Chương trình bảo tồn nguồn gen vật nuôi và đa dạng sinh học
Như vậy bảo tồn mang tính tích cực, bao
gồm sự gìn giữ, lưu lại, sử dụng lâu bền, khôi
phục và phát triển nguồn tài nguyên di truyền.
Theo định nghĩa này, bảo tồn nguồn gen vật
nuôi chính là chăn nuôi các giống vật nuôi
nhằm khai thác, sử dụng chúng có hiệu quả
trong hiện tại và để có đáp ứng được nhu cầu
trong tương lai.
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2886 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình bảo tồn nguồn gen vật nuôi và đa dạng sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Võ Lê Ngọc Trâm
2.Đoàn Xuân Phong
1.Tình hình chung.
2. Khái niệm về bảo tồn nguồn gen vật nuôi
3. Nguyên nhân bảo tồn nguồn gen vật nuôi
4. Các phương pháp bảo tồn và lưu giữ gen quý
vật nuôi
5. Đánh giá mức độ đe dọa tiệt chủng
6. Vấn đề bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở nước ta
1.Tình hình chung
Trên thế giới có khoảng 5000 giống
vật nuôi, hiện đã có 1200-1600
giống đang có nguy cơ bị tiệt
chủng, trung bình hang năm có 50
giống, nghĩa là cứ mỗi tuần lại có
1 giống vật nuôi bị tiệt chủng.
Việc suy giảm tính đa dạng di truyền vật nuôi như
là do các nguyên nhân sau:
- Sự du nhập nguyên liệu di truyền mới.
- Do chính sách nông nghiệp không hợp lý.
- Việc tạo giống mới gặp nhiều khó khăn hạn chế.
- Hệ thống kinh tế của địa phương bị suy giảm.
- Sự tàn phá của thiên nhiên.
- Hệ thống chính trị xã hội không ổn định.
1.Tình hình chung
2. Khái niệm về bảo tồn nguồn gen
vật nuôi :
Bảo tồn (convervation) nguồn gen động vật là
cách quản lí của con người đối với tài nguyên
di truyền động vật nhằm đạt được lợi ích bền
vững lớn nhất cho thế hệ hiện đại, đồng thời
duy trì được tiềm năng của tài nguyên đó để
đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của các
thế hệ tương lai.
Như vậy bảo tồn mang tính tích cực, bao
gồm sự gìn giữ, lưu lại, sử dụng lâu bền, khôi
phục và phát triển nguồn tài nguyên di truyền.
Theo định nghĩa này, bảo tồn nguồn gen vật
nuôi chính là chăn nuôi các giống vật nuôi
nhằm khai thác, sử dụng chúng có hiệu quả
trong hiện tại và để có đáp ứng được nhu cầu
trong tương lai.
2. Khái niệm về bảo tồn nguồn gen
vật nuôi
3. Nguyên nhân bảo tồn nguồn
gen vật nuôi
-Lí do về văn hóa:
Chúng ta đã thừa nhận rằng: các giống vật nuôi đều
là sản phẩm của quá trình thuần hóa, một quá trình
lao động sang tạo xảy ra vào thời kì tiền sử của nền
văn minh nhân loại, tiếp đó là một quá trình chọn
lọc nuôi dưỡng lâu dài gắn liền với lịch sử phát triển
của các thế hệ loài người. Rõ ràng các giống vật
nuôi là sản phẩm văn hóa của một quốc gia, một địa
phương hoặc một dân tộc.
3. Nguyên nhân bảo tồn nguồn
gen vật nuôi
Một số giống vật nuôi có ngoại hình rất đẹp,
hoặc hình ảnh của chúng gắn liền với phong
cảnh nông thôn vốn đã trở thành chủ đề của
một số ngành nghệ thuật, cảnh quan hấp dẫn
của du lịch sinh thái, hoặc là biểu tượng mang
tính văn hóa của một vùng nông thôn nhất
định. Như vậy, gìn giữ nguồn gen vật nuôi gắn
liền với giữ gìn bản sắc văn hóa của loài người
nói chung, của một dân tộc hoặc của một địa
phương nhất định.
3. Nguyên nhân bảo tồn nguồn
gen vật nuôi
-Lí do kĩ thuật:
Các giống vật nuôi địa phương thường
thích nghi cao với khí hậu, tập quán canh tác địa
phương, khả năng đề kháng bệnh tật cao. Chính
vì lí do này mà con người sử dụng con cái của
giống địa phương lai với con đực của giống
nhập ngoại; hiệu quả kinh tế của các giống này
thường rất cao.
Các giống địa phương thường có những
gen quý, tuy nhiên việc sử dụng các gen
này một cách riêng biệt không hề dễ dàng
bởi chính chúng lại có thể liên kết với
những gen không mong muốn. Chỉ có
trong tương lai, cùng với sự phát triển của
công nghệ gen, con người mới có thể
chọn tách để sử dụng riêng biệt
3. Nguyên nhân bảo tồn
nguồn gen vật nuôi
3. Nguyên nhân bảo tồn
nguồn gen vật nuôi
• Để có thể phát triển một nền nông nghiệp hữu
cơ, tạo được các sản phẩm chăn nuôi có giá trị
cao, các giống địa phương sẽ là một đối tượng
được đặc biệt chú ý. Những sản phẩm chăn
nuôi xuất hiện ở các nước trong thời gian gần
đây như gà thả vườn, hoặc sản phẩm của giống
địa phương được ưa chuộng ở nước ta
4. Các phương pháp bảo tồn và lưu
giữ gen quý vật nuôi
• Lưu giữ “in situ”: Là phương pháp
nuôi giữ con vật sống trong điều kiện
thiên nhiên mà chúng sinh sống. Như
vậy, phương pháp này áp dụng cho
việc lưu giữ nguồn gen của động vật
hoang dã.
4. Các phương pháp bảo tồn và lưu
giữ gen quý vật nuôi
• Lưu giữ “ex situ”: Là phương pháp bảo tồn
tinh dịch, trứng hoặc phôi, ADN của con vật
nuôi cần bảo tồn trong những điều kiện đặc
biệt nhằm duy trì nguồn gen của chúng.
Phương pháp này đòi hỏi phải có những trang
thiết bị đặc biệt, chẳng hạn lưu giữ tinh trùng,
phôi ở nhiệt độ lạnh sâu, thường là trong nitơ
lỏng.
4. Các phương pháp bảo tồn và lưu
giữ gen quý vật nuôi
• Bảo tồn “in situ” đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ
các điều kiện chăn nuôi đối với 1 quần thể vật
nuôi ( thức ăn, chuồng trại, chăm sóc,…),
trong khi đó, sản phẩm của chung không phù
hợp với nhu cầu của thị trường hiện tại, vì vậy
bảo tồn “in situ” là một biện pháp tốn kém.
Ngược lại, trong bảo tồn “ex situ”, người ta chỉ
cần bảo quản 1 lượng mẫu rất nhỏ ở nhiệt độ
lạnh sâu, không đòi hỏi nhiều chi phí.
4. Các phương pháp bảo tồn và lưu
giữ gen quý vật nuôi
• -Trong quá trình bảo tồn “in situ”, người ta
buộc phải phải tiến hành chọn lọc vật nuôi.
Điều này có thể gây ra những biến đổi di
truyền trong quần thể vật nuôi và như vậy
nguồn gen vật nuôi ít nhiều cũng bị thay đổi.
Bảo tồn “ex situ” không gây ra biến đổi di
truyền nếu như việc mẫu đem bảo quản là đặc
trưng cho nguồn gen của giống vật nuôi.
4. Các phương pháp bảo tồn và lưu
giữ gen quý vật nuôi
• -Đàn vật nuôi bằng phương pháp bảo tồn “in
situ” có thể bị các bất lợi của điều kiện sống
hoặc bệnh tật đe dọa; tuy nhiên trong quá trình
chống chọi với những điều kiện bất lợi hoặc
bệnh tật, khả năng thích nghi và sức đề kháng
bệnh của chúng lại được tăng cường. Những
ảnh hưởng và khả năng này đều không xảy ra
trong điều kiện bảo quản “ex situ”.
4. Các phương pháp bảo tồn và lưu
giữ gen quý vật nuôi
• - Cuối cùng, trong quá trình bảo tồn “ex situ”,
chỉ cần 1 sơ suất về quản lí của con người
cũng đủ làm tiệt chủng giống đang bảo quản.
Như vậy, bảo quản “in situ” tuy nhiều rủi ro
hơn, nhưng rủi ro xảy ra trong bảo tồn “ex
situ” là cực kì nguy hiểm.
4. Các phương pháp bảo tồn và lưu
giữ gen quý vật nuôi
• Trong những đánh giá trên , có thể
thấy rằng hai phương pháp bảo tồn
này có thể hỗ trợ cho nhau. Để bảo
tồn 1 giống vật nuôi, tốt nhất là cần
phải tiến hành đồng thời cả hai
phương pháp “in situ” và “ex situ”.
5. Đánh giá mức độ đe dọa tiệt chủng
Đối với động vật hoang dã, IUCN đã đề ra ba cấp đánh giá
tình trạng bị đe dọa tiệt chủng là E, V và R như sau:
• Đang nguy cấp (Endangered, E): đang bị đe dọa tiệt chủng.
• Sẽ nguy cấp (Vulnerable, V): có thể bị đe dọa tiệt chủng.
• Hiếm (Rare, R): có thể sẽ nguy cấp.
Căn cứ vào tư liệu điều tra, nghiên cứu về số lượng cá thể động
vật hoang dã, người ta xếp cấp đánh giá, trên cơ cở đó xác định
các quần thể động vật nào cần được bảo tồn. Nguyên tắc chung
là: quần thể động vật nào có số lượng ít nhất sẽ là quần thể sẽ
được bảo tồn sớm nhất.
Vấn đề quan trọng đặt ra đối với việc bảo tồn các giống vật
nuôi là số cá thể tối thiểu của một giống vật nuôi cần được
bảo tồn là bao nhiêu?
Số lượng cá thể cần nuôi giữ để bảo tồn một giống vật nuôi
càng nhiều sẽ càng có khả năng phòng tránh được hiện tượng
trôi dạt di truyền cũng như suy thoái do cận huyết gây nên.
Trong khi đó, số lượng cá thể cần nuôi dưỡng càng ít thì chi
phí cho bảo tồn càng thấp. Do vậy cần xác định số lượng cá
thể sinh sản tối thiểu cần có, tỉ lệ đực cái, tỉ lệ thay thế trong
đàn. FAO đã phân chia tính an toàn của nguồn gen vật nuôi
thành các loại sau:
Tiệt chủng: không còn bất cứ nguồn gen nào ( vật sống,
trứng, tinh dịch, phôi hoặc ADN)
Tối nguy hiểm: chỉ còn ít hơn 5 con đực và 100 cái giống;
Vẫn tối nguy hiểm: số lượng đực cái giống như loại tối
nguy hiểm, nhưng đã được nuôi giữ tại một cơ sở nghiên cứu
hoặc kinh doanh nào đó;
Nguy hiểm: có 5 – 20 con đực, 100 – 1000 cái giống;
Vẫn nguy hiểm: số lượng đực cái giống như loại nguy
hiểm, nhưng đã được nuôi giữ tại một cơ sở nghiên cứu hoặc
kinh doanh nào đó;
Không nguy hiểm: có nhiều hơn 20 con đực và 1000 cái
giống;
Không rõ: chưa biết rõ số lượng.
Hình ảnh tắc kè đuôi lá được tìm thấy ở
Cape Melville
Hình ảnh con ếch sống trong các khe đá ở Cape Melville Hình ả thằn lằn bóng chân ngắn ở Cape Melville
mang lớn (tên khoa học là Muntiacus vuquangensis) - loài
thú quý hiếm đang sống ngoài tự nhiên ở khu bảo tồn Sao la.
Sao la, loài thú móng guốc đặc hữu của Việt Nam.
(Ảnh: WWF/David Hulse)
LỢN ĐẤT CHÂU PHI
6. Vấn đề bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở nước ta
Đề án Bảo tồn quỹ gen vật nuôi của Việt Nam gồm các nội
dung sau:
Điều tra và xác định các giống, phương pháp và mức độ ưu
tiên cho từng đối tượng.
Bảo tồn các giống có nguy cơ đang bị tuyệt chủng.
Coi trọng phương pháp bảo tồn “in sitiu”: nuôi giữ các
giống, nhóm vật nuôi ngay tại bản địa của chúng, nghĩa là tại
nơi vẫn có nhu cầu và điều kiện giữ gìn.
Tạo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật để bảo tồn “ex situ”
các chất di truyền (tinh dịch, phôi...) tại các phòng thí nghiệm.
Coi trọng cả bảo tồn và phát triển, tạo thị trường tiêu thụ, tác động
vào con đực để cải tiến phẩm chất.
Coi trọng việc xây dựng hệ thống tư liệu về các giống vật nuôi địa
phương.
Coi trọng hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, trao đổi thông
tin.
Huy động tối đa nguồn lực trong xã hội tham gia công tác bảo tồn.
Chương trình Bảo tồn nguồn gen vật nuôi đã tiến hành điều tra đánh
giá mức độ sử dụng, xu hướng tăng giảm số lượng cá thể và mức độ
an toàn của các giống, nhóm vật nuôi địa phương
Như vậy hiện đã có 5 giống hoặc nhóm vật nuôi địa phương được
phát hiện là tuyệt chủng hoặc ở mức độ tối nguy hiểm: lợn Ỉ mở, lợn
Sơn Vi, lợn trắng Phú Khánh, lợn Cỏ Nghệ An và gà Văn Phú.
Chương trình Bảo tồn nguồn gen vật nuôi cũng đã được thực hiện
việc bảo tồn “ex situ” một số giống hoặc nhóm vật nuôi địa phương tại
một số địa điểm.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa có quyết định thành lập Khu
bảo tồn Sao la và mở rộng diện tích từ 12.153ha (theo văn
bản thống nhất quy mô diện tích năm 2008) lên thành
15.519ha.
Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên-Huế có nhiệm vụ bảo
tồn quần thể loài sao la và các loài thú móng guốc là mang
lớn và mang Trường Sơn, bảo tồn các loài động, thực vật
đặc hữu và quý hiếm khác, bảo tồn các loài, nguồn gene và
các sinh cảnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_ton_nguongen_dv_quy_hiem_7575.pdf