Chính sách thu nợ của công ty đa quốc gia (MNCs)

Mục lục Mục lục 3 Lời mở đầu . 4 Phần nội dung . 5 I. Tổng quan về chính sách thu nợ trong MNCs 5 1. Khoản phải thu trong MNCs 5 2. Chính sách tín dụng thương mại (chính sách bán chịu) 6 3. Vấn đề ảnh hưởng đến chính sách tín dụng trong MNCs 7 4. Các biện pháp quản lý nợ phải thu 12 5. Các bước thu hồi nợ 14 II. Các cách thức thu hồi nợ của MNCs 18 A. Leter . 18 B. Telephone 23 C. Cash discount 24 D. Interests and Penalties 25 E. Credit insurance . 30 F. Collection Agency 33 G. Invoice discounting 38 H. Factoring 39 I. Court . 46 Lời kết 49 Phụ lục 50 Lời mở đầu Công ty đa quốc gia hoạt động trên nhiều thị trường, nhiều nền kinh tế cùng với sự đa dạng, phong phú về phong tục, tập quán kinh doanh. Chính vì vậy, các MNCs thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại và rủi ro. Chẳng hạn như, rủi ro hối đoái có thể làm giảm giá trị của các khoản phải thu thu về hay rủi ro về văn hóa có thể khiến việc kinh doanh ở thị trường đó thất bại và rủi ro về chính sách bảo hộ của Nhà nước khiến cho việc tấn công vào một ngành hàng mới của MNC bị hạn chế Vì những khó khăn, rủi ro này mà các MNCs nên có những chiến lược chuẩn bị cụ thể khi đặt chân vào thị trường mới. Hoạt động ở các thị trường khác nhau nên việc tối đa hóa lợi ích của MNCs không phải là một việc dễ dàng. Công ty mẹ phải thường xuyên kiểm tra, điều phối hoạt động của các chi nhánh vì mục tiêu chung của toàn MNCs. Thêm vào đó MNCs còn cần phải có các chính sách cụ thể để khắc phục những rủi ro kể trên để đảm bảo lợi ích tối đa của mình. Việc quản trị rủi ro thì rất đa dạng bao gồm nhiều khâu, nhiều mặt, rủi ro càng nhiều thì việc quản trị càng phức tạp. Đi kèm với các hoạt động quản trị rủi ro là các chính sách cụ thể đối với từng loại rủi ro. Các chính sách này chính là công cụ, là biện pháp, là chìa khóa tháo gỡ những khó khăn do rủi ro mang lại. Để nói hết về các chính sách quản trị rủi ro của MNCs thì rất đa dạng và phức tạp. Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một khâu nhỏ trong chính sách quản trị rủi ro – đó là chính sách thu hồi nợ. Trong hoạt động kinh doanh, việc phát sinh những khoản phải thu là chuyện rất tự nhiên, hay nói cách khác chính việc phát sinh những khoản nợ của khách hàng là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng là một hoạt động rất quan trọng và cũng không hề đơn giản đặc biệt là những khoản nợ xấu. Thu hồi các khoản phải thu chính là một cách để quay vòng vốn đầu tư cho MNCs, đảm bảo cho guồng máy của MNCs diễn ra liên tục, xuyên suốt. Do vậy, việc thu hồi nợ cần có những chính sách và phương pháp cụ thể nhằm hạn chế những khoản nợ xấu và đảm bảo lợi ích của toàn MNCs.

doc49 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách thu nợ của công ty đa quốc gia (MNCs), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mình - có lỗi). “Trong trường hợp nếu đến ngày ... mà số tiền vẫn chưa được thanh toán, chúng tôi buộc phải tính lãi theo các điều đã thỏa thuận". "Kể từ ngày ... , chúng tôi sẽ tạm thời ngưng các dich vụ mà không cần phải thông báo cho quý công ty và tiếp theo, chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp khác ..” - Đã sẵn sàng sử dụng những yêu cầu chính thức, thông báo cho khách hàng về việc chuyển sự việc lên tòa án hoặc bên thứ ba. “Xin thông báo với ông rằng, liên quan đển khoản tiền (thông tin về khoản nợ) mà ông nợ công ty chúng tôi, tòa án đã bắt tay vào việc (ngày). Ông vẫn có thể ngưng sự việc lại khi thanh toán (số nợ) vào ngày nhận được bức thư này.” Khi bạn lên kế họach hành động bằng cách gửi thông báo nhắc nhở, hãy kết hợp nó với qui trình quản trị tín dụng chung. Hãy xác định bằng cách nào hệ thống này có thể liên kết với hệ thống nhóm khách hàng và ở giai đoạn nào thì cùng lúc bạn thông báo về các dịch vụ của công ty bạn hoặc của các cộng sự pháp lý phù hợp với con nợ.  - Nếu đã gửi một hoặc 2, 3 lá thư mà vẫn không thấy trả lời (ngay cả sau khi đề xuất một kế hoạch thanh toán thay thế hoặc các tùy chọn khác) thì lá thư kế tiếp cần mạnh lời hơn, kiên quyết hơn nhưng vẫn tỏ ra lịch sự, khéo léo. - Hãy cho khách hàng biết là sẽ có những hình phạt với họ ở trong bức thư cuối cùng nếu họ không trả tiền lúc này. Cho họ thấy đó không phải là lời nói không có cơ sở và cũng đừng gửi lá thư đòi nợ tiếp theo nữa mà bạn sẽ chuẩn bị để khiếu nại. - Nếu bạn gửi bức thư đòi nợ mà có sự nhầm lẫn, bạn nên xin lỗi và chấp nhận bất kỳ những bất lợi do bạn đã gây ra. - Nên gửi thư xác nhận khi đã được thanh toán dù khách hàng có yêu cầu hay không. 3.2. Thể hiện thiện chí muốn giúp các con nợ trong nội dung thư Có thể đưa ra chiết khấu thanh toán nếu khách hàng trả tiền trong khoảng thời gian được hưởng chiết khấu Tìm hiểu những mặt về tài khoản của khách hàng và khuyến khích họ trả tiền. Trong thư phải ghi cụ thể số tiền nợ và thời hạn trả tiền để tránh những hiểu lầm trong tương lai. Đề nghị hỗ trợ cho khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ đã quá hạn. Trong thư ta dùng những lời lẽ chân thành, nhẹ nhàng để họ nói ra những vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải, lúc đó thảo luận kì hạn mới và nó hợp lí cho điều kiện chi trả của khách hàng . 3.3. Những lưu ý không nên làm khi viết thư:   Nhất quyết không viết thư bằng giấy màu khiến người đọc có cảm giác khó chịu và chứng tỏ người viết không chuyên nghiệp.  Tránh phân đoạn văn bản bằng chữ in đậm. Nên viết một văn bản theo trình tự, sau đó tách riêng số tiền ra một cách tự nhiên. việc này sẽ tác động mạnh hơn nhiều so với việc tách bằng chữ in đậm. Nên viết thư bằng giấy dày không sử dụng giấy có hình in chìm, in nổi… Khi giải quyết những vấn đề nghiêm túc nên viết thư trên giấy trơn. Không nên sử dụng logo để cho khách hàng thấy mối quan hệ của chúng ta đối với họ có sự thay đổi. Đừng mắc lỗi khi viết họ tên khách hàng! Càng viết chính xác họ tên bao nhiêu thì bức thư của bạn sẽ càng được xem xét nghiêm túc bấy nhiêu. 4. Thư tham khảo Lá 1: Dear Mr. Adams: According to our records, your current balance due is $473.25. Of this amount, $215.38 is more than 30 days past due. As you know, our normal terms require payment within 30 days after the invoice is sent to you. Since you have established an excellent credit rating with us in the past, we are surprised to see a problem arise at this time. If there is some error, or you are unable to pay the amount due immediately, please contact me so that we can correct the situation or make suitable arrangements for prompt payment of this obligation. Thank you for your attention to this request. Very truly yours, Jim Madison Lá 2: Dear Mr. Adams: We have not received any response from our statements of the last two months nor to our letter of September 15. Your entire account is now 45 days overdue, and you owe us a total of $473.25. If there is some reason why this payment cannot be made immediately, please contact us so that we can make arrangements that will be mutually agreeable. Perhaps we can work out a payment schedule that would be realistic for your present circumstances. Naturally, we do not want to endanger your credit rating or destroy the good relationship that we have maintained in the past. Therefore, would you please take care of this obligation immediately so that we will not have to file an unfavorable report with the credit bureau or resort to the use of a collection agency or an attorney. We have enclosed a self-addressed envelope for your convenience. Please return it as soon as possible with your check for the balance owed. Very truly yours, B. Telephone 1. Ưu điểm Phương pháp này linh động hơn, thời gian thực hiện nhanh hơn, có thể biết được ngay tình trạng, khả năng thanh toán của khách hàng. Trong cuộc gọi bạn có ý cho khách hàng biết rằng sẽ có những biện pháp mạnh hơn được dùng nếu họ không trả tiền. 2. Những lưu ý Chắc chắn rằng bạn gọi đến đúng người mà cho bạn biết những gì bạn muốn. Giới thiệu cho người nghe điện thoại biết rõ về mình: đặc biệt nếu bạn là người cao niên trong công ty của bạn. Nói rõ tại sao bạn gọi điện, nêu số hoá đơn khoản thu. Hỏi họ liệu có trả tiền ngay không. Nếu họ không hứa trước được thì hỏi tại sao . Đừng đề nghị họ trả bằng cái gì hay khi nào trả. Cung cấp cho họ giải pháp từng giải pháp “Hoặc chấp nhận hoặc không”, nếu giải pháp trả ngay sau vài ngày họ không chấp nhận thì đề nghị trả lãi suất cho việc trả chậm, nếu họ không trả lãi suất thì tiến hành cưỡng chế thu tiền . Nếu chấp nhận: tóm tắt lại những điều đã thỏa thuận, và nói nếu họ không làm theo đúng thỏa thuận thì sẽ như thế nào. Gửi thư xác nhận liệu họ chấp nhận hay từ chối. C. Cach discount Để giảm ngày thu nợ, những công ty đa quốc gia đưa ra hình thức khấu trừ tiền mặt dành cho khách hàng của mình. 1. Định nghĩa Cash discounts Hình thức khấu trừ tiền mặt (Cash discounts) là một phương pháp để cải thiện dòng tiền mặt bằng cách khuyến khích khách hàng thanh toán tài khoản của họ sớm hơn. Hình thức khấu trừ này có thể làm tăng kỳ thu tiền bình quân nhưng lại làm giảm tổng doanh thu thu được từ các khoản khách hàng trả nợ. Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia cần theo dõi chặt chẽ chi phí của việc khấu trừ nhằm cải thiện dòng tiền bằng cách so sánh chi phí này với lợi nhuận thu được của công ty từ việc cân đối khoản nợ trả chậm hơn và bình quân thu hồi nợ ngắn hơn. Từ đó xem xét việc giảm kỳ tín dụng có được cung cấp tài chính bới những phương tiện thay thế như rút quá mức tiền gửi ngân hàng hay không. 2. MNCs sử dụng cash discount khi nào? Khi bán những khoản lớn liên quan đến người mua thuộc các ngành thương mại, công nghiệp, các cơ quan thậm chí chính phủ, hình thức thu nợ này thường được áp dụng. Thông thường, các khoản nợ sẽ được khấu trừ 1% hoặc 2% đối với khoản nợ trả trong vòng 10 ngày. Hầu hết những tổ chức lớn có lợi thế về khấu hao. Họ có thể giảm vốn ủy thác các khoản phải thu của công ty . Nếu đối thủ của công ty cũng đưa ra chính sách này, công ty cần tính đến dự phòng tương tự để duy trì trạng thái cạnh tranh. 3. Ví dụ Tandijono Ltd thường đề nghị hạn tín dụng cho khách hàng của công ty là 50 ngày, nhưng đề tăng dòng tiền, công ty đưa ra mức khấu trừ 2% khoản trả nợ trong vòng 10 ngày. Bạn có thể đưa ra ý kiến của mình cho công ty về mức chi phí của hoạt động. Giả thiết : 365 ngày và hóa đơn là £100 Công ty nhận được £98 trong 10 ngày thay vì £100 trong vòng 50 ngày. Sau đó Tandijono Ltd có thể đầu tư £98 cho 40 ngày. Nếu như lãi suất thông thường là r%, khoản lợi công ty sẽ hưởng là: £98 x r% x Tuy nhiên để đạt được điều đó công ty phải khấu trừ £2. Để cân bằng chi phí và số thu trong nguyên tắc phối hợp này, chúng ta phải có: £98 x r% x ³ £2 Sau khi sắp xếp lại, chúng ta có lãi suất cơ bản: r% ³ x = 18.6% 18,6% sẽ được so sánh sau đó với chi phí vốn của công ty để xác định đây có phải là phương pháp tài chính hiệu quả nhằm làm ngắn hơn kỳ tín dụng hay không. Lưu ý rằng phương pháp tính toán được sử dụng có thể liên quan đến ảnh hưởng của lãi kép. Công thức lãi kép công bố giá trị S đạt được bởi tổng đơn X, sau n kỳ tại r% là: S = X (1 + r)n Việc sử dụng công thức này để lượng hóa chi phí hình thức khấu hao tiền mặt. 100 = 98 (1 + r)365/40 Sắp xếp lại công thức: 1 + r = 1 + r = 1.202 hoặc r = 20.2% hoặc APR = ((1 + (0.202/9.125))^9.125)-1 = 22.13% Chi phí sau khi tính toán là 20,2% (APR=22,13%). Nếu APR thấp hơn WACC thì không nên thực hiện hình thức khấu trừ này. Ngược lại, nếu APR lớn hơn WACC thì nên thực hiện hình thức khấu trừ. Để kiểm tra, nên sử dụng lãi suất kép gần đúng. Để có thể ra được hoá đơn sớm và thường xuyên, công ty nên tuân theo lịch ra hoá đơn công ty càng thu được tiền nhanh, công ty càng có nhiều vốn để phát triển kinh doanh của một chương trình phần mềm kế toán như Intuit's Quickbooks hoặc Peachtree Software's Peachtree Complete Plus Time & Billing. Hai chương trình này có thể tự động phân loại các tài khoản phải thu theo tuổi nợ- ít hơn 30 ngày, trong khoảng từ 30 đến 59 ngày, trong khoảng từ 60 đến 90 ngày, v.v. Loại hệ thống báo hiệu tự động này giúp công ty có hành động sớm với các khoản nợ quá hạn. 4. Những lưu ý khi sử dụng hình thức Cash discount Việc thiết lập và thực hiện chính sách tín dụng và thu hồi nợ có thể mang lại vấn đề nhỏ nhất liên quan đến các khoản phải thu. Đối với tất cả chính sách, công ty phải đánh giá lại thường xuyên để kiểm tra hiệu quả của các chính sách. Công ty có thể kiểm tra bằng cách đặt ra câu hỏi, ví dụ “Công ty đã có chính sách khấu hao tiền mặt chưa?”, nếu có câu là “chưa”, công ty nên duyệt lại và chỉnh sửa chính sách và cần có lý do hợp lý cho việc không thực hiện chính sách. Nếu tài khoản của công ty chủ yếu là cá nhân, đây có thể là câu trả lời có căn cứ. Nếu tài khoản của công ty chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp chủ chốt, công ty nên xem xét việc áp dụng hình thức khấu hao tiền mặt. D. Interests and Penalties 1. Khái niệm chung Penalties (tiền phạt) được chia thành 3 lọai: Lãi suất nợ quá hạn (interest) là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với giá trị của khỏan vay nợ quá hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được trì hõan thanh toán khỏan tiền đáng lý phải thanh toán đúng hạn và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Phí cố định (fixed charge) là số tiền cố định mà người đi vay phải trả khi trì hõan thanh toán khỏan tiền đáng lý phải trả cho người cho vay. Kết hợp lãi suất nợ quá hạn và phí cố định Mức lãi suất cơ bản và số tiền phạt được thỏa thuận tại các điều khỏan trong hợp đồng mua bán trên cơ sở quy định của pháp luật 2. Đặc điểm Đối với những khoản nợ nhỏ và quá hạn một thời gian ngắn, nếu sử dụng lãi suất nợ quá hạn, số tiền phạt thu được là rất nhỏ và không cấn thiết phải tiến hành thu hối nợ vì đôi khi chi phí có thể nhiều hơn khỏan phải thu. Tuy nhiên, đối với khỏan nợ lớn và thời gian đáo hạn dài, lãi suất nợ quá hạn sẽ khuyến khích khỏan nợ được thanh toán nhanh hơn và số tiền lãi thu được sẽ bù đắp cho chi phí cơ hôi của khỏan tiền bị chậm thanh toán. Ngược lại, đối với khỏan nợ nhỏ, phí cố định sẽ khiến cho người nợ nhanh chóng thanh toán. Đối với khỏan nợ lớn, phí cố định sẽ chỉ như là “giọt nước trong biển lớn”. Khi đó, rất ít có hy vọng là khỏan nợ sẽ được thanh toán. 3. Đạo luật về khoản nợ thương mại quá hạn của Anh ( Late Payment of Commercial Debts Act 1998) 3.1. Căn cứ theo đạo luật, phí cố định được quy định như sau: £40 cho khỏan nợ dưới £1000 £70 cho khỏan nợ dưới £10000 £100 cho khỏan nợ trên £10000 Lãi suất nợ quá hạn sẽ bằng lãi suất ngân hàng trung ương của Anh quốc + 8%. Lãi suất cơ bản để ấn định lãi suất nợ quá hạn được ấn định sau mỗi 6 tháng. Cụ thể là: Lãi suất cơ bản được ấn định vào ngày 31 tháng 12 sẽ được sử dung để tính cho các khoản nợ quá hạn từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 30 tháng 6. Lãi suất cơ bản được ấn định vào ngày 30 tháng 6 được sử dụng để tính cho các khỏan nợ từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12. Thông tin về lãi suất cơ bản được cập nhật tại ngân hàng trung ương Anh Quốc. 3.2. Khoản nợ được xem là quá hạn trong những trường hợp sau đây: Thanh toán diễn ra sau ngày tín dụng cuối cùng được thỏa thuận. Trường hợp ngày tín dụng không được thỏa thuận, khoản nợ được xem là quá hạn nếu người mua không thanh toán cho người bán sau 30 ngày kể từ khi người bán giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua. Dựa vào thực tế thói quen thanh toán trong trường hợp điều khoản về thời hạn thanh toán không được đề cập trong hợp đồng. Ví dụ: người mua thường thanh toán cho người bán vào ngày thứ 6 cuối cùng của tháng sau tháng mà người bán gửi hóa đơn. Đây được xem là mốc để tính thời điểm nợ quá hạn. Dựa vào những từ ngữ chính xác được ghi trên hợp đồng 3.3. Cách tính cụ thể Tính lãi suất nợ quá hạn theo năm bằng cách lấy khoản nợ nhân với tổng lãi suất nợ đáo hạn Vd: nếu khoản nợ là £1000 và lãi suất cơ bản là 4.5% trong giai đọan 6 tháng mà khoản nợ được coi là quá hạn số tiền lãi phải trả là: £1000 x 12.5% = £125 Tính lãi suất nợ quá hạn theo ngày bằng cách chia lãi suất 1 năm cho 365 ngày Vd: lãi suất tính theo ngày của khoản nợ £1000 là £125: 365 = 34p. Tính khoản lãi suất phải trả bằng cách nhận lãi suất nợ quá hạn tính theo ngày nhận với số ngày quá hạn: Vd: Nếu £1000 bị quá hạn 30 ngày thì số tiền phải trả là 34p x 30 = £10.27 Tính tích lũy trong trường hợp trả từng phần Vd: nếu khoản nợ là £1010.27 mà thu được £1000 thì số dư £10.27 sẽ được cộng dồn để tính lãi cho kì kế tiếp. Theo thỏa thuận Vd: Hợp đồng quy định nếu trả nợ trong vòng 1 tuấn thì không bị tính thêm phí. Người chủ khoản phải thu chỉ phải trả thuế VAT tính trên vốn gốc mà không cần trả thuế VAT tính trên khoản lãi suất nợ quá hạn Bảng tóm tắt sau đây thể hiện quá trình thu hồi nợ của công ty: Công ty thu được một khỏan nợ vào ngày 3/9. Các mốc thời gian Thời gian cụ thể Nợ đến hạn thanh toán 30 tháng 7 Nợ quá hạn * 31 tháng 7 1 ngày của tháng 7 31 ngày của tháng 8 => 32 ngày được tính vào lãi suất nợ quá hạn Hóa đơn nhắc nợ đầu tiên được gửi trong kì 15 tháng 8 Lãi suất nợ quá hạn 30 tháng 8 Ngày thanh toán tính theo dấu bưu điện 3 tháng 9 Chi phí hành chính 15 tháng 9 Hóa đơn thứ hai Chi phí hành chính 30 tháng 9 Hóa đơn thứ ba Tiền phạt * 29 tháng 10 Nếu khoản nợ không được thanh toán đúng hạn thì lãi suất nợ quá hạn và tiền phạt được tính bắt đầu từ ngày nợ quá hạn. 4. Theo Luật của nước CHXHCN Việt Nam: Điều 474, Bộ Luật Dân Sự 2005: 4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận. 5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Điều 306, Luật Thương Mại 2005. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán. Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. E. Credit insurance 1. Định nghĩa Bảo hiểm tín dụng hoặc là bảo hiểm thương mại tín dụng: là một chính sách bảo hiểm và quản lý rủi ro cho sản phẩm mà bao gồm các khoản thanh toán rủi ro từ việc phân phối các hàng hóa hoặc dịch vụ. Bảo hiểm tín dụng thông thường bao gồm danh mục vốn đầu tư của người mua và trả một tỷ lệ phần trăm được thỏa thuận của một hợp đồng hoặc một khoản phải thu mà khó mà trả được bởi sự vỡ nợ, tình trạng không trả được nợ hoặc là phá sản. Bảo hiểm tín dụng được mua bởi những doanh nghiệp để bảo đảm khoản phải thu của họ không bị mất do tình trạng không trả được nợ của con nợ. Hơn 80% của các giao dịch kinh doanh hiện nay là sử dụng tín dụng. Các khoản nợ thương mại là một trong những khoản tài sản chủ yếu trong các bản cân đối. Nó có thể chiếm tới 30% tổng tài sản. Trong đó 76% dòng vốn của các công ty là bị ảnh hưởng bởi các khách hàng trả chấp 2. Lợi ích của Credit insurance Tránh mất những khoản nợ xấu. Kinh doanh an toàn, không có sự gia tăng thêm nguy cơ nào. Tiền đóng bảo hiểm được khấu trừ thuế (không giống như những khoản nợ xấu). Công ty có mua bảo hiểm tín dụng sẽ dễ dàng tiếp cận được với các nhà cung cấp có điều kiện hấp dẫn. Những công ty này rõ ràng là có thể dễ dàng thương lượng về việc thỏa thuận trả tiền. 90% công ty mua bảo hiểm nói rằng các nhà cung cấp sẵn sàng trả bằng tín dụng thương mại so với công ty không mua. Công ty có mua bảo hiểm tín dụng sẽ có mối quan hệ tốt hơn và lâu dài hơn với các ngân hàng hiện tại của họ so với các công ty không mua. Trung bình 21 năm so với 16 năm dối với ngân hàng không mua. Lãi suất cũng thấp hơn so với công ty không mua. Các công ty mua bảo hiểm sẽ trở nên năng động hơn trong kinh doanh, trong việc giành khách hàng lớn (56% vs 50%), giành được thế cạnh tranh (32% vs 27%). 3. Những bất lợi Người bảo hiểm định một giới hạn cho số tiền cho vay, thường là theo một tỉ lệ rất thấp so với tổng số thương vụ của một xí nghiệp. Không phải khi nào cũng có thể mua bảo hiểm tín dụng. Ví dụ như là Iraq, Iran, các quốc gia có tình hình kinh tế chính trị không ổn định. Credit insurance chỉ bảo đảm cho việc mất hoàn toàn Thông thường còn có những sự loại trừ và hạn chế về phạm vi bảo hiểm. Thông thường những tài khoản xuất khẩu thường bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hiểm. Bảo hiểm tín dụng là một hợp đồng trong đó công ty chủ nợ phải tuân thủ các yêu cầu rất cụ thể. Nếu không tuân thủ đúng quy định nào của các điều khoản thì hợp đồng coi như vô hiệu. Bảo hiểm tín dụng sẽ không được trả cho chủ nợ nếu con nợ xác nhận rằng số dư nợ là đang được bàn cãi. Các con nợ trong tình trạng khó khăn tài chính thường hay sử dụng cách này đề trì hoãn việc trả nợ Người mua bảo hiểm sẽ phải chia sẽ những rủi ro như là khấu trừ hàng năm, khoản tiền xác định bị trừ đi, đồng tiền mất giá… 4. Các tiêu chí để nhà bảo hiểm lập ra chính sách và mức phí Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp Các khoản nợ xấu đã bị mất trước kia Tính hiệu quả của hệ thống quản lý tín dụng Độ dài của tín dụng Vị thế của người mua Lĩnh vực kinh doanh Quy mô của các khoản và tỷ lệ của chúng trong doanh thu 5. Các loại hình bảo hiểm tín dụng và phí bảo hiểm Nhu cầu kinh doanh rất là đa dạng vì vậy mà một tiêu chuẩn chuẩn sẽ khônng thể phù hợp với tất cả trường hợp. Có người thì muốn bảo hiểm toàn bộ doanh thu, có người thì chỉ muốn bảo hiểm một khoản phải thu nhất định. Phí bảo hiểm cũng rất đa dạng và phù thuộc vào loại hình bảo hiểm. Phí bảo hiểm thường chiếm 0.3-0.7% doanh thu hàng năm. Và nếu doanh thu tín dụng tăng thì phí bảo hiểm cũng tăng theo. Bảo hiểm toàn bộ doanh số: là bảo hiểm toàn bộ việc kinh doanh của người mua bảo hiểm và cho phép người mua bảo hiểm được trợ cấp tín dụng đến một mức nào đó. Phí bảo hiểm dựa trên doanh thu của doanh nghiệp. Bảo hiểm một khoản nhất định: là bảo hiểm trên một khoản cố định hoặc là có thể được điều chỉnh và chỉ bảo hiểm một hoặc vài khách hàng đã xác định trước. Phí bảo hiểm dựa trên tổng số dư nợ của một số khách hàng xác định. Bảo hiểm rủi ro xác định: là bảo hiểm một khách hàng duy nhất hoặc là một hợp đồng lớn. Phí bảo hiểm dựa trên giá trị của hợp đồng hoặc doanh thu của khách hàng trong một khoản thời gian. Bảo hiểm xuất khẩu: là bảo hiểm cho các khoản phải thu ở nước ngoài. 6. Cách để mua bảo hiểm tín dụng Người môi giới: hầu hết là các hợp đồng bảo hiểm được mua bán bằng cách này. Người môi giới sẽ đưa ra các lời khuyên và các cách lựa chọn, và sẽ ăn phí hoa hồng. Trực tiếp từ các công ty bảo hiểm: thường thì các công ty bảo hiểm sẽ thuê người môi giới bán bảo hiểm cho mình. Internet: Internet đang ngày càng phổ biến, do đó có thể mua bảo hiểm bằng cách này, thường là các doanh nghiệp nhỏ. Chính phủ: chính phủ sẽ cung cấp các cơ quan bảo hiểm nhằm giúp đỡ các công ty xuất khẩu hoặc các nhà đầu tư. VD: The Export Credits Guarantee Department (ECGD) của UK. F. Collection Agency 1. Định nghĩa Collection agencies Collection agencies là các công ty thu hồi nợ dùm hay nói cách khác họ là người được ủy nhiệm thu hồi các khoản nợ cho MNCs, nhiều trường hợp một vài trong số họ thì trở thành người mua luôn các khỏan nợ này để giúp cho các MNCs thực hiện được mục tiêu của mình. Các công ty này sẽ được hưởng một khoản phí cho dịch vụ này. Ở nhiều nước các đại lý thu hồi nợ được luật của nước đó bảo vệ, họ cấm các hành động lăng mạ đối với các công ty dạng này. Bên cạnh đó, nếu thất bại trong việc thu hồi thì các đại lý này có quyền đưa vụ việc lên tòa án xử lí hay nói khác hơn là được sự điều chỉnh của chính phủ nước đó. 2. Phân loại Có 3 dạng công ty làm dịch vụ này : 2.1. First party agencies: là những chi nhánh của các MNCs. Mục tiêu thành lập đại lý này là giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng (con nợ). Nhưng vì là một bộ phận trong các MNCs nên các đại lý cấp 1 này sẽ không được bào vệ bởi Tổ chức đảm bảo tính công bằng cho các công ty thu hồi nợ nước đó - Fair Debt Collection Practices Act – như các đại lý cấp 3. 2.2. Second party agency: thì tương tự giống đại lý cấp 1 nhưng nó là một bộ phận của công ty con nợ. Hầu hết các chủ nợ giữ nguyên tín dụng với các đại lý cấp I, II trong khoảng 6 tháng, sau đó sẽ chuyển nó cho đại lý cấp 3. 2.3. Third party agencies là những đại lý mà không dính líu đến các bên tham gia hợp đồng, nó tồn tại độc lập. Các MNCs sẽ chuyển quyền thu nợ của mình cho các đại lý này và sẽ cho hưởng một mức phí cho những tình huống khả dĩ và thường mức phí khởi đầu này là không có gì ngoại trừ phí cho các hoạt động thông báo. Phí này hoàn toàn độc lập với phí cho hợp đồng ký kết giữa đại lý và MNCs (service level agreement - SLA). Ở Mỹ, việc thu hồi nợ bởi các công ty thu hồi nợ được điều chỉnh bởi “Ðiều luật hành sử đòi nợ công bằng” (Fair Debt Collection Practices Act gọi tắt là FDCPA) 1977 do “Ủy ban thương mại liên bang” (Federal Trade Commission gọi tắt là FTC) Ở Anh, dù không có luật chính thức điều chỉnh, tuy nhiên các công ty thu hồi nợ có thể sử dụng “Điều luật về tín dụng khách hàng” 1974 ban hành bởi “Văn phòng thương mại công bằng” (Office of Fair Trading) 3. Cách thức thực hiện quy trình 3.1. Các bước trước khi tiến hành thực hiện nghiệp vụ thu nợ “pre-collection”: 3.1.1. Mô tả dịch vụ Giấy tờ có liên quan đến khoản nợ (hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu công trình, chứng từ xác nhận nợ, bản đối chiếu công nợ…). Thông tin ban đầu cần thiết liên quan đến con nợ. Các thông tin khác tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể cũng như yêu cầu của công ty. 3.1.2. Phí dịch vụ - Những Agency luôn có một khẩu hiệu như một luật kinh doanh cho chính mình là không thu được tiền thì sẽ không được trả phí “No Collection - No Fee”, khoản tiền này phụ thuộc vào loại nợ là khó hay dễ đòi và nó thường từ 10% đến 50% (tuy nhiên ở nhiều nơi thì chỉ từ 15% đến 35%) khoản nợ cần thu hồi, đôi khi nó phụ thuộc vào thời gian thu hồi nợ là nhanh hay chậm. - Bên cạnh đó, một vài Agency đặt ra phí dịch vụ “pre-collection" hay "soft collection”, thường là khoảng 10$, đây là một mức phí thống nhất chung dành cho các dịch vụ trước khi thu hộ, cụ thể là các dịch vụ như: việc các nhân viên của Agency sẽ gửi thư khẩn cấp yêu cầu con nợ trong vòng 10 ngày phải trả nợ trực tiếp hoặc là những rủi ro cho việc thu hồi nợ và bác bỏ thông báo về mức tín dụng. - Mặc dù theo truyền thống, các công ty thu hồi nợ chỉ làm việc khi có sự ủy quyền của một doanh nghiệp, trên nền tảng chia sẻ phần tiền thu hồi được với chủ nợ (15%- 35% khoản tiền thu hồi). Nhưng trong thập niên 1990 lại có sự thay đổi, các chủ nợ bắt đầu tiến hành việc bán triệt để các khoản nợ cho những doanh nghiệp này, khi đó thị trường này đã phát triển một cách đáng ngạc nhiên. Theo quy trình, các chủ nợ sẽ kí kết một hợp đồng bán một phần lớn khoản nợ cho người mua nợ tại một khoảng thời gian được xác định trong tương lai. Sau đó người mua nợ sẽ tiến hành việc thu hồi nợ một cách độc lập. Phần chi phí trả cho việc thu hồi nợ là khoản tiền mà doanh nghiệp này thu hồi được từ con nợ. Thực chất, đây chính là một phương thức khác cho việc trả phí dịch vụ thu hồi nợ cho các Agency mà thôi. 3.1.3. Quá trình thẩm định hồ sơ (điều tra, xác minh…) Tính hợp pháp của hồ sơ vụ việc - các số liệu có liên quan Địa chỉ thực tế của con nợ Khả năng thanh toán khoản nợ của con nợ Các vần đề khác có liên quan 3.1.4. Thời hạn thẩm định Trong thời hạn 10 - 15 ngày kể từ ngày đại lý nhận được các giấy tờ hợp pháp. Agency sẽ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nhanh nhất để đảm bảo quyền lợi của khách hàng. 3.1.5. Kết quả thẩm định Sau khi thẩm định thì: Nếu hồ sơ hợp pháp, con nợ có khả năng thanh toán nợ thì Agency thông báo cho khách hàng để ký kết hợp đồng . Nếu vì một lý do nào đó Agency không thể tiến hành thu hồi nợ được thì công ty cũng cần phải thông báo rõ cho khách hàng biết. Đồng thời tư vấn cho khách hàng những vấn đề có liên quan. 3.1.6. Ý kiến của MNCs Agency tiếp nhận tất cả những ý kiến phản hồi của MNCs đối với kết quả thẩm định. Agency có trách nhiệm xem xét trả lời MNCs một cách đầy đủ, thỏa đáng. Trong thời hạn 15 ngày để MNCs xem xét có ký hợp đồng với Agency hay không 3.2 Thu hồi nợ 3.2.1. Ký hợp đồng Sau khi có kết quả thẩm định hồ sơ, sự đồng ý của khách hàng về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên về việc yêu cầu công ty cung cấp dịch vụ… thì MNCs và Agency sẽ tiến hành ký hợp đồng. 3.2.2. Hoàn tất các thủ tục ủy quyền MNCs sẽ soạn thảo những văn bản, giấy tờ có liên quan đển khách hàng hoàn tất việc ủy quyền cho Agency trong việc tiến hành hợp đồng thu nợ 3.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên 3.2.3.1. Quyền của MNCs Nhận lại các khoản tiền do Agency thu được từ con nợ. Được Agency cung cấp các thông tin, quá trình thu hồi nợ. Được yêu cầu Agency không được thực hiện những biện pháp làm ảnh hưởng đến khách hàng. Các quyền khác. 3.2.3.2. Nghĩa vụ của MNCs Cung cấp cho Agency những vấn đề có liên quan đến vụ việc một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Chịu trách nhiệm về những vấn đề đã cung cấp. Làm các thủ tục để ủy quyền cho Agency thực hiện việc thu hồi nợ. Thanh toán các khoản phí theo thỏa thuận. Không được đình chỉ, chấm dứt hợp đồng hoặc ủy quyền cho tổ chức cá nhân khác tiến hành thu hồi nợ khi Agency đang tiến hành thu hồi nợ. Các nghĩa vụ khác. 3.2.3.3. Quyền của Agency Được nhận các khoản phí từ khách hàng theo thỏa thuận Yêu cầu MNCs cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến việc thực hiện hợp đồng: thông tin khách hàng, hợp đồng… 3.2.3.4. Nghĩa vụ của công ty thu hồi nợ Phải thực hiện việc thu hồi nợ theo thỏa thuận với MNCs Thanh toán các khoản tiền đã thu hồi được cho MNCs Chịu trách nhiệm về hoạt động thu hồi nợ Đảm bảo tính bí mật của những thông tin mà MNCs đã cung cấp cho đại lý Các nghĩa vụ khác Các biện pháp tiến hành thu nợ Agency sẽ tiến hành các biện pháp hợp pháp để thực hiện hợp đồng mà không làm ảnh hưởng đến MNCs. Tùy theo từng đối tượng cũng như tình hình thực tế của vụ việc cụ thể mà Agency thực hiện: Thương lượng để con nợ đồng ý thanh toán Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của Agency Đặc biệt, có thể áp dụng các biện pháp khác mà không vi phạm pháp luật. - Thanh toán: MNCs phải thanh toán cho Agency tiền phí dịch vụ tương ứng với những khoản tiền mà Agency đã thu hồi được. Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. 4. Ưu và nhược điểm của Collection Agency: 4.1. Ưu điểm Tiết kiệm được thời gian và tiền cho việc thu nợ đối với các MNCs Có luật của quốc gia bảo vệ, không làm trái, vi phạm pháp luật. Bảo đảm những cơ hội đúng đắn trong việc thu nợ bởi vì các đại lý là những người chuyên nghiệp trong việc thương lượng với các con nợ. 4.2. Nhược điểm Có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của các khách hàng hay nhà cung cấp là con nợ của MNCs. Phương pháp này thường tốn chi phí cao và chưa được bảo đảm là sẽ thành công tuyệt đối, nó có thể bị con nợ từ chối. G. Invoice discounting 1. Định nghĩa Invoice discounting Chiết khấu hóa đơn (Invoice Discounting) là một phương pháp để thu hút vốn vay từ các hoá đơn chưa thanh toán của một doanh nghiệp mà nó vẫn giữ quyền kiểm soát hành chính các hóa đơn, nghĩa là nghĩa vụ thu hồi nợ vẫn thuộc về doanh nghiệp đi vay. 2. Cách thức thực hiện quy trình Công ty chiết khấu hóa đơn dựa vào các hóa đơn chưa thanh toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp để xác định số tiền nó sẽ cho vay. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm thanh toán lãi suất cũng như một khoản phí cho công ty chiết khấu hóa đơn, được tính dựa trên số tiền tài trợ mà doanh nghiệp yêu cầu và độ dài của thời gian khách hàng của doanh nghiệp sẽ trả tiền hóa đơn. Khách hàng của doanh nghiệp thường không biết về việc chiết khấu hóa đơn, mặc dù đôi khi nó bị tiết lộ. Số tiền cho vay có thể lên đến 80 - 85% giá trị hóa đơn doanh nghiệp thế chấp. 15% còn lại, trừ một ít phí dịch vụ, doanh nghiệp sẽ nhận được khi khách hàng trả tiền hóa đơn. Đơn vị chiết khấu hóa đơn trước hết sẽ kiểm tra hệ thống hoạt động và khách hàng của doanh nghiệp. Sau đó đơn vị này có thể sẽ đồng ý trả trước một tỉ lệ phần trăm nào đó của bộ chứng từ chưa thanh toán (total outstanding sales ledger). Chiết khấu hóa đơn chỉ áp dụng cho doanh nghiệp bán chịu sản phẩm hay dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp khác, có a proven track record, doanh thu hàng năm ít nhất 500000 bảng Anh và thiết lập một chức năng kiểm soát tín dụng. 3. Lợi ích của Invoice Discounting Cho phép doanh nghiệp nhanh chóng bơm vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không cần nhờ đến ngân hàng. Hơn nữa nó hỗ trợ doanh nghiệp trong quan hệ với các khách hàng khác nhau về thời hạn thanh toán, cải thiện các mối quan hệ khách hàng. Là một lợi thế rất lớn khi đàm phán các khoản thanh toán nhanh chóng với các nhà cung cấp - chủ yếu cho các doanh nghiệp nhỏ tìm cách để phát triển. H. Nghiệp vụ Factoring Factoring là 1 trong những cách tốt nhất để giải quyết tính trạng bế tắc về nợ nần, giúp các công ty thu hồi vốn để hoạt động, đặc biệt là MNCs với hoạt động kinh doanh, phát sinh nhiều khoản nợ nầng trên nhiều quốc gia. 1. Khi nào nên lựa chọn Factoring ? - Công ty của bạn có 1 cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng lại không đủ vốn để đầu tư? - Công ty của bạn đang cần tiền để thanh toán các chi phí? - Bạn cần vốn kinh doanh nhưng đã vay ngân hàng? - Nếu câu trả lời là có cho 1 trong những câu hỏi trên thì bạn nên cân nhắc đến factoring, 1 hình thức để huy động vốn. 2. Vậy Factoring là gì? Hình thức factoring được ra đời tại Anh vào thế kỷ thứ 17. Tuy nhiên, mãi đến những năm 60 của thế kỷ 19 ở châu Âu hình thức này mới được phát triển rầm rộ và đến năm 1963 khi cơ quan kiểm soát tiền tệ công bố factoring là một hoạt động ngân hàng hợp pháp thì ngân hàng mới bắt đầu đi vào lĩnh vực này và bắt đầu từ năm 1974 thì nghiệp vụ này mới được công nhận bởi hầu hết ở các nước trên thế giới.  Theo Từ điển kinh tế (Dictionary of Economic – Christopher Pass & Bryan Lones) thì “Factoring là một sự dàn xếp tài chính, qua đó một công ty tài chính chuyên nghiệp (công ty mua nợ - factor) mua lại các khoản nợ của một doanh nghiệp với số tiền ít hơn giá trị của khoản nợ đó. Lợi nhuận phát sinh từ sự chênh lệch giữa tiền thu được của số nợ đã mua và giá mua thực tế của món nợ đó. Lợi ích của doanh nghiệp bán nợ là nhận được tiền ngay thay vì phải chờ đến lúc con nợ thương mại trả nợ và hơn nữa là tránh được những phiền toái và các chi phí trong việc theo đuổi các con nợ chậm trả”.  Còn theo từ điển thuật ngữ Ngân hàng – Hans Klaus thì “factoring là một loại hình tài trợ dưới dạng tín dụng chuyển nhượng nợ. Một doanh nghiệp chuyển toàn bộ hay một phần khoản nợ cho một công ty tài chính chuyên nghiệp. Công ty này đảm nhận việc thu các khoản nợ và theo dõi các khoản phải thu để hưởng thủ tục phí và có lúc ứng trước các khoản nợ. Thông thường công ty mua nợ phải chịu rủi ro mất khả năng thanh toán của món nợ”.  Tiến sĩ Edward W. Reed và Edward K. Gill cho rằng: “Factoring là việc mua lại các khoản nợ. Các công ty mua nợ mua các khoản nợ của khách hàng trên cơ sở không truy đòi và tiến hành một số các dịch vụ ngoài việc ứng trước các khoản nợ. Công ty mua nợ đánh giá tín dụng trong hiện tại và tương lai của khách hàng (người bán) và xác lập các hạn mức tín dụng ứng trước. Các khách hàng được yêu cầu gửi trực tiếp cho công ty mua nợ bản sao hoá đơn. Khoản ứng trước thường từ 80% - 90% trị giá hoá đơn. Khoản dự trữ 10% - 20% được công ty mua nợ giữ lại để phòng ngừa hàng trả lại, hàng giao thiếu, hoặc các yêu cầu khác của người mua. Thường thường vào cuối tháng, công ty mua nợ tính toán mức phí thu được trên số dư trên các khoản nợ chưa thu và cấp thêm vốn cho khách hàng”.  Qua các khái niệm về factoring trên, chúng ta có thể hiểu factoring là một dạng của cung cấp vốn, trong đó một doanh nghiệp bán các tài khoản phải thu của mình cho một bên thứ ba còn gọi là "factor company" với giá đã được khấu trừ. Nhờ vào các vụ thu xếp này mà doanh nghiệp factor cung cấp cho doanh nghiệp bán một khoản tài chính và họ sẽ ăn phần lãi và phí do đã mua trước các công cụ báo thu. Các factor company (thường là những công ty trực thuộc ngân hàng) sẽ ứng trước cho người bán 70-80% tổng giá trị hóa đơn bán hàng và giành lấy quyền đòi nợ khách mua hàng. Tuy nhiên, việc ứng trước một khoản tiền lớn chứa đựng rất nhiều rủi ro đối với công ty Factor vì phải thẩm định khả năng tài chính của nhà xuất khẩu hoặc nhà xuất khẩu phải buộc thế chấp tài sản trong điều kiện khát vốn. Rõ ràng tín dụng Factoring mang lại lợi ích cho cả bên người bán hàng vì sớm thu hồi lại vốn, và cả bên tổ chức Factoring vì hưởng được chênh lệch chiết khấu. 3. Phân loại Với ý nghĩa là factoring nhằm bảo hiểm rủi ro thanh toán, chúng ta có hai loại factoring: factoring truy đòi và factoring miễn truy đòi. - Đối với factoring truy đòi, công ty factor không chịu một rủi ro nào về nợ. Với hình thức này thì công ty factors xấu có quyền đòi lại khoản tiền đã ứng trước cho nhà xuất khẩu nếu nhà nhập khẩu không thanh toán. Thông thường trong hợp đồng sẽ quy định sau bao nhiêu ngày sau thời hạn thanh toán mà con nợ không thanh toán thì người bán hàng sẽ phải hoàn lại cho công ty factor khoản đã ứng trước cộng thêm các chi phí. Factoring truy đòi rẻ hơn factoring miễn truy đòi và thường ít yêu cầu điều kiện về khách hàng của bạn - Với factoring miễn truy đòi, nếu nhà nhập khẩu mất khả năng chi trả, công ty factoring có trách nhiệm thanh toán 100% giá trị hoá đơn cho nhà xuất khẩu. Công ty factor sẽ đảm nhận mọi trách nhiệm để thuyết phục con nợ trả tiền, vì vậy phí dịch vụ này luôn đắt hơn factoring truy đòi. 4. Cách thức thực hiện quy trình - Người bán hàng (tức chủ nợ) gởi hóa đơn cho người mua kèm theo lệnh thanh toán cho cho công ty factor. - Người bán hàng sẽ mang hối phiếu đã ký phát cho người mua hàng đến công ty factor chiết khấu thu về tiền mặt, tỷ lệ ứng trước này cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu hối phiếu trên thương trường và phí nhờ thu cùng với độ rủi ro có thể xảy ra với công ty (thường thì khoản này chiếm 80% giá trị hóa đơn). Đồng thời người bán hàng lại quyền đòi nợ cho công ty Factor bằng cách ký hậu trên hối phiếu “theo lệnh của công ty...” - Đến thời hạn thanh toán, công ty factor xuất trình các giấy tờ cần thiết để đòi nợ. Khi thu được nợ, công ty thanh toán 20% còn lại cho chủ nợ trừ đi chi phí. 5. Đối tượng sử dụng - Factoring là lựa chọn chính đối với các doanh nghiệp đã hoạt động trên thị trường nhưng họ lại không phải là lựa chọn cho các công ty vừa với thành lập bởi vì các công ty kiểu này không hoạt động vì lợi ích của khách hàng. - Factoring là nghiệp vụ bổ sung nguồn tài chính được yêu thích đối với các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp nhỏ phải ý thức được rằng nghiệp vụ factoring có thể mang lại nhiều rủi ro cho công ty của họ bởi vì chi phí của nó đắt hơn vay vốn ngân hàng, bao gồm cả phí tài chính và phí dịch vụ.Phí này chiếm từ 2% đến 10% hóa đơn bán hàng, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của thu hồi nợ (tức là khả năng thanh toán của con nợ) và quy mô dịch vụ mà bạn thuê từ các công ty này". 6. Dịch vụ mà Factoring cung cấp - Thứ nhất, bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân gây nên sự phá sản của các doanh nghiệp là bị chiếm dụng vốn do khách hàng không thanh toán các khoản nợ. Do đó, việc quản lý rủi ro không thanh toán của khách hàng trong tín dụng thương mại là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Và rủi ro này doanh nghiệp có thể tránh được khi bán các khoản nợ của mình cho một công ty chuyên chuyên biệt  mua các khoản nợ đó – chính là công ty factor. Chính các công ty này với nghiệp vụ kinh doanh chuyên nghiệp của mình có thể mua lại các khoản nợ đó bù lại họ sẽ được lợi nhuận từ việc mua các khoản nợ thấp hơn giá trị của các khoản nợ đó.  - Thứ hai, quản lý tài khoản phải thu và thu nợ cho khách hàng. Với đặc thù là công ty tài chính chuyên biệt, các công ty mua nợ này đã mang lại một giải pháp toàn diện cho việc quản lý tài khoản vãng lai cho doanh nghiệp bằng cách một mặt đơn giản hoá hoạt động  kế toán của doanh nghiệp. Mặt khác, bảo đảm thu nợ và xác định các khoản thanh toán cho khách hàng. Ngoài ra, với tính chuyên nghiệp của mình công ty mua nợ sẽ có những nhận định phân tích một cách toàn diện và xác định những điều bất thường từ đó đưa ra khuyến cáo cho doanh nghiệp. Với chức năng của mình là theo dõi các khoản kỳ hạn thanh toán, kiểm tra các quy định thanh toán, nhắc nhở qua điện thoại, điện tín và cuối cùng là quản lý các khoản nợ khó đòi. Bởi hệ thống kỹ thuật hiện đại, các công ty mua nợ sẽ thực hiện việc nhắc nhở các khoản nợ qua các thư nhắc nhở tự động, hoặc hệ thống nhắc nhở tự động qua điện thoại. Nhờ thế mà đã rút ngắn dần những khoản nợ chậm trả và tạo thói quen cho người mua hàng thanh toán đúng hạn.  - Thứ ba, thực hiện tài trợ cho các doanh nghiệp thông qua việc mua lại các khoản nợ của các doanh nghiệp đó. Điều này có nghĩa là công ty mua nợ sẽ trả tiền ngay tức thì khi chuyển quyền sở hữu các hoá đơn. Những khoản tài trợ này là khoản không thể truy đòi. Bởi lẽ khoản tiền công ty mua nợ chuyển cho doanh nghiệp không phải là các khoản ứng trước đơn thuần mà là khoản bán hết món nợ đó cho công ty mua nợ và doanh nghiệp không phải hoàn lại cho công ty mua nợ nếu người mua không có khả năng thanh toán. Thông qua hình thức này mà doanh nghiệp có thể giải phóng các khoản nợ của khách hàng mà có điều kiện để sử dụng vốn có hiệu quả hơn do việc bán các hoá đơn.  7. Lợi ích mà Factoring mang lại - Giảm thiểu rủi ro tài chính: Bằng việc mua lại các khoản nợ, Factoring giúp doanh nghiệp tránh rủi ro bị chiếm dụng vốn và không thanh toán. Không những vậy, có nhiều khách hàng còn sẵn sàng trả phí để nhờ các công ty factoring điều tra và cung cấp thông tin nhằm đảm bảo quản lý tín dụng một cách hiệu quả nhất, từ đó hạn chế rủi ro tài chính. - Với khoản tiền được ứng trước từ công ty factor, doanh nghiệp có thề tăng dòng luân chuyển vốn. Do đó, Factoring không chỉ là sự lựa chọn cho những khoản nợ khó đòi, việc sử dụng dịch vụ này còn có thể đẩy nhanh những khoản thanh toán từ khách hàng mua hàng trả chậm. - Nghiệp vụ factoring là tạo ra lòng tin về khả năng thanh toán nợ của nhiều công ty cho vay, nhờ vậy, các công ty này sẽ yên tâm và tập trung vào công việc kinh doanh của mình để đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận. Không quan tâm đến mọi diễn tiến xung quanh (thậm chí cả trong trường hợp con nợ bị phá sản). - Hiện nay, có không ít các ngân hàng thương mại đang duy trì hình thức cho vay chi phí sản xuất hàng hoá hoặc thu mua hàng và cho vay luân chuyển hàng hoá. Cho vay như thế đưa đến việc doanh nghiệp sẽ ỷ lại vào vốn tín dụng của ngân hàng thương mại. Do vậy, việc cho vay chi phí sản xuất và cho vay luân chuyển hàng hoá sẽ khiến ngân hàng thương mại chịu rủi ro cùng doanh nghiệp: một khi hàng hoá không tiêu thụ được, khoản nợ sẽ rất khó thu hồi. Trong khi đó, sử dụng dịch vụ factoring, các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho doanh nghiệp tiếp tục chu kỳ sản xuất sau, nhưng ngân hàng thương mại ấy thu nợ bằng tiền hàng hoá bán chịu của chu kỳ sản xuất trước nên mức độ rủi ro ít hơn. Nhờ vậy, dịch vụ factoring còn giúp doanh nghiệp không lâm vào cảnh nợ nần dây dưa, khó đòi. - Factoring khiến việc cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng thương mại cho các công ty trên thị trường được đơn giản hơn và an toàn hơn (so với chiết khấu thương phiếu). Đồng thời, việc này còn khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hoặc thu mua hàng hoá bằng vốn tự có của mình. Vốn tín dụng của chi nhánh ngân hàng thương mại chỉ là vốn bổ sung khi doanh nghiệp bán hàng trả chậm. - Factoring đặc biệt còn rất hữu ích với các công ty xuất khẩu, bởi vìm điều kiện thanh toán là 1 trong những yếu tố cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu. Với nghiệp vụ factoring, doanh nghiệp xuất khẩu có thể kí thêm nhiều hợp đồng với hình thức thanh toán trả sau, đồng thời lại vừa thu được tiền mặt ngay sau khi xuất hàng đi. - Giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp. Thông qua việc thực hiện nghiệp vụ factoring mà các doanh nghiệp tiết kiệm được đáng kể các chi phí về tiền lương phải trả cho bộ phận thu nợ, chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng, quản lý, thời gian, v.v… bằng cách bán các khoản nợ cho công ty mua nợ và chỉ cần trả một khoản hoa hồng factoring hoặc bán với giá thấp hơn khoản nợ đó mà thôi 8. Các chi phí Khi công ty factor thu tiền từ con nợ sẽ giữ lại khoản tiền ứng trước cộng với phí dịch vũ (phí quản lý khoản phải thu) và phí tài chính và gửi phần còn lại cho chủ nợ. Chi phí factoring thường hợp lý, bởi vì hoạt động này rất cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Bên cạnh giá cả, còn cần lưu ý tới chất lượng dịch vụ. Khi kí hợp đồng với công ty factor, cần lưu ý tới thời hạn thu hồi nợ. Thường thì thời hạn là 3 tháng, có những công ty có thời hạn lên tới 1 năm nhưng chi phí sẽ đắt hơn. Chi phí tài chính: cao hơn lãi suất cơ bản từ 1.5% đến 3%. Tỉ suất này được tính theo ngày và có thể ngang với lãi suất tiền gửi. Phí dịch vụ (phí quản lý khoản phải thu): số tiền này được tính dựa trên doanh số, giá trị hóa đơn và số con nợ mà bạn cần phải thu. Khoản này dao động từ 0.75% đến 2.5% doanh số Credit Protection charges: khoản này chỉ có trong factoring miễn truy đòi do lúc này, công ty factor chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ xấu. Khoản này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào mức độ rủi ro, và thường dao động trong khoảng 0.5% đến 2% tính trên doanh số. 9. Phân biệt nghiệp vụ Factoring với các nghiệp vụ tương tự 9.1. Factoring và Invoice Discounting - Factoring có nghĩa là bán các khoản phải thu cho factor với giá chiết khấu, sau đó factor có trách nhiệm thu hồi nợ. - Invoice Discounting có nghĩa là dùng A/R làm thế chấp để vay vốn ngân hàng. Nghĩa vụ thu hồi nợ vẫn thuộc về doanh nghiệp đi vay. Factoring có mức độ rủi ro đối với ngân hàng lớn hơn, nên discount price thấp hơn. Do đó, Invoice Discounting thường được sử dụng hơn Factoring. Tuy nhiên, ưu điểm của factoring là giúp cho doanh nghiệp nâng cao tính thanh khoản của Bảng cân đối tài sản, hay gọi là lành mạnh hóa bảng cân đối sau khi loại trừ các khoản nợ xấu. 9.2. Factoring và Forfaiting Nghiệp vụ Forfaiting: về cơ bản Forfaiting cũng giống nghiệp vụ Factoring, nhưng tín dụng Forfaiting là tín dụng trung và dài hạn và đặc biệt là miễn truy đòi. Nếu không thể đòi nợ được từ người bị ký phát trên hối phiếu, công ty Forfaiting không có quyền được truy đòi người xuất khẩu. Chính vì vậy khả năng bao thầu tín dụng của Forfaiting là cao hơn nhiều, và người xuất khẩu thích lựa chọn kiểu tín dụng này nhưng bù lại họ phải chịu một tỷ lệ chiết khấu thấp hơn. Đương nhiên, công ty tài chính cũng chỉ cấp tín dụng Forfaiting cho nhà xuất khẩu khi người nhập khẩu đã được một ngân hàng hạng nhất bảo lãnh thanh toán. Thường thì ngân hàng đứng ra bảo lãnh ở đây là ngân hàng phát hành L/C, nếu người mua không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ thì ngân hàng phát hành sẽ đứng ra thanh toán thay.Tín dụng Factoring và Forfaiting còn được sử dụng nhiều trong việc mua lại các khoản phải thu hay các chứng khoán của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, đặc biệt tránh các khoản khách hàng nợ khó thu.  Court Khi các đại lý thu nợ không thực hiện được khả năng thu nợ, các công ty cũng chỉ còn cách cuối cùng là nhờ sự giúp đỡ của tòa án. Với một khoản tiền nợ không đáng kể các doanh nghiệp có thể giải quyết thông qua các tòa án có thẩm quyền tương đối nhỏ, còn với khoản nợ lớn thì cần phải phát đơn kiện lên tòa án có thẩm quyền cao hơn để thu hồi nợ. Gửi đơn ra tòa, doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề tốn nhiều chi phí và thời gian cho thủ tục. Small-claims court Khi nào thì đưa đơn lên toà án Có tồn tại một số cách để giải quyết các tranh chấp trong việc thu nợ của MNCs, thường thì với một lượng tiền nhỏ thì cách tốt hơn cả là đưa lên toà án nhỏ tại nơi mà việc giải quyết tranh chấp có thể diễn ra thuận tiện. Có thể là toà án quốc tế hoặc toà án tại cơ sở của khách hàng. Vì là một MNCs nên việc này thường khó khăn với chi phí cao nên doanh nghiệp cần cân nhắc khi quyết định đưa khoản nợ ra toà. Cách tốt nhất cho các doanh nghiệp giảm hao tổn này là phải tiến hành qui trình kiện tụng kịp thời và chính xác môt cách nhanh nhất khi có thể. Trong khoảng thời gian dài này, doanh nghiệp nên thể hiện mình là một chủ nợ có thiện chí, cùng thời điểm lúc đó thì chủ nợ của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng xấu do bị chiếm dụng thời gian, chi phí và mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp cũng sẽ bị đánh mất. 1.2. Các bước MNCs cần làm khi đưa kiện Liên lạc với đơn xin tòa án trong khu vực. Hỏi các thủ tục yêu cầu cần thiết cho quy trình khiếu kiện Nó thường là một thủ tục đơn giản, và tòa án có thể cung cấp thông tin để giúp bạn có được đểthông qua toàn bộ quá trình. Chuẩn bị thủ tục, thông báo cho bên bị kiện. Toà án sẽ cho 1 ngày hẹn để nghe tình huống và một ngày khác để phán xét. 1.3. Lợi ích của khiếu nại lên toà án nhỏ Không cần một luật sư để soạn ra bộ thủ tục giấy tờ đi kiện hay thậm chí là làm đại diện trong xét xử . Lệ phí không quá cao. Quá trình giải quyết một đơn khiếu nại diễn ra nhanh chóng. Các quyết định thường được phán quyết trong cùng một ngày. Mediation (hòa giải) Hoà giải cũng là một trong các hình thức giải quyết tranh chấp 2.1. Phân loại Có 2 loại hình được biết đến là: Trường hợp, toà án nhỏ sẽ cung cấp người hoà giải ngay chứ chưa cần phán xét. Ở hình thức này thay vì việc một thẩm phán đứng ra giải quyết tình huống thì người đó sẽ chỉ đạo cho một người hoà giải làm viêc với 2 bên. Người hoà giải sẽ là người trung gian coi xem 2 bên có thể thảo luận qua một phán xét cuối cùng với sự đồng thuận của 2 bên hay không? Phán xet này có gía trị như là quyết định của một phiên toà thật. Hình thức khác là bên có liên quan trong tranh chấp sẽ thuê một trung gian để giúp giải quyết sắp xếp công việc một cách phù hợp. 2.2. Ưu điểm Ít tốn kém hơn nhiều so với việic đưa ra toà án Nhanh hơn 2.3. Nhược điểm Hiệu quả không cao Người hoà giải thường là một trung gian giúp cho việc giao tiếp giữa hai bên được thuận lợi hơn nhưng phải phụ thuộc vào sự đồng ý một cách tự nguyện từ cả hai phía. 3. Arbitration (trọng tài) Hình thức trọng tài là một biến thể khác của hoà giải. Trọng tài cho phép MNCs giải quyết tranh chấp với một trọng tài trung gian, người sẽ nghe tình huống giải quyết từ cả hai phía. 3.1. Ưu điểm Trọng tài có những ưu điểm giống với hoà giải Quá trình giải quyết nhanh hơn Hiệu quả hơn phương pháp giải quyết thông qua toà án. 3.2. Nhược điểm Việc giải quyết tranh chấp sẽ do trọng tài phán xét, quyết định cuối cùng này thì không thể thay đổi, cả hai bên đều phải tuân theo. Lời kết Tóm lại, việc thu hồi nợ là một công việc không dễ dàng. Nó bao gồm nhiều bước, nhiều phương pháp được tiến hành tuần tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mỗi phương pháp có một chức năng và hiệu quả riêng. Việc sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào giá trị của khoản nợ, tiềm lực tài chính của MNC, mục đích của chủ nợ, thiện chí trả nợ của khách hàng và mức độ hiệu quả của phương pháp lựa chọn. Các phương pháp được nêu ở trên đơn thuần chỉ là những giải pháp đề xuất, không mang tính bắt buộc thực hiện và không đảm bảo mang lại kết quả như mong muốn. Chính vì vậy việc thu hồi nợ không phải là một công việc mang tính khoa học mà đó là cả một nghệ thuật. Các phương pháp trên chỉ cung cấp những bước đi cơ bản để thu hồi nợ còn việc thu hồi nợ được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác (tính khả thi của chính sách thu hồi nợ, quan hệ thương mại giữa chủ nợ và con nợ…). Hay nói cách khác, các phương pháp này chính là những chiếc chìa khoá để mở một ổ khoá, việc lựa chọn chiếc chìa khoá nào để tra vào ổ và xoay chìa khoá làm thế nào để mở được ổ là tuỳ vào sự khéo léo của người mở khóa. Như vậy có thể nói chính sách thu hồi nợ là một trong những chính sách quan trọng của một MNC. Chính sách này được thực hiện suôn sẻ sẽ đảm bảo cho hoạt động tái đầu tư của MNC diễn ra liên tục và nhanh chóng hơn. Công việc cần thiết của các MNCs là lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp và tiến hành phương pháp đó như thế nào cho hiệu quả là một bài toán khó mà không phải lúc nào cũng tìm được lời giải. Phụ lục Thành viên của nhóm 1. Phạm Nguyễn Quỳnh Anh K064020234 2. Nguyễn Thị Hồng Chánh K064020241 3. Phạm Thị Thanh Hoa K064030263 4. Phạm Hà My K064020287 5. Nguyễn Ngọc Thuý Nga K064020295 6. Nguyễn Phượng Hoàng Oanh K064020311 7. Đặng Thị Phương Thảo K064020326 8. Lê Thị Thanh Thảo K064020328 9. Vũ Thị Thu Thuỷ K064020342 10. Trần Minh Trang K064020355 11. Lê Nguyễn Thanh Trúc K064020360 Tài liệu tham khảo ều%20Oanh/1/tim-kiem.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChính sách thu nợ của công ty đa quốc gia (MNCs).doc
Luận văn liên quan