Chuyện chưa kể về dân tộc Chứt
Trước năm 1958, người dân huyện Hương Khê, Hà Tĩnh chưa biết ở trong địa bàn có cộng đồng người Chứt sinh sống. Một thời gian dài, một số người đã xuống một số khu chợ ở Hương Khê đổi chim thú săn bắn được để lấy gạo, muối, dao, rựa Từ đó, cuộc “hành quân” đi tìm dân tộc lạ bắt đầu. Người Chứt ở Hương Khê được phát hiện, tuy nhiên phải đến năm 1992, các nhà khoa học mới chính thức xác định dân tộc Chứt chính là dân tộc đang sinh sống ở khu vực miền núi thuộc huyện Hương Khê.
VnMedia xin gửi tới bạn đọc loạt bài về quá trình tìm kiếm, phát hiện và những nỗ lực đưa tộc người Chứt hòa nhập cộng đồng đầy gian khó .
Những “vị khách” đặc biệt
Ông Phan Văn Đệ, nguyên chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, khoảng tháng 4 năm 1958, một số người dân lên UBND huyện trình báo về việc có một số người ăn mặc rách rưới vào địa phận của huyện rồi nhảy lên xe goòng (loại xe chạy bằng đường ray, dùng để chở khách những đoạn ngắn). Nhưng khi hỏi đến tiền xe, tất cả đều lắc đầu nguầy nguậy, đáp lại bằng tiếng Kinh trọ trẹ: “Bọn ta làm gì có tiền. Nếu ta không đi, xe vẫn cứ chạy cơ mà”. Sau đó, có nhiều người khác cũng lên trình báo về những người lạ mặt vào ăn phở, cắt tóc cũng quỵt tiền.
Những người lạ mặt đó là ai, từ đâu đến, và đến vì việc gì, cả huyện Hương Khê xôn xao bàn tán. Người nói ra, nói vào, trăm ngàn cái ý kiến lớn nhỏ. Có người thì bảo đó là những người dân tộc Rục, dân tộc Cọi từ Quảng Bình di cư sang, người lại đoán đó chính là người Lào Có mấy bà tiểu thương ở các xã vùng sâu vùng xa lên huyện buôn bán khi nghe chuyện lại cho biết thêm rằng những người mang dáng dấp như được kể thỉnh thoảng năm thì mười họa có ra chợ Un, chợ Đồn (thuộc xã Lộc Yên, Hương Khê) trao đổi con thỏ, con gà săn được để lấy muối, lấy gạo. Nhiều cán bộ đi tuần tra biệt kích trên rừng cũng làm câu chuyện thêm màu sắc khi kể về những người đi săn mà họ phát hiện được. Những người đi săn mà họ nhìn thấy đều ăn mặc rách rưới hoặc trên mình không mảnh vải che thân.
Chính quyền huyện Hương Khê chính thức vào cuộc. Cuối năm 1958, một số cán bộ huyện được phân công đi tìm hiều những vị khách bí ẩn. Người dân Hương Khê cũng được thông báo để lúc nào thấy những người lạ mặt này thì thông báo ngay cho chính quyền. Phải mất có khi cả tháng, những vị khách bí ẩn mới xuất hiện. Nhưng khổ nỗi, vốn tiếng Kinh của họ quá ít, chỉ đủ để chào, đổi thú rừng lấy gạo. Không ai giao tiếp nổi với họ. Những người biết tiếng Lào được mời đến, nhưng cũng chỉ nhìn nhau lắc đầu.
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3211 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyện chưa kể về dân tộc Chứt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyện chưa kể về dân tộc Chứt
Trước năm 1958, người dân huyện Hương Khê, Hà Tĩnh chưa biết ở trong địa bàn có cộng đồng người Chứt sinh sống. Một thời gian dài, một số người đã xuống một số khu chợ ở Hương Khê đổi chim thú săn bắn được để lấy gạo, muối, dao, rựa…Từ đó, cuộc “hành quân” đi tìm dân tộc lạ bắt đầu. Người Chứt ở Hương Khê được phát hiện, tuy nhiên phải đến năm 1992, các nhà khoa học mới chính thức xác định dân tộc Chứt chính là dân tộc đang sinh sống ở khu vực miền núi thuộc huyện Hương Khê. VnMedia xin gửi tới bạn đọc loạt bài về quá trình tìm kiếm, phát hiện và những nỗ lực đưa tộc người Chứt hòa nhập cộng đồng đầy gian khó...Những “vị khách” đặc biệtÔng Phan Văn Đệ, nguyên chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, khoảng tháng 4 năm 1958, một số người dân lên UBND huyện trình báo về việc có một số người ăn mặc rách rưới vào địa phận của huyện rồi nhảy lên xe goòng (loại xe chạy bằng đường ray, dùng để chở khách những đoạn ngắn). Nhưng khi hỏi đến tiền xe, tất cả đều lắc đầu nguầy nguậy, đáp lại bằng tiếng Kinh trọ trẹ: “Bọn ta làm gì có tiền. Nếu ta không đi, xe vẫn cứ chạy cơ mà”. Sau đó, có nhiều người khác cũng lên trình báo về những người lạ mặt vào ăn phở, cắt tóc…cũng quỵt tiền.Những người lạ mặt đó là ai, từ đâu đến, và đến vì việc gì, cả huyện Hương Khê xôn xao bàn tán. Người nói ra, nói vào, trăm ngàn cái ý kiến lớn nhỏ. Có người thì bảo đó là những người dân tộc Rục, dân tộc Cọi từ Quảng Bình di cư sang, người lại đoán đó chính là người Lào…Có mấy bà tiểu thương ở các xã vùng sâu vùng xa lên huyện buôn bán khi nghe chuyện lại cho biết thêm rằng những người mang dáng dấp như được kể thỉnh thoảng năm thì mười họa có ra chợ Un, chợ Đồn (thuộc xã Lộc Yên, Hương Khê) trao đổi con thỏ, con gà săn được để lấy muối, lấy gạo. Nhiều cán bộ đi tuần tra biệt kích trên rừng cũng làm câu chuyện thêm màu sắc khi kể về những người đi săn mà họ phát hiện được. Những người đi săn mà họ nhìn thấy đều ăn mặc rách rưới hoặc trên mình không mảnh vải che thân. Chính quyền huyện Hương Khê chính thức vào cuộc. Cuối năm 1958, một số cán bộ huyện được phân công đi tìm hiều những vị khách bí ẩn. Người dân Hương Khê cũng được thông báo để lúc nào thấy những người lạ mặt này thì thông báo ngay cho chính quyền. Phải mất có khi cả tháng, những vị khách bí ẩn mới xuất hiện. Nhưng khổ nỗi, vốn tiếng Kinh của họ quá ít, chỉ đủ để chào, đổi thú rừng lấy gạo. Không ai giao tiếp nổi với họ. Những người biết tiếng Lào được mời đến, nhưng cũng chỉ nhìn nhau lắc đầu.
Một góc bản Rào Tre, nơi người Chứt định cư và hòa nhập với cộng đồng
May thay, sau nhiều lần tìm cũng gặp được một "vị khách lạ" nói tiếng Kinh khá tốt. Họ tự nhận họ là Maleng (chẳng ai biết maleng là gì nên đọc chếch thành Mã Liềng), có nguồn gốc từ Lào, sống trên núi với khoảng hơn chục hộ. Thỉnh thoảng họ có qua lại với một số dân tộc ở Quảng Bình nên biết nói tiếng Kinh. Biết chắc có đồng bào dân tộc còn chưa được phát hiện sống ở địa bàn huyện, chính quyền huyện Hương Khê bắt đầu cuộc tìm kiếm dân tộc bí ẩn.Năm 1959, huyện thành lập đoàn khảo sát gốm các đồng chí Hồ Sỹ Định, Chủ tịch UBND huyện, Trần Đình Hậu, Bí thư Huyện uỷ, Nguyễn Tư, phó Chủ tịch UBND huyện, Phan Văn Đệ, uỷ viên UBND cùng hai đồng chí khác đi tìm dân tộc chưa rõ lai lịch. Hành trình “Theo dòng sông”Theo chỉ dẫn của những vị khách bí ẩn, họ sống trên núi, chỗ ngã ba Lào, Quảng Bình, Hà Tĩnh. Còn vị trí chính xác thì họ không định vị được. Mà xin đi theo họ lên bản thì họ nhất quyết không chịu. Cả đoàn đánh phải tự tìm đường đi. Dự đoán dân tộc kiểu gì cũng phải sống gần nguồn nước, đoàn khảo sát quyết định “hành quân” theo sông Tiêm, ngược dãy Trường Sơn. Hành trình theo dòng sông ròng rã như thế suốt hai ngày trời mà không có kết quả gì. Đến ngày thứ 3, khi bụng đói, chân mỏi, mắt mờ thì bỗng có người nhìn thấy những ánh lửa lập lòe trong hang đá. Quên cả mệt, cả đói, mọi người chạy vội đến thì thấy xung quanh cũng có nhiều hang đá. Ngoài những hang đá ra còn có cả những túp lều rách nát dựng bằng cây rừng. Thấy người lạ, những người trong hang trên người không một mảnh vải che thân chạy đến, ngó nghiêng rồi phi thẳng vào rừng sâu hoặc trèo lên cây trốn. Một số người can đảm hơn ở lại nhìn đoàn người không biết từ đâu đến với ánh mắt dò xét và nói những câu bằng tiếng dân tộc. Dân tộc bí ẩn đã được tìm thấy.
Người Chứt tuy đã đinh cư, nhưng do tập quán văn hóa, trình độ học vấn còn ít nên cuộc sông vẫn còn khá khó khăn
Sau khi phát hiện được dân tộc mới, huyện Hương Khê đã mất hàng tháng trời để làm quen và gọi từng người từ trong hang đá ra, tập trung tất cả lại và “hành quân” về xóm Vĩnh Thắng, xã Hương Vĩnh. Ở đây một thời gian, mọi người lại hành quân lên rừng, chọn chỗ đất tốt dựng bản, đặt tên bản là bản Mèo Thây (bây giờ là bản Giàng) thuộc địa phận xã Hương Liên, Hương Khê để bắt đầu cưa gỗ, làm nhà cho người dân tộc. Chính quyền huyện Hương Khê cử một số cán bộ đầu tiên lên ở với bà con dân bản để dạy chữ, dạy cách định canh định cư, làm kinh tế. Hàng năm, huyện đều tổ chức phát gạo, muối, quần áo. Khó khăn nhất với những cán bộ đầu tiên lên bản là việc phải làm quen với người Chứt để họ đỡ bỡ ngỡ, lạ lẫm. Cách làm quen chủ yếu là bắt chuyện với những người biết chút ít tiếng Kinh và hoà vào cuộc sống của họ, làm quen với những phong tục, tập quán của người Chứt.Sau khi làm quen, các cán bộ bám bản mới dạy dân tộc Chứt biết tiếng Kinh. Ban đầu, mọi người đưa ra các đồ vật cụ thể để dạy tiếng. Sau khi đã biết được một số từ tiếng Kinh cơ bản, người Chứt được học các bài hát thiếu nhi. Ngày 19/5/1960 , các cán bộ đã tổ chức cho bà con lễ sinh nhật Bác Hồ. Khi đó mọi người đều đã được kể những câu chuyện về Bác Hồ. Một cán bộ đề nghị đặt họ cho người Chứt. Khi được hỏi muốn đặt họ gì, mọi người đều lắc đầu: “Ta không biết, ta chỉ biết đếm mùa nương, mùa rẫy”. Đang nghĩ xem không biết dùng họ gì thì hợp lý thì một người phụ nữ trong bản lên tiếng: “Ta là con cháu Bác Hồ, nên ta sẽ lấy họ “Hồ””. Mọi người cùng nhất trí. Thế là họ “Hồ” được đặt cho những người dân tộc Chứt. Cũng trong đêm đó, ông Hồ Sinh, một người có uy tín trong bản được bầu làm trưởng bản. Dân tộc Chứt được hình thành và sống ổn định cho đến những năm 1966, khi giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyện chưa kể về dân tộc Chứt.doc