LỜI MỞ ĐẦU
Việt nam là quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển, trong quá trình hội nhập quốc tế. Nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng cũng đứng trước những thời cơ và thách thức. Cũng như các quốc gia trên Thế giới, trong quá trình thực hiện mở cửa và hội nhập quốc tế, lĩnh vực tài chính ngân hàng thường đi trước một bước vì thế mà những hạn chế của lĩnh vực này cũng bộc lộ sớm nhất. Việt nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Hơn nữa, điểm yếu nhất của hệ thống ngân hàng Việt nam là quy mô vốn nhỏ, năng lực và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, trong khi hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải đối mặt với những cạnh tranh khốc liệt, thị trường mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Đứng trước thách thức trên Chính phủ đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho hệ thống ngân hàng, một trong những biện pháp đó là Chính sách về Bảo hiểm tiền gửi. Hầu hết các nền kinh tế trên Thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế phát triển cao như Mỹ, Canada, Đức và một số nền kinh tế điển hình của Châu á như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc đều xây dựng cho mình một tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hoạt động có hiệu quả. Việt nam thời gian qua, chính sách Bảo hiểm tiền gửi đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như về cơ sở pháp lý điều chỉnh; sức ỳ, độ nhờn trong các công cụ của chính sách, tính hiệu quả của các công cụ
Nếu các vấn đề trên không được khắc phục, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời, chính sách Bảo hiểm tiền gửi không thể tiếp tục đi vào cuộc sống, khi đó sẽ thành lực cản đối với nền kinh tế và đặc biệt là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, Bảo hiểm tiền gửi. Vì vậy vấn đề đặt ra cho hướng lựa chọn đề tài là nghiên cứu chính sách Bảo hiểm tiền gửi của một số nước và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.
Khóa luận vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh dựa trên các tài liệu thu thập được để một mặt phân tích thực trạng hoạt động Bảo hiểm tiền gửi của Việt nam, mặt khác cũng tìm hiểu một số vấn đề trong quá trình hoạt động của các tổ chức Bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ và Đài Loan. Đây là hai tổ chức Bảo hiểm tiền gửi tiêu biểu trên Thế giới và của khu vực Châu á mà có nhiều kinh nghiệm để Việt nam có thể học hỏi, áp dụng vào quá trình hoàn thiện chính sách Bảo hiểm tiền gửi của mình.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm ba chương cơ bản:
Chương 1: Tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam và một số nước trên thế giới, bài học kinh nghiệm
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI
1. Sự ra đời, khái niệm, đặc điểm bảo hiểm tiền gửi
1.1. Sự ra đời
Vào những năm cuối thế kỷ 20, sự không ổn định của hệ thống ngân hàng đã nổi lên như một vấn đề khó khăn đối với các quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển và phát triển. Để đối phó với tình trạng này, Chính phủ nhiều quốc gia đã thực hiện những biện pháp để đưa hệ thống ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động lành mạnh, phát triển ổn định. Một trong những biện pháp đó là Luật Bảo hiểm tiền gửi hay còn gọi là Chính sách Bảo hiểm tiền gửi của Quốc gia.
1.2.Khái niệm Bảo hiểm tiền gửi
“ Thị trường đối phó với rủi ro bằng cách phân tán rủi ro. Đó là quá trình mang rủi ro vốn rất lớn đối với một người rồi phân tán nó cho nhiều người sao cho nó chỉ còn là rủi ro nhỏ đối với số đông. Hình thức phân tán rủi ro chính là bảo hiểm” (Fredic S.Mishkin (2001)- Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, tái bản lần thứ 3).
John Black định nghĩa bảo hiểm tiền gửi trong từ điển kinh tế Oxford phát hành năm 1997, New York như sau: “ Bảo hiểm tiền gửi là dịch vụ bảo hiểm rủi ro các ngân hàng hoặc các trung gian tài chính bị phá sản cho người có tiền gửi tại các ngân hàng hoặc trung gian tài chính đó”. Định nghĩa này đã phản ánh tương đối rõ ràng nội dung của bảo hiểm tiền gửi. Thực tế bảo hiểm tiền gửi là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của tổ chức huy động tiền gửi đối với người gửi tiền.
Rủi ro trong bảo hiểm tiền gửi là trường hợp các ngân hàng hoặc tổ chức huy động tiền gửi khác bị phá sản. Thông thường trong các trường hợp như vậy mức đền bù cho người có tiền gửi tại tổ chức bị phá sản phụ thuộc vào giá trị tài sản còn lại và người gửi tiền có thể mất trắng số tiền gửi của mình. Tuy nhiên khi tồn tại cơ chế bảo hiểm tiền gửi thì tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sẽ thực hiện cam kết bảo hiểm đó là thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền gốc và lãi của các khoản tiền gửi cho người gửi tiền. Người hưởng lợi từ dịch vụ bảo hiểm tiền gửi là những người có tiền gửi tại các ngân hàng và tổ chức huy động tham gia Bảo hiểm tiền gửi.
Theo tài liệu “Xây dựng hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả” của Diễn đàn ổn định tài chính (Financial Stability Forum) tháng 9 năm 2001, “Bảo hiểm tiền gửi được hiểu là một sự đảm bảo rằng số dư gốc và lãi cộng dồn của các tài khoản tiền gửi nhất định sẽ được thanh toán đến một giới hạn nhất định”. Định nghĩa này của Diễn đàn ổn định tài chính có thể được hiểu rằng có một giới hạn nhất định trong việc chi trả tiền bồi thường và chỉ những khoản tiền gửi nhất định mới được bảo hiểm. Điều này cho thấy sự khác biệt cơ bản giữa bảo hiểm tiền gửi và cơ chế bảo lãnh trọn gói. Trong cơ chế bảo lãnh trọn gói, khi tổ chức huy động tiền gửi bị phá sản, Chính phủ đứng ra thanh toán toàn bộ số tiền gửi cho người nhận tiền gửi.
Để hiểu rõ thêm, chúng ta có thể tham khảo quy chế bảo hiểm của Công ty bảo hiểm tiền gửi Canada, trong đó quy định: “Bảo hiểm tiền gửi bảo vệ những khoản tiền gửi quy định tại các tổ chức thành viên của hệ thống bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp tổ chức thành viên bị phá sản. Nếu một tổ chức thành viên bị phá sản, công ty bảo hiểm tiền gửi sẽ đứng ra bồi thường cho những người gửi tiền tại tổ chức đó.”
Như vậy có thể hiểu rằng: Bảo hiểm tiền gửi là việc Nhà nước đưa ra lời đảm bảo tới một giới hạn đối với tiền gửi nhất định nhằm bảo vệ tiền gửi thông qua các quy định về bảo hiểm tiền gửi đối với người gửi tiền hay tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức nhận tiền gửi.
1.3. Đặc diểm của Bảo hiểm tiền gửi
Nói chung bảo hiểm tiền gửi tại tất cả các nước đều có chung một số đặc điểm như sau:
- Chỉ bảo hiểm các khoản tiền gửi. Nhiều quốc gia loại trừ không bảo hiểm các khoản tiền đầu tư, tiền gửi liên ngân hàng và các khoản tiền gửi của ban lãnh đạo, các cổ đông lớn của tổ chức huy động tiền gửi. Lý do loại trừ đó là các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh ngân hàng là những người nắm vững quy luật thị trường, do vậy trước khi đầu tư họ đã cân nhắc mức độ rủi ro, ban lãnh đạo và các cổ đông lớn của các tổ chức huy động tiền gửi là những người nắm vững và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của tổ chức này, do vậy họ có thể bảo vệ quyền lợi của mình mà không phải dựa vào bảo hiểm tiền gửi.
- Người mua bảo hiểm là các ngân hàng, các tổ chức huy động tiền gửi khác. Người hưởng lợi từ bảo hiểm tiền gửi là những người gửi tiền tại tổ chức được bảo hiểm
Người gửi tiền không phải làm thủ tục đăng kí mua bảo hiểm tiền gửi. Bằng việc tham gia hệ thống Bảo hiểm tiền gửi của tổ chức nhận tiền gửi, tất cả các khoản tiền gửi trong giới hạn và phạm vi bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đều tự động được bảo hiểm.
- Bảo hiểm tiền gửi là loại dịch vụ (hàng hoá) mang tính xã hội cao, xuất phát từ một trong các mục đích của hoạt động bảo hiểm tiền gửi là góp phần đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính quốc
106 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4016 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách Bảo hiểm tiền gửi của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp khắc phục khó khăn, phân tích tình hình để có giải pháp xử lý tiếp theo.
- Xử lý đối với các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi bị đổ vỡ, CDIC có thể:
(i). Trực tiếp chi trả cho người gửi tiền.
(ii). Tìm kiếm đối tác thỏa mãn các điều kiện theo quy định để chi trả thay cho CDIC, chuyển tiền gửi được bâor hiểm sang tổ chức đại lý để chi trả.
(iii). Hỗ trợ tài chính cho tổ chức mua lại hoặc tiếp nhận, sáp nhập.
Điều kiện để được hỗ trợ tài chính: Ngân hàng mua lại, nhận sáp nhập phải là ngân hàng có đủ vốn (trên 8%), không có vấn đề về thanh khoản, không vi phạm các quy định về an toàn. Căn cứ thực trạng của tổ chức bị đóng cửa, việc mua lại, tiếp nhận sáp nhập toàn bộ hoặc một phần tổ chức bị đóng cửa được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm toán giá trị tài sản, các khoản nợ, tình hình thị trường.
Có 2 phương thức hỗ trợ tài chính để xử lý việc mua lại hoặc sáp nhập. Trường hợp Tài sản lớn hơn Nợ: Ngân hàng mua lại phải trả phần chênh lệch cho ngân hàng bị đóng cửa. CDIC có thể cung cấp tài chính cho ngân hàng mua lại bằng việc cho vay hoặc gửi tiền tại ngân hàng mua lại. Trường hợp Tài sản nhỏ hơn Nợ: CDIC chuyển trả cho ngân hàng mua lại phần chênh lệch thâm hụt để bù đắp cho ngân hàng đóng cửa.
Trường hợp mua lại hoặc nhận sáp nhập một phần, các khoản nợ và tài sản còn lại của tổ chức ngừng hoạt động được giao cho Ban thanh lý xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản, giải thể. CDIC có thể tiếp nhận tổ chức bị đóng cửa, hỗ trợ tài chính để tiếp tục duy trì hoạt động trong 6 tháng dưới danh nghĩa CDIC nhằm tìm kiếm ngân hàng đối tác để thực hiện biện pháp sáp nhập hoặc mua lại. Trường hợp cần thiết có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 2 năm. Các khoản thua lỗ và thiệt hại trong thời gian tiếp nhận do CDIC chịu.
Như vậy chương hai đã nêu được một số đặc điểm của hoạt động Bảo hiểm tiền gửi ở cả Việt nam và mô hình bảo hiểm tiền gửi trên thế giới mà tiêu biểu là Mỹ và Đài Loan. Từ đó cũng rút ra cho Việt nam một số bài học để xem xét, áp dụng vào xây dựng, hoàn thiện chính sách Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.
CHƯƠNG IIIGIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Trước khi đi vào phần kiến nghị và giải pháp, em xin tóm lược lại thực trạng của hoạt động Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam thời gian qua. Trong gần 7 năm đi vào hoạt động, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã đạt được một số thành tựu nhất định, nổi bật là: tạo và giữ được lòng tin của người gửi tiền; ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi có tham gia Bảo hiểm tiền gửi, từ đó góp phần ổn định hoạt động của nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên Bảo hiểm tiền gửi Việt nam còn phải giải quyết nhiều tồn tại, hạn chế: hạn chế về địa vị pháp lý, hạn chế trong các công cụ của chính sách (trong cơ chế tính phí; trong hạn mức chi trả; trong hoạt động kiểm tra, giám sát; trong hoạt động xử lý đổ vỡ ngân hàng). Từ thực trạng trên em xin đưa ra 2 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp vĩ mô và nhóm giải pháp vi mô, cùng một số kiến nghị để nhằm hoàn thiện chính sách Bảo hiểm tiền gửi tại Việt nam.
1. Giải pháp vĩ mô:
Nâng cao địa vị pháp lý của chính sách Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.
Đây là giải pháp có ý nghĩa tạo môi trường pháp lý để Bảo hiểm tiền gửi Việt nam có đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ, có vị thế ngang bằng với các tổ chức liên quan trong xử lý những vấn đề nảy sinh.
1.1. Cơ sở cho giải pháp:
+ Về nguyên lý, chính sách phải xây dựng trên cơ sở pháp luật. Các văn bản pháp luật để ban hành chính sách có “khung hình” càng cao thì địa vị pháp lý của chính sách càng cao. Nguyên lý này đúng với mọi chính sách, kể cả chính sách Bảo hiểm tiền gửi. Vì thế cần hoàn thiện và ban hành Luật Bảo hiểm tiền gửi.
+ Kinh nghiệm xây dựng và vận hành chính sách Bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả ở các quốc gia trên thế giới cho thấy hầu hết các quốc gia đều xây dựng chính sách Bảo hiểm tiền gửi dựa trên cơ sở Luật Bảo hiểm tiền gửi ở các quốc gia đó.
+ Tại Việt nam, hoạt động Bảo hiểm tiền gửi mới chỉ được điều chỉnh bởi Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP, trong khi các lĩnh vực có liên quan như Ngân hàng, tiền gửi, người gửi tiền, tổ chức trung gian…được điều chỉnh bởi các Luật, bộ Luật: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam…
+ Hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đang từng bước hội nhập quốc tế, vì thế xây dựng chính sách Bảo hiểm tiền gửi phải phù hợp với thông lệ quốc tế, đó là chính sách Bảo hiểm tiền gửi phải được xây dựng trên cơ sở một bộ luật tương ứng, hoạt động vì lợi ích của người gửi tiền, đảm bảo ổn định hoạt động của hệ thống các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi; và phải tương đồng với chính sách Bảo hiểm tiền gửi ở các quốc gia có hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hoạt động có hiệu quả.
1.2.Giải pháp
+ Trong thời gian trước mắt, những vướng mắc trong xây dựng vận hành chính sách Bảo hiểm tiền gửi cần được sửa chữa, đảm bảo tương quan với các chính sách khác. Việc hoàn chỉnh, bổ sung các công cụ của chính sách Bảo hiểm tiền gửi cũng phải đặt trong bối cảnh cả nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối với tổ chức Bảo hiểm tiền gửi nâng cao vị thế thông qua tăng cường năng lực về mọi mặt, đặc biệt là nguồn lực tài chính, để đảm bảo được điều này cần có biện pháp hội đủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro và có chính sách hỗ trợ cụ thể để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức này. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là số vốn hoạt động tối thiểu mà tổ chức cần đạt được tính trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Tỷ lệ này sẽ đảm bảo cho khả năng thanh khoản của tổ chức, đảm bảo tổ chức sẽ có đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro đổ vỡ ngân hàng xảy ra.
Đối với người gửi tiền: Cần cung ứng nhiều tiện ích cho hệ thống qua việc kích thích hoạt động Bảo hiểm tiền gửi góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi để các tổ chức này cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ với nhiều tiện ích nhất nhằm phục vụ người gửi tiền và công chúng trong xã hội. Một số tiện ích có thể là: cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của các ngân hàng, tổ chức phi ngân hàng có tham gia Bảo hiểm tiền gửi hoặc công khai danh sách phân loại hoạt động của các tổ chức đó (khi đã thực hiện được việc phân loại và cho điểm, xếp thứ dựa vào tình hình hoạt động thực tế của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi) cho người gửi tiền nói riêng và công chúng nói chung. Một tiện ích nữa là tư vấn cho những người gửi tiền lớn thuộc diện được bảo hiểm gửi tiền vào những ngân hàng có độ an toàn cao hoặc hoạt động có hiệu suất sinh lời cao nếu người gửi tiền đó không chỉ quan tâm đến việc bảo tồn tiền gửi của mình…Qua đó cũng thúc đẩy quá trình cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức có nhận tiền gửi đang tham gia Bảo hiểm tiền gửi để nâng cao uy tín thứ hạng của mình.
Hoàn thiện chính sách Bảo hiểm tiền gửi theo hướng tăng cường tính chủ động cho các đối tượng tham gia hoạt động Bảo hiểm tiền gửi trong thực hiện, vận hành các công cụ của chính sách Bảo hiểm tiền gửi, đặc biệt là công cụ xử lý đổ vỡ hoạt động ngân hàng.
Hiện nay đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng, dự định đến năm 2008 sẽ có Luật Bảo hiểm tiền gửi. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng lộ trình các bước phải hoàn thành dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi.
2.Nhóm giải pháp vi mô
Đây là nhóm giải pháp để khắc phục những tồn tại trong từng công cụ của chính sách Bảo hiểm tiền gửi.
2.1.Hoàn thiện chính sách cấp vốn và hỗ trợ tài chính cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi
2.1.1.Cơ sở cho giải pháp
Hiện nay vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam là 2399 tỷ VND (tính đến ngày 28 tháng 2 năm 2007). Tỷ lệ này vẫn phải điều chỉnh tăng tiếp cho phù hợp với tổng tiền gửi được bảo hiểm ngày càng tăng, nhất là từ năm 2005 Nghị định 109/2005/NĐ-CP ra đời đã cho phép mở rộng phạm vi và đối tượng được bảo hiểm. Như vậy tổng tiền gửi sẽ tăng rất nhanh. Hơn nữa Bảo hiểm tiền gửi Việt nam cũng đã có kiến nghị lên Chính phủ được tăng vốn hoạt động lên 10000 tỷ VND vào năm 2010 và đến 2015 là 30000 tỷ VND.
2.1.2.Biện pháp cấp vốn và duy trì tỷ lệ vốn hoạt động cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi
+ Cấp thêm vốn từ ngân sách Nhà nước cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.
+ Ngân sách Nhà nước có thể cấp thêm một phần phù hợp, phần còn lại Chính phủ chấp thuận và bảo lãnh cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam được tìm nguồn vay của tổ chức tài chính quốc tế.
+ Chấp thuận cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam thực hiện phương án điều chỉnh mức đóng góp tài chính của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi sao cho ở mức phù hợp, bằng cách mở rộng đối tượng người gửi tiền bằng đồng Việt nam được bảo hiểm tại tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi, cho phép Bảo hiểm tiền gửi Việt nam thực hiện bảo hiểm đối với nhiều đối tượng hơn nữa.
Để đảm bảo được tỷ lệ vốn hoạt động của mình đồng thời hỗ trợ có hiệu quả cho các tổ chức tham gia, khi tiền hành hỗ trợ, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam cần ưu tiên hỗ trợ các tổ chức có khó khăn nhưng có khả năng phát triển hơn là các tổ chức hoạt động yếu kém kèm theo các quy định về hỗ trợ tài chính, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam cần đánh giá năng lực của Ban lãnh đạo tổ chức tham gia, yêu cầu đổi mới hoặc thay đổi ban lãnh đạo nếu thấy cần thiết để cải thiện tình hình kinh doanh của tổ chức được cho vay. Bảo hiểm tiền gửi Việt nam nên mở rộng hỗ trợ tài chính đến các tổ chức tín dụng tham gia Bảo hiểm tiền gửi được Ngân hàng Nhà nước xếp loại B trở lên chứ không chỉ loại A như hiện nay. Buộc các tổ chức tài chính được hỗ trợ tài chính có tài sản thế chấp để đảm bảo thu hồi nợ sau này và tăng vốn hoạt động cho tổ chức. Vì đây là hoạt động cho vay mang tính hỗ trợ nên khoản vay phải có mức lãi suất thấp (10-50% lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước), và thời hạn cho vay dài.
2.2.Xây dựng chính sách phí công bằng và hiệu quả
2.2.1.Cơ sở của giải pháp
Qua gần 7 năm hoạt động, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã áp dụng chính sách phí đồng hạng. Chính sách này đã phù hợp trong thời gian đầu mới thành lập của tổ chức, nhưng với tình hình hiện nay là nước ta đã hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, tham gia vào tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam không chỉ là các ngân hàng quốc doanh, các tổ chức tín dụng của địa phương mà còn có cả những ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng tài chính nước ngoài với phạm vi hoạt động và mức độ rủi ro trong hoạt động là hoàn toàn khác nhau. Vì thế, áp dụng một mức phí chung là không phù hợp, dễ gây tình trạng ỷ lại, trục lợi hay cố tình tham gia vào nhưng hoạt động đầu tư có mức độ rủi ro cao. Như vậy gây tình trạng mất công bằng giữa các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi, ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.
2.2.2.Hai phương pháp xây dựng chính sách phí
(i).Phân chia các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam theo nhóm và xác định biên độ phí cho các nhóm. Biện pháp này chỉ là ước lệ nhưng nó góp phần đảm bảo sự công bằng hơn trong việc tính và nộp phí. Đối với hệ thống tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam, xét về quy mô và sự cách biệt nhau thì việc phân chia hệ thống các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi theo 2 nhóm là phù hợp. Những vận dụng này nhằm khắc phục hạn chế trong chính sách phí bảo hiểm ở Việt nam thời gian qua. Việc phân chia như sau:
Nhóm thứ nhất: Nhóm gồm những tổ chức có quy mô lớn (Ngân hàng thương mại, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Công ty cho thuê tài chính, Công ty tài chính), có công nghệ quản lý hiện đại, thị phần rộng lớn, nguồn huy động vốn đa dạng, có lợi thế để tiếp cận với nguồn vốn có giá rẻ hơn.
Nhóm thứ hai: Nhóm gồm các Qũy tín dụng nhân dân cơ sở, mặc dù chiếm tỷ trọng lớn (902/972 tổ chức) nhưng thị phần huy động vốn nhỏ (1,4%), tỷ trọng tiền gửi được bảo hiểm trong cơ cấu vốn huy động của các tổ chức này chiếm hầu như 100%, không có khả năng tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ, dễ bị thương tổn trước những biến động của thị trường.
(ii).Phân chia biên độ phí bảo hiểm theo các mức khác nhau để áp cho tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro của từng tổ chức.
Vận dụng phương pháp phân chia biên độ phí bảo hiểm thành các mức phí bảo hiểm khác nhau và áp mức phí bảo hiểm cho từng tổ chức trong hệ thống Bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro như kinh nghiệm của các hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả, như là hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Canada…
Sử dụng nhiều mức phí có ưu điểm là sự chênh lệch giữa các mức phí sẽ nhỏ hơn, có thể tạo ra bức tranh tổng quát hơn về phân biệt rủi ro giữa các ngân hàng. Cho phép Bảo hiểm tiền gửi Việt nam dễ dàng hơn trong xếp loại các tổ chức tài chính theo điểm số được gán cho hộ và sẽ thuận lợi trong tình huống có số lượng lớn, nhiều loại hình tổ chức cần phân loại. Ngoài ra sử dụng nhiều mức phí có thể làm giảm bớt những khiếu nại từ phía các ngân hàng đòi xem xét lại việc xếp loại. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều mức phí có thể làm tăng tính phức tạp của hệ thống và có thể làm giảm ý nghĩa và do vậy giảm động lực của các ngân hàng trong phấn đấu để được dịch chuyển từ mức phí này đến mức phí khác.
Sau 7 năm thực hiện mức phí đồng hạng 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi được bảo hiểm, các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi đều chấp nhận mức phí này. Do vậy có thể đề xuất:
+ 0,15% là mức phí thấp nhất dành cho tổ chức có rủi ro thấp nhất, xếp loại 1.
+ 0,155% là mức phí cao hơn dành cho tổ chức có mức rủi ro cao hơn, xếp loại 2.
+ 0,16% là mức phí dành cho các tổ chức được xếp loại 3.
+ 0,165% là mức phí dành cho các tổ chức được xếp loại 4.
+ 0,17% là mức phí dành cho các tổ chức có mức rủi ro cao nhất, bị xếp vào loại 5.
Khoảng chênh lệch giữa các mức phí là 0,005%. Mức này là tương đối nhỏ nhưng đạt được hai mục tiêu: (i) tạo ra sự khác biệt giữa các mức phí; (ii) đồng thời tránh gánh nặng đột biến về chi phí cho những tổ chức có rủi ro cao. Khoảng chênh lệch giữa loại 1 và loại 5 là 0,02%, thể hiện nguyên tắc những ngân hàng tốt nhất phải được xếp ở mức phí thấp nhât, những ngân hàng hoạt động tồi nhất phải bị áp mức thuế cao nhất, những ngân hàng còn lại được xếp ở các mức phí trong khoảng cao nhất và thấp nhất.
2.3. Điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi phù hợp ở Việt nam
2.3.1.Cơ sở cho giải pháp
Điều chỉnh hạn mức chi trả công bằng, phù hợp nhằm đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam. Đây là giải pháp hoàn thiện chính sách Bảo hiểm tiền gửi đối với người gửi tiền.
Hạn mức chi trả luôn là vấn đề nhạy cảm đối với mỗi hệ thống Bảo hiểm tiền gửi. Nó được hình thành để đáp ứng mục tiêu giữa một bên là sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng, một bên là điều tiết hành vi của người gửi tiền nên nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Kinh nghiệm trong điều chỉnh hạn mức chi trả của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy hạn mức chi trả có xu hướng tăng cao hơn ở các nước áp dụng loại phí bảo hiểm điều chỉnh theo mức độ rủi ro. Trong thời gian tới, Bảo hiểm tiền gửi sẽ áp dụng mức phí theo mức độ rủi ro nên cần điều chỉnh lại hạn mức chi trả.
Trước đây theo nghị định số 89/1999/NĐ- CP “số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 30 triệu VND”, tại nghị định số 109/2005/NĐ- CP quy định lại: “Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi của một người gửi tiền (một cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thuộc đối tượng quy định tại điều 3 Nghị định này, tối đa là 50 triệu VND”. Việc hạn mức chi trả tăng từ 30 triệu lên 50 triệu VND đã làm tăng lòng tin của người gửi tiền vào chính sách của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức nhận tiền gửi huy động được các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư.
2.3.2.Một số nhân tố ảnh hưởng đến hạn mức chi trả
+ Sự thay đổi của các chính sách liên quan: Như chính sách cho phép mở rộng đối tượng và phạm vi bảo hiểm không chỉ dừng lại ở các cá nhân mà mở rộng ra hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, và công ty hợp danh. Các đối tượng trên thường có số lượng tiền gửi lớn, vì thế hạn mức chi trả cũng phải tăng cho phù hợp.
+ Loại phí bảo hiểm được áp dụng: Nếu áp dụng tính phí theo mức độ rủi ro nghĩa là phí bảo hiểm tiền gửi sẽ tăng lên. Như vậy trách nhiệm tăng thì quyền lợi cũng phải tăng theo. Mặc dù trong lĩnh vực này, trách nhiệm và quyền lợi không phải của cùng một đối tượng. Nhưng trách nhiệm đóng phí của tổ chức huy động tiền gửi có tham gia bảo hiểm tiền gửi tăng lên thì họ cũng yêu cầu một hạn mức chi trả cho người gửi tiền tăng tương ứng, điều này giúp họ củng cố lòng tin của người gửi tiền vào tổ chức mình.
Ngoài ra con một số nhân tố có ảnh hưởng không lớn lắm tới hạn mức chi trả nhưng cũng cần xem xét trong những trường hợp đặc biệt: sự tăng GDP bình quân đầu người; lạm phát; sự biến động của tỷ giá (VND/USD)…
2.3.3.Nội dung giải pháp
Cần tiền hành các khảo sát để có kết quả so sánh, đánh giá đối với các chỉ tiêu có liên quan đến hạn mức chi trả, xác định các yếu tố là đặc thù của Việt nam: năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam còn hạn chế, hội nhập quốc tế là thách thức đối với hệ thống chính sách phải thích ứng trong đó có chính sách Bảo hiểm tiền gửi; đặc thù về quy mô vốn của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi…để đưa ra hạn mức phù hợp cho từng thời kỳ, phù hợp với biến động của hệ thống tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi cũng như biến động của cả nền kinh tế.
2.4.Hoàn thiện công cụ giám sát
2.4.1.Cơ sở của giải pháp
Công tác kiểm tra giám sát là công tác quan trọng, phải thường xyên tiền hành. Công tác này giúp phát hiện kịp thời những sai phạm, giúp Bảo hiểm tiền gửi Việt nam kịp thời nhắc nhở, hỗ trợ tránh để xẩy ra những rủi ro đáng tiếc.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt nam trong thời gian hoạt động của mình đã tiền hành công tác này nhưng vẫn còn một số vấn đề vướng mắc. Mục tiêu của công tác này là:
(i) Hoàn thiện môi trường pháp lý để vận hành công cụ giám sát tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đạt hiệu quả, chú trọng đến các chuẩn mực, thông lệ quốc tế nhằm tăng cường các biện pháp cảnh báo sớm để phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tổn thất cho hệ thống Bảo hiểm tiền gửi: hoàn thiện môi trường pháp lý của hoạt động giám sát trong hệ thống Bảo hiểm tiền gửi đảm bảo tính tuân thủ; nâng cao vị thế pháp lý của hoạt động giám sát cho tương quan với hệ thống giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính…; xây dựng môi trường pháp lý minh bạch, lành mạnh, duy trì tính kỷ cương của thị trường trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi.
(ii) Hoàn thiện xây dựng mô hình giám sát theo mô hình CAMELS.
(iii) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về cung cấp trao đổi thông tin để các thông tin dù được tiếp nhận ở cơ quan nào đều bao hàm những nội dung chủ yếu có thể chia sẻ để phục vụ cho hoạt động quản lý, giám sát của mỗi hệ thống đạt hiệu quả.
2.4.2.Giải pháp thực hiện
+ Xây dựng cơ chế vận hành hoạt động giám sát sao cho có thể tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin và các sản phẩm của hoạt động giám sát giữa các cơ quan của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hiện đại hóa cơ sở vật chất, công nghệ, năng lực mọi mặt của hoạt động giám sát cho hệ thống Bảo hiểm tiền gửi. Nguồn đầu tư cho dự án hiện đại hóa:
Tài trợ toàn bộ hoặc một phần của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam (nếu có).
Tài trợ toàn bộ hoặc một phần của Chính phủ (nếu có).
Tài trợ toàn bộ hoặc một phần của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI).
Xin tài trợ toàn bộ hoặc một phần của các tổ chức tài chính quốc tế (ADB, WB, IMF).
+ Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ giám sát của cả hệ thống Bảo hiểm tiền gửi và cán bộ quản lý hoạt động giám sát đủ sức đương đầu với những thách thức, đặc biệt là thách thức về công nghệ thông tin trong hội nhập quốc tế.
+ Sử dụng cơ chế giám sát rủi ro đối với từng nhóm tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.
+ Thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro theo các tính chất và thông lệ quốc tế về lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi:
- vận dụng mô hình giám sát rủi ro tiên tiến của Thế giới;
- áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong xây dựng và vận hành hoạt động giám sát kiểm tra đối với tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam;
- tăng cường thực hiện biện pháp giám sát từ xa một cách thường xuyên và hiệu quả;
- tăng cường các biện pháp kiểm tra tại chỗ để đánh giá và đưa ra kết quả xếp loại về chất lượng hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, đặc biệt là các tổ chức có vấn đề, có nguy cơ lây lan sang cả hệ thống;
- kịp thời phát hiện các vi phạm trong việc thực hiện quy định về bảo hiểm tiền gửi và an toàn trong hoạt động ngân hàng đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
2.5.Đa dạng hóa biện pháp xử lý đổ vỡ ngân hàng
(i). Xử lý đổ vỡ ngân hàng bằng biện pháp hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi gặp khó khăn về khả năng thanh toán nợ đến hạn để giúp tổ chức có đủ nguồn chi trả trong đó có chi trả tiền gửi được bảo hiểm nhằm thoát khỏi tình trạng đổ vỡ ngân hàng, khôi phục hoạt động bình thường. Tăng cường thêm biện pháp xử lý đổ vỡ ngân hàng đối với tổ chức tham gia gặp khó khăn trong thanh toán nợ đến hạn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, những ngân hàng gặp rủi ro không phải chỉ do bị phá sản mà nhiều khi còn do cạnh tranh không lành mạnh, hoặc quyết định sai lầm của Ban lãnh đạo. Những rủi ro này cần được hỗ trợ để không xảy ra những sự đổ vỡ đáng tiếc.
(ii). Xử lý đổ vỡ ngân hàng bằng biện pháp chi trả tiền bảo hiểm.
Khi xử lý tổ chức tham gia bị đổ vỡ, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam phải thông báo công khai trên các phương tiền thông tin đại chúng. Đây là việc làm đảm bảo sự minh bạch và mang tính tích cực để tránh bưng bít thông tin, tránh kẻ xấu lợi dụng để trục lợi.
Hạn mức chi trả và xử lý đổ vỡ ngân hàng luôn có mối quan hệ mật thiết, nếu có chính sách đúng đắn và quá trình xử lý hợp lý thì dù quy mô của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có lớn cũng không ảnh hưởng đến việc xử lý đổ vỡ ngân hàng và ngược lại sẽ gây hậu quả vô cùng to lớn, nhiều khi không lường hết được.
Trong chi trả tiền bảo hiểm, nên quy định thời gian bắt đầu chi trả bảo hiểm sớm nhất kể từ khi tiếp nhận xử lý để vừa bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, vừa duy trì lòng tin của người gửi tiền.Đơn giản hóa thủ tục tạo điều kiện cho người gửi tiền nhận tiền bảo hiểm.
(iii). Biện pháp mua lại cổ phàn chi phối tổ chức tham gia bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, hay can thiệp thông qua giàn xếp để thực hiện sáp nhập với tổ chức có quy mô lớn, hoạt động mạnh hơn nhằm duy trì sự toàn vẹn của tiền gửi được bảo hiểm.
Biện pháp này có nhiều lợi thế đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế là những vụ sáp nhập, thôn tính, mua lại một phần hay toàn bộ để nhanh chóng chiếm giữ thị phần hoạt động. Mặt khác các nhà đầu tư khi tham gia dự án cần có tư vấn về lĩnh vực đầu tư. Trong đó, Bảo hiểm tiền gửi là một trong những kênh quan trọng để giúp các nhà đầu tư.
(iv). Chia sẻ rủi ro giữa các chủ nợ trong xử lý đổ vỡ hoạt động ngân hàng.
Đa dạng hóa các hình thức chia sẻ rủi ro thông qua áp dụng nhiều biện pháp xử lý đổ vỡ ngân hàng.
Về trật tự và ưu tiên trong thanh toán đối với các chủ nợ khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị đổ vỡ cũng cần xử lý công bằng để tránh xảy ra tranh chấp, khiếu nại trong giải quyết phân chia lợi ích giữa các chủ nợ.
Tóm lại qua nghiên cứu em xin đưa ra 2 nhóm giải pháp cho thực trạng của Bảo hiểm tiền gửi như trên. Đó là nhóm giải pháp vĩ mô: hoàn thiện cơ sở luật pháp để nâng cao địa vị pháp lý cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi; và nhóm giải pháp vi mô (bao gồm các giải pháp còn lại). Các giải pháp này không mới nhưng theo em vẫn thực sự có ý nghĩa cho đến thời điểm này.
3.Kiến nghị
3.1. Kiến nghị đến Chính phủ
+ Chính phủ nên phối hợp, tạo điều kiện hơn nữa để Bảo hiểm tiền gửi Việt nam có thể đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và đưa vào áp dụng Luật Bảo hiểm tiền gửi. Một bộ luật hoàn chỉnh sẽ giúp Bảo hiểm tiền gửi có địa vị pháp lý ngang bằng với các tổ chức khác trong khi giải quyết những vấn đề mâu thuẫn phát sinh, tránh kéo dài quá trình xử lý gây tốn kém và suy giảm lòng tin của người gửi tiền được bảo hiểm.
+ Phê duyêt và thực hiện đề án nâng mức vốn hoạt động lên 10000 tỷ VND vào năm 2010 như Bảo hiểm tiền gửi đã đề xuất.
3.2. Kiến nghị đến tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam
3.2.1. Phối kết hợp với các cơ quan, ban nghành sớm cho ra đời Luật Bảo hiểm tiền gửi. Cần xem xét nghiên cứu cả các Luật điều chỉnh các lĩnh vực liên quan như Luật các tổ chức tín dụng, Luật điều chỉnh ngân hàng…để tránh gây không đồng bộ, mâu thuẫn giữa các luật và phải phù hợp với thông lệ quốc tế vì nền kinh tế Việt nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế.
3.2.2. Với đặc thù của mình, hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam luôn gắn với công chúng (theo nghĩa rộng). “Có được tình cảm của công chúng là có tất cả”- đó câu nói nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Abraham Lincon. Em xin đề xuất kiến nghị với tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam nên chú trọng hơn nữa vào hoạt động PR (Public Relationship- Quan hệ công chúng) để có thể tuyên truyền hoạt động, làm cho những người gửi tiền được bảo hiểm (đặc biệt là những người gửi tiền nhỏ, lẻ, ít có thông tin) nhận thức đúng đắn, đồng thời củng cố lòng tin của họ vào hệ thống ngân hàng, tránh nguy cơ rút tiền ồ ạt khi có sự cố ở một ngân hàng.
PR là một nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức, và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ cho quyền lợi của cả tổ chức và công chúng. Như vậy nội dung chính của PR là cung cấp kiến thức cho công chúng, trong đó bao hàm mục đích thay đổi nhận thức của họ (Theo Phá vỡ bí ẩn PR- Frank Jefkins).
Mô hình hoạch định PR đơn giản bao gồm 6 vấn đề như sau: Xác định tình hình, Đánh giá mục tiêu, Xác định nhóm công chúng, Lựa chọn phương tiện truyền thông, Hoạch định ngân sách, Đánh giá kết quả.
Hoạt động PR của Bảo hiểm tiền gửi cũng đang được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, công tác PR của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam cần có những bước cải tiền như sau:
Thứ nhất: Nguyên tắc xây dựng hoạt động PR của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam
Để công tắc PR hiệu quả hơn, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam cần phải dựa vào việc nghiên cứu các nguyên lý của hoạt động PR, tham khảo kinh nghiệm của một số nước và dựa vào điều kiện kinh tế, đặc điểm dân cư, đặc thù địa lý của Việt nam…để đưa ra những quyết sách phù hợp.
Thứ hai: Xác định mục tiêu PR của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam
Mục tiêu PR của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam nên được xây dựng theo hướng: mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Trên cơ sở mục tiêu đó, kế hoạch PR được thiết lập cụ thể cho từng thời kỳ để đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ: trong giai đoạn hiện nay mục tiêu PR trước mắt của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam là nâng cao nhận thức của công chúng nhằm hướng tới việc xây dựng luật về Bảo hiểm tiền gửi phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình cụ thể của Việt nam.
Thứ ba: Thực trạng PR của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam
Hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam luôn gắn liền với quyền lợi của công chúng nói chung, người gửi tiền nói riêng nhưng người dân chưa biết nhiều về chính sách Bảo hiểm tiền gửi. Việc tuyên truyền để dân hiểu về Bảo hiểm tiền gửi sẽ góp phần tác động đến việc thay đổi nhận thức của người dân đối với hệ thống ngân hàng và là cơ sở để thay đổi hành động. Chính điều đó sẽ tác động tích cực đến hoạt động tài chính ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động PR của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam còn thể hiện một số hạn chế như sau:
+ Chủ yếu tuyên truyền theo sự vụ, sự việc cụ thể, chưa có mục tiêu cụ thể cho việc PR trong từng giai đoạn.
+ Chưa xây dựng chiến lược PR.
+ Cách thức và nội dung PR còn hạn chế, chưa gắn kết với việc phân loại, phân nhóm công chúng.
+ Chưa xây dựng chương trình hành động của PR để quản trị khủng hoảng.
+ Chưa có kết quả đánh giá định lượng và định tính đối với các chương trình PR;…
Thứ tư: Đổi mới hoạt động PR của Bảo hiểm tiền gửi nên tập trung vào giải quyết một số vấn đề sau:
Thực hiện tốt hơn các bước trong mô hình hoạch định PR được đề cập ở phần trên như: nên đưa ra được kế hoạch trước mắt và dài hạn cho hoạt động PR; hoạt động PR nên được thực hiện theo chiến dịch truyền thông (có thể đặt trọng tâm tuyên truyền vào một vài thời điểm cụ thể trong năm gắn với nhiệm vụ trọng tâm của Bảo hiểm tiền gửi trong từng thời kỳ, tránh tình trạng tràn lan); nên mở rộng hơn nữa các phương tiền truyền thông như đường dây điện thoại miễn phí, xây dựng nội dung đào tạo đối với đội ngũ cán bộ ngân hàng và học sinh, sinh viên…; nội dung, hình thức của hoạt động PR nên dựa trên cơ sở sự phân nhóm đối tượng; nên có kế hoạch ngân sách để thực hiện PR tốt nhất trong phạm vi ngân sách được phê duyệt; nên có sự đánh giá kết quả theo từng thời kỳ, giai đoạn…
Bảo hiểm tiền gửi Việt nam là một tổ chức mới, nên công tác PR cần được chú trọng hơn. Không chỉ riêng với Bảo hiểm tiền gửi Việt nam, công tác nâng cao nhận thức công chúng là một trong những công tác trọng tâm của tất cả các hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Chính vì vậy, Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) đang xây dựng hướng dẫn chung cho tất cả các quốc gia về vấn đề nâng cao nhận thức công cúng đối với hệ thống bảo hiểm tiền gửi.
3.2.3. Lựa chọn mô hình tổ chức cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam là mô hình tổng công ty giảm thiểu rủi ro
Gần như 100% các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới đều hoạt động dưới hình thức tổng công ty, chỉ duy nhất ở Việt nam chưa xác định rõ mô hình của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam theo thông lệ quốc tế. Quy định thiếu rõ ràng này bao trùm và thể hiện trên tất cả các văn bản hiện hành về hoạt động bảo hiểm tiền gửi- Đây là nhận xét của luật sư Joseph Chertkow, chuyên gia cao cấp của công ty Aries Group tại cuộc hội thảo mới đây về “Luật bảo hiểm tiền gửi” do Bảo hiểm tiền gửi và Ngân hàng phát triển Châu á ADB phối hợp tổ chức.
Dẫu chưa được xác định một cách rõ ràng, song trong dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi phiên bản I do Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đề xuất với sự tư vấn của các chuyên gia quốc tế đã thể hiện khá rõ mô hình của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam so với các tiền thân của nó là Nghị định 89 và Nghị định 109. Dự thảo khẳng định địa vị pháp lý của tổ chức là tổng công ty thuộc Chính phủ với các nhiệm vụ và quyền hạn được mở rộng và tăng cường để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức giảm thiểu rủi ro trong hệ thống an toàn tài chính quốc gia. Tổng công ty là mô hình gần như 100% các tổ chức Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới đều lựa chọn và đó cũng là xu hướng hình thành của các tổ chức tài chính hiện nay. Theo các nhà quan sát quốc tế, nếu được tổ chức dưới hình thức tổng công ty, tính minh bạch, quyền tự quyết cũng như hiệu quả điều hành trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sẽ được nâng lên. Báo cáo của ngân hàng Thế giới (WB) về bảo hiểm tiền gửi “Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi xử lý ngân hàng bị đổ vỡ” (năm 2006) cho biết, nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm và số liệu của 1700 ngân hàng ở 57 quốc gia cho thấy, ở những nước mà tổ chức Bảo hiểm tiền gửi có quyền can thiệp và chấm dứt bảo hiểm tiền gửi thì các ngân hàng ổn định hơn và nguy cơ mất khả năng thanh toán thấp hơn. Tăng cường năng lực giám sát và thẩm quyền của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi có thể tác động tích cực đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Tóm lại sự độc lập về mặt pháp lý và vật lý của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi là yếu tố quan trọng để có mạng lưới an toàn tài chính hiệu quả.
Nói tới tư cách tổng công ty là nói tới doanh nghiệp, tuy nhiên tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt nam không phải là doanh nghiệp kinh doanh thông thường, hoạt động không vì lợi nhuận mà thực hiện các mục tiêu chính sách công của Chính phủ. Luật quy định rõ Bảo hiểm tiền gửi Việt nam là một tổ chức giảm thiểu rủi ro, hoạt động trên nguyên tắc chi phí thấp nhất, chia sẻ thiệt hại công bằng và thực hiện các chức năng đặc thù về bảo hiểm tiền gửi. “Tổ chức giảm thiểu rủi ro” cũng chính là xu hướng tất yếu của quá trình tái cấu trúc Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đang được tiền hành trong thực tế. Theo TS. Bùi Khắc Sơn- Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt nam, việc lựa chọn mô hình giảm thiểu rủi ro không chỉ giúp Bảo hiểm tiền gửi Việt nam có thể bảo vệ tốt nhất người gửi tiền, thực hiện các nghiệp vụ giám sát đảm bảo ổn định hệ thống tài chính ngân hàng mà còn tạo điều kiện để tổ chức này chủ động tham gia vào quá trình tái thiết hệ thống tài chính ngân hàng quốc gia. Với việc lựa chọn mô hình này, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam mong muốn đóng góp một cách tích cực và chủ động hơn vào sự phát triển ổn định của thị trường tài chính. Chính bản thân sự xuất hiện và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã là hiện thân của nguyên tắc kinh tế thị trường. Nếu như trước đây, các rủi ro liên quan đến sự đổ vỡ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng thường được xử lý bằng tiền ngân sách, tiền thuế của dân thì bây giờ được lấy từ sự đóng góp của các tổ chức này. Hơn nữa, chính sự vận hành và phát triển của hệ thống tài chính và hệ thống giám sát tài chính cũng đòi hỏi Bảo hiểm tiền gửi Việt nam phải hoạt động tích cực hơn. Mô hình giảm thiểu rủi ro cũng là mô hình mà hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế khuyến nghị với lý do nơi nào có tổ chức Bảo hiểm tiền gửi theo mô hình giảm thiểu rủi ro thì vai trò của bảo hiểm tiền gửi sẽ tích cực hơn. Mặt khác, trên thực tế mặc dù chưa có Luật Bảo hiểm tiền gửi nhưng Nghị định 89 và 109 đã bước đầu cho phép Bảo hiểm tiền gửi Việt nam hoạt động với những chức năng cơ bản theo mô hình quản lý rủi ro. Bản thân Bảo hiểm tiền gửi Việt nam cũng thấy mình có đủ nguồn lực và quyết tâm theo đuổi mô hình này. Ông Joseph Chertkow cho rằng, hệ thống Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro đồng nghĩa hệ thống ấy phải quản lý rủi ro một cách toàn diện, bao gồm cả các biện pháp can thiệp và giám sát trực tiếp đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và xử lý các tổ chức bị đổ vỡ. Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi cần có vai trò lớn hơn đối với hệ thống tài chính nhằm tăng cường tính ổn định của hệ thống này.
Về vấn đề sở hữu trong tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt nam, hiện dự thảo Luật chưa đề cập cụ thể tổng công ty sẽ thuộc 100% vốn Nhà nước hay vốn Nhà nước chỉ chiếm một tỷ trọng nhất định (như Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan), hoặc các ngân hàng thương mại đóng góp (Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ). Tuy nhiên dự thảo khẳng định việc tham gia bảo hiểm tiền gửi là bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng và các tổ chức không phải tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng.
Nước ta đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới kéo theo sự phat triển mạnh mẽ của thị trường tài chính- ngân hàng, nhưng cũng làm gia tăng rủi ro. Chính vì vậy, lành mạnh hóa thị trường tài chính- ngân hàng Việt nam theo hướng bền vững, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư là mục tiêu hàng đầu của chính phủ. Để đáp ứng yêu cầu này, tiền tới mô hình giảm thiểu rủi ro được coi là xu hướng tất yếu đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.
3.2.4.Xây dựng hệ thống thông tin
Kiến nghị với tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan xây dựng một hệ thống trao đổi thông tin nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát hoạt động các ngân hàng, đồng thời đảm bảo bảo mật cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam sẽ phối hợp với các ngân hàng xây dựng một mạng an toàn tài chính quốc gia với mục đích là: trao đổi thông tin nhanh, chính xác, quản lý được hoạt động của các ngân hàng.
3.2.5. Đa dạng hóa các dịch vụ. Không chỉ dừng lại ở dịch vụ bảo hiểm tiền gửi mà nên mở rộng sang các dịch vụ khác như: tư vấn, đầu tư…
3.3. Kiến nghị đến các Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam
+ Đề nghị các Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định và biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng khi tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.
+ áp dụng đúng phương pháp tính phí (khi Bảo hiểm tiền gửi Việt nam áp dụng hình thức tính phí theo mức độ rủi ro) và nộp phí đầy đủ, đúng hạn, tạo điều kiện cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam tăng nguồn vốn hoạt động, đảm bảo khả năng thanh khoản.
+ Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam khi có sự cố, rủi ro xảy ra để giải quyết nhanh, hợp lý, tránh để rủi ro lan rộng gây ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng, tránh gây lãng phí và giảm sút lòng tin của người gửi tiền.
+ Không nên đầu tư vào những dự án quá mạo hiểm, nên xin tư vấn của các chuyên gia trong tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.
KẾT LUẬN
Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi đang ngày càng có vai trò quan trọng và xu hướng phát triển mạnh mẽ mang tính chất toàn cầu. Đặc biệt là trong thời kỳ Việt nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức. Để có thể giữ vững ổn định và phát triển cần có một chính sách Bảo hiểm tiền gửi phù hợp. Trong phạm vi đề tài, khóa luận đã nghiên cứu, phân tích được một số nội dung cơ bản nhất về Bảo hiểm tiền gửi: Khái niệm, bản chất, vai trò, các công cụ của chính sách…. Đồng thời cũng đưa ra hai mô hình tổ chức Bảo hiểm tiền gửi tiêu biểu trên Thế giới, phân tích những yếu tố tạo nên sự thành công của hai tổ chức này, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt nam.
Khóa luận phân tích sự cần thiết xây dựng hệ thống Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam, phân tích thực trạng hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam trong gần 7 năm hoạt động, rút ra được một số đánh giá về những thành tựu đã đạt được cũng như nhưng hạn chế, tồn tại. Trong quá trình gần 7 năm hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đạt được một số thành tựu nhưng nổi bật là đã góp phần ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng và quỹ tín dụng, tổ chức phi ngân hàng khác có tham gia Bảo hiểm tiền gửi, ổn định lòng tin của dân chúng vào hệ thống này, từ đó góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế. Nhưng những tồn tại cũng không nhỏ. Đó là tồn tại về cơ sở pháp lý, tồn tại trong từng công cụ của chính sách,..
Khóa luận đã chọn phân tích hai tổ chức Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới đó là Mỹ và Đài Loan. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang là tổ chức Bảo hiểm tiền gửi có lịch sử phát tiền lâu đời và vững mạnh. Còn tổ chức Bảo hiểm tiền gửi của Đài Loan, tuy ra đời không sớm nhất so với khu vực Châu á, nhưng đã có những vận dụng sáng tạo và xây dựng được một chính sách Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. Qua những phân tích trên, khóa luận rút ra một số bài học cho quá trình hoàn thiện chính sách Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam.
Từ đánh giá thành tựu, phân tích tồn tại của hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt nam, khóa luận xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đến Chính phủ, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam và hệ thống ngân hàng Việt nam.
Khóa luận chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và khuyết điểm, xin được sự quan tâm, góp ý của thầy cô và các bạn.
PHỤ LỤC
Danh mục các chữ viết tắt:
CNNHNNg
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
CTTC
Công ty tài chính
CNNHNN
Chi nhánh ngân hàng Nhà nước
NHNNg
Ngân hàng nước ngoài
NHLD
Ngân hàng liên doanh
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN
Ngân hàng thương mại Nhà nước
QTDND
Quỹ tín dụng nhân dân
QTDNDCS
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
QTDNDTW
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
Danh sách các Ngân hàng thương mại tham gia vào Bảo hiểm tiền gửi Việt nam:
STT
TấN TỔ CHỨC THAM GIA BHTG
SGCN
NGÀY CẤP
ĐỊA CHỈ
NHTM QUỐC DOANH
1
NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN
00001.0001.1
09/11/06
Thỏp A Vincom 191 Bà Triệu, Hà nội
2
NH NễNG NGHIỆP VÀ PTNT
00003.0001.1
11/11/06
Số 2, Lỏng Hạ, Đống Đa, Hà nội
3
NH NGOẠI THƯƠNG VN
00005.0001.1
30/10/06
198 Trần Quang Khải, Hoàn kiếm, Hà nội
4
NH CÔNG THƯƠNG VN
00004.0001.1
11/11/06
108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà nội
5
NH NHÀ ĐỒNG BẰNG SCL
000020.0001.1
09/11/06
Số 9 Vừ Văn Tần, Quận 3, TP Hồ Chớ Minh
NHTM CP ĐÔ THỊ
1
NHÀ HÀ NỘI
00010.0001.1
27/10/06
B7 Giảng Vừ, Ba Đỡnh, Hà nội
2
HÀNG HẢI
00020.0001.1
23/10/06
44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
3
SÀI GềN THƯƠNG TÍN
00014.0001.1
27/10/06
278 Nam Kỳ Khởi nghĩa, Q3, TP. HCM
4
ĐÔNG Á
00011.0001.1
13/11/06
130 Phan Đăng Lưu, Q. Phú Nhuận, TP. HCM
5
XUẤT NHẬP KHẨU
00021.0001.1
27/10/06
7 Lờ Thị Hồng Gấm, Q1, TP. HCM
6
NAM Á
00017.0001.1
06/11/06
98 Bis Hàm Nghi, Nguyễn Thỏi Bỡnh, Q1, TP.HCM
7
Á CHÂU
00013.0001.1
09/10/06
442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3, TP. HCM
8
SÀI GềN CễNG THƯƠNG
00018.0001.1
06/11/06
2C Phó Đức Chớnh, Q1, TP. HCM
9
NGOÀI QUỐC DOANH
00007.0001.1
27/10/06
Số 8 Lờ Thỏi Tổ, Hoàn Kiếm, Hà nội
10
KỸ THƯƠNG
00009.0001.1
27/10/06
15 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
11
QUÂN ĐỘI
00008.0001.1
15/11/06
Số 3 Liễu Giai Cống Vị, Ba Đỡnh Hà nội
12
BẮC Á
00025.0001.1
06/11/06
117 Đường Quang Trung, TP. Vinh, Nghệ An
13
QUỐC TẾ VIỆT NAM
00006.0001.1
09/10/06
64-68, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà nội
14
ĐÔNG NAM Á
00023.0001.1
06/11/06
16 Lỏng Hạ, Ba Đỡnh, Hà Nội
15
PHÁT TRIỂN NHÀ TP. HCM
00019.0001.1
04/10/06
33-39 Pasteur, Q1, TP. HCM
16
TOÀN CẦU
00026.0001.1
23/08/06
21 Phan Chu Trinh Hoàn Ki Hà Nội
17
GIA ĐỊNH
00016.0001.1
19/10/06
68 Bạch Đằng, Phường 24, Q Bỡnh Thạnh, TP.HCM
18
PHƯƠNG NAM
00015.0001.1
09/11/06
279 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11, TP. HCM
19
ĐỆ NHẤT
00022.0001.1
23/10/06
715 Trần Hưng Đạo, Q5, TP. Hồ Chớ Minh
20
PHƯƠNG ĐÔNG
00844.0001.1
27/10/06
45 Lờ Duẩn, P. Bến Nghộ, Q1, TP. HCM
21
AN BèNH
00983.0001.1
19/10/06
47 Điện Biờn Phủ, QI, TP Hồ Chớ Minh
22
VIỆT Á
00024.0001.1
05/10/06
119/121 Nguyễn Cụng Trứ, Q1, TPHCM
23
THÁI BèNH DƯƠNG
00997.0001.1
04/10/06
340H-340K Hoàng Văn Thụ, P4, Q Tõn Bỡnh, TP Hồ Chớ Minh
24
SÀI GềN
00012.0001.1
05/10/06
Số 193-203 Trần Hưng Đạo, P Cụ Giang, QI, TP Hồ Chớ Minh
25
SÀI GềN-HÀ NỘI
00998.0001.1
23/10/06
Số 138 đường 3/2, P Hưng Lợi, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ
26
NAM VIỆT
00027.0001.1
25/09/06
Số 39-41-43 Bến Chương Dương, QI, TP Hồ Chớ Minh
NHTM CP NễNG THễN
1
HẢI HƯNG
00032.0001.1
06/11/06
199 Nguyễn Lương Bằng, Thanh Bỡnh, TP. Hải Dương
2
ĐẠI Á
00028.0001.1
19/10/06
152 Cỏch mạng tháng 8, Biên Hoà, Đồng Nai
3
RẠCH KIẾN
00029.0001.1
23/10/06
Số 01 Thị tứ Long Hoà, Cần Đước, Long An
4
ĐỒNG THÁP MƯỜI
00030.0001.1
27/10/06
132-134 Nguyễn Huệ, Phường 2, Cao Lónh, Đồng Thỏp
5
MỸ XUYấN
00031.0001.1
15/11/06
248 Trần Hưng Đạo, TP. Long Xuyờn,An Giang
6
KIấN LONG
00033.0001.1
27/10/06
44 Phạm Hồng Thỏi, Rạch Giỏ Kiờn Giang
7
MIỀN TÂY
00987.0001.1
27/10/06
124 Lý Tự Trọng, Ninh Kiều, TP Cần Thơ
3.Danh sách các công ty tài chính tam gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam
STT
TấN TỔ CHỨC THAM GIA BHTG
SGCN
NGÀY CẤP
ĐỊA CHỈ
CễNG TY TÀI CHÍNH
1
CTTC DỆT MAY
941
41 Bến Chương Dương, Q1 TP HCM
2
CTTC CAO SU
30
210 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q3, TP.HCM
3
CTTC CễNG NGHIỆP TÀU THUỶ
1029
Hoàn Kiếm - Hà Nội
4
CTTC DẦU KHÍ
1034
34B-Hàn Thuyên - Hai Bà Trưng Hà Nội
21
CTY CHO THUấ TÀI CHÍNH II - NH NễNG NGHIỆP
1069
10/01/2005
422 Trần Hưng Đạo
4.Danh sách các ngân hàng liên doanh tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam
STT
TấN TỔ CHỨC THAM GIA BHTG
SGCN
NGÀY CẤP
ĐỊA CHỈ
NGÂN HÀNG LIấN DOANH
1
VID PUBLIC BANK
00034.0001.1
19/10/06
Tầng 7 số 53 Quang Trung, Hoàn Kiếm, HN
2
INDOVINA BANK
00036.0001.1
25/09/06
39 Hàm Nghi, Q1, TP. HCM
3
SHINHANVINA BANK
00999.0001.1
04/10/06
3-5 Hồ Tựng Mậu, Q1, TP. HCM
4
NHLD VIỆT THÁI
00035.0001.1
23/10/06
2 Phó Đức Chớnh, P. Nguyễn Thỏi Bỡnh, Q1, TP. HCM
5.Danh sách các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
STT
TấN TỔ CHỨC THAM GIA BHTG
SGCN
NGÀY CẤP
ĐỊA CHỈ
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
1
NATEXIS BANQUE
00048.0001.1
30/10/06
11 Công Trường Mờ Linh, Q1, TP. HCM
2
ANZ BANK
00037.0001.1
27/10/06
14 Lờ Thỏi Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
3
STANDARD CHARTERED BANK- HANOI BRANCH
00047.0001.1
23/10/06
49 Hai Bà Trưng, Hà Nội
4
CITI BANK - HN BRANCH
00913.0001.1
27/10/06
17 Ngụ Quyền, Hà Nội
5
CHINFON BANK
00039.0001.1
05/10/06
14 Lỏng Hạ Ba Đỡnh, Hà Nội
6
MALAYAN BANK BERHAD
00038.0001.1
19/10/06
608 - 63 Lý Thỏi Tổ - Hoàn Kiếm, Hà Nội
7
BANGKOK BANK HCMC BRANCH
00040.0001.1
27/10/06
35 Nguyễn Hụờ, Q1, TP. HCM
8
SHINHAN BANK
00044.0001.1
05/10/06
41 Nguyễn Thị Minh Khai, Lầu 7, Q1, TP. HCM
9
HONGKONG & SHANGHAI BANK
00042.0001.1
05/10/06
235 Đồng Khởi, Q1, TP. HCM
10
UNITED OVERSEAS HCMC BRANCH
00041.0001.1
30/11/06
17 Lờ Duẩn, Q.1, TP. HCM
11
DEUTSCHE BANK AG
00046.0001.1
23/10/06
65 Lờ Lợi, Q.1, TP. HCM
12
BANK OF CHINA - HCMC BRANCH
00045.0001.1
23/10/06
115 Nguyễn Huệ, Q.1, TP. HCM
13
CALYON- HCM
00957.0001.1
19/10/06
21-23 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP. HCM
14
BANK OF TOKYO MITSUBISHI UFJ
00989.0001.1
27/10/06
Lầu 8, 5B Tôn Đức Thắng, Q1, TP. HCM
15
MEGA INTERNATIONAL COMMERCIAL BANK OF CHINA - HCMC
00043.0001.1
25/09/06
5B Tôn Đức Thắng, Q.1, TP. HCM
16
WOORI BANK
00928.0001.19
23/10/06
Tầng 11, Trung tõm TM Daeha, 360 Kim Mó, Hà Nội
17
KOREAN EXCHANGE BANK
00914.0001.1
19/10/06
Tầng 14, Trung tâm thương mại Deaha, 360 Kim Mó, Ba Đỡnh, Hà Nội
18
LIấN DOANH LÀO VIỆT - HN
00930.0001.1
06/11/06
17B Hàn Thuyờn, Hà Nội
19
CHINA TRUST BANK
00931.0001.1
04/10/06
37 Tôn Đức Thắng - Q1 - TP Hồ Chớ Minh
20
FIRST COMMERCIAL BANK HCM
00939.0001.1
05/10/06
Tầng 2 Số 88 Đồng Khởi, QI, TP Hồ Chớ Minh
21
FAR EAST NATIONAL BANK
00963.0001.1
04/10/06
2A/4A Tôn Đức Thắng, Q1, TPHCM
22
LIấN DOANH LÀO VIỆT - HCM
00941.0001.1
23/10/06
181 Hai Bà Trưng- TP Hồ Chớ Minh
23
HONGKONG & SHANGHAI BANKING CORP - HN
00966.0001.1
05/10/206
23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
24
CATHAY UNITED -CHU LAI
00982.0001.1
05/10/06
123 Trần Quý Cỏp Tam Kỳ Quảng Ngói
25
MALAYAN BANKING BERHAD
00981.0001.1
05/10/06
Tầng 9, 115 Nguyễn Huệ, TP Hồ Chớ Minh
26
SUMITOMO MITSUI BANKING
00995.0001.1
04/10/06
Tầng 9, 5B Tôn Đức Thắng, TP Hồ Chớ Minh
27
STANDARD CHARTERED- HCM
01000.0001.1
23/10/06
Tầng 2, 37 Tụn Đức Thắng, QI, TP Hồ Chớ Minh
28
BNP BARISBAS-HCM
01005.0001.1
23/10/06
29 Lờ Duẩn, QI, TP Hồ Chớ Minh
29
WOORI BANK - HCM
00988.0001.1
19/10/06
Phũng 1808, 115 Nguyễn Huệ, QI, TP Hồ Chớ Minh
30
MIZUHO CORPORATE BANK - HN
01017.0001.1
25/09/06
Tầng 4 tũa nhà 63, Lý Thỏi Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
31
HUANAN COMMERCIAL BANK - HCM
01025.0001.1
15/11/06
10A-B Cống QUỳnh QI, TP Hồ Chớ Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt nam (2005), Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt nam giai đoạn 2006- 2015.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt nam (2006), Báo cáo kết quả hoạt động 2006, phương hướng, nhiệm vụ 2007.
3.Bảo hiểm tiền gửi Việt nam (2007), Bảo hiểm tiền gửi Việt nam chuẩn bị trình Chính phủ hai đề án phí trên cơ sở rủi ro và tiếp nhận xử lý, trang 55- 56, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 21 (ra ngày 1/11/2007).
4. Huỳnh Kim Trí (2007), An toàn tín dụng: Cảnh báo và xử lý sớm nợ nhóm hai, trang 31- 32, tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 13 (ra ngày 1/07/2007).
5. Phạm Thị Hiền (2007), Phí Bảo hiểm tiền gửi từ góc nhìn của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi, trang 13, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 8 (ra ngày 15/04/2007).
6. Nguyễn Mạnh Dũng (2007), Tính phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro của ngân hàng xu hướng tất yếu của Việt nam trong hội nhập Quốc tế, trang 28- 35, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 6 (ra ngày 15/03/2007).
7. ThS. Lê Việt Nga (2007), Bảo hiểm tiền gửi dưới góc độ là hàng hóa công, trang 27- 29, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 10 (ra ngày 15/05/2007).
8. ThS. Nguyễn Anh Tuấn (2007), Tìm hiểu những hướng dẫn của ủy ban Basel về các nguyên tắc cơ bản trong quản lý và giám sát rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng, trang 35- 38, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 19 (ra ngày 1/10/2007).
Các văn bản pháp luật
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (1999), Nghị định số 89/1999/NĐ- CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi.
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2005), Nghị định số 109/2005/NĐ- CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 89/1999/NĐ- CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi.
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (1999), Quyết định số 218/1999/QĐ- TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.
12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2003), Nghị định số 14/2003/NĐ- CP ngày 20/11/2003 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2000), Quyết định số 75/2000/QĐ- TTg ngày 28/06/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.
14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997.
Tài liệu nước ngoài
15. FDIC (1998), A Brief History of Deposit Insurance in US
16. Gilian G.H.Garcia (2000), Bảo hiểm tiền gửi thực tế và những định chế phù hợp, ũy tiền tệ Quốc tế- Washington DC.
17. Garcia G.G.H (1999), Deposit Insurance: A survey of Actual and best practices.
18. Kunt A. D and Kane E.J (2001), Deposit Insurance around the Globe: where does it work?, World Bank and Boston College.
19. Bradley C.M (2000), A historical perspective on Deposit Insurance Coverage.
Các website
20. Website của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam: www.div.gov.vn
21. Website của Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ: www.fdic.gov
22. Website của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế: www.iadi.org
23. Website của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Trung Ương Đài Loan: www.cdic.gov
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách Bảo hiểm tiền gửi của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.doc