Chiến lược sản xuất và điều hành công ty cổ phần xi măng Bút Sơn - Bts

Phân tích PIMS Sản phẩm chất lượng cao (liên quan đến vấn đề cạnh tranh) Khai thác năng suất tối đa Hoạt động điều hành đạt hiệu quả cao (phản ánh qua tỉ lệ giữa năng suất thực tế và năng suất mong đợi của nhân viên) Tỉ lệ đầu tư thấp (Vốn bỏ ra trên một đồng doanh thu) Chi phí trực tiếp cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp (liên quan đến vấn đề cạnh tranh)

ppt33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược sản xuất và điều hành công ty cổ phần xi măng Bút Sơn - Bts, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH CTCP XI MĂNG BÚT SƠN - BTS Lớp cao học QTKD đêm 1 – K19 1/ Lê Công Chánh 2/ Lê Ngọc Khánh 3/ Trương Hoàng Chính 4/ Nguyễn Việt Anh 5/ Trần Hoài Ân 6/ Nguyễn Tấn Bửu 7/ Đặng Thị Thanh Hương 8/ Thiên Hương Daniel DANH SÁCH NHÓM 8 Nội dung trình bày Công ty xi măng Bút Sơn 1 2 3 4 Cơ sở lý thuyết Chiến lược sản xuất và điều hành 3 4 Phân tích tình hình công ty 3 5 Kết luận Chiến lược sản xuất và điều hành có ý nghĩa quan trọng nhằm hướng hệ thống đạt đến những mục tiêu chung của tổ chức. Cơ sở lý thuyết Quy trình xây dựng chiến lược Cơ sở lý thuyết 1. Xác định sứ mạng của tổ chức Lý do tồn tại của tổ chức Giá trị tạo ra cho KH Tại sao XH lại tán thành việc phân bổ nguồn lực cho tổ chức Cơ sở lý thuyết CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SX & ĐH 2. Phân tích SWOT Cơ sở lý thuyết 3. Hình thành và thực hiện các quyết định chiến lược Phân tích PIMS (Profit Impact of Marketing Strategy): xác định đặc điểm của cty có ROI cao và chỉ ra những tác động trực tiếp đến các quyết định OM Đề ra những quyết định mang tính chiến lược và chiến thuật của QTSX&ĐH Cơ sở lý thuyết Cơ sở lý thuyết Phân tích PIMS Sản phẩm chất lượng cao (liên quan đến vấn đề cạnh tranh) Khai thác năng suất tối đa Hoạt động điều hành đạt hiệu quả cao (phản ánh qua tỉ lệ giữa năng suất thực tế và năng suất mong đợi của nhân viên) Tỉ lệ đầu tư thấp (Vốn bỏ ra trên một đồng doanh thu) Chi phí trực tiếp cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp (liên quan đến vấn đề cạnh tranh) Cơ sở lý thuyết Đề ra những quyết định mang tính chiến lược và chiến thuật của QTSX&ĐH Chiến lược sản phẩm Chiến lược về cách thức sản xuất Chiến lược về địa điểm Chiến lược về bố trí, sắp xếp Chiến lược về nguồn nhân lực Chiến lược thu mua NVL và JIT Tồn kho và phương thức JIT Cách thức khi lên kê hoạch Xác định chất lượng Bảo hành và bảo trì Cơ sở lý thuyết Lựa chọn chiến lược SX&ĐH Từng giai đoạn của chu kỳ sống của SP => xây dựng các chiến lược khác nhau Giới thiệu công ty Công ty xi măng Bút Sơn tiền thân là Ban quản lí công trình xây dựng Nhà máy Xi măng Bút Sơn, được thành lập theo Quyết định số 54/BXD/TCLĐ ngày 28 tháng 1 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Chính thức chuyển thành CTCP 01/05/2006. Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh xi măng. Trụ sở chính: Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam Mục tiêu & Sứ mạng của công ty Là một trong những công ty sản xuất và phân phối xi măng hàng đầu toàn khu vực miền Bắc và cả nước trong 10 năm tới. Cam kết thỏa mãn mong muốn của khách hàng bằng sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ hoàn hảo. Môi trường hoạt động Ngành xi măng thế giới và khu vực Châu Á: Nhu cầu xi măng thế giới hiện nay khoảng 3 tỷ tấn/năm, dự kiến tăng trung bình 4.7%/năm. Ngành xi măng thế giới và khu vực Châu Á: Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á đều đang dư thừa xi măng, đặc biệt là Trung Quốc  Khả năng xi măng Việt Nam phải cạnh tranh với xi măng nhập khẩu. Môi trường hoạt động Ngành xi măng Việt Nam: Cả nước 90 công ty, đơn vị trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong nước. Tổng công ty xi măng Việt Nam: 33; công ty liên doanh: 5; 50 công ty nhỏ cùng các trạm nghiền khác... Những năm qua, khả năng sản xuất không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, từ năm 2009 trở đi, xi măng đã bắt đầu dư thừa và lượng dư thừa ngày càng nhiều. Môi trường hoạt động Ngành xi măng Việt Nam Môi trường hoạt động Các vấn đề pháp lý đối với việc sản xuất xi măng: 2 công nghệ chính tại Việt Nam: lò đứng và lò quay. Phương pháp lò đứng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo quy hoạch phát triển ngành sản xuất xi măng của Chính phủ, các dự án mới phải được xây dựng theo công nghệ lò quay. Môi trường hoạt động Nhận xét: Cung xi măng nội địa vượt cầu, nguy cơ xi măng nhập khẩu tràn lan  áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng gia tăng. Cần phải có chiến lược phù hợp để tồn tại và phát triển trong thời gian tới. Môi trường hoạt động Đánh giá tình hình hiện tại của Bút Sơn: Thuộc top những công ty có quy mô dẫn đầu ngành. (Bút Sơn có VĐL 1,100 tỷ đồng, công suất nhà máy 3 triệu tấn xi măng/năm) 14% thị phần khu vực phí Bắc 7% tổng mức sản lượng cả nước 9.08% sản lượng của Tổng công ty xi măng Việt Nam. Một trong những công ty có doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong ngành. (Doanh thu năm 2009 của công ty đạt 1,431 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 131.7 tỷ đồng) Phân tích tình hình công ty Phân tích SWOT S - W O - T Phân tích tình hình công ty Chiến lược sản phẩm: Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm xi măng chất lượng cao PCB40, hạn chế sản xuất PCB30. Nhắm vào phân khúc thị trường xây dựng các công trình lớn như: chung cư, cao ốc, khu thương mại, siêu thị... Xây dựng chiến lược sản xuất và điều hành cho BTS Chiến lược về cách thức sản xuất: Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của luật pháp về vấn đề môi trường, xi măng Bút Sơn chọn công nghệ sản xuất lò quay theo phương pháp khô. Đây là công nghệ khép kín hiện đại nhất hiện nay, được nhiều công ty lớn trong ngành sử dụng. Công ty thực hiện sản xuất theo phương thức thay đổi mức sản xuất nhằm giảm chi phí tồn kho. Xây dựng chiến lược sản xuất và điều hành cho BTS Chiến lược về địa điểm: Vị trí xây dựng nhà máy được lựa chọn gần mỏ đá vôi Bút Phong - nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất xi măng. Lợi thế lớn nhất - chi phí vận chuyển được tiết giảm tối đa. Khoảng cách từ mỏ đá vôi đến nhà máy chỉ khoảng 1km (so với Bỉm Sơn là 5km, Hà Tiên 2 là 10km, Chinfon khoảng 7km...) Khoảng cách từ công ty đến Hà Nội - thị trường tiêu thụ chính, chỉ 60km (gần hơn Bỉm Sơn - từ Thanh Hóa ra Hà Nôi, Chinfon - từ Hải Phòng ra Hà Nội...) Xây dựng chiến lược sản xuất và điều hành cho BTS Chiến lược về bố trí sắp xếp: Công ty thực hiện bố trí sản xuất theo từng phân xưởng: phân xưởng nguyên liệu, phân xưởng lò nung, phân xưởng đóng bao… Bố trí sản xuất theo từng công đoạn giúp chuyên môn hóa hoạt động của từng phân xưởng và làm tăng năng suất của từng bộ phận. Xây dựng chiến lược sản xuất và điều hành cho BTS Chiến lược về nguồn nhân lực: Nhân viên có trình độ đại học trở lên: 23% Nhân viên có trình độ cao đẳng – trung học: 15% Nhân viên kỹ thuật: 62% Chiến lược chi phí thấp - nhân viên trình độ phù hợp với vị trí. Tuy nhiên, công ty luôn thực hiện đào tạo thường xuyên cho nhân viên để nhân viên làm tốt công việc được giao. Xây dựng chiến lược sản xuất và điều hành cho BTS Chiến lược về thu mua nguyên vật liệu: Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi, đất sét được công ty khai thác trực tiếp từ mỏ đá vôi Bút Phong, mỏ sét Khả Phong … Ký hợp đồng dài hạn mua nguyên-nhiên-vật liệu khác nhằm đảm bảo sự ổn định trong sản xuất. (dầu MFO, than cám, gạch Cr-Mg, gạch samot, thạch cao, phụ gia) Xây dựng chiến lược sản xuất và điều hành cho BTS Chiến lược về hàng tồn kho: Phương pháp bán hàng thông qua đại lý nên hầu như không duy trì hàng tồn kho tại công ty mà để dưới dạng các khoản phải thu giúp giảm chi phí lưu kho. Nguồn nguyên liệu chính của công ty: đá vôi, đất sét được công ty khai thác trực tiếp từ mỏ và vận chuyển về đảm bảo quá trình sản xuất theo mô hình đặt hàng theo sản xuất. Xây dựng chiến lược sản xuất và điều hành cho BTS Cách thức khi lên kế hoạch: Công ty tổng hợp, phân tích việc tiêu thụ sản phẩm, tình hình thị trường bằng các biểu đồ, từ đó lên kế hoạch sản suất kinh doanh cho năm sau. Xây dựng chiến lược sản xuất và điều hành cho BTS Cách thực khi xác định chất lượng: Công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vào quá trình sản xuất giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng bộ, đồng thời giúp công ty luôn cải tiến sản phẩm và đám ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Công ty áp dụng công nghệ lò quay khép kín và duy trì chế độ lấy mẫu kiểm tra nên luôn đảm bảo chất lượng. Xây dựng chiến lược sản xuất và điều hành cho BTS Cách thức về bảo trì: Công ty thực hiện bảo trì theo định kỳ 2 lần/năm và thực hiện sửa chữa khi dây chuyền sản xuất xảy ra sự cố. Công ty bộ phận phụ trách riêng trong việc bảo trì, sửa chữa giúp công ty luôn chủ động trong khâu sản xuất. Xây dựng chiến lược sản xuất và điều hành cho BTS Để có thể tiếp tục duy trì vị thế là một trong số những công ty đầu ngành trong điều kiện áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, công ty cần phải chuyển đổi cơ cấu sản phẩm sang các sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời, tận dụng thế mạnh là khả năng tự chủ nguồn nguyên vật liệu và vị trí nhà máy hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá nhằm chiếm lĩnh thị phần trong thời gian tới. Kết luận Lớp cao học QTKD Đêm 1 – K19. www.themegallery.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttieu_luan_qtsx_nhom_8_ppt_0026.ppt
Luận văn liên quan