Giai đoạn 2001-2008, nhóm sản phẩm công nghiệp và thủ công mỹ
nghệ là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 27.8%/năm, chiế m
41.03% tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 của cả nước. Tỷ trọng
của nhóm hàng này tăng khá mạnh qua các năm với nhiều mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện
máy tính đạt tốc độ tăng cao.
Năm 2001 tỷ trọng của nhóm này là 33,9% đã tăng lên 44.1% vào năm
2008 với kim ngạch đạt được trên 28 tỷ USD. Nhìn chung đây là nhóm hàng
có qui mô và tốc độ tăng trưởng cao nhất và cho thấy nhiều tiềm năng phát
triển trong thời gian tới.
105 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó sự góp mặt cuả các doanh nghiệp
đến từ Algeria.
69
CHƢƠNG III:
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ XUẤT KHẨU
ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2009-2010
1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010
* Mục tiêu và phƣơng hƣớng xuất khẩu
“Năm 2009 sẽ là thách thức lớn cho xuất khẩu Việt Nam” đây là nhận
định của hầy hết các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.
Mục tiêu tổng quát của hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2009-2010 là
phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực
thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế
cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt
hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có
hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô.
* Các chỉ tiêu tăng trƣởng:
1.1. Về hàng hoá xuất khẩu
70
Bảng 3.1 : Dự báo kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009-2010
Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tăng %
Nội dung
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Trị giá tăng Trị giá tăng Trị giá tăng
Tổng số 63.500 30,8 66.660 5,0 74.650 12,0
1. Nhóm nhiên liệu,
khoáng sản
12.500 31,7 7.980 - 36,2 7.500 - 6,0
2. Nhóm nông, lâm,
thuỷ sản
12.666 27,7 12.140 - 4,2 13.270 9,3
3. Nhóm chế biến, CN
và TCMN
38.334 31,5 46.540 21,4 53.880 15,8
(Nguồn:
Theo chỉ tiêu do Quốc hội đề ra: Mục tiêu phấn đấu tăng trưởng XK
13% trong năm 2009 - tương đương với kim ngạch xuất khẩu (XK) khoảng
72 tỉ USD. Tuy nhiên trong bối cảnh dự báo XK trong năm 2009 sẽ gặp rất
nhiều khó khăn, thì doanh nghiệp và Bộ Công Thương đều nhận định rằng
mục tiêu này rất khó thực hiện trong khi năm 2009 chưa phải là năm kinh tế
toàn cầu sẽ hồi phục. Mục tiêu tăng trưởng cho xuất khẩu được dư đoán sẽ
dừng ở mức 5% cùng với việc đưa ra hàng loạt biện pháp thúc đẩy XK và hạn
chế nhập siêu. Đến năm 2010 khi mà nền kinh tế cả thế giới ổn định trở lại sẽ
là cơ hội để xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh trở lại với mức ước đạt 12%.
Với mục tiêu „chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất
khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến chế tạo,
sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỉ trọng hàng
thô, theo đó, tỉ trọng của các nhóm hàng nông lâm thuỷ sản và nhiên liệu
71
khoáng sản sẽ có xu hướng giảm dần và nhóm hàng công nghiệp và thủ công
mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng dần. Quan điểm này dựa trên những nhận định
quan trọng sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nguyên, nhiên
liệu sẽ có xu hướng giảm dần do tác động của sự sụt giảm cả về giá
và lượng xuất khẩu dầu thô và than đá theo kế hoạch đã được đề ra
trong những năm tới; đặc biệt là kể từ năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu
Dung Quất bắt đầu đi vào hoạt động và sẽ sử dụng nguồn dầu thô
trong nước.
Thứ hai, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ
sản sẽ có xu hướng giảm dần do hạn chế về khả năng mở rộng qui mô
nuôi, trồng và chủ yếu phải dựa vào gia tăng hàm lượng chế biến để
nâng cao giá trị xuất khẩu.
Thứ ba, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng chế biến, công
nghiệp và thủ công mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng mạnh do có nhiều
điều kiện để mở rộng qui mô sản xuất (đặc biệt là thông qua hoạt
động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bắt đầu đi vào hoạt
động trong giai đoạn này), phát triển thị trường mới, mặt hàng mới,
đồng thời nâng cao giá trị gia tăng nhờ đổi mới công nghệ. Đây cũng
chính là nhóm hàng có điều kiện tăng trưởng để bù vào sự giảm sút
của xuất khẩu dầu thô.
Thứ tư, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng khác, hàng mới
sẽ có xu hướng tăng do nhiều mặt hàng mới được phát hiện, có tiềm
năng phát triển, chưa bị hạn chế về sản xuất và thị trường.
72
1.2. Phương hướng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực
1. 2.1. Nhóm nhiên liệu và khoáng sản
Dự kiến, tổng KNXK nhóm nhiên liệu và khoáng sản sẽ giảm từ 12,5 tỷ
USD năm 2008 xuống còn 7,5 tỷ USD năm 2010 với mức giảm tỷ trọng
tương ứng là 19,7% năm 2008 xuống còn 10% năm 2010.
Bảng 3.2: KNXK nhóm nhiên liệu, khoáng sản giai đoạn 2008-2010
Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tăng %
Nội dung
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Trị giá tăng Trị giá tăng Trị giá tăng
Tổng cả nhóm 12.500 34,7 7.980 -36,2 7.500 -6,0
Tỷ trọng / tổng KNXK 19,7 12,0 10,0
1. Dầu thô 10.900 28,4 6.480 -40,6 6.100 -5,9
2. Than đá 1.600 60,0 1.500 - 6,3 1.400 -6,7
(Nguồn:
Dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm nhiên liệu sẽ giảm từ 13,3 tỉ
USD năm 2008 xuống còn 8,6 tỉ USD năm 2010 với mức giảm tỉ trọng tương
ứng là 20,3% năm 2008 xuống còn 10,3% năm 2010.
Dầu thô: có thể nói, năm 2008 là năm cuối cùng của nước ta xuất khẩu
toàn bộ dầu thô khai thác được từ năm 2009, một phần đáng kể dầu thô khai
thác ở mỏ Bạch Hổ sẽ giành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự kiến vận
hành vào cuối tháng 2/2009. Trong giai đoạn đầu, nhà máy Dung Quất sẽ sử
dụng toàn bộ dầu thô Bạch Hổ, sau đó sẽ sử dụng 85% dầu Bạch Hổ và 15%
dầu nhập khẩu từ Trung Đông. Nếu vận hành thành công, trong năm 2009,
nhà máy Dung Quất sẽ sử dụng khoảng 4 triệu tấn dầu (khoảng 60 công suất
thiết kế) và 6,5 triệu tấn trong năm 2010.
Đối với than là mặt hàng chiến lược của nền kinh tế , theo dự tính, thì
đến năm 2012, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu than. Vì vậy mà
73
xuất khẩu mặt hàng này cũng sẽ giảm dần do chủ trương kiểm soát chặt xuất
khẩu tài nguyên.
Nhìn chung, việc XK nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản có nhiều
thuận lợi về thị trường và giá cả. Tuy nhiên, sản lượng XK sẽ ngày càng giảm
đi. Việc tăng trị giá XK phụ thuộc rất nhiều vào giá. Do đó, công tác nghiên
cứu dự báo thị trường là hết sức cần thiết, quan trọng để đảm bảo XK có hiệu
quả hơn.
1.2.2. Nhóm nông, lâm, thuỷ sản
Dự kiến, giai đoạn 2008-2010, tốc độ tăng trưởng KNXK tăng bình
quân 11%/năm; tỷ trọng có xu hướng giảm dần từ 19,9% năm 2008 xuống
17,8% năm 2010 với KN đạt 13,3 tỷ USD vào năm 2010. Cụ thể như sau:
Bảng 3.3: KNXK nhóm nông lâm thuỷ sản giai đoạn 2008-2010
Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tăng %
Nội dung
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Trị giá tăng Trị giá tăng Trị giá tăng
Tổng cả nhóm 12.666 27,7 12.140 - 4,2 13.270 9,3
Tỷ trọng / tổng KNXK 19,9 18,2 17,8
1. Thuỷ sản 4.500 19,6 5.100 13,3 5.700 11,8
2. Gạo 2.830 89,9 1.920 -32,2 2.060 7,3
3. Cà phê 1.930 0,9 1.750 -9,3 1.850 5,7
4. Rau quả 371 21,2 440 18,6 520 18,2
5. Cao su 1.650 18,4 1.470 -10,9 1.600 8,8
6. Hạt tiêu 320 18,1 340 6,3 360 5,9
7. Nhân điều 910 39,1 950 4,4 1.000 5,3
8. Chè các loại 155 18,3 170 9,7 180 5,9
(Nguồn:
74
a) Thủy sản
Việt Nam là một trong số 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.
Năm 2008 xuất khẩu thủy sản đã đem lại cho đất nước 4,562 tỷ USD. Các thị
trường xuất khẩu thuỷ sản quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật và
Hàn Quốc, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo dự kiến, kim
ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ đạt 5,1 tỷ USD và phấn đấu đến năm 2010 đạt
kim ngạch 5,7 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,9% giai đoạn
2008-2010. Thị trường chính vẫn là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn quốc, Nga, các
nước ASEAN.
b) Gạo
Theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), sản lượng lúa
năm 2008tăng nhưng thị trường gạo sẽ giảm. Do đó xuất khẩu gạo năm 2009
sẽ có nhiều thay đổi, khó khăn hơn năm 2008 và “sẽ là một năm cạnh tranh
quyết liệt”. Nguyên nhân là do kinh tế suy thoái từ khủng hoảng tài chính toàn
cầu và tín dụng sẽ bị thắt chặt, ảnh hưởng đến thương mại trong đó có mặt
hàng gạo. Bên cạnh đó lượng gạo tạm trữ, tồn kho khá lớn cũng góp thêm
gánh nặng cho việc tiêu thụ năm 2009.
Dự kiến xuất khẩu gạo sẽ dao động ở mức khoảng 4 - 4,5 triệu tấn/năm
trong giai đoạn 2009-2010 với kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD/năm.
Thị trường xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2009-2010 vẫn chủ yếu
hướng tới các nước châu Á, châu Phi. Ngoài ra, để đa dạng hóa thị trường có
thế hướng tới khai thác thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và New
Zealand.
c) Cà phê
Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam
trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung bình khoảng 1.800
USD/tấn, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về
75
lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008, và đến năm 2010 đạt trên
1,85 tỷ USD.
Trong vài năm vừa qua, ngành cà phê đã đạt được nhiều kết quả tốt
nhưng có thể thấy, sự phát triển của ngành cà phê chưa thật sự vững chắc,
biểu hiện ở các mặt chủ yếu sau đây:
- Chất lượng cà phê xuất khẩu thấp, không ổn định, chưa xuất theo tiêu
chuẩn xuất khẩu dẫn đến bị ép cấp, ép giá, làm giảm giá trị xuất khẩu.
- Khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt dẫn đến đầu vụ người dân
thường phải bán vội cà phê với giá thấp. Hệ thống đại lý thu mua cà
phê hình thành một cách tự phát, chủ yếu là các đại lý tư nhân, hệ quả
là khi giá cả thị trường biến động mạnh dẫn đến đổ vỡ theo dây
chuyền từ đại lý tới các nhà xuất khẩu.
- Việc sơ chế cà phê của Việt Nam hiện nay chưa tương xứng với sự
phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất cà phê. Vì vậy, cà phê hạt
xuất khẩu có chất lượng không cao. Tổn thất sau thu hoạch cà phê khá
lớn, giá xuất khẩu thường thấp hơn 10% giá các sản phẩm cùng loại
trên thế giới.
- Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn gìà cỗi, phát triển
không theo quy hoạch.
d) Cao su
Dự kiến, năm 2009 xuất khẩu 700 nghìn tấn đạt kim ngạch 1,47 tỷ
USD, tăng 7,6% về lượng nhưng giảm 11% về trị giá so với năm 2007 do giá
xuất khẩu giảm 20%. Phấn đấu đến năm 2010 xuất khẩu được 770 nghìn tấn,
với mức giá trung bình khoảng trên 2000 USD/tấn và đạt kim ngạch khoảng
1,6 tỷ USD, kim ngạch tăng bình quân 5,5%/năm.
Hiện nay, tỷ trọng cao su xuất khẩu dạng thô, sơ chế còn cao trong tổng
kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Trong khi đó, giá cao su và sản phẩm cao
su đã qua chế biến thường cao hơn gấp nhiều lần so với cao su xuất khẩu thô.
76
Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đài Loan, Singapore, Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong đó, lượng cao su
xuất khẩu vào Trung Quốc chiếm tới 59,9% lượng xuất khẩu cả nước năm 2007.
1.2.3. Nhóm chế biến, CN và TCMN
Bảng 3.4: KNXK nhóm chế biến, CN và TCMN giai đoạn 2008-2010
Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tăng %
Nội dung
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Trị giá tăng Trị giá tăng Trị giá tăng
Tổng cả nhóm 38.334 27,3 46.540 21,4 53.880 15,8
Tỷ trọng trong tổng KNXK 60,4 69,8 72,2
1. Dệt may 9.200 18,7 10.300 12,0 11.500 11,7
2. Giày dép 4.550 13,9 5.000 9,9 5.400 8,0
3. Điện tử, linh kiện máy tính 2.750 27,7 4.100 49,1 5.500 34,1
4. Mây tre, cói và thảm 220 -0,5 250 13,6 285 14,0
5. Gốm, sứ 340 2,7 390 14,7 445 14,1
6. Sản phẩm đá quý, kim
loại quý
800
193,
0
600
-
25,0
690 15,0
7. Sản phẩm gỗ 2.800 16,5 3.000 7,1 3.400 13,3
8. Sản phẩm nhựa 950 33,6 1.200 26,3 1.450 20,8
9. Xe đạp và phụ tùng 85 4,9 100 17,6 110 10,0
10. Dây điện, cáp điện 1.040 17,8 1.350 29,8 1.600 18,5
11. Túi xách, vali, mũ, ô dù 850 34,1 1.100 29,4 1.300 18,2
12. Sản phẩm cơ khí 2.120 54,6 2.800 32,1 3.500 25,0
13. Hàng hóa khác 12.629 55,8 16.350 29,5 18.700 14,4
(Nguồn:
77
a) Dệt may
Năm 2008 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ
hai vào Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Dự kiến, KNXK năm 2009 đạt 10,3 tỷ USD
và đến năm 2010 sẽ đạt kim ngạch 11,5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình
quân khoảng 14%/năm. Đối với mặt hàng này, bên cạnh yếu tố nâng cao giá
trị tăng thêm của sản phẩm, việc mở rộng qui mô sản xuất và tìm kiếm mở
rộng thị trường xuất khẩu là yếu tố cơ bản để có thể tăng KNXK trong thời
gian tới.
Thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam ngoài việc giảm về sản lượng
và kim ngạch xuất khẩu, số lao động bị cắt giảm tạm thời cũng đã lên tới 100
nghìn người. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng khai thác thị trường nội địa, việc
tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu là giải pháp được nhiều doanh nghiệp
dệt may triển khai.
Các thị trường trọng điểm vẫn là các thị trường có sức mua lớn như Mỹ,
EU, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các thị trường nhỏ lẻ nhưng
đóng vai trò là trung tâm mua sắm của các khu vực như Hồng Kông,
Singapore, Anh…
Đối với thị trường Mỹ: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống điều hành hai
chiều giữa Bộ Công Thương và Hải quan. Đồng thời triển khai hoạt động của
Tổ kiểm tra cơ động. Tổ chức làm việc với các doanh nghiệp sản xuất và xuất
khẩu lớn để nắm rõ khả năng sản xuất, xuất khẩu luôn luôn nắm thế chủ động
và đưa ra kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp.
Trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ, EU và các thị
trường nhập hàng dệt may lớn của Việt Nam đều giảm vì khủng hoảng tài
chính- kinh tế thì hàng dệt may xuất sang Nhật lại tăng trưởng khá. Ngoài
thuận lợi nhờ Hiệp định đối tác kinh tế Việt- Nhật giúp nhiều mặt hàng dệt
may được giảm thuế, các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam còn lợi thế khi vào
Nhật nhờ đồng yên của nhật đang tăng giá so với đô la Mỹ. Vì vậy Nhật Bản
78
chính là thị trường đầy tiềm năng mà Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu trong
thời gian tới. Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu như: (1) Tổ chức, liên kết
với Nhật Bản hỗ trợ xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may
và Trung tâm đào tạo chất lượng cao và hợp tác quốc tế cho ngành dệt may
(2) Tổ chức xúc tiến thương mại tại Nhật Bản để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị
trường này.
Đối với thị trường EU: Nghiên cứu tác động của thị trường EU khi Trung
Quốc được bãi bỏ hạn ngạch dệt may để giúp các doanh nghiệp định hướng mặt
hàng và nước xuất khẩu mà hàng dệt may có khả năng cạnh tranh cao.
Ngoài ra cần phải giảm tỉ lệ gia công hàng dệt may xuất khẩu và thực
hiện “Thời trang hóa sẽ tạo ra thương hiệu cho dệt may Việt Nam. Đây cũng
là xu hướng tất yếu và lâu dài của ngành công nghiệp dệt may thế giới, vì nó
mang lại nhiều lợi ích và giá trị hơn so với làm gia công.
b) Giầy dép
Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên
thị trường quốc tế hiện nay về da giày (xếp thứ 4 về xuất khẩu giày dép),
riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất
khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm
16%, đạt 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí.
Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại năm 2008 đạt 4,7 tỉ USD. Dự báo đến
năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày Việt Nam sẽ đạt
6,2 tỉ USD.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu
của ngành da giày Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới còn chưa cao
do mẫu mã chưa đẹp, chưa tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều
kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi
phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh,
nhưng không còn thuận lợi như trước đây. Theo nhận định của các chuyên gia
79
kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ
ngành này chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn là lấy
công làm lãi.
Về thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam ngày càng
được mở rộng và ổn định cụ thể:
Thị trường EU: Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất
khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hết
năm 2008, EU vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt và chiếm
54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam.
Thị trường Mỹ: Trong năm 2008, xuất khẩu vào Mỹ 1 tỉ USD, đây vẫn
là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của toàn ngành. Hiện nay và trong những
năm tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép
của Việt Nam và các sản phẩm xuất khẩu chính sẽ là giày thể thao, giày da
nam nữ.
Thị trường các nước Đông Á:
Đây là khu vực thị trường có những phong tục tập quán tương đối
giống Việt Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á. Các sản phẩm chủ yếu xuất
khẩu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ,
dép đi trong nhà. Năm 2008, xuất khẩu vào: Nhật Bản đạt 137,6 triệu USD,
Trung Quốc đạt 107,2 triệu USD, Hàn Quốc đạt 64,3 triệu USD.
c) Điện tử và linh kiện máy tính
Dự kiến năm 2009, KNXK đạt trên 4 tỷ USD và đến năm 2010 đạt 5,5
tỷ USD, tăng bình quân 37%/năm giai đoạn 2008-2010. Sản phẩm điện tử và
linh kiện máy tính của Việt Nam hiện được xuất khẩu sang 40 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó EU là một trong những thị trường chủ
lực. Ngoài các thị trường truyền thống trên, sản phẩm điện tử và linh kiện
máy tính của Việt Nam còn được tiêu thụ mạnh ở một số thị trường mới như
các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, Ucraina, Nam Phi.
80
Theo đánh giá, đây là mặt hàng có nhiều khả năng tạo ra sự tăng trưởng
đột biến trong thời gian tới và rất có thể với những định hướng phát triển phù
hợp thì đây sẽ là mặt hàng tạo kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam vì
những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu điện tử và
linh kiện máy tính tăng mạnh là nhờ số dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
này ngày càng nhiều, trong đó có nhiều dự án quy mô vốn lớn. Đơn cử như
dự án sản xuất máy in của tập đoàn Canon, nhà máy sản xuất chip điện tử và
linh kiện máy tính của tập đoàn Intel (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Nidec,
Nhật Bản sản xuất đầu đọc quang học và mô tơ siêu nhỏ (1 tỉ USD), dự án của
Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) sản xuất linh kiện điện tử (1 tỉ USD), Tập đoàn
Samsung (Hàn Quốc) sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Ninh (650 triệu USD)
và nhiều dự án đầu tư khác của các công ty vệ tinh của các tập đoàn lớn đã có
hoạt động tại Việt Nam.
Thứ hai, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Malaysia, Thái
Lan và Trung Quốc, tuy nhiên, lợi thế về nhân công đã và đang có sự dịch
chuyển từ Malaysia và Thái Lan sang Việt Nam. Trong khi đó tại các nước
như Trung Quốc, Malaysia... giá thuê đất, giá nhân công tăng vì vậy Việt Nam
trở nên có lợi thế.
Thứ ba, về nhu cầu của thị trường thế giới đối với mặt hàng điện tử và
linh kiện máy tính có thể coi là khổng lồ và đầy tiềm năng. Năm 2007, nhập
khẩu các mặt hàng điện tử của thế giới đạt mức 500 tỷ USD và tăng khá đều
đặn khoảng 8-10%/năm trong 5 năm qua.
Về thị trường xuất khẩu, hiện nay ta đang xuất khẩu mặt hàng này chủ
yếu sang các nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ. Trong thời gian tới
có thể nhắm tới Trung Quốc, Hồng Kông, EU (nhất là Đức) và đặc biệt là các
nước thành viên mới của EU.
81
d) Sản phẩm gỗ
Mặt hàng đồ gỗ đã khẳng định được vị trí vững chắc trong cơ cấu xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm gần đây, với kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất Việt Nam trong nhiều năm qua, cụ thể năm 2008 đạt 2,8 tỷ
USD tăng 16,5% so với năm 2007. Phấn đấu, năm 2010 xuất khẩu sản phẩm
gỗ sẽ đạt kim ngạch 3,4 tỷ USD, tăng bình quân 12%/năm.
Về thị trường xuất khẩu, ngoài các thị trường tiềm năng như Nhật Bản,
EU (Pháp, Đức), xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn cho thấy những khả năng
tăng trưởng cao trong những năm tới do Việt Nam có nhiều lợi thế về giá
nhân công rẻ và thuế xuất nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Mỹ thấp.
2. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ xuất khẩu để thúc đây xuất khẩu của
Việt Nam giai đoạn 2009-2010
* Nhận định chung về giai đoạn 2009 – 2010:
Tăng trưởng trong nền kinh tế thế giới (với những điều khoản ngang
nhau về sức mua) sẽ tiếp tục chậm lại trong năm 2009, xuống khoảng 3,2% từ
3,8% trong năm 2008, trước khi tăng trở lại vào năm 2010, khoảng 4%. Tăng
trưởng kinh tế ở Mỹ, một thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, sẽ giảm
xuống chỉ còn 0,5% vào năm 2009 do sự suy thoái tạm thời ở trong nước,
nhưng sẽ lại được cải thiện đôi chút trong năm 2010. Mức tăng trưởng chậm
hơn của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên,
châu Á (không kể Nhật Bản) không được dự báo là phải chịu sự suy thoái nặng,
và như vậy nhu cầu trong khu vực sẽ giúp Việt Nam tăng xuất khẩu.
2.1. Về phía Nhà nước
Nhà nước có nghĩa vụ trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
nhằm huy động được các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế
để phát triển xuất khẩu. Trong thời gian tới, bên cạnh những cơ chế, chính
sách đã và đang được triển khai thực hiện, Nhà nước cần tập trung vào một số
hướng giải pháp lớn sau đây:
82
2.1.1. Các giải pháp nhằm giảm chi phí giao dịch, kinh doanh cho doanh
nghiệp xuất khẩu
- Mở rộng quyền kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu là đầu vào cho
sản xuất hàng xuất khẩu như nguyên phụ liệu sản xuất hàng dệt may, giày dép,
nguyên liệu sản xuất đồ gỗ... cho các doanh nghiệp, kể cả các nhà đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam nhằm giảm bớt chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh
cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Có chính sách để thúc đẩy sự hình thành các trung tâm cung ứng
nguyên - phụ liệu, đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng
nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong nước,
đặc biệt là trong một số lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, dày dép, sản
phẩm gỗ, sản phẩm nhựa... nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu
cho sản xuất một cách kịp thời và với chi phí thấp hơn.
- Mở cửa thị trường dịch vụ, cho phép sự tham gia một cách mạnh mẽ
hơn nữa của các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động kinh doanh cung
ứng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam như dịch vụ logistics, dịch vụ
vận tải đa phương thức, dịch vụ giao nhận, kho vận...; từng bước xoá bỏ tình
trạng độc quyền trong kinh doanh ở một số lĩnh vực dịch vụ như bưu chính
viễn thông, điện, kinh doanh cảng biển... để nâng cao hiệu quả hoạt động
trong những lĩnh vực này và từ đó giảm chi phí kinh doanh cho các doanh
nghiệp xuất khẩu.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu như cảng
biển, sân bay, đường giao thông, kho ngoại quan... còn yếu kém và chưa đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao trong thương mại quốc tế. Về vấn đề này, có
thể nói vấn đề bức xúc nhất là những con đường giao thông trên bộ và các
cảng biển Việt Nam. Mỗi năm khoảng 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
của Việt Nam đi qua hệ thống cảng biển. Trong những năm gần đây, khối
lượng hàng thông qua cảng đã tăng đáng kể, từ 91,4 triệu tấn năm 2001 đến
83
181,11 triệu tấn trong năm 2007 (tăng 97% trong 6 năm). Dự báo rằng khối
lượng hàng hóa này sẽ tăng lên 218 triệu tấn vào năm 2010, hơn gấp đôi vào
năm 2015, và đạt tới 854 triệu tấn năm 2020. Mặc dù khối lượng container
thông qua các cảng Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng nhưng trong giới
kinh doanh xuất nhập khẩu và các chuyên gia về logistics đều cho rằng hàng
hóa Việt Nam bị xếp dỡ 2 lần. Nếu là hàng xuất khẩu thì xếp dỡ 1 lần tại cảng
Việt Nam, sau đó tàu container cỡ nhỏ vận chuyển tới cảng trung chuyển
trong khu vực, thường là Singapore, xếp dỡ lần thứ 2 lên các tàu container cỡ
lớn, sau đó mới ra thế giới. Xu hướng tàu container ngày càng có kích thước
lớn để giảm chi phí vận tải biển được cho là tác động không tốt tới xuất nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam, khi hạ tầng cảng biển trong nước vẫn chưa đầu
tư theo kịp đà phát triển này. Chúng ta đang thiếu những cảng nước sâu cho
phép container trọng tải lớn đi qua.
- Xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục
hải quan, lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng
hoá xuất - nhập khẩu để phấn đấu đến năm 2010 giảm thời gian tiến hành các
thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu của Việt Nam xuống đạt mức
trung bình của khu vực ASEAN thông qua việc tăng cường áp dụng các biện
pháp để tiến hành hải quan điện tử, hải quan một cửa...
- Sớm triển khai ký kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua ngân
hàng với một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam hiện còn đang gặp khó
khăn trong giao dịch và bảo đảm thanh toán như Trung Quốc, Nga và các
nước Trung Đông, châu Phi; đồng thời ký kết các thỏa thuận song phương và
công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm, nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Singapore, Australia, New Zealand. để tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp xuất khẩu trong việc thanh toán cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về
84
kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với các mặt
hàng nông, thuỷ sản.
- Các Bộ Khoa học và công nghệ, Nông nghiệp và phát triển nông thôn
tiến hành đàm phán và ký mới các hiệp định về sự phù hợp và công nhận lẫn
nhau của các sản phẩm xuất khẩu, trước hết là đối với các mặt hàng nông sản
thực phẩm, tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các
nước.
2.1.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng
và đầu tư phục vụ xuất khẩu
- Về chính sách tín dụng:
Đổi mới chính sách tín dụng theo hướng xoá bỏ bao cấp, thực hiện
nguyên tắc lãi suất theo thị trường nhưng bảo đảm các chức năng sau:
+ Cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp
xuất khẩu các mặt hàng có độ rủi ro cao với thời gian trả nợ dài hơn, điều kiện
tiếp cận vốn thuận lợi hơn.
+ Bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu để vay vốn tại các ngân
hàng thương mại.
+ Cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu.
- Về chính sách thuế:
+ Hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện tốt chính sách hoàn thuế
đối với các nhà nhập khẩu nguyên liệu để cung cấp cho các nhà sản xuất hàng
xuất khẩu trong nước.
+ Giảm 30% số thuế thu nhập phải nộp quý IV năm 2008 và số thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng
đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 của các doanh
85
nghiệp vừa và nhỏ và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, chế biến
nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giầy, linh kiện điện tử.
+ Tạm hoàn 90% số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa thực xuất
khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán và hoàn nốt
10% còn lại khi có chứng từ thanh toán.
+ Điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng
là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, trong nước chưa sản xuất được hoặc có
sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu để tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh.
+ Giãn thời gian ân hạn nộp thuế đối với một số ngành hàng phù hợp
với chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đóng tầu, sản xuất cơ khí…). Thực
hiện linh hoạt chính sách về ân hạn thời hạn nộp thuế nhập khẩu (từ 275 ngày
lên 365 ngày) đối với hàng hóa, vật tư nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu.
- Về chính sách tiền tệ:
+ Có các biện pháp cụ thể để tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp
cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ; cho sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp gặp khó khăn
trong tiêu thụ sản phẩm như: tiếp tục giảm lãi suất cho vay theo tín hiệu thị
trường; giảm dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng; giảm lãi suất cơ bản
xuống dưới 10% đến cuối tháng 12/2008.
+ Hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay theo lãi suất
thỏa thuận quy định tại Nghị quyết số 23/2008QH12.
+ Tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ và áp dụng các giải
pháp xử lý nợ vay vốn ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật đối với
nông dân và doanh nghiệp gặp khó khăn.
+ Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; điều chỉnh linh hoạt
tỷ giá ngoại tệ theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.
86
Chỉ đạo các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất các hợp đồng vay
nợ xuống theo lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn.
- Về chính sách đầu tƣ:
+Tiếp tục phát huy chính sách khuyến khích đầu tư, trong đó chủ
trương khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu cần được thi
hành một cách triệt để và nhất quán hơn.
+ Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước phải bằng hoặc cao
hơn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
+ Đầu tư có trọng điểm vào các ngành hàng sản xuất hướng xuất khẩu
+ Phát triển hợp lý các khu công nghiệp và khu chế xuất
2.1.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu
+ Đổi mới phương thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng Quĩ
Ngoại giao kinh tế nhằm phát huy tác dụng của Quĩ này trong hoạt động hỗ
trợ xúc tiến xuất khẩu theo hướng chuyển giao việc quản lý Quĩ này từ Bộ
Ngoại giao sang Bộ Thương mại, tránh tình trạng người làm công tác xúc tiến
thương mại trực tiếp là các tham tán thương mại thường phải bị động như
hiện nay. Trên cơ sở đó, hàng năm Bộ Thương mại sẽ giao nhiệm vụ cho các
cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài xây dựng chương trình xúc
tiến xuất khẩu vào thị trường sở tại và báo cáo Đại sứ thông qua chương trình
này trước khi báo cáo Bộ Thương mại để tổng hợp, phân bổ kinh phí chung
cho các thị trường theo từng năm.
+ Tập trung các hoạt động xúc tiến thương mại của Nhà nước vào tổ
chức các chương trình lớn nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, đặc biệt là tới
các thị trường nhập khẩu lớn, thị trường nhập khẩu có nhiều tiềm năng đối với
hàng hoá của Việt Nam thông qua các kênh truyền thông lớn của quốc tế như
CNN, BBC, The Economist...
87
+ Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để
thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán giữa Việt Nam với các nước, thu hút các
tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam để từ đó tạo nên những làn sóng
chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu
có nhiều tiềm năng.
+ Đổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo
hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt
các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ, tăng cường hoạt động
xúc tiến thông qua việc hỗ trợ tổ chức các đoàn vào...
+ Chủ động mời nhà nhập khẩu nước ngoài đến giao dịch tại các sự kiện
xúc tiến thương mại ở Việt Nam là một trong những hình thức mới mà Cục
Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đang đề xuất để đẩy mạnh xuất khẩu.
2.1.4. Các giải pháp nhằm hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một
số ngành sản xuất hàng xuất khẩu
“Con người là yếu tố quyết định sự thành đạt của một doanh nghiệp”
chính vì vậy mà việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất
hàng xuất khẩu của từng ngành là rất cần thiết và cần được xây dựng một
cách chiến lược:
- Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề
thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong một số ngành sản xuất
hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động như lĩnh vực sản xuất
hàng dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa. Ngoài ra chính phủ có
thể phối hợp với ngân hàng trong việc cho người lao động vay tiền để học
nghề, để tiến tới xã hội hoá việc dạy nghề, hàng năm.
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước trong lĩnh
vực lao động và việc làm nhằm tăng cường chăm lo, bảo vệ lợi ích cho người
lao động, nâng cao mức thu nhập và điều kiện sống cho người lao động.
88
2.1.5. Các giải pháp nhằm dự báo và nhằm đẩy mạnh xuất khẩu theo ngành hàng
Những bài học về công tác dự báo yếu kém chính là động lực để Chính
phủ không ngừng phải tăng cường và giám sát chặt chẽ công tác dự báo và
cảnh báo sớm tình hình xuất khẩu theo từng ngành hàng. Tuy có nhiều cơ
quan dự báo và phân tích kinh tế, nhưng công tác này chưa thật sự được coi
trọng đúng tầm, chưa được tổ chức chặt chẽ, hiệu quả và thiếu cơ chế thích
hợp để tranh thủ ý kiến các chuyên gia độc lập.
Ngoài ra Bộ công thương hoặc các cơ quan thực hiện công tác dự báo
cần phải có tính trách nhiệm hơn khi đưa ra những nhận đinh và dự đoán cho
xuất khẩu. Đặc biệt, cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu bộ đối với
thông tin do bộ đó đưa ra.
2.2. Về phía doanh nghiệp
Các doanh nghiệp xuất khẩu là những người trực tiếp đứng trên mặt
trận thương mại quốc tế, vì vậy mà các doanh nghiệp cần kịp thời tận dụng
những điều kiện thuận lợi từ phía Nhà nước để đẩy mạnh sản xuất, đổi mới tổ
chức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh. Một số kiến nghị đưa r acho doanh nghiệp xuất khẩu trong thời
gian tới là:
2.2.1. Các giải pháp nhằm xây dựng và củng cố mối liên kết với người cung
ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất
- Các Bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước của mình để chỉ
đạo các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn, có vị thế trên thị trường như
Tổng công ty Rau quả, Tổng công ty Cà phê... xây dựng phương án liên kết
với người sản xuất nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, bảo đảm ổn định
chất lượng và nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Trên cơ sở đó sẽ thúc
đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác xây dựng mối liên
kết với người nông dân.
89
- Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong lĩnh vực dệt may,
giày dép, đồ gỗ, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động
tiến hành việc lập đề án xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệu để được vay
vốn từ Ngân hàng Phát triển để xây dựng các trung tâm này.
2.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp cần tích cực triển khai việc áp dụng các mô hình
quản trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất lượng trong tổ chức sản xuất và
kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản
phẩm xuất khẩu.
- Đổi mới công tác quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm tiêu chuẩn hoá hoạt động tuyển dụng,
đánh giá và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp này để nâng cao khả
năng đáp ứng những tiêu chuẩn điều kiện về lao động đặt ra từ phía các nhà
nhập khẩu.
- Khai thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy
mạnh ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường,
nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí giao dịch,
quảng cáo. thông qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật thương mại quốc tế để sẵn sàng
đối phó với tranh chấp thương mại trên thị trường ngoài nước cũng như chủ
động yêu cầu Chính phủ có biện pháp xử lý khi các đối tác nước ngoài có các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam (bán phá giá,
trợ cấp).
- Tăng cường sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và kinh doanh như
dịch vụ tư vấn, dịch vụ nghiên cứu và thăm dò thị trường, dịch vụ pháp lý...
để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
90
2.3. Các giải pháp cho từng ngành hàng
2.3.1 Một số giải pháp cho ngành Thủy sản
Một số khó khăn đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản:
- Khó khăn chủ yếu hiện nay là các nước đang áp dụng các hành vi bảo
hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường
xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng
sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất xuất khẩu trong khi thuế
nhập khẩu ở mức cao 10-20%, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản
chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu chế
biến
- Việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng và vay ưu đãi gặp khó
khăn.
- Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở
mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến.
- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản còn phải đối mặt
với những yếu kém trong khâu marketing, sử dụng internet để tiếp thị
cũng như đội ngũ quản lý, lao động đáp ứng trình độ...
Một số giải pháp:
- Duy trì tốc độ phát triển của ngành thủy sản hiện nay trên cơ sở tăng
cường các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi,
an toàn cho ngư dân, từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai
thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ.
- Việc đánh bắt xa bờ là một định hướng đúng đắn tuy nhiên việc triển
khai cần phải thận trọng hơn nữa. Vừa qua Dự án đầu tư đánh bắt hải
sản xa bờ (ĐBXB) bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi là một chủ
trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước được đầu tư trong thời gian
dài (từ 1997-2003). Tuy nhiên, kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy:
91
trên 50% tổng số các tàu ĐBXB gặp khó khăn, làm ăn không hiệu
quả, việc đầu tư các dự án này bộc lộ nhiều thiếu sót, yếu kém dẫn
tới hiệu quả không cao: tỷ lệ trả nợ vốn vay của các dự án rất khiêm
tốn, có những dự án đến nay không trả được đồng vốn nào cho Nhà
nước.
- Nhanh chóng triển khai chương trình “Đánh bắt xa bờ bằng công
nghệ vũ trụ”. Trung tâm Địa Tin học thuộc Đại học Quốc gia TP
HCM đã có ý tưởng sử dụng ảnh viễn thám vệ tinh để xác định vị trí
đàn cá. Không chỉ giúp ngư dân nâng cao hiệu quả của những
chuyến đánh bắt xa bờ và giúp các cơ quan chức năng kiểm soát
được tàu thuyền trên biển, công nghệ viễn thám còn có thể ứng dụng
để khảo sát xói lở - bồi tụ dải ven biển và thành lập bản đồ bề mặt
đại dương; nghiên cứu rất nhiều yếu tố hải dương học và nguồn lợi
hải sản như dòng chảy, nước trồi, nhiệt độ, độ mặn, phân bố phù
dung, hải sản... cung cấp thông tin cho công tác quản lý nuôi trồng
thủy sản ven bờ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với một đất nước
có tới 3.000 km bờ biển với hàng triệu km2 thềm lục địa và hơn
3.000 hòn đảo, quần đảo như Việt Nam.
- Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác kiểm
tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thuỷ sản từ khâu nuôi
trông – nguyên liệu tới thành phẩm đề giữ uy tín cho hàng thuỷ sản
của Việt Nam cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập
khẩu; Nghiên cứu và lai tạo các giống mới có chất lượng cao.
- Xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản xuống 0-0,5%.
- Đẩy mạnh việc cho vay vốn ưu đãi nuôi trồng thuỷ sản đối với người
dân và doanh nghiệp qua Ngân hàng phát triển Việt Nam. Tự chủ sản
xuất và cung cấp thức ăn nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao, giá
92
thành hạ. Nâng cao công tác kiểm tra chất lượng đi đôi với việc giảm
thủ tục hành chính đối với nguyên liệu nhập khẩu.
2.3.2. Một số giải pháp cho ngành gạo
Một số giải pháp:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân, cho cư dân các nước có
chung đường biên giới với nước ta hợp tác sản xuất tiêu thụ gạo và các
loại nông sản. Hiện nay cơ chế của nhà nước về việc này đã khá rõ ràng
nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan, thuế
xuất nhập khẩu.
- Do đặc điểm sản xuất lúa của Việt Nam, lượng lúa hàng hoá thường tập
trung theo vụ nhất là vụ Đông Xuân (trên 50% sản xuất gạo hàng hoá
cả năm) nên cần kết hợp những hợp đồng xuất khẩu lớn, hợp đồng tập
trung với các hợp đồng thương mại để chủ động đảm bảo tiêu thụ hết
lúa hàng hoá kịp thời có lợi cho người sản xuất.
- Cơ chế điều hành xuất khẩu cũng cần được điều chỉnh theo hướng mở
cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu theo cơ chế thị trường.
- Tổ chức tốt công tác dự báo tình hình mùa vụ, thị trường. Đồng thời,
nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa hiện đại từ nguồn ngân
sách nhà nước để nâng cao khả năng dự trữ, đảm bảo cân đối cung cầu
và an ninh lương thực trong nước.
2.3.3. Một số giải pháp cho ngành cà phê
- Nhà nước cần thực hiện những giải pháp cho ngành cà phê mà chỉ có
Nhà nước mới có thể làm được. Đó là: Tổ chức lại ngành cà phê Việt
nam, trong đó xây dựng được các hình thức tổ chức thích hợp như hợp
tác xã; nhóm hộ sản xuất v.v… tránh hình thức phân tán, nhỏ lẻ như
hiện nay.
- Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách miễn hoặc giảm thuế đối với
những nguồn tài chính mà các doanh nghiệp dùng để đầu tư nhằm đổi
93
mới trang thiết bị công nghệ, hộ trợ về mặt ứng dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật cho nông dân thông qua các nhà khoa học.
- Tăng cường hơn nữa trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
cho các vùng sản xuất cà phê như đường xá, hồ đập thủy lợi, điện, nước
v.v…
- - Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ một các toàn
diện đối với cây và ngành cà phê.
- Nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam: xây dựng kế hoạch tuyên truyền
vận động và khuyến khích người nông dân, doanh nghiệp sản xuất, xuất
khẩu áp dụng TCVN 4193-2005.
- Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê, sản xuất cà phê chất lượng
cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng.
- Một hướng đi quan trọng để mở rộng thị trường cà phê trong nước, lâu
nay chưa được quan tâm, là khuyến khích người dân tiêu dùng cà phê.
Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, nhưng lượng tiêu
dùng cà phê lại vô cùng nhỏ bé. Trong khi đó, Brazil sản xuất cà phê
lớn nhất thế giới, cũng là nước tiêu dùng cà phê lớn thứ hai thế giới
(sau Mỹ), và đứng đầu trong các nước sản xuất cà phê. Các nghiên cứu
khoa học nghiêm túc của Brazil cho thấy, uống cà phê rất có lợi cho sức
khoẻ. Việt Nam cần quan tâm đầu tư cho một chương trình xúc tiến tiêu
dùng cà phê như Brazil đã làm có hiệu quả.
- Không chỉ cà phê mà ngành hồ tiêu, ca cao, hạt điều của Việt Nam
cũng đặc biệt cần được chú trọng ở khâu chất lượng. Đặc biệt là, mặt
hàng hồ tiêu từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn chiếm ngôi vị số 1
thế giới về số lượng xuất khẩu, với mức bình quân 70.600 tấn/năm,
chiếm 31,2% thị phần thế giới.
94
2.3.4. Một số giải pháp cho ngành cao su
- Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, giảm tỷ trọng cao su xuất
khẩu dạng thô, từng bước nâng cao hàm lượng chế biến. Chuyển đổi cơ
cấu sản phẩm (sản xuất các loại mủ LATEX, CV, SVR10, RSS...) cho
thích ứng với một số thị trường khác như EU, Bắc Mỹ để thâm nhập
sâu vào khu vực thị trường này, giảm dần sự phụ thuộc và thị trường
Trung Quốc.
- Tăng cường thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài sản xuất các
sản phẩm chế biến từ cao su như săm lốp, găng tay, phao cứu sinh,
dụng cụ bằng cao su... để nâng cao giá trị gia tăng.
2.3.5. Một số giải pháp chung cho ngành dệt may, da giầy
Hình thành chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và da giày
để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của hai ngành này. Xem xét việc cho
phép nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ nguyên
phụ liệu cho dệt may, da giày.
Tăng cường tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp
trên cơ sở tăng cường năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm và gia tăng tỷ lệ
nguyên phụ liệu trong nước tự đáp ứng được.
Nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhân lực của ngành, các doanh nghiệp
cần đổi mới công nghệ để giảm thiểu lao động. Bên cạnh sự nỗ lực của các
doanh nghiệp như tăng lương, tăng phúc lợi cho người lao động thì chính
quyền địa phương cũng như chính các doanh nghiệp cần quan tâm giải quyết
vấn đề nhà ở cho công nhân.
Đầu tư cho việc nghiên cứu mẫu, mã, mốt thời trang quốc tế, nắm bắt
kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang.
2.3.6. Một số giải pháp cho ngành Điện tử và linh kiện máy tính:
+ Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này thông qua các
khung chính sách thuận lợi. Phát triển cơ sở hạ tầng và chuẩn bị đồng bộ các
95
yếu tố phụ trợ là giải pháp cơ bản nhất để thu hút đầu tư sản xuất và xuất khẩu
ở lĩnh vực này.
+ Tăng tỷ trọng sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện
bằng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các
sản phẩm công nghệ cao để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh
nghiệp.
+ Tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam
có nhiều lợi thế về tài nguyên. Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của công
nghiệp phụ trợ như: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý
bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho
ngành công nghiệp điện tử.
+ Tăng cường công tác xúc tiến thương mại ở cấp Chính phủ và doanh
nghiệp theo hướng thu hút các tập đoàn sản xuất điện tử lớn trên thế giới vào
đầu tư sản xuất, xuất khẩu tại Việt Nam.
2.3.7. Một số giải pháp cho ngành Gỗ
- Về các giải pháp chính sách để tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ, Hiệp
hội Gỗ và lâm sản VN đề nghị, trong giai đoạn trước mắt, Chính phủ tạm thời
không thu thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm gỗ; dãn nợ đối với các khoản
nợ đến hạn trả những hàng hoá của các doanh nghiệp chưa bán được hàng;
giảm và cho chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; kéo dài thời hạn trả nợ
gốc vay để mua gỗ nguyên liệu thêm 65 ngày (thời hạn cũ là 275 ngày).
- Tăng cường đầu tư, tạo năng lực mới cho sản xuất, chế biến sản phẩm
gỗ xuất khẩu; tăng cường thu hút FDI. Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp
chế biến quy mô lớn, từng bước phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế
biến quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống.
- Các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cần liên kết chặt chẽ với
nhau để hình thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu, trong đó,
mỗi doanh nghiệp sẽ chuyên môn hoá một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm…
96
- Quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế
biến gỗ, xúc tiến việc xin cấp chứng chỉ rừng: Tổ chức tốt việc nhập khẩu
nguyên liệu gỗ; đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để khẩn
trương đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến. Trong chiến lược sản phẩm,
cần hướng tới phát triển các sản phẩm nội thất (indoor), đồng thời tăng tỷ lệ
hàng cao cấp trong cơ cấu các mặt hàng gỗ nội thất.
Nhìn chung, các sản phẩm công nghiệp sẽ có nhiều khả năng để có thể
tăng tốc phát triển nhanh trong giai đoạn tới do kết quả của quá trình thu hút
vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 năm gần
đây tăng mạnh, triển vọng về mở rộng thị trường, phát triển những mặt hàng
mới mà thế giới có nhu cầu cao là rất lớn. Trong năm 2008 và các năm tiếp
theo, chắc chắn các dự án này sẽ đem lại nguồn lực sản xuất to lớn để đóng
góp vào hoạt động mở rộng xuất khẩu của khu vực công nghiệp. Trong nhóm
hàng này, việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tập
trung vào yếu tố gia tăng qui mô xuất khẩu.
Các mặt hàng mới có tốc độ phát triển cao, không bị hạn chế về cơ cấu
và thị trường như: sản phẩm nhựa, túi xách - vali - mũ - ô dù… sẽ trở thành
những mặt hàng chủ lực trong giai đoạn tới.
97
KẾT LUẬN
Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức như: thị trường xuất khẩu
đã và đang bị thu hẹp mạnh, nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại
các thị trường chủ lực có xu hướng giảm, sức ép cạnh tranh từ các nước châu
Á gia tăng, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, giầy
dép, điện tử; năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản như lúa
gạo, cà phê, cao su, dầu thô đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao
về sản lượng như những năm trước; một số mặt hàng công nghiệp có kim
ngạch lớn như dệt may và da giày chịu tác động của một số quy định mới từ
năm 2009 như Mỹ bỏ hạn ngạch hàng dệt may đối với Trung Quốc, EU không
gia hạn quy chế GSP đối với hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam...; nhiều
mặt hàng xuất khẩu hiện đang gặp phải rào cản thương mại liên quan đến tiêu
chuẩn chất lượng, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm...; giá cả hàng hóa
trên thị trường thế giới có xu hướng tiếp tục đứng ở mức thấp và khó có thể
tăng trong năm 2009; đối với doanh nghiệp FDI ngoài những khó khăn nêu ở
trên còn có những bất cập khác như một số cơ chế chính sách cần được cụ thể
hơn, các vấn đề về quy hoạch, về cơ sở hạ tầng...
Tuy nhiên “trong Nguy có Cơ”, có những khó khăn về giá cả và thị
trường nhưng xuất khẩu năm 2009 cũng có những cơ hội: Lãi suất cho vay
giảm mạnh và điều kiện tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn năm 2008. Chính phủ
giành sự quan tâm đặc biệt đến thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, cụ thể: ban hành
Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 về những giải
pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm
an sinh xã hội. Theo đó, Chính phủ đưa ra các nhóm giải pháp nhằm ngăn
chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế; áp dụng nhiều chính sách tài chính, tiền tệ
hỗ trợ doanh nghiệp như chính sách miễn, giảm, hoãn, giãn thời gian nộp
98
thuế...., chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, áp dụng hỗ trợ lãi suất cho
doanh nghiệp vay vốn lưu động để sản xuất, kinh doanh đồng thời chỉ đạo
quyết liệt việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, thủ tục hoàn thuế để tạo
điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Chúng ta tin rằng, bằng sự phối hợp và nỗ lực của Chính phủ, doanh
nghiệp và các hiệp hội ngành nghề, xuất khẩu của Việt Nam sẽ thực hiện được
những mục tiêu đề ra trong thời gian tới, và đó sẽ là điều kiện tiên quyết để
nước ta trở thành một nước Công nghiệp vào năm 2020.
Xin chân thành cám ơn!
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Đỗ Đức Bình, TS. Nguyễn Thường Lạng; Giáo trình Kinh tế
quốc tế. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội 2008.
2. GS.TS Bùi Xuân Lưu, PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải; Giáo trình Kinh tế
Ngoại thương. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội 2006.
3.
4.
5.
6.
7.
au_2008_ke_hoach_2009.html
8.
_te_viet_nam_sau_2_nam_gia_nhap_wto.html
9.
_giai_phap_thuc_hien_ke_hoach_nam_2009_cua_nganh_cong_thuong.h
tml
10.
et_cua_thu_tuong_chinh_phu_nguyen_tan_dung.html
11.
007
12. số liệu
13.
Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 của Bộ Thương mại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4497_8386.pdf