Cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp xe buýt có quá nhiều hợp tác xã manh mún,
không phù hợp với cơ chế tổ chức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
vận chuyển hành khách công cộng. Việc khoán và trợ giá theo sản lượng hành
khách vận chuyển được cũng là một yếu tố gây bất lợi cho dịch vụ vận chuyển hành
khách. Hệ thống vé chưa hấp dẫn người dân và chưa tạo ra sự thuận lợi cho sự lựa
chọn của hành khách. Hệ thống kiểm soát, thông tin và điều hành còn thủ công.
Cần có một sự thay đổi lớn về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp xe buýt
theo hướng mô hình PTA (Public Transportation Authority), cơ quan vận chuyển
công cộng thành phố.
44 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 7: Nghiên cứu khảo sát và đánh giá hệ thống tổ chức, quản lý và điều hành vận chuyển xe buýt của TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dân thành phố, Sở
Giao thông vận tải đã ban hành một số quy định tạm thời liên quan đến các đối
tƣợng phục vụ trong lĩnh vực xe buýt, nhƣ:
- Quyết định số 660/QĐ-GT ngày 02/3/2005 quy định tạm thời về quản lý lái
xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 4128/QĐ-SGTCC ngày 26/9/2005 quy định tạm thời về đầu
tƣ và quản lý trạm dừng, nhà chờ xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 2406/QĐ-SGTCC ngày 07/8/2006 quy định tạm thời về quản
lý nhân viên phục vụ trên xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Liên quan đến đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông tĩnh, Ủy ban nhân dân thành
phố đã ban hành Quyết định số 135/2004/QĐ-UB ngày 17 tháng 5 năm 2004 của
Ủy ban nhân dân thành phố về khuyến khích đầu tƣ, khai thác bến bãi vận tải đƣờng
bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và sau 2 năm thực hiện, Quyết định số
135/2004/QĐ-UB đã đƣợc nâng cấp bằng Quyết định số 83/2006/QĐ-UB ngày 08
tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về khuyến khích đầu tƣ, khai
thác bến bãi vận tải đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
7.3.2 Đánh giá tính phù hợp và những bất cập của hiện trạng khung pháp lý
của ngành.
Ngành Giao thông vận tải đã chủ động trong việc xây dựng khung pháp lý
cho địa phƣơng của mình trong khi các văn bản pháp quy của Bộ Giao thông vận tải
chƣa sửa đổi kịp. Nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ hành khách, các quy định đã
ban hành cần đƣợc nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung cho kịp đà phát triển và góp ý
của hành khách.
1. Những thuận lợi và bất cập trong văn bản pháp quy về tổ chức quản
lý và họat động xe buýt:
a) Những thuận lợi:
- Sự chủ động của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc ban hành những cơ sở
pháp lý liên quan đến họat động xe buýt đã thực sự góp phần vào việc tổ chức quản
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
113
lý, điều hành công việc có tính khoa học và hiệu quả trong khi Bộ chuyên ngành
chƣa có kịp các cơ sở pháp lý này.
- Cơ bản đã có những cơ sở pháp lý khi tiến hành các họat động xe buýt thể
nghiệm, thử nghiệm (tuyến điểm) và khai thác tuyến xe buýt có trợ giá, không có
trợ giá; kể cả các quy định liên quan về lái xe, nhân viên phục vụ, cơ sở hạ tầng cho
xe buýt và một số quyền ƣu tiên lƣu thông của xe buýt.
- Phần lớn những quy định này đã đƣợc Bộ chuyên ngành tiếp nhận đƣa vào
quy định chung nên có nhiều điểm tƣơng đồng giữa Bộ chuyên ngành và của Ủy
ban nhân dân thành phố về công tác quản lý và tổ chức điều hành họat động xe
buýt.
- Các cơ sở pháp lý này đƣợc tổng hợp thông qua thực tiễn, thông qua góp ý
của các đối tƣợng liên quan và bao hàm nhiều lĩnh vực liên quan nhƣ quản lý,
khuyến khích đầu tƣ.
b) Những bất cập:
- Do đi đầu trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nên tính
phù hợp chỉ đƣợc hòan thiện qua thời gian thực hiện.
- Quy định của Bộ chuyên ngành đƣợc ban hành sau, có tính định hƣớng
chung để phù hợp cho cả nƣớc, chƣa dự trù sự phù hợp với định hƣớng phát triển và
thực tế họat động của từng địa phƣơng.
- Sự khác biệt khá lớn về chủng lọai phƣơng tiện tham gia nhƣ việc tham gia
của loại xe từ 12-16 chỗ, về mầu sơn đặc trƣng cho xe buýt, về tập huấn cho nhân
viên phục vụ xe buýt mà không tập huấn lái xe, về miễn vé cho trẻ em, về phát hành
và quản lý vé xe buýt tuyến không có trợ giá, về chức năng-nhiệm vụ của Trung
tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng.
- Quan điểm về trợ giá cho họat động xe buýt chƣa nhất quán mặc dù đã có
Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ về từng bƣớc khắc
phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong đó
Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục duy trì chính sách trợ giá
cho hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
114
2. Những thuận lợi và bất cập trong văn bản pháp quy về khuyến khích
đầu tƣ trong hoạt động xe buýt:
a) Những thuận lợi:
- Có cơ sở pháp lý rõ ràng để khuyến khích xã hội hóa đầu tƣ nhất là trong
lĩnh vực đầu tƣ phƣơng tiện.
- Đạt đƣợc mục tiêu khuyến khích đầu tƣ trong từng giai đọan.
b) Những bất cập:
- Công tác khuyến khích đầu tƣ chỉ có thời hạn ngắn, không phù hợp với yêu
cầu phát triển ngành vận tải hành khách công cộng theo từng chu kỳ, 10 đến 20
năm.
- Việc hỗ trợ của Nhà nƣớc chỉ có tính tƣơng đối, không theo kịp lãi suất cho
vay của thị trƣờng và việc hỗ trợ chỉ giải quyết một lần trong năm nên tính huy
động xã hội tham gia đầu tƣ không cao.
7
điều hành VTHKCC
7.4.1 Trung tâm quản lý điều hành VTHKCC.
1. Phòng Kế hoạch - Điều hành
- Đề xuất về công tác quản lý và điều hành hoạt động VTHKCC .
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành VTHKCC do Giám đốc giao.
2. Các Ga hành khách xe buýt Sài Gòn, Chợ Lớn, Văn Thánh, Quận 8
- Thực hiện công tác điều hành và kiểm tra hoạt động của các tuyến xe buýt
có đầu bến hoặc đi ngang qua khu vực đƣợc phân công quản lý.
- Thông tin tuyên truyền về hoạt động của các loại hình vận tải trong hệ
thống VTHKCC và cung cấp các dịch vụ phục vụ việc đi lại của hành khách .
- Đảm bảo an ninh – trật tự –vệ sinh tại ga.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
115
Hình 7.9 Sơ đồ tổ chức Trung Tâm Quản Lý và Điều Hành VTHKCC
3. Phòng Quản lý Cơ sở hạ tầng
- Quản lý, xây dựng, sử dụng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trực tiếp
phục vụ cho hoạt động VTHKCC trên địa bàn thành phố.
- Trong công tác khai thác nguồn thu có liên quan đến nhiệm vụ quản lý.
4. Phòng Kế toán - Tài chính
- Thực hiện các nghiệp vụ về kế toán và thống kê: Hạch toán các nghiệp vụ
phát sinh, ghi chép sổ sách, phân tích hoạt động kinh tế và các chính sách liên quan
đến hoạt động VTHKCC.
- Công tác quản lý tài chính: Quản lý các nguồn vốn nhƣ do ngân sách cấp,
thu sự nghiệp, thu khác theo qui định và đầu tƣ xây dựng cơ bản.
5. Phòng Tổ chức - Hành chính
- Công tác tổ chức – nhân sự: Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống tổ chức bộ
máy và nhân sự, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm ; công tác thanh tra, pháp chế;
kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng CB-VC theo nhu cầu công tác.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
116
- Chế độ chính sách: Triển khai thực hiện các chế độ, chính sách về lao
động, tiền lƣơng, thi đua, khen thƣởng, kỷ luật, tuyển dụng, thôi việc và nghỉ hƣu
đối với CB-VC theo phân cấp.
- Công tác văn phòng: Phụ trách công tác văn thƣ, lƣu trữ, in ấn, thông tin
tuyên truyền, tiếp tân, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, tài sản, phƣơng tiện.
6. Đội Kiểm tra Trật tự VTHKCC.
Tổ chức kiểm tra trật tự, điều hành hoạt động của các đơn vị tham gia
VTHKCC trên các luồng tuyến xe buýt TP.HCM.
7. Tổ xử lý vi phạm hợp đồng khai thác vận chuyển hành khách công cộng:
- Xử lý các thông tin phản ánh về hoạt động Vận tải hành khách công cộng
(VTHKCC).
- Xử lý các hành vi vi phạm Hợp đồng đặt hàng thực hiện dịch vụ vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt trên các tuyến xe buýt (HĐĐH) mà giám đốc
Trung tâm đã ký kết với các Doanh nghiệp vận tải.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm các hành vi vi phạm, nâng cao chất
lƣợng phục vụ của các tuyến xe buýt.
7.4.2 Hiện trạng quy trình tổ chức quản lý và xử lý nghiệp vụ
Hàng ngày, thông tin về số chuyến của từng xe trên tuyến, tổng số xe trên
tuyến, số lượng hành khách (vé lượt, vé tập, vé tháng, miễn vé) đƣợc thu thập và xử
lý theo qui trình nhƣ sơ đồ:
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
117
Từng đơn vị có thể có đội kiểm tra trên tuyến nhằm giám sát hoạt động của
tài xế: chạy đúng biểu đồ giờ, chạy đúng lộ trình, không rà rút khách, bỏ khách
hoặc dừng đỗ không đúng trạm; đối với tiếp viên là kiểm tra có xé vé hay không.
7.4.3 Nhận xét về hiện trạng hoạt động quản lý và điều hành xe buýt
1. Cả Trung tâm và các Đơn vị quản lý trực tiếp xe buýt đều có đội ngũ kiểm
tra, giám sát hoạt động của xe => có sự trùng lặp về chuyên môn, lãng phí nhân
công, chi phí làm việc và tiền lƣơng.
2. Tình hình vận chuyển hành khách hoàn toàn dựa vào thông tin do các nhân
viên tại các bến đầu cuối, Đội Kiểm Tra TTVTHKCC thu thập. Độ chính xác của
những thông tin này phụ thuộc nhiều vào tính khách quan của nhân viên tác nghiệp.
3. Những mục tiêu quan trọng khác trong hoạt động VTHKCC khác chƣa đạt
đƣợc nhƣ: thông tin tức thời về vị trí xe và thời gian xe đến trạm, trạm sắp đến,... để
phục vụ hành khách cần đi xe tốt hơn, điều phối quyền ƣu tiên khi xe buýt đến các
giao lộ đặc biệt là những xe bị trễ giờ, tăng cƣờng an ninh trong hệ thống
VTHKCC.
4. Mặc dù có Đội kiểm tra nhƣng những thông tin quan trọng khác ảnh hƣởng
đến chất lƣợng phục vụ của hệ thống xe buýt chƣa thể đƣợc giám sát đầy đủ (trừ phi
mỗi xe buýt có một nhân viên giám sát): không đúng lộ trình xe chạy, dừng đỗ
Mỗi xe có một sổ nhật
trình chạy xe có nội
dung:
– Ngày hoạt động
– Số xe
– Tên tài xế
– Tên tiếp viên
– Nơi đi và đến
– Giờ đi và đến từng
chuyến
– Số lượng vé bán ra
–Số chuyến hoạt động
Nhân viên điều hành
đầu cuối tuyến của
Trung tâm:
– Kiểm tra hoạt động
của xe
– Ký xác nhận hoạt
động của chuyến lên tờ
nhật trình của xe
– Làm báo cáo tổng hợp
ngày và gửi về Trung
tâm vào ngày hôm sau
Trung tâm:
– Tập hợp các tờ nhật
trình của xe
– Xử lý số liệu và nhập
vào máy để lưu trữ
– Đánh giá: tổng số hành
khách (theo từng loại vé),
số chuyến thực hiện, thời
gian hành trình của
chuyến, tốc độ trung bình
của xe
– Xử lý các vi phạm
Hình 7.10 Sơ đồ qui trình thu thập và xử lý thông tin tình hình hoạt động của xe buýt
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
118
không đúng trạm, bỏ khách, rà rút khách, vận tốc của xe, việc đóng mở cửa xe,
phanh gấp, không bật máy lạnh, không xé vé.
5. Hiện nay với số tuyến xe buýt có trợ giá là 113 tuyến, tƣơng ứng với 92 vị trí
đầu cuối bến thì nhu cầu số lƣợng nhân viên đầu cuối tuyến phải có là 184 ngƣời.
Tuy nhiên, Trung tâm không có đủ nhân sự nên chỉ bố trí 65 nhân viên tại 31 vị trí,
các vị trí còn lại do nhân viên của các doanh nghiệp vận tải đảm nhận. Ngoài ra các
tuyến vận chuyển học sinh, sinh viên, công nhân chƣa có nhân viên điều hành giám
sát hoạt động, Trung tâm chỉ bố trí ngƣời kiểm tra đột xuất.
6. Lấy thống kê về đầu bến Chợ Lớn làm ví dụ: tổng cộng tại đầu bến này
trong 1 ngày có 536 xe hoạt động và 4323 chuyến trong thời gian 16h (từ 4h00 đến
20h00). Việc điều hành đƣợc thực hiện bởi 3 nhân viên của Trung tâm. Nhƣ vậy,
trung bình 1 nhân viên phải kiểm tra và ký xác nhận khoảng 90 chuyến xe trong 1
giờ -> 1,5 xe/phút.
7. Trong khi đó, xét cho 113 tuyến buýt có trợ giá thì mỗi ngày có 18411
chuyến xe buýt, mỗi xe buýt thực hiện trung bình gần 10 chuyến/ngày => có 1977
xe buýt hoạt động trong ngày => Tổ nhập liệu phải xử lý 1977 tờ báo cáo hoạt động
của xe. Với 10 nhân viên trong Tổ Nhập Liệu – Thống Kê Sản lƣợng & Số Chuyến,
mỗi ngƣời phải xử lý khoảng 200 tờ báo cáo trong thời gian 8h (thời gian xử lý 1 tờ
báo cáo khoảng 1,5 phút) => khối lƣợng công việc lớn, làm việc liên tục.
8. Trong tƣơng lai, khi mở rộng mạng lƣới xe buýt, số lƣợng xe, trung tâm phải
cần nhiều nhân lực hơn nữa để đảm bảo hoạt động và chất lƣợng của hệ thống xe
buýt => chi phí quản lý và điều hành nhiều hơn, nhƣng hiệu quả không đƣợc cải
thiện.
9. Chƣa có hệ thống thông tin liên lạc giữa tài xế và Trung tâm để điều phối,
hoạt động của xe trong các tình huống đặc biệt, cũng nhƣ tài xế không thể thông tin
cho Trung tâm biết tình hình lƣu thông, các sự cố đang xảy ra trên đƣờng.
10. Chƣa có hệ thống thông tin, phƣơng tiện nghe nhìn trên xe buýt, tại các trạm
dừng, nhà chờ để phục vụ hành khách theo dõi hoạt động của xe buýt.
Một số nhận xét khác:
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
119
11. Theo nhận định của Trung tâm, việc xử phạt qua phản ảnh của đƣờng dây
nóng ĐT 3.821.4444 không có biên bản, thiếu đối chứng nên các Doanh nghiệp
vận tải thƣờng khiếu nại những trƣờng hợp này. Ngoài ra, tình hình vi phạm chủ
yếu đƣợc thống kê, theo dõi theo biển số xe và Doanh nghiệp vận tải, chƣa có sự
theo dõi chi tiết theo lái xe và tiếp viên, dẫn đến lái xe và tiếp viên bị đình chỉ hoạt
động ở Doanh nghiệp này nhƣng chuyển sang Doanh nghiệp khác hoạt động.
7.5 Nghiên cứu khả ệ thống kiểm tra,
giám sát của ngành: mức độ phù hợp về công tác kiểm tra giám sát xe
buýt, lái xe, tiếp viên, cơ sở hạ tầng, mức độ chặt chẽ trong giám sát
doanh thu, số chuyến.
7.5.1 Tổng quan:
- Để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ xe buýt cũng nhƣ kiểm soát đƣợc số tiền trợ giá
từ ngân sách cho hoạt động này, các cơ quan quản lý hoạt động xe buýt cần phải tổ
chức các hệ thống để kiểm tra-giám sát chặt chẽ các mặt hoạt động xe buýt.
- Ngày nay, ở các nƣớc tiên tiến trên thế giới, ngƣời ta đã ứng dụng công nghệ
thông tin và phƣơng tiện khác nhƣ: hệ thống định vị toàn cầu, công nghệ thẻ thông
minh… vào công tác quản lý, điều hành giúp tiết kiệm lao động, tiện lợi cho hành
khách giúp cho công tác quản lý, điều hành xe buýt một cách hiệu quả…
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến khác vào công tác
kiểm tra-giám sát hoạt động xe buýt tại Tp.HCM chỉ đang ở giai đoạn nghiên cứu
thử nghiệm.
7.5.2 Các hình thức và nội dung kiểm tra-giám sát hoạt động xe buýt:
Để kiểm tra-giám sát hoạt động xe buýt, ngƣời ta thƣờng dùng các hình thức với
các nội dung kiểm tra sau đây:
1) Hình thức kiểm tra-giám sát:
- Kiểm tra tại các điểm đầu-cuối tuyến xe buýt: kiểm soát doanh thu bán vé, số
chuyến xe buýt thực hiện của từng xe buýt trên từng tuyến với việc điều hành đảm
bảo xe buýt hoạt động một cách nhịp nhàng và đúng giờ giấc.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
120
- Kiểm tra trên xe buýt: thƣờng là kiểm tra có tính đột xuất (không thƣờng
xuyên). Việc kiểm tra trên tuyến là rất quan trọng, nhằm giúp cho cơ quan quản lý
nhà nƣớc giám sát chặt hơn về chi phí, doanh thu và chất lƣợng phục vụ của đơn vị
vận tải. Giám sát hoạt động của tài xế và nhân viên bán vé, cải thiện chất lƣợng
phục vụ HK
- Kiểm tra cơ sở hạ tầng phục vụ xe buýt: kiểm tra dọc theo lộ trình tuyến khắc
phục các tồn tại, chƣa hợp lý của cơ sở hạ tầng (nhƣ trạm dừng, nhà chờ, trạm trung
chuyển, bến đầu-cuối, tín hiệu ƣu tiên…của xe buýt).
- Kiểm tra tại doanh nghiệp: là công việc kiểm tra-giám sát các yêu cầu về
phƣơng tiện, nhân viên làm việc trên xe buýt trƣớc khi đƣa xe buýt ra tuyến hoạt
động
2) Nội dung kiểm tra-giám sát:
-Kiểm tra về chất lƣợng dịch vụ: là việc kiểm tra-giám sát hoạt động xe buýt dƣới
các mặt chủ yếu sau đây:
Về giờ giấc: có đảm bảo theo đúng biểu đồ giờ hay không ?
Về lộ trình tuyến: có chạy đúng lộ trình quy định không, dừng đỗ có đúng
vị trí trạm dừng xe buýt hay không ?
Về phƣơng tiện: chủng loại phƣơng tiện đƣa ra tuyến hoạt động có đúng
quy định không? Phƣơng tiện có đảm bảo sạch sẽ, an toàn kỹ thuật-vệ sinh
môi trƣờng, các thông tin và trang thiết bị trên xe có đầy đủ hay không ?...
Về cơ sở hạ tầng phục vụ xe buýt: vị trí có hợp lý chƣa, có đảm bảo sạch
sẽ, tiện nghi và thuận lợi cho hành khách chờ đón xe buýt không ? Hệ thống
thông tin có rõ ràng và phù hợp chƣa ?...
Về thái độ phục vụ của lái xe, nhân viên phục vụ: đảm bảo tính chuyên
nghiệp và đạo đức nghề nghiệp: lái xe có đảm bảo an toàn cho hành khách
trên xe cũng nhƣ ngƣời và phƣơng tiện khác tham gia giao thông trên đƣờng
hay không ? Đón-trả khách có đúng trạm dừng hay không ? Nhân viên có
phục vụ, giúp đỡ hành khách niềm nở và đúng mực hay không ?
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
121
- Kiểm tra về doanh thu bán vé và số chuyến thực hiện: nhằm phục vụ cho
công tác nghiệm thu khối lƣợng thực hiện (doanh thu bán vé, số chuyến xe
buýt hoạt động) của từng xe buýt trên từng tuyến, làm cơ sở cho việc thanh
quyết toán tiền trợ giá cho các doanh nghiệp vận tải xe buýt.
7.5.3 Thực trạng công tác kiểm tra-giám soát hoạt động xe buýt hiện nay ở
Tp.HCM
1). Hành lang pháp lý:
- Quyết định 34/BGTVT ngày 16/10/2006 về ban hành quy chế quản lý hoạt
động xe buýt
- Quyết định 321/UBND-ĐTMT ngày 31/12/2003 của UBNDTP về ban hành
quy chế quản lý điều hành hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn
thành phố.
- Sở Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 660/QĐ-GT ngày
02/03/2005 về việc quy định tạm thời về quản lý lái xe buýt và Quyết định số
2406/QĐ-SGTCC ngày 07/8/2006 quy định tạm thời về quản lý nhân viên
phục vụ trên xe buýt trên địa bàn thành phố.
- Trung tâm QLĐHVTHKCC đã từng bƣớc hoàn chỉnh hợp đồng khai thác
VTHKCC bằng xe buýt chặt chẽ hơn.
2). Các hệ thống kiểm tra-giám sát:
Trên cơ sở các văn bản pháp lý nói trên, hoạt động xe buýt tại Tp.HCM đã
hình thành đƣợc 3 hệ thống kiểm tra giám sát sau đây:
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
122
Hình 7.11 Các hệ thống kiểm tra giám sát hoạt động của xe buýt.
1. Giám sát của cơ quan nhà nƣớc/quản lý tuyến: thực hiện chức năng quản lý
Nhà nƣớc về luồng tuyến, chất lƣợng dịch vụ và chính sách tài chính (trợ
giá).
2. Giám sát của doanh nghiệp khai thác tuyến: để đảm bảo các yêu cầu về chất
lƣợng dịch vụ theo quy định của cơ quan quản lý tuyến (đƣợc thể hiện trong
hợp đồng khái thác hoặc hợp đồng đặt hàng thực hiện sản phẩm dịch vụ xe
buýt hay hợp đồng đấu thầu khai thác tuyến), đồng thời gíup doanh nghiệp
quản lý đƣợc doanh thu và chi phí vận chuyển xe buýt. Tuy nhiên có trùng
lặp về chuyên môn với đội kiểm tra của TTQLĐH VTHKCC.
3. Giám sát của cộng đồng: là giám sát của chính hành khách đi xe buýt, của
cộng đồng dân cƣ, của các cơ quan truyền thông (báo-đài)…
3)Hình thức và nội dung kiểm tra-giám sát:
a- Giám sát của cơ quan quản lý Nhà nƣớc:
Chủ yếu do Trung tâm QLĐH VTHKCC (Trung tâm) thực hiện. Trung tâm đã
tổ chức 02 lực lƣợng chính sau đây để kiểm tra-giám sát hoạt động xe buýt:
*Lực lƣợng nhân viên kiểm tra-giám sát tại các điểm đầu-cuối tuyến xe buýt:
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
123
*Lực lƣợng kiểm tra trên xe buýt:
Quy trình giám sát, xử lý của cơ quan nhà nƣớc:
Hình 7.12 Quá trình xử lý sai phạm do đội kiểm tra tiến hành.
1-Đội kiểm tra trật tự VTHKCC phát hiện sai phạm của tài xế, nhân viên sẽ
tiến hành lập biên bản, sau đó báo về TTQLĐH VTHKCC.
2- TTQLĐH VTHKCC mà trực tiếp là Tổ Xử Lý Vi Phạm cung cấp thông
tin cho đơn vị KD VTHKCC trực tiếp quản lý tài xế, nhân viên bán vé bị
phản ảnh.
3-Đơn vị KD VTHKCC xác nhận việc có hay không vi phạm của lái xe,
nhân viên bán vé với Tổ Xử Lý Vi Phạm.
4-Nếu tài xế, nhân viên bán vé vi phạm, sẽ tiến hành xử lý. Số tiền phạt sẽ
trừ vào khoản trợ giá cho các đơn vị sau này.
* Giám sát thông qua phản ánh của hành khách:
Trung tâm còn thiết lập đƣờng dây điện thoại nóng 3 821 4444 nhằm hƣớng
dẫn và tiếp nhận những ý kiến phản ánh, khiếu nại của hành khách về các hành vi vi
phạm nội quy, quy định của lái xe, nhân viên phục vụ trên các tuyến xe buýt.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
124
Thông qua đó, có cơ sở kiểm tra, đối chứng để xử lý các vi phạm và phúc đáp cho
hành khách.
Hình 7.13 Quá trình xử lý vi phạm qua phản ảnh của HK.
1. Hành khách có nhu cầu phản ảnh thông tin về hoạt động của xe buýt, tài xế,
nhân viên bán vé bằng cách gọi số ĐT nóng 3.821.4444 hay gửi bằng đơn
thƣ về TTQLĐH VTHKCC.
2. Phản ảnh của HK sẽ đƣợc Tổ Xử Lý Vi Phạm (thuộc TTQLĐH VTHKCC)
cung cấp thông tin cho đơn vị KD VTHKCC trực tiếp quản lý tài xế, nhân
viên bán vé bị phản ảnh.
3. Đơn vị KD VTHKCC xác nhận việc có hay không vi phạm của lái xe, nhân
viên bán vé. Trong trƣờng hợp cần thiết đơn vị KD VTHKCC liên hệ trực
tiếp với HK nhằm xác minh vi phạm của tài xế hay nhân viên bán vé và
thông báo kết quả xử lý cho HK nếu có yêu cầu.
4. Nếu tài xế, nhân viên bán vé vi phạm đơn vị KD VTHKCC sẽ tiến hành xử
phạt. Tiền phạt sẽ trừ vào khoản trợ giá cho đơn vị sau này.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
125
5. TTQLĐH VTHKCC phản hồi cho HK kết quả xử lý (nếu HK có yêu cầu
phản hồi bằng văn bản hay qua điện thoại).
b) Giám sát của doanh nghiệp khai thác tuyến:
Các doanh nghiệp khai thác tuyến hiện nay đa số đều có thành lập lực lƣợng
kiểm tra (hoặc Ban kiểm soát) để tiến hành tự kiểm tra trên các xe buýt thuộc đơn vị
mình quản lý.
Nếu phát hiện nhân viên vi phạm sẽ tiến hành xử lý trực tiếp theo quy định
của từng đơn vị.
c) Giám sát của cộng đồng (của ngƣời dân, báo đài…):
Nhƣ thành lập đƣờng dây điện thoại nóng nhằm hƣớng dẫn và tiếp nhận
những ý kiến phản ánh của hành khách, phản ánh của báo đài,…
7.5.4 Đánh giá tính phù hợp của công tác kiểm tra-giám sát
1. Mức độ phù hợp về công tác kiểm tra giám sát xe buýt, lái xe, tiếp viên,
cơ sở hạ tầng:
a. Về tần suất kiểm tra:
- Đội kiểm tra trên xe buýt của Trung tâm hiện có 21 ngƣời, cộng với lực lƣợng
phối hợp của các doanh nghiệp vận tải khoảng 10 ngƣời; Tổng cộng khoảng 31
ngƣời. Chia thành 6 nhóm kiểm tra và 01 nhóm trực, mỗi nhóm gồm 03 ngƣời
- Theo báo cáo của Trung tâm, tần suất kiểm tra trong năm 2008 là 1,15
lƣợt/100 chuyến (1,15%) (58.964 lƣợt kiểm tra/5.109.080 chuyến xe buýt).
b. Về nội dung và phƣơng pháp kiểm tra:
Nhiệm vụ của nhân viên đội kiểm tra là tiến hành kiểm tra trên tuyến các
hành vi vi phạm đƣợc quy định trong Hợp đồng đặt hàng phục vụ đặt hàng thực
hiện dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt mà Trung tâm đã ký với các đơn vị vận tải
theo lịch và địa bàn đƣợc phân công.
Để thực hiện nhiệm vụ, Đội kiểm tra đã đề ra các nhiệm vụ khá phù hợp với
yêu cầu kiểm tra thƣờng xuyên nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ đột
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
126
xuất theo chuyên đề (những điểm nóng, mang tính thời sự, kiểm tra có trọng điểm),
cụ thể nhƣ:
- Phối hợp với Đội 4-CSHS, kiểm tra xử lý các hành vi gây rối, cờ bạc, móc
túi, các phƣơng tiện đậu dừng không đúng quy định, lấn chiếm ô sơn-trạm dừng-
nhà chờ xe buýt và các hành vi khác ảnh hƣởng đến hoạt động vận tải HKCC theo
quy định.
- Kiểm tra xử lý có trọng điểm các hành vi vi phạm qua phản ánh từ các nguồn
thu thập đƣợc (báo, đài, nhân dân..) và từ chỉ đạo của lãnh đạo Sở, Trung tâm.
- Tập trung kiểm tra các điểm nóng về vi phạm trật tự an toàn giao thông nhƣ
tại khu vực An Sƣơng-Trung Chánh: bố trí nhóm thƣờng trực kiểm tra các xe buýt
đậu dừng đón trả khách quá thời gian quy định, chấn chỉnh tình trạng các xe buýt
thƣờng xuyên dừng đậu ngay giữa đƣờng để đón khách gây mất trật tự tại khu vực
này, nhắc nhở, giải tỏa các xe liên tỉnh chiếm dụng ô sơn, trạm dừng xe buýt…
- Kiểm tra có trọng điểm: các tuyến có đầu bến tại Thới An đậu xe và quay
đầu xe không đúng quy định; Tuyến 19, 54 thƣờng xuyên đậu lâu tại trạm ở bến xe
miền Đông ...
- Phối hợp kiểm tra kết hợp lập biên bản các lỗi vi phạm hợp đồng đặt hàng
thực hiện dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt mà Trung tâm đã ký với các đơn vị vận
tải.
c. Phân tích các thuận lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi: Luôn đƣợc sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ban Giám đốc Trung
tâm cũng nhƣ đƣợc sự hỗ trợ của các phòng, ban của Trung tâm và các đơn vị liên
quan khác nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đội kiểm tra thực hiện tốt nhiệm vụ
đƣợc giao.
+ Khó khăn:
- Trình độ của CB, CNV – LĐ đội kiểm tra không đồng đều về ý thức tổ chức
kỷ luật, trình độ nghiệp vụ còn nhiều hạn chế.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
127
- Địa bàn giám sát, kiểm tra hoạt động rộng (24 quận, huyện) nhƣng nhân lực
của Đội KTTT hiện tại còn quá thiếu so với nhu cầu công tác. Vì thế khi phân chia
hoạt động rất mỏng, chƣa đủ đáp ứng kịp thời.
- Bên cạnh đó, thời gian làm việc của Đội KTTT theo giờ hoạt động của các
tuyến xe buýt, bắt đầu từ 03 giờ 30 - 21 giờ 30. Địa bàn rộng nên khoảng cách tác
nghiệp của CB, CNV – LĐ trong một ca làm việc khá nhiều, ảnh hƣởng đến chất
lƣợng công tác.
- Sự chống đối, đe dọa của lái xe, phụ xe, nhân viên bán vé gây khó khăn và
ảnh hƣởng đến tinh thần làm việc của CB, CNV – LĐ.
d. Đánh giá kết quả và mức độ phù hợp:
- Về tần suất kiểm tra:
Số lƣợng nhân viên kiểm tra quá ít so với địa bàn hoạt động rộng lớn của xe
buýt với số tuyến và số chuyến hoạt động ngày càng tăng nhƣ hiện nay, dẫn đến tần
suất kiểm tra quá thấp (chỉ 1,15%), không đáp ứng đƣợc yêu cầu tăng cƣờng kiểm
tra để chấn chỉnh, nâng cao chất lƣợng hoạt động xe buýt (tối thiểu 10% số chuyến).
- Về nội dung và phương pháp kiểm tra:
+ Chƣa quan tâm nhiều đến việc phối hợp kiểm tra, phát hiện cơ sở hạ tầng
xe buýt (trạm dừng, nhà chờ, ô sơn) không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh để
Ban giám đốc Trung tâm có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
+ Một số trƣờng hợp lập biên bản vi phạm không đạt yêu cầu, gây khó khăn
cho việc xử lý (thiếu chữ ký ngƣời vi phạm, ghi không rõ lỗi vi phạm.)
+ Chƣa xử lý tốt các trƣờng hợp xảy ra đôi co, cự cãi nhau khi ngƣời vi
phạm cố tình chối bỏ, không thừa nhận hành vi vi phạm.
+ Phƣơng pháp kiểm tra chƣa đảm bảo tính đột xuất, bí mật: nhân viên chƣa
lên xe buýt kiểm tra đã bị lái xe, tiếp viên phát hiện từ xa, xóa hiện trƣờng vi phạm
+ Một số trƣờng hợp, xe buýt cố tình bỏ nhân viên kiểm soát mà chƣa đề ra
hƣớng khắc phục.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
128
+ Còn tồn tại một số kiểm tra viên phát hiện vi phạm mà không lập biên bản
(do nhận tiền hối lộ của ngƣời vi phạm)…
2. Mức độ chặt chẽ trong giám sát doanh thu, số chuyến:
Nhìn chung, hoạt động giám sát doanh thu, số chuyến xe buýt cũng nhƣ việc
đảm bảo giờ giấc theo biểu đồ giờ của lực lƣợng kiểm tra tại đầu đầu-cuối tuyến xe
buýt đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản đặt ra về mặt nội dung cũng nhƣ hình
thức kiểm tra, giám sát, làm cơ sở cho việc nghiệm thu sản phẩm và thanh toán tiền
trợ giá xe buýt cho đơn vị vận tải cũng nhƣ việc quản lý-điều hành việc chấp hành,
đảm bảo giờ giấc của xe buýt.
Hình 7.14 Sơ đồ quy trình giám sát doanh thu số chuyến.
1-Nhân viên bán vé nộp lại sổ nhật trình cho nhân viên điều hành đầu
cuối tuyến của Trung tâm: Kiểm tra hoạt động của xe. Ký xác nhận hoạt
động của chuyến lên tờ nhật trình của xe.
2-Nhân viên điều hành đầu cuối tuyến của Trung tâm: Làm báo cáo tổng
hợp ngày và gửi về Trung tâm vào ngày hôm sau.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
129
3-Tổ Nhập Liệu – Thống Kê Sản Lƣợng: xử lý, thống kê thông tin hoạt
động của xe buýt nhằm phục vụ cho công tác nghiệm thu khối lƣợng thực
hiện (doanh thu bán vé, số chuyến xe buýt hoạt động) của từng xe buýt trên
từng tuyến cho Phòng Kế Toán Tài Chính, làm cơ sở cho việc thanh quyết
toán tiền trợ giá cho các doanh nghiệp vận tải xe buýt.
Tuy nhiên, còn tồn tại một số khó khăn, bất cập chủ yếu về mặt nhân sự, cần
phải đƣợc khắc phục, cụ thể nhƣ sau:
Theo báo cáo của Trung tâm, hiện lực lƣợng nhân viên kiểm tra-giám sát tại
các điểm đầu-cuối tuyến xe buýt của Trung tâm là 65 ngƣời đang giám sát ở 31 vị
trí đầu cuối 100 tuyến (15 tuyến còn lại, Trung tâm tạm thời ủy quyền cho Công ty
XKSG đảm nhận hoạt động do không đủ nhân viên giám sát)
Nhƣ vậy, nếu theo yêu cầu đảm bảo giám sát chặt chẽ số chuyến xe buýt và
số vé bán ra trên từng chuyến xe buýt, đồng thời đảm bảo chế độ làm việc của nhân
viên kiểm tra theo quy định của luật Lao động, toàn bộ hệ thống xe buýt hiện nay
cần khoảng 300 nhân viên kiểm tra-giám sát tại các điểm đầu-cuối tuyến, một con
số lao động rất lớn.
Trung tâm chỉ có 65 nhân viên kiểm tra, so với yêu cầu khoảng 300 ngƣời đã
đƣa đến một số bất cập và những hệ quả sau đây:
- Do các nhân viên kiểm tra của Trung tâm chỉ đảm nhận kiểm tra 01 đầu
tuyến, việc ký xác nhận đầu còn lại do nhân viên các đơn vị đảm nhận nên mức độ
chặt chẽ không cao
- Đối với các tuyến ủy quyền cho Công ty xe khách Sài gòn giám sát, ký xác
nhận số chuyến, số vé: mặc dù trên nguyên tắc lãnh đạo Công ty phải chịu trách
nhiệm trƣớc pháp luật về chữ ký nghiệm thu số chuyến, số vé bán ra, Tuy nhiên,
trên thực tế sẽ khó đảm bảo mức độ chặt chẽ trong việc giám sát hoạt động xe buýt
(nhất là việc đảm bảo giờ giấc của xe buýt theo quy định) do lợi ích kinh tế của
doanh nghiệp đã chi phối lên ngƣời giám sát lẫn ngƣời bị giám sát, vốn dĩ đều là lao
động thuê mƣớn. Đó là chƣa kể những mặt tiêu cực khác nhƣ ký xác nhận những
chuyến dở dang, móc ngoặc gian lận doanh thu bán vé…
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
130
7 ả
7.6.1 Các qui định về quản lý giá vé xe buýt hiện nay
- Bộ Giao thông vận tải qui định tải Quyết định 34/2006/QĐ-BGTVT ngày
16/10/2006 về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là giá vé xe buýt
trên các tuyến xe buýt có trợ giá do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành (Ủy
ban Nhân dân Thành phố), giá vé xe buýt trên các tuyến xe buýt không trợ giá do
đơn vị vận tải phát hành và quản lý.
- Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 4059/QĐ-UBND
ngày 09/08/2005 về việc phê duyệt khung giá vé vận chuyển hành khách công cộng
bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Ủy quyền cho Giám đốc Sở
GTVT ban hành mức giá vé cụ thể trên từng tuyến cụ thể dựa trên khung giá vé xe
buýt đã phê duyệt. Đây là yếu tố tích cực, tạo điều kiện chủ động để Sở GTVT cân
đối thu-chi, nhằm kiểm soát trợ giá cho xe buýt.
7.6.2 Các loại hình giá vé
- Hệ thống xe buýt thành phố hiện nay có nhiều loại hình vé, thích hợp với
nhu cầu đi lại của hành khách:
+ Vé lƣợt: là loại hình vé đƣợc bán trực tiếp cho khách khi đi trên xe buýt,
thích hợp với khách đi lại dƣới 3 ngày/tuần.
Các chuyến có cự ly dƣới 31 km: 3.000 đồng/hành khách/lƣợt
Các tuyến có cự ly từ 31 km trở lên:
- Hành khách đi dƣới 1/2 lộ trình: 3.000 đồng/hành khách/lƣợt
- Hành khách đi từ 1/2 lộ trình trở lên: 4.000 đồng/hành khách/lƣợt
+ Vé tập: là loại hình vé khách phải mua trƣớc, có thời hạn sử dụng trong 1
năm. HK sử dụng vé tập khi lên xe phải xé một vé đƣa cho NV bán vé. Khi cần
kiểm tra việc HK có mua vé hay chƣa ngƣời sử dụng vé tập phải xuất trình cùi vé
để kiểm soát số series. Vé tập có 2 loại:
Loại 01: 69.000 đồng/1 tập/30 vé
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
131
- 01 vé tập loại 69.000 đồng/tập có giá trị tƣơng đƣơng 01 vé lƣợt
loại 3.000 đồng
Loại 90.000 đồng/1 tập/30 vé
- 01 vé tập loại 90.000 đồng/tập có giá trị tƣơng đƣơng 01 vé lƣợt
loại 4.000 đồng
Giá vé tập bằng ¾ giá vé lƣợt.
+ Vé tháng: cũng là loại hình vé khách phải mua trƣớc, có thời hạn sử dụng
trong 1 tháng. Loại hình vé tháng hiện nay đƣợc sử dụng nhƣ sau: hàng tháng, hành
khách mua Tem vé tháng rồi dán lên Thẻ đi xe buýt vé tháng, không giới hạn số lần
mà hành khách đi lại trong tháng. Ngƣời sử dụng vé tháng phải đi đúng tuyến ghi
trên thẻ. Khi lên xe phải xuất trình thẻ cho NV bán vé kiểm tra.
Tem hành khách 1 tuyến 90.000 đồng.
Tem hành khách liên tuyến 155.000 đồng.(sử dụng cho tất cả các
tuyến buýt có trợ giá trong 1 tháng)
Tem Sinh viên 1 tuyến 60.000 đồng.
Tem Sinh viên liên tuyến 110.000 đồng.
Bảng 7.9 Cơ cấu hành khách sử dụng vé xe buýt.
Stt Loại hình vé 2003 2004 2005 2006 2007 2008
1 Vé lƣợt 93% 86,6% 81,8% 75,7% 61,6% 56,2%
2 Vé tập 0% 0,7% 3,5% 4,5% 3,6% 4,1%
3 Vé tháng 7% 11,8% 11,4% 15,5% 28,7% 30,7%
4 Vé miễn 0% 0,9% 3,3% 4,3% 6,1% 9,0%
Cộng 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
132
Riêng 02 tuyến buýt nhanh có trợ giá Bến Thành – Củ Chi, mã số 13 và Bến
xe Chợ Lớn – Củ Chi, mã số 94: Giá vé là 5.000 đồng/hành khách/lƣợt, vé tập đƣợc
sử dụng trên 02 tuyến này là loại vé 90.000 đồng/1 tập/30 vé và tem vé tháng là
loại tem liên tuyến.
Tuy nhiên, do không kiểm soát đƣợc số lần đi lại của hành khách sử dụng vé
tháng và Trung tâm quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng chƣa hƣớng
dẫn rõ việc Nhà nƣớc đã tính tiền vé tháng và trợ giá cho vé tháng thông qua số tiền
trợ giá, nên đã xảy ra hiện tƣợng nhân viên phục vụ trên xe buýt phân biệt đối xử
không tốt với hành khách sử dụng vé tháng. Việc này, Sở GTVT đã giải quyết
thông qua công thức khoán trợ giá có tính doanh thu vé tháng, cuối kỳ Nhà nƣớc sẽ
trả tiền vé tháng cho doanh nghiệp vận tải theo tỷ trọng khối lƣợng vé tháng phân
bổ.
Nhìn chung, mức giá vé xe buýt hiện nay là vừa phải, ngƣời dân chấp nhận
đƣợc. Giá vé xe buýt bình quân trong năm 2008 là 1.976 đồng/lƣợt HK, chiếm 6,5%
thu nhập bình quân của ngƣời dân (thu nhập ngƣời dân thành phố ƣớc tính trong
năm 2008 là 2,36 triệu đồng/ngƣời), đáp ứng theo khuyến cáo của Bộ Giao thông
vận tải là giá vé xe buýt dƣới 10% thu nhập bình quân đầu ngƣời.
Và theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển trong năm 2008, có 68,5%
ý kiến hành khách trả lời rằng giá vé lƣợt hiện nay là vừa phải, có 24,9%ý kiến cho
rằng giá vé lƣợt là rẻ và chỉ có 3,4% cho rằng giá vé lƣợt cao.
7 ả
:
Trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã đƣợc
Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) qui định tại Quyết
định số 321/2003/QĐ-UB ngày 30/12/2003 về việc ban hành Qui định tổ chức quản
lý họat động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố, và
Quyết định số 49/QĐ-UB ngày 28/03/2005 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
321/2003/QĐ-UB.
7.7.1 Đơn giá chi phí, xác định chi phí vận chuyển
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
133
- Giá thành vận chuyển bao gồm 10 khoản mục chi phí:
1) Chi phí nhiên liệu
2) Chi phí vật liệu bôi trơn
3) Chi phí săm lốp
4) Chi phí bình điện
5) Chi phí nhân công trực tiếp
6) Khấu hao phƣơng tiện
7) Chi phí sửa chữa thƣờng xuyên
8) Chi phí quản lý chung (49% chi phí nhân công trực tiếp)
9) Chi phí xét xe
10) Tiền thƣởng dự kiến (21,5% chi phí nhân công trực tiếp).
- Đơn giá chuẩn xe buýt đƣợc tính cho 04 nhóm xe:
1) Nhóm I: từ 12 – 16 ghế
2) Nhóm II: Từ 17 đến 25 ghế (tính cho 02 lọai xe có máy lạnh và
không máy lạnh)
3) Nhóm III: Từ 26 đế dƣớI 39 ghế
4) Nhóm IV: từ 39 ghế trở lên (tình cho 02 lọai xe có máy lạnh và
không có máy lạnh
Chi tiết về đơn giá chuẩn xe buýt tại từng thời điểm do Ủy ban Nhân dân
thành phố phê duyệt.
Công thức tính chi phí cho 1 chuyến xe:
Trong đó:
- Đơn giá chuẩn: là đơn giá chi phí vận chuyển hành khách công cộng bằng
xe buýt cho 1 km xe chạy do UBND TP.HCM phê duyệt.
- Hê số K: là hệ số điều chỉnh đơn giá theo quãng đƣờng xe chạy ngày đêm
và cự ly tuyến.
- Cự ly tuyến xe buýt: là khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối của tuyến
xe buýt. Cự ly tuyến xe buýt đƣợc xác định khi khảo sát thực tế.
Xác định hệ số K:
Chi phí 1 chuyến xe (Czc) = Đơn giá chuẩn x hệ số K x Cự ly tuyến xe buýt
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
134
- Căn cứ vào biểu đồ giờ chạy xe, xác định thời gian giãn cách bình quân
giữa các chuyến xe, thời gian họat động trong ngày của tuyến xe búyt, sau đó đối
chiếu tra bảng HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH ĐƠN GIÁ THEO QUÃNG ĐƢỜNG XE
CHẠY NGÀY ĐÊM VÀ CỰ LY TUYẾN do UBND TP.HCM qui định để xác định
hệ số K.
- Sở Giao thông Công chính quyết định thời gian họat động trong ngày của
tuyến xe buýt và ủy quyền cho Trung tâm quyết định Biểu đồ giờ xe chạy .
7.7.2 Trợ giá
Tiền trợ giá = Tổng chi phí chuyến xe (đã bao gồm khấu hao) + lãi định
mức - tiền vé thu đƣợc/chuyến
Lãi định mức = 4,5% (Chi phí trực tiếp + Chi phí chung)
Chi phí chung = 58% Tiền lƣơng
Tiền vé thu đƣợc/chuyến = số vé x đơn giá vé quy định theo từng
thời kỳ
Tiền vé mỗi chuyến đƣợc xác nhận dựa vào sổ nhật trình.
- Vé lƣợt:. Thu vé lƣợt = số vé x giá vé
- Vé tập: kiểm tra số vé tập NV bán vé nhận từ HK. Mỗi vé tập tƣơng
ứng với giá trị của nó.
- Vé tháng: do NV bán vé ghi nhận số lƣợt khách sử dụng vé tháng vào
sổ nhật trình. Do hiện nay doanh thu vé tháng dựa vào tổng thu từ tiền
bán vé tháng/tổng lƣợt HK sử dụng vé tháng x số lƣợt vé tháng từng
tuyến. Từ đó tính số tiền trợ giá từng tuyến.
Nguồn kinh phí trợ giá đƣợc trích trực tiếp từ Ngân sách thành phố. Đến nay, hệ
thống xe buýt thành phố chƣa có nguồn kinh phí khác để hỗ trợ cho trợ giá xe buýt
nhƣ: quảng cáo bên ngoài thân xe buýt, từ phí hạn chế phƣơng tiện cá nhân,… Nhằm
giảm bớt chi phí trợ giá cho ngân sách cũng nhƣ cải thiện chất lƣợng phục vụ của các
đơn vị KD VTHKCC, việc tiến hành chỉ định đơn vị khai thác trên tuyến không còn
mà thay bằng hình thức đấu thầu khoán chi phí trợ giá cho doanh nghiệp.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
135
Do sự biến động giá nhiên liệu, trƣợt giá … sau mỗi 3 tháng TTQLĐH
VTHKCC và các đơn vị KDVTHKCC thỏa thuận lại tỉ lệ trợ giá/chi phí.
Để đảm bảo tính công bằng trong lựa chọn đơn vị kinh doanh khai thác tuyến
Trung tâm tiến hành tổ chức đấu thầu khai thác tuyến.
Hình 7.15 Quy trình đấu thầu khai thác VTHKCC
(1) - Lựa chọn tuyến đấu thầu: Trung Tâm xây dựng tiêu chí, xét chọn danh sách
các tuyến đấu thầu, trình SGTVT xem xét, phê duyệt.
- Xây dựng hồ sơ mời thầu (HSMT), hồ sơ kinh tế kỹ thuật (HSKTKT): trên cơ
sở danh sách tuyến đã đƣợc Sở phê duyệt, Trung Tâm thuê tƣ vấn xây dựng HSMT
và HSKTKT trình SGTVT phê duyệt.
(2) - SGTVT trình bày ý kiến Sở Tài Chính về giá gói thầu.
(3) - Sở Tài Chính phê duyệt giá gói thầu đƣa xuống lại cho SGTVT.
(4) - SGTVT phê duyệt HSMT, HSKTKT, kế hoạch đấu thầu.
(5) - Trung Tâm tổ chức đấu thầu: phát hành thông báo mời thầu, tổ chức đấu thầu,
đánh giá HSDT.
(6) - Trung Tâm trình SGTVT kết quả đấu thầu
Chi phí 1 chuyến xe – (doanh thu vé lƣợt + doanh thu vé tập)
Tỷ lệ TG/CP =
Chi phí 1 chuyến xe
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
136
(7) - SGTVT phê duyệt kết quả đấu thầu
(8) - Ký kết hợp đồng và triển khai thực hiện: trên cơ sở HSMT, HSDT, HSKTKT
quyết định kết quả đấu thầu. Trung Tâm thƣơng thảo và ký hợp đồng với nhà thầu.
7 ả
(GIS, )
7.8.1 Hiện trạng cơ sở vật chất - hệ thống thông tin tuyên truyền:
1. Hiện trạng về hệ thống thông tin tuyên truyền:
a) Trên xe buýt:
- Hiện tại các xe buýt đang hoạt động trên địa bàn thành phố hầu hết đã thực
hiện các thông tin trên xe.
b) Trên các trạm dừng nhà chờ:
- Trạm dừng, nhà chờ xe buýt cơ bản đã thể hiện đầy đủ thông tin để hành
khách nhận biết (nhƣ mã số tuyến, tên tuyến, lộ trình đi hoặc về, thời gian hoạt
động, thời gian giãn cách, giá vé, nhà chờ có sơ đồ tuyến
c) Tại các điểm đầu-cuối bến, đầu mối trung chuyển hành khách đi xe
buýt:
- Một số điểm đầu - cuối tuyến (sử dụng lề đƣờng) đã có bảng thông tin các
tuyến đang hoạt động hiện hữu và các thông tin khác nhƣ: thông tin tuyến, mã số, lộ
trình, thời gian hoạt động, giản cách, giá vé, điện thoại nóng...
- Đầu mối trung chuyển hành khách đi xe buýt đều có thông tin các tuyến xe
buýt đi qua, bố trí nhân viên hƣớng dẫn hành khách và hệ thống phát loa thông báo
hoạt động xe buýt, nội quy và hƣớng dẫn xe buýt ra, vào bến .
- Ngoài ra, có 02 số điện thoại nóng: 38.214.444 và 38.214.730, thực hiện
công tác tiếp nhận và xử lý các thông tin phản ánh liên quan đến hoạt động xe buýt.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
137
Trung bình mỗi ngày tiếp nhận từ 200 đến 300 cuộc gọi; đa số là tƣ vấn về thông tin
luồng tuyến và đƣợc Trạm giải đáp thông tin ngay cho hành khách đƣợc biết. Các
phản ánh về trạm dừng, nhà chờ và cung cách phục vụ của tài xế tiếp viên (khoảng
từ 10-15 cuộc/ngày) đƣợc Trạm tiếp nhận thông tin (ghi nhận nội dung, địa chỉ,
ngƣời phản ánh…) và chuyển về Trung tâm Quản lý và Điều hành VTHKCC để xử
lý và phúc đáp kết quả cho hành khách đƣợc biết.
d) Trên hệ thống Báo, Đài:
- Các thông tin điều chỉnh lộ trình tuyến, mở tuyến Trung tâm đều thông báo
gửi đến các tòa soạn báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình (thông tin công cộng
vào buổi sáng) để hành khách nhanh chóng nắm bắt (công việc này thực hiện
thƣờng xuyên).
- Trung tâm lập tổ chuyên theo dõi, thƣờng xuyên cập nhật, tổng hợp các bài
viết, các phản ánh trên báo chí để tiếp nhận các góp ý, sáng kiến nhằm đúc kết kinh
nghiệm, nâng cao hiệu quả chất lƣợng phục vụ hành khách.
- Trung tâm đã phối hợp với tòa soạn Báo SGGP 12h lập chuyên trang về các
thông tin hoạt động cũng nhƣ các bài đăng ký phản ảnh về xe buýt của hành khách,
mỗi tuần/2 lần (Thứ 4 và Chủ nhật). Đồng thời mở hộp thƣ tiếp nhận các bài viết,
các phản ánh nhằm phục vụ chuyên trang đƣợc liên tục.
e) Các hình thức tuyên truyền, cổ động khác:
- In tờ bƣớm tuyên truyền vận động CNVC, HS-SV, sơ đồ luồng tuyến xe
buýt.
- Thực hiện đề can nội dung tuyên truyền quảng cáo xe buýt dùng để dán bên
ngoài thành xe.
- Từ năm 2002 đến cuối năm 2007, Trung tâm đã thực hiện in ấn và phát
hành sơ đồ xe buýt bỏ túi. Từ đầu năm 2008, Trung tâm đã phối hợp với Công ty
Quảng cáo ANDI in phát hành miễn phí (có quảng cáo) sơ đồ và lộ trình tuyến buýt
02 đợt với mỗi đợt là 10.000 tờ (tháng 3 và tháng 6). Đồng thời đầu tháng 09/2008,
in phát hành tiếp 10.000 tờ.
- Văn phòng Sở đã phát hành sổ tay hƣớng dẫn sử dụng xe buýt
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
138
- Các doanh nghiệp vận tải (TNHH VTTP, Liên hiệp HTX TP) phối hợp với
đơn vị quảng cáo đã thực hiện lắp đặt trên 400 ti vi (LCD) bên trong xe buýt (số
lƣợng chƣa chính xác) để trình chiếu chƣơng trình tuyên truyền an toàn giao thông
trên xe buýt kết hợp thực hiện dịch vụ quảng cáo (thời lƣợng 30% về thông tin xe
buýt).
- Hợp tác xã 19/5 đã thí điểm triển khai 02 tuyến buýt Hiệp Thành – Bến xe
Chợ Lớn (MS: 145) và Bến xe Chợ Lớn – An Sƣơng (MS: 66) hƣởng ứng theo chủ
trƣơng thực hiện nếp sống văn minh đô thị với khẩu hiệu quảng bá trên xe nhƣ: Ân
cần - Văn minh - Lịch sự; Hƣởng ứng năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
- Công ty TNHH VTTP thực hiện đồng phục áo Thanh niên (màu xanh) cho
các tài xế, tiếp viên tạo bộ mặt doanh nghiệp xe buýt hƣởng ứng thực hiện nếp sống
văn minh đô thị đối với hoạt động buýt với thái độ lịch sự và ân cần khi tiếp hành
khách.
- Mỗi năm vào mùa thi, Đoàn Thanh niên Trung tâm đã thực hiện đƣợc 04
đợt phối hợp cùng các đoàn thể, các cơ quan xí nghiệp, các trƣờng học tổ chức
chƣơng trình “Tiếp sức mùa thi” hƣớng dẫn luồng tuyến xe buýt đi qua các trƣờng
học, trung tâm tƣ vấn; phát bản đồ xe buýt miễn phí,....cho các thí sinh từ ngoại tỉnh
đổ về dự thi.
- Về chƣơng trình thực hiện thí điểm tuyến xe buýt tiếp cận tại Tp.HCM áp
dụng cho ngƣời khuyết tật dƣới sự hỗ trợ của hệ thống thang nâng đƣợc lắp đặt trên
một số xe buýt. Công ty XKSG đã triển khai thực hiện trên 02 tuyến buýt; đồng thời
đang phối hợp Trung tâm để hoàn chỉnh tài liệu tuyên truyền và sẽ triển khai in ấn,
phát hành miễn phí tài liệu của chƣơng trình này (tờ bƣớm) trên tuyến Sài Gòn –
Chơ Bình Tây (MS: 01) và tuyến KTX ĐHQG – BXMT (MS:10). Về phía Trung
tâm cũng sẽ đề xuất thêm 02 tuyến Chợ Lớn – Thủ Đức (MS: 06) và Chợ Lớn – Củ
Chi (MS: 94).
2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học:
- Trung tâm đã công bố website xe buýt, có địa chỉ www.buyttphcm.com.vn
với các thông tin cần thiết liên quan nhƣ: thông tin về luồng tuyến, trạm dừng, nhà
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
139
chờ, sơ đồ, giá vé….
- Sở GTVT tổ chức đăng ký làm thẻ xe buýt tháng trên mạng internet.
- Ứng dụng công nghệ mới của thẻ thông minh để nâng cao họat động quản
lý và điều hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hồ Chí
Minh, Trung tâm đã trình dự án công trình Nghiên cứu và ứng dụng thẻ điện tử
thông minh thay thế vé xe buýt giấy, thử nghiệm trên 2 tuyến xe buýt (tuyến số 1 và
27), đã đƣợc Sở GTVT phê duyệt và đang triển khai bƣớc tiếp theo về lập hồ sơ
mời thầu.
Triển khai hệ thống theo dõi xe buýt GPS-GIS thí điểm trên tuyến số 1 Chợ
Bến Thành – Chợ Bình Tây.
7.8.2 Đánh giá tính phù hợp của cơ sở vật chất-hệ thống thông tin tuyên truyền
1. Về hệ thống thông tin tuyên truyền
a. Trên xe buýt
- Một số xe buýt không có hộp đèn thông tin mã số tuyến, tên tuyến làm cho
hành khách đón xe khó nhận biết đƣợc xe buýt từ xa.
- Việc thông báo trƣớc những vị trí trạm (địa danh, địa chỉ…) sắp dừng cho
hành khách trên xe buýt đƣợc biết không liên tục (do Tài xế, tiếp viên chỉ thông báo
bằng miệng).
b. Hệ thống VTHKCC
- Đa số trạm dừng nhà chờ, bảng đầu-cuối bến xe buýt thông tin thể hiện còn
ít, đơn sơ, bảng thông tin nhỏ (thiếu sơ đồ các tuyến, biểu đồ giờ, ghi chú…). Ngoài
ra, thông tin xe buýt thể hiện trên bảng, trụ, trạm cập nhật không kịp thời, dễ bong
tróc gây khó khăn cho hành khách nhận biết, tìm hiểu.
- Các vị trí trạm dừng trong khu vực các công trình thi công hiện tạm ngƣng
hoạt động chỉ đƣợc thông báo sơ sài hoặc không có gây ngộ nhận cho hành khách
cũng nhƣ xe buýt.
- Hệ thống điện thoại nóng tại Trạm Điều hành Sài Gòn còn quá ít nên việc
tiếp nhận điện thoại từ hành khách không thƣờng xuyên, liên tục; Nhân viên trực
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
140
hƣớng dẫn xe buýt chỉ làm giờ hành chính – 12 giờ/ngày (trong khi đó xe buýt hoạt
động đến 14,5 giờ/ngày); đồng thời chƣa linh hoạt, chƣa chi tiết, không đáp ứng đủ
nhu cầu thông tin của hành khách.
- Việc ấn hành và phổ biến rộng rãi với các hình thức nhƣ: phát bản đồ xe
buýt miễn phí, lập các pa nô, áp phích, phát thanh và truyền hình trên các phƣơng
tiện thông tin với số lƣợng lớn và thƣờng xuyên, tuy nhiên vẫn còn cục bộ, không
đến đƣợc tận tay ngƣời dân, không tuyên truyền đƣợc mọi lúc mọi nơi.
- Việc phát hình thông tin VTHKCC và quảng bá trên xe buýt bằng tivi
(LCD) xen lẫn với chƣơng trình quảng cáo chƣa phù hợp theo thời điểm làm hành
khách khó theo dõi.
- Hình thức tuyên truyền còn sơ sài, không gây ấn tƣợng mang tính chuyên
nghiệp; đồng thời chất lƣợng phục vụ xe buýt hiện nay còn quá kém nên dẫn đến
việc chƣa nâng cao đƣợc tính thuyết phục và khuyến khích ngƣời dân sử dụng xe
buýt.
2. Về ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học
Mặc dù có một số khó khăn trong việc thử nghiệm nhƣ phát sinh thao tác xử
lý dữ liệu phải đƣợc chuẩn hóa mới có thể sử dụng; việc truyền dữ liệu từ hộp đen
về máy tính sẽ tốn nhiều chi phí khai thác hoặc nhân công tùy theo cách thức
truyền; không có bãi xe tập trung và phần mềm chƣa đƣợc hòan chỉnh để giảm bớt
thao tác thực hiện, tuy nhiên thành quả liên quan đến các dữ liệu nhƣ báo cáo sớm
trễ so với biểu đồ giờ, báo cáo vận tốc, báo cáo chạy sai lộ trình, báo cáo số chuyến
cũng đƣợc trích xuất theo tùy chọn và việc theo dõi cần qua đào tạo.
Chính các thành quả nêu trên trong thử nghiệm, Sở GTVT đề nghị Ủy ban
nhân dân thành phố cho phép lập dự án Đầu tƣ thiết bị, phƣơng tiện điều hành Vận
Tải Hành Khách Công Cộng giai đọan đến 2010 nhằm triển khai đầu tƣ tiếp theo
trong các năm 2009 và năm 2010, để trang bị hộp đen cho 2.000 xe buýt chủng lọai
B55 và B80 đang họat động trong mạng lƣới xe buýt thành phố và trang bị bảng
điện tử hiển thị thông tin cho hành khách đƣợc kết nối giữa xe và các bến, trạm đầu
mối chính, nhà chờ.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
141
Riêng về ứng dụng công nghệ mới của thẻ thông minh, phải chờ thử nghiệm
mới đánh giá đƣợc ứng dụng công nghệ này.
Cần có 1 nghiên cứu tổng hợp về quản lý điều hành xe buýt ở mức vĩ mô và
trên toàn mạng, có nối kết với các cơ quan quản lý giao thông.
Kết luận: Cung cấp thông tin trên xe hay tại các nhà chờ còn thiếu, không đƣợc
cập nhật. Việc cung cấp thông tin còn thủ công chƣa thực hiện bằng các bảng điện tử.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành quản lý còn chậm chỉ đang ở giai
đoạn thử nghiệm.
7.9 Kết luận chung
Cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp xe buýt có quá nhiều hợp tác xã manh mún,
không phù hợp với cơ chế tổ chức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
vận chuyển hành khách công cộng. Việc khoán và trợ giá theo sản lƣợng hành
khách vận chuyển đƣợc cũng là một yếu tố gây bất lợi cho dịch vụ vận chuyển hành
khách. Hệ thống vé chƣa hấp dẫn ngƣời dân và chƣa tạo ra sự thuận lợi cho sự lựa
chọn của hành khách. Hệ thống kiểm soát, thông tin và điều hành còn thủ công.
Cần có một sự thay đổi lớn về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp xe buýt
theo hƣớng mô hình PTA (Public Transportation Authority), cơ quan vận chuyển
công cộng thành phố.
Các văn bản quyết định đi kèm trong phụ lục chương 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chương 7 nghiên cứu khảo sát và đánh giá hệ thống tổ chức, quản lý và điều hành vận chuyển xe buýt của tphcm.pdf