TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGÀNH ĐIỆN TỬ TIN HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 7
1.1. Tổng quan ngành điện tử tin học thế giới .7
1.1.1. Vị trí của ngành điện tử – tin học .7
1.1.2. Đặc điểm của ngành điện tử tin học .7
1.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm .7
1.1.2.2. Đặc điểm về thị trường2
.8
1.1.3. Xu hướng phát triển ngành công nghiệp điện tử trên thế giới 9
1.1.3.1. Xu hướng quốc tế hoá các công đoạn sản xuất và phân phối sản
phẩm .9
1.1.3.2. Xu hướng về công nghệ 11
1.2. Tổng quan về ngành điện tử tin học Việt Nam 12
1.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh 13
1.2.1.1. Điện tử dân dụng .13
1.2.1.2. Thiết bị tin học .14
1.2.1.3. Linh kiện điện tử 15
1.2.2. Giá trị xuất nhập khẩu 16
1.2.3. Công nghệ sản xuất 17
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM. .19
2.1. Giới thiệu Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam 19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .19
2.1.2. Sơ đồ tổ chức Tổng công ty điện tử tin học Việt Nam .20
2.1.3. Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Điện tử Tin học
Việt Nam từ năm 1999 – 2003 21
2.2. Phân tích môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Điện
tử và Tin học Việt Nam .21
2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 21
2.2.1.1. Các yếu tố về kinh tế 21
2.2.1.2. Các điều kiện môi trường văn hoá xã hội 22
2.2.1.3. Môi trường khoa học công nghệ 23
2.2.1.4. Môi trường pháp luật, chính phủ .23
2.2.2. Phân tích môi trường vi mô 24
2.2.2.1. Khách hàng 24
2.2.2.2. Nhà cung cấp .25
2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh .26
2.2.2.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 27
2.2.3. Phân tích môi trường nội bộ .28
2.2.3.1. Về sản xuất kinh doanh 28
2.2.3.2. Đầu tư phát triển .32
2.2.3.3. Nghiên cứu phát triển sản phẩm 34
2.2.3.4. Tình hình tài chính .34
2.2.3.5. Tình hình tổ chức, quản lý và sắp xếp lại doanh nghiệp 35
2.2.3.6. Nguồn nhân lực 36
2.2.3.7. Hoạt động Marketing và bán hàng .36
2.2.3.8. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 38
2.3. Ma trận SWOT 39
CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 . 40
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển của Tổng công ty .40
3.1.1. Quan điểm phát triển 40
3.1.2. Định hướng phát triển của Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam
đến năm 2015 .40
3.2. Sứ mạng và mục tiêu phát triển của Tổng công ty .41
3.2.1. Sứ mạng của Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam .41
3.2.2. Mục tiêu phát triển của Tổng công ty đến năm 2015 .41
3.3. Lựa chọn chiến lược phát triển .43
3.3.1. Chiến lược thâm nhập thị trường 43
3.3.2. Chiến lược phát triển sản phẩm mới .44
3.3.3. Chiến lược đa dạng hoá hoạt động đồng tâm .45
3.3.4. Chiến lược hội nhập dọc về phía sau 45
3.4. Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển Tổng công ty Điện tử và
Tin học Việt Nam đến năm 2015 46
3.4.1. Giải pháp về vốn 46
3.4.1.1. Sự cần thiết của giải pháp .46
3.4.1.2. Mục đích của giải pháp .46
3.4.1.3. Nội dung của giải pháp 47
3.4.2. Giải pháp về tổ chức .48
3.4.2.1. Sự cần thiết của giải pháp .48
3.4.2.2. Mục tiêu của giải pháp 48
3.4.2.3. Nội dung của giải pháp 48
3.4.3. Giải pháp về nghiên cứu triển khai 50
3.4.3.1. Sự cần thiết của giải pháp .50
3.4.3.2. Mục đích của giải pháp .50
3.4.3.3.Nội dung của giải pháp .50
3.4.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nhân lực 52
3.4.4.1. Sự cần thiết của giải pháp .52
3.4.4.2. Mục tiêu của giải pháp 53
3.4.4.3.Nội dung giải pháp .53
3.4.5. Hiệu quả của các giải pháp 54
3.4.6 Một số kiến nghị 55
KẾT LUẬN 56
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Điện tử – tin học là ngành có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển
và phát huy tác dụng của nhiều công nghệ khác, là cơ sở quyết định sự phát
triển và đổi mới của nhiều ngành kinh tế. Không những thế, công nghiệp điện
tử tin học còn là một trong những ngành thực hiện chức năng là phương tiện
cần thiết và là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của các nền kinh tế quốc
gia trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện nay.
Xuất phát từ vai trò, vị trí của công nghiệp điện tử tin học đối với yêu
cầu của nền kinh tế đất nước, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính
sách nhằm định hướng, tạo điều kiện và khuyến khích công nghiệp điện tử tin
học phát triển theo hướng “Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công
nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Chú
trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh
tế có tốc độ tăng trưởng vượt trội” (Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam).
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt
Nam đã thể hiện được vai trò, ưu thế của mình trong ngành điện tử tin học
Việt Nam. Mặc dù có nhiều quyết tâm mạnh về nhiều mặt, nhưng vẫn còn
thiếu nhiều yếu tố về bí quyết công nghệ, tài chính và một quy hoạch phát
triển dài hạn làm cơ sở cho việc định hướng đầu tư, sắp xếp lại doanh nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với tình hình thực tế xu hướng phát
triển. Điều này dẫn đến hậu quả là hạn chế việc sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực của Tổng công ty, bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh và ngày càng phải
chống đỡ vất vả với các khó khăn trên thị trường.
Để đứng vững được trên thị trường và tiếp tục phát triển, Tổng công ty
Điện tử Tin học Việt Nam cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh
doanh thích hợp, đúng đắn nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình
để khai thác các cơ hội và điểm mạnh, hạn chế các nguy cơ và điểm yếu là
việc làm cấp thiết của Tổng công ty.
Với lý do đó, tác giả đã chọn đề tài : “Chiến lược phát triển của Tổng
công ty Điện tử và Tin học Việt Nam đến năm 2015” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu:
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn phân tích các vấn đề liên
quan đến môi trường hoạt động và thực trạng của Tổng công ty Điện tử và
Tin học Việt Nam từ đó sẽ đề xuất mục tiêu, chiến lược phát triển của Tổng
công ty giai đoạn 2004 – 2015 và đưa ra các giải pháp để thực hiện chiến lược
của Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu về quản trị chiến lược trong một Công ty, có sự
cân nhắc những đặc thù của ngành điện tử và tin học làm cơ sở lý luận cho
việc nghiên cứu và phân tích đề tài. Mặt khác, luận văn sử dụng các phương
pháp như : phương pháp mô tả, phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp,
phương pháp chuyên gia, phương pháp suy luận logic để phân tích và xác
định mối tương quan giữa các vấn đề về môi trường kinh doanh và thực trạng
Tổng công ty, xem xét quá trình vận động và biến đổi theo thời gian và không
gian. Từ đó, tìm ra những phương thức tác động hợp lý và các giải pháp tối ưu
trong việc xây dựng chiến lược phát triển của Tổng công ty.
4. Nguồn thông tin:
Nguồn thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài có 2 nguồn:
Nguồn thông tin thứ cấp: Từ các niên giám thống kê, từ các tài liệu báo
cáo của Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam, Công ty
nghiên cứu thị trường GFK, các tài liệu tạp chí chuyên ngành, trên Internet.
Nguồn thông tin sơ cấp: Nguồn thông tin thu được qua trực tiếp khảo sát
tại Tổng công ty và phỏng vấn các chuyên gia trong ngành, điều tra bảng câu
hỏi về đánh giá môi trường kinh doanh.
5. Nội dung luận văn gồm:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương như
sau:
Chương I: Tổng quan ngành Điện tử tin học thế giới và Việt Nam
Chương II: Phân tích tình hình hoạt động của Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam.
Chương III: Hoạch định chiến lược phát triển Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam đến năm 2015.
Là một công trình nghiên cứu đầu tay, vì thời gian và trình độ còn hạn
chế nên chắc chắn luận văn còn nhiều thiết sót. Tôi mong nhận được những
góp ý chân thành của Quý Thầy, Cô và các bạn.
71 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược phát triển của Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghiệp, y tế 12% 17% 20%
3.3. Lựa chọn chiến lược phát triển
3.3.1. Chiến lược thâm nhập thị trường
Một chiến lược thâm nhập thị trường nhằm làm tăng thị phần cho các sản
phẩm hoặc dịch vụ hiện có trong các thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị
lớn hơn.
Các sản phẩm điện tử dân dụng của Tổng công ty hiện nay tập trung vào
phân khúc thị trường có thu nhập trung bình và thấp. Nếu phân khúc theo khu vực
dân cư thì tập trung vào khu vực nông thôn. Dân cư khu vực nông thôn vẫn chiếm
tỷ lệ cao khoảng 74% dân số Việt Nam, đây là một thị trường rộng lớn nếu thu
nhập được nâng cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm tại đây rất lớn. Các sản phẩm
điện tử dân dụng của Tổng công ty đã có thị trường khá vững chắc tại đây nhờ sản
phẩm có giá phù hợp, hệ thống phân phối khá rộng cùng với dịch vụ bảo hành tốt.
Các sản phẩm máy tính của Tổng công ty cũng có cơ hội thâm nhập vào thị trường
đầy tiềm năng này khi mà có những chính sách hỗ trợ của Chính phủ như chương
44
trình “2 triệu PC giá rẻ cho cộng đồng” đang triển khai thì máy tính sẽ không còn
quá xa với đối với người khu vực nông thôn.
Các ngành liên quan trực tiếp đến việc xác định đầu ra của ngành điện tử và
công nghệ thông tin có sự phát triển vượt bậc. Ngành phát thanh truyền hình đã
được đầu tư đổi mới công nghệ và nội dung, phủ sóng trên 90% lãnh thổ, thu hút
đông đảo người xem, người nghe. Ngành điện lực, bưu chính viễn thông cũng đầu
tư rất lớn để đưa điện, đưa mạng thông tin về tận vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, Tổng công ty phải có những chính sách ưu tiên để giữ vững, nâng
cao thị trường hiện tại bằng các chiến lược Marketing phù hợp, duy trì dịch vụ hậu
mãi tốt nhằm làm giảm áp lực khi giá của các sản phẩm điện tử ngày càng có xu
hướng giảm. Ngoài ra, các hãng điện tử thương hiệu nước ngoài cũng có chiến lược
phát triển thị trường về nông thôn, đô thị mới. Đây là một thách thức rất lớn đối
với Tổng công ty khi phải đối đầu trực tiếp với các tập đoàn điện tử có tiềm lực
mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý trên thế giới.
3.3.2. Chiến lược phát triển sản phẩm mới
Phát triển sản phẩm nhằm tăng doanh thu bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi
những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại.
Đa dạng hoá sản phẩm sản phẩm không những về chủng loại mà còn đa
dạng hoá cả về giá cả, từ những sản phẩm có giá thấp như Tivi 14” màn hình
thường, đầu đĩa VCD, các máy tính có cấu hình thấp đến các sản phẩm có giá trị
cao như Tivi màn hình phẳng, đầu đĩa DVD.
Hiện nay, Tổng công ty đang đứng trước nhiều thách mức mới như sự cạnh
tranh gay gắt giữa các đối thủ trong nước, với hàng ngoại nhập lậu và bước đầu
cạnh tranh với hàng nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập AFTA. Công tác nghiên cứu
triển khai sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu để tạo ra những sản phẩm ngoài
giá phải thật hấp dẫn còn phải chất lượng, có những tính năng vượt trội phù hợp
với vùng nông thôn điều kiện hạ tầng cơ sở còn kém phát triển, vùng phủ sóng còn
hạn chế. Ngoài ra, cần nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm ứng dụng công nghệ
truyền hình kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh sẽ dần thay thế kỹ thuật analog hiện
nay.
Sức mua của người dân tương đối còn thấp, nhất là ở khu vực nông thôn. Do
đó, chiến lược phát triển sản phẩm thực sự cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh
45
cho các sản phẩm của Tổng công ty. Chiến lược này có thể thực hiện dựa trên cơ
sở lực lượng lao động lành nghề, có nhiều kinh nghiệm hiện nay cùng với việc thu
hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất từ cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên.
3.3.3. Chiến lược đa dạng hoá hoạt động đồng tâm
Thêm vào những sản phẩm hay dịch vụ mới nhưng có liên hệ với nhau được
gọi là đa dạng hoá hoạt động theo hướng đồng tâm.
Công nghệ điện tử tin học có tốc độ tăng trưởng chóng mặt, các sản phẩm
điện tử cũng được ứng dụng rộng rãi từ các hoạt động vui chơi, giải trí bình thường
đến ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi độ chính xác cao trong công nghiệp vũ trụ, hàng
không, y tế. Với một thị trường còn nhiều tiềm năng khai thác, nhu cầu về các sản
phẩm điện tử tin học ngày càng tăng thì chiến lược đa dạng hoá hoạt động đồng
tâm là một chiến lược quan trọng mà Tổng công ty phải luôn theo đuổi, bám sát.
Yêu cầu về vốn đầu tư để thêm vào những sản phẩm hay dịch vụ mới là yếu
tố tiên quyết vì các sản phẩm điện tử tin học mang hàm lượng chất xám cao, đòi
hỏi về công nghệ phải cao. Vốn đầu tư phát triển trong ngành điện tử tin học là rất
lớn và đây là một trong những điểm yếu tác động mạnh đến các hoạt động của
Tổng công ty. Đồng thời, để thực hiện chiến lược này thành công không thể không
quan tâm đến công tác nghiên cứu triển khai, nâng cao hiệu quả hoạt động này sẽ
tạo ra những sản phẩm phù hợp không chỉ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu
đi các nước trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, đây còn là cơ hội để tạo ra cơ cấu
ngành hàng hợp lý, giảm tỷ trọng các sản phẩm điện tử dân dụng, nâng cao tỷ
trọng các sản phẩm công nghệ thông tin, y tế, và tự động hoá.
Chiến lược này thực hiện phải có những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và
liên doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
3.3.4. Chiến lược hội nhập dọc về phía sau
Hội nhập dọc về phía sau là một chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc
quyền kiểm soát của các nhà cung cấp của công ty.
Nguồn cung cấp linh kiện điện tử cho Tổng công ty phần lớn đều nhập từ
nước ngoài. Việc nhập khẩu nguồn linh kiện từ nước ngoài đã gây nhiều khó khăn
cho Tổng công ty như việc đặt hàng phải được thực hiện trước đó hơn 3 tháng, điều
này gây khó khăn cho việc thay đổi đơn hàng mỗi khi thị trường biến động. Ngoài
ra, thuế nhập khẩu cao, các loại cước phí vận tải, bảo hiểm, bốc dỡ, “phí hải
46
quan”…làm tăng giá thành sản xuất. Chính vì thế mà việc thực hiện chiến lược này
sẽ giúp Tổng công ty chủ động hơn trong việc sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hoá
nguồn linh kiện, giảm chi phí sản xuất nhằm làm giảm giá thành, tăng khả năng
cạnh tranh.
Chiến lược này có thể thực hiện dưới hình thức vừa liên kết với các nhà sản
xuất trong nước vừa liên kết với các nhà cung cấp linh kiện ở các nước ASEAN để
thành lập liên kết sản xuất linh kiện điện tử trong khuôn khổ chương trình hợp tác
công nghiệp giữa các doanh nghiệp thuộc khối ASEAN (chương trình AICO) để
nhằm giảm mức thuế suất nhập khẩu linh kiện, hạ giá thành sản phẩm.
3.4. Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển Tổng công ty Điện
tử và Tin học Việt Nam đến năm 2015
3.4.1. Giải pháp về vốn
3.4.1.1. Sự cần thiết của giải pháp
- Hiện nay số vốn của Tổng công ty là rất nhỏ không đủ để tích lũy và phát
triển ngành. Hiện tượng thiếu vốn vẫn thường xuyên xảy ra, trong khi nguồn
vốn huy động rất khó khăn.
- Các dự án sản xuất hàng điện tử, xuất khẩu và đầu tư cho sản xuất các sản
phẩm mới đòi hỏi nguồn vốn rất lớn hoặc công nghệ cao cần thu hút đầu tư
nước ngoài, liên kết liên doanh.
- Nâng cấp, đổi mới công nghệ sản xuất nhằm làm giảm giá thành sản phẩm,
tăng khả năng cạnh tranh khi gia nhập AFTA.
3.4.1.2. Mục đích của giải pháp
- Mục đích của giải pháp này là tạo vốn hoạt động cho Tổng công ty thực
hiện được những chức năng nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn nhằm
chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành hàng, tăng trưởng dịch vụ, phát
triển sản phẩm có lợi thế, hình thành ngành hàng mới có giá trị gia tăng cao.
Mở rộng, giữ vững vị thế và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Tivi
màu, đầu máy VCD, DVD, tăng cường sản xuất linh phụ kiện, trang thiết bị
y tế, máy tính thương hiệu Việt Nam.
- Đầu tư có hiệu quả, tránh dàn trải và thu hồi vốn nhanh.
47
3.4.1.3. Nội dung của giải pháp
Phân loại chọn lọc dự án để định hình loại nào cần mở rộng đầu tư thêm,
đầu tư chiều sâu và loại nào đầu tư mới trên cơ sở các dự án vừa và nhỏ sẽ giao
cho các thành viên. Dự án lớn cần nguồn vốn lớn, Tổng công ty với các đơn vị
nòng cốt đứng ra đảm trách. Đặc biệt ưu tiên đầu tư vào các dự án sản xuất linh
kiện điện tử và trang thiết bị y tế là những ngành hàng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, có
tốc độ tăng trưởng cao, khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường và là cơ sở để
xây dựng ngành công nghiệp điện tử tin học hoàn chỉnh.
- Đối với loại dự án mở rộng và đầu tư chiều sâu:
• Đây là các dự án thuộc loại vừa và nhỏ. Nguồn vốn được huy động bằng
vốn tự có của doanh nghiệp và sử dụng các nguồn tài trợ ưu đãi của
Chính phủ. Các doanh nghiệp trong Tổng công ty được phép sử dụng linh
hoạt nguồn vốn tự có để đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị. Đối với
loại dự án này vốn đầu tư cần thiết không lớn. Tuy nhiên, điều này cũng
còn phụ thuộc vào hiện trạng của doanh nghiệp. Việc đầu tư đổi mới
công nghệ thiết bị phải phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và
khu vực, giá trị của một dây chuyền lắp bề mặt hoàn chỉnh hiện nay
khoảng trên dưới 2 triệu USD. Để đầu tư nâng cấp bản thân các doanh
nghiệp trong Tổng công ty cũng khó đáp ứng được nhu cầu vốn. Do đó,
con đường hiệu quả nhất hiện nay là cổ phần hóa một số doanh nghiệp
dạng này.
• Trong giai đoạn 2003-2005, Tổng công ty đã trình Bộ Công Nghiệp
phương án chuyển đổi, sắp xếp lại doanh nghiệp theo đó chuyển 4 doanh
nghiệp thành Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên, Cổ phần
hoá 6 doanh nghiệp, sáp nhập Công ty Điện tử Công trình vào Điện tử
Đống Đa. Trong đó có các Công ty có tiềm lực mạnh có khả năng thu
hút được vốn từ cổ phần hoá là Công ty Điện tử Biên Hòa, Công ty Điện
tử Tân Bình. Đây là những công ty lớn có tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ
thuật, chuyên gia giỏi, uy tín và tiếng tăm trên thương trường lớn rất dễ
thu hút cổ đông góp vốn.
- Đối với một số dự án có số vốn đầu tư mới: Đây là các dự án có nhu cầu
vốn lớn và thuộc lĩnh vực quan trọng như sản xuất linh kiện điện tử, công
nghệ thông tin sẽ sử dụng nguồn vốn sau đây:
48
• Liên doanh với phía nước ngoài: nguồn vốn đối ứng của Tổng công ty
sẽ được vay trong nước với những điều kiện ưu đãi (lãi suất thấp, thời
hạn vay dài). Tổng công ty hoặc doanh nghiệp nòng cốt của Tổng công
ty là người đại diện Nhà nước thực hiện các dự án này.
• Thông qua dự án đầu tư 100% bằng vốn nước ngoài: Đối với những dự
án này trong điều kiện chưa liên doanh liên kết được cần tạo cơ sở để có
thể xuất khẩu hàng điện tử là mục tiêu trước mắt và sau đó là sự chuyển
giao công nghệ.
• Vay tín dụng nước ngoài từ các quỹ đầu tư nước ngoài dành cho Việt
Nam thông qua bảo lãnh từ Chính phủ.
3.4.2. Giải pháp về tổ chức
3.4.2.1. Sự cần thiết của giải pháp
- Vai trò của Tổng công ty đối với hoạt động của các đơn vị thành viên còn
hạn chế.
- Quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, hoạt động sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty vẫn còn phân tán, chưa tập hợp được sức mạnh của từng đơn
vị thành viên để phát huy sức mạnh của một Tổng công ty 90.
- Mỗi đơn vị thành viên phát triển một thương hiệu riêng của mình trong cùng
ngành hàng tạo sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
- Sự mất cân đối giữa các lĩnh vực, các ngành hàng, các miền và khoảng cách
giữa các doanh nghiệp thành viên vẫn tồn tại và ngày càng lớn.
3.4.2.2. Mục tiêu của giải pháp
- Trở thành một Tổng công ty đầu tàu, lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng nhất định
đến sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử tin học Việt Nam.
- Phát triển Tổng công ty theo quy hoạch định hướng chung. Phát triển các
ngành hàng sản xuất linh kiện, điện tử công nghiệp và y tế có lợi thế, đầu tư
có hiệu quả, tránh trùng lắp.
3.4.2.3. Nội dung của giải pháp
Về phía doanh nghiệp để chuẩn bị cho tình hình trên, cần phải đầu tư chiều
sâu thiên về công nghệ cao để tận dụng được những lợi thế sẵn có của mình.
49
Trong tình hình hội nhập, doanh nghiệp nên chọn con đường lắp ráp hiện đại để
chia sẻ, gia nhập vào sự phân công chuyên môn hóa quốc tế và phát triển những
ngành ít chịu áp lực cạnh tranh.
Hiện nay Tổng công ty sản xuất kinh doanh trong bốn ngành hàng chủ yếu
là: Điện tử dân dụng, Tin học, sản xuất gia công linh kiện điện tử và Điện tử công
nghiệp, y tế, tự động hoá. Dựa trên bốn ngành hàng này mà sẽ sắp xếp lại mô hình
hoạt động sao cho có hiệu quả, kết hợp được sức mạnh riêng có về kinh nghiệm
sản xuất, công nghệ, khách hàng của từng thành viên làm nên sức mạnh chung của
Tổng công ty theo các bước sau:
- Bước 1: Tổ chức lại Tổng công ty trên nguyên tắc đơn giản linh hoạt và hiệu
quả. Trong quá trình tổ chức lại có thể phải giải thể hoặc sáp nhập để tăng
cường thêm sức mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn. Củng cố lại một số
công ty mạnh và có tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ chuyên
môn giỏi như Công ty Điện tử Biên Hòa, Công ty Điện tử Tân Bình và
Công ty Điện tử Bình Hòa. Trên cơ sở các công ty đó, Tổng công ty sẽ sáp
nhập một số công ty để tạo nên một đơn vị làm nòng cốt cho Tổng công ty.
Ưu tiên khi sáp nhập các đơn vị là sản xuất kinh doanh cùng ngành hàng để
từ đó có thể sử dụng được máy móc, lao động, không gây xáo trộn trong nội
bộ doanh nghiệp.
- Bước 2: Xây dựng một phương án hợp tác liên kết sản xuất kinh doanh cho
các đơn vị trong Tổng công ty theo hướng sản xuất vệ tinh và mạng lưới
kinh doanh thương mại trong một quy hoạch sắp xếp tổng thể. Định hướng
cho việc này có thể theo mô hình các doanh nghiệp lớn giữ vai trò chủ đạo
đầu tư vào các dự án có nhu cầu vốn lớn có tính chất cơ sở cho ngành như:
sản xuất linh kiện bán dẫn, sản xuất đèn hình, các cơ sở nghiên cứu triển
khai… Các doanh nghiệp nhỏ đầu tư vào các công nghiệp phụ trợ, lắp ráp.
- Bước 3: Tổ chức và đầu tư mạnh vào các công ty vệ tinh của các liên doanh
và công ty Điện tử Bình Hòa để phát triển việc sản xuất linh kiện hiện có
bao gồm cuộn dây, biến áp, chiết áp, mạch điện, các loại dây và điện trở
khác… cung cấp cho thị trường trong nước với chất lượng giá cả hợp lý trong
thời gian tới. Tổng công ty cần đầu tư thêm một bước nữa để sản xuất với
quy mô lớn hơn và công nghệ hiện đại hơn để giảm giá thành và có thể
cạnh tranh với khu vực và thế giới khi hội nhập.
50
- Bước 4: Đối với các đơn vị nòng cốt của Tổng công ty, Tổng công ty sẽ đầu
tư mạnh để cho nó trở thành một đơn vị sản xuất và kinh doanh có quy mô
lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các nước trong khu vực
và trên thế giới.
- Bước 5: Kiện toàn mạng thông tin nội bộ, thực hiện điều hành qua mạng.
Phân công lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể từng lĩnh vực, tổ chức triển khai từng
biện pháp, rà soát, cập nhật thông tin để công tác điều hành đạt hiệu quả
cao nhất.
3.4.3. Giải pháp về nghiên cứu triển khai
3.4.3.1. Sự cần thiết của giải pháp
- Điện tử tin học là lĩnh vực có nhiều công nghệ tiên tiến nhất, đổi mới khẩn
trương nhất và có tính quốc tế sâu rộng nhất. Sự phát triển nhanh chóng của
khoa học công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên đưa ra thị
trường những sản phẩm mới.
- Một số đơn vị thành viên và Tổng công ty chưa có bộ phận nghiên cứu triển
khai, chủ yếu là chỉ nghiên cứu các công nghệ, các thiết kế sẵn có của các
nhà cung cấp linh kiện nước ngoài để áp dụng cho sản xuất, lắp ráp của
công ty và chưa đủ khả năng để sáng tạo ra những sản phẩm mới.
3.4.3.2. Mục đích của giải pháp
- Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của nền sản xuất công nghiệp.
- Tăng cường năng lực, trình độ của lực lượng nghiên cứu khoa học công
nghệ để thực hiện được những nhiệmvụ quan trọng của R&D trong doanh
nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung.
- Phát triển ngành công nghiệp điện tử thành ngành mũi nhọn thực sự thúc
đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đưa khoa học kỹ thuật công nghệ đi trực tiếp vào sản xuất.
3.4.3.3.Nội dung của giải pháp
Nội dung của giải pháp này bao gồm các công việc sau đây:
- Công việc 1: Tổng công ty sau khi được tổ chức lại theo biện pháp tổ chức
trên sẽ đóng vai trò nòng cốt cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Với
51
vai trò của mình, Tổng công ty phối hợp với các viện, trường và các tổ chức
nước ngoài để xây dựng một viện nghiên cứu điện tử – tin học thành một cơ
sở đầu ngành về khoa học, công nghệ, thiết kế phát triển sản phẩm, chuyển
giao công nghệ và đào tạo cán bộ sau đại học. Việc này không thể thực
hiện một cách đơn lẻ mà phải có sự phối hợp và hỗ trợ của Nhà nước.
- Công việc 2: Thành lập một trung tâm thông tin chuyên ngành điện tử- tin
học trực thuộc Chính phủ. Trung tâm có trách nhiệm thống kê các số liệu
chuyên ngành trong nước và quốc tế, dự báo ngắn hạn và dài hạn để cung
cấp thông tin cơ sở cho các doanh nghiệp và cấp lãnh đạo Nhà nước. Nguồn
kinh phí hoạt động do ngân sách của Nhà nước vì nó phục vụ cho lợi ích của
quốc gia.
- Công việc 3: Tổng công ty tham gia hình thành các khu công nghiệp kỹ
thuật cao tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội để làm
cơ sở cho việc thành lập các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành tại các khu vực
này làm nền tảng cho việc phát triển nghiên cứu & triển khai.
- Công việc 4: Tổng công ty phối hợp với các trung tâm khoa học kỹ thuật và
công nghệ quốc gia và các trường đại học để một mặt sử dụng những tiềm
năng sẵn có và mặt khác kết hợp việc đào tạo theo đơn đặt hàng để đáp ứng
và phù hợp với yêu cầu phát triển doanh nghiệp và ngành.
- Công việc 5: Cần thiết đề nghị Nhà nước hỗ trợ về mặt chính sách để tạo
điều kiện phát triển việc nghiên cứu & triển khai. Thí dụ, khuyến khích các
doanh nghiệp dành một khoản kinh phí thích đáng vào hoạt động nghiên
cứu & triển khai và cho phép kinh phí này được hạch toán vào giá thành sản
phẩm. Khoản kinh phí đầu tư vào nghiên cứu & triển khai khoảng 1,2% tổng
sản lượng của ngành (khoảng 180 triệu USD/năm). Ngoài ra cần kiến nghị
Nhà nước ban hành chính sách bảo hộ các sản phẩm là kết quả nghiên cứu
phát triển trong nước.
- Công việc 6: Sau khi tổ chức lại Tổng công ty theo mô hình mới, cần đưa ra
ngay phương án đầu tư nâng cấp công nghệ, tổ chức và quản lý đạt tiêu
chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác đối với từng đơn vị cụ thể và theo
lịch trình mà điểm kết thúc trước năm 2007. Đây là một trong những bước
chuẩn bị để hội nhập.
52
- Công việc 7: Định hướng việc nghiên cứu & triển khai trên cơ sở ứng dụng
các công nghệ ngoại nhập tiên tiến, triển khai dựa theo bằng phát minh
sáng chế và từ đó đưa ra các công nghệ mới của Việt Nam. Việc nghiên cứu
công nghệ mới của Việt Nam mang tính chiến lược vì các công ty nước
ngoài không khi nào chuyển giao những công nghệ tiên tiến mang tính chất
sống còn cho các quốc gia khác để rồi bị cạnh tranh bởi chính những công
nghệ của mình. Việc nghiên cứu triển khai những công nghệ phải dựa trên
quan điểm sau đây:
• Cùng một chủng loại sản phẩm có thể được sản xuất ra bằng các loại
thiết bị công nghệ khác nhau, từ đây dẫn đến năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm khác nhau. Sau bước xác định phương án sản phẩm, vấn
đề chọn lựa công nghệ sẽ quyết định hiệu quả của dự án đầu tư. Để đáp
ứng yêu cầu hiện đại hóa cần phải đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, tuy
nhiên trong một số trường hợp cụ thể công nghệ tiên tiến không mang
lại hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, định hướng chung về công nghệ là
phải lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu. Hiệu quả kinh tế
không chỉ thể hiện ở việc đảm bảo thời gian hoàn vốn đúng hạn hay vượt
mà còn phải thể hiện ở khả năng tận dụng tiếp theo.
• Trong hai phạm trù cơ bản của công nghệ là công nghệ thiết kế phát
triển sản phẩm và công nghệ chế tạo sản phẩm, thì thiết kế phát triển
sản phẩm luôn có tốc độ thay đổi nhanh hơn, và khi đầu tư một cơ sở sản
xuất cần lựa chọn công nghệ để có thể cho ra đời các thế hệ sản phẩm
tiếp theo.
• Trong hoàn cảnh của một nước đi sau việc chọn đúng sản phẩm và công
nghệ để tập trung sức lực phát triển là việc tối quan trọng. Trong các yếu
tố của công nghệ thì yếu tố con người làm chủ được công nghệ là quan
trọng nhất.
3.4.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nhân lực
3.4.4.1. Sự cần thiết của giải pháp
- Các cán bộ trình độ chuyên môn cao tại Tổng công ty hiện nay chưa đáp
ứng được đòi hỏi phát triển trong tình hình mới.
53
- Tất cả những giải pháp trên sẽ không thể thực hiện được nếu không chuẩn
bị một nguồn nhân lực đầy đủ.
- Công nghệ điện tử tin học thay đổi rất nhanh chóng, phải thường xuyên đào
tạo, cập nhật những thông tin, kiến thức mới nhất mới đảm bảo thành công.
3.4.4.2. Mục tiêu của giải pháp
- Chuẩn bị một đội ngũ cán bộ, công nhân, kỹ sư, chuyên viên có trình độ
ngang bằng với thế giới và trong khu vực. Qua đó đảm bảo việc thực hiện
các mục tiêu đề ra cho ngành trong quá trình hội nhập và pháp triển.
- Các sản phẩm điện tử tin học “Made in Vietnam” hoàn toàn được nghiên
cứu, triển khai và sản xuất tại Việt Nam.
3.4.4.3.Nội dung giải pháp
- Công việc 1: Đối với bất kỳ dự án đầu tư mới nào, chỉ tiêu đào tạo nâng cao
tay nghề chuyên môn là một chỉ tiêu bắt buộc.
- Công việc 2: Thu thập thông tin và số liệu về toàn bộ lực lượng lao động
trong các doanh nghiệp trong Tổng công ty.
- Công việc 3: Phân loại trình độ tay nghề, chuyên môn và phân tích để lên
kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp với tình hình mới và nhu cầu
trong tương lai. Trong kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cần có những chính
sách khuyến khích, đãi ngộ và định hướng rõ ràng để người lao động yên
tâm và chia sẻ một phần nào với doanh nghiệp bằng việc tự đào tạo.
- Công việc 4:Ngay từ bây giờ trên cơ sở những giải pháp về phát triển sản
phẩm công nghệ, Tổng công ty cần lập một kế hoạch về nhu cầu sử dụng
nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, Tổng công ty phối hợp với các viện, trường
để đào tạo theo yêu cầu. Ngoài những kiến thức chuyên môn cơ bản tổng
quát, cần trang bị thêm các kiến thức chuyên môn theo ngành nghề do
doanh nghiệp yêu cầu.
- Công việc 5: Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn tại cơ sơ để
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động hiện có.
- Công việc 6: Xây dựng chế độ đãi ngộ tương xứng đối với các cán bộ và
chuyên viên kỹ thuật có năng lực nhằm tránh hiện tượng chảy máu chất
xám. Xây dựng các quỹ đào tạo và phát triển tài năng trẻ.
54
- Công việc 7: Mạnh dạn gửi các cán bộ trẻ có năng lực, trình độ chuyên môn
đi đào tạo tại các quốc gia có nền công nghiệp điện tử tin học phát triển.
- Công việc 8: Cần có kiến nghị với Nhà nước để có kế hoạch đào tạo và bồi
dưỡng theo những hướng sau đây:
• Có kế hoạch và định chế bồi dưỡng chuyên môn, cập nhật kiến thức cho
đội ngũ giáo viên để bảo đảm chất lượng giảng dạy, Nhà nước sẽ hỗ trợ
các doanh nghiệp trong việc đào tạo các cán bộ chủ chốt.
• Để đào tạo được một lực lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân, chuyên gia
theo yêu cầu, cần kiến nghị với nhà nước và phối hợp với các trường
viện để ngoài hệ đào tạo chính quy sẽ tiếp tục duy trì các hình thức đào
tạo mở rộng như hiện nay.
• Tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan quốc tế để đào tạo, nâng
cao tay nghề ở nước ngoài. Hằng năm, Tổng công ty cần có kế hoạch để
phối hợp với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, kỹ sư, chuyên gia đi đào
tạo ở nước ngoài.
3.4.5. Hiệu quả của các giải pháp
Nếu tổ chức thực hiện được một số giải pháp trên một cách nghiêm túc, đến
năm 2006, thời điểm Việt Nam cam kết dỡ bỏ những rào cản về thuế quan và phi
thuế quan, Việt Nam có thể cạnh tranh tham gia vào sự phân công sản xuất và
kinh doanh trên thị trường quốc tế và đáp ứng được nhu cầu nội địa. Theo kinh
nghiệm phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, nếu tích cực vận
động và tự điều chỉnh phù hợp, Việt Nam cần ít nhất 10 năm để hội nhập và phát
triển. Dự đoán đến năm 2015, Việt Nam có thể hội nhập hoàn toàn với khu vực và
thế giới và sự hội nhập này không tách rời sự hợp tác, liên kết với các nước và đặc
biệt là ASEAN.
Đặc biệt, giải pháp cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và thành lập
công ty cổ phần sẽ thu hút một lượng vốn rất lớn từ dân cư và nước ngoài nếu có
những chính sách điều tiết thích hợp từ phía Nhà nước.
Để có thể thực hiện được mục tiêu cuối cùng là phát triển ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam, ngoài việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, vấn đề vô
cùng quan trọng là sự hỗ trợ từ phía Nhà nước bằng các công cụ điều tiết vĩ mô.
Bên cạnh đó, các giải pháp đề ra còn phụ thuộc rất nhiều vào ý muốn chủ quan
55
của cơ quan lãnh đạo Tổng công ty và thiện chí hợp tác từ các đơn vị thành viên.
Muốn giải pháp thành công, việc xóa bỏ phát triển cục bộ và cát cứ là một điều
khó khăn hiện nay trong khi nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường.
Việc tạo công ăn việc làm và phát triển của từng doanh nghiệp trước mắt là vấn
đề vô cùng quan trọng. Tổ chức lại làm thay đổi cả một suy nghĩ xói mòn là điều
thực sự khó. Công việc này cần có sự cố gắng nỗ lực của mọi thành viên và sự
vững vàng của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Tổng công ty.
3.4.6 Một số kiến nghị
Chính phủ cần hạn chế những can thiệp trực tiếp hoặc quá mức làm mất tính
năng động của doanh nghiệp mà chỉ tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tiếp
cận một cách có hệ thống với các quy trình công nghệ và sản phẩm mới, có quan
hệ chặt chẽ với thị trường khu vực và thị trường thế giới. Trong định hướng này
cần chú trọng phát triển các mặt sau:
Một là, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp
điện tử – tin học nhằm tạo nên cơ cấu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng
điện tử có tính cạnh tranh cao.
Hai là, các giải pháp nhằm bảo hộ sản xuất trong nước hay trợ cấp xuất
khẩu cần có giới hạn thời gian và xác định cụ thể một số sản phẩm cần thiết.
Ba là, cải tổ khu vực doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực quản lý.
Bốn là, thay vì bảo hộ hay trợ cấp trực tiếp không đạt hiệu quả cho các nhà
sản xuất trong nước, Chính phủ cần phải có những biện pháp nhằm cải thiện khả
năng và tính cạnh tranh của các nhà sản xuất Việt Nam như: nâng cao chất lượng
cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực dồi dào có kỹ năng, khuyến khích các
hoạt động nghiên cứu triển khai, xây dựng các trung tâm chuyển giao công nghệ,
hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu và phát triển thị trường.
Năm là, Nhà nước và ngành cần phải cộng tác trong việc tạo ra và duy trì
những mạng lưới xuyên quốc gia và hiệu quả về mặt kinh tế cho ngành công
nghiệp điện tử. Mục tiêu chung là giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia
vào các mối quan hệ sản xuất với các bạn hạn thương mại trong khu vực.
56
KẾT LUẬN
Ngành công nghiệp điện tử là một trong những ngành có nhiều tiềm năng
phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành còn gặp rất nhiều khó khăn
trong việc hoạch định các chiến lược kinh doanh. Trong khi đó, nền kinh tế Việt
Nam hiện đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong xu
hướng chung đó, các doanh nghiệp trong ngành có nhiều cơ hội để phát triển,
nhưng bản thân các doanh nghiệp cũng phải đương đầu với nhiều bất trắc, rủi ro.
Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước
hoạt động trong lĩnh vực điện tử - tin học. Thời gian vừa qua cùng với quá trình đổi
mới của nền kinh tế đất nước, Tổng công ty đã từng bước đạt được những kết quả
quan trọng, khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nói chung và trong lĩnh
vực điện tử - tin học nói riêng. Tuy nhiên, cùng với quá trình hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cường độ cạnh tranh của nền kinh
tế ngày càng quyết liệt, hình thức ngày càng đa dạng hơn, đứng trước một môi
trường kinh doanh mới năng động hơn, tính cạnh tranh cao hơn thì Tổng công ty
còn bộc lộ một số tồn tại trong năng lực cạnh tranh của mình, đó là các vấn đề thu
hút vốn đầu tư phát triển, nghiên cứu triển khai, tổ chức quản lý của Tổng công ty.
Dựa trên những lý luận cơ bản về định hướng chiến lược, trên cơ sở phân
tích môi trường hoạt động của Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam cũng
như phân tích các khả năng khai thác các cơ hội và điểm mạnh, khắc phục các
nguy cơ, điểm yếu. Đề tài đã xác định được các mục tiêu cho sự phát triển của
Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam đến năm 2015 và đã xây dựng được
các chiến lược phát triển cho Tổng công ty đến năm 2015 như sau:
- Chiến lược thâm nhập thị trường.
- Chiến lược phát triển sản phẩm mới.
- Chiến lược đa dạng hoá hoạt động đồng tâm.
- Chiến lược hội nhập dọc về phía sau.
Để thực hiện các chiến lược trên cần thực hiện các giải pháp đồng bộ như
giải pháp về vốn đầu tư, giải pháp về tổ chức, giải pháp về nghiên cứu triển khai,
giải pháp về đào tạo. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục
thường xuyên đánh giá, kiểm tra việc thực thi các chiến lược để kịp thời điều chỉnh
khi môi trường hoạt động thay đổi.
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội Việt Nam
đến năm 2010, Hà Nội – www.mpi.gov.vn.
2. Fred R. David (2000), Khái luận về quản trị chiến lược, Nhóm dịch Trương Công
Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. GFK Việt Nam (2004), Tài liệu nghiên cứu thị trường tháng 2-3/2004.
4. Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (2003), Bản tin điện tử – CNTT –
Viễn thông Việt Nam, Website: http//www.veia.org.vn.
5. Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Văn Tiến (2004), “Khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp điện tử Việt Nam: những thách thức chủ yếu”, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế, (312), tr. 27 – 35.
6. Thu Hiền (2003), “Máy tính Việt Nam có thương hiệu đủ mạnh trong cuộc chiến
mới”, Tạp chí PC World Việt Nam, (6/2003), tr. 15 – 19.
7. Phạm Bắc Hưng (2004), “Công nghiệp điện tử: công nghiệp lắp ráp và sản xuất
linh kiện điện tử”, Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập, Tập II, NXB Thanh Hoá, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (1998), Quản trị chiến
lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo dục.
9. Michael E.Porter (1979), Chiến lược cạnh tranh, người dịch Phan Thủy Chi,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
10. Okamoto Yumiko (2004), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp trong ngành công
nghiệp điện tử”, Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập, Tập I, NXB Thanh Hoá, Hà Nội.
11. Niên giám Thống kê 2003 (2004), NXB Thống kê, Hà Nội.
58
12. Thời báo kinh tế Việt Nam (2003), Kinh tế 2002 – 2003, Hà Nội.
13. Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam (2000, 2001, 2002, 2003), các Báo
cáo tổng kết năm 2000, 2001, 2002, 2003.
14. Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam (1999), NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
15. Tống Quốc Đạt (2001), “Một số định hướng và giải pháp phát triển ngành công
nghiệp điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (2/2001), tr. 22-24.
16. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
17. Nguyễn Trọng Xuân, Nguyễn Xuân Thắng (2000), “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài với phát triển công nghiệp điện tử tin học Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế, (274), tr. 12 – 22.
59
PHỤ LỤC 1
1/ Phương pháp lượng giá ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Các yếu tố bên
ngoài
Mức độ quan trọng của
các yếu tố
Phân
loại
Số điểm quan
trọng
(1) (2) (3) (4)
Liệt kê các yếu tố
bên ngoài chủ yếu
Tổng cộng
Cột 1: Lập danh sách các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự hoạt động
từ yếu tố môi trường tác động bên ngoài, bao gồm 10 đến 20 yếu tố cả cơ hội lẫn
nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.
Cột 2: Phân loại mức độ quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất
quan trọng) cho mỗi yếu tố. Các mức độ quan trọng này được thực hiện thông qua
điều tra bảng câu hỏi từ các chuyên gia trong ngành, kết quả tổng hợp từ điều tra
được rút ra và thể hiện trong bảng. Tổng cộng tất cả các mức độ quan trọng này
phải bằng 1,0.
Cột 3: Thể hiện các mức phân loại như sau
- Nếu phản ứng tốt chấm điểm : 4.
- Nếu phản ứng khá chấm điểm : 3.
- Nếu phản ứng trung bình chấm điểm : 2
- Nếu phản ứng kém chấm điểm : 1
Cột 4: Đó là cột số điểm quan trọng bằng cách nhân mỗi mức độ quan trọng
của mỗi yếu tố với loại của nó.
Tổng cộng: Cộng tất cả các số điểm ở cột 4, đó là số điểm quan trọng tổng
cộng của tổ chức.
* Theo Fred R. David, tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5; còn tổng
số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy rằng tổ chức đang phản ứng rất tốt với các cơ
hội và mối đe doạ hiện tại trong môi trường của họ; tổng số điểm là 1,0 cho thấy
rằng những chiến lược mà công ty đề ra không tận dụng được các cơ hội hoặc
tránh được các mối đe doạ bên ngoài.
60
2/ Phương pháp lượng giá ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Các yếu tố bên
trong
Mức độ quan trọng của
các yếu tố
Phân
loại
Số điểm quan
trọng
(1) (2) (3) (4)
Liệt kê các yếu tố
bên trong quan trọng
Tổng cộng
Phương pháp lượng giá ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) tương tự
như cách lượng giá ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) nhưng ta sẽ liệt
kê các yếu tố bên trong của nội bộ doanh nghiệp bao gồm cả điểm yếu và điểm
mạnh trong hoạt động. Ngoài ra, cột (3) Phân loại được hiểu theo nghĩa sau:
- Điểm yếu lớn nhất phân loại bằng 1.
- Điểm yếu nhỏ nhất phân loại bằng 2.
- Điểm mạnh nhỏ nhất phân loại bằng 3.
- Điểm mạnh lớn nhất phân loại bằng 4.
* Số điểm quan trọng tổng cộng từ 1,0 đến 4,0. Số điểm quan trọng tổng
cộng thấp hơn 2,5 cho thấy công ty yếu về nội bộ và số điểm cao hơn 2,5 cho ta
thấy công ty mạnh về nội bộ.
PHỤ LỤC 2: CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG
TY ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM
ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
1. Công ty Điện tử Biên Hoà
2. Công ty Điện tử Bình Hoà – VBH
3. Công ty Điện tử Tân Bình – VTB
4. Công ty Điện tử Thủ Đức – VTD
5. Công ty Điện tử Hải Phòng – HAPELEC
6. Công ty Xuất nhập khẩu điện tử – VIETTRONIMEX
61
7. Công ty Điện tử Viễn thông Tin học Nghệ An – NALECO
CÔNG TY ĐIỆN TỬ CHUYÊN DỤNG
8. Công ty Điện tử Đống Đa
9.Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC
10. Công ty Điện tử Công trình – VNC
11. Công ty Dịch vụ Điện tử 2 – VESCO 2
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
12. Công ty Máy tính Việt Nam 1 – VIF
13. Công ty Công nghệ thông tin – GENPACIFIC
CÁC ĐƠN VỊ LIÊN DOANH VÀ CỔ PHẦN
14. Công ty Sony Việt Nam
15. Công ty JVC Việt Nam
16. Công ty Matsushita Việt Nam
17. Công ty Toshiba Việt Nam
18. Công ty Liên doanh TNHH nhựa Daewoo-Viettronics
19. Công ty Điện tử Y tế Kỹ thuật cao – AMEC
20. Trung tâm Công nghệ hội tụ đa phương tiện – MCT
21. Công ty Cổ phần máy tính Việt Nam – CMT
22. Công ty Cổ phần Cơ khí Điện tử Phú Thọ Hoà
62
PHỤ LỤC 3
CÁC CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ
TIN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1999 – 2003
TT Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 1999 2000 2001 2002 2003
I Tổng Doanh thu Tỷ đồng 1.086,51 1.269,71 1.434,15 1.776,22 1.951,93
Trong đó: - Công ty “ 636,46 690,01 939,45 1.186,18 1.270,42
- Liên doanh “ 399,14 510,51 494,69 590,04 659,00
- Cổ phần “ 50,90 69,18 22,51
II Sản phẩm chủ yếu
1 Tivi các loại Chiếc 196.727 252.832 246.464 269.200 324.341
Trong đó: - Công ty “ 110.031 111.490 146.771 126.784 139.121
- Liên doanh “ 86.696 141.342 99.693 142.416 185.220
2 Audio các loại “ 73.333 56.540 28.838 17.079 17.287
Trong đó: - Công ty “ 50.064 21.746 8.777 71 127
- Liên doanh “ 23.269 34.794 20.061 17.008 17.160
3 Đầu Video các loại “ 20.237 42.234 62.053 109.488 138.304
Trong đó: - Công ty “ 6.779 27.656 51.173 105.185 131.135
- Liên doanh “ 13.458 14.578 10.880 4.303 7.169
4 Máy vi tính “ 1.791 1.847 2.779 5.451 5.054
5 Máy in “ 2.587 1.445 1.042 1.971 1.162
6 Thiết bị y tế
Máy lắc máu “ 187 198
Tủ sấy tiệt trùng “ 37 110 23 160
Máy hút dịch “ 46 66 304
Hộp hấp tiệt trùng “ 4.900
7 Mạch ĐT và linh kiện ĐT 103 chiếc 6.101 4.860 2.633 4.306 1.346
8 Cuộn Toroid “ 4.500
9 Cuộc Choke – Coil “ 4.662 5.189 5.367 5.418 8.356
10 Biến thế và ổn áp “ 2.577 3.444 2.605 2.262 2.431
11 Chổi than “ 12.362 3.090
12 Remote Chiếc 173.545 177.646 122.985 131.904 178.077
13 Dàn cơ cassette “ 48.878 49.479 57.790
TT Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 1999 2000 2001 2002 2003
14 Vỏ nhựa TV “ 136.430 209.162 58.775 38.811 22.217
15 Bộ đọc đĩa “ 14.918 14.128
16 Cuộn khử từ “ 97.910 144.700
17 Cuộn DY “ 304.472 467.832 476.552
63
18 Bóng đèn hình màu “ 60.104 95.128 93.520
19 Anten “ 158.097 102.571 105.494 102.402 124.858
III Giá trị xuất khẩu 103 USD 23.336 27.975 21.228 24.712 18.853
IV Sản phẩm xuất khẩu
1 Cuộn DY Chiếc 12.000 270.996 444.024 383.232
2 TV màu (Liên doanh) Chiếc 57.581 8.005 4.785 3.285 13.166
3 Mạch ĐT và linh kiện ĐT 103 chiếc 5.897 2.826 10.083 11.831 1.022
4 Cuộn Choke-Coil “ 4.662 5.177 8.231
5 Cuộn Toroid “ 4.500
6 Biến thế các loại “ 2.575 3.385
V Giá trị nhập khẩu 103 USD 36.589 36.275 37.654 45.160 33.312
VI Lợi nhuận Tỷ đồng 30,59 33,63 41,58 39,06 37,54
VII Nộp ngân sách Tỷ đồng 103,15 135.72 116,27 72,49 70,49
64
PHỤ LỤC 4
HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu chủ yếu Thực hiện
2002
Ước TH
2003
KH
2004
Tỷ lệ
2/1 3/2
A B 1 2 3 4 5
Tổng số 8.260 7.330 169.822 88,74% 2316,81%
1 Vốn đầu tư phát triển
thuộc NSNN
7.834
Trong đó: - Vốn trong nước 7.834
- Vốn nước ngoài
2 Vốn sự nghiệp có tính xây
dựng
3 Vốn tín dụng ĐT phát triển
của NN
Trong đó: - Vốn trong nước
- Vốn nước ngoài
4 Vốn đầu tư của doanh nghiệp 8.260 7.330 144.988 88,74% 1978,01%
- Từ khấu hao cơ bản 3.613 3.917 7.100 108,4% 181,265
- Từ lợi tức sau thuế 3.719 2.613 3.080 70,26% 117,87%
- Từ bán trái phiếu, cổ phiếu
- Vay thương mại 928 800 94.808 86,21% 11851,00%
- Góp vốn với liên doanh NN 40.000
5 Vốn của dân cư và các DN
ngoài QD
6 Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài(*)
17.000
(Nguồn: Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam)
(*) Chỉ tính phần vốn của nước ngoài
65
PHỤ LỤC 6
SẢN LƯỢNG TV VÀ RADIO LẮP RÁP QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính: Nghìn cái
Năm 1995 2000 2001 2002 2003
TV lắp ráp
Tổng cộng: 770 1.013,1 1.125,6 1.597,3 2.099,1
- Quốc doanh 607 157,6 176,5 179,2 194,6
- Ngoài quốc doanh 28
Đầu tư nước ngoài 135 855,5 949,1 1.418,1 1.904,5
Radio lắp ráp
Tổng cộng: 111 144,6 71,4 67,3 67
- Quốc doanh 111 56,4 54,8 46,8 45
- Đầu tư nước ngoài 88,2 16,6 20,5 22
(Nguồn: Niên giám thống kê 2003)
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo
ngành công nghiệp
Năm ĐVT 2000 2001 2002
SX thiết bị văn phòng,
máy tính.
% 0,5 0,8 0,8
SX Radio, TV và thiết bị
truyền thông.
% 2,2 2,1 2,3
SX dụng cụ y tế, chính
xác, dụng cụ quang học và
đồng hồ.
% 0,3 0,3 0,3
(Nguồn: Niên giám thống kê 2003)
66
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo
ngành công nghiệp (tỷ đồng)
Năm 1995 2000 2001 2002 2003
SX thiết bị văn phòng,
máy tính.
27,9 1.295,2 976,7 1.002,9 1.144,1
SX Radio, TV và thiết bị
truyền thông.
2.064,8 4.395,3 5.407 6.168,6 7.433,1
SX dụng cụ y tế, chính
xác, dụng cụ quang học
và đồng hồ.
202,6 427,1 452,3 498,7 597,2
(Nguồn: Niên giám thống kê 2003)
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo
ngành công nghiệp
Năm ĐVT 2000 2001 2002
SX thiết bị văn phòng,
máy tính.
Tỷ đồng 1.736,5 2.989 4.006,6
SX Radio, TV và thiết bị
truyền thông.
Tỷ đồng 7.370,1 8.411,8 11.063,6
SX dụng cụ y tế, chính
xác, dụng cụ quang học và
đồng hồ.
Tỷ đồng 1.075,3 1.237,3 1.344,2
(Nguồn: Niên giám thống kê 2003)
67
PHỤ LỤC 7
TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CHO
SẢN XUẤT LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Năm Tổng số
dự án
Liên
doanh
100% vốn
nước ngoài
Tổng vốn
đầu tư (USD)
Vốn pháp
định (USD)
1990 1 0 1 4.000.000 4.000.000
1991 0 0 0 0 0
1992 2 1 1 17.696.443 9.597.817
1993 5 4 1 264.567.000 89.485.200
1994 5 2 3 106.685.540 39.318.779
1995 5 2 3 245.418.719 96.440.000
1996 6 1 5 1331.298.106 39.604.400
1997 5 1 4 124.442.554 45.490.000
1998 4 0 4 76.995.767 37.778.207
1999 3 0 3 20.060.059 10.850.000
2000 4 0 4 43.010.000 15.939.000
2001 12 1 11 89.935.000 54.785.000
2002 8 1 7 13.992.890 7.457.462
Tổng số 60 13 47 1.138.102.078 450.745.856
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
68
PHỤ LỤC 8
TỶ LỆ NỘI ĐỊA HOÁ CÁC SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ GIA DỤNG
(Năm 2002)
Sản phẩm Tỷ lệ nội địa hoá
(%)
Trường hợp đặc biệt
1. Máy thu hình màu 60 – 70 Tivi màn hình phẳng
30 - 35%, siêu phẳng 15%
2. Radio – Cassette 40 – 45
3. Đầu Video Cassette 30 – 35
4. Dàn, đầu CD, VCD, DVD… 30 – 50
5. Máy giặt 25 – 55 Cá biệt 15%; doanh nghiệp
FDI đạt khoảng 70%
6. Tủ lạnh 25 – 60 Doanh nghiệp FDI đạt
60 – 70%.
7. Điều hoà nhiệt độ 25 – 60 Doanh nghiệp FDI đạt
60 – 70%.
(Nguồn: Bộ Công nghiệp)
69
PHỤ LỤC 9
GIÁ BÁN LẺ MỘT SỐ MẶT HÀNG ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
TRƯỚC VÀ SAU NGÀY 01/07/2003
Sản phẩm Giá cũ (đồng) Giá mới (đồng)
Dàn máy nghe nhạc:
Sharp SGVX 1W
Sony DVD DB 900
Aiwa VC 920
Tủ lạnh:
Hitachi R18KS
Mitsubishi
Sharp 43L
Máy giặt:
Fujiayama WA7000TH
Sanyo ASWU 101T
Sharp ESS800
Máy lạnh:
Toshiba KC181GJA
National C181KNS
Mitsubishi MW09 RVM1
9.850.000
8.400.000
5.950.000
3.550.000
4.750.000
9.600.000
4.550.000
8.750.000
7.150.000
13.700.000
14.850.000
4.750.000
9.580.000
8.200.000
5.750.000
3.350.000
4.500.000
9.400.000
4.350.000
8.550.000
6.950.000
13.500.000
14.550.000
4.650.000
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 30-2003 (657), ngày 17/07/2003)
70
PHỤ LỤC 5
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Nguồn vốn ngân sách Nhà nước)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Dự án được duyệt theo QĐ TKKT-TDT được duyệt
Tổng mức ĐT
Tên dự án Địa điểm xây
dựng
Thời
gian
khởi
công
hoàn
thành
Năng
lực
thiết
kế
Số
QĐ
Ngày
tháng
duyệt
Cơ quan
duyệt
Tổng
số
Tđ:
Vốn
Nhà
nước
Số
QĐ
Ngày
tháng
duyệt
Cơ
quan
duyệt
Tổng số
Dự án nhóm B:
Dự án khởi công mới:
Cty ĐT Đống Đa
- Dự án ứng dụng công 56 Ng Chí 01/2004 620 04/11/03 TCT 35 6 621 04/11/03 TCT
nghệ tự động hoá trong Thanh, HàNội 12/2010
sản xuất thiết bị y tế
năm 2003 – 2010 56 Ng Chí 01/2004
- Dự án chế tạo các module Thanh, HàNội 12/2011 2889 05/11/03 BCN 71 13 2925 07/11/03 BCN
chương trình điều khiển
thông minh phục vụ và
xuất máy điện tim, máy
siêu âm chuẩn đoán dùng
cho y tế.
(Nguồn Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam)
71
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Thuộc các nguồn vốn khác)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Tên dự án Địa điểm xây
dựng
Thời gian khởi
công hoàn
thành
Năng
lực
thiết kế
Tổng mức ĐT
hoặc dự toán
được duyệt
Ước th
từ kh
đến 3
1 Dự án chuyển tiếp
* Công ty Điện tử Hải Phòng
- Dự án ứng dụng công nghệ tự động hoá cho hệ 73 ĐBP, Q. Hồng 01/2002 19,99
thống dây chuyền SX máy thông tin chuyên dụng Bàng, HP 12/2004
2 Dự án khởi công mới
* Công ty ĐT-TH- Viễn thông Nghệ An
- Dự án Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp. Vinh, Nghệ An 01/2004
* Công ty Máy tính Việt Nam I
- Dự án Trung tâm đào tạo và phần mềm 18 Ng Chí Thanh, 05/2003 19,99 2,72
Ngọc Khánh Ba Đình, Hà Nội
* Công ty Điện tử Đống Đa
- Dự án ứng dụng công nghệ tự động hoá trong 56 Ng Chí Thanh, 01/2004 35
SX thiết bị điện tử cho ngành y tế năm 2003-2010 Ba Đình, Hà Nội 12/2010
- Dự án chế tạo các Module, chương trình điều 56 Ng Chí Thanh, 01/2004 71
khiển thông minh phục vụ và SX máy điện tim Ba Đình, Hà Nội 12/2011
Máy siêu âm chuẩn đoán dùng cho y tế.
- Dự án sản xuất vật liệu truyền thông Khu Công nghiệp 01/2004 79
12/2010
(Nguồn: Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược phát triển của Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam đến năm 2015.pdf