Chưng cất hệ ACID ACETIC - NƯỚC sử dụng mâm chóp

I MỞ ĐẦU Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và cùng với nó là nhu cầu ngày càng cao về độ tinh khiết của các sản phẩm. Vì thế, các phương pháp nâng cao độ tinh khiết luôn luôn được cải tiến và đổi mới để ngày càng hoàn thiện hơn, như là: cô đặc, hấp thụ, chưng cất, trích ly, Tùy theo đặc tính yêu cầu của sản phẩm mà ta có sự lựa chọn phương pháp phù hợp. Đối với hệ Axit axetic – Nước là 2 cấu tử tan lẫn hoàn toàn, ta phải dùng phương pháp chưng cất để nâng cao độ tinh khiết. Đồ án môn học Quá trình và Thiết bị là một môn học mang tính tổng hợp trong quá trình học tập của các kỹ sư Công nghệ Hóa học tương lai. Môn học giúp sinh viên giải quyết nhiệm vụ tính toán cụ thể về: quy trình công nghêä, kết cấu, giá thành của một thiết bị trong sản xuất hóa chất - thực phẩm. Đây là bước đầu tiên để sinh viên vận dụng những kiến thức đã học của nhiều môn học vào giải quyết những vấn đề kỹ thuật thực tế một cách tổng hợp. Nhiệm vụ của Đồ án này là thiết kế hệ thống chưng cất Nước – Axit axetic có năng suất là 0,5m3/h, nồng độ nhập liệu là 8%(kg axit/kg hỗn hợp), nồng độ sản phẩm đỉnh là 95,5%(kg nước/kg hỗn hợp), nồng độ sản phẩm đáy là 30%(kg axit/kg hỗn hợp), tháp làm việc ở áp suất thường

docx11 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4140 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chưng cất hệ ACID ACETIC - NƯỚC sử dụng mâm chóp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : NGUYỄN VĂN PHÚC MSSV: 60502107 Lớp : HC05KSTN CON NGƯỜI CÓ SỐNG HÒA THUẬN VỚI MÔI TRƯỜNG? “…Có lẽ một ngày nào đó các sử gia sẽ nhìn lại thời gian hiện nay và gọi nó là “những năm của biến đổi khí hậu”. Họ sẽ khen ngợi thế hệ của chúng ta, nhưng cũng có thể nhìn chúng ta bằng con mắt ghê tởm- giống như chúng ta nhìn nhận tình trạng mua bán và sử dụng nô lệ trong quá khứ.” PeterMadden Khen ngợi hay kinh tởm, điều đó phụ thuộc vào hành động cũng như ý thức của con người hiện tại. Thiên nhiên đã tạo cho con người cũng như vạn vật trên trái đất này một môi sinh tuyệt vời. Ấy vậy mà trong những thập niên gần đây, con người đã khai thác, tàn phá thiên nhiên không một chút nghĩ ngợi. Vốn dĩ thiên nhiên rất hiền hòa, nhưng để đáp lại những hành động ấy, trong những thập niên gần đây thiên nhiên đã cho con người thấy sức mạnh của sự thịnh nộ. Hãy nhớ lại thời kỳ xa xưa, khi trình tốc độ phát triển của con người còn chậm, chúng ta sống hoàn toàn dựa vào tự nhiên, và có lúc chúng ta còn xem thiên nhiên như những vị thần. Thiên nhiên cũng hiền hòa, bảo che chúng ta như những đứa con của mình. Thiên nhiên đã ưu đãi con người không chỉ lương thực, thực phẩm mà còn là những cảnh quan hùng vĩ. Vườn quốc gia Tam Thanh Sơn ở Trung Quốc được tô điểm bởi những cánh rừng, những thác nước, những dải "cầu vồng trắng" và những mỏm đá nhọn đẹp tuyệt vời, Vườn quốc gia rộng 22,950 ha này nằm trải dài trên rặng núi Huaiyu của tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Nơi đây được chọn do vẻ đẹp địa hình độc đáo. Vũ đài kiến tạo Sardona Thụy Sỹ: Có ý kiến cho rằng kỳ quan này được kiến tạo do sự va chạm giữa các lục địa. Vũ đài này nằm phía Đông Bắc của Thụy sỹ, được các nhà khoa học nghiên cứu từ thế kỷ 18. / Thảo nguyên Saryarka ở Kazakhstan: Vùng thảo nguyên rộng lớn và thanh bình này bị chia cắt bởi khu bảo tồn thiên nhiên Naurzum và Korgalzhyn State. Đây là điểm dừng chân cho nhiều loài chim di cư từ Châu Mỹ, Châu Âu và Nam Châu Á. / Cầu vồng nằm trên khối đá nham thạch của núi lửa Ol Doinyo Lengai thuộc Tanzania. Thế giới ngày càng phát triển. Để đáp ứng cho sự phát triển ấy, chúng ta đã không ngừng tàn phá thiên nhiên. Khai thác đến kiệt quệ các nguồn tài nguyên. Làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Và như một hậu quả tất yếu, chúng ta chính là nạn nhân của chính mình. / Ô nhiễm không khí đô thị: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 865.000 người chết do ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm không khí ngoài trời mà chủ yếu tập trung ở các khu đô thị và khu công nghiệp. Phơi nhiễm với không khí ô nhiễm có thể gây ra các căn bệnh về phổi và tim mạch mãn tính, đặc biệt là trẻ em và những người có tiền sử với bệnh này. / . Nước thải sinh hoạt: Đó là chất thải lỏng, chứa hỗn hợp nước thải từ những hoạt động phi công nghiệp của con người như vệ sinh, tắm, giặt và rửa. Ở nhiều nơi trên thế giới, rác và nước thải chưa được xử lý bị đổ trực tiếp xuống sông ngòi. WHO ước tính mỗi năm có 1,5 triệu người chết do sử dụng nước không an toàn, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, trong đó phần lớn là trẻ em. Chất thải sinh hoạt không được xử lý cũng làm giảm hàm lượng oxy trong môi trường nước, phá huỷ hệ sinh thái nước và đe dọa sinh kế của con người. / Nung chảy và gia công kim loại: Quá trình nung chảy và gia công kim loại thường thải ra lượng lớn các chất gây ô nhiễm không khí như HCl, SO2, NOx và các kim loại nặng như chì (Pb), asen (As), crom(Cr), niken (Ni), đồng (Cu) và kẽm (Zn). Hoạt động khai thác mỏ: Kim loại nặng và các loại hoá chất nguy hại phát sinh trong khai thác mỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của những người tiếp xúc và gây ra các bệnh có liên quan tới mắt, da, mũi họng; những bệnh tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn máu, thận, gan; thậm chí có thể gây ra các bệnh ung thư, phá huỷ hệ thần kinh trung ương, gây ra các dị dạng bẩm sinh. Nguồn nước mặt và nước ngầm cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hoạt động này. / Tái chế chì từ pin axit chì thải loại: Thật không may là quá trình tái chế chì từ pin axit chì đã qua sử dụng lại thường diễn ra ở những đô thị đông đúc dân cư mà không có biện pháp gì để ngăn chặn tác động ô nhiễm của nó. Con người sẽ bị nhiễm độc chì cấp tính khi tiếp xúc với 1 hàm lượng chì lớn do nuốt phải bụi, khí hoặc hơi phát tán trong không khí. Nhưng nhiễm độc chì do tiếp xúc lâu ngày với 1 hàm lượng chì nhỏ còn phổ biến và nguy hại hơn nhiều.  Các bệnh về sức khoẻ do nhiễm độc chì gồm có chứng suy giảm phát triển thể chất và trí óc, suy yếu chức năng thận, thậm chí tử vong. Trong đó trẻ em và phụ nữ mang thai là hai đối tượng nhạy cảm hơn cả với sự nhiễm độc này.   / Chất thải phóng xạ và mỏ uranium: Rác thải và vật liệu phóng xạ là những nguồn phát thải phóng xạ có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Vật liệu phóng xạ được không chỉ đượcsử dụng trong các nhà máy sản xuất điện và trong quân sự mà cả trong lĩnh vực y học, trong công nghiệp, và ngay cả trong cuộc sống hàng ngày. Chất thải phóng xạ có thể thâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước hoặc không khí. Chất phóng xạ tấn công cơ quan chức năng của cơ thể, gây ra hàng loạt các bệnh ung thư, gây đột biến gen và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau này. / Ô nhiễm nguồn nước mặt: Do nhiều lý do khác nhau, các nguồn nước trên Trái đất ngày càng cạn kiệt. Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình trạng thiếu nước trầm trọng và gần 5 triệu người chết hằng năm ở các nước nghèo do thiếu nước sạch /   Ô nhiễm nước ngầm: Nước ngầm chiếm tới 97% lượng nước ngọt trên Trái đất. Con người sử dụng lượng nước này cho những nhu cầu sống hằng ngày. Nhưng nguồn nước này giờ đây cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều lý do khác nhau. Ô nhiễm nước ngầm có thể bắt nguồn từ các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản. Trong nông nghiệp nếu sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước ngầm. Ô nhiễm nước ngầm phổ biến nhất là ô nhiễm Asen. Sử dụng nước ngầm bị nhiễm bẩn có thể gây ra tiêu chảy và đau dạ dày, hoặc một số vấn đề nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó có thể gây ung thư, phát triển dị thường và nhiều bệnh nguy hiểm khác.   Đến lượt mình thiên nhiên đáp lại bằng những cơn giận dữ khủng khiếp / Núi lửa Chaiten ở Chile phun trào trong cơn bão giữa đêm. Ảnh: Eyevine. / Trận lốc xoáy kinh hoàng tại bang Iowa, Mỹ, hồi tháng 6. Ảnh: AP. / Ngọn lửa rực cháy trong khu rừng ở bang California. Trận hỏa hoạn đã thiêu rụi gần 8.000 hectar đồng cỏ ở đây khiến thống đốc bang phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Ảnh: AP. / Có đặc điểm phụ thuộc vào lượng mưa theo mùa, vì vậy Nam Á luôn là khu vực bấp bênh giữa hai trạng thái đối lập: rất thừa và rất thiếu nước. Và năm ngoái, khu vực này đã phải hứng chịu tình trạng: dư thừa nước – mưa lũ kéo dài. Những trận mưa mùa bất thường như trút nước ở miền bắc Ấn Độ, Nepal, Bhutan, và Bangladesh hồi tháng 7 và 8 năm ngoái đã dẫn tới tình trạng mà Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc UNICEF gọi là “đợt lũ kinh hoàng nhất trong lịch sử" khu vực này. Tính tới giữa tháng 8 năm ngoái, đã có khoảng 30 triệu người khắp khu vực bị mất nhà cửa, và hơn 2000 người thiệt mạng vì lũ. Thiệt hại do mưa lũ gây ra ước tính lên tới ít nhất 120 triệu USD. / Năm 2007 có thể coi là năm thế giới không phải đối mặt với nhiều trận động đất kinh hoàng nhưng Peru lại là một ngoại lệ. Ngày 15/8 năm ngoái, một trận động đất mạnh tới 8.0 độ richte đã làm rung chuyển cả bờ biển miền Trung của quốc gia Nam Mỹ này. Và tất nhiên, trận động đất ấy đã để lại hậu quả vô cùng khủng khiếp, đó là 500 người thiệt mạng, 1.366 người bị thương và hơn 50.000 ngôi nhà bị phá huỷ. Pisco là thành phố bị thiệt hại nặng nề nhất, với 80% công trình xây dựng bị phá huỷ và 430 người chết, trong đó có hơn 100 người mất mạng khi đang cầu nguyện trong nhà thờ. Tương lai của chúng ta sẽ đi về đâu? Có những biện pháp nào nhằm hạn chế những hậu quả do chúng ta gây ra không? Sau đây là những ý tưởng: 1. "Đeo kính cho trái đất" Với những người thường xuyên tắm nắng trên bãi biển, họ thường sử dụng kính râm nhằm hạn chế tác động của tia cực tím do ánh nắng mặt trời phát ra. Vận dụng nguyên lý này, nhiều nhà khoa học đã đưa ra sáng kiến "Đeo kính cho trái đất". Sáng kiến này thông qua đề xuất tạo một vòng tròn các hạt siêu nhỏ nhằm phân tán ánh sáng hay sử dụng các vệ tinh siêu nhỏ trong quỹ đạo. Vòng tròn nói trên có tác dụng làm giảm bức xạ của mặt trời chiếu vào trái đất và cuối cùng là giảm thiểu các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. 2. Cho đại dương "uống liều thuốc Iron" Qua theo dõi các loại thực vật phù du trên biển, các nhà khoa học nhận thấy rằng các loài phù du này sống bằng cách tổng hợp ánh sáng, chúng sử dụng khí CO2 trong không khí để tạo ra thức ăn, khi chết sẽ chìm xuống đáy biển và mang theo khí CO2. Do sắt cũng có các quá trình hoạt hóa giống như động vật phù du nói trên nên họ đã đề xuất ý tưởng này để chúng tạo ra quá trình tổng hợp quang, hay nói cách khác là làm tăng mật độ của loài sinh vật phù du, hấp thụ nhiều CO2 hơn. 3. Phun lưu huỳnh vào không khí Một số loại sơn khí hoặc các loại hạt siêu nhỏ trong bầu khí quyển được xem là chất gây lạnh. Các hạt này làm di chuyển quá trình bức xạ mặt trời và chuyển nó trở lại vũ trụ. Nhiều nhà khoa học cho rằng, con người cũng nên áp dụng nguyên lý này của tự nhiên, phun lưu huỳnh vào không khí để làm giảm nhiệt của bầu khí quyển, tuy nhiên mặt trái của quá trình này vẫn chưa thể lường hết, nó có thể gây mưa acid. Ngoài ra, tại những vùng không có lưu huỳnh, nhiệt độ sẽ tăng lên đột biến. 4. Sử dụng sức mạnh của côn trùng Nhiều nhà khoa học đưa ra ý tưởng nuôi côn trùng để chúng phân hủy rác thải, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường. Côn trùng có thể ăn các chất thải thực phẩm, các chất thải nhựa... 5. Chôn vùi CO2 Do lượng khí CO2 quá lớn phát tán vào môi trường làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nên nhiều nhà khoa học đã đưa ra đề xuất "chôn" CO2 vào lòng đất hay dưới lòng đại dương, vào các mỏ than, mỏ dầu đã khai thác xong. Để làm được điều này, khí CO2 phải được tách khỏi khí thải của các nhà máy, nén lại và phun vào các hầm ngầm dưới đất. 6. Sống chung với rác Nhiều người đưa ra giả định cho rằng, dù muốn hay không con người cũng không thể hạn chế được rác thải, thậm chí số lượng rác thải ngày một nhiều. Bởi vậy, ý tưởng sống chung với rác không còn xa lạ. Mới đây, các kỹ sư ở Đại học Leed (Anh) đã có sáng kiến tạo ra các thiết bị, nhà máy chế tạo các sản phẩm dân dụng từ rác thải như bàn ghế, vật liệu xây dựng... Họ gọi đây là vật liệu bitublocks. 7. Cấm dùng túi nilon và bóng đèn sợi đốt chiếu sáng Trung Quốc đã đưa ra chương trình giảm thiểu nguy cơ "ô nhiễm trắng" bằng cách cấm sử dụng túi nylon siêu mỏng. Việc sử dụng túi nilon siêu mỏng rộng rãi ở Trung Quốc trước đây đã gây tắc nghẽn đường ống nước, ô nhiễm đường phố... và để lại hậu quả lâu dài. Thay vào đó, khuyến khích dùng các loại bao gói dễ tiêu hủy, bao gói dùng được nhiều lần mang tính môi trường Australia lại ban hành đạo luật nhằm hạn chế sử dụng các loại bóng đèn sợi đốt chiếu sáng vì gây hao tốn điện năng làm tăng hiệu ứng phát tán khí nhà kính.... Chính phủ khuyến khích người dân sử dụng các loại bóng đèn compact, đèn huỳnh quang, vừa rẻ tiền và hiệu quả, vừa tiết kiệm điện năng lại giảm mức phát tán CO2 vào môi trường. Trên đây chỉ là những biện pháp nhằm làm hạn chế sự tác động tiêu cực của môi trường đến đời sống của chúng ta. Thiết nghĩ, để sống hòa thuận với thiên nhiên, chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ, bởi lẽ thiên nhiên không biết nói, nó chỉ biết hành động, nếu tiếp tục hành động như hiện nay rồi tương lai của con người sẽ đi đến chỗ diệt vong. HÃY HÀNH ĐỘNG VÌ TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA VÀ THẾ HỆ TIẾP THEO!!!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBAI NOP CHO CO.docx
  • docdo an thay doi chan do.doc
  • dwgQTCN.dwg
  • dwgQTCN2004.dwg
  • dwgthap chung cat ha 2004 THAY SUA.dwg
  • dwgthap chung cat ha 2004 THAY SUA1.dwg