Chuyên đề Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Tăng HA là một vấn đề rất phổ biến, nó có thể gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Việc chăm sóc, theo dõi và điều trị tích cực cho người bệnh sẽ giúp kiểm soát được HA, ngăn ngừa được các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh việc chăm sóc toàn diện, người điều dưỡng giúp đỡ tư vấn người bệnh thay đổi lối sống cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình, giúp người bệnh hiểu đúng chế độ ăn, chế độ nghỉ ngơi và vệ sinh hợp lý nhằm hỗ trợ công tác điều trị và kiểm soát HA, hạn chế tai biến do tăng HA gây nên.

pdf34 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Mã sinh viên: B00005 Chuyên ngành: Cử nhân Điều dưỡng Hà Nội, 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Giảng viên hướng dẫn: ThS.BS Tăng Thị Bích Thuỷ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Mã sinh viên: B00005 Chuyên ngành: Cử nhân Điều dưỡng Hà Nội, 2011 Thang Long University Library LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự dậy bảo, giúp đỡ và sự động viên hết sức nhiệt tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn ThS.BS Tăng Thị Bích Thuỷ - Người đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa Điều dưỡng Trường Đại học Thăng Long đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt, trang bị kiến thức, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn ThS.BS.Lại Lan Phương - Trưởng khoa Nội II, cùng tập thể cán bộ trong khoa Nội II Bệnh viện Y học Cổ Truyền Bộ Công An đã tạo điều kiện cho phép, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Tôi vô cùng biết ơn Bố Mẹ và những người thân yêu, những người bạn đã luôn ở bên tôi, động viên và giúp tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 02 năm 2011 Nguyễn Thị Hồng Hạnh MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN .............................. 5 1.1 Giải phẫu sinh lý tim ..................................................................................... 5 1.2 Sinh lý tuần hoàn động mạch ......................................................................... 5 1.2.1 Đặc điểm cấu trúc - chức năng của động mạch ........................................... 6 1.2.2 Các đặc tính sinh lý của động mạch ............................................................ 6 1.2.3 Huyết áp động mạch ................................................................................... 7 1.2.4 Điều hoà tuần hoàn động mạch ................................................................. 10 CHƯƠNG 2. BỆNH HỌC TĂNG HUYẾT ÁP ................................................. 12 2. 1 Định nghĩa tăng huyết áp ............................................................................ 12 2.2 Phân độ tăng huyết áp .................................................................................. 12 2.3 Bệnh nguyên của tăng huyết áp ................................................................... 12 2.3.1 Tăng huyết áp nguyên phát ....................................................................... 12 2.3.2 Tăng huyết áp thứ phát: ............................................................................ 12 2.3.3 Các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp ..................................................... 13 2.4 Cơ chế sinh bệnh của tăng huyết áp ............................................................. 13 2.4.1 Cơ chế sinh bệnh của tăng huyết áp nguyên phát ...................................... 13 2.4.2 Cơ chế sinh bệnh của tăng huyết áp thứ phát............................................. 14 2.5 Dấu hiệu của tăng huyết áp .......................................................................... 14 2.6 Tiến triển và biến chứng .............................................................................. 15 2.6.1 Tim ........................................................................................................... 15 2.6.2 Não ........................................................................................................... 15 2.6.3 Thận ......................................................................................................... 16 2.6.4 Mắt. .......................................................................................................... 16 2.6.5 Mạch máu. ................................................................................................ 17 2.7 Điều trị. ....................................................................................................... 17 2.7.1 Nguyên tắc điều trị.................................................................................... 17 2.7.2 Áp dụng phác đồ điều trị theo cá nhân. ..................................................... 17 CHƯƠNG 3 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP. ....................... 18 Thang Long University Library 3.1 Nhận định .................................................................................................... 18 3.1.1 Các thông tin chung về người bệnh ........................................................... 18 3.1.2 Hỏi bệnh ................................................................................................... 18 3.1.3 Quan sát .................................................................................................... 19 3.1.4 Thăm khám ............................................................................................... 19 3.1.5 Thu thập thông tin ..................................................................................... 19 3.2 Chẩn đoán điều dưỡng. ................................................................................ 19 3.3 Lập kế hoạch chăm sóc. ............................................................................... 20 3.3.1 Đảm bảo chăm sóc cơ bản tốt. .................................................................. 20 3.3.2 Can thiệp y lệnh. ....................................................................................... 20 3.3.3 Theo dõi. .................................................................................................. 20 3.3.4 Giáo dục sức khoẻ. ................................................................................... 20 3.4 Can thiệp điều dưỡng. .................................................................................. 21 3.4.1 Thực hiện chăm sóc cơ bản. ...................................................................... 21 3.4.1.1 Chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp ................................................ 21 3.4.1.2 Chế độ nghỉ ngơi đối với người bệnh tăng huyết áp. .............................. 26 3.4.1.3 Chế độ vệ sinh đối với người bệnh tăng huyết áp. .................................. 26 3.4.2 Theo dõi người bệnh tăng huyết áp ........................................................... 27 3.4.3 Giáo dục sức khoẻ. ................................................................................... 27 3.5 Đánh giá ...................................................................................................... 28 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Trang Bảng 2.1 Xếp loại tăng huyết áp theo JNC VII (2003) ............................... 12 Bảng 3.1 Thực đơn cho người bệnh tăng huyết áp . ................................... 25 Bảng 3.2 Thực đơn cho người bệnh tăng huyết áp . ................................... 26 Hình 1.1 Cấu tạo tim. .................................................................................. 5 Hình 2.1 Biến chứng tại tim....................................................................... 15 Hình 2.2 Biến chứng tại não. ..................................................................... 16 Hình 2.3 Biến chứng tại thận. .................................................................... 16 Hình 2.4 Biến chứng tại mắt. ..................................................................... 17 Hình 2.5 Biến chứng tại mạch máu. ........................................................... 17 Hình 3.1 Các loại ngũ cốc.......................................................................... 23 Hình 3.2 Các loại rau quả. ......................................................................... 23 Thang Long University Library LỜI MỞ ĐẦU Tăng huyết áp (HA) là bệnh lý mãn tính, tăng dần và nguy hiểm, gây ra 7,1 triệu người chết hàng năm, con số này tương đương 13% tổng tử vong và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật chung toàn cầu. Tỷ lệ tăng HA trên thế giới năm 2000 là 26,4% (một tỷ người mắc) sẽ tăng lên 29,2% (1,5 tỷ người bệnh) vào năm 2025. Tại Việt Nam, xu hướng bị tăng HA tăng: theo niêm giám thống kê của Bộ Y tế, bệnh tăng HA có số mắc xếp hạng thứ 12 vào năm 1993, lên thứ 6 năm 1997, số tử vong do tăng HA xếp thứ 10 vào năm 1991, lên thứ 5 năm 1993, và thứ 3 năm 1997. Tỷ lệ năm 1992 trên toàn quốc là 11,78%, năm 2002 ở miền Bắc là 16,3% còn ở Hà Nội là 23,2% và năm 2004 thành phố Hồ Chí Minh là 20,5%. Điểm đặc biệt là chỉ mới 19,1% người bị tăng HA được khống chế, còn 80,9% (khoảng 9 triệu người bệnh Việt Nam) lơ lửng các mối hiểm nguy do tăng HA gây ra. [1] Tiến triển tự nhiên tăng HA như sau: vào độ 10-30 tuổi, HA bắt đầu tăng, đầu tiên là tăng cung lượng tim, dần dần tăng HA sớm vào tuổi 20-40 (lúc này lực kháng ở mạch máu ngoại vi nổi trội, có cơn HA tăng nhưng người bị không biết) rồi đến tăng HA thực sự ở tuổi 30-50 và cuối cùng là tăng HA có biến chứng vào độ 40-60 tuổi. Tăng HA tiến triển âm thầm trong 15-20 năm đầu; người bị tăng HA vẫn sống và làm việc bình thường trong khi bệnh đang huỷ hoại cơ thể dần dần, gây ra cái chết đột ngột. [1] Chăm sóc người bệnh tăng HA đúng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát HA. Chính vì vậy, chuyên đề này mong sẽ mang lại một số thông tin về chăm sóc đối với người bệnh và những ai quan tâm đến tăng HA, nhằm làm giảm nguy cơ tai biến, biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong đối với người bệnh tăng HA. CHƯƠNG 1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN: 1.1. Giải phẫu sinh lý tim: - Tim là một khối cơ rỗng có cấu tạo đặc biệt để đảm nhiệm vai trò trạm đầu mối của các vòng tuần hoàn phổi và tuần hoàn hệ thống. - Tim nằm trong lồng ngực, giữa hai phổi, trên cơ hoành, sau xương ức và tấm ức - sụn sườn và hơi lệch sang trái. [6, tr 144] - Tim có vách ngăn chia thành hai nửa riêng biệt, nửa phải và nửa trái. Mỗi nửa tim có hai ngăn một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ - thất đảm bảo cho máu chỉ chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van ba lá, giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là van hai lá. Van hai lá chắc chắn hơn van ba lá phù hợp với lực co bóp mạnh của tâm thất trái. Van tim có cấu tạo bởi mô liên kết, không có mạch máu, một đầu gắn cố định vào mấu lồi cơ ở thành trong của tâm thất bằng các dây chằng, một đầu gắn với bờ ngăn tâm nhĩ với tâm thất của tim. Ngoài van nhĩ - thất, giữa các tâm thất với động mạch chủ và động mạch phổi có van bán nguyệt (van tổ chim ), giúp máu không chảy ngược trở lại tâm thất. [7, tr64] - Thành tim gồm 3 lớp. Ngoài cùng là màng liên kết, ở giữa là lớp cơ dày, trong cùng là lớp nội mô dẹt. Thành của tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất, nhiệm vụ thu nhận máu và co bóp để đẩy máu xuống tâm thất, tâm thất có nhiệm vụ tống máu vào phổi đi nuôi dưỡng cơ thể. - Cơ tim có cấu tạo đặc biệt, có tính nhịp điệu, tính hưng phấn, và tính dẫn truyền, nhờ đó mà tim trong cơ thể hay tách ra khỏi cơ thể khi được nuôi dưỡng đầy đủ thì tim vẫn tự co bóp đều đặn nhịp nhàng. [4, tr 104] 1.2. Sinh lý tuần hoàn động mạch: Hình 1.1 Cấu tạo tim 1.Tâm nhĩ phải; 2.Tâm nhĩ trái; 3.Tĩnh mạch chủ trên; 4.Động mạch chủ; 5.Động mạch phổi; 6.Tĩnh mạch phổi; 7.Van hai lá; 8.Van động mạch chủ; 9.Tâm thất trái; 10.Tâm thất phải; 11.Tĩnh mạch chủ dưới; 12.Van ba lá; 13.Van động mạch phổi. Thang Long University Library 1.2.1. Đặc điểm cấu trúc - chức năng của động mạch: - Hệ thống động mạch bắt đầu từ động mạch chủ, từ đó chia ra các nhánh nhỏ dần, càng xa tim, thiết diện của mỗi động mạch càng nhỏ nhưng tổng thiết diện của cả hệ thống động mạch càng lớn, do đó máu chảy trong động mạch càng xa tim thì tốc độ càng giảm. [4, tr114] - Thành của động mạch gồm 3 lớp. Lớp ngoài là lớp vỏ xơ. có các sợi thần kinh và ở những động mạch lớn, có các sợi thần kinh và ở những động mạch lớn, có cả mạch máu nuôi dưỡng thành động mạch. Lớp giữa có những sợi cơ trơn và sợi đàn hồi, tỷ lệ sợi cơ trơn và sợi đàn hồi khác nhau tuỳ theo từng loại động mạch, ở những động mạch lớn nhiều sợi đàn hồi, ở những động mạch nhỏ nhiều sợi cơ trơn. Lớp trong là lớp tế bào nội mô. 1.2.2. Các đặc tính sinh lý của động mạch: - Tính đàn hồi: + Tính đàn hồi hay tính giãn nở là thuộc tính vật lý của một vật bị biến dạng khi chịu tác động của một lực và trở lại trạng thái ban đầu khi lực đó hết tác dụng. Thành của động mạch được cấu tạo bằng các sợi có tính đàn hồi và các sợi cơ trơn nên thành động mạch cũng có tính đàn hồi. Nhờ tính đàn hồi mà thành động mạch giãn ra trong thời kỳ tâm thu và trở lại trạng thái ban đầu trong thời kỳ tâm trương. + Động mạch có tính đàn hồi do vậy khi tim tống máu vào động mạch, một phần năng lượng chuyển thành động năng làm cho máu chảy trong động mạch, một phần năng lượng làm cho động mạch giãn ra tạo cho động mạch một thế năng. Trong lúc tim giãn, nhờ có tính đàn hồi của động mạch, động mạch co lại, thế năng của động mạch chuyển thành động năng đẩy máu làm cho máu chảy trong động mạch. Vì vậy, máu chảy trong động mạch liên tục trong khi tim bơm máu vào động mạch từng đợt. Tính đàn hồi của động mạch cũng làm tăng lưu lượng máu đối với mỗi co bóp của tim, do đó tiết kiệm được năng lượng cho tim. Thành của động mạch lớn có nhiều sợi đàn hồi, do đó những động mạch này có tính đàn hồi lớn hơn những động mạch nhỏ. - Tính co thắt: Tính co thắt là khả năng co lại của thành động mạch làm cho lòng động mạch hẹp lại, giảm lượng máu qua động mạch. Động mạch co lại được là do cơ trơn trong thành động mạch co lại. Nhờ đặc tính này động mạch có thể thay đổi thiết diện điều hoà lượng máu đến các cơ quan nó chi phối. Các động mạch nhỏ có nhiều sợi cơ trơn nên tính co thắt cao.[4, tr115] 1.2.3. HA động mạch: Máu chảy trong động mạch có một áp suất nhất định gọi là HA. Máu chảy được trong động mạch là kết quả tương tác của hai lực đối lập, đó là lực đẩy máu của tim và lực cản của động mạch. trong đó lực đẩy máu của tim đã thắng nên máu chảy trong động mạch với một tốc độ và áp suất nhất định. - Các loại HA động mạch: + HA tâm thu: HA tâm thu còn gọi là HA tối đa, là trị số HA cao nhất trong chu kỳ tim, đo được ở thời kỳ tâm thu, phụ thuộc vào lực tâm thu và thể tích tâm thu của tim. Theo tổ chức y tế Thế giới, HA tâm thu có giá trị trong khoảng từ 90mmHg đến dưới 140 mmHg, ≥140 mmHg là tăng HA, ≤ 90 mmHg là giảm HA. HA tâm thu tăng trong thời kỳ lao động, do hở van động mạch chủ và giảm khi mắc các bệnh của cơ tim gây giảm lực co cơ tim. + HA tâm trương: HA tâm trương hay còn gọi là HA tối thiểu, là trị số HA thấp nhất trong chu kỳ tim, ứng với thời kỳ tâm trương. HA tâm trương phụ thuộc vào trương lực của mạch máu. Theo tổ chức y tế Thế Giới, HA tâm trương có giá trị trong khoảng từ 60 mm Hg đến dưới 90mmHg, bằng hoặc trên 90mmHg là tăng HA, dưới 60mmHg là giảm HA. HA tâm trương tăng khi giảm tính đàn hồi của thành động mạch (gặp trong xơ vữa động mạch), khi co mạch. HA tâm trương giảm khi giãn mạch (gặp trong sốc phản vệ). Trong bệnh tăng HA, nếu chỉ HA tâm thu tăng cao thì chưa nặng, nếu cả HA tâm thu và HA tâm trương đều cao thì gánh nặng đối với tim rất lớn, vì như vậy suốt thời gian tâm thất hoạt động đều phải vượt qua mức cao HA tâm trương mới có hiệu lực bơm máu. Hậu quả là tâm thất dễ bị phì đại và đi đến suy tim. + HA hiệu số: HA hiệu số là mức chênh lệch giữa HA tâm thu và HA tâm trương, bình thường có trị số là 110 – 70 = 40 mmHg, đây là điều kiện cho máu lưu thông trong động mạch. Khi HA hiệu số giảm gọi là HA kẹt, tức là trị số HA tâm thu rất gần với HA tâm trương, đây là dấu hiệu cho thấy tim còn ít hiệu lực bơm máu , làm cho tuần hoàn máu bị giảm hoặc ứ trệ. Thang Long University Library + HA trung bình: HA trung bình là trị số áp suất trung bình được tạo ra trong suốt chu kỳ tim, nhưng không phải trung bình cộng giữa HA tâm thu và HA tâm trương mà gần với trị số HA tâm trương hơn vì thời gian tâm trương dài hơn thời gian tâm thu (0,5 so với 0,3 giây). HA trung bình được tính qua phân tích các trị số HA biến động trong một chu kỳ tim. Khi đo HA bằng phương pháp nghe thì trị số HA trung bình ứng với lúc nghe thấy tiếng đập rõ nhất lúc kim đồng hồ dao động mạnh nhất. HA trung bình = HA tâm trương + 1/3 HA hiệu số HA trung bình thấp nhất lúc mới sinh và tăng cao ở tuổi già. HA trung bình thể hiện hiệu lực làm việc thực sự của tim và đây chính là lực đẩy của máu qua hệ thống tuần hoàn. - Các yếu tố ảnh hưởng lên HA: + Từ công thức Poiseuille về sự vận động của một số chất lỏng trong một ống trụ nằm ngang, xác định mối tương quan giữa các đại lượng Q, P và R được ứng dụng trong động học tuần hoàn. Công thức Poiseuille như sau: Q = ΔpπR4/8ηL Trong đó Q là lưu lượng chất lỏng, Δp là sự chênh lệch áp suất chất lỏng giữa hai đầu ống, R là bán kính ống, η là hệ số nhớt, L là chiều dài ống. [2, tr85] Công thức Poiseuille được ứng dụng trong động học tuần hoàn sẽ là: Q = PπR4/8ηL Trong đó : Q là lưu lượng tim, P là áp suất ở quai động mạch chủ, R là bán kính mạch máu, η là độ nhớt của máu, L là chiều dài của mạch ( ở đây P2 là áp suất máu ở tĩnh mạch chủ đổ về tim và = 0) Từ công thức trên ta suy ra : P = Q8ηL/πR4 Từ công thức trên ta thấy HA tỷ lệ thuận với lưu lượng tim và tỷ lệ nghịch với bán kính mạch máu. + HA phụ thuộc vào tim qua lưu lượng tim: Lưu lượng tim được tính theo công thức: Q = Qs.f trong đó Qs là thể tích tâm thu, f là tần số tim. Như vậy lưu lượng tim phụ thuộc vào thể tích tâm thu và tần số tim (nhịp tim). Thể tích tâm thu lại phụ thuộc vào lực tâm thu của tim (lực co cơ tim). Vì vậy HA phụ thuộc vào tần số tim và lực co cơ tim. [4, tr118] + Lực co cơ tim ảnh hưởng đến HA: Khi tim co bóp mạnh, thể tích tâm thu tăng, làm lưu lượng tim tăng, nên HA tăng. Trong vận cơ mạnh, máu về tim nhiều, lực tâm thu tăng dẫn đến HA tăng. Khi suy tim, lực co cơ tim giảm làm lưu lượng tim giảm, gây giảm HA. Các thuốc trợ tim làm tăng lực tâm thu nên làm tăng HA. + Tần số tim: theo công thức tính lưu lượng tim thì khi tần số tăng làm cho lưu lượng tim tăng và ngược lại. Tuy nhiên nghiên cứu động học tuần hoàn cho thấy nếu tần số tim tăng quá cao trên 160lần/phút làm cho thời gian tâm trương ngắn lại, máu không kịp về tim do đó thể tích tâm thu giảm làm cho lưu lượng tim giảm, dẫn đến HA giảm. + HA phụ thuộc vào máu: HA phụ thuộc vào độ quánh của máu: độ quánh của máu do lượng protein quyết định. Trong điều kiện bình thường, độ quánh của máu ít thay đổi. Độ quánh của máu tăng làm cho sức cản R tăng lên, do đó HA tăng. Ngược lại, khi độ quánh của máu giảm thì sức cản giảm nên HA giảm. Khi bị mất máu và truyền dịch nhiều thì độ quánh giảm làm HA giảm. Vì vậy, khi bị mất máu phải truyền dung dịch có cao phân tử, tốt nhất là truyền máu. Độ quánh của máu tăng trong tình trạng mất nước như nôn, tiêu chảy. HA phụ thuộc vào thể tích máu: Thể tích máu tăng thì HA tăng vì thể tích máu tăng làm tăng thể tích tâm thu nên tăng lưu lượng tim. Thể tích máu giảm thì HA giảm, gặp trong trường hợp bị mất máu do bị thương, nôn ra máu, mất máu trong các trường hợp phẫu thuật. Trường hợp bị mất nhiều nước như trong tiêu chảy mất nước, cũng làm giảm thể tích máu, do đó giảm HA, gây trụy tim mạch. Trong trường hợp này phải bù nước cho người bệnh. + HA phụ thuộc vào tính chất của mạch máu: Đường kính của mạch máu: Khi mạch co, sức cản tăng lên, làm tăng HA, sức cản R tỷ lệ nghịch với luỹ thừa bậc 4 của bán kính mạch, nên khi mạch co làm HA tăng lên rất nhiều. Ngược lại khi mạch giãn thì HA giảm. Thang Long University Library Trương lực mạch: Ở những mạch máu kém đàn hồi (gặp trong bệnh xơ cứng mạch) sức cản của mạch lớn, tim phải tăng lực co bóp mới hoàn thành được chức năng bơm máu, làm HA tăng. Ở người già, do mạch kém đàn hồi hoặc bị xơ vữa động mạch nên HA tăng cao hơn người trẻ. [4, tr118] 1.2.4. Điều hoà tuần hoàn động mạch: - Cơ chế thần kinh: cơ chế thần kinh có tác dụng điều hoà nhanh HA động mạch trở về mức bình thường. + Thần kinh nội tại: động mạch có một hệ thống thần kinh nội tại có khả năng vận mạch. Cắt một đoạn động mạch rời khỏi cơ thể, nuôi nhân tạo trong dung dịch sinh lý thì thấy động mạch vẫn còn giữ được một phần trương lực và có những đợt co giãn nhịp nhàng. + Hệ thần kinh tự chủ: Tác dụng điều hoà HA của hệ thần kinh chủ yếu thông qua hệ thần kinh tự chủ, trong đó hệ thần kinh giao cảm đóng vai trò rất quan trọng. Hệ thần kinh giao cảm: Trung tâm của hệ thần kinh giao cảm điều hoà vận mạch nằm ở hai bên chất lưới của hành não và phần ba dưới của cầu não, nằm ở sừng bên chất xám tuỷ sống đốt lưng 1 đến thắt lưng 3. Trung tâm của hệ giao cảm điều hoà hoạt động tim nên cũng có tác dụng điều hoà HA động mạch nằm ở sừng bên chất xám tuỷ sống đốt lưng 1 đến lưng 3 và đốt cổ 1 đến cổ 7. Kích thích hệ thần kinh giao cảm chi phối tuần hoàn gây ra co các động mạch nhỏ và các tiểu động mạch nên làm tăng sức cản, tăng HA và lưu lượng máu đến mô. Co các mạch máu lớn, đặc biệt là các tĩnh mạch, do đó dồn máu về tim. Đây là một khâu quan trọng điều hoà lưu lượng máu, nhằm đưa máu đến những cơ quan cần thiết từ những nơi ít cần cung cấp máu hơn. Các sợi giao cảm đến tim làm tăng tần số tim, tăng lực co cơ tim nên làm tăng HA Hệ thần kinh phó giao cảm: đối với điều hoà HA động mạch, vai trò của hệ thần kinh phó giao cảm ít quan trọng. Trung tâm thần kinh phó giao cảm điều hoà hoạt động tim nằm ở hành não đó là nhân dây X. Thông qua điều hoà hoạt động tim, dây X cũng có các tác dụng điều hoà HA động mạch. Dây X có tác dụng chủ yếu tại tim, làm giảm tần số tim và giảm nhẹ lực co cơ tim, do đó làm giảm HA. Các phản xạ điều hoà HA: + Phản xạ điều hoà HA xuất phát từ các receptor nhận cảm áp suất: tại thành của các động mạch lớn như quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh có các receptor nhậy cảm với thay đổi áp suất. Khi HA tăng làm căng các thành mạch, sức căng, sức nén sẽ tác động vào các receptor này, tạo xung động truyền về hệ thần kinh trung ương theo dây Hering kích thích trung tâm dây X ở hành não, xung động truyền ra theo dây X đến hệ thống tuần hoàn để làm giảm HA về mức bình thường bằng cách làm giảm nhịp tim, giảm lực co bóp cơ tim, gây giãn mạch có tác dụng giảm HA. + Phản xạ điều hoà HA xuất phát từ các receptor nhận cảm hoá học: Receptor nhận cảm hóa học chủ yếu khu trú ở thân động mạch cảnh và một ít ở động mạch chủ. Khi HA giảm, nồng độ oxy trong máu giảm hoặc nồng độ cacbonic và ion hydro trong máu sẽ tăng kích thích các receptor nhận cảm hoá học, phát sinh xung động dẫn truyền về hành não theo dây Hering kích thích trung tâm co mạch, làm tăng HA. Phản xạ này chỉ có tác dụng khi HA giảm dưới 80 mmHg. + Phản xạ điều hoà HA do tình trạng thiếu máu tại trung tâm vận mạch. Khi máu cung cấp cho trung tâm vận mạch bị giảm, gây thiếu dinh dưỡng cho các nơron tại đây những nơron này bị hưng phấn rất mạnh, làm cho tim đập nhanh, mạnh và co mạch làm HA tăng. - Cơ chế thể dịch: + Các chất gây co mạch: Adrenalin được bài tiết ở tuỷ thượng thận, có tác dụng làm co mạch dưới da nhưng làm giãn mạch vành, mạch não và mạch cơ vân nên chủ yếu làm tăng HA tối đa. Noradrenalin cũng được bài tiết chủ yếu ở tuỷ thượng thận, có tác dụng làm co mạch toàn thân, nên làm tăng cả HA tối đa và HA tối thiểu. Hệ thống renin – angiotensin: Khi HA giảm, máu đến thận cũng giảm làm các tế bào của tổ chức cạnh cầu thận bài tiết renin vào trong máu. Dưới tác dụng của renin, một protein của huyết tương là angiotensinogen chuyển thành angiotensin I. Sau khi hình thành dưới tác dụng của converting enzym, angiotensin I chuyển thành angiotensin II, angiotensin Thang Long University Library II bị phân giải rất nhanh dưới tác dụng của angiotensinase. Angiotensin II làm tăng HA rất mạnh. Tất cả các tác dụng trên dẫn đến tăng HA rất mạnh do làm tăng lưu lượng máu và tăng sức cản ngoại vi. [4, tr121] CHƯƠNG 2. BỆNH HỌC TĂNG HUYẾT ÁP: 2.1. Định nghĩa Tăng HA: Gọi là tăng HA khi HA tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc HA tâm trương ≥90mmHg. Người ta không chẩn đoán tăng HA qua 1 lần đo. Khi đo HA thấy ≥140/90mmHg, có thể yêu cầu phải đo lại HA thêm hơn 2 lần nữa trong khoảng thời gian ít nhất là 4 tuần mới có thể khẳng định là có tăng HA hay không trừ khi đo 1 lần HA là 180/110mmHg hoặc có tổn thương cơ quan đích ( tim, thận, não, mạch máu....) 2.2. Phân độ tăng HA: Để biết bệnh tăng HA nặng hay nhẹ, khi nào cần điều trị và khi nào khi cần điều trị và khi nào cần điều trị tích cực, năm 2003, Ủy ban Quốc gia Cộng lực Hoa Kỳ ( JNC VII) đưa ra phân độ tăng HA ở người trên 18 tuổi. Bảng 2.1 xếp loại tăng HA theo JNC VII (2003) [8, tr12] Loại HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg) HA bình thường <120 và <80 Tiền tăng HA 120-139 hoặc 80-89 Độ 1 140-159 hoặc 90-99 Độ 2 ≥160 hoặc ≥100 2.3. Bệnh nguyên của tăng HA: 2.3.1. Tăng HA nguyên phát: Khoảng 80% các trường hợp tăng HA chưa tìm được nguyên nhân, được xếp vào tăng HA nguyên phát, thường gặp ở người trẻ. [5, tr193] 2.3.2. Tăng HA thứ phát: - Bệnh thận: hay gặp viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, thận đa nang, hẹp động mạch thận, u thận...... - Nội tiết: + Hội chứng Cushing , hội chứng conn. + U tuỷ thượng thận. 2.3.3. Các yếu tố thuận lợi làm tăng HA: - Yếu tố gia đình: cha, mẹ bị tăng HA sẽ có con có khả năng dễ tăng HA hơn so với người khác. - Tuổi: tuổi càng cao tỉ lệ tăng HA càng cao, hơn 1/2 những người từ 60-69 và gần 3/4 những người lớn hơn 70 tuổi bị tăng HA. - Giới tính: Nam hoặc nữ đã mãn kinh. - Béo phì : làm tăng co mạch máu nên tăng HA, rối loạn chuyển hóa mỡ. Người có chỉ số khối lượng cơ thể BMI (BMI =P/h2: P trọng lượng cơ thể tính bằng kg, h: chiều cao tính bằng m) bằng 26 bị tăng HA gấp 4 lần so với người có BMI =21. - Ít vận động. - Stress : có 2 loại stress, loại từ các áp lực bên ngoài như công việc, cuộc sống gia đình và loại từ bên trong bản thân như trạng thái lo âu, trầm cảm. Khi stress cơ thể sẽ phản ứng tăng nhịp tim và HA sẽ tăng lên. - Yếu tố ăn uống: Thói quen ăn mặn làm giữ muối, nước gây tăng thể tích máu do đó tăng HA. - Nghiện rượu. - Tiểu đường- Hút thuốc lá : làm tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại. [10,tr145] 2.4. Cơ chế sinh bệnh của tăng HA: 2.4.1. Cơ chế sinh bệnh của tăng HA nguyên phát: - Vai trò của natri: Lượng Na+ đưa vào cơ thể vượt khả năng đào thải là nguyên nhân làm tăng thể tích tiền tải của tuần hoàn, dẫn đến tăng cung lượng tim. - Hệ renin – angiotensin: hệ thống này có vai trò điều hoà HA và cân bằng natri. Angiotensinogen được tổng hợp ở gan và dưới tác dụng renin sẽ tạo thành angiotensin I rồi chuyển thành angiotensin II là một chất co mạch rất mạnh và làm tăng tiết aldosteron. Ngoài cơ chế gây tăng HA khi thận thiếu máu hệ này còn tác Thang Long University Library động tới tim, mạch, thận qua việc kích hoạt một số vận mạch và yếu tố tăng trưởng gây ra co mạch, phì đại tế bào thành mạch. [5, tr194] - Vai trò hệ thống thần kinh giao cảm: hầu hết các trường hợp tăng HA nguyên phát ở người trẻ tuổi đều có tăng catecholamin huyết tương. - Stress: Stress có thể kích thích trực tiếp hệ thống thần kinh giao cảm tiết catecholamin làm tăng sức co bóp của tim, tăng nhịp tim dẫn đến tăng HA. 2.4.2. Cơ chế sinh bệnh của tăng HA thứ phát: - Tăng HA do xơ cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch làm sức cản ngoại vi tăng. - Tăng HA do thận: cơ chế thiếu oxy, tế bào cầu thận tiết ra một enzym là renin. Renin tác dụng lên một protein do gan sản xuất ra là angiotensinogen tạo ra một peptid là angiotensin I, angiotensin I biến thành angiotensin II có tác dụng làm co cơ trơn thành mạch. Đồng thời renin kích thích thượng thận tiết aldosteron gây giữ Na+, nước làm tăng HA. - Tăng HA do nội tiết: + U tuỷ thượng thận, u của mô ưa crom: nồng độ adrenalin, nor-adrenalin tăng cao trong máu gây tăng HA. + Hội chứng Cushing (tăng tiết glucocorticoid và mineralocorticoid dẫn đến ứ trệ natri) + Hội chứng conn (u vỏ thượng thận tăng tiết aldosteron nguyên phát). [5, tr193] 2.5. Dấu hiệu của tăng HA: Người bị tăng HA giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì, một số có thể có những dấu hiệu sớm sau: - Đau đầu: đau giật hai bên thái dương, đau khu trú vùng trán, trẩm, thái dương, có khi đau nửa đầu, thường đau về đêm, đau tăng khi bị kích thích (ồn ào, tức giận, hồi hộp...) - Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, dấu hiệu ruồi bay, mất khả năng tập trung, buồn ngủ, tim đập mạnh, rối loạn thị giác, buồn nôn, nôn...[9, tr627] - Rối loạn vận mạch: tê tay chân, mất cảm giác, run đầu chi. - Rối loạn thần kinh thực vật: hay có cơn bốc hoả, đỏ mặt nóng bừng... Các triệu chứng này không đặc hiệu ở người bệnh tăng HA, đó chỉ là một số dấu hiệu sớm có thể gặp phải. Để xác định có phải tăng HA hay không chỉ bằng cách đi khám và đo HA tại các cơ sở y tế. Thông thường phải qua vài đợt khám trong 1-2 tháng mới xác định được tăng HA. Đo HA ít nhất mỗi năm một lần khi bình thường và khi cảm thấy trong người khó chịu như chóng mặt, nhức đầu không giải thích được... 2.6. Tiến triển và biến chứng: 2.6.1. Tim: - Suy tim. - Bệnh mạch vành gồm thiếu máu cơ tim im lặng, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột tử do tim. Hình 2.1 Biến chứng tại tim 2.6.2. Não: - Nhũn não. - Xuất huyết não. - Cơn thiếu máu não thoáng qua. - Suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. - Đột quỵ (tai biến mạch máu não) gồm nhồi máu não (nhũn não) và xuất huyết não (chảy máu não, đứt mạch máu não). - Bệnh não do tăng HA (nôn mửa, chóng mặt, co giật, hôn mê). Thang Long University Library Hình 2.2 Biến chứng tại não. 2.6.3. Thận: - Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh. - Xơ thận gây tình trạng suy thận dần dần. - Hoại tử dạng tơ tuyết tiểu động mạch thận gây tăng HA ác tính. - Ở giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ renin và angiotensin II trong máu gây cường aldosteron thứ phát. [3, tr34] Hình 2.3 Biến chứng tại thận 2.6.4. Mắt: gây mờ mắt, mù gọi là bệnh lý võng mạc do tăng HA: Hình 2.4 Biến chứng tại mắt 2.6.5. Mạch máu: tăng HA gây phồng động mạch chủ bóc tách, vữa xơ động mạch. Hình 2.5 Biến chứng tại mạch máu. Tất cả biến chứng này: về mặt sức khỏe làm bệnh nặng dần, tàn tật nhiều (62% đột quỵ và 49% đau thắt ngực do tăng HA) và gây chết hoặc đột ngột hoặc từ từ hoặc chết sớm (tăng HA gây giảm thọ từ 10 đến 20 năm); Về mặt tài chính thì làm tăng chi phí điều trị. 2.7. Điều trị: 2.7.1. Nguyên tắc điều trị: - Để bệnh nhân nghỉ ngơi tránh xúc động. - Dùng thuốc hạ HA, thuốc lợi tiểu và an thần. - Chế độ ăn uống: dùng các chất dễ tiêu, hạn chế muối và tránh dùng các chất gây kích thích. - Giải quyết nguyên nhân tăng HA thứ phát. - Kiểm tra HA thường xuyên để có thái độ xử trí kịp thời. [3, tr35] 2.7.2. Áp dụng phác đồ điều trị theo cá nhân: Thang Long University Library - Nguyên tắc điều trị: + Giảm cân nặng. + Không hút thuốc lá: + Chế độ ăn: ăn nhạt, ăn nhiều rau, ăn đủ lượng kali, ăn nhiều cá, ăn ít mỡ động vật. +Uống rượu bia ít và điều độ. + Rèn luyện thể lực mức độ trung bình: mỗi ngày 30-45 phút, tuần 180 phút như đi bộ nhanh (7 km/giờ), đi xe đạp nhanh, chạy, chơi bóng bàn. + Giữ bình thản. CHƯƠNG 3. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP: 3.1. Nhận định: Tăng HA thường là một bệnh mạn tính, tiến triển ngày càng nặng dần, nhiều biến chứng rất nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân nếu không điều trị và chăm sóc chu đáo. Vì vậy người điều dưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải nhẹ nhàng, ân cần và biết thông cảm. 3.1.1. Các thông tin chung về người bệnh: - Tuổi. - Giới. - Nghề nghiệp. - Thể trạng bệnh nhân (cân nặng). 3.1.2. Hỏi bệnh: Khi hỏi bệnh cần chú ý tới các thông tin sau: - Khai thác bệnh sử: + Lý do bệnh nhân đến viện thăm khám. + Thời gian vào viện. + Bệnh nhân đã được điều trị những gì, ở đâu và điều trị trong bao lâu. - Khai thác tiền sử: + Bản thân: Trước đây đã bị tăng HA chưa? Thời gian bị tăng HA? Đã bao giờ bị liệt hay bị yếu tay chân chưa? Có hay nhức đầu mất ngủ hay nhìn có bị mờ không? Gần đây nhất có dùng thuốc gì không? Có bị bệnh thận trước đây không? Có bị sang chấn về thể chất hay tinh thần không? + Gia đình: Trong gia đình bệnh nhân có ai bị mắc bệnh tăng HA không? - Tình trạng hiện tại của người bệnh: + Chế độ ăn uống hàng ngày. + Cách người bệnh tự vệ sinh cá nhân. + Số lượng và màu sắc nước tiểu. 3.1.3. Quan sát: - Tình trạng tinh thần của bệnh nhân: mệt mỏi, tỉnh táo hay hôn mê. - Da, niêm mạc: Da khô hay ẩm ướt, niêm mạc nhợt nhạt hay hồng hào - Tình trạng vận động của bệnh nhân: Tự đi lại được hay phải giúp đỡ. - Thể trạng: trung bình hay gầy hay béo? - Các dấu hiệu khác. 3.1.4. Thăm khám: - Đo dấu hiệu sinh tồn : mạch, nhiệt độ, HA, nhịp thở phát hiện các bất thường nếu có, trong đó HA là dấu hiệu quan trọng nhất, đo HA nhiều lần trong ngày. - Ngoài ra cần chú ý các dấu hiệu triệu chứng khác như: + Tình trạng khó thở. + Số lượng, màu sắc nước tiểu. + Tình trạng phù. 3.1.5. Thu thập thông tin: - Tham khảo hồ sơ bệnh án: Chẩn đoán của bác sỹ, các xét nghiệm cận lâm sàng, các thuốc đã dùng.. - Thu thập thông tin qua gia đình. 3.2. Chẩn đoán điều dưỡng: - Đau đầu liên quan đến bệnh tăng HA. - Mất ngủ liên quan đến đau đầu. - Hoa mắt, chóng mặt liên quan đến thiếu máu não. - Nguy cơ nhồi máu cơ tim liên quan đến tăng HA. [3, tr36] Thang Long University Library 3.3. Lập kế hoạch chăm sóc: 3.3.1. Đảm bảo chăm sóc cơ bản tốt: - Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm tư thế thoải mái. - Đảm bảo chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi. - Vệ sinh cá nhân trong ngày: vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể. - Hướng dẫn bệnh nhân cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. [3, tr37] Kết quả mong đợi: + Người bệnh được nghỉ ngơi thoải mái. + Người bệnh được cung câp đầy đủ dinh dưỡng. + Người bệnh được vệ sinh sạch sẽ trong ngày. + Người bệnh biết cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. 3.3.2. Can thiệp y lệnh: - Can thiệp thuốc theo y lệnh. - Làm các xét nghiệm cơ bản. Kết quả mong đợi: + Thực hiện y lệnh thuốc an toàn, không xảy ra tai biến. + Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cơ bản theo chỉ định của bác sỹ. 3.3.3. Theo dõi: - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt là HA. Tùy theo từng trường hợp cụ thể để theo dõi, có thể từ 15 phút cho đến 2 giờ đo một lần. - Theo dõi các dấu hiệu bất thường khác có thể xảy ra. Kết quả mong đợi: + Dấu hiệu sinh tồn ổn định. + Không có các dấu hiệu bất thường xảy ra. 3.3.4. Giáo dục sức khỏe: - Hướng dẫn người bệnh và gia đình về cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý. - Cung cấp thông tin và kiến thức cho người bệnh và gia đình người bệnh về bệnh tăng HA: nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng HA, cách phát hiện cách phát hiện, cách phòng và điều trị tăng HA. - Hướng dẫn người bệnh cách tự theo dõi khi nằm viện và cách tự theo dõi khi ra viện. Kết quả mong đợi: + Bệnh nhân và gia đình biết cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý. + Bệnh nhân và gia đình hiểu biết hơn về bệnh tăng HA. 3.4. Can thiệp điều dưỡng: 3.4.1. Thực hiện chăm sóc cơ bản: 3.4.1.1. Chế độ ăn cho người bệnh tăng HA: - Vai trò của các chất dinh dưỡng trong tăng HA: + Các chất béo (lipid): Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, 1g lipit cho 9 kcalo năng lượng chiếm 20% so với tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày. Mỡ và dầu đều là những chất béo có tác dụng với hệ tim mạch. Có những chất béo chứa nhiều acid bão hòa làm tăng cholesterol xấu, gây xơ vữa động mạch nhiều hơn.Mỡ bò, mỡ cừu chứa tới 90% là acid bão hòa nên hạn chế dùng. Dầu dừa và dầu cọ cũng có hại cho tim như vậy, tuy chúng làm từ thực vật. Dầu cọ còn hay dùng để chế biến các thức ăn làm sẵn, nên chú ý tránh. Có nhiều thức ăn cũng béo nhưng chứa tương đối acid bão hòa (dưới 40%), đó là những dầu thảo mộc như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô. Ðặc biệt, dầu ô liu đã góp phần giảm tỷ lệ bệnh tim. Những thức ăn này không gây những mảng vữa xơ trong lòng động mạch nên không có hại cho hệ tim mạch, thậm chí người ta còn thấy chúng "dọn sạch" bớt các mảng vữa xơ đi. Ðó là những thức ăn nên dùng. Dầu lạc ở vị trí trung gian có 70% acid bão hòa cũng tương đối tốt. Về cholesterol, ai cũng biết là một chất béo có hại cho hệ tim mạch, nhưng nó cũng rất cần cho đời sống. Kiêng cholesterol quá đáng cũng không tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, chỉ có 1/4 cholesterol trong máu là do ăn vào, còn 3/4 do các tế bào trong người tự tổng hợp ra Lòng đỏ trứng gà, vịt chứa khá nhiều cholesterol, mỗi quả trứng trung bình 17g chứa tới 220 mg cholesterol và nhiều chất mỡ, chủ yếu là acid bão hòa. Như Thang Long University Library vậy, người HA cao, mỗi tuần, có thể ăn 1-2 lòng đỏ trứng, không cần phải kiêng tuyệt đối. Lòng trắng trứng không chứa chất béo, nên không phải kiêng. Sữa bò cũng như sữa dê, sữa trâu cũng có khá nhiều cholesterol (110mg/1ít) và acid bão hòa (36 g/1ít), không nên uống nhiều quá. Sữa đã loại bớt chất béo (sữa gầy) có thể dùng nhiều hơn. Bơ nên tránh vì quá nhiều cholesterol (280mg/100g) và acid bão hòa (77g/100g) Gần đây, người ta nhận thấy mỡ trong thịt gà và trong cá cũng ít acid béo bão hòa, nên có thể ăn tốt. + Các chất đường, bột (glucid): Ðây là những nguồn năng lượng chính của cơ thể, cần ăn đủ theo yêu cầu ăn nhiều quá sẽ sinh béo, tăng cân, nhưng ít quá không đủ nhiên liệu để sống và làm việc, dẫn đến gầy sút, suy dinh dưỡng, dễ mắc nhiều bệnh khác. Các loại đường thì nên hạn chế vì có thể gây hại cho răng, cho tuỵ, nhất là ở người đái tháo đường. Các loại ngũ cốc là nguồn năng lượng tốt nhất: gạo, ngô, bột mỳ, khoai sắn, đậu. Hình 3.1 các loại ngũ cốc. + Các chất đạm (protein): Là thành phần quan trọng của mọi tế bào sống. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa..Thịt và cá, người bệnh tăng HA không cần hạn chế, nhưng cá tốt hơn thịt đối với hệ tim mạch vì có những chất bảo vệ tim hiệu quả hơn. Cả 2 thức ăn đều không gây béo, trừ khi có lẫn nhiều mỡ. Các đạm thực vật cũng rất tốt, nhất là đạm trong đậu nành, trong lạc và các loại đỗ. + Rau và quả : Rau và quả là những thức ăn rất cần thiết cho người bị tăng HA cũng như bị các bệnh tim mạch khác. Một là, chúng chứa nhiều ka li và hầu như không có natri, hai điều này rất có lợi cho người tăng HA. Hai là, rau qủa tươi chứa nhiều vitamin thiên nhiên, tốt hơn các vitamin tổng hợp. Chúng lại còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, góp phần giữ cho các tế bào trẻ trung lâu hơn. Ba là, chúng đem lại cho cơ thể nhiều chất xơ, cần thiết cho hoạt động tiêu hóa, và có thể còn góp phần tống cholesterol ra ngoài cơ thể. Bốn là, chúng cung cấp rất ít calo, chống được béo, giảm được trọng lượng. Hình 3.2 Các loại rau quả. Các loại rau, quả khác nhau sẽ cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất khác nhau. Do đó người bệnh có thể ăn nhiều loại rau quả. + Các muối khoáng : Các muối khoáng, trừ natri, đều có lợi cho sức khỏe chung: kali, magiê, calci. - Nguyên tắc chế độ ăn cho người bệnh tăng HA: + Hạn chế muối < 6g/ngày hoặc 2,4g Natri/ngày. Nếu tăng HA kèm theo phù, suy tim chỉ dùng 4g/ngày. Nên ăn nhiều rau quả giàu kali, bỏ thức ăn mặn như cà muối, dưa muối[10, tr149] + Hạn chế các đồ uống có tác dụng kích thích thần kinh như: rượu, bia, cà phê,chè đặcTăng sử dụng các thức ăn, đồ uống như nước ép trái cây, nước râu ngô + Phân bố tỷ lệ thức ăn, đồ uống hợp lý: Chất đạm: 0.8-1.0g/kg/ngày. Thang Long University Library Chất bột, đường: 35kcalo/kg/ngày. Chất béo: không dùng quá 30g/ngày, ăn ít mỡ động vật, nên dùng dầu thực vật. Chất khoáng: cung cấp đủ vitamin, nên ăn nhiều loại rau quả. Nước uống: uống đủ nước trong ngày. Thực đơn trong ngày phải đảm bảo: đạm 60g, chất béo 25g, natri clorua 5g, bột đường 320g, chất xơ 30-40g. Cung cấp đủ năng lượng 1800-2000kcalo/ngày. - Những thực phẩm nên dùng: + Gạo tẻ, gạo nếp, khoai lang, khoai sọ và các loại đậu đỗ, vừng lạc. + Dầu cám, dầu vừng, dầu đậu tương và các dầu thực vật khác. + Thịt ít mỡ như: thịt bò, thịt gà ta, thịt lợn nạc + Sữa đậu tương, sữa chua. + Cá, tôm, cua, hải sản + Trứng chỉ nên ăn 1-2 quả 1 tuần. + Các loại rau: rau ngót, rau muống, rau cải. + Tăng cường rau quả nhiều kali: rau húng, chuối, cà rốt + Hạt sen, lá vông, hoa hòe. - Những thực phẩm không nên dùng: + Thịt nhiều mỡ, nước ninh xương, các món ăn có nhiều mỡ. + Các loại phủ tạng: óc, tim, gan + Nước chè đặc, cà phê, rượu, thuốc lá. + Các thức ăn muối mặn: cà muối, dưa muối, thức ăn chế biến sẵn + Đường và các loại bánh mứt, kẹo(ăn ít) + Mỡ lợn, mỡ gà, mỡ bò, mỡ cừu, bơ. Người bệnh tăng HA nên ăn những thức ăn dễ tiêu như các món luộc, hấp, nướng ít chất béo. Hạn chế ăn những thức ăn, đồ uống chứa nhiều chất béo khó tiêu, kích thích như các món xào, rán, ớt, hạt tiêu, cà phê, chè đặc - Một số thực đơn cho người bệnh tăng HA. Bảng 3.1 Thực đơn cho người bệnh tăng HA. Giờ ăn Thứ 2-5 Thứ 3-6-chủ nhật Thứ 4-7 7h - Xôi đậu xanh (gạo nếp100g, đậu xanh 15g) - Phở 1 bát (đổi bún) (Bánh phở 100g, thịt bò 50g, xương 5g) - Bánh cuốn (đổi bánh khác) (Bánh cuốn 150g, chả nạc 20g) 11h - Cơm 300g (gạo tẻ 150g) - Thịt lợn nạc, gừng, tỏi, đường vừa đủ. - Măng chua xào (dầu 10g, măng 150g) - cải sen nấu canh 200g - Cơm 300g. - Tôm rang 50g, dầu 5g. - Đậu phụ luộc 50g. - Cải bắp luộc 250g - Cơm 300g. - Thịt bò xào giá (thịt bò 50g, giá 100g, dầu 5g) - Bí xanh luộc 250g. 14h Cam hoặc quýt 200g. Sữa chua 1 hộp 200ml. Dưa hấu 200g 17h - Cơm 300g. - Cá rim 70g. - Rau muống luộc 250g. - Cơm 300g. - Thịt lợn nạc luộc 50g. - Cải xào 250g, dầu 5g. - Rau ngót nấu canh (rau ngót 50g, thịt lợn nạc 10g) - Cơm 300g. - Cá chép rán 600g, dầu 5g. - Đầu, đuôi cá nấu canh chua. - Rau nộm lạc vừng (su hào 200g, cà rốt 200g, lạc vừng 50g) Thang Long University Library Bảng 3.2 Thực đơn cho người bệnh tăng HA. Giờ ăn Thứ 2-5 Thứ 3-6-chủ nhật Thứ 4-7 7h - Sữa đậu nành 250ml. - Bánh mỳ 50g - Khoai lang 200g. - Đường 10g. - Cháo đậu xanh hoặc đậu đen (gạo 30g, đậu 10g, đường 10g) 11h - Cơm 2 bát (gạo tẻ 150g). - Tôm rang 50g. - Canh bí xanh 200g. - Dầu ăn 5g. - Cơm 2 bát (gạo tẻ 150g). - Đậu nhồi thịt hấp. - Cải ngọt luộc 200g. - Nước rau. - Cơm 2 bát (gạo tẻ 150g). - Trứng rán 1 quả. - Canh rau cải. - Dầu ăn 5g. 14h Dưa hấu 200g Chuối 1 quả Sữa chua 1 hộp 17h - Cơm 2 bát (gạo tẻ 150g). - Đậu rán 200g - Nộm rau muống 300g. - Rau cải xanh xào 400g. - Nước rau luộc. - Dầu ăn 5g. - Cơm 2 bát (gạo tẻ 150g). - Thịt lợn rim 30g. - Dưa chuột trộn dầu dấm. - Rau ngót nấu canh. - Dầu ăn 10g - Cơm 2 bát (gạo tẻ 150g). - Cá kho 100g. - Nộm giá đỗ 200g. - Dầu ăn 5g. 3.4.1.2. Chế độ nghỉ ngơi đối với người bệnh tăng HA: - Người bệnh cần được nghỉ ngơi cả về thể chất và tinh thần nếu quá mệt. - Không nên gắng sức. - Tránh căng thẳng, tránh những xúc động mạnh, lo lắng, sợ hãi, buồn bực, tránh thức khuya. - Tránh các thay đổi nhiệt độ đột ngột (điều hòa hoặc do thời tiết) - Tập thể dục nhẹ nhàng như: tập thở, xoa bóp chân tay nhẹ nhàng. - Đảm bảo giấc ngủ. 3.4.1.3. Chế độ vệ sinh đối với người bệnh tăng HA: - Vệ sinh răng miệng hàng ngày: 2 lần/ ngày. - Vệ sinh thân thể 1 lần/ ngày và khi cần. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho người bệnh. [3, 37] 3.4.2. Theo dõi người bệnh tăng HA: - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, HA, nhịp thở. Đặc biệt là HA. Muốn đo HA chính xác, khi đo phải tuân theo những quy tắc sau: + Người bệnh cần được nghỉ hơi hoàn toàn, nằm nghỉ ít nhất 15 phút. Nên đo vào cùng khoảng thời gian. + Kiểm tra lại tình trạng của máy đo HA: van, bơm cao su, dải băng cuốn...phải dùng một máy đo HA cho các lần đo. + Vị trí đo: thường đo ở động mạch cánh tay. + Không được dừng lại giữa chừng rồi lại bơm tiếp vì làm như vậy sẽ mang lại kết quả sai. + Khi xả hơi để đo HA tối đa và HA tối thiểu thì phải xả từ từ liên tục cho đến khi kim đồng hồ hoặc cột thuỷ ngân hạ xuống số 0. - Theo dõi lượng nước tiểu: số lượng, màu sắc. - Theo dõi quá trình sử dụng thuốc, theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. - Theo dõi diễn biến tâm lý của người bệnh. - Theo dõi các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra. - Theo dõi và đánh giá việc thực hiện các chăm sóc cơ bản, thay đổi kế hoạch chăm sóc thích ứng với người bệnh. 3.4.3. Giáo dục sức khỏe: - Giáo dục cho người bệnh và gia đình về các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng HA, cách phát hiện các dấu hiệu tăng HA, cách phòng, điều trị và theo dõi người bệnh tăng HA. - Khuyên người bệnh nên thay đổi lối sống: + Giảm cân nếu quá cân. + Ngừng hút thuốc lá: hút thuốc có thể thúc đẩy vữa xơ động mạch, là một trong những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Thang Long University Library + Hạn chế uống rượu: trong mỗi ngày uống không quá 30ml rượu, tương đương với 720 ml bia, 300ml rượu vang đối với nam giới, nữ giới và người nhẹ cân uống bằng một nửa nam giới. [3, tr39] + Tăng hoạt động thể lực: Rèn luyện lâu dài sẽ giúp cho giảm và ổn định HA. Người bệnh tăng HA cần phải vận động, rèn luyện có quy luật và thích hợp. Căn cứ vào tuổi tác và tình hình khống chế HA và để lựa chọn phương án rèn luyện thích hợp như đi dạo, đi bộ nhanh, chạy chậmmỗi lần khoảng 30-45 phút, mỗi tuần 3-4 lần. Trước và sau khi vận động tập luyện phải để 5 phút thư giãn (vươn cổ, uốn lưng, hoạt động các khớp) không ngừng nghỉ đột ngột. + Giảm lượng muối ăn vào. + Giảm ăn các chất béo và mỡ bão hòa. 3.5. Đánh giá: Tình trạng bệnh nhân sau khi đã can thiệp y lệnh, thực hiện kế hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu: - Đánh giá công tác chăm sóc và thực hiện các y lệnh đối với bệnh nhân. - Đánh giá tình trạng HA. - Đánh giá các biến chứng của tăng HA. - Đánh giá về tinh thần vận động. - Đánh giá cách giải quyết các nguyên nhân. - Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng được với yêu cầu của người bệnh không? - Những vẫn đề sai sót hoặc thiếu hay các nhu cầu phát sinh mới cần bổ sung vào kế hoạch chăm sóc để thực hiện trên bệnh nhân. KẾT LUẬN Tăng HA là một vấn đề rất phổ biến, nó có thể gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Việc chăm sóc, theo dõi và điều trị tích cực cho người bệnh sẽ giúp kiểm soát được HA, ngăn ngừa được các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh việc chăm sóc toàn diện, người điều dưỡng giúp đỡ tư vấn người bệnh thay đổi lối sống cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình, giúp người bệnh hiểu đúng chế độ ăn, chế độ nghỉ ngơi và vệ sinh hợp lý nhằm hỗ trợ công tác điều trị và kiểm soát HA, hạn chế tai biến do tăng HA gây nên. Thang Long University Library PHỤ LỤC - Quy trình đo HA động mạch cánh tay: + Điều dưỡng rửa tay. + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, sắp xếp gọn gàng. + Giải thích cho bệnh nhân. + Đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp. + Bộc lộ hợp lý vùng cánh tay. + Quấn vòng băng xung quanh cánh tay, cách nếp gấp khuỷu tay 2,5cm. + Đặt đồng hồ hoặc HA kế thuỷ ngân đúng vị trí: có thể mắc đồng hồ vào băng cuốn sao cho có thể nhìn thấy rõ ràng hoặc có thể đặt đồng hồ trên một mặt phẳng có thể nhìn rõ. + Vặn chặt van bơm khí. + Mắc tai nghe vào tai và áp loa ống nghe lên trên đường đi của động mạch cánh tay. + Bóp bóng cao su để bơm khí vào túi hơi cho đến khi tai không nghe thấy tiếng đập rồi bơm tiếp thêm 30mmHg nữa. + Mở van để xả khí ở túi hơi từ từ sao cho áplực hạ dần với tốc độ 2-3mmHg. + Chú ý lắng nghe tiếng mạch đập và quan sát mặt đồng hồ áp lực hoặc cột thuỷ ngân để xác định kết quả HA tối đa và tối thiểu. Ghi trị số HA tối đa khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên, ghi trị số HA tối thiểu khi nghe tiếng đập cuối cùng. + Xả hết khí ở túi hơi với tốc độ nhanh hơn cho đến khi kim đồng hồ hoặc cột thuỷ ngân về vị trí số 0. + Tháo băng quấn cánh tay, gấp gọn lại. + Đặt bệnh nhân trở lại tư thế thoải mái. + Thu dọn dụng cụ. + Ghi kết quả vào bảng theo dõi. + Đo HA 2lần, nếu kết quả lần 2 xấp xỉ với lần 1. Nếu kết quả lần 2 khác nhiều so với lần 1 thì phải đo lại lần thứ 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT: 1. Đào Duy An, Tại sao gọi tăng huyết áp là kẻ giết người thầmlặng, 19/08/2010. 2. Phan Sỹ An, Nguyễn Văn Thiện (2006), Vật Lý Lý Sinh Y học, NXB Y học Hà Nội, trang 85. 3. Lê Văn An, Nguyễn Thị Kim Hoa (2008), Điều Dưỡng Nội tập I, NXB Y học Hà Nội, trang 31-39. 4. Phạm Thị Minh Đức (2007), Sinh lý học, NXB Giáo Dục Hà Nội, trang 104-107, 113-121. 5. Văn Đình Hoa, Nguyễn Ngọc Lanh (2007), Sinh lý bệnh và Miễn dịch, phần miễn dịch học, NXB Y học Hà Nội, trang 193,194. 6. Nguyễn Văn Huy (2003), Bài giảng giải phẫu học, NXB Y học Hà Nội, trang 144. 7. Tạ Thuý Lan (2004), Giải phẫu sinh lý người, NXB ĐHSP Hà Nội, trang 64,89. 8. Phạm Thị Kim Lan (2010), Chuyên đề Tiến sỹ - cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp, Trường Đại học y Hà Nội, trang 8-19. 9. GS Viện sỹ y học Phạm Song (2008), Chẩn đoán và điều trị y học hiện đại tập 1, NXB Y học Hà Nội, trang 627. 10. Nguyễn Lân Việt (2007), Thực hành bệnh tim mạch, NXB Y học Hà Nội, trang 145-164. Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00005_0205_5892.pdf
Luận văn liên quan