Một số vấn đề có tính khái niệm
Khái quát chủ trương, định hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước qua các thời kỳ
Cơ sở pháp lý
Các kết quả đạt được
Chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015
Một số kiến nghị
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3062 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 17 - Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng viên: Hoàng Việt Hùng Đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông Email: hunghv266@gmail.com Quảng Bình, 05/2011 * ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG * * Một số vấn đề có tính khái niệm Khái quát chủ trương, định hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước qua các thời kỳ Cơ sở pháp lý Các kết quả đạt được Chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 Một số kiến nghị Chính phủ điện tử là việc các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ thông tin (như các mạng diện rộng, Internet, và sử dụng công nghệ di động) có khả năng chuyển đổi các mối quan hệ với người dân, doanh nghiệp, và các tổ chức khác của chính phủ. Những công nghệ đó có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau: cung cấp dịch vụ chính phủ đến người dân tốt hơn, cải thiện các tương tác trong kinh doanh và công nghiệp, tăng quyền cho người dân thông qua truy nhập đến thông tin, hoặc quản lý nhà nước hiệu quả hơn. “E-Government refers to the use by government agencies of information technologies (such as Wide Area Networks, the Internet, and mobile computing) that have the ability to transform relations with citizens, businesses, and other arms of government. These technologies can serve a variety of different ends: better delivery of government services to citizens, improved interactions with business and industry, citizen empowerment through access to information, or more efficient government management.” Ngân hàng thế giới Không có khái niệm thống nhất Khái niệm CPĐT được hoàn chỉnh dần, quan trọng là mục tiêu và nội dung thực hiện. Mỗi một Quốc gia có một khái niệm riêng. CPĐT tập trung vào 4 đối tượng khách hàng chính: Người dân, Cộng đồng doanh nghiệp, Các công chức chính phủ Và các cơ quan chính phủ. CPĐT tập trung vào các giao dịch giữa các đối tượng trên và cải thiện các mối quan hệ này Các hợp phần của Chính phủ điện tử G-G: Giữa các cơ quan chính phủ G-E: Chính phủ và cán bộ, công chức G-B: Chính phủ và doanh nghiệp G-C: Chính phủ và người dân Các hợp phần của Chính phủ điện tử Nền tảng của Chính phủ điện tử Nền tảng phát triển của Chính phủ điện tử Mô hình trưởng thành Lợi ích của Chính phủ điện tử: Lợi ích nhìn từ từng phía Chính phủ: Tăng năng suất lao động, Nâng cao hiệu quả, Tăng uy tín với dân. Người dân và doanh nghiệp: Được phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hợn, tiết kiệm hơn, là Trung tâm. Mục đích: Bất cứ lúc nào, Bất cứ đâu, Ngay lập tức Quan điểm: Cơ quan Chính quyền là Trung tâm Người dân là Trung tâm Phương pháp tiếp cận xây dựng Chính phủ điện tử: Tiếp cận từ trên xuống Tiếp cận từ dưới lên Phối hợp * Có ưu điểm và nhược điểm riêng, phụ thuộc vào từng quốc gia. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Kinh nghiệm Singapore Giai đoạn 1993-2000: Bắt đầu tin học hóa hoạt động của cơ quan nhà nước Nghị quyết số 49/CP ngày 4/8/1993 về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90 Quyết định số 211/TTg ngày 7/4/1995 phê duyệt Chương trình quốc gia về CNTT- Kế hoạch tổng thể đến năm 2000 nhằm triển khai Nghị quyết 49/CP của Chính phủ * Mục tiêu chính Xây dựng hệ thống các máy tính, nối mạng Ứng dụng CNTT để tăng năng suất sản xuất, kinh doanh Ứng dụng CNTT trong hoạt động điều tra cơ bản, thăm do khảo sát tài nguyên Đào tạo, phổ cập “văn hóa thông tin”, chuẩn bị “xã hội thông tin” * Hoạt động chính Dự án nghiên cứu thiết kế tổng thể và hệ thống thông tin quản lý tại Văn phòng Chính phủ. Dự án Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội phục vụ công tác kế hoạch và quản lý kinh tế. Dự án Hệ thống thông tin tài chính. Dự án hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Các dự án về các hệ thống thông tin thống kê nhà nước. * Giai đoạn 2001-2006: Đẩy mạnh tin học hóa hoạt động của cơ quan nhà nước Ngày 17/10/2000, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa Ngày 25/01/2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 tại Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg. Ngày 24/5/2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW tại Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg. Ngày 17/7/2002, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam đến 2005 tại Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg. * Mục tiêu tổng quát Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. * Nội dung chính (hoạt động CQNN) Phát triển mạng viễn thông và Internet tiên tiến. Nâng cấp Mạng tin học diện rộng của Chính phủ. Xây dựng các hệ thống tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia, trước hết là ở những Bộ, ngành trọng điểm để sử dụng chung. Tin học hoá các dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp thuận tiện, nhanh gọn và bảo đảm chất lượng. Triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành như ngân hàng, tài chính, hải quan, thống kê, an ninh, quốc phòng. * Giai đoạn 2007 - 2010: Bước đầu phát triển Chính phủ điện tử Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Sở hữu trí tuệ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 Ngày 03/12/2008, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước * Được Quốc Hội thông qua năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007 giành một mục “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước” Bao gồm 5 điều từ điều 24 đến điều 28 quy định nguyên tắc, điều kiện, nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hoạt động trên môi trường mạng và website của các cơ quan nhà nước. * Điều 25 quy định các điều kiện để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước bao gồm: tài chính, chương trình, đề án, dự án trọng điểm về CNTT… Điều 26 quy định nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước bao gồm: trang thông tin điện tử, các biểu mẫu, cung cấp, chia sẻ thông tin với các cơ quan khác… * Điều 27 quy định 4 hoạt động cơ bản của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng bao gồm:Cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với tổ chức, cá nhân; Chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác của Nhà nước; Cung cấp các dịch vụ công; Các hoạt động khác theo quy định của Chính phủ. * Điều 28 quy định về trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước: truy nhập thuận tiện; hỗ trợ sử dụng biểu mẫu; chính xác va kịp thời về nội dung; bảo vệ bí mật nhà nước; các thông tin cần có trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước * Điều 24 quy định quy định 7 nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong đó tập trung vào nguyên tắc số 2 và số 7 là: 2. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải thúc đẩy chương trình đổi mới hoạt động của cơ quan nhà nước và chương trình cải cách hành chính. 7. Người đứng đầu cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc ứng dụng công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền quản lý của mình. * Ban hành ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Gồm 56 Điều chia thành 5 Chương Quy định chung Nội dung và điều kiện bảo đảm ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước Điều khoản thi hành * Bối cảnh ra đời của Nghị định, nhằm giải quyết một số khó khăn cơ bản: Phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương chưa rõ ràng trong việc triển khai ứng dụng CNTT; Thiếu các quy định cụ thể về xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Do thói quen giao dịch giấy tờ; Nhiều dự án ứng dụng CNTT triển khai không hiệu quả, lãng phí gây ra tâm lý e ngại cho các cấp có thẩm quyền khi phê duyệt các kế hoạch ứng dụng CNTT tiếp theo; Tình trạng không chia sẻ, cát cứ thông tin số tương đối phổ biến; Thông tin và dịch vụ hành chính công trực tuyến trên website của các cơ quan nhà nước nghèo nàn, chưa đem lại lợi ích thiết thực; Thiếu các quy định về bảo đảm an toàn thông tin trên trường mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước… * Những điều quan trọng cần quan tâm Thay đổi tư duy về tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước (Điều 15, Điều 25) Phân công rành mạch chức năng, nhiệm vụ của một số Bộ, Ngành có liên quan (Điều 48, 49, 50) Một lần nữa nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu (Điều 8, 44) Hình thành hệ thống cơ quan chuyên trách về CNTT và giám đốc CNTT (Điều 45, 46, 47) Thúc đẩy chia sẻ, cung cấp thông tin và hành chính công trực tuyến (Điều 7, 12, 18, 21) * Quan tâm thích đáng đến việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin (Điều 41, 43) Ưu tiên bố trí ngân sách cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước (Điều 26) Bảo đảm ứng dụng CNTT hiệu quả, tiết kiệm (Điều 9) * Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 Mục tiêu: Nâng cao năng lực điều hành, quản lý của các cơ quan nhà nước Phục vụ người dân và doanh nghiệp * Nâng cao năng lực điều hành, quản lý của các cơ quan nhà nước: Bảo đảm một số cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức dưới hình thức họp trên môi trường mạng 40% văn bản trao đổi giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bao gồm: báo cáo, thư mời, lịch công tác) được thực hiện qua đường thư điện tử. Tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo đảm cung cấp hộp thư điện tử cho cán bộ, công chức (có tên miền là .gov.vn). Đến hết năm 2008, tỷ lệ cán bộ công chức sử dụng thư điện tử cho công việc ở các thành phố trực thuộc Trung ương là 50%. Tỷ lệ triển khai công tác quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng tại Văn phòng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 50% và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện là 20%. * Phục vụ người dân và doanh nghiệp: Bảo đảm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cổng thông tin điện tử với đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 Luật Công nghệ thông tin, cung cấp các biểu mẫu điện tử về dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp (ít nhất một biểu mẫu điện tử). Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: bảo đảm cổng thông tin điện tử cho phép người dân và doanh nghiệp khai báo, gửi đăng ký biểu mẫu điện tử qua mạng. * Các nhiệm vụ chủ yếu Hợp lý hóa, cải tiến và minh bạch các quy trình công việc, thủ tục hành chính trong các cơ quan nhà nước và các quy trình liên cơ quan Chỉ đạo, điều hành và quản lý thông qua: Hệ thống thư điện tử. Hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện Cung cấp thông tin, dịch vụ hành chính công trực tuyến, kênh tiếp nhận ý kiến góp ý, phục vụ người dân và doanh nghiệp trên: Cổng thông tin điện tử * Các nhiệm vụ chủ yếu Xây dựng, phát triển, bổ sung, nâng cấp mạng nội bộ và các điều kiện hạ tầng kỹ thuật Triển khai hoặc chuẩn bị đầu tư một số đề án, dự án đặc thù cấp ngành Tập huấn cho tất cả cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử, khai thác Internet, sử dụng các phần mềm ứng dụng đang triển khai trong cơ quan. Tổ chức tuyên truyền trong các cơ quan, nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân * Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 Mục tiêu: Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước Phục vụ người dân và doanh nghiệp * Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước Hướng tới xây dựng các cơ quan điện tử Bảo đảm trung bình 60% được đưa lên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử Tỷ lệ trung bình cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử cho công việc là 80% Tỷ lệ Văn phòng Ủy ban nhân thành phố trực thuộc Trung ương triển khai sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng là 90% và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện là 50% Nâng tỷ lệ trung bình máy tính trên cán bộ, công chức Giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ. Khuyến khích cán bộ, công chức khai thác thông tin trên môi trường mạng phục vụ công tác * Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước Thông tin liên lạc ở khoảng cách xa, kết nối các cơ quan Tăng dần và khuyến khích sử dụng các hình thức truyền thông cơ bản: thư điện tử, điện thoại, fax, hội nghị và họp trên môi trường mạng, đưa thông tin lên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử để trao đổi thông tin ở khoảng cách xa * Phục vụ người dân và doanh nghiệp Bảo đảm 100% Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử Bảo đảm 100% số cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 cho người dân và doanh nghiệp Đẩy mạnh triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trên cổng thông tin điện tử * Định hướng 2015: Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương thức cung cấp thông tin và dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương thức quản lý tài nguyên thông tin trong các cơ quan nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước nhằm xây dựng môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn quốc, tạo thói quen làm việc của cán bộ, công chức trên môi trường mạng và hệ thống thông tin trợ giúp, thay thế văn bản giấy * Nội dung: Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước Tiếp tục phục vụ người dân và doanh nghiệp Xây dựng nền tảng phục vụ Chính phủ điện tử: Phát triển hạ tầng truyền thông, cơ sở dữ liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghệ thông tin áp dụng trong các cơ quan nhà nước, mô hình điểm… * Tiếp tục phục vụ người dân và doanh nghiệp Tiếp tục cung cấp biểu mẫu điện tử qua cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử Ưu tiên triển khai các nhóm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 sau đây: a) Cấp giấy đăng ký kinh doanh; b) Cấp giấy phép đầu tư; c) Cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; d) Cấp giấy phép xây dựng; đ) Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; e) Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; * Tiếp tục phục vụ người dân và doanh nghiệp g) Cấp giấy đăng ký ô tô, xe máy; h) Cấp giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng; i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo; k) Cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược; l) Cấp giấy phép hoặc dịch vụ đặc thù. Hình thành kênh tiếp nhận ý kiến góp ý trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về hoạt động của các cơ quan nhà nước để phục vụ người dân, doanh nghiệp * CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Nhận thức: Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử là xu thế tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia. Kết quả cụ thể: 1. Hệ thống tổ chức chỉ đạo, điều hành ứng dụng và phát triển CNTT được kiện toàn bao gồm: Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT, Ban Điều hành triển khai công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Ban Chỉ đạo CNTT của các Bộ, tỉnh; Hệ thống các cơ quan chuyên trách về CNTT ở các Bộ, ngành, sở Thông tin và Truyền thông ở các địa phương. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Kết quả cụ thể: 2. Hạ tầng kỹ thuật CNTT đã được xây dựng bảo đảm triển khai các ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước: Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước tốc độ cao, đa dịch vụ đảm bảo an toàn, bảo mật đang được hoàn thiện Khoảng 55% cán bộ, công chức tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được trang bị máy tính để làm việc; 85% các cơ quan hành chính nhà nước thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã kết nối mạng nội bộ LAN, mạng Internet. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Kết quả cụ thể: 3. Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT đã phát triển rộng rãi: khoảng 78% cán bộ, công chức tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khả năng sử dụng máy tính phục vụ công việc. 4. Nhiều cơ quan nhà nước đã chú trọng sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc làm giảm chi phí hoạt động, tăng tốc độ xử lý thông tin (tỷ lệ cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử sử dụng trong công việc tương đối cao, đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt trung bình từ 70-80%). 5. Phần mềm quản lý văn bản và điều hành được triển khai tương đối rộng khắp ở các cơ quan trung ương (Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện, đạt tỷ lệ 39%) 6. Nhiều cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương được tổ chức hội nghị truyền hình đã tạo ra một hình ảnh trực quan về một Chính phủ hoạt động hiện đại, tiết kiệm. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Kết quả cụ thể: 7. Đến nay 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có trang/cổng thông tin điện tử (trừ Đắc Nông). Hiện nay, có khoảng 5.700 thủ tục hành chính đã được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc website của các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 8. Mô hình một cửa điện tử đã được triển khai thành công ở nhiều địa phương cấp huyện, góp phần giải tỏa bức xúc của người dân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh. 9. Một số hệ thống thông tin chuyên ngành có quy mô quốc gia được triển khai thành công như hệ thống thông tin liên ngân hàng, hệ thống thông tin tài chính, hải quan, thuế (năm 2009 có tới 6 triệu mã số thuế thu nhập cá nhân được cấp qua mạng) tạo nền tảng cho việc xây dựng và vận hành chính phủ điện tử trong thời gian tới. 10. Hệ thống các pháp lý đang dần được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước. CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA 2011-2015 Ngày 27/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước 2011-2015 CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA 2011-2015 1. Mục tiêu tổng quát đến 2015 a) Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. b) Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động. c) Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA 2011-2015 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 a) Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng an toàn, hiệu quả. Phát triển và hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu lớn, trước hết tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người, tài nguyên và môi trường, tài chính, kinh tế, công nghiệp và thương mại, bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước. CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA 2011-2015 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử. Hầu hết cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc. Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật cho 100% các cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể được thực hiện trên môi trường mạng. Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật để 100% hồ sơ quản lý cán bộ, công chức các cấp có thể được quản lý chung trên mạng với quy mô quốc gia. Triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tới 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong cơ quan nhà nước. CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA 2011-2015 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 c) Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp 100% các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành hoặc tương đương trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin, cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp. 50% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp qua mạng. 90% cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thủ tục hải quan điện tử. 20% số gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn Nhà nước được thực hiện qua mạng; tất cả kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, thông báo mời sơ tuyển, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu tham gia được đăng tải trên mạng. 100% hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam phục vụ công tác xuất, nhập cảnh là hộ chiếu điện tử. 30% công dân Việt Nam đủ độ tuổi theo quy định được cấp chứng minh nhân dân sản xuất trên dây chuyền hiện đại, với một số chứng minh nhân dân duy nhất không trùng lặp, chống được làm giả. 30% số hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng được nộp qua mạng. CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA 2011-2015 3. Định hướng đến năm 2020 Tích hợp các hệ thống thông tin, tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hầu hết các giao dịch của các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4 đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA 2011-2015 Nội dung chương trình Phát triển hạ tầng kỹ thuật Phát triển các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lớn Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Tổ chức, điều hành 1. Tăng cường hoạt động của Ban Điều hành triển khai công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo công nghệ thông tin ở các cấp, các ngành. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải kiểm điểm trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu không hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong Chương trình này. 3. Người đứng đầu các cơ quan phải chủ động, có quyết tâm chính trị cao, theo sát và ủng hộ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào cơ quan mình. 4. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải theo thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu thực tế cần tăng năng suất lao động, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi khi triển khai. 5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý công nghệ thông tin các cấp, đặc biệt là cấp quận, huyện trở xuống. 6. Kết hợp chặt chẽ việc triển khai Chương trình này với Chương trình cải cách hành chính MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ 1. Có hướng dẫn chung trên quy mô quốc gia về việc xây dựng các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. 2. Xác định mô hình ứng dụng công nghệ thông tin điển hình các cấp, đặc biệt là cấp quận, huyện, phường, xã, phổ biến triển khai nhân rộng. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Giám sát, đánh giá 1. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước để có những giải pháp thúc đẩy kịp thời. Xem xét đưa tiêu chí hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào các phong trào thi đua, bình xét khen thưởng. 2. Xây dựng các phương pháp đánh giá khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp điều kiện thực tế tại các cơ quan nhà nước và định hướng ứng dụng công nghệ thông tin của Quốc gia. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực 1. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức và các lợi ích trong việc xây dựng Chính phủ điện tử cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh và xã hội hóa việc bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác Internet cho người dân. 2. Tăng cường đào tạo kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức. 3. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho giám đốc công nghệ thông tin. 4. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức chuyên trách về công nghệ thông tin các cấp. 5. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho lãnh đạo các cơ quan nhà nước. 6. Đẩy mạnh hình thức đào tạo trực tuyến cho cán bộ, công chức. Bảo đảm môi trường pháp lý Học tập kinh nghiệm quốc tế * * Trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi của Quý vị!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài giảng Chuyên đề 17 - Chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam.ppt