Chuyên đề 4 - Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy phạm (quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự) có tính chất bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các quan hệ XH, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nNhà nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy nhà nước.
2 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11148 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 4 - Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 4: THỰC HIỆN PL VÀ ÁP DỤNG PL
- K/n: PL là hệ thống các quy phạm (quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự) có tính chất bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các quan hệ XH, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nNhà nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy nhà nước.
- Chức năng của PL: Điều chỉnh, bảo vệ, giáo dục PL
- Vai trò của PL: Đối với Kinh tế, đối với XH, đối với hệ thống chính trị - XH, đối với đạo đức, đối với tư tưởng.
- Hình thức của pháp luật: Tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
1. Văn bản quy phạm pháp luật: Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung nhằm điều chỉnh những quan hệ XH nhất định, được áp dụng nhiều lần và hiệu lực của nó không phụ thuộc vào sự áp dụng, được nhà nước bảo đảm thực hiện.
2. Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL
- QH: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết
- UBTVQH: Pháp lệnh, Nghị quyết.
- Chủ tịch nước: Lệnh, Quyết định
- Chính phủ: Nghị định
- Thủ tướng Chính phủ: Quyết định
- Nghị quyết liên tịch giữa UB TVQH hoặc giiữa Chính phủ với cơ quan TW của tổ chức chính trị - xã hôi
- Hội đồng Thẩm phán TANDTC: Nghị quyết
- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư
- Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định
- HĐND: Nghị quyêt
- UBND: Quyết định, Chỉ thị
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; giữa các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
3. Áp dụng pháp luật
- K/n ADPL: Là một hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực của nhà nước được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm cá biệt hoá những quy định của pháp luật vào những trường hợp cụ thể đối với cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức cụ thể.
- Phân biệt thực hiện pháp luật: Là hoạt động có mục đích làm cho quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các cá nhân, cơ quan, tổ chưc.
- Đặc điểm của ADPL:
+ Là hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực nhà nước
+ Là hoạt động được thực hiện theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ
+ Là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ XH. Đối tượng của áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cần điều chỉnh cá biệt, bổ sung trên cơ sở những quy phạm pháp luật chung.
+ Là hoạt động mang tính sáng tạo. Khi áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải phân tích vụ việc, làm sáng tỏ nội dung của vụ việc từ đó lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành.
- Áp dụng pháp luật có thể là: thủ tục hành chính, hoặc thủ tục tố tụng tư pháp.
- Các giai đoạn áp dụng pháp luật:
+ Phân tích những tình tiết thực tế của vụ việc
+ Lựa chọn quy phạm pháp luật và làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của nó để giải quyết vụ việc
+ Ra quyết định áp dụng pháp luật
+ Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyên đề 4 [Bài giảng] - Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật.doc