng kích thích các enzim hoạt động trong quang hợp, làm tăng quá trình photphoryl hóa, tăng phản ứng Hill, tăng hoạt tính quang hợp của lục lạp, GA3 còn có tác dụng giữ nước, do đó làm tăng quá trình sinh tổng hợp cao phân tử ưa nước như protein, axit nucleic... tất cả điều kiện trên đã làm cho sinh khối của cây tăng lên cùng với việc tăng lượng nước, làm trọng lượng tươi của xà lách tăng lên. Khi xử lý GA3 ở nồng độ quá cao (25 - 30ppm) thì GA3 ức chế tăng khối lượng phần ăn được và tỷ lệ ăn được. * Năng suất sinh vật: là tổng lượng sinh khối chất khô cây trồng tích lũy được trên một đơn vị diện tích trồng trọt trong một thời gian nhất định. Khối lượng trung bình cây dao động giữa các công thức 56,00 – 89,67g, trong đó công thức II có năng suất sinh vật cao nhất (89,67g) tăng so với đối chứng 21,67g, công thức VI (62,00g), VII (56,00g) có năng suất sinh vật nhỏ hơn so với đối chứng (68,00g) trong khoảng 6 - 12g Như vậy ở nồng độ 5ppm cho năng suất sinh vật cao nhất, điều đó chứng tỏ GA3 đã có tác dụng làm cho bộ phận dưới mặt đất và bộ phận trên mặt đất đều phát triển tốt hơn, rễ cây hút và vận chuyển nước tốt hơn, bộ lá và diện tích lá tăng đã giúp giúp cho quá trình quang hợp, quá trình hô hấp diễn ra mạnh, còn ở nồng độ cao (25 - 30ppm) thì GA3 ức chế quá trình sinh trưởng của xà lách nên năng suất giảm. * Khối lượng vật chất khô: khối lượng vật chất khô dao động giữa các công thức từ 2,70g đến 6,12g, công thức II có khối lượng vật chất khô cao nhất (6,12g) và có sự sai khác giữa các công thức, tăng so với đối chứng là 2,45g, khối lượng vật chất khô ở công thức VII (2,70g) thấp hơn so với công thức đối chứng (3,67g), công thức I, III, IV, V,VI không có sự sai khác. Tỷ lệ chất khô dao động giữa các công thức từ 5,04 - 6,85%, trong đó công thức II có tỷ lệ chất khô cao nhất 6,85% tăng so với đối chứng 1,28%, công thức VII có tỷ lệ chất khô thấp nhất (5,04%) so với đối chứng (5,57%). Tóm lại: khi xử lý GA3 ở nồng độ 5ppm cho khối lượng vật chất khô và tỷ lệ chất khô cao nhất. Sở dĩ có được kết quả này là do GA3 xúc tiến các quá trình trao đổi chất trong cây, tăng quá trình quang hợp, hô hấp, đồng hóa các chất đặc biệt là gluxit, protit. GA3 còn có tác dụng thúc đẩy vận chuyển các sản phẩm quang hợp xuống các cơ quan thân lá, làm cho sinh khối cây tăng lên dẫn đến tăng trọng lượng khô. 4.12. Ảnh hưởng của GA3 đến năng suất và hiệu quả kinh tế Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các quá trình sinh trưởng phát triển, các hoạt động sống diễn ra trong cây thu được trên một đơn vị diện tích hay một đơn vị cá thể, đồng thời năng suất cũng là mục tiêu cuối cùng mà người nông dân hướng tới. Đối với xà lách, năng suất do yếu tố số cây/m2, trọng lượng/cây cấu thành. Thực tế sản xuất cho thấy trên ruộng xà lách, nhân tố quyết định năng suất là số lượng lá, đường kính, mật độ thích hợp và một phần tác động mạnh mẽ của GA3. Nhưng nếu số lá/m2 quá dày thì trọng lượng giảm, số lá ít thì quá lãng phí về đất, hiệu quả kinh tế không cao. Như vậy muốn đưa năng suất lên cao làm sao phải phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là nồng độ xử lý GA3 và khả năng hấp thụ của nó, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất không trở thành yếu tố hạn chế lẫn nhau. Năng suât lý thuyết: dao động trung bình trong khoảng 12,60 - 20,18 tấn/ha, trong đó năng suất cao nhất ở nồng độ 5ppm (20,18 tấn/ha) cao hơn đối chứng (15,30 tấn/ha) tới 4,88 tấn/ha, công thức VI (13,95 tấn/ha), VII (12,60 tấn/ha) có năng suất giảm so với đối chứng trong khoảng 1,35 - 2,7 tấn/ha. Công thức I, II, III, IV, V, VI không có sự sai khác. Năng suất thực thu: là năng suất cân trực tiếp của 3 lần nhắc lại trên mỗi công thức sau đó lấy số liệu trung bình ô. Tính năng suất 1m2 x 10000m2. Năng suất thực thu dao động trung bình trong khoảng 11,36 - 16,73 tấn/ha, trong đó ở nồng độ 5ppm có năng suất cao nhất (16,73 tấn/ha) tăng so với đối chứng là 4,43 tấn/ha, công thức VI (11,42 tấn/ha), VII (11,36 tấn/ha) có năng suất thực thu giảm so với đối chứng (12,30 tấn/ha) trong khoảng 0,88 - 0,94 tấn/ha. Các công thức I, II, III, IV, V, VI không có sự sai khác. Bảng 4.12: Ảnh hưởng của GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Nồng độ (ppm) Số cây/m2 (cây) P trung bình cây (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) so đ/c tấn/ha % 0 (đ/c) 30 68,00 ab 15,30 ab 12,30 ab - - 5 30 89,67 a 20,18 a 16,73 a +4,43 36,02 10 30 72,5 ab 16,31 ab 13,73 ab +1,43 11,63 15 30 73,2 ab 16,47 ab 13,50 ab +1,20 9,76 20 30 74,00 ab 16,65 ab 13,78 ab +1,48 12,03 25 30 62,00 ab 13,95 ab 11,42 ab -0,88 -7,15 30 30 56,00 b 12,60 b 11,36 b -0,94 -7,64 CV% - 27,55 25,30 27,55 - - LSD0,05 - 31,557 7,100 4,901 - - Hiệu quả kinh tế là điều cuối cùng mà nhà sản xuất mong đợi. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy, người nông dân làm việc vất vả để mong sao thu được vụ mùa bội thu, bán được nhiều sản phẩm với giá cao. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế lại phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm vấn đề đầu tư thâm canh, sử dụng nhân công lao động, giá cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm… Một loại cây trồng có năng suất cao chưa hẳn đã có hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy hiệu quả kinh tế luôn là điều kiện hàng đầu để người nông dân xem xét có nên ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất hay không? Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc phun gibberellin (GA3) cho xà lách chúng tôi sử dụng chỉ số VCR (Value Cost Ratio) là chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc phun GA3 cho lạc. Đây là chỉ số giữa giá trị nông sản tăng thêm và giá trị chi phí tăng lên do việc phun GA3. Theo các nhà kinh tế với VCR = 1 thì việc đầu tư thua lỗ, VCR = 2 thì hòa vốn, VCR > 2 thì đầu tư có lãi và VCR > 3 thì mới thuyết phục người nông dân. Sau đây chúng tôi sơ bộ tính hiệu quả kinh tế khi phun GA3 cho rau xà lách trong vụ Xuân - Hè 2008 ở Thừa Thiên Huế. Trong đó giá bán rau xà lách ở vụ Xuân - Hè 2008: 3000đ/kg - Công phun thuốc GA3 : 3 công/ha Í 60.000đồng/ha = 180.000đồng/ha - Tiền thuốc GA3: Công thức (ppm) Nồng độ(ppm) 0(đ/c) 5 10 15 20 25 30 Thành tiền (1000 đ) 0 60 120 180 240 300 360 Tăng thu = giá bán x năng suất tăng Tăng chi = tiền thuốc + tiền công phun Lãi = Tăng thu – Tăng chi VCR = giá trị nông sản tăng thêm (lãi)/chi phí tăng thêm (tăng chi) Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế khi phun GA3 cho xà lách Nồng độ NSTT (tấn/ha) Tăng thu (1.000đ) Tăng chi (1.000đ) Lãi (1.000đ) VCR Tổng So đ/c 0(đ/c) 12,30 - - - - - 5 16,73 4,43 13.290 240 13.050 54,38 10 13,73 1,43 4.290 300 4.289,7 14,30 15 13,50 1,20 3.600 360 3.240 19,00 20 13,78 1,48 4.440 420 4.020 16,88 25 11,42 -0,88 -2.640 480 -3.120 - 30 11,36 -0,94 -2.820 540 -3.360 - Kết quả ở bảng các công thức thí nghiệm trồng theo một quy trình kỹ thuật giống, thời vụ, phân bón các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhưng với các nồng độ GA3 thì cho năng suất khác nhau nên tăng chi và tăng thu và lãi ròng cũng khác nhau. Công thức II có lãi tăng 13,05 triệu đồng đối chứng, công thức VI, VII có hiệu quả kinh tế nhỏ hơn so với đối chứng. Công thức II, III, V có chỉ số VCR lớn (VCR > 10) đây là những công thức đầu tư có lãi. PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc phun GA3 đến sinh trưởng và năng suất xà lách chúng tôi bước đầu rút ra một số kết luận như sau: - Trong cùng một điều kiện đất đai, giống, các biện pháp kĩ thuật canh tác nhưng tất cả các công thức có phun GA3 đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất xà lách. - Về khả năng sinh trưởng các công thức phun GA3 đều có đường kính tán, chiều cao cây cao hơn so với công thức đối chứng. - Phun GA3 cho xà lách vào thời kỳ bén rễ hồi xanh đã tăng hàm lượng diệp lục, giúp cho chất lượng rau tốt hơn - Với nồng độ phun hợp lý, GA3 có tác dụng tăng cường sự vận chuyển vật chất về bộ phận kinh tế. Tăng khối lượng tươi trên cây, khối lượng vật chất khô. - Phun GA3 cho rau xà lách với nồng độ phù hợp không những ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của xà lách mà còn ảnh hưởng tốt tới năng suất và phẩm chất. Trong đó, nồng độ phun 5ppm cho phẩm chất tốt và năng suất cao hơn so với công thức đối chứng và công thức có nồng độ khác. Năng suất các công thức cao hơn đối chứng: 36,02% (công thức II), 11,63% ( công thức III), 9,76% (công thức IV), 12,03% (công thức V). Các công thức VI, VII có năng suất giảm so với đối chứng 7,15 - 7,64%. - Phun GA3 cho xà lách vào vụ Xuân – Hè 2008 ở Thừa Thiên Huế với nồng độ 5ppm giúp cây xà lách cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Nếu phun GA3 ở nồng độ quá cao thì lại làm giảm năng suất và phẩm chất của rau Ảnh hưởng của việc xử lý GA3 cho hạt xà lách đến tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng của cây con, chúng tôi bước đầu rút ra một số kết luận sau: - Xử lý GA3 ở nồng độ 20ppm cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất và thời gian nảy mầm nhanh hơn so với đối chứng. - Xử lý GA3 ở nồng độ 20ppm làm tăng sinh trưởng chiều dài rễ và chiều cao cây mầm - Xử lý GA3 ở nồng độ 20ppm làm tăng khối lượng tươi và khối lượng khô cây mầm. 5.2. ĐỀ NGHỊ - Cần tiếp tục nghiên cứu thêm một số vụ trên các loại đất khác nhau để có kết luận chính xác hơn về tác dụng của GA3 đến sinh trưởng và năng suất xà lách... - Cần tiến hành thí nghiệm phun GA3 trên các loại rau khác để khẳng định hiệu quả của chế phẩm. - Cần phân tích thêm một số chỉ tiêu sinh lý và phẩm chất của cây rau như: hàm lượng khoáng, hàm lượng vitamin, chất xơ, … để có kết luận đầy đủ hơn. - Thí nghiệm chỉ tiến hành ở quy mô nhỏ, các thí nghiệm tiếp theo cần bố trí trên diện tích lớn để xác định khả năng ứng dụng của đề tài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hồ Phi Cảnh; Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm; Bộ môn Sư phạm Kỹ thuật Nông Lâm, Trường Đại học Sư phạm Huế; 2002. [2] Tôn Nữ Thục Chinh; Khóa luận tốt nghiệp Đại học; Khoa Nông học; Trường Đại học Nông Lâm Huế; 2002. [3] Nguyễn Văn Chương; Khóa luận tốt nghiệp Đại học; Khoa Nông học; Trường Đại học Nông Lâm Huế; 2003. [4] Huỳnh Ngọc Dũng; Luận văn Thạc sĩ Nông Nghiệp; Trường Đại học Nông Lâm Huế; 2003. [5] Nguyễn Văn Duy; Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư Phạm; Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Huế; 1999. [6] Nguyễn Văn Định; Luận văn tốt nghiệp Đại học; Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh; 2000. [7] Phạm Đình Đông; Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm; Bộ môn Sư phạm Kỹ thuật Nông Lâm, Trường Đại học Sư phạm Huế; 2002. [8] Phan Thị Thu Hằng, Nguyễn Đình Mạnh; Hiện trạng sản xuất rau tại Thành Phố Thái Nguyên;Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp; số 1/2005. [9] Vũ Quang Hưng; Điều tra và khảo sát sự nảy mầm của một số hạt giống rau tại Thành phố Hồ Chí Minh; Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm; số 4/2001. [10] Nguyễn Văn Kế, Yoshitaka Tanaka; Nghiên cứu một số rau hoang dã ở Việt Nam; Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm; số 3/2004. [11] Lê Thị Khánh; Trồng rau trên đất cát bằng phương pháp lót PE ở miền Trung; Hội thảo tập huấn và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau ở các tỉnh phía Nam; Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam; Nha Trang; 12-2002. [12]. Lê Thị Khánh; Bài giảng cây rau; Trường Đại học Nông Lâm Huế; 2003. [13]. Vũ Tuấn Minh; Luận văn Thạc sĩ; Trường Đại học Nông Lâm Huế; 2005 [14] Hoàng Trọng Tỉ Nhân, Nghiên cứu thành phần sâu hại, thiên địch, thăm dò hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu sinh học trên rau cải an toàn ở Thừa Thiên Huế; Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp; Trường Đại học Nông Lâm Huế; 2006. [15] Trần Viết Phương; Khóa luận tốt nghiệp Đại học; Khoa Nông Học, Trường Đại học Nông Lâm Huế; 2003. [16] Vũ Quang Sáng; Giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng; NXB Đại học nông nghiệp I Hà Nội; 2007. [17] Hoàng Minh Tấn, Vũ Quang Sáng, Nguyễn Kim Thanh; Giáo trình sinh lý thực vật, NXB Đại học Sư phạm; 2006. [18] Đồng Sĩ Toàn; Điều tra thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Thừa Thiên Huế; Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế; 2005. [19] Lê Văn Tri; Cách sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và vi lượng đạt hiệu quả cao; NXB Khoa học - Kỹ thuật; Hà Nội, 1992. [20] Nguyễn Văn Trương; Khóa luận tốt nghiệp Đại học; khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm - Huế; 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế.doc
Luận văn liên quan