Các loại ảnhvệ tinh thươngmại có độ phân giải cao HSRI (High Resolution
Satellite Image) hiện nay đang đượcsửdụng phổ biến để thànhlậpbản đồ địa hình,
chuyên đề và phụcvụ cho việc quản lý đô thị. Ảnhvệ tinh độ phân giải cao có ưu thế
về độ chính xácvới saisốvềmặtbằng khoảng 0,3m, có thể thànhlậpbản đồtỷlệ
1:10.000với khoảng cao đềutừ 2,5 đến 5m và cho phépcập nhậtbản đồtỷlệ 1:5.000.
Ảnh còn có khảnăngtạo ảnhlập thể và đặc biết thời gian chụp trởlại trên cùng vùng
đấtrất nhanh nêndễ dàng tíchhợpvớidữ liệu GIS và cho phéptạo ra nhiềusản phẩm
mới từ ảnh vệtinhmột cách tự động hoặc bántự động.
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6040 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác nhau với những thời điểm khác nhau và đa dạng về loại ảnh. Tuy nhiên, dữ liệu
ảnh viễn thám phổ biến nhất là ảnh vệ tinh có độ phân giải thấp và trung bình (độ phân
giải trong khoảng 5-20m). Mục đích chính của việc sử dụng dữ liệu này là để phục vụ
cho những nghiên cứu và ứng dụng chỉ đòi hỏi độ chính xác trung bình và thấp như
quản lý tài nguyên môi trường, giám sát biến động môi trường và nguồn tài nguyên
thiên nhiên, cập nhật thông tin cho các bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình hoặc các bản đồ
chuyên đề. Những phương pháp để giải đoán và phân loại những đối tượng và thông
tin là những phương pháp thủ công được dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức của
chuyên gia trong lĩnh vực giải đoán ảnh hàng không. Từ những năm cuối của thế kỷ 20
và đầu thế kỷ 21 nhiều tổ chức, viện nghiên cứu đã ứng dụng những phương pháp dựa
trên pixel cho việc phân loại một cách tự động như là phương pháp hình hộp, khoảng
cách ngắn nhất, phương pháp xác suất nhất.
Gần đây, các tổ chức đã bắt đầu sử dụng các ảnh có độ phân giải không gian
cao (độ phân giải nhỏ hơn 5m) đến những ứng dụng mới đòi hỏi độ chính xác cao như
cập nhật dữ liệu không gian cho bản đồ tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, việc phân loại, trích lọc
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 87
thông tin từ những phương pháp cũ đã thể hiện nhiều vấn đề như là hiện tượng muối
và tiêu rất nhiều, hay rất khó phân loại các đối tượng theo mục đích sử dụng và để giải
quyết vấn đề này các tổ chức đã sử dụng lại phương pháp trích lọc thông tin trên ảnh
bằng phương pháp thủ công.
Thấy được sự phát triển nhanh và cấp thiết về ứng dụng công nghệ viễn thám
trong cuộc sống, sự phát triển kinh tế xã hội trên thế giới. Chính phủ nước ta đã có
những định hướng cho sự phát triển công nghệ vũ trụ. Ngày 14/6/2006, thủ tướng
chính phủ đã ra quyết định về ‘chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ
đến năm 2020’. Trong giai đoạn 2006-2010, đẩy mạnh chiều rộng và chiều sâu 4 lĩnh
vực trong đó có viễn thám. Ứng dụng viễn thám vào các ngành khí tượng thủy văn, tài
nguyên và môi trường cụ thể lạ nâng cao chất lượng dự báo sớm mưa bão, lũ, lũ quét,
sạc lở đật và các loại thiên tai khác, đánh giá biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam.
Định kỳ đánh giá biến động sử dụng đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ chuyên đề
số hóa dùng chung cho nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương. Với các ngành
nông nghiệp, thủy sản, điều tra tài nguyên thì mở rộng ứng dụng viễn thám trong việc
xây dựng quy trình dự báo sản lượng lúa các vùng trồng lúa trọng điểm, dự báo lũ lụt,
khô hạn, cháy rừng; trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản và đánh bắt hải sản; trong
nghiên cứu các hiện tượng tài nguyên dầu khí, nước ngầm ….
Từ năm 2011 đến 2020 đưa vào ứng dụng tại Việt Nam các thành tựu mới của
vệ tinh quan sát trái đất độ phân giải rất cao, vệ tinh định vị có độ chính xác rất cao,
thiết bị mặt đất gọn nhẹ tích hợp nhiều chức năng. Bên cạnh đó thành lập Ủy ban vũ
trụ Việt Nam và Viện công nghệ vũ trụ để tập trung xây dựng khung pháp lý, phát
triển cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm và nguồn nhân lực cho việc phát triển các
ứng dụng của công nghệ vũ trụ ở Việt Nam.
2. Định nghĩa Viễn thám
Nói một cách nôm na trong “viễn thám” có hai từ “viễn” và “thám”. “Viễn” có
nghĩa là xa, từ xa, không tiếp xúc với đối tượng. “Thám” có nghĩa là tìm hiểu, lấy
thông tin về đối tượng. Ta có thể hiểu một cách đơn giản viễn thám là một ngành khoa
học nghiên cứu đối tượng mà không tiếp xúc trực tiếp với chúng. Trong tiếng Anh,
viễn thám là “remote sensing”, thường được viết tắt là RS.
Nếu nói một cách khoa học thì chúng ta có thể dùng định nghĩa sau: Viễn thám
là một khoa học thu nhận thông tin của bề mặt trái đất mà không tiếp xúc trực tiếp với
bề mặt ấy. Điều này được thực hiện nhờ vào việc quan sát và thu nhận năng lượng
phản xạ, bức xạ từ đối tượng và sau đó phân tích, xử lý, ứng dụng những thông tin nói
trên (theo CCRS).
3. Nguyên lý làm việc của RS
Sóng điện từ được phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấp thông tin
chủ yếu về đặc tính của đối tượng. Ảnh viễn thám sẽ cung cấp thông tin về các vật thể
tương ứng với năng lượng bức xạ ứng với từng bước xóng đã xác định. Đo lường và
phân tích năng lượng phản xạ phổ ghi nhận bởi ảnh viễn thám cho phép tách thông tin
hữu ích về từng loại lớp phủ mặt đất khác nhau do sự tương tác giữa bức xạ điện từ và
vật thể.
Một thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể được
gọi là ‘bộ cảm biến – Sensors’. Bộ cảm biến có thể là các máy chụp ảnh hoặc máy
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 88
quét. Phương tiện mang các sensors được gọi là ‘vật mang’. Vật mang có thể là máy
bay, khinh khí cầu, tàu con thoi hay vệ tinh….hình 3.1 thể hiện một số vật mang:
(a) (b) (c)
(d) (e) (f)
Hình 3.1: (a-IKONOS 2), (b-OrbView 2 (SeaStar)), (c-EROS A1) ,
(d-NOAA 12, 14, 16), (e-RADARSAT 1), (f-SPOT 1, 2, 4)
Hình 3.2: Nguyên lý thu thập dữ liệu ảnh viễn thám
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 89
Nguồn năng lượng chính thường sử dụng trong viễn thám là bức xạ mặt trời,
năng lượng của sóng điện từ do các vật thể phản xạ hay bức xạ được thu nhận bởi bộ
cảm biến đặt trên vật mang.
Thông tin về năng lượng phản xạ của các vật thể được ghi nhận bởi ảnh viễn
thám và thông qua xử lý tự động trên máy hoặc giải đoán trực tiếp từ ảnh dựa trên kinh
nghiệm của chuyên gia. Cuối cùng, các dữ liệu hoặc thông tin liên quan đến các vật thể
và hiện tượng khác nhau trên mặt đất sẽ được ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như nông lâm nghiệp, khí tượng, môi trường, địa chất, thủy sản…
Hình 3.3, thể hiện sơ đồ quy trình công nghệ cơ bản được sử dụng trong việc
tách thông tin hữu ích từ ảnh viễn thám
Hình 3.3: Nguyên lý thu nhận và quy trình xử lý dữ liệu viễn thám
Toàn bộ quá trình thu nhận và xử lý ảnh viễn thám có thể chia thành 5 thành
phần cơ bản sau:
- Nguồn cung cấp năng lượng.
- Sự tương tác của năng lượng với khí quyển.
- Sự tương tác với các vật thể trên bề mặt trái đất.
- Chuyển đổi năng lượng phản xạ từ vật thể thành dữ liệu ảnh số bởi bộ cảm biến.
- Hiển thị ảnh số cho việc giải đoán và xử lý.
4. Những thành phần trong RS
Hệ thống viễn thám thường bao
gồm 7 phần tử có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Theo trình tự hoạt động của hệ
thống, chúng thể hiện như hình 3.4:
Nguồn năng lượng (A): Thành
phần đầu tiên của một hệ thống viễn
thám là nguồn năng lượng để chiếu sáng
hay cung cấp năng lượng điện từ tới đối
tượng quan tâm. Có loại viễn thám sử
dụng năng lượng mặt trời, có loại tự
cung cấp năng lượng tới đối tượng.
Thông tin viễn thám thu thập được là
dựa vào năng lượng từ đối tượng đến
Hình 3.4: Những thành phần trong RS
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 90
thiết bị nhận, nếu không có nguồn năng lượng chiếu sáng hay truyền tới đối tượng sẽ
không có năng lượng đi từ đối tượng đến thiết bị nhận.
Những tia phát xạ và khí quyển (B): Vì năng lượng đi từ nguồn năng lượng
tới đối tượng nên sẽ phải tác qua lại với vùng khí quyển nơi năng lượng đi qua. Sự
tương tác này có thể lặp lại ở một vị trí không gian nào đó vì năng lượng còn phải đi
theo chiều ngược lại, tức là từ đối tượng đến bộ cảm.
Sự tương tác với đối tượng (C): Một khi được truyền qua không khí đến đối
tượng, năng lượng sẽ tương tác với đối tượng tuỳ thuộc vào đặc điểm của cả đối tượng
và sóng điện từ. Sự tương tác này có thể là truyền qua đối tượng, bị đối tượng hấp thu
hay bị phản xạ trở lại vào khí quyển.
Thu nhận năng lượng bằng bộ cảm (D) Sau khi năng lượng được phát ra hay
bị phản xạ từ đối tượng, chúng ta cần có một bộ cảm từ xa để tập hợp lại và thu nhận
sóng điện từ. Năng lượng điện từ truyền về bộ cảm mang thông tin về đối tượng.
Sự truyền tải, thu nhận và xử lý (E) Năng lượng được thu nhận bởi bộ cảm
cần phải được truyền tải, thường dưới dạng điện từ, đến một trạm tiếp nhận-xử lý nơi
dữ liệu sẽ được xử lý sang dạng ảnh. Ảnh này chính là dữ liệu thô.
Giải đoán và phân tích ảnh (F): Ảnh thô sẽ được xử lý để có thể sử dụng
được. Để lấy được thông tin về đối tượng người ta phải nhận biết được mỗi hình ảnh
trên ảnh tương ứng với đối tượng nào. Công đoạn để có thể “nhận biết” này gọi là giải
đoán ảnh. Ảnh được giải đoán bằng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Các phương
pháp này là giải đoán thủ công bằng mắt, giải đoán bằng kỹ thuật số hay các công cụ
điện tử để lấy được thông tin về các đối tượng của khu vực đã chụp ảnh.
Ứng dụng (G): Đây là phần tử cuối cùng của quá trình viễn thám, được thực
hiện khi ứng dụng thông tin mà chúng ta đã chiết được từ ảnh để hiểu rõ hơn về đối
tượng mà chúng ta quan tâm, để khám phá những thông tin mới, kiểm nghiệm những
thông tin đã có ... nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể.
5. Yếu tố ảnh hưởng đến năng lượng sóng điện từ
Năng lượng của sóng điện từ khi lan truyền qua môi trường khí quyển sẽ bị các
phần tử khí hấp thụ dưới các hình thức khác nhau tùy thuộc vào từng bước sóng cụ
thể. Trục ngang trong hình 3.5 thể hiện giá trị bước sóng và trục đứng thể hiện % năng
lượng ứng với từng bước sóng cụ thể khi truyền qua khí quyển. Các vùng phổ mà
không bị ảnh hưởng mạnh bởi môi trường khí quyển (còn được gọi là cửa sổ khí
quyển) sẽ được chọn để sử dụng cho việc thu nhận ảnh viễn thám. Các bước sóng ngắn
hơn 0,3mm hầu như bị hấp thụ bởi tầng Ôzôn, nhưng vùng ánh sáng khả kiến do mặt
trời cung cấp rất ít bị hấp thu bởi khí quyển và năng lượng sóng điện từ ứng với bước
sóng 0,5mm có ưu thế cho việc thu nhận ảnh viễn thám. Bức xạ nhiệt của trái đất có
năng lượng cao nhất tại bước sóng 10mm trong vùng cửa số khí quyển và sóng vô
tuyến cao tần với bước sóng lớn hơn 1mm cũng rất ít bị hấp thu bởi khí quyển. Do đó,
ảnh viễn thám nhận được thường dựa vào sự đo lường năng lượng phản xạ của sóng
điện từ nằm trong vùng sóng vô tuyến cao tần (ảnh Rada) là trường hợp ngoại lệ không
sử dụng năng lượng mặt trời.
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 91
Hình 3.5: Vùng phổ sử dụng trong viễn thám ít bị hấp thu năng lượng bởi khí quyển
Trong viễn thám, người ta thường quan tâm đến khả năng lan truyền sóng điện
từ trong khí quyển, vì các hiện tượng và cơ chế tương tác giữa sóng điện từ với khí
quyển sẽ có tác động mạnh đến thông tin được thu nhận bởi bộ cảm biến. Khí quyển
có đặc điểm quan trọng đó là tương tác khác nhau đối với bức xạ điện từ có bước sóng
khác nhau. Đối với viễn thám quang học, nguồn năng lượng cung cấp chủ yếu là do
mặt trời và sự có mặt cũng như thay đổi các phân tử nước và khí (theo không gian và
thời gian) có trong lớp khí quyển là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự biến đổi năng
lượng phản xạ từ mặt đất đến bộ cảm biến. Khoảng 75% năng lượng mặt trời khi chạm
đến lớp ngoài của khí quyển được truyền xuống mặt đất và trong quá trình lan truyền
sóng điện từ luôn bị hấp thu, tán xạ và khúc xạ bởi khi quyển trước khi đến bộ cảm
biến. Các loại khí như Oxy, Nitơ, Cacbonic, Ôzôn, hơi nước,… và các phần tử lơ lửng
trong khí quyển là tác nhân chính ảnh hưởng đến sự suy giảm năng lượng sóng điện từ
trong quá trình lan truyền.
Để hiểu rõ hơn cơ chế tương tác giữa sóng điện từ và khí quyển, việc chọn phổ
điện từ để sử dụng cho việc thu nhận ảnh viễn thám. Bảng 3.1 thể hiện đặc điểm của
các dải phổ điện từ thường được sử dụng trong công nghệ viễn thám.
Bảng 3.1: Đặc điểm của dải phổ điện từ sử dụng trong công nghệ viễn thám
Dải phổ điện từ Bước sóng Đặc điểm
Tia cực tím 0,3 ¸0,4mm Hấp thụ mạnh bởi khí quyển ở tầng cao (tầng
Ôzôn), không thể thu nhận năng lượng do dải
sóng này cung cấp nhưng hiện tượng này lại bảo
vệ con người tránh bị tác động bởi tia cực tím
Khả kiến 0,4¸0,76mm Rất ít bị hấp thu bởi Ôxy, hơi nước và năng lượng
phản xạ cực đại ứng với bước sóng 0,5mm trong
khí quyển. Năng lượng do dải sóng này cung cấp
giữ vai trò quan trọng trong viễn thám
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 92
Hồng ngoại gần
trung bình
0,77¸1,34mm
1,55¸2,4mm
Năng lượng phản xạ mạnh ứng với các bước sóng
hồng ngoại gần từ 0,77¸0,9mm. Sử dụng trong
chụp ảnh hồng ngoại theo dõi sự biến đổi thực vật
từ 1,55¸2,4mm
Hồng ngoại
nhiệt
3¸22mm Một số vùng bị hấp thụ mạnh bởi hơi nước, dải
sóng này giữ vai trò trong phát hiện cháy rừng và
hoạt động của núi lửa từ 3,5¸5mm. Bức xạ nhiệt của
trái đất có năng lượng cao nhất tại bước sóng 10mm
Vô tuyến
(Rada)
1mm¸30cm Khí quyển không hấp thụ mạnh năng lượng các
bước sóng lớn hơn 2cm, cho phép thu nhận năng
lượng cả ngày lẫn đêm, không ảnh hưởng bởi
mây, sương mù hay mưa.
6. Phân loại ảnh viễn thám
Viễn thám có thể được phân thành 3 loại cơ bản ứng với vùng bước sóng sử dụng:
a. Viễn thám trong dải sóng nhìn thấy và hồng ngoại phản xạ
Nguồn năng lượng chính là bức xạ mặt trời và ảnh viễn thám nhận được dựa
vào sự đo lường năng lượng vùng ánh sáng khả kiến và hồng ngoại được phản xạ từ
vật thể và bề mặt trái đất. Ảnh thu được bởi công nghệ viễn thám này được gọi chung
là ảnh quang học.
b. Viễn thám hồng ngoại nhiệt
Nguồn năng lượng sử dụng là bức xạ nhiệt do chính vật thể sản sinh ra, hầu như
mỗi vật thể trong nhiệt độ bình thường đều tự phát ra một bức xạ. Ảnh thu được bởi
công nghệ viễn thám này gọi là ảnh nhiệt
Hình 3.6: Nguồn năng lượng chính là bức xạ mặt trời
c. Viễn thám siêu cao tần
Trong viễn thám siêu cao tần, hai loại kỹ thuật chủ động và bị động đều được
áp dụng. Viễn thám bị động ghi lại năng lượng sóng vô tuyến cao tầng với bước sóng
lớn hơn 1mm mà được bức xạ tự nhiên hoặc phản xạ từ một số đối tượng.
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 93
Trong hình 3.7a: Năng lượng nhận được có thể là từ bức xạ của khí quyển (1);
phản xạ từ mặt đất (2); bức xạ do chính vật thể phát ra (3) hay dựa vào bức xạ của mặt
đất (4).
Vì có bước sóng dài nên năng lượng thu nhận được của công nghệ viễn thám
siêu cao tần bị động thấp hơn so với viễn thám trong dải sóng khả kiến. Đối với viễn
thám siêu cao tần chủ động (Radar – Radio detection and ranging), vệ tinh cung cấp
năng lượng riêng và phát trực tiếp đến các vật thể, rồi thu lại năng lượng do sóng phản
xạ lại từ các vật thể. Cường độ năng lượng phản xạ được đo lường để phân biệt giữa
các đối tượng với nhau. Ảnh thu được bởi kỹ thuật kiễn thám này được gọi là ảnh
Rada, hai loại công nghệ viễn thám siêu cao tần (bị động và chủ động) thường được sử
dụng trong việc tạo ảnh rada được thể hiện hình 3.7.
Hình 3.7: (a-viễn thám bị động) (b, c- viễn thám chủ động)
7. Tổng thể về vật mang
Để bộ cảm biến thu nhận năng lượng bức xạ và phát xạ từ các vật thể trên bề
mặt đất tạo ra ảnh quang học hay ảnh rada, các bộ cảm biến được bố trí trên vật mang
là một phương tiện dùng để đưa các bộ cảm đến một độ cao và vị trí mong muốn sao
cho việc thu nhận thông tin từ mặt đất đạt hiệu quả nhất, đáp ứng cho nhiều mục đích
ứng dụng khác nhau.
Vệ tinh và máy bay là những vật mang cơ bản thường được sử dụng trong viễn
thám. Chụp ảnh từ máy bay (tạo ảnh hàng không) có thể xem là dạng đầu tiên của viễn
thám và tồn tại như một phương pháp được sử dụng khá rộng rãi trong thành lập bản
đồ địa hình và chuyên đề phục vụ công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát
môi trường cũng như quy hoạch và quản lý độ thị…
Ngoài ra còn có nhiều loại vật mang khác có độ cao hoạt động từ vài chục mét
trở lên như thang trượt của các cần cẩu, máy bay không người lái,… để chụp ảnh các
khu vực nhỏ trên mặt đất, khinh khí cầu cùng để nghiên cứu nhiều đối tượng khác
nhau, tàu con thôi thực hiện theo các chương trình thí nghiệm khác nhau.
Hình 3.8: Các dạng vật mang được sử dụng trong công nghệ viễn thám
(a) (b) (c) (d)
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 94
Vệ tinh nhân tạo bao gồm những vật mang được phóng vào không gian và
chuyển động theo những quỹ đạo nhất định phục vụ công tác liên lạc viễn thông, định
vị và hàng hải, thám sát khí tượng và quan sát mặt đất….
Vệ tinh viễn thám cho phép nhìn thấy một vùng rộng trên mặt đất bao gồm tất
cả các đối tượng và có ưu thế là cung cấp ảnh đa phổ, đa thời gian cho toàn thế giới.
Ảnh vệ tinh có các ưu điểm sau:
- Bao phủ một vùng rộng lớn trên trái đât
- Khu vực cần nghiên cứu được chụp lặp lại thường xuyên nhiều lần theo chu kỳ.
- Ảnh được xử lý và phân tích trên máy tính
- Chi phí tương đối thấp tính trên một đơn vị diện tích vùng phủ của ảnh.
Tuy nhiên, ảnh vệ tinh có độ phân giải mặt đất thấp hơn so với ảnh hàng không.
Hiện nay, trên thị trường chỉ cung cấp ảnh vệ tinh có độ phân giải cao nhất là 0,6m
nhưng trong tương lai gần với việc phóng các vệ tinh thương mại sẽ cho phép cung
cấp các ảnh có độ phân giải cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, giá thành của ảnh viễn thám
độ phân giải cao thường là yếu tố chính trong việc chọn lựa giữa các nhà cung cấp loại
ảnh vệ tinh.
Hình 3.9 thể hiện các vệ tinh nhân tạo
thông dụng đang được sử dụng trong công nghệ
viễn thám có quỹ đạo hoạt động và độ phân giải
khác nhau.
Các vệ tinh nhân tạo thường chuyển
động theo lộ trình đã được thiết kế trước sao
cho phù hợp vứi khả năng và mục tiêu của bộ
cảm biến được đặt trên vệ tinh. Lộ trình được
thiết kế để vệ tinh chuyển động trong vũ trụ sẽ
được xác định bởi 6 thông số cơ bản theo định
luật Kepler áp dụng cho các vật thể chuyển
động trong vũ trụ được gọi là quỹ đạo của vệ tinh. Sự lựa chọn quỹ đạo tùy thuộc vào
giá trị của tập hợp các thông số cơ bản này; thông thường các vệ tinh khác nhau sẽ
chuyển động theo những quỹ đạo khác nhau được phân biệt bởi:
- Những độ cao khác nhau sơ với mặt đất
- Theo quỹ đạo elip nằm trong một mặt phẳng có góc nghiêng khác nhau so với
mặt phẳng chứa xích đạo.
- Theo thời gian vệ tinh di chuyển hoàn tất một vòng quay trên quỹ đạo, còn
được gọi là chu kỳ của quỹ đạo.
- Theo khoảng thời gian cố định mà vệ tinh trở lại đúng vị trí chụp ảnh ban đầu,
còn được gọi là chu kỳ lặp lại của vệ tinh (do bộ cảm biến có trường nhìn cố định, nên
khi vệ tinh di chuyển sẽ tạo nên tuyến chụp trên mặt đất có bề rộng cố định còn được
gọi là độ rộng của tuyến chụp. Vì trái đất quay nên vệ tinh sẽ chụp ảnh theo tuyến khác
trên mặt đất sau mỗi chu kỳ tiếp theo, sau khoảng thời gian cố định vệ tinh sẽ lặp lại vị
trí ban đầu và thời gian này được gọi là tần suất lặp lại hay chu kù lặp).
Hình 3.9 : Các vệ tinh nhân tạo
thông dụng đang được sử dụng
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 95
Cao độ vệ tinh ảnh hưởng đến độ phân giải mặt đất của ảnh khi khả năng của bộ
cảm biến là cố định, chu kỳ lặp lại của vệ tinh giữ vao trò rất quan trọng trong việc
cung cấp ảnh đa thời gian phục vụ công tác giám sát liên tục các biến động trên bề mặt
đất. Hình 3.10 minh họa quỹ đạo, tuyến chụp và khả năng chụp phủ toàn bộ mặt đất
của vệ tinh khi lựa chọn các thông số cơ bản của quỹ đạo để phù hợp với khả năng và
mục tiêu của bộ cảm biến được đặt trên vệ tinh.
(a) (b)
(c) (d)
Hình 3.10
(a) Quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo (b) Tuyến chụp tạo ra khi vệ tinh di chuyển
(c) Tuyến mới được tạo ra do trái đất quay (d) Vùng chụp trên mặt đất của vệ tinh
Nhìn chung dựa theo quỹ đạo chuyển động của vệ tinh so với trái đất và mặt
trời có thể chia quỹ đạo vệ tinh thành các loại cơ bản sau:
Quỹ đạo đồng bộ trái đất: là quỹ đạ mà vệ tinh chuyển động cùng một vận tốc
gốc với trái đất, nghĩa là vệ tinh quay một vòng trên quỹ đạo mất khoảng thừi gian
24giờ hay 86164,1 giây. Vệ tinh chuyển động trên quỹ đạo đồng bộ trái đất và nếu mặt
phẳng quỹ đạo trùng với mặt phẳng chứa xích đạo (có góc nghiên bằng không) được
gọi là quỹ đạo địa tĩnh. Các vệ tinh địa tĩnh có độ cao khoảng 36000km và luôn treo lơ
lửng tại một điểm trên không trung (đứng yên so với bề mặt trái đất). Do vậy, vệ tinh
địa tĩnh cho phép quan sát và thu thập thông tin liên tục trên một vùng cụ thể và được
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 96
sử dụng thích hợp vào mục đích quan sát khí tượng hoặc truyền tin… Với độ cao lớn,
các vệ tinh khí tượng địa tĩnh có thể giám sát thời tiết và dạng mây bao phủ trên toàn
bộ bán cầu của trái đất.
Quỹ đạo đồng bộ mặt trời: là quỹ đạo cho phép vệ tinh chuyển động theo
hướng Bắc – Nam kết hợp với chuyển động quay của trái đất (Tây – Đông) sao cho vệ
tinh luôn luôn nhìn được bề mặt trái đất tại thời điểm có sự chiếu sáng tốt nhất của mặt
trời. Như vậy góc nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo này gần với góc nghiêng của trục
quay của trái đất (so với mặt phẳng xích đạo) nên còn được gọi là quỹ đạo gần cực.
Những vệ tinh chuyển động theo quỹ đạo đồng bộ mặt trời sẽ thu thập thông tin trên
vùng nào đó của trái đất theo giờ địa phương nhất định và vị trí của vệ tinh sẽ thay đổi
theo điều kiện chiếu sáng của mặt trời trong một năm. Loại quỹ đạo này đảm bảo điều
kiện chiếu sáng của mặt trời là như nhau khi thu thập ảnh vệ tinh trên cùng khu vực cụ
thể theo các ngày và từng mùa khác nhau trong năm. Các vệ tinh tài nguyên thường sử
dụng quỹ đạo đồng bộ mặt trời vì có ưu điểm luôn tạo được một điều kiện chiếu sáng
ổn định. Đây là yếu tố quan trọng cho việc giám sát sự thay đổi giá trị phổ giữa các
ảnh mà không cần hiệu chỉnh do điều kiện chiếu sáng khác nhau.
Quỹ đạo có chu kỳ lặp lại một ngày và nhiều ngày: là những quỹ đạo mà cho
phép vệ tinh trở lại điểm đỉnh đầu trên khu vực chụp ảnh trong cùng một ngày hoặc
sau nhiều ngày.
Hình 3.11: Minh hoạc các quỹ đạo cơ bản cho phép vệ tinh có khả năng thu
thập thông tin mặt đất.
Hình 3.11: a-Qũy đạo đồng bộ trái đất, b-quý đạo đồng bộ mặt trời, c-các quỹ đạo cơ bản
8. Tổng quan bộ cảm biến
Bộ cảm biến chỉ thu nhận năng lượng sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật
thể theo từng bước sóng xác định. Năng lượng sóng điện từ sau khi tới được bộ cảm
biến chuyển thành tín hiệu số (chuyển đổi tín hiệu điện thành một số nguyên hữu hạn
gị là giá trị Pixel) tương ứng với năng lượng bức xạ ứng với từng bước sóng do bộ
cảm biến nhận được trong dải phổ đã xác định.
Máy quét với trường nhìn không đổi (instantaneous field of view –IFOV) (góc
nhìn không gian tương ứng giữa một pixel với một đơn vị chia mẫu trên bề mặt đất)
được sử dụng để tạ ảnh hai chiều của bề mặt đất dựa trên sự phối hợp chuyển động vật
mang và hệ thống quét vuông góc với hướng bay. Lượng thông tin về năng lượng bức
xạ ghi được trong IFOV sẽ được bộ cảm biến đổi thành giá trị của pixel. Hệ thống quét
sử dụng để ghi nhận năng lượng bức xạ ứng với các bước sóng khác nhau trong gải tần
đã xác định (từ cực tím đến hồng ngoại) được gọi là hệ thống quét đa phổ. Hai phương
pháp quét cơ bản thường được sử dụng trong việc tạo ảnh đa phổ đó là quét vuông góc
với tuyến chụp và quét dọc tuyến chụp.
(a) (b) (c)
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 97
Quét vuông góc với tuyến chụp
Gương quay (A) chuyển động trong mặt phẳng vuông góc với đường bay được
sử dụng để dịch chuyển trường nhìn không đổi IFOV tạo thành dòng quét vuông góc
với hướng di chuyển của vệ tinh. Năng lượng phản xạ được phân chia ứng với từng
bước sóng khác nhau (thông qua kính lọc phổ) được bộ tách sóng (B -Detectors) đo
lường năng lượng ứng vứi từng kênh phổ và chuyển thành giá trị số của từng pixel.
Sau khi kết thúc dòng quét, gương quay trả vệ vị trí ban đầu để tạo dòng kế tiếp nhờ sự
dịch chuyển đồng bộ của vệ tinh, kết quả nhận được ảnh vệ tinh là tập hợp của các
dòng ảnh liên tiếp lên nhau.
Trường nhìn không đổi IFOV (C) của bộ cảm biến và độ cao của vệ tinh xác
định độ phân giải mặt đất (D) và góc nhìn tối đa (E) mà một bộ cảm biến có thể thu
được sóng điện từ (được quét bởi gương quay) được gọi là trường nhìn (field of view –
FOV). Khoảng cách không gian trên mặt đất do FOV tạo nên tương ứng với độ cao
của vệ tinh chính là bề rộng tuyến chụp (F) và còn được sử dụng để xác định bề rộng
của ảnh vệ tinh.
Hình 3.12: Tạo ảnh đa phổ theo phương pháp quýet vuông góc với tuyến chụp
Quét dọc tuyến chụp
Quét dọc tuyến chụp sử dụng các hệ thống quét điện tử hoặc bộ tách sóng mảng
tuyến tính để ghi nhận năng lượng bức xạ ứng với dòng quét cố định vuông góc với
phương chuyển động của vệ tinh. Bộ tách sóng mảng tuyến tình (A) được xây dựng tại
mặt phẳng tạo ảnh (B) của hệ thống lăng kính (C) cho phép tạo thành dòng quét vuông
góc với hướng di chuyển của vệ tinh. Mỗi bộ tách sóng riêng biệt (detector – diod
quang điện) đo lường năng lượng phản xạ ứng với từng Pixel (D) được phân chia ứng
với từng bước sóng khác nhau (thông qua kính lọc phổ). Trong phương pháp này, mỗi
bộ tách sóng mảng tuyến tính riêng sẽ đảm nhiệm việc đo lường năng lượng ứng với
từng kênh phổ và kích thước của IFOV ứng với bộ tách sóng riêng biệt sẽ xác định độ
phân giải mặt đất của ảnh vệ tinh.
Từ phương pháp cơ bản cho thấy, các phần tử của ảnh vệ tinh thường có dạng
hình vuông và thể hiện một khu vực nào đó trên mặt đất. Điều quan trọng cần chú ý đó
là phân biệt rõ ràng giữa kích thước của pixel ảnh với độ phân giải không gian, đối với
ảnh vệ tinh điều này không phải tương ứng trong mọi trường hợp. Nếu bọ cảm biến có
độ phân giải không gian là 20m và một ảnh thu được từ bộ cảm biến này được thể hiện
đúng độ phân giải thì mỗi pixel tương ứng cho một điện tích 20x20m trên mặt đất.
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 98
Trong trường hợp này kích thước của pixel và độ phân giải không gian là như nhau.
Tuy nhiên, các thiết bị hiển thị ảnh số có thể cho phép thể hiện với những kích thước
pixel khác nhau so với độ phân giải không gian của ảnh vệ tinh.
Hình 3.13: Tạo ảnh đa phổ theo phương pháp quét dọc tuyến chụp
Nói chung, ảnh chỉ thể hiện được những vật thể lớn gọi là ảnh có độ phân giải
thấp, còn ảnh cho phép tách các đối tượng nhỏ và thấy đủ chi tiết trên mặt đất được gọi
là ảnh có độ phân giải cao. Độ phân giải càng cao thì diện tích mặt đất được thể hiện
trên ảnh càng nhỏ, hiên nay các bọ cảm biến đặt trên vệ tinh phục vụ cho mục đích
quân sự được thiết kế sao cho thu được càng nhiều thông tin càng tốt, nên ảnh nhận
được thường có độ phân giải cao hơn sơ với ảnh do các công ty thương mại cung cấp.
Ngoài ra, khải niệm tỷ lệ ảnh cũng cho biết mức độ chi tiết được cung cấp bởi ảnh vệ
tinh, đó là tỷ số giữa khoảng cách trên ảnh với khoẳng cách thực trên mặt đất. Nếu tỷ
lệ ảnh là 1:100.000 thì một đối tượng có chiều dài 1cm trên ảnh sẽ có chiều dài thật
trên mặt đất là 100.000cm (1km). Ảnh có tỷ lệ nhỏ khi tỷ số này nhỏ và ngược lại gọi
là ảnh tỷ lệ lớn.
9. Các yếu tố ảnh hưởng đến phản xạ phổ
Phản xạ phổ ứng với từng loại lớp phủ mặt đất cho thấy có sự khác nhau do
tương tác giữa bức xạ điện từ và vật thể. Điều này cho phép viễn thám có thể xác định
hoặc phân tích được đặc điểm của lớp phủ thông qua việc đo lường phản xạ phổ. Bộ
cảm biến thu nhận năng lượng sóng điện từ từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể theo từng
bước sóng xác định. Năng lượng sóng điện từ trước khi tới được bộ cảm biến để
chuyển thành tín hiệu số (chuyển đỏi tín hiệu điện thành một số nguyên hữu hạn gọi là
giá trị của pixel) sẽ chịu tác động bởi các yếu tố cơ bản sau:
1. Tín hiệu nhận được sẽ mạnh hay yếu tùy thuộc vào cường độ của sóng phản
xạ. Nếu thu nhận tín hiệu vào một ngày có bầu trời không mây, sẽ nhận được năng
lượng mặt trời phản xạ từ cùng một vật thể mạnh hơn so với ngày có mây.
2. Năng lượng sóng phản xạ sẽ suy giảm nhiều do ảnh hưởng của khí quyển,
nên độ cao của vệ tinh càng lớn thì tín hiệu thu được tại bộ cảm biến càng nhỏ.
3. Bộ cảm biến thu nhận năng lượng sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể
theo từng bước sóng xác định nên bộ cảm biến có băng thông càng lớn sẽ thu nhận
được nhiều năng lượng hữu ích để tạo tín hiệu mạnh, nhưng độ phân giải phổ sẽ thấp
do khả năng của bộ tách sóng trong việc ghi nhận năng lượng ứng với từng bước sóng
nhất định.
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 99
4. Trường nhìn tức thời (IFOV) của bộ cảm biến và độ cao của vệ tinh quyết
định độ phân giải mặt đất, nếu cao độ bay của vệ tinh là cố định. Chúng ta có thể thay
đổi IFOV bằng cách tăng cường thấy kính phóng đại. Tuy nhiên, điều này dẫn đến
giảm năng lượng sóng phản xạ đến các bộ tách sóng nên trường nhìn tức tới IFOV của
bộ cảm biến thường phải được xây dựng sao cho nhỏ nhất có thể thực hiện được.
5. Do vệ tinh và trái đất luôn dịch chuển nên thời gian thu nhận tín hiệu phải
được tính toán phù hợp để thu nhận tín hiệu tốt nhất, nghĩa là tỷ số giữa tín hiệu nhập
và mức độ nhiễu càng lớn càng tốt.
6. Phương pháp quét dọc tuyến chụp cho phép cho phép tăng thời gian thu nhận
tín hiệu nhưng do sư chênh lệch độ nhạy giữa các bộ tách sóng trên cùng một hàng nên
thường bị xuất hiện nhiễu gây ra trên một hặc nhiều cột của ảnh.
10. Các vệ tinh viễn thám
Vệ tinh khí tượng hay thời tiết: được sử dụng để dự báo hoặc giám sát điều
kiện thời tiết, loại vệ tinh này sử dụng quỹ đạo địa tĩnh như GMS ( Geosynchronous
Meteorological Satellite) của Nhật Bản bay ở độ cao 36.000 km hoặc ở tầng thấp hơn
(850 km) với quỹ đạo cực như vệ tinh NOAA của Hoa Kỳ là thế hệ thứ 3 của vệ tinh
khí tượng vận hành bởi National Oceanic and Administration (NOAA). Thế hệ đầu
tiên là TIROS-1 ( Television and Infrared Observation Satellite -1) được phóng vào
quỹ đạo năm 1960 phục vụ cho mục đích dự báo thời tiết trong dân sự, sau đó NASA
(National Aeronautics and Space Administration) đã phóng vệ tinh ATS-1
(Applications Technology Satellite) vào năm 1966 cung cấp ảnh bán cầu cảu bề mặt
trái đất và các lớp mây bao phủ (sau mỗi 30phút nhận được 1 ảnh).
Hiện nay, đã có nhiều quốc gia đưa vệ tinh khí tượng vào quỹ đạo để sử dụng
cho mục đích giám sát điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, nhìn chung những vệ tinh này
đều sử dụng bộ cảm biến có độ phân giải không gian thấp (so với vệ tinh quan sát tài
nguyên mặt đất) bao phủ 1 vùng rộng và có độ phân giải thời gian khá cao nhằm cung
cấp thường xuyên thông tin về độ ẩm của khí quyển, độ phủ của mây… nhằm dự báo
điều kiện thời tiết toàn cầu.
Vệ tinh quan sát mặt đất hay vệ tinh tài nguyên: được sử dụng để quan sát
tài nguyên trên mặt đất như Lansat, SPOT có độ phân giải không gian trung bình hay
độ phân giải cao như IKONOS, Quickbird. Tất cả đều sử dụng đồng bộ mặt trời, chụp
trên nhiều kênh phổ và thường ở độ cao từ 700 ¸ 900 km nhằm thành lập bản đồ và
giám sát biến động trên bề mặt đất. Ngoài ra, còn có các vệ tinh chuyên quan trắc vùng
biển như MOS ( Marine Observation Satellite) của Nhật Bản để nghiên cứu môi
trường biển, thế hệ đầu tiên được phóng vào năm 1987 với 3 thiết bị đo phổ chính
MESSR, VTIR, MSR đã được ứng dụng khá hiệu quả trong việc xác định nhiệt độ mặt
biển, hơi nước và màu nước biển, quan sát tuyết, băng và nhiệt độ bề mặt trái đất…
Nhìn chung, xu thế của các vệ tinh hiện nay là được chế tạo gọn nhẹ, mang các bộ cảm
biến đa mục tiêu và vận hành theo quỹ đạo cực đồng bộ mặt trời.
10.1. Các vệ tinh khí tượng
a. Vệ tinh GOES ( Geostationary operational Environmental Satellite)
Vệ tinh khí tượng GOES được thiết kế bởi NASA để cung cấp thường xuyên
thông tin về điều kiện thời tiết của Hoa Kỳ và cho ảnh bề mặt đất với tỉ lệ nhỏ. 1 loạt
các thế hệ của vệ tinh này được các nhà khí tượng sử dụng để giám sát và dự báo thời
tiết trong hơn 20 năm qua. Thế hệ thứ nhất của vệ tinh bao gồm từ GOES-1 ( phóng
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 100
vào quỹ đạo năm 1975 ) đến GOES – 7 (năm 1992) nhằm đo lường nhiệt độ khí
quyển, gió, độ ẩm và độ phủ của mây. Thế hệ thứ 2 bắt đầu từ GOES-8 (phóng vào
quỹ đạo năm 1994) với nhiều cải tiến kĩ thuật đáng kể nhằm tảo ảnh thường xuyên hơn
(15phút thu ảnh 1 lần), đọ phân giải không gian và bức xạ tốt hơn. Việc sử dụng sensor
thu nhận đồng thời năng lượng phản xạ vùng phổ khả biến, hồng ngoại và rada cho
phép rút ngắn thời gian dự báo, tạo ảnh cả ngày lẫn đêm và chụp ảnh tỷ lệ thu nhỏ ứng
với vùng được chọn trước. Bảng 3.2 tổng kết các kênh chính được sử dụng của bộ cảm
biến và khả năng ứng dụng ảnh GOES trong lĩnh vực theo dõi và dự báo thời tiết.
Bảng 3.2: Các kênh chính được sử dụng và khả năng ứng dụng ảnh của vệ tinh GOES
Kênh Bước sóng
mm
Độ phân giải
không gian (Km)
Khả năng ứng dụng
1 0,52 ¸ 0,72 (khả biến) 1
Tách đám mây, vùng ô nhiễm, xác định
mưa bão
2 3,78 ¸ 4,03 (sóng ngắn IR) 4
Xác định sương mù, phân biệt mây
chứa nước, tuyết ban ngày, tách đấm
cháy, núi lửa ban đêm, xác đinh nhiệt
độ đại dương
3 6,47 ¸ 7,02 4 Ước tính hàm lượng hơi nước, chuyển động của khí quyển
4 10,2 ¸ 11,2 (sóng dài IR) 4
Xác định giông, bão và mưa lớn
5 11,5 ¸ 12,5 4
Xác định hơi nước, độ ẩm tầng thấp,
xác định nhiệt độ đại dương, tách bụi
và tro phun trào bởi núi lửa.
b.Vệ tinh Meteosat
Đây cũng là vệ tinh khí tượng, đươc thiết kế phục vụ chương trình giám sát và
dự báo thường xuyên điều kiện thời tiết của toàn thế giới, chương trình này bao gồm 7
vệ tinh do cơ quan hàng không gian châu âu thực hiện. Các Vệ tinh Meteosat lần lượt
được đưa vào quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh từ năm 1997 (vệ tinh đầu tiên) đến nay là
Meteosat-5 và 6 đang sử dụng bộ cảm biến VISSR (Visible ana Infrared band - VIS), 1
kênh hồng ngoại cung cấp thông tin về hơi nước chứa trong khí quyển và 1 kênh hồng
ngoại nhiệt liên quan đến việc xác định nhiệt độ các đám mây để ước tính và dự báo
lượng mưa. Trong trường hợp bầu trời không mây, ảnh nhiệt cho phép cug cấp thông
tin về nhiệt độ đại dương và bề mặt đất.
Ngoài ra, còn 1 số vệ tinh khí tượng đại tĩnh tương tự được các nước phóng lên
quỹ đạo để thực hiện dự án WWW ( Worl Weather Watch) bởi WMO (Worl
Meteorological Organization) từ năm 1991 như: INSAT (Ấn Độ), GMS (Nhật) kết hợp
cùng Meteosat và GOES bao phủ toàn bộ trái đất. GMS-4 có bộ cảm VISSR (Visible
and Infrared Scan Radiometer) với 2 kênh ở vùng ánh sáng khả biến và hồng ngoại
nhiệt. VISSR quét bốn hàng cho kênh khả biến và 1 hàng cho kênh hồng ngoại nhiệt
đồng thời từ Bắc đến Nam. Tổng số hàng quét là 10.000 cho kênh khả biến và 2.500
cho kênh hồng ngoại nhiệt. Ngoài ra, GMS còn có hệ thống các platform (DCP – Data
Collection Platform) thu nhận dữ liệu không chỉ trên mặt đất mà còn tại các trạm ngoài
khơi đại dương.
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 101
c. Vệ tinh NOAA (National Oceanic and Atmospheric Administration)
Vệ tinh NOAA có chu kì lặp là 101,4 phút, với góc nghiêng của mặt phẳng quỹ
đạo so với mặt phẳng xích đạo là 98,7 độ; vệ tinh chuyển động từ cực bắc cực Nam và
cao độ so với mặt nước biển là 870km.
Hai bộ cảm chính của NOAA là AVHRR/2 (Advanced Very High Resolution
Radiometer) với trường nhìn tức thời IFOV là 1,1km và bề rộng tuyến chụp là 2800km
và TOVS (TIROS – Operational Vertical Sounder) bao gồm 3 bộ cảm chính: HIRS/2
(High Resolution Infrared Sounder) có IFOV là 20km tương ứng với Swatch là
2200km và bộ cảm biến SSU (Stratospheric Sounding Unit) có IFOV là 147km với
Swatch là 736km cùng với bộ cảm MSU (Microwave Sounding Unit) có IFOV là
110km với bề mặt tuyến chụp là 2347km. Vệ tinh NOAA cung cấp ảnh cho vùng phủ
toàn cầu với cả 2 chức năng giám sát điều kiện thời tiết và cho ảnh bề mặt đất với tỷ lệ nhỏ.
Bảng 3.3 thể hiện các kênh chính, bước sóng được sử dụng trong thu nhận ảnh và khả
năng ứng dụng của ảnh vệ tinh NOAA
Kênh Bước sóng
mm
Độ phân giải
không gian (km)
Khả năng ứng dụng
1 0,58 ¸ 0,68 (red) 1,1 Giám sát băng, tuyết và mây
2 0,725 ¸ 1,1 (near IR) 1,1 Khảo sát nông nghiệp, thực phủ và nước
3 3,55 ¸ 3,93 (mid IR) 1,1
Xác định nhiệt độ đại dương, núi lửa và
cháy rừng
4 10,3 ¸ 11,3 (thermal IR) 1,1 Xác định nhiệt độ đại dương và độ ẩm của đất
5 11,5 ¸ 12,5 (thermal IR) 1,1 Xác định nhiệt độ đại dương và độ ẩm của đất
10.2. Vệ tinh giám sát tài nguyên
a. Vệ tinh Landsat
Vệ tinh Landsat là vệ tinh viễn thám tài nguyên đầu tiên được phóng lên quỹ
đạo năm 1972, cho đến nay đã có 7 thế hệ vệ tinh Landsat đã được phóng lên quỹ đạo
và dữ liệu đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện nay ảnh vệ tinh Landsat
được cung cấp từ 15 trạm thu nhằm phục vụ quản lý tài nguyên và giám sát môi
trường. Landsat được NASA thiết kế đầu tiên như là thực nghiệm kiểm tra tính khả thi
việc sử dụng bộ cảm biến đa phổ trong thu thập dữ liệu thám sát mặt đất. Sự thành
công của Landsat nhờ vào việc kết hợp nhiều lên phổ để quan sát mặt đất, ảnh có độ
phân giải không gian tốt và phủ 1 vùng khá rộng với chu kì lặp ngắn.
Vệ tinh Landsat được thiết kế có bề rộng tuyến chụp là 185 km và có thời điểm
bay qua xích đạo là 9:39 sáng. Dữ liệu cung cấp bởi 2 bộ cảm biến TM và MSS được
chia thành các cảnh phủ 1 vùng trên mặt đất 185 x 170km được đánh số theo hệ quy
chiếu toàn cầu gồm số liệu của tuyến và hàng. Các giá trị của pixel được mã hóa 8 bit,
tức là cấp độ xám ở trong khoảng 0 ¸255. Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh
Landsat được thể hiện bởi các thông số sau:
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 102
Bảng 3.4: Đặc trưng chính của qũy đạo và vệ tinh
Độ cao bay 915km (Landsat -1-3)
705km (Landsat-4-5-7)
Quỹ đạo Đồng bộ mặt trời
Chu kì lặp 18 ngày (Landsat -1-3)
16 ngày (Landsat-4-5-7)
Thời gian hoàn tất chu kì quỹ đạo Khoảng 103 phút (Landsat -1-3)
Khoảng 99 phút (Landsat-4,5,7)
Năm phóng vào quỹ đạo 1972 Landsat 1; 1975 Landsat 2
1978 Landsat 3; 1982 Landsat 4
1984 Landsat 5, 1999 Landsat 7
Cả hai bộ cảm biến MSS (Multispectral Scanner) và TM (Trematic Mapper) sử
dụng trên vệ tinh Landsat đều là máy quét quang cơ. Đặc trưng chính của Sensor và độ
phân giải không gian của ảnh vệ tinh Landsat được thể hiện bởi các thong số sau:
Bảng 3.5: Đặc trưng chính của sensor và độ phân giải không gian
Tên của
Sensors
Kênh Bước sóng
mm
Loại Độ phân giải
không gian
TM
Thematic
Mapper
(Landsat 1, 5)
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
Kênh 5
Kênh 6
Kênh 7
0,45¸0,52
0,52¸0,60
0,63¸0,69
0,76¸0,90
1,55¸1,75
10,4¸12,5
2,08¸2,35
Xanh lơ
Lục
Đỏ
Hồng ngoại gần
Hồng ngoại trung bình
Hồng ngoại nhiệt
Hồng ngoại trung bình
30 m
30 m
30 m
30 m
30 m
120 m
30 m
MSS
Multi spectral
Scanner
(Landsat 1, 5)
Kênh 4
Kênh 5
Kênh 6
Kênh 7
0,5¸0,6
0,6¸0,7
0,7¸0,8
0,8¸1,1
Lục
Đỏ
Hồng ngoại gần
Hồng ngoại gần
80 m
80 m
80 m
80 m
EMT+
Enhanced
Thematic
Mapper, Plus
(Landsat 7)
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
Kênh 5
Kênh 6
Kênh 7
Kênh 8 (Pan)
0,45¸0,52
0,52¸0,61
0,63¸0,69
0,75¸0,90
1,55¸1,75
10,4¸12,5
2,09¸2,35
0,52¸0,90
Xanh lơ
Lục
Đỏ
Hồng ngoại gần
Hồng ngoại trung bình
Hồng ngoại nhiệt
Hồng ngoại trung bình
Lục đến hồng ngoại gần
30 m
30 m
30 m
30 m
30 m
60 m
30 m
15 m
Bảng 3.6: Khả năng ứng dụng tương ứng với các kênh phổ
Kênh Bước sóng Ứng dụng
TM 1 0,45¸0,52 (xanh lơ)
Phân biệt thực phủ, thành lập bản đồ vùng ven bờ biển,
xác định đối tượng trồng trọt
TM 2 0,52¸0,60 (lục) Thành lập bản đồ thực phủ, xác định đối tượng trồng trọt
TM 3 0,63¸0,60 (đỏ)
Phân biệt loại cây trồng, vùng có và không có thực vật,
xác định đối tượng trồng trọt
TM 4 0,76¸0,90 (gần IR)
Xác định loại cây trồng, vùng có và không có thực vật,
độ ẩm của đất, sinh quyển
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 103
TM 5
1,55¸1,75
(Hồng ngoại
sóng ngắn IR)
Cảm nhận độ ẩm của đất và thực vật, phân biệt vùng
bao phủ bởi mây và tuyết
TM 6
10,4¸12,5
(Hồng ngoại
nhiệt IR)
Phân biết độ ẩm của đất và sự dày đặc của rừng, thành
lập bản đồ nhiệt, xác định cháy rừng
TM 7
2,08¸2,35
(Hồng ngoại
sóng ngắn IR)
Phân biệt loại đá và khoáng, hàm lượng độ ẩm của cây
b. Vệ tinh SPOT
Vệ tinh SPOT được cơ quan hàng không Pháp (Système Poul l’Observation de
la Terre) phóng lên quỹ đạo năm 1986, sau đó vào các năm 1990, 1993, 1998 và 2002
lần lượt các vệ tinh SPOT 2-3-4 và 5 được đưa vào họat động. Đây là loại vệ tinh đầu
tiên sử dụng kỹ thuật quét dọc tuyến chụp với hệ thống quét điện tử có khả năng cho
ảnh lập thể dựa trên nguyên lý thám sát nghiêng. Bộ cảm biến HRV (High Resolution
Visible) được chế tạo cho vệ tinh SPOT là máy quét điện tử CCD. Tuy nhiên, HRV có
thể thay đổi góc quan sát nhờ một gương định hướng và gương này cho phép quan sát
nghiêng 270 nên có thể thu được ảnh lập thể. Đến SPOT-4 bộ cảm biến được cải tiến
để thu nhận vùng phổ hồng ngoại và có tên gọi là HRVIR (High Resolution Visible
and Middle Infrared). SPOT được thiết kế, vận hành và khai thác phục vụ mục đích
thương mại, nhằm cung cấp dữ liệu giám sát tài nguyên và môi trường. Ảnh SPOT
được cung cấp ở hai dạng khác nhau là ảnh toàn sắc Panchromatic có độ phân giải
không gian cao hơn sơ với ảnh đa phổ (trên 3 kênh) và cũng được sử lý ở các cập độ
khác nhau.
Cấp 1: Đã hiệu chỉnh cơ bản về phổ và hình học
Cấp 2: Sử dụng điểm khống chế mặt đất để hiệu chỉnh hình học
Cấp 3: Hiệu chỉnh hình học có sử dụng mô hình độ cao số của mặt đất (DEM)
Ảnh SPOT được nhận tại 14 trạm thu trên mặt đất, mỗi cảnh được xác định theo
số hiệu cột và hàng trong hệ thống quy chiếu lưới toàn cầu SPOT-GRS (Grid
Reference System). Do ảnh SPOT phủ một vùng trên mặt đất rộng 60x60km, độ phân
giải không gian cao và cho phép tạ ảnh lập thể nên được ứng dụng khác phổ biến trong
nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất, phân tích biến động và thành lập bản đồ tỷ lệ
1:10.000 và nhỏ hơn.
Bảng 3.7: Đặc trưng chính của sensor và độ phân giải không gian
Tên bộ cảm biến Kênh Bước sóng
mm Loại
Độ phân giải
không gian
SPOT 1-3
HRV-XS:
Khả kiến độ phân giải
cao
Đa phổ
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
0,50¸0,59
0,61¸0,68
0,79¸0,89
Lục đến vàng
Đỏ
Hồng ngoại gần
20m
20m
20m
HRV-P:
Khả kiến độ phân giải
cao
Toàn sắc
Kênh P 0,51¸0,73 Lục đến đỏ 10m
SPOT-4
HRVIR-X:
Kênh 1
Kênh 2
0,50¸0,59
0,61¸0,68
Lục đến vàng
Đỏ
20m
20m
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 104
Khả kiến độ phân giải
cao và hồng ngoại/đa
phổ
Kênh 3
Kênh 4
0,79¸0,89
1,58¸1,75
Hồng ngoại gần
Hồng ngoại trung bình
20m
20m
HRVIR-M:
Khả kiến độ phân giải
cao và hồng ngoại/đơn
sắc
Kênh P 0,61¸0,68 Đỏ 10m
Thực phủ
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
0,43¸0,47
0,61¸0,68
0,79¸0,89
1,58¸1,75
Xanh lơ
Đỏ
Hồng ngoại gần
Hồng ngoại trung bình
1km
1km
1km
1km
Bảng 3.8: Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệt inh SPOT
Độ cao bay Altitude 822 km
Quỹ đạo Orbit Đòng bộ mặt trời
Chy kỳ lặp Recurrent period 26 ngày
Thời gian hoàn tất chu kỳ quỹ đạo Period per revolution Khoảng 101 phút
Năm phóng vào quỹ đạo Launch year
1986 (SPOT-1)
1990 (SPOT-2)
1993 (SPOT-3)
1998 (SPOT-4)
2002 (SPOT-5)
c. Vệ tinh MOS (Marine Observation Satellite)
Vệ tinh MOS-1 là thế hệ đầu tiên được Nhật Bản phóng lên quỹ đạo vào tháng
2 năm 1987 để thám sát đại dương và nghiên cứu môi trường biển, sau đó MOS-1b
(tháng 2/1990) với ba thiết bị đo phỏ chính có phạm vi vùng phổ tương tự như bộ cảm
biến đa phổ của vệ tinh Landsat. Các thông số kỹ thuật chính của sensor và độ phân
giỉa không gian của vệ tinh MOS được thể hiện bảng 3.9:
Bảng 3.9
Tên bộ cảm biến Kênh Bước sóng
mm Loại
Độ phân giải
không gian
MESSR
Bức xạ kế tự quét
Đa phổ
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
0,51¸0,59
0,61¸0,69
0,72¸0,80
0,80¸1,10
Lục
Đỏ
Hồng ngoại gần
Hồng ngoại gần
50 m
50 m
50 m
50 m
MSR
Bức xạ kế quét
Vô tuyến tần cao
23,8±0,2GHz 31,4±0,25GHz
Vô tuyến cao tần
Vô tuyến cao tần
32 km
23 km
VTIR
Khả kiến và nhiệt
Bức xạ kế hồng ngoại
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
0,50¸0,70
6,00¸7,00
10,5¸11,5
11,5¸12,5
Khả kiến
Hồng ngoại nhiệt
Hồng ngoại nhiệt
Hồng ngoại nhiệt
900 m
2700 m
2700 m
2700 m
Bảng 3.10:
Độ cao bay 909 km Thời gian hoàn tất chu kỹ quỹ đạo Khoảng 103 phút
Quỹ đạo Đồng bộ mặt trời Nắm phòng vào quỹ đạo 1987 (MOS-1),
1990 (MOS-1b)
Chu kỳ lặp 17 ngày
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 105
d. Vệ tinh IRS (Indian Remote Sensing Satellite)
Một loạt các vệ tinh viễn thám của Ấn Độ được phóng lên qũy đạo để thực hiện
việc nghiên cứu toàn bộ phần lục đại của bề mặt trái đất, bao gồm vệ tinh IRS-1 phóng
vào đầu năm 1988, đến tháng 12/1995 là thế hệ thứ 3 IRS-1c được đưa vào quỹ đạo
với 3 bộ cảm biến chính PAN (Panchromatic) kênh đơn với độ phân giải cao, LISS-3
(Linear Image Self-scanning Sensor) với độ phân giải trung bình cho cả bốn kênh phổ
và WiFS (Wide Field Sensor) ứng với hai kênh phổ có độ phân giải thấp. Ngoài ra, vệ
tinh IRS có thể tạo ảnh lập thể ứng với kênh toàn sắc (PAN) giống như ảnh SPOT
nhưng quan sát nghiêng của vệ tinh IRS là 260. Ảnh IRS độ phân giải cao có khả năng
ứng dụng rất tốt trong thành lập bản đồ và quy hoạch thành phố, ảnh đa phổ cung cấp
bởi LISS-3 có đặc tính tương tự như Landsat TM từ kênh 1 đến kênh 4 nên áp dụng tốt
cho việc phân biệt thực vật, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch tài
nguyên thiên nhiên. Các thông số kỹ thuật chính của sensor và độ phân giải không
gian của ảnh vệ tinh IRS được liệt kê ở bảng 3.11
Bảng 3.11
Tên bộ cảm
biến
Kênh Bước sóng
mm Loại
Độ phân giải
(IRS-1C)
Độ phân giải
(IRS-1D)
PAN:
Bộ cảm biến
toàn sắc
P 0,50¸0,75 Khả kiến (lục đến hồng ngoại gần) 5,8 m 5,2¸5,8m
LISS-3:
Bộ cảm trợ
quét ảnh
tuyến tính
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
Kênh 5
0,52¸0,59
0,62¸0,68
0,77¸0,86
1,55¸1,70
Khả kiến (lục đến vàng)
Khả kiến (lục đến đỏ)
Hồng ngoại gần
Hồng ngoại trung bình
24 m
24 m
24 m
70 m
5,2¸5,8m
5,2¸5,8m
5,2¸5,8m
5,2¸5,8m
Bảng 3.12: Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh IRS
IRS-1C IRS-1D
Độ cao bay 817 km 780 km
Quỹ đạo Đồng bộ mặt trời Đồng bộ mặt trời
Chu kỳ lặp 24 ngày 25 ngày
Thời gian hoàn tất chu kỳ quỹ đạo - -
Năm phóng vệ tinh 1995 1997
e. Vệ tinh IKONOS
IKONOS là loại vệ tinh thương mại đầu tiên có độ phân giải cao (1m) được đưa
vào không gian tháng 9/1999 bởi công ty SpaceImage (USA based Earth observation
company) và bắt đầu phổ biến ảnh độ phân giải cao từ tháng 3/2000. Bộ cảm biến
OSA (Optical Sensor Assembly) của vệ tinh IKONOS sử dụng nguyên lý quét điện tử
(Pushbroom-12mm CCD elements) và có khả năng thu đồng thời bởi ảnh toàn sắc và
đa phổ. Ngoài khả năng tạo ảnh có độ phân giải cao nhất vào thời điểm năm 2000, ảnh
IKONOS còn có độ phân giải bức xạ rất cao vì sử dụng đến 11bits để ghi nhận năng
lượng bức xạ. Nhiều ứng dụng cho việc quản lý đô thị và quy hoạch tại các thành phố
lớn trên thế giới đã minh chứng cho thấy ưu thế của ảnh IKONOS độ phân giải cao,
trong tương lai ảnh độ phân giải cao giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập bản đồ
và giám sát thành phố.
IKONOS chuyển động theo quỹ đạo đồng bộ mặt trời với độ cao 680km và góc
nghiên của mặt phẳng quỹ đạo là 98,20. Vệ tinh IKONOS có chu kỳ lặp là 14 ngày
(thời gian chụp lại trên cùng vùng đất chỉ từ 1 đến 3 ngày) và thời gian đi qua xích đạo
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 106
là 10h30 sáng, với bề rộng tuyến chụp là 11km. Các thông số cơ bản của sensor và độ
phân giải không gian của ảnh vệ tinh IKONOS được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.13: Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh IKONOS
Tên bộ cảm biến Kênh Bước sóng (mm) Độ phân giải
OSA:
Bộ cảm biến toàn sắc
Đa phổ
P
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
0,45¸0,90
0,45¸0,52
0,52¸0,60
0,63¸0,69
0,76¸0,90
1m
4m
Các loại ảnh vệ tinh thương mại có độ phân giải cao khác có thể sử dụng hiện
nay như Orbview-3 (Orbimage), Quickbird (Earth watch), và EROS-A1 (west india space).
10.3. Ảnh vệ tinh có độ phân giải cao
Các loại ảnh vệ tinh thương mại có độ phân giải cao HSRI (High Resolution
Satellite Image) hiện nay đang được sử dụng phổ biến để thành lập bản đồ địa hình,
chuyên đề và phục vụ cho việc quản lý đô thị. Ảnh vệ tinh độ phân giải cao có ưu thế
về độ chính xác với sai số về mặt bằng khoảng 0,3m, có thể thành lập bản đồ tỷ lệ
1:10.000 với khoảng cao đều từ 2,5 đến 5m và cho phép cập nhật bản đồ tỷ lệ 1:5.000.
Ảnh còn có khả năng tạo ảnh lập thể và đặc biết thời gian chụp trở lại trên cùng vùng
đất rất nhanh nên dễ dàng tích hợp với dữ liệu GIS và cho phép tạo ra nhiều sản phẩm
mới từ ảnh vệ tinh một cách tự động hoặc bán tự động.
Bảng 3.14: Bốn loại vệ tinh cung cấp ảnh có độ phân giải cao dưới 1m
Vệ tinh IKONOS EROS Quickbird Orbview
Độ phân giải 0,82 m PAN
3.28 m MS
1,8 m PAN 0,61 m PAN
2,5 m MS
1 m PAN
4 m MS
Chu kỳ lặp 14 ngày 15 ngày 20 ngày 16 ngày
Năm phóng 1999 2000 2001 2003
Cơ quan SpaceImage West Indian Space Digital Globe Orbital Sciences
Bảng 3.15: Tỷ lệ lập bản đồ
1972 Landsat MSS, 80m
1982 Landsat TM, 30m
1986 Spot 10m, PAN
1991 KVA 1000, 2m
1996 IRS 1C/D, 6m
1: 250.000
1: 100.000
1:50.000
1999 IKONOS-1, 1m
2000 EROS A1, 1,8m
2001 Quickbird, 0,6m
2002 Spot-5, 2,5m
2003 Orbview, 1m
1: 10.000
1: 10.000
1: 10.000
10.4. Ảnh vệ tinh thường dùng trong lĩnh vực hải dương học và khai thác thủy sản
- Ảnh từ một số vệ tinh dùng để thành lập bản đồ các hệ sinh thái ven bờ: Ảnh
Landsat MSS; ảnh Landsat 4, 5 TM; ảnh Landsat 7 ETM+; ảnh ASTER; ảnh SPOT
3, 4, 5; ảnh ALOS; ảnh JERS và ảnh ERS và chúng có thể tải miễn phí từ các
website sau:
Chương 3: Những kiến thức cơ bản về RS
Phạm Văn Thông 107
- Sử dụng ảnh từ các website của MODIS, Seawifs, AVHRR, Topex/Poceidon ,
NSCAT, MODAS, … để nghiên cứu các yếu tốt bề mặt nhiệt độ nước biển
(SST), chầp diệp lục, nước trồi…. phục vụ lĩnh vực khai thác thủy sản:
MODIS 1km:
MODIS 250m:
Giovanni:
AVHRR:
MODAS:
PFEL:
NSCAT:
Topex/Poceidon:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-vien_tham_kienthuccoban_8171.pdf