Chương trình quản lý trẻ trong trường mầm non Huy Lượng (2 khu)

Phần mềm được cài đặt dựa trên mô hình cơ sở dữ liệu phân tán để quản lý thông tin, cập nhật dữ liệu tại 2 cơ sở của trường Mầm Non Huy Lượng: cơ sở Hà Nội và Cơ sở Hà Nam với chức năng quản trị chính tại Server. Phần mềm được viết trên ngôn ngữ lập trình Csharp dựa trên nền tảng NetFramWork 3.5 và cơ sở dữ liệu được thiết kế trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán Oracle. Do thời gian nghiên cứu hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán Oracle và cài đặt phần mềm hạn chế nên nhóm chưa xây dựng được đầy đủ các chức năng so với yêu cầu thực tế rất mong được sự góp ý của thầy giáo và các bạn để nhóm tiếp tục phát triển và xây dựng phần mềm hoàn thiện hơn.

docx33 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3914 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình quản lý trẻ trong trường mầm non Huy Lượng (2 khu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Công Nghệ Thông Tin š & › Báo Cáo Bài Tập Lớn MÔN: Cơ Sở Dữ Liệu Phân Tán Đề Tài: Chương trình quản lý trẻ trong trường mầm non Huy Lượng (2 khu) Giáo viên hướng dẫn : Th.S. Trần Thanh Hùng Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 6 Các thành viên : Mai Huy Lượng Nguyễn Thành Trung Hoàng Anh Tiến Trần Văn Duy Hà Nội – 6/2012 Lời Nói Đầu Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) trong những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc trên thế giới cũng như trong nước. CNTT đã góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Chính vì thế nhu cầu tin học hóa các lĩnh vực trong đời sống là rất cần thiết, trong đó có hệ thống quản lý trong giáo dục. Ứng dụng tin học trong công tác quản lý đã phát triển mạnh mẽ giúp cho công tác quản lý ngày càng trở nên hiệu quả hơn cũng như nân cao hiệu suất trong công việc, đưa ra các báo cáo, các số liệu thống kê một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Đồng thời nhờ có việc ứng dụng tin học vào quản lý đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức của con người, nó làm giảm nhẹ bộ máy quản lý cồng kềnh từ trước đến nay. Trong quá trình học tập chúng em thấy hê thống quản lý ứng dụng bằng tin học trong các trường mần non chưa được quan tâm một cách đúng mức, vì vậy chúng em đã nhận đề tài “Thiết kế và cài đặt hệ thống quản lý trong trường mầm non” với mong muốn giúp công việc quản lý ở trường mầm non trở nên đơn giản hơn và tiện ích cho việc sử dụng. Phần mềm được thiết kế với giao diện nhằm cho người dùng dễ tiếp cận, dễ sử dụng và dễ dàng trong công tác quản lý. Sau đây là chương trình phần mềm thiết kế và cài đặt hệ thống quản lý trong trường mầm non thiết kế bằng ngôn ngữ C#, phần mềm hỗ trợ giao diện DevExpress và phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán Oracle, được khảo sát và thực hiện cho trường mầm non Huy Lượng. Do hiểu biết của chúng em về C#, DevExpress, phần mềm Oracle còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót, thiết kế giao diện có thể chưa phù hợp với một số người dùng, mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để chúng em có thể sửa chữa và hoàn thiện phần mềm được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn! Tóm Tắt Chương trình quản lý hoạt động trong trường mầm non được thiết kế và cài đặt nhằm giúp cho công việc quản lý trường mầm non được dễ dàng, chi tiết, đỡ tốn công sức nhanh và chính xác hơn. Thay vì phải làm công việc quản lý một cách thủ công, rườm rà, mất thời gian, mất công mất sức mà hiệu quả mang lại không cao thì ta có thể sử dụng chương trình quản lý này. Chương trình được thiết kế quản lý các hoạt động trong trường mầm non như thêm sửa xóa thông tin, tìm kiếm thông tin, báo cáo thống kê danh sách lên hiệu trưởng, tính lương cho từng nhân viên theo số liệu đã nhập. Cùng với sự hỗ trợ tối đa về mô hình và các yêu cầu, chương trình phần mềm này được phát triển theo tiêu chí hỗ trợ khả năng thao tác và khai thác phần mềm của người dùng. Phần mềm xây dựng trên mô hình cơ sở dữ liệu phân tán: cơ sở dữ liệu và môi trường mạng máy tính, máy server quản lý tình hình hoạt động của 2 cơ sở của trường là Trường Mầm Non Huy Lượng A cơ sở ở Hà Nội, và Trường Mầm Non Huy Lượng B có cơ sở ở Hà Nam; các cơ sở quản lý dữ liệu, thông tin trong cơ sở của mình và cập nhật về server. Server cũng có quyền truy nhập vào cơ sở dữ liệu của từng khu và thao tác trên cơ sở dữ liệu đó. Điểu này cho phép quản lý dữ liệu, thống kê thông tin từ xa, đảm bảo thông tin được cập nhật liên tục và chính xác, đảm bảo độc lập dữ liệu giữa các cơ sở. Phần mềm có giao diện phù hợp, dễ nhìn, có hướng dẫn chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu giúp cho người dùng dễ sử dụng mà không cần khả năng về tin học, kĩ năng sử dụng máy tính ở mức độ kinh nghiệm. Chương trình có thiết lập chế độ cấp tài khoản, chỉ người quản lý mới được phép cấp tài khoản cho người dùng mới và mật khẩu được mã hóa đảm bảo độ an toàn khi bảo mật dữ liệu tài khoản của người dùng. Tuy nhiên chương trình khi đi vào thực tế sẽ vẫn còn thiếu xót, chưa phù hợp với mô hình của một số trường, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng của một số người dùng nên mong ý kiến của thầy cô và người dùng để nhóm hoàn thiện phần mềm. Mục Lục Danh mục hình vẽ Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của trường 7 Hình 2.1 Mô hình phân cấp chức năng 12 Hình 2.2 Mô hình liên kết thực thể hệ thống 13 Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu 18 Hình 3.2 Mô hình diagram rút gọn 19 Hình 3.3 Mô hình hệ thống phân tán dữ liệu của trường Mầm Non Huy Lượng 20 Hình 3.4 Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu tại cơ sở 1 Hà Nội 23 Hình 3.5 Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu tại cơ sở 2 Hà Nam 24 Hình 4.1 Giao diện quản lý hệ thống tài khoản 25 Hình 4.2 Giao diện quản lý chuyển trường 25 Hình 4.3 Giao diện Quản lý thông tin trường tại Server 26 Hình 4.4 Giao diện Tìm Kiếm dữ liệu tại Server 26 Hình 4.5 Giao diện Thống Kê dữ liệu tại Server 27 Hình 4.6 Quản lý hệ thống quyền đăng nhập tại cơ sở A 27 Hình 4.7 Quản lý dữ liệu cơ sở 1 28 Hình 4.8 Thống kê dữ liệu tại cơ sở 1 28 Hình 4.9 Quản lý hệ thống quyền đăng nhập tại cơ sở 2 29 Hình 4.10 Quản lý dữ liệu cơ sở 2 29 Hình 4.11 Thống kê dữ liệu tại cơ sở 2 30 Danh Mục Bảng Biểu Bảng 3.1 Bảng cơ sở dữ liệu Nhân Viên 14 Bảng 3.2 Bảng cơ sở dữ liệu Lương nhân viên 14 Bảng 3.3 Bảng cơ sở dữ liệu Chấm Công nhân viên 15 Bảng 3.4 Bảng cơ sở dữ liệu Vật tư 15 Bảng 3.5 Bảng cơ sở dữ liệu Khối trong trường 15 Bảng 3.6 Bảng cơ sở dữ liệu Lớp trong trường 16 Bảng 3.7 Bảng cơ sở dữ liệu Trẻ trong trường 16 Bảng 3.8 Bảng cơ sở dữ liệu Phiếu Thu 17 Bảng 3.9 Bảng cơ sở dữ liệu Danh Mục Thu 17 Bảng 3.10 Bảng cơ sở dữ liệu Thực Phẩm 17 Bảng 3.11 Bảng cơ sở dữ liệu Thực Đơn Tuần 18 Chương I Khảo sát nghiệp vụ đề tài 1. Cơ cấu tổ chức của trường Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của trường 1. Hiệu trưởng: đứng đầu hệ thống, chỉ đạo chung, tổ chức bộ máy nhà trường 2. Hai Phó hiệu trưởng 3.Hành chính; Tổ dạy; Tổ nuôi 2. Chức năng,nhiệm vụ của từng bộ phận 2.1 Nhiệm vụ của hiệu trưởng - Chỉ đạo chung, tổ chức bộ máy nhà trường      - Điều hành các hoạt động của trường; thành lập và cử tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ hành chính quản trị; thành lập các hội đồng trong trường. - Chịu  trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường            - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.     - Phân công, quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, nhân viên; đề nghị khen thưởng, kỷ luật và đảm bảo các quyền lợi của giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước - Quản lý và tổ chức giáo dục trẻ.                - Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.              - Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, trẻ; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.     - Theo học các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ quản lý trường và được hưởng các quyền lợi của hiệu trưởng theo quy định - Đề xuất với cấp uỷ và chính quyền địa phương hoặc lãnh đạo cơ quan nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ của trường. 2.2 Phó hiệu trưởng - Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về các nhiệm vụ được giao Là người giúp việc cho hiệu trưởng, nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công.Phó hiệu trưởng gồm 2 người, mỗi người làm 1 phần việc riêng. Phó hiệu trưởng (chuyên môn): - Phụ trách chỉ đạo chuyên môn mảng dạy và mảng trang trí, mảng công nghệ thông tin nhà trường. Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giảng dạy theo năm, tháng cho tổ mình phụ trách. Thay mặt hiệu trưởng giải quyết các công việc khi được ủy quyền.      Phó hiệu trưởng (chăm sóc nuôi dưỡng): - Phụ trách chỉ đạo chuyên môn tổ  nuôi dưỡng của nhà trường và cơ sở vật chất. Có nhiệm vụ lên lịch ăn và tính khẩu phần ăn cho trẻ, Bảo quản tốt cơ sở vật chất cho nhà trường. Thay mặt hiệu trưởng giải quyết các công việc khi được ủy quyền.      2.3 Nhiệm vụ của giáo viên - Rèn luyện đạo đức, học tập chính trị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. - Thực hiện các qui định khác của pháp luật. - Thực hiện theo công tác và kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em theo lứa tuổi, thực hiện đúng theo qui chế chuyên môn và chấp hành nội qui của nhà trường. - Bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ. - Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dưỡng trẻ theo khoa hoạc cho các bậc cha mẹ. - Xây dựng kế hoạch  giảng dạy tuần cho lớp mình chủ nhiệm.           - Làm tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy chế chuyên môn và nội quy của trường.           - Chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của lớp mình trước nhà trường. 2.4 Nhiệm vụ của phòng hành chính (kế toán, thủ quỹ) - Sử dụng tốt chế độ tài chính kế toán, các thông tin được cập nhật qua máy vi tính. - Chịu trách nhiệm thanh quyết toán nguồn chi lương và các khoản chi trong tháng, các loại sổ sách chứng từ thu, chi rõ ràng, sạch đẹp. - Làm tốt công tác tham mưu cho hiệu trưởng, lên kế hoạch xin kinh phí các chế độ nâng lương lập kế hoạch dự toán thu, chi hàng tháng quyết toán với kho bạc. - Thực hiện chế độ kiểm kê tài sản các lớp toàn trường, đánh giá khấu hao tài sản, các chứng từ được cập nhật vào sổ hàng ngày. - Quản lý tiền mặt theo đúng nguyên tắc, không thâm hụt, thừa thiếu (tiền vay, gửi phải có lệnh của hiệu trưởng duyệt vay). - Hàng tháng phải đối chiếu nguồn thu, chi giữa kế toán và thủ quỹ để quyết toán khóa sổ. - Đảm bảo cấp phát tiền hàng tháng cho giáo viên đúng, đủ. - Hoàn thành nhiệm vụ được phân công theo đúng chức trách. Giúp hiệu trưởng quản lí tài chính theo đúng quy định của nhà nước.   2.5 Tổ nuôi - Lên thực đơn và tính khẩu phần định lượng ăn trước 1 ngày, đảm bảo về chất và lượng: Cơm, thức ăn mặn, canh. - Quản lý kiểm tra thực phẩm sống, chín. Nắm đúng định lượng khi chế biến, chế biến thành phẩm đảm bảo thơm ngon, đẹp,đảm bảo giờ ăn của trẻ và trẻ ăn hết xuất. - Bảo quản đồ dùng của nhà bếp và lớp mà nhà trường đã giao không bị mất. 2.6 Bảo vệ -Chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của nhà trường tránh thất thoát tài sản. - Cùng tổ nuôi chăm sóc, quản lý trẻ xa các trò chơi nguy hiểm, bảo vệ các bé. 3. Hoạt động của hệ thống Quản lý trẻ: Nhập thêm thông tin mới khi có trẻ mới vào trường, xóa bỏ thông tin về trẻ, sửa đổi thông tin về học sinh khi có sự sai lệch, tìm kiếm thông tin về trẻ khi cần thiết. Thông tin về trẻ bao gồm: mã trẻ, tên trẻ, mã lớp, tên lớp, ngày sinh, giới tính, kết quả học tập, cân nặng, chiều cao,tình trạng sức khỏe, học phí, tên phụ huynh, địa chỉ, điện thoại liên lạc của phụ huynh (nếu có). Quản lý cơ sở vật chất: Nhập thêm thông tin về vật tư khi có một vật tư mới được đưa về trường. Khi vật tư bị hỏng không còn phục vụ được nữa thì xóa bỏ thông tin về vật tư đó, ngoài ra có thể sửa đổi thông tin về vật tư khi cần thiết. Thông tin về vật tư bao gồm: mã vật tư, tên vật tư, tình trạng, mô tả khác. Để trẻ được vào học tại trường, phụ huynh của trẻ phải nộp đơn xin nhập học đến nhà trường. Đơn xin nhập học bao gồm: giấy khai sinh, đơn xin nhập học( theo mẫu quy định), chứng minh thư nhân dân của bố (mẹ). Nếu đơn xin vào học hợp lệ theo đúng quy định và chỉ tiêu nhận trẻ vào trường vẫn còn thì trẻ đó sẽ được nhận vào trường học, còn nếu đơn không phù hợp hoặc số lượng trẻ đã đủ thì nhà trường sẽ từ chối đơn xin nhập học của trẻ đó. Khi trẻ được nhận vào trường, nhà trường sẽ phải có trách nhiệm tổ chức các hoạt động vui chơi,ăn, ngủ nghỉ cho trẻ, tổ chức chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, tổ chức quản lý sức khoẻ và an toàn cho trẻ, tổ chức hoạt động học tập, tổ chức hoạt động lao động, tổ chức ngày hội, ngày lễ, dạo chơi và tham quan, đảm bảo sự an toàn của trẻ trong nhà trường. Để có thể chăm sóc tốt thì trẻ phải đóng học phí và một số khoản cần thiết cho nhà trường, nhà trường sẽ thông báo trước cho phụ huynh của trẻ thời gian đóng học phí khi đến ngày phải nộp thông qua bộ phận quản lý thu của trường. Sau đó nhà trường sẽ kiểm tra hạn nộp học phí, nếu quá hạn nộp học phí thì bộ phận quản lý sẽ gửi cho phụ huynh của những trẻ một bản thông báo quá hạn nộp học phí. Khi phụ huynh của trẻ đến nộp học phí cho nhà trường thì nhân viên kế toán của nhà trường sẽ có trách nhiệm thu tiền và ghi biên lai thu tiền, biên lai sẽ được photo làm hai bản: một bản nhà trường giữ và một bản đưa cho phụ huynh giữ, biên lai bao gồm: mã trẻ, tên trẻ, tên phụ huynh, tên người thu tiền, danh sách khoản đã nộp, tổng số tiền đã nộp. Bộ phận quản lý lương trong nhà trường sẽ có trách nhiệm theo dõi công nhân viên đi làm và đánh dấu vào bảng chấm công số ngày đã đi làm của từng nhân viên để tổng hợp số ngày làm của từng nhân viên trong một tháng để từ đó tính toán tiền lương cho các công nhân viên, thanh toán những khoản tiền phải chi như là: tiền ăn, tiền vật tư,… và các khoản phát sinh nếu có. Quản lý nhân viên ( giáo viên và nhân viên): Nhà trường thực hiện thêm mới vào danh sách khi có nhân viên mới được tuyển, sửa đổi thông tin khi có những biến đổi xảy ra hay sự cố sai lệch nào đó và xóa bỏ nhân viên khi hết hợp đồng hoặc bị sa thải. Nhân viên sẽ làm những công việc khác nhau trong nhà trường. Các thông tin về nhân viên bao gồm: mã nhân viên, tên nhân viên, nghề nghiệp, ngày sinh, địa chỉ, điện thoại liên lạc (nếu có). Giáo viên có nhiệm vụ dạy trẻ, chăm sóc và báo cáo tình trạng sức khỏe cũng như học tập của trẻ. Thông tin về giáo viên gồm: mã giáo viên, tên giáo viên, mã lớp, trình độ học vấn, ngày sinh, địa chỉ, điện thoại liên lạc (nếu có). Ngoài ra để tiện cho việc quản lý trường thì hàng tháng nhân viên sẽ phải lập các báo cáo gửi lên cho hiệu trưởng về tình trạng doanh thu, thống kê các trẻ chưa nộp để còn có hướng giải quyết, thống kê lương của từng nhân viên trong trường và danh sách các vật tư không còn sử dụng được. Chương II: Phân tích hệ thống 1. Mô hình phân cấp chức năng Hình 2.1 Mô hình phân cấp chức năng 2. Mô hình liên kết thực thể hệ thống Hình 2.2 Mô hình liên kết thực thể hệ thống Chương III: Thiết kế hệ thống 1. Thiết kế cơ sở dữ liệu 1.1 Bảng nhân viên STT Tên thuộc tính Kiểu (Độ rộng) Ràng buộc Khóa chính /Khóa phụ (PK/FK) Mô tả 1 MaNV CHAR(4) NOT NULL PK Mã nhân viên 2 TenNV NVARCHAR(50) NOT NULL Tên nhân viên 3 NgheNghiep NVARCHAR(20) NOT NULL Nghề nghiệp 4 HeSoLuong FLOAT NOT NULL Hệ số lương 5 TrinhDo NVARCHAR(20) NULL Trình độ 6 GioiTinh NVARCHAR(3) NOT NULL Giới tính 7 NgaySinh DATETIME NOT NULL Ngày sinh 8 DiaChi NVARCHAR(100) NOT NULL Địa chỉ 9 DienThoai NVARCHAR(20) NULL Điện thoại Bảng 3.1 Bảng cơ sở dữ liệu Nhân Viên 1.2 Bảng lương STT Tên thuộc tính Kiểu (Độ rộng) Ràng buộc Khóa chính/Khóa phụ(PK/FK) Mô tả 1 ThangNam CHAR(6) NOT NULL PK Tháng năm 2 MaNV CHAR(4) NOT NULL PK,FK Mã nhân viên 3 PhuCap FLOAT NULL Tiền phụ cấp Bảng 3.2 Bảng cơ sở dữ liệu Lương nhân viên 1.3 Bảng chấm công STT Tên thuộc tính Kiểu (Độ rộng) Ràng buộc Khóa chính/Khóa phụ(PK/FK) Mô tả 1 ThangNam CHAR(6) NOT NULL PK Tháng năm 2 MaNV CHAR(4) NOT NULL PK,FK Mã nhân viên 3 SoNgayCong INT NOT NULL Số ngày công Bảng 3.3 Bảng cơ sở dữ liệu Chấm Công nhân viên 1.4 Bảng vật tư STT Tên thuộc tính Kiểu (Độ rộng) Ràng buộc Khóa chính /Khóa phụ (PK/FK) Mô tả 1 MaVT CHAR(4) NOT NULL PK Mã vật tư 2 TenVT NVARCHAR(50) NOT NULL Tên vật tư 3 NgayNhap DATETIME NOT NULL Ngày nhập 4 SoLg INT NOT NULL Số lượng 5 TinhTrang NVARCHAR(50) NOT NULL Tình trạng 6 SoLgHong INT NOT NULL Số lượng hỏng 7 MaNV CHAR(4) NOT NULL FK Mã nhân viên Bảng 3.4 Bảng cơ sở dữ liệu Vật tư 1.5 Bảng khối STT Tên thuộc tính Kiểu (Độ rộng) Ràng buộc Khóa chính/Khóa phụ(PK/FK) Mô tả 1 MaKhoi CHAR(4) NOT NULL PK Mã khối 2 TenKhoi NVARCHAR(50) NOT NULL Tên khối Bảng 3.5 Bảng cơ sở dữ liệu Khối trong trường 1.6 Bảng lớp STT Tên thuộc tính Kiểu (Độ rộng) Ràng buộc Khóa chính /Khóa phụ (PK/FK) Mô tả 1 MaLop CHAR(4) NOT NULL PK Mã lớp 2 TenLop NVARCHAR(10) NOT NULL Tên lớp 3 MaKhoi CHAR(4) NOT NULL FK Mã khối 4 MaNV CHAR(4) NOT NULL FK Mã nhân viên Bảng 3.6 Bảng cơ sở dữ liệu Lớp trong trường 1.7 Bảng trẻ STT Tên thuộc tính Kiểu (Độ rộng) Ràng buộc Khóa chính /Khóa phụ (PK/FK) Mô tả 1 MaTre CHAR(4) NOT NULL PK Mã trẻ 2 TenTre NVARCHAR(50) NOT NULL Tên trẻ 3 MaLop CHAR(4) NOT NULL FK Mã lớp 4 CanNang NVARCHAR(20) NOT NULL Cân nặng 5 ChieuCao NVARCHAR(20) NOT NULL Chiều cao 6 KetQuaHT NVARCHAR(20) NOT NULL Kết quả học tập 7 GioiTinh NVARCHAR(3) NOT NULL Giới tính 8 NgaySinh DATETIME NOT NULL Ngày sinh 9 PhuHuynh NVARCHAR(50) NOT NULL Phụ huynh trẻ 10 DiaChi NVARCHAR(100) NOT NULL Địa chỉ 11 DienThoai NVARCHAR(20) NULL Điện thoại Bảng 3.7 Bảng cơ sở dữ liệu Trẻ trong trường 1.8 Bảng phiếu thu STT Tên thuộc tính Kiểu (Độ rộng) Ràng buộc Khóa chính /Khóa phụ (PK/FK) Mô tả 1 SoPThu CHAR(4) NOT NULL PK Số phiếu thu 2 MaTre CHAR(4) NOT NULL FK Mã trẻ 3 NgayThu DATETIME NOT NULL Ngày thu 4 TienDaThu FLOAT NOT NULL Tiền đã thu Bảng 3.8 Bảng cơ sở dữ liệu Phiếu Thu 1.9 Bảng danh mục thu STT Tên thuộc tính Kiểu (Độ rộng) Ràng buộc Khóa chính /Khóa phụ (PK/FK) Mô tả 1 SoPThu CHAR(4) NOT NULL PK,FK Số phiếu thu 2 MaDM CHAR(4) NOT NULL PK Mã danh mục 3 TenDM NVARCHAR(100) NOT NULL Tên danh mục 4 NgayThu DATETIME NOT NULL Ngày thu 5 SoTien FLOAT NOT NULL Số tiền thu Bảng 3.9 Bảng cơ sở dữ liệu Danh Mục Thu 1.10 Bảng Thực phẩm STT Tên thuộc tính Kiểu (Độ rộng) Ràng buộc Khóa chính /Khóa phụ (PK/FK) Mô tả 1 MaTP CHAR(4) NOT NULL PK Mã thực phẩm 2 TenTP NVARCHAR(100) NOT NULL Tên thực phẩm 3 DonVi NVARCHAR(20) NULL Đơn vị 4 GhiChu NVARCHAR(255) NULL Ghi chú Bảng 3.10 Bảng cơ sở dữ liệu Thực Phẩm 1.11 Bảng Thực đơn tuần STT Tên thuộc tính Kiểu (Độ rộng) Ràng buộc Khóa chính /Khóa phụ (PK/FK) Mô tả 1 Thu CHAR(4) NOT NULL PK Thứ trong tuần 2 Ngay DATETIME NOT NULL PK Ngày 3 BuaChinh NVARCHAR(200) NULL Bữa chính 4 BuaPhu NVARCHAR(200) NULL Bữa phụ 5 ChuThich NVARCHAR(255) NULL Chú thích Bảng 3.11 Bảng cơ sở dữ liệu Thực Đơn Tuần 1.12 Mối quan hệ giữa các bảng Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu 1.13 Diagram rút gọn Do thời gian để làm bài tập lớn hạn chế nhóm xin viết phần mềm quản lý một số chức năng của Trường mầm non Huy Lượng dựa trên mô hình cơ sở dữ liệu phân tán, quản lý cho 2 cơ sở của trường: cơ sở 1 ở Hà Nội và cơ sở 2 ở Hà Nam. Hình 3.2 Mô hình diagram rút gọn 2. Thiết kế mô hình hệ thống phân tán Hình 3.3 Mô hình hệ thống phân tán dữ liệu của trường Mầm Non Huy Lượng 2.1 Mô hình hệ thống Trường Mầm Non Huy Lượng có 2 cơ sở: cơ sở 1 ở Hà Nội và cơ sở 2 ở Hà Nam, để công tác quản lý được dễ dàng và chính xác thông tin nhóm xây dựng phần mềm dựa trên mô hình cơ sở dữ liệu phân tán để quản lý dữ liệu của từng cơ sở: + Mỗi khu sẽ có một phần mềm ứng dụng, một hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle và một cơ sở dữ liệu độc lập của riêng khu đó, cơ sở dữ liệu của từng khu không được tạo liên kết với nhau mà chỉ tạo liên kết đến server. + Phần mềm ứng dụng tại mỗi khu được kết nối đến cơ sở dữ liệu của khu đó thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Phần mềm ứng dụng cho phép cập nhật, thêm, xóa dữ liệu, tìm kiếm thông tin, xuất báo cáo tại khu đó và thực hiện một số tác vụ khác. + Tại mỗi cơ sở: Khi người dùng thực hiện một yêu cầu truy xuất cơ sở dữ liệu thông qua giao diện phần mềm ứng dụng; yêu cầu này sẽ được phần mềm ứng dụng gửi đến hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán thông qua kết nối chương trình ứng dụng và hệ quản trị CSDL; sau đó hệ quản trị CSDL phân tán yêu cầu đến vị trí chứa dữ liệu của cơ sở đó. Thực hiện xong yêu cầu, kết quả sẽ được gửi về và đưa lên giao diện phần mềm ứng dụng để người dùng có thể xem chi tiết hoặc xuất thông tin. + Server cũng có mô hình tương tự các khu gồm có: một phần mềm ứng dụng chạy riêng tại server, một hệ quản trị cơ sở dữ liệu để quản trị cơ sở dữ liệu tại server. Cơ sở dữ liệu tại server được tạo liên kết đến cơ sở dữ liệu của từng khu thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán Oracle. + Phần mềm ứng dụng tại server được kết nối đến cơ sở dữ liệu tại server với chức năng xem dữ liệu của các cơ sở của trường, cập nhật, thêm, xóa dữ liệu ở các cơ sở, cho phép chuyển khu học tập cho trẻ và thực hiện cập nhật ngay trên phần mềm. Phần mềm tại server cũng giúp người quản lý tìm kiếm thông tin tại mỗi khu, thống kê dữ liệu cho từng khu hoặc cho cả 2 khu để có thể so sánh và làm công tác quản lý được chính xác hơn. + CSDL tại server được tạo liên kết đến 2 cơ sở bằng database link thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán và môi trường mạng máy tính. + Tại server: khi người quản lý phát ra yêu cầu truy xuất CSDL đến CSDL của một cơ sở nào đó thông qua giao diện phần mềm ứng dụng. Yêu cầu này sẽ được phần mềm ứng dụng gửi đến CSDL server thông qua hệ quản trị CSDL. Tại CSDL server, yêu cầu được thực hiện thông qua database link(tạm dịch: đường dẫn kết nối các CSDL) kết nối đến CSDL của các cơ sở; thông qua database link yêu cầu sẽ được thực hiện tại cơ sở dữ liệu của cơ sở cần truy vấn và trả về kết quả cho server và hiển thị lên giao diện phần mềm. 2.2 Mô tả nghiệp vụ và thiết kế cơ sở dữ liệu tại server và từng cơ sở 2.2.1 Mô tả nghiệp vụ và thiết kế CSDL tại Server + Phân quyền người dùng: tại server chỉ có một tên đăng nhập duy nhất dành cho người quản lý server. Người quản lý thông qua phần mềm ứng dụng có thể quản lý thông tin tài khoản của từng cơ sở; cấp thêm tài khoản người dùng cho mỗi khu, cập nhật thông tin tài khoản và có quyền xóa thông tin tài khoản. + Server có quyền thêm, cập nhật, xóa dữ liệu của từng cơ sở : Thông tin Trẻ, Khối, Lớp, các khoản thu, thông tin kết quả học tập, xuất, in phiếu thu. + Tìm kiếm thông tin trên cơ sở dữ liệu của từng cơ sở hoặc tìm kiếm dữ liệu của cả 2 cơ sở để có thể so sánh. + Thống kê tình hình doanh thu, tình hình học tập của các trẻ trong các lớp và trong toàn trường của mỗi cơ sở, thống kê danh sách trẻ chưa nộp học phí. + Server có chức năng chuyển thông tin trẻ từ khu A sang khu B hoặc ngược lại. + CSDL tại server chứa database link kết nối đến CSDL của từng cơ sở thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán Oracle. + CSDL tại server chứa các thủ tục, các hàm để thực hiện thao tác trên từng khu hoặc cả 2 khu khi có lệnh yêu cầu truy xuất dữ liệu từ người quản lý. Kết quả trả về sẽ thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng để hiển thị lên màn hình. 2.2.2 Cơ sở 1: Trường Mầm Non Huy Lượng A- Hà Nội a) Mô tả nghiệp vụ của cơ sở 1 + Phân quyền người dùng: cho phép hoặc hạn chế quyền sử dụng phần mềm ứng dụng tại cơ sở đó. + Cho phép thêm, cập nhật, xóa dữ liệu : Thông tin Trẻ, Khối, Lớp, các khoản thu, thông tin kết quả học tập, xuất, in phiếu thu. + Tìm kiếm thông tin trên cơ sở dữ liệu của cơ sở mình. + Thống kê tình hình doanh thu, tình hình học tập của các trẻ trong các lớp và trong cả cơ sở, thống kê danh sách trẻ chưa nộp học phí. b) Cơ sở dữ liệu cơ sở 1 Hình 3.4 Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu tại cơ sở 1 Hà Nội 2.2.3 Cơ sở 2: Trường Mầm Non Huy Lượng B- Hà Nam a) Mô tả nghiệp vụ của cơ sở 2 + Phân quyền người dùng: cho phép hoặc hạn chế quyền sử dụng phần mềm ứng dụng tại cơ sở đó. + Cho phép thêm, cập nhật, xóa dữ liệu : Thông tin Trẻ, Khối, Lớp, các khoản thu, thông tin kết quả học tập, xuất, in phiếu thu. + Tìm kiếm thông tin trên cơ sở dữ liệu của cơ sở mình. + Thống kê tình hình doanh thu, tình hình học tập của các trẻ trong các lớp và trong cả cơ sở, thống kê danh sách trẻ chưa nộp học phí. b) Cơ sở dữ liệu cơ sở 2 Hình 3.5 Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu tại cơ sở 2 Hà Nam Chương IV Cài Đặt Chương Trình Giao diện phần mềm ứng dụng chạy trên server 1.1 Giao diện Hệ thống Hình 4.1 Giao diện quản lý hệ thống tài khoản 1.2 Giao diện quản lý chuyển trường Hình 4.2 Giao diện quản lý chuyển trường 1.3 Quản Lý Thông Tin Trường Hình 4.3 Giao diện Quản lý thông tin trường tại Server 1.4 Giao diện Tìm Kiếm dữ liệu Hình 4.4 Giao diện Tìm Kiếm dữ liệu tại Server Thống kê dữ liệu Hình 4.5 Giao diện Thống Kê dữ liệu tại Server 2. Giao diện phần mềm ứng dụng chạy trên cơ sở A 2.1 Quản Lý Hệ Thống: Đăng Nhập, Cấp Tài Khoản, Đổi Mật Khẩu Hình 4.6 Quản lý hệ thống quyền đăng nhập tại cơ sở A 2.2 Quản Lý Dữ Liệu Hình 4.7 Quản lý dữ liệu cơ sở 1 2.3 Thống Kê Dữ Liệu Hình 4.8 Thống kê dữ liệu tại cơ sở 1 3. Giao diện phần mềm ứng dụng chạy trên cơ sở 2- Hà Nam 3.1 Quản Lý Hệ Thống: Đăng Nhập, Cấp Tài Khoản, Đổi Mật Khẩu Hình 4.9 Quản lý hệ thống quyền đăng nhập tại cơ sở 2 3.2 Quản Lý Dữ Liệu Hình 4.10 Quản lý dữ liệu cơ sở 2 3.3 Thống Kê Dữ Liệu Hình 4.11 Thống kê dữ liệu tại cơ sở 2 Kết Luận Phần mềm được cài đặt dựa trên mô hình cơ sở dữ liệu phân tán để quản lý thông tin, cập nhật dữ liệu tại 2 cơ sở của trường Mầm Non Huy Lượng: cơ sở Hà Nội và Cơ sở Hà Nam với chức năng quản trị chính tại Server. Phần mềm được viết trên ngôn ngữ lập trình Csharp dựa trên nền tảng NetFramWork 3.5 và cơ sở dữ liệu được thiết kế trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán Oracle. Do thời gian nghiên cứu hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán Oracle và cài đặt phần mềm hạn chế nên nhóm chưa xây dựng được đầy đủ các chức năng so với yêu cầu thực tế rất mong được sự góp ý của thầy giáo và các bạn để nhóm tiếp tục phát triển và xây dựng phần mềm hoàn thiện hơn. Tài Liệu Tham Khảo Kiến trúc và quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 9i Oracle cơ bản –SQL và PL/SQL Oracle database Administrator’s Guide 10 g Release 2 Oracle for developers PL/SQL User's Guide and Reference Kết nối Hệ quản trị CSDL Oracle với CSharp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_crack_password_6724.docx
Luận văn liên quan