Chủ đề: Mối nguy chất màu sudan và biện pháp phòng ngừa
-Hạt trân châu của Công ty Possmei;
-Viên calcium và viên vitamine của Tập đoàn Brand’s;
-Nước uống nhãn hiệu Fruit House của Tập đoàn Thực phẩm Heysong;
-Nước uống thể thao Pro Sweat và nước uống măng tây của Tập đoàn Uni-President;
-Bột collagen của Công ty TaiYen;
-Sirup nho và dâu tây của Công ty Toàn Lâm;
-Nước uống tăng lực của Công ty Duyệt Thị;
-Nước uống Yes water của Công ty Taiwan yes;
-Bột thực phẩm dinh dưỡng Power-Lac của Công ty Cổ phần Kỹ thuật sinh học Bách Thịnh (Bio Chain).
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Mối nguy chất màu sudan và biện pháp phòng ngừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: MỐI NGUY CHẤT MÀU SUDAN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA.
Tình hình hiện nay của sudan.
Trên thế giới:
? Từ năm 2003, Cơ quan An toàn Thực phẩm Pháp đã khám phá ra sự hiện diện của sudan I trong thực phẩm. Cũng cùng năm này, cơ quan Tiểu chuẩn Thực phẩm Anh Quốc (BFSA) đã lên danh sách 419 sản phẩm thực phẩm của Trung Quốc có khả năng nhuộm màu sudan I.
?Tại Trung Quốc, các sản phẩm của công ty Heinz ở Quảng Đông và Cty Hienz Meiweiyuan Food Co. ở Quảng Châu bị thu hồi vì có chứa sudan I. Đó là các loại sauce ớt và sauce dầu dưới danh hiệu Heinz's Golden Mark.
Tại Việt Nam:
? Cuối tháng 1/ 2007 ,Theo kết quả kiểm nghiệm có 9/18 mẩu trứng mua tại các chợ ở Sài gòn có sự hiện diện của sudan I và sudan IV dưới nhiều hàm lượng khác nhau thay đổi từ 1.000 đến 20.000 ppb (phần tỷ).Trên thực tế, sudan có trong trứng gà đã được VN khám phá từ ngày 23/ 11/ 2006 tại Hà Nội và bột sudan đã được bày bán ngoaì thị trường dưới thương hiệu SRIV nhập cảng từ Trung Quốc.
? Điều này cho thấy rằng chất màu sudan có thể tồn tại trong thực phẩm dưới dạng nguyên chất từ lâu mà ta chỉ mới khám phá ra gần đây thôi, khiến cho chúng ta cần phải động não để dự phóng cho một nguy cơ có thể xảy ra cho các thế hệ VN về sau.
Bản chất của chất màu sudan.
Khái niệm về chất màu sudan:
? Sudan là một loại phẩm màu tổng hợp chứa các hợp chất azo, naphtols và các gốc methyl di động.
? Thông thường phẩm màu được áp dụng thường xuyên trong thực phẩm là sudan đỏ I. Ngoài ra còn có sudan II màu cam, sudan III màu đỏ ceresin (màu đỏ đậm), và sudan IV còn có tên là dung môi đỏ 24. Sự thay đổi màu sắc của các sudan là do sự chuyển đổi vị trí của các nhóm gốc methyl.
? Chúng là các chất hữu cơ được chiết ra từ nhựa than đá, dược tìm ra cách đây 150 năm, cấm sử dụng trong thực phẩm và nước uống.
Công thức hóa học:
?Sudan thuộc nhóm các azo (chất có liên kết N=N trong cấu tạo phân tử). Các chất thường được nhắc đến bao gồm 4 nhóm:
Sudan I
-Có danh pháp quốc tế là (1-(phenylazo)-2-naphthol) hay benzen-(azo-1)-2-hydroxynaphthalen.
-Sudan I có công thức phân tử là C16H12N2O, khối lượng phân tử làM= 248,3 (g/m), mã đăng ký (CAS number) là 842-07-09.
-Nhiệt độ nóng chảy: 138oC– 1390C
-Có dạng hình kim màu đỏ. Hòa tan trong benzen, ete cho dung dịch màu cam. Không tan trong dung dịch kiềm, có màu đỏ đậm trong dung dịch acid sulfuric.
Sudan II
-Danh pháp quốc tế là (1-{(2,4-dimethylphenyl) azo}-2-naphthalenol).
- Công thức chung:C18H16N2O. Khối lượng phân tử M=276,33(g/m). Mã số đăng ký 3118-97-6.
-Nhiệt độ nóng chảy 161°C -163°C,
-Có dạng hình kim màu đỏ nâu, sáng ánh. Không tan trong nước, kiềm , acid yếu, tan ít trong ethanol. Hòa tan trong dung dịch màu cam.
Sudan III
-Có danh pháp quốc tế là (1-(4-phenylazophenylazo)-2-naphthalenol).
-Công thức phân tử:C22H16N4O. Khối lượng phân tử M=352,4(g/m). Mã số đăng ký 85-86-9.
-Nhiệt độ nóng chảy 195°C.
-Có dạng bột màu nâu có ánh xanh lá cây.
Không tan trong nước, tan tốt trong choroform cho dung dịch cam.Tan trong ethanol, ete, aceton, glycerin…
Sudan IV
-Danh pháp quốc tế là (1-{2-methyl-4(2-methylphenyl)-azo}phenylazo).
-Công thức phân tử C24H20N4O.Khối lượng phân tử M=380,45(g/m). Mã số đăng ký 85-83-6.
-Nhiệt độ nóng chảy 181°C -188°C, phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ 206°C.
-Sudan IV có màu nâu tối không tan trong nước. Tan trong chloroform, ethanol, benzen, aceton, tan tốt trong dầu mỡ, chất béo.
Mục đích đưa sudan vào thực phẩm.
-Trong công nghiệp thì đây là chất dùng tạo màu cho dung môi, dầu (sudan dễ tan trong chất béo), sản phẩm sáp, xăng dầu, xi đánh giày và chất đánh bóng sàn nhà…
-Giống như trong công nghiệp người ta dùng sudan để làm cho thực phẩm có màu đỏ tươi hấp dẫn hơn và nó sẽ giữ màu cho thực phẩm lâu dài hơn.
Trong thực phẩm thì sudan hay được cho vào trong bột ớt và bột cà ri để tạo cho màu sắc sặc sỡ hấp dẫn.
-Sudan là chất dễ tạo màu, tạo nhũ tương khá đẹp mắt nên các nhà sản xuất thường lạm dụng trong sản xuất mỹ phẩm và các loại phụ gia (theo các chuyên gia khi nhìn bằng cảm quan nếu màu sắc đỏ càng sặc sỡ, càng duy trì lâu phai thì hàm lượng chất sudan càng cao).
Độc tính và ảnh hưởng của chất màu sudan đến sức khỏe con người.
Độc tính và tác hại đối với sức khỏe.
E Những sudan (từ 1 đến 4) đều là những chất gây ung thư. Khi sudan vào cơ thể sẽ tách các amin và tạo tăng sinh gây đột biến gan, từ đây tạo sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào. Khi tế bào phát triển không kiểm soát được sẽ gây ung thư.
E Trong đó:
+) Sudan I gây đột biến gen mạnh do tổn thương chất liệu di truyền của tế bào. Từ đó tạo thành các khối u ác tính.
+) Dùng liều cao sudan 1 sẽ gây ra các nốt tăng sinh ở gan được xem là yếu tố tiền ung thư (thí nghiệm trên chuột), ngoài ra sudan còn gây ung thư bạch cầu cấp và ung thư hạch ở chuột thí nghiệm (một cách chắc chắn).
+) Nhiều nghiên cứu cho thấy sudan nhạy cảm gây bệnh cả khi tiếp xúc qua da và đường thở.
Cơ chế gây độc.
? Sau khi đươc đưa vào cơ thể theo thức ăn, đồ uống hay qua da và niêm mạc (mắt, mũi). Sudan sẽ có cơ hội có mặt tromg máu để đến nhiều cơ quan khác nhau như gan, thận, bàng quang... quá trình biến đổi Sudan chủ yếu xảy ra trong gan (tại đây Sudan và dẫn chất của nó sẽ tác động mạnh mẽ đến các quá trình sinh hóa của tế bào).
? Trong các thí nghiệm tiêm trực tiếp sudan vào gan và bàng quang của chuột thí nghiệm, sudan gây các khối u ở những cơ quan này. Sudan cũng đã được chứng minh là có khả năng gây u tuyến giáp trạng của bê. Nhiều nghiên cứu đưa sudan vào cơ thể chuột theo đường miệng đã công bố kết quả âm tính. Tuy nhiên đa số các thí nghiệm đều không phải là thí nghiệm trường diễn...
?Công bố đầu năm 2007 của An Y và cộng sự cho rằng sudan I tác động “phá vỡ” cấu trúc của ADN và nhiễm sắc thể khi đưa vào môi trường nuôi cấy tế bào. Trước đó nhiều kết luận khoa học đã “kết tội” sudan gây biến đổi ADN thông qua tác động đến các enzym trong hệ thống truyền điện tử của tế bào.
? Khả năng ôxy hóa của sudan có thể được thực hiện bởi ion benzenediazon. Các quá trình biến đổi làm sudan có khả năng kết hợp với các ADN tạo liên kết sudan-ADN (sudan-ADN adducts). Đặc biệt, Cytochrome P450 1A1 (CYP1A1)- một trong những enzym quan trọng tham gia vào quá trình biến đổi các chất gây ung thư, cũng được chứng minh là có liên quan đến biến đổi của sudan và các dẫn chất của nó để tạo ion benzenediazon (Stiborowa và cộng sự, 1995).
? Nhiều phương pháp hiện đại khác nhau trong sinh học phân tử đã được dùng để chứng minh sự can thiệp của sudan vào cấu trúc ADN.
? Bằng phương pháp thí nghiệm sử dụng Baculovirus tái tổ hợp mang gen CYP1A1 của người, nhóm nghiên cứu của Stiborowa đã chứng minh khả năng gây biến đổi ADN của sudan hoàn toàn có thể xảy ra khi nó “tiếp xúc được” với hệ thống enzym vận chuyển điện tử trong các tế bào của cơ thể người.
Nguyên nhân và biện pháp.
Nguyên nhân.
a, Nhà sản xuất.
+ Khâu quản lí còn yếu: không kiểm soát được lượng thực phẩm màu trong nước.
+ Chưa cập nhật thông tin thế giới: danh mục phụ gia các chất cho phép đã có từ năm 2001,chưa sửa chữa lần nào trong 12 năm.
+ Xem thường sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng, lợi ích giá trị được đặt lên hàng đầu.
b, Người tiêu dùng.
Thói quen của người tiêu dùng:
+> 63,2% ăn thức ăn những phẩm màu bất đắc dĩ.
+> 52,6% cảm thấy quen thuộc với màu sắc thực phẩm.
+> 20,3% số người nội trợ mua phẩm màu không nguồn gốc ở chợ về chế biến thức ăn.
Thiếu kiến thức ,thông tin cần thiết.
c, Nhà quản lý.
? Thị trường thực phẩm phân bố rộng.
? Khâu kiểm soát chất lượng phẩm màu chưa tốt,còn lỏng lẻo.
Biện pháp.
Nhà sản xuất:
-Đặt sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu.
-Sử dụng ít hơn hoặc đúng lượng phẩm màu cho phép.
-Không sử dụng phẩm màu cấm.
-Ghi rõ hàm lượng chất phụ gia có trong thực phẩm.
-Thay thế phẩm màu tổng hợp bằng màu tự nhiên.
-Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng tiên tiến.
Người tiêu dùng:
-Hãy là người tiêu dùng khôn ngoan.
-Hạn chế sử dụng phẩm màu.
-Cập nhật thông tin về An Toàn Thực Phẩm cũng như phẩm màu.
-Hiện nay trên thị trường có nhiều loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc có chứa sudan như: son, phấn, màu mắt, chì kẻ lông mày; các loại mỹ phẩm này thường có giá cực rẻ, thường đóng gói sơ sài, không có bao bì tiếng Việt mà in chữ Trung Quốc, Thái Lan hoặc xen kẽ tiếng Anh. Vì vậy, người tiêu dùng không nên mua các loại sản phẩm này mà chọn mua những mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng, mua ở những nơi có uy tín. Người tiêu dùng cần nêu cao cảnh giác để bảo vệ mình, không lạm dụng mỹ phẩm; sau sử dụng nếu có biểu hiện bất thường cần đi khám ở bác sĩ da liễu.
-Để tránh không sử dụng trứng và các loại sản phẩm tương ớt có chứa chất sudan, người tiêu dùng nên mua trứng và các sản phẩm tương ớt có nguồn gốc, thương hiệu, được kiểm định rõ ràng.
Nhà quản lý:
-Tăng cường khâu kiểm soát.
-Có những chế tài hiệu quả buộc người sản xuất, người bán tuân thủ quy định về chất lượng.
-Bổ sung các điều luật mới trong VSATTP và luật bảo vệ người tiêu dùng.
-Cập nhật thông tin thế giới.
Cơ quan tuyên truyền, hội bảo vệ người tiêu dùng:
-Nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng và người sản xuất, đặc biệt các kiến thức về chất lượng hàng hóa về VSATTP.
-Giúp người tiêu dùng biết cách lựa chọn những thực phẩm an toàn, nhất là trong thời kì hội nhập hiện nay.
Một số quy định.
Dựa trên cơ chế tác động của sudan trên tế bào, các nhà khoa học cho rằng không có giới hạn an toàn cho sudan và ước lượng nguy cơ nên một số nước đã cấm dùng hẳn chất này trong thực phẩm.
Ở Châu Âu và Châu Mỹ đã có quyết định cấm bổ sung sudan vào thực phẩm. Thực phẩm có chứa chất sudan ở nồng độ 0,5 – 1ppm.
Năm 2005, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ra lệnh cấm sản xuất, tiêu thụ và sử dụng thuốc nhuộm sudan IV trong chế biến thực phẩm sau khi phát hiện chất này được sử dụng trong tương ớt và nước sốt hạt tiêu và cánh gà rán hiệu KFC của Mỹ.
Kết luận
Nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng cao theo liều lượng sử dụng và thời gian tiếp xúc. Nếu một người sử dụng lượng thực phẩm có chứa sudan nhiều trong thời gian dài thì khả năng ung thư càng cao. Những nguy hại do Sudan gây ra đang là bức xúc, hơn nữa những quy định về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm cho người dân trong toàn xã hội chưa được quan tâm đúng mức.
Mỗi người tiêu dùng cần đề cao ý thức bảo vệ sức khỏe, vì bản thân và vì những chủ nhân tương lai của đất nước, cần nắm bắt và hiểu rõ hơn về những quy định về An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm.Nên lựa chọn những thực phẩm đảm bảo sức khỏe và Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm.
Chủ Đề Tự Chọn: MỐI NGUY CHẤT TẠO ĐỤC DEHP TRONG THỰC PHẨM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Hiện trạng về DEHP hiện nay.
?Các loại thực phẩm chứa độc tố DEHP trong thời gian gần đây liên tục được phát hiện tại Đài Loan và một lượng lớn đã được thu hồi, tiêu hủy gồm: nước ép trái cây các loại. Thậm chí, chất phụ gia thực phẩm độc hại này cũng được tìm thấy trong mì gói và chè xanh có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
? Kuantan, một trong hai thương hiệu nước trái cây của Đài Loan, vừa bị phát hiện có chứa chất hiện có chứa chất gây ung thư DEHP.Các sản phẩm của Kuantan được các nhà chức trách tìm thấy có chứa DEHP gồm: nước ép trái cây, bột rau quả và bột nước trái cây tự nhiên có tác dụng làm đẹp.
?Trong nước, DEHP có thể xem như không tan, nhưng dễ dàng phân tán và tạo thành dung dịch có tính keo ngăn cản sự truyền suốt của ánh sáng, làm cho dung dịch trở nên đục. Được sử dụng chủ yếu trong ngành nhựa làm chất phụ gia tạo dẻo trong các loại nhựa PVC (polyvinyl chloride) hay một số loại nhựa đồng trùng hợp khác từ vinyl chloride.
?Là chất phụ gia dùng trong công nghiệp (giá rẻ ).
II. Tổng quan về DEHP.
Định nghĩa.
- DEHP có tên là di 2-ethylhexyl phtalate, danh pháp quốc tế là 1,2-benzenedicarboxylic acid bis 2-ethylhexyl ester hay dioctyl phtalate (DOP), công thức hóa học C24H38O4.
-Sản xuất DEHP theo phản ứng giữa alhydridephtalic và ethylhexanol như sau:
C6H4(CO)2O +C8H17OH=)C6H4(C8H17COO) 2+H2O
Tính chất vật lý.
?Nóng chảy ở 50°C.
?Ở nhiệt độ bình thường, DEHP là một chất lỏng không màu, không mùi, sánh như dầu
?Nhiệt độ sôi khoảng 370oC.
Đặc tính.
-Dễ dàng được hấp thụ ở dạ dày.
-Phần lớn chúng được chuyển hóa qua gan thành các hợp chất đơn giản hơn là MEHP.
-Con đường xâm nhập: qua ăn uống, qua hô hấp.
- Con đường đào thải: phân, nước tiểu, sữa mẹ.
Trong bánh kẹo, sữa, thạch, nước rau câu, đặc biệt nhóm nước giải khát…DEHP được dùng để làm chất tạo đục; trong nước mắm DEHP được bổ sung vào để tăng độ sánh.
Cơ chế.
? DEHP có thể hòa tan vào thực phẩm ở nhiệt độ từ 70-80°C nhưng nếu dùng hộp nhựa hoặc túi nilon để chứa thức ăn, nước uống cũng có nguy cơ bị lây nhiễm, gây hại tới sức khỏe.
?DEHP không tạo liên kết chắc với nhựa nên rất dễ nhiễm vào TP khi chứa đựng tp nóng trong các vật dụng bằng nhựa.
?Chuyển hóa của DEHP vào cơ thể người:
+ Khi vào cơ thể người qua đường ăn uống, DEHP bị chuyển hóa thành MEHP nhờ enzyme lipase.
+ DEHP xâm nhập vào cơ thể sẽ tích tụ lại và lâu dần sẽ gây hại.
Độc tính.
?LD50 = 20g/kg thể trọng.
? Năm 2004, cơ quan nghiên cứu về ung thư quốc tế( IARC) đã phânloại DEHP vào “Nhóm 2B - Các chất có thể gây ung thư cho người”. Khi nhiễm với liều lượng từ 5-10gr có thể gây ức chế hệ tiêu hóa ở người.
Tác hại.
Làm xáo trộn nội tiết. Bé gái bị nhiễm sẽ dậy thì sớm trước tuổi.
DEHP làm suy giảm sự phát triển của bộ phận sinh dục nam, khiến cho cơ quan sinh sản của nam giới bị “teo” lại.
Gây hại cho gan, thận.
Gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi .
Các biện pháp phòng ngừa.
- Hạn chế sử dụng thay thế bao bì nilon bằng bao túi giấy để đựng TP .
- Hạn chế chứa đựng thức ăn còn nóng trong các vật dụng bằng nhựa.
- Không sử dụng các TP đóng chai, bao bì không rõ nguồn gốc.
- Trong các thiết bị nhựa PVC cũng có mặt DEHP nên chúng ta nên hạn chế sử dụng.
- Cần có những quy định nghiêm nghặt về chất lượng hàng thực phẩm, cũng như về xử phạt vi phạm.
Quy định về DEHP và danh sách một số thực phẩm chứa DEHP.
Quy định.
?Hiện tiêu chuẩn DEHP của WHO là 8ppt/kg thực phẩm, tiêu chuẩn của Mỹ là 6ppt/kg thực phẩm.
? FDA cho phép sử dụng DEHP trong các loại thực phẩm chứa đựng trong bao bì nhưng chủ yếu là chứa nước.
?Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (CODEX) chưa có qui định về giới hạn DEHP trong thực phẩm.
?DEHP không có mặt trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng do Bộ Y Tế ban hành.
Một số thực phẩm chứa DEHP.
-Hạt trân châu của Công ty Possmei;
-Viên calcium và viên vitamine của Tập đoàn Brand’s;
-Nước uống nhãn hiệu Fruit House của Tập đoàn Thực phẩm Heysong;
-Nước uống thể thao Pro Sweat và nước uống măng tây của Tập đoàn Uni-President;
-Bột collagen của Công ty TaiYen;
-Sirup nho và dâu tây của Công ty Toàn Lâm;
-Nước uống tăng lực của Công ty Duyệt Thị;
-Nước uống Yes water của Công ty Taiwan yes;
-Bột thực phẩm dinh dưỡng Power-Lac của Công ty Cổ phần Kỹ thuật sinh học Bách Thịnh (Bio Chain).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chu_de_sudan_5308.docx