Sau khi triển khai vấn đềnày vào thực tế, tôi thấy kết quả đạt được rất khả
quan có tác dụng nâng cao được kết quảhọc tập của học sinh, ởnhững lớp đã
được triển khai so với những lớp chưa triển khai thì kết quả đạt được tốt hơn,
đặc biệt ởnhững lớp được ôn luyện, củng cốnắm vững kĩnăng xửlý b ảng số
liệu thống kê thì kết quảcàng nâng lên rõrệt. Cụthểsốhọc sinh đạt được điểm
khá, điểm tốt đối với dạng bài tập này tăng, giảm thiểu được sốhọc sinh bị điểm
yếu. Kết quảcủa môn học có được nâng lên đáng kể.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2728 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Địa lý trong địa lý những con số bao giờ cũng “biết nói”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
sở giáo dục và đào tạo cao bằng
trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã
chuyên đề địa lý
trong địa lý những con số
bao giờ cũng “biết nói”
họ tên: nguyễn mạnh đường
đơn vị: trung tâm gdtx thị xã cao bằng
Năm học 2010 - 2011
cao bằng 02.2011
2
I. Đặt vấn đề
Trong học tập, nghiên cứu Địa lý cần có những kỹ năng của bộ môn như kỹ
năng đọc bản đồ, lược đồ, biểu đồ, kỹ năng thu thập thông tin tài liệu...,trong đó
không thể thiếu kỹ năng làm việc với bảng số liệu thống kê. Một bảng số liệu
thống kê dù ít hay nhiều số liệu (tuỳ thuộc vào số lượng cột, hàng của bảng) nó
phản ánh được thực trạng của một hiện tượng hay một vấn đề địa lý qua các mốc
thời gian (hay vùng lãnh thổ), đó là những con số "biết nói". Chính vì thế dựa
vào bảng số liệu ta có thể rút ra được những nhận xét, nhận định, hay kết luận về
các hiện tượng hay vấn đề địa lý, từ đó có thể giải thích được nguyên nhân và dự
đoán được các hiện tượng hay vấn đề đó trong tương lai. Bảng số liệu thống kê
còn được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành kinh tế và trong mọi hoạt động xã
hội khác.
Vì vậy, để đánh giá quá trình học tập của học sinh, trong đề kiểm tra, thi cử
của bộ môn bao giờ cũng có câu hỏi để kiểm tra về kĩ năng này, phần kiểm tra
này thường chiếm khoảng 1/5 tổng điểm của bài. Hiện nay kỹ năng này của học
sinh còn rất yếu, thể hiện rất rõ trong các bài kiểm tra, bài thi nên kết quả của
bài làm chưa được nâng cao.
Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng này như thế
nào?; làm thế nào để cho học sinh nắm được quy trình làm việc với một bảng số
liệu thống kê; làm thế nào để học sinh biết dựa vào số liệu rút ra được những
nhận xét, nhận định ngắn gọn chính xác; làm thế nào hướng dẫn học sinh biết
tính toán các số liệu và lấy được số liệu minh hoạ...Đó là vấn đề tôi lựa chọn
trình bày cùng các bạn đồng nghiệp trong bài viết này.
II. giải quết vấn đề
1. Cơ sở
a) Cơ sở lý luận:
3
Khác với các bộ môn khác, kiến thức Địa lý được thể hiện ở nhều kênh khác
nhau: kênh chữ, kênh hình (hình ảnh, sơ đồ, lược đồ, bản đồ, số liệu)...trong đó
bảng số liệu thống kê là một kênh rất đặc trưng của bộ môn. Khi phân tích, so
sánh các số liệu trong bảng ta có thể tìm thấy được những kiến thức cần thiết.
Nếu quan sát một số liệu của một đại lượng trong bảng thì ta thấy được thực
trạng của đại lượng địa lý tại thời điểm đó, nếu như so sánh giữa các số liệu ở
các mốc thời gian khác nhau, thì ta thấy được sự biến động của hiện tượng địa
lý, từ đó có thể đặt câu hỏi giải thích vì sao có sự biến động ấy?...Vậy, qua phân
tích, so sánh số liệu trong bảng tìm được kiến thức, thậm chí có thể dự đoán
được hiện tượng hay vấn đề địa lý trong tương lai. Cho nên người ta thường nói
rằng ''các số liệu là những con số biết nói''.
Do đó trong quá trình học tập, nghiên cứu Địa lý không những phải có được
kỹ năng xử lý bảng số liệu thống kê mà cần phải thành thục kỹ năng này.
b) Cơ sở thực tiến:
So với sách giáo khoa cũ, sách giáo khoa Địa lý cải cách hiện nay được đưa
vào rất nhiều bảng số liệu thông kê, đây là điều kiện thuận lợi cho giáo viên
hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng làm việc với bảng số liệu trong quá trình
dạy học của mình. Song, thực tế cho thấy kỹ năng này của học sinh còn rất yếu,
còn nhiều hạn chế, thể hiện rõ trong kiểm tra, thi cử, kể cả những bài thi học
sinh giỏi lớp 12, thường học sinh mắc những sai lầm sau đây:
+ Không biết phân tích, so sánh các số liệu để thấy được vấn đề (không hiểu
được bảng số kiệu).
+ Thường nhận xét dài dòng, luẩn quẩn không thoát ý.
+ Không đưa được số liệu để minh hoạ.
+ Không biết tính toán số liệu để dễ nhận xét hơn (nếu cần thiết).
+ Mặc dù rất dễ lấy điểm, nhưng có rất nhiều trường hợp đáng tiếc bài làm bỏ
câu hỏi kiểm tra kĩ năng này.
+ Không rút ra được những nhận xét ngắn gọn, chính xác.
4
+ .......
Nguyên nhân của thực trạng trên:
- Một là giáo viên chưa giành thời gian thoả đáng cho việc hình thành kĩ
năng xử lý bảng số liệu thống kê cho học sinh.
- Hai là học sinh chưa thật sự cố gắng nắm vững và tự rèn luyện cho bản
thân kĩ năng giải bài tập xử lý bảng số liệu.
2. Nội dung triển khai
Tuy không có tiết riêng về kỹ năng này, song trong quá trình học trên lớp, ôn
tập, ôn thi, đặc biệt trong quá trình giảng dạy sử dụng sách giáo khoa Địa lý phổ
thông trung học cải cách hiện nay, từ lớp 6 đến lớp 12 có rất nhiều bảng số liệu
thông kê phản ánh nhiều hiện tượng địa lý tự nhiên và kinh tế- xã hội khác nhau,
giáo viên cần tích cực khai thác các bảng số liệu. Qua việc hướng dẫn khai thác
các bảng số liệu để tìm kiến thức cần thiết hình thành kỹ năng làm việc với số
liệu thống kê cho học sinh, kỹ năng này dần dần sẽ được củng cố qua từng lớp
học.
a) Các bảng số liệu thường gặp trong chương trình địa lý phổ thông:
Bảng số liệu rất phong phú đa dạng, khi có được các số liệu thông kê của một
hiện tượng địa lý; số liệu của một hay nhiều ngành sản xuất hay số liệu về tình
hình của một vấn đề nào đó giữa các vùng lãnh thổ...đều có thể lập được bảng số
liệu.
Tuy nhiên, các bảng số liệu được đưa vào trong chương trình sách giáo khoa
phổ thông mang tính chất để minh hoạ cho kiến thức cần học tập, nghiên cứu,
chứ không mang tính chất thống kê như các ngành kinh tế khác, đặc biệt là
ngành thống kê; hay nói cách khác bảng số liệu thống kê ở trong nhà trường đã
được lựa chọn tinh giản các số liệu phù hợp với việc học tập, nghiên cứu của
5
học sinh. Vì thế, các bảng số liệu thường không quá nhiều hay quá ít số liệu,
không có nhiều cột, nhiều dòng.
b) Cách làm việc với bảng số liệu thông kê có hiệu quả:
Cũng như các dạng bài tập khác, khi xử lý bảng số liệu thống kê học sinh cần
phải nắm được trình tự sau:
+ Trước hết nghiên cứu bảng số liệu, hiểu đúng nội dung của bảng qua các
tiêu mục của bảng (cột, dòng).
+ Tìm ra các mối quan hệ giữa các đại lượng, không được bỏ sót số liệu nào.
+ Tìm ra các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất giữa các số liệu, chú ý sự đột biến của
số liệu.
+ Phân tích các số liệu từ khái quát đến chi tiết.
+ Tìm ra các quan hệ giữa cột và dòng.
+ Cần so sánh giữa các số liệu, đôi khi có một chút tính toán, hoặc chuyển đổi
số liệu để dễ nhận xét hơn.
+ Rút ra nhận xét, nhận định hay kết luận từ khái quát đến chi tiết:
- Mỗi ý nhận xét phải ngắn gọn, chính xác, tránh rườm rà và cần có số liệu
minh hoạ.
- Sau mỗi ý nhận xét phải xuống dòng rồi mới nhận xét ý tiếp theo.
+ Cuối cùng dựa vào kiến thức đã học nhận xét, giải thích hay kết luận ...(nếu
đề bài yêu cầu)
Ví dụ 1:
Dựa vào bảng số liệu về sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp theo giá trị sản
lượng dưới đây:
(Đơn vị: %)
Vùng Năm
6
1977 2000
Trung du và miền núi phía Bắc 15,0 7,5
Đồng bằng sông Hồng 36,3 19,0
Bắc Trung Bộ 6,7 3,9
Duyên hải Nam Trung Bộ 6,0 5,8
Tây Nguyên 1,1 1,0
Đông Nam Bộ 29,6 52,7
Đồng bàng sông Cửu Long 5,3 10,1
Cả nước 100 100
Hãy nhận xét về sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp giữa các vùng lãnh thổ
nước ta năm 2000 so với năm 1977.
Giải:
a) Tìm hiểu bảng số liệu:
+ Bảng số liệu này cho ta thấy được giá trị sản lượng công nghiệp giữa các
vùng của nước ta trong hai năm 1977 và 2000.
+ Quan sát số liệu trong hai năm ta thấy tỷ trọng giá trị công nghiệp của các
vùng so với cả nước có sự chênh lệch lớn (hay rất không đồng đều).
+ Trong hai năm ta có thể xếp thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất tỷ trọng giá
trị sản công nghiệp của các vùng...
b) Nhận xét bảng số liệu này như sau:
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng:
năm 1977chiếm 36,3% và 29,6% ; năm 2000 chiếm 19,0% và 52,7% so với cả
nước.
- Năm 1977, đồng bằng sông Hồng giữ vị trí đứng đầu, Đông Nam Bộ đứng vị
trí thứ hai cả nước về giá trị sản xuất CN; đến năm 2000 thì ngược lại.
7
- Đồng bằng sông Cửu Long công nghiệp được đẩy mạnh: 1977 đứng thứ
sáu, 2000 vươn lên đứng thứ ba.
- Tây Nguyên thấp nhất cả nước.
- Tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp (%) trong giá trị sản lượng công
nghiệp toàn quốc của các vùng đều giảm (trừ Đông Nam Bộ).
Ví dụ 2:
Cho bảng số liệu thống kê sau đây: Số máy điện thoại tại thời điểm 31tháng
12 hàng năm phân theo các vùng của nước ta.
(Đơn vị: chiếc)
Các vùng 1995 1999
Đồng bằng sông Hồng 203847 576983
Trung du miền núi phía Bắc 55875 157479
Bắc Trung Bộ 43947 138189
Duyên hải Nam Trung Bộ 58030 169960
Tây Nguyên 31286 86177
Đông Nam Bộ 283308 764195
Đồng bằng sông Cửu Long 103035 316228
Các đơn vị khác 12112 192180
Cả nước 746440 2401391
a) Hãy nhận xét về việc phát triển số máy điện thoại trong các vùng thời gian
1995-1999.
b) Giải thích tốc độ tăng số máy điện thoại.
Giải:
a) Tìm hiểu bảng số liệu:
+ Bảng số liệu cho ta biết số máy điện thoại giữa các vùng trong hai năm
1995 và 1999.
8
+ So sánh số liệu trong hai năm 1995 và 1999 ta thấy được sự gia tăng số
máy điện thoại của các vùng trong thời gian đó.
+ Để dễ nhận xét ta nên tính toán một chút về số liệu năm 1999 tăng gấp mấy
lần so với năm1995?.
b) Nhận xét, giải thích:
* Nhận xét:
+ Tốc độ tăng số máy điện thoại giai đoạn 1995-1999 của cả nước là khá
cao, năm 1999 gấp 3,2 lần so với năm 1995.
+ Số máy điện thoại năm 1999 so với 1995 tăng không đều giữa các vùng:
Tăng nhanh nhất là các đơn vị khác (tăng 15,86 lần); tăng nhanh thứ hai là
vùng Bắc Trung Bộ (3,14 lần); tăng nhanh thứ ba là vùng đồng bằng sông Cửu
Long (3,0 lần).......cuối cùng tăng ít nhất là vùng Đông Nam Bộ (2,7 lần).
* Giải thích: Máy điện thoại tăng là do:
+ Nhu cầu cấp thiết của cơ chế thị trường gắn với công cuộc đổi mới con
đường phát triển kinh tế xã hội.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu cuộc sống ( nhu cầu liên lạc)
tăng lên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
+ Vùng có kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn thấp nhu cầu và
khả năng sử dụng điện thoại còn hạn chế.
+ Đông Nam bộ là vùng có kinh tế sớm phát triển, số máy điện thoại đứng
đầu cả nước, nên số máy tăng thêm so với các vùng khác ít hơn (gần như đã bão
hoà).
Ví dụ 3:
9
Quan sát bảng số liệu sau, hãy nêu nhận xét về sự thiệt hại rừng ở các vùng
năm 1995. Nêu nguyên nhân của sự thiệt hại ở Tây Nguyên, đồng bằng sông
Cửu Long và hậu quả của nó.
Vùng Diện tích rừng bị thiệt hại (ha)
Cả nước 25168
Vùng núi , trung du phía Bắc 2094
Đồng bằng sông Hồng 02
Bắc Trung Bộ 141
Duyên hải Nam Trung Bộ 3876
Tây Nguyên 12478
Đông Nam Bộ 1913
Đồng bằng sông Cửu Long 4664
Giải:
a) Tìm hiểu bảng số liệu:
+ Bảng số liệu này cho ta thấy được diện tích rừng bị thiệt hoại của các vùng
trong cả nước.
+ Quan sát số liệu ta thấy được tất cả các vùng đều có diện tích rừng bị thiệt
hại.
+ Diện tích rừng bị thiệt hai của các vùng có qui mô khác nhau, xếp thứ tự
diện tích bị thiệt hại từ cao đến thấp.
b) Nhận xét:
+ Tất cả các vùng trong cả nước đều bị thiệt hại về rừng.
+ Diện tích rừng bị thiệt hại ở mỗi vùng khác nhau:
10
- Diện tích rừng bị thiệt hai nhiều nhất là vùng Tây Nguyên (12478 ha), thứ
hai là đồng bằng sông Cửu Long (4664 ha), thứ ba là Duyên hải miền Trung
(3876 ha)....ít nhất là đồng bằng sông Hồng (2 ha).
c) Nguyên nhân, hậu quả của sự thiệt hại rừng ở Tây nguyên và đồng bằng
sông Cửu Long:
* Tây Nguyên:
+ Nguyên nhân: Do khai thác rừng bừa bãi, cháy rừng, phá rừng lấy đất
trồng cây công nghiệp...
+ Hậu quả: Giảm sút tài nguyên rừng, môi trường các loài động vật bị đe
doạ, khí hậu khắc nghiệt, mực nước ngầm hạ thấp...
* Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Nguyên nhân: Do phá rừng lấy đất trồng trọt và nuôi tôm, lấy gỗ, lấy củi,
cháy rừng...
+ Hậu quả: Tài nguyên sinh vật suy giảm, mất cân bằng sinh thái, tăng độ
mặn của đất.
Ví dụ 4:
Cho các số liệu năm 1995 dưới đây:
Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 47% diện tích trồng lúa và 51% sản lượng
lúa so với cả nước.
Hãy nêu nhận xét và kết luận về việc sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu
Long.
Giải:
a) Tìm hiểu số liệu:
+ Bảng số liệu này được diễn đạt bằng lời và đã dấu đi diện tích và sản
lượng lúa của các vùng khác, nếu học sinh không nắm vững kiến thức sẽ khó
giải được bài tập này. Ta dễ dàng lập được bảng số liệu như sau:
11
Vùng Diện tích (%) Sản lượng (%)
Đồng bằng sông Cửu Long 47 51
Các vùng khác 53 49
Tổng 100 100
+ Có được bảng số liệu, việc nhận xét đã trở nên dễ dàng.
b) Nhận xét :
+ Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 47% diện tích trồng lúa và 51% sản
lượng lúa của cả nước.
+ Các khu vực còn lại chiếm 53% diện tích và 49 % sản lượng lúa toàn quốc.
c) Kết luận:
+ Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa trung bình cao nhất so với các
vùng khác.
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước.
Ví dụ 5:
Dựa vào bảng số liệu : Dân số và sản lượng lúa nước ta
Năm 1981 1986 1988 1990 1996 1999 2003
Dân số (triệu người) 54,9 61,2 63,6 66,2 75,4 76,3 80,9
Sản lượng lúa (triệu tấn) 12,4 16,0 17,0 19,2 26,4 31,4 34,6
a) Tính sản lượng lúa bình quân bình quân đầu người qua các năm (kg/người)
b) Qua bảng số liệu và kết quả tính toán, hãy nhận xét về sự gia tăng dân số,
sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người trong thời gian trên.
Giải:
a) Tìm hiểu bảng số liệu:
12
+ Bảng số liệu cho ta biết tình hình gia tăng dân số và sản lượng lúa ở
nước ta thời gian từ 1981 - 2003.
+ Yêu cầu tính toán sản lượng lúa bình quân theo đầu người, ta biết
rằng:
Sản lượng lúa bình quân = Sản lượng lúa : Số dân
Từ đó ta dễ dàng lập lại bảng như sau:
Năm 1981 1986 1988 1990 1996 1999 2003
Dân số (triệu người) 54,9 61,2 63,6 66,2 75,4 76,3 80,9
Sản lượng lúa (triệu tấn) 12,4 16,0 17,0 19,2 26,4 31,4 34,6
S.lượng lúa b.quân (kg/người) 225 261 267 290 350 411 427
Sau khi tính toán có được bảng số liệu đầy đủ, việc nhận xét trở nên dễ dàng
theo quy trình nhận xét từ khái quát đến chi tiết.
b) Nhận xét:
+ Số dân tăng liên tục: từ 1981 đến 2003 dân số tăng gấp 1,47 lần (hay
tăng lên 26 triệu người).
+Sản lượng lúa liên tục tăng: từ 1981 đến 2003 sản lượng lúa tăng gấp
2,79 lần (hay tăng lên 22,2 triệu tấn).
+ Bình quân lúa trên đầu người tăng: từ 1981 đến 2003 bình quân lúa
trên đầu người tăng gần gấp đôi (225kg/người lên 427 kg/người).
Ví dụ 6:
Dựa vào bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành nông
nghiệp
(Đơn vị: %)
Nganh Năm 1999 2000 2001 2002
Trồng trọt 79,2 78,2 77,9 76,7
13
Chăn nuôi 18,5 19,3 19,6 21,1
Dịch vụ nông nghiệp 2,3 2,5 2,5 2,2
Hãy nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông
nghiệp ở nước ta giai đoạn 1999 - 2002.
Giải:
a) Tìm hiểu bảng số liệu
+ Bảng số liệu cho biết tỷ trọng của các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch
vụ nông nghiệp trong cơ cấu nông nghiệp nước ta từ 1999-2002.
+ Quan sát số liệu nhận xét sự thay đổi tỷ trọng của các ngành.
b) Nhận xét:
+ Trong cơ cấu nông nghiệp nước ta, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn
nhất đều chiếm trên 76% trong giá trị sản nông nghiệp.
+ Cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta có sự chuyển dịch theo hướng tích cực:
- Giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt: từ 1999 đến 2002 giảm từ 79,2 %
xuống còn 76,7 %.
- Tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi: từ 1999 đến 2002 tăng từ 18,5 % lên
21,1 %.
- Giảm chút ít tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp, nhưng không ảnh hưởng nhiều
đến sự thay đổi cơ cấu.
+ Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vẫn còn những hạn chế: Cơ cấu dịch vụ
nông nghiệp còn nhỏ, chưa được coi là một ngành kinh doanh thực sự.
c) Giải thích:
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi cao hơn ngành
trồng trọt là nhờ nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, giá cả ổn định, công
14
nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi được phát triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm
chăn nuôi được mở rộng trong nước và cho xuất khẩu.
3. Kiểm chứng (so sánh) :
Thời gian gần đây đối với bộ môn mình phụ trách, hàng năm bản thân tôi tự
triển khai vấn đề này đến các lớp học sinh trong đơn vị mình. Kết quả cho thấy
kĩ năng xử lý bảng số liệu thống kê của học sinh ở những lớp được triển khai kết
quả tốt hơn những lớp chưa được triển khai, lớp được củng cố lại nắm vững kĩ
năng xử lý bảng số liệu thống kê tốt hơn lớp mới triển khai lần đầu, các lớp trên
kĩ năng này các em thành thạo hơn.
4. Hiệu quả đạt được :
Sau khi triển khai vấn đề này vào thực tế, tôi thấy kết quả đạt được rất khả
quan có tác dụng nâng cao được kết quả học tập của học sinh, ở những lớp đã
được triển khai so với những lớp chưa triển khai thì kết quả đạt được tốt hơn,
đặc biệt ở những lớp được ôn luyện, củng cố nắm vững kĩ năng xử lý bảng số
liệu thống kê thì kết quả càng nâng lên rõ rệt. Cụ thể số học sinh đạt được điểm
khá, điểm tốt đối với dạng bài tập này tăng, giảm thiểu được số học sinh bị điểm
yếu. Kết quả của môn học có được nâng lên đáng kể.
15
III. Kết luận :
Sau khi triển khai vấn đề Những con số bao giờ cũng "biết nói" vào thực tế
của đơn vị mình đang công tác, tôi thấy vấn đề này có tính khả thi, có tác dụng
nâng cao được kết quả môn học, có thể phổ biến cho nhiều đối tượng học sinh
phổ thông THCS và THPT. Vậy, tôi viết bài này cùng các bạn đồng nghiệp tham
khảo, bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất
mong đựơc các bạn đồng nghiệp góp ý kiến cho bài viết được tốt hơn. Tôi chân
thành cám ơn !./.
Cao Bằng ngày 25 tháng 02 năm 2011
Người viết
Nhận xét của Thủ trưởng đơn vị : Nguyễn Mạnh Đường
(Ký và đóng dấu)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trong_dia_ly_nhung_con_so_bao_gio_cung_biet_noi_lv__2724.pdf