Xã Nam Xuân là xã có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hiện chưa được khai thác triệt để. Nằm ở vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, nhất là nông nghiệp, có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương khác. Xã có nhiều điều kiện thuận lợi để hội nhập, cùng phát triển với các địa phương khác. Tuy nhiên, sự phát triển chưa tương xứng với điều kiện vốn có. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng các cây lâu năm xen kẽ với các cây hàng năm phục vụ cho nhu cầu của thị trường nhỏ chưa vươn xa được.
63 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thông, hiện nay bưu điện.
Xã có 11 thôn nhưng đến nay chỉ có 3/11 thôn có điểm internét đến thôn = 27,2 % Theo tiêu chí quy định tại QĐ 491 thì điểm phục vụ Internet đến các thôn.
Nhà ở dân cư
Đời sống của người dân trong xã còn nhiều khó khăn, vì vậy số nhà ở dột nát được thay thế hầu hết bằng những ngôi nhà với những chất liệu bền đẹp hơn vẫn còn rất ít.
Toàn xã có 1.450 căn nhà, trong đó có 1.224 căn nhà tạm chiếm tỷ lệ 84,4%, số nhà tạm dột nát là 46 nhà chiếm tỷ lệ 3,1%. Tuy vậy, số nhà kiên cố đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng là 180 căn mới chỉ đạt 12,5%.
Hiện trạng nhà tạm hầu hết là nhà gỗ cấp 4 mái lợp tôn, tường bao quanh bằng ván, nền láng xi măng, nhà tắm, nhà vệ sinh tách riêng hoặc không có công trình phụ. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn xây dựng (14 m2/người) chỉ có 12,5% tổng số hộ.
Hệ thống tổ chức chính trị xã hội
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cấp ủy Đảng Chính quyền xã đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng đề án và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, việc thực hiện các nội dung đề án chủ yếu dựa vào cơ chế, chính sách hiện hành căn cứ vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ xã vẫn chưa đáp được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, yêu cầu phải đào tạo bồi dưỡng để đảm bảo thực hiện tốt các công việc quản lý hành chính cũng như triển khai các chương trình hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã.
An ninh, trật tự xã hội
Nhìn chung tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời gian qua cơ ban ổn định, địa phương không để xảy ra các vụ việc phức tạp như biểu tình bạo loạn, khiếu kiện đông người và vượt biên trái phép. Song tình hình vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng và tiềm ẩn những vấn đề phức tạp trên một số lĩnh vực như: Trộm cắp, bài bạc an toàn giao thông, đặc biệt là tội phạm, tệ nạn xã hội ma túy phát sinh trên địa bàn.
Phong trào toàn dân phòng chống tội phạm chưa được triển khai và đi vào chiều sâu, thu hút các tổ chức ban ngành và toàn thể nhân dân tham gia tích cực.
Hoạt động của ban công an xã còn nhiều mặt còn hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động thường xuyên, nhằm đảm bảo tốt công tác an ninh chính trị trên địa bàn- công tác bám nắm địa bàn để phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật chưa kịp thời, việc quản lý nhân hộ khẩu chưa chặt chẽ, tình hình trộm cắp, phá hoạt tài sản, đánh nhau, gây rối trật tự còn xảy ra nhiều, cùng với đó là tình trạng vi phạm giao thông còn phổ biến.
3.2.4.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của xã, là nguồn thu nhập chính của phần lớn các hộ gia đình trong xã. Nông nghiệp xã Nam Xuân chủ yếu tập trung ở ngành trồng trọt và chăn nuôi. Xã hầu như không có sản xuất lâm nghiệp, thủy sản cũng chỉ phát triển ở quy mô nhỏ lẻ với giá trị sản xuất không cao.
Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng của xã năm 2014 đạt 3425 ha với nhiều loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao.
Cây cà phê là loại cây trồng chủ yếu của xã với diện tích là 1663 ha, năng suất là 2,3 tấn/ha, đạt sản lượng hàng năm là 3900 tấn.
Cây công nghiệp dài ngày tuy có diện tích lớn nhưng sản lượng không cao, năng suất thấp. Nguyên nhân là do một số loại cây trồng đang trong thời kì chăm sóc và một số diện tích được trồng mới chưa mang lại thu hoạch nên sản lượng hàng năm không cao và có năng suất thấp.
Diện tích cây lương thực đạt 945 ha, đã hoàn thành kế hoạch sản xuất nông nghiệp của xã, trong đó, diện tích lúa là 235 ha và cho sản lượng: 1410 tấn/ha; diện tích ngô đạt 710 ha khá cao so với diện tích trồng lúa và có sản lượng là 4720 tấn/ha
Ngoài ra, xã còn trồng nhiều loại cây khac nhau như đậu nành (170 ha), đậu phụng (30 ha), đậu các loại (25 ha), rau (30 ha),... góp phần mang lại giá trị kinh tế không hề nhỏ cho nông dân, giúp nông dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế cho gia đình.
Chăn nuôi
Trong những năm gần đây, trên địa bàn xã đang chủ yếu phát triển chăn nuôi heo và gia cầm ( chủ yếu là gà ) với tổng số con lần lượt là 5.000 con và 30.000 con, ngoài ra còn chăn nuôi một số loại động vật như: bò (420 con), dê (450), heo rừng (120), ...góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, gánh bớt nỗi lo chi phí trong sản xuất nông nghiệp.
Chăn nuôi chủ yếu phát sinh nhỏ lẻ ở mỗi hộ gia đình, theo hình thức tự cung-tự cấp, thời gian nhàn rỗi trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Lâm nghiệp
Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp của xã Nam Xuân là 71,98 ha, chủ yếu là đất rừng sản xuất; do sự khai hoang, phá rừng để nương làm rẫy của người dân và số diện tích này chủ yếu là trồng cây trồng như: sắn, đậu nành, đậu xanh, bắp,... trồng xen kẽ với các loại cây lâu năm như: điều, cao su,... để tăng thêm thu nhập.
3.2.4.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ
Trên địa bàn xã hầu như không phát triển các ngành sản xuất công nghiệp. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cũng chủ yếu là xay xát lương thực và may mặc.
Thương mại-dịch vụ: Do việc đầu tư cơ sở hạ tầng của xã chưa được đồng bộ nên việc phát triển kinh tế của địa phương trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ còn rất hạn chế, việc phát triển thương mại-dịch vụ chủ yếu là ở mặt hàng nông sản thông qua mua bán các loại hàng hóa nông sản. Gần đây, trên địa bàn xã cũng đã có một số đại lý mới được xây dựng như đại lý phân bón-thuốc trừ sâu, đại lý chuyên thu mua hàng hóa nông sản, một số hàng quán tạp hóa, quán ăn,
Hình thức tổ chức sản xuất:
Xã Nam Xuân hiện không có mô hình sản xuất kinh tế nổi bật, hình thái tổ chức kinh tế hiện nay phần lớn là kinh tế hộ gia đình với quy mô nhỏ. Mặc dù có điều kiện đất đai thuận lợi cho việc hình thành các trang trại sản xuất, nhưng do điều kiện vốn và kỹ thuật, nên đến nay toàn xã chưa có trang trại đã được cấp chứng nhận.
Toàn xã hiện chỉ có 03 hợp tác xã, HTX nước sạch tại thôn Đắk Thanh và thôn Đắk Xuân; có 01 hợp tác xã Khánh Thư chuyên sản xuất kinh doanh gạch ngói, nông sản và vật liệu xây dựng; 02 đại lý thu mua nông sản; 02 đại lý vật liệu xây dựng; 01 đại lý phân bón và 01 Công ty khai thác đá. Các hợp tác xã này hiện nay làm ăn không hiệu quả.
3.2.5. Đánh giá tổng quan về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
* Thuận lợi:
- Điều kiện đất đai và khí hậu của xã nhìn chung phù hợp cho phát triển đa dạng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày phù hợp với tập quán và trình độ sản xuất của nhân dân.
- Xã có nhiều khe suối, nguồn nước mặt khá phong phú có thể xây dựng các công trình thủy lợi để khai thác nước tưới phục vụ cho cây trồng.
- Điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển lúa nước gần 180 ha lúa 1và 2 vụ sẽ là giải pháp tốt giúp các hộ có thể sớm ổn định, cải thiện đời sống.
- Xã hiện có các mỏ đá đã và đang được khai phục nhằm phục vụ cho hoạt động xây dựng trên địa bàn và các địa bàn lân cận của huyện. .
* Hạn chế:
- Vị trí địa lý của xã nằm khá xa trung tâm huyện với điều kiện giao thương không thuận lợi, trong khi các địa bàn xã lân cận cũng là những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, nên việc giao lưu phát triển kinh tế cho xã khá hạn chế.
- Điều kiện địa hình dốc, chia cắt mạnh đất đai dễ bị xói mòn rửa trôi, nên cần chú trọng các biện pháp canh tác thích hợp cho đất đồi, cũng như chú trọng trồng rừng trên các đồi núi dốc.
- Lượng mưa hàng năm phân bố không đều, do đó cần bố trí cây trồng và thời vụ gieo trồng phù hợp. Mùa khô khắc nghiệt, kéo dài, hệ thống sông suối phụ thuộc vào hồ đập của huyện Đắk Mil nên không chủ động được nguồn nước tưới vì vậy cần chú ý xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi hồ đập để đảm bảo đủ nước cho cây trồng phát triển.
- Đất đai sản xuất nhỏ lẽ, manh mún, chưa tập trung giữa các hộ trong gia đình và diện tích xâm canh của các hộ của địa bàn khác là khó khăn đối với công tác quy hoạch bố trí sử dụng đất và hình thành vùng chuyên canh.
- Là một xã với xuất phát điểm về kinh tế - xã hội còn thấp; tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ chậm phát triển.
- Trong sản xuất nông nghiệp, việc đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, năng suất các loại cây trồng thấp.
- Sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như tình trạng thời tiết xảy ra hạn hán hoặc mưa nhiều trong quá trình ra hoa các các loại cây trồng đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và thu nhập của ngành.
- Lao động hầu hết là lao động nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, thiếu chủ động sáng tạo và vươn lên trong sản xuất nên năng suất và chất lượng lao động thấp.
- Tình trạng dân cư phân bố không tập trung, các cụm dân cư thưa thớt nên rất khó khăn trong việc đầu tư cơ sợ hạ tầng các hệ thống điện, đường, trường, công tác quy hoạch của xã.
- Các công trình cơ sở hạ tầng như: giao thông, cấp điện, trạm y tế, trường học, thủy lợi, đã và đang được đầu tư xây dựng, nhưng vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Môi trường nông thôn chưa đảm bảo: xã chưa có bãi rác tập trung, các công trình chăn nuôi chưa hợp vệ sinh, tỷ lệ các hộ có đủ 3 công trình nhà tắm, nhà cầu, bể nước đạt tiêu chuẩn còn thấp.
- Đời sống của đại bộ phận dân cư còn nghèo, nên việc huy động vốn phục vụ cho phát triển sản xuất và xây dựng trong dân cư còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đây là động lực vừa là nội lực chính cho việc phát triển kinh tế - xã hội của các vùng nông thôn theo các tiêu chí ccủa xây dựng nông thôn mới.
- Tình hình an ninh tuy đã ổn định nhưng tiềm ẩn những diễn biến phức tạp như ma túy, mại dâm, HIV, trôn cắp, bài bạc.... nên rất cần được sự phối hợp quan tâm thường xuyên chặt chẽ về mọi mặt của các cấp, các ngành.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
Thu thập những tài liệu có sẵn liên quan đến việc nghiên cứu, bao gồm:
- Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã (các nguồn tài nguyên, dân số, lao động, văn hóa, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng)
- Các báo cáo về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội năm 2012-2014 và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã đến năm 2020.
- Báo cáo về tình hình sử dụng đất đai của xã năm 2012-2014
- Các nguồn tài liệu từ internet, sách, báo,
- Tất cả các tài liệu có liên quan khác
3.3.2. Phương pháp xử lí số liệu và thông tin
- Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp thống kê nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu tổng quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã.
Các chỉ tiêu sử dụng: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển,.
- Xử lý số liệu trên máy tính theo phần mềm Excel
3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá nức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
Tỉ lệ sử dụng đất đai: là tỉ số giữa hiệu của tổng diện tích đất đai và diện tích đất chưa sử dụng với tổng diện tích đất đai.
Tỷ lệ sử dụng đất đai(%)=(Tổng diện tích đất đai- Diện tích đất chưa sử dụng)/ Tổng diện tích đất đai.
Tỷ lệ sử dụng loại đất(%)=(Diện tích của các loại đất (đất NN, LN)/ Tổng diện tích đất đai.
* Tốc độ phát triển: còn gọi là chỉ số phát triển, là chỉ tiêu tương đối dùng để phản ánh nhịp điệu biến động của hiện tượng nghiên cứu qua hai thời kỳ/ thời điểm khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm. Tốc độ phát triển được tính bằng cách so sánh giữa hai mức độ của chỉ tiêu trong dãy số biến động theo thời gian, trong đó một mức độ được chọn làm gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các loại tốc độ phát triển sau:
- Tốc độ phát triển liên hoàn (hay tốc độ phát triển từng kỳ) dùng để phản ánh sự phát triển của hiện tượng qua từng thời gian gắn liền nhau, được tính bằng cách so sánh một mức độ nào đó trong dãy số ở kỳ nghiên cứu với mức độ liền trước đó. Công thức tính:
Trong đó: ti - tốc độ phát triển liên hoàn;
yi - mức độ chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu;
yi-1- mức độ chỉ tiêu ở kỳ liền kề trước kỳ nghiên cứu.
* Chỉ tiêu hiệu quả về mặt xã hội, bao gồm các chỉ tiêu:
- Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người
- Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn.
* Chỉ tiêu hiệu quả về môi trường, bao gồm các chỉ tiêu:
Độ
che phủ
=
Diện tích trồng cây lâu năm + diện tích đất lâm nghiệp có rừng
x 100%
Diện tích đất tự nhiên
Hệ số sử
dụng đất
=
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm
Tổng diện tích trồng cây hàng năm
PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
4.1.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2012-2014
Bảng 4.1: Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2012-2014
(ĐVT: Ha )
TT
Loại đất
2012
2013
2014
So sánh
2013/2012
2014/2013
Lượng +/-
Tốc độ (%)
Lượng +/-
Tốc độ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
2.991,95
2.991,95
2.991,95
0
1
0
1
1
Đất nông nghiệp
2.809,26
2.809,14
2.808,27
-0,12
0,99
-0,87
0,99
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
2.730,76
2.730,64
2.729,77
-0,12
0,99
-0,87
0,99
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
622,57
607,20
586
-15,37
0,97
-21,2
0,96
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
2.108,19
2.123,44
2.143,77
15,25
1
20,33
1
1.2
Đất lâm nghiệp
71,98
71,98
71,98
0
1,01
0
1,01
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
6,52
6,52
6,52
0
1
0
1
2
Đất phi nông ngiệp
169,48
169,60
170,47
0,12
1,01
0,87
1,01
2.1
Đất ở
56,43
56,49
56,56
0,06
1
0,07
1
2.2
Đất chuyên dùng
35,64
35,70
36,50
0,06
1
0,8
1,02
2.3
Đất phi nông nghiệp khác
77,41
77,41
77,41
0
1
0
1
( Nguồn: UBND xã Nam Xuân)
Theo số liệu thống kê năm 2014, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.991,95 ha; trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 2.808,27 ha chiếm 93,86% quỹ đất của xã, diện tích đất phi nông nghiệp là 170,47 ha chỉ chiếm 5,7% tổng quỹ đất của xã và diện tích đất chưa
sử dụng chỉ chiếm 0,44% ( 13,21 ha ) quỹ đất của xã. Trong tổng quỹ đất tự nhiên của xã, diện tích đất của hộ gia đình chiếm 2.844,19 ha, còn UBND xã chỉ chiếm diện tích là 16,31 ha.
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Xuân chủ yếu là trồng xen kẽ các cây hàng năm với cây lâu năm. Những năm gần đây, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã giảm dần, từ 2.730,76 ha năm 2012 xuống còn 2.729,77 ha năm 2014, nguyên nhân là do sự giảm xuống của đất trồng cây hàng năm. Đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng dần, năm 2014 có diện tích là 2.143,77 ha tăng 35,58 ha so với năm 2012 là 2.108,19 ha. Diện tích đất trông cây hàng năm năm 2012 là 622,57 ha đến năm 2014 giảm xuống chỉ còn diện tích là 586 ha.
Nguyên nhân của sự giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp là do một số vùng đất trồng cây hàng năm không có năng suất cao trong trồng trọt phải chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, thêm vào đó dưới sự gia tăng nhanh dân số nên đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở hoặc đất phi nông nghiệp.
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của xã năm 2012 là 169,48 ha, đến năm 2014 diện tích tăng lên đạt 170,47 ha.
Là một xã thuần nông, công nghiệp chưa phát triển, diện tích đất nông nghiệp chiếm 93,86% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Với vốn đất nông nghiệp như vậy nên diện tích đất nông nghiệp trên đầu người khá cao, thuận lợi cho việc sản xuất phát triển kinh tế, mang lại thu nhập cao cho người dân, giúp cho người dân ổn định cuộc sống. Trong khi đó, đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 5,7%, chủ yếu là nhà ở cho người dân và cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt vật chất-tinh thần cho nhân dân trong xã như: trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, bưu điện, hội trường thôn...
4.1.2. Mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã
Với lợi thế là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp, cho nên tại đây các loại hình sử dụng đất cũng mang những đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh. Diện tích đất nông nghiệp của xã là 2.808,27 ha, chiếm 93,86% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 4.2: Các loại hình sử dụng đất chính
TT
Loại hình sử dụng đất
Diện tích
(Ha)
Tỷ lệ(%)
Loại hình sử dụng
Đất sản xuất nông nghiệp
2729,77
1
Chuyên lúa
Chuyên ngô
235
710
8,6
26
Lúa Đông Xuân-Lúa Hè Thu
Ngô Đông Xuân-Ngô Hè Thu-Ngô Thu Đông
2
Chuyên sắn
25
0,9
Chủ yếu trồng sắn
3
Chuyên màu
210
7,7
Trồng xen canh giữa các đậu như: đậu xanh, đậu nành, đậu lạc
4
Đất sản xuất nông nghiệp khác
1.171
56,8
Trồng xen các loại cây lâu năm với cây hàng năm
( Nguồn: UBND xã Nam Xuân )
Qua bảng số liệu cho thấy: Loại hình sử dụng đất chuyên lúa là 2 vụ ( lúa Đông Xuân-lúa Hè Thu) với diện tích là 235 ha chiếm 8,6% trong tổng số đất sản xuất nông nghiệp của xã. Loại hình sử dụng đất chuyên ngô gồm 3 vụ là ngô Đông Xuân-ngô Hè Thu-ngô Thu Đông với tổng diện tích là 710 ha chiếm 26% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Loại hình sử dụng đất chuyên sắn có tổng diện tích là 25 ha chiếm 0,9% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Loại hình này được trồng chủ yếu ở đồi núi, đất rừng sản xuất.
Loại hình sử dụng đất chuyên màu có diện tích là 210 ha chiếm 7,7% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Loại hình này là trồng xen kẽ các loại đậu với nhau giữa các mùa vụ và được trồng chủ yếu ở các đồi núi, ven suối và trên đất phù sa.
4.1.3. Biến động diện tích,năng suất một số loại cây trồng trên đất nông nghiệp giai đoạn 2012-2014
4.1.3.1. Cây trồng trên đất hàng năm
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất một số cây trồng trên đất hàng năm năm 2012-2014
Chỉ tiêu
Cây trồng
2012
2013
2014
So sánh
2013/2012
2014/2013
Lượng +/-
Tỷ lệ (%)
Lượng +/-
Tỷ lệ (%)
Diện tích
(Ha)
Lúa
200
192
235
-8
96
43
122,4
Ngô
1.852
805
710
-1.047
43,47
-95
88,2
Đậu xanh
65
10
10
-55
15,38
0
100
Sắn
74
65
25
-9
87,84
-40
38,46
Đậu Lạc
245
50
30
-195
20,41
-20
60
Đậu nành
730
140
170
-590
19,18
30
121,43
Sản lượng (Tấn)
Lúa
1.173
921,5
1.410
-251,5
78,56
488,5
153,01
Ngô
12.074
5.235
4.720
-6.839
43,36
-515
90,16
Đậu xanh
65
10
10
-55
15,38
0
100
Sắn
1.480
1.250
500
-230
84,46
-750
40
Đậu Lạc
367,5
75
45
-292,5
20,41
-30
60
Đậu nành
1.460
280
340
-1.180
19,18
60
121,43
Năng suất (Tấn/ha)
Lúa
5,78
4,8
6
-0,98
83,04
1,2
125
Ngô
6,52
6,5
6,65
-0,02
99,69
0,15
102,31
Đậu xanh
1
1
1
0
100
0
100
Sắn
20
19,23
20
-0,77
96,15
0,77
104
Đậu Lạc
1,5
1,5
1,5
0
100
0
100
Đậu nành
2
2
2
0
100
0
100
(Nguồn: UBND xã Nam Xuân )
Theo số liệu cho thấy, một số cây trồng hàng năm có diện tích lớn ở xã như: cây ngô được trồng nhiều nhất với diện tích 710 ha (năm 2014), tiếp theo là cây lúa với diện tích trồng năm 2014 là 235 ha, đậu nành đứng thứ 3 với diện tích là 170 ha ( năm 2014), cây trồng hàng năm được trồng ít nhất là đậu xanh với diện tích năm 2014 chỉ có 10 ha và cây sắn với diện tích là 25 ha ( năm 2014).
Diện tích trồng cây hàng năm có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm; diện tích cây lúa tăng 35 ha sau năm 2014; diện tích các cây hàng năm còn lại giảm mạnh như: diện tích trồng ngô năm 2012 là 1.852 ha nhưng đến năm 2014 giảm xuống còn 710 ha, diện tích đậu xanh năm 2012 là 65 ha đến năm 2014 giảm 55 ha xuống chỉ còn 10 ha, diện tích trồng sắn cũng có xu hướng giảm mạnh xuống chỉ còn 25 ha năm 2014 (so với năm 2012 là 74 ha), diện tích đậu lạc cũng giảm 215 ha xuống còn có 30 ha năm 2014 ( năm 2012 diện tích là 245 ha), còn diện tích đậu nành cũng giảm mạnh từ 730 ha năm 2012 xuống còn 170 ha năm 2014. Nguyên nhân của sự giảm mạnh về diện tích cây trồng hàng năm này là do người dân chuyển đổi cây trồng từ cây hàng năm sang cây lâu năm có giá trị kinh tế cao hơn và một phần cũng là do sự gia tang nhanh dân số nên chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Sản lượng của cây trồng cũng thay đổi theo hàng năm, chủ yếu là sản lượng giảm xuống qua các năm. Cụ thể là: sản lượng của cây ngô năm 2012 là 12.074 tấn, đến năm 2014 giảm xuống chỉ còn 4.720 tấn; sản lượng của đậu lạc năm 2012 là 367,5 tấn, đến năm 2014 giảm xuống còn 45 tấn; sản lượng của sắn cũng giảm mạnh xuống chỉ còn 500 tấn ( năm 2014) so với năm 2012 là 1.480 tấn. Chỉ có sản lượng của cây lúa là có sự tăng lên, sản lượng cây lúa năm 2014 đạt 1.4190 tấn ( năm 2012 là 1.173 tấn). Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do diện tích của các cây trồng giảm xuống theo sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm sang cây lâu năm.
Về năng suất cây trồng, năng suất của các cây trồng không có sự thay đổi đáng kể, năng suất của các cây trồng không cao. Nguyên nhân năng suất của các cây trồng không tương xứng với tiềm năng đất đai là do sự lạm dụng các thuốc phân bón, thuốc trừ sâu gây hại cho đất khiến đất bị độc hại, bạc màu, bên cạnh nữa là do đến mùa thu hoạch thời tiết thường mưa nhiều gây ảnh hưởng khi thu hoạch và do sự phá hoại của chim, chuột,....
4.1.3.2. Cây trồng trên đất lâu năm
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất một số cây trồng trên đất lâu năm 2012-2014
Chỉ tiêu
Cây trồng
2012
2013
2014
So sánh
2013/2012
2014/2013
Lượng +/-
Tỷ lệ (%)
Lượng +/-
Tỷ lệ (%)
Diện tích (Ha)
Cà phê
756
1.648
1.663
892
217,99
15
100,91
Hồ tiêu
37
53
65
16
143,24
12
122,64
Điều
197
175
157
-22
88,83
-18
89,71
Cao su
230
260
275
30
113,04
15
105,77
Sản lượng (Tấn/ha)
Cà phê
2.875
3.667,5
3.900
792,5
127,56
232,5
106,33
Hồ tiêu
74
95
111,2
21
128,37
16,2
117,05
Điều
197
175
157
-22
88,83
-18
89,71
Cao su
142,7
176,4
490
33,7
123,61
313,6
277,77
Năng suất (Tấn)
Cà phê
3,8
2,23
2,35
-1,57
58,68
0,12
105,38
Hồ tiêu
2
1,79
1,73
-0,21
89,5
-0,06
96,65
Điều
1
1
1
0
100
0
100
Cao su
0,62
0,68
1,78
0,06
109,68
1,1
261,76
( Nguồn: UBND xã Nam Xuân )
Do người dân chuyển đổi cây trồng từ cây hàng năm sang cây lâu năm nên diện tích gieo trồng của cây lâu năm có sự tăng đột biến, nhất là cây cà phê, năm 2012 diện tích cà phê của xã chỉ có 756 ha nhưng chỉ sau có 2 năm diện tích cây cà phê đã có sự tăng đột biến lên đến 1.663 ha. Diện tích cây tiêu cũng tăng, sau 2 năm diện tích cây tiêu tăng 28 ha ( năm 2012 là 37 ha, đến năm 2014 là 65 ha). Diện tích cao su cũng tăng, năm 2012 diện tích đạt 230 ha, đến năm 2014 đạt 275 ha tăng 45 ha.Chỉ có diện tích của cây điều là giảm, năm 2012 diện tích cây điều là 197 ha, sau 2 năm diện tích cây điều giảm xuống còn 157 ha.
Năng suất của cây cà phê năm 2012 là 3,8 tấn/ha, đến năm 2014 giảm xuống chỉ còn 2,35 tấn/ha. Năng suất của các cây lâu năm còn lại cũng có sự tăng giảm nhưng không đáng kể.
Năng suất của các loại cây lâu năm chưa tương xứng so với số diện tích đã được gieo trồng. Nguyên nhân là phần lớn diện tích đất canh tác cây lâu năm còn đang trong giai đoạn chăm sóc chưa cho thu hoạch và một số diện tích là được trồng mới nên năng suất của các cây trồng lâu năm chỉ phụ thuộc vào số diện tích cũ đang cho thu hoạch.
Sản lượng của các cây trồng tăng mạnh theo các năm, sản lượng tăng nhiều nhất là cây cà phê với sản lượng năm 2014 đạt 3.900 tấn (năm 2012 là 2.875 tấn), tiếp theo là cây tiêu với sản lượng năm 2014 là 111.2 tấn (năm 2012 là 74 tấn) và cây cao su cũng có sản lượng tăng lên đạt sản lượng 490 tấn năm 2014 ( năm 2012 chỉ được 142.7 tấn). Chỉ có cây điều là sản lượng giảm xuống, năm 2012 có sản lượng là 197 tấn, đến năm 2014 chỉ còn 157 tấn.
4.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Nam Xuân
4.2.1. Về mặt kinh tế
4.2.1.1. Tỷ lệ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Bảng 4.5: Tỷ lệ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012-2014
Diện tích
ĐVT
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
So sánh
2013/2012
2014/2013
Lượng +/-
Tốc độ(%)
Lượng +/-
Tốc độ (%)
Đất sản xuất nông nghiệp
Ha
2.730,76
2.730,64
2.729,77
-0,12
0,99
-0,87
0.99
Tổng diện tích đất tự nhiên
Ha
2.991,95
2.991,95
2.991,95
0
1
0
1
Tỷ lệ sử dụng đất
%
91,27
91,27
91,24
0
1
-0,03
0.99
( Nguồn: UBND xã Nam Xuân )
Qua bảng 4.5 cho thấy, xã Nam Xuân là một xã có tỷ lệ sử dụng đất ở mức cao nhưng đang có nguy cơ giảm dần qua các năm. Nguyên nhân có xu hướng giảm như vậy là do quá trình gia tăng nhanh dân số và quá trình đô thị hóa làm cho một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang mục đích khác như: đất ở, đất xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công trình công cộng,...kéo theo tỷ lệ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giảm dần qua các năm. Việc đất nông nghiệp giảm như vậy có tác động lớn đối với người dân trong xã vì gần như toàn bộ dân số trong xã là sản xuất nông nghiệp, điều này ảnh hưởng đến đời sống của người dân và không đảm bảo cho an ninh lương thực của xã trong tương lai.
Tuy nhiên, việc giảm như vậy cũng là một cơ hội cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của xã trong tương lai vì nó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật tiền đề cho phát triển, góp phần nâng cao mức sống của người dân, làm thay đổi bộ mặt xã hội.
Cây trồng chủ yếu của xã là cây cà phê với diện tích là 1.663 ha năm 2014, tuy nhiên năng suất và sản lượng của cây cà phê không được cao do phần lớn là diện tích trồng mới và diện tích đang chăm sóc. Năng suất cà phê năm 2014 chỉ đạt 2,35 tấn/ha với sản lượng đạt 3.900 tấn thấp hơn năng suất năm 2012 là 3,8 tấn/ha với sản lượng 2.875 tấn.
Năng suất cây lúa năm 2014 đạt 6 tấn/ha với sản lượng đạt 1.410 tấn, cao hơn năng suất năm 2012 là 5,78 tấn/ha với sản lượng đạt 1.173 tấn. Nguyên nhân năng suất và sản lượng tăng là do diện tích trồng lúa tăng lên ( năm 2014 có diện tích là 235 ha so với năm 2012 là 200 ha).
Năng suất cây ngô tương đối ổn định, đạt 6,65 tấn/ha (năm 2014). Sản lượng của cây ngô giảm mạnh qua các năm, sản lượng cây ngô năm 2012 đạt được 12.074 tấn nhưng đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 4.720 tấn. Nguyên nhân là do sự giảm mạnh về diện tích trồng ngô, chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao và chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp.
Năng suất của các cây còn lại tương đối ổn định, như: năng suất của cây điều (1 tấn/ha),sắn (20 tấn/ha), đậu nành (2 tấn/ha),.... Sản lượng của các cây này cũng thay đổi dần qua các năm, nguyên nhân chính vẫn là do sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong xã.
4.1.2.2. Hệ số sử dụng đất sản xuất trồng cây hàng năm
Bảng 4.6: Hệ số sử dụng đất sản xuất trồng cây hàng năm
TT
Loại đất
Diện tích (ha)
So sánh
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
2013-2012
2014-2013
1
Đất sản xuất nông nghiệp
2.730,76
2.730,61
2.729,77
-0,15
-0,84
2
Đất trồng cây hàng năm
622,57
607,2
586
-15,37
-21,2
3
Hệ số
0,23
0,22
0,21
-0,01
-0,01
(Nguồn: UBND xã Nam Xuân)
Hệ số sử dụng đất hay còn gọi là số vụ/năm. Qua bảng số liệu cho thấy, hệ số sử dụng đất sản xuất trồng cây hàng năm giảm dần qua các năm, năm 2012 có hệ số sử dụng đất là 0,23 lần, năm 2013 giảm xuống 0,01 lần chỉ còn 0,22 lần và đến năm 2014 chỉ còn lại 0,22 lần. Nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng chuyển từ trồng cây hàng năm sang cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như cây cà phê, cây tiêu, cao su,....
4.2.2. Về mặt xã hội
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất đối với lao động sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, khi được giao đất, người lao động có tư liệu sản xuất để canh tác, sản xuất ra lương thực. Thực tế ở địa phương sản xuất nông nghiệp đã thu hút được nguồn lao động và giải quyết việc làm tại chỗ.
Hiện nay, dân số của xã Nam Xuân là 7.756 nhân khẩu và tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.991,95 ha với diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người là 2,76 km/người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 61,8 % dân số của xã. Dân số tăng nhanh làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Vì diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm cho nên người nông dân cần phải chú trọng đến việc sử dụng đất sao cho hợp lý, phù hợp với tiềm năng của đất để tận dụng tối đa các ưu thế của vùng, nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả sử dụng đất, chống gây lãng phí tiềm năng đất đai....
Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã trên các lĩnh vực sản xuất trồng trọt (cây lương thực và các loại cây hàng hóa chủ yếu), chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; tỷ trọng hàng hóa ;do điều kiện phần lớn dân số là người đồng dân tộc thiểu số nên hình thức tổ chức sản xuất kém hiệu quả, cơ sở hạ tầng phụ vụ cho sản xuất còn yếu kém, vị trí địa lý kinh tế không thuận lợi, nên đến nay đời sống của đại bộ phận dân cư trong vùng vẫn còn hết sức khó khăn. Thu nhập của hộ chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp, bình quân đầu người khoảng 14,5 trđ/người/năm chỉ đạt 1,1/1,3 lần so với thu nhập bình quân đầu người chung của tỉnh là 18 trđ/năm.Thu nhập chính của người dân trên địa bàn xã là từ sản xuất nông nghiệp (chiếm > 92%), nên mức sống của người dân nhìn chung thấp.
4.2.3. Về mặt môi trường
Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, do đó để cho quá trình sản xuất được bền vững ngoài vấn đề về kinh tế-xã hội, chúng ta phải xem xét về mặt môi trường. Một loại hình sử dụng đất được gọi là bền vững về mặt môi trường khi các hoạt động trong loại hình sử dụng đất đó không có ảnh hưởng xấu đến môi trường và có khả năng cải thiện đất đai. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường thì chỉ tiêu sử dụng đất chỉ là tương đối chứ không phản ánh hết được những lợi ích mà sản xuất nông nghiệp mang lại cho môi trường. Vì vậy, để có thể đánh giá khách quan một phần nào đó những lợi ích mang lại cho môi trường thì chỉ tiêu độ che phủ và hệ số sử dụng đất cũng góp một quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường.
Độ che phủ: Là tỷ lệ diện tích rừng trên một đơn vị diện tích hay lãnh thổ. Ví dụ độ che phủ của rừng ở Việt Nam năm 2005 là 35,5%.
Bảng 4.7: Độ che phủ
Độ che phủ
74%
100% x
Diện tích trồng cây lâu năm (ha) + diện tích đất lâm nghiệp có rừng (ha)
2.143,77 + 71,98
Diện tích đất tự nhiên (ha)
2.991,95
( Nguồn: UBND xã Nam Xuân )
Qua bảng số liệu cho thấy, xã Nam Xuân có độ che phủ cao đạt 74% là do xã có diện trồng cây lâu năm cao (diện tích trồng cây lâu năm năm 2014 là 2.143,77 ha). Với độ che phủ cao như vậy, quá trình sản xuất nông nghiệp đã góp phần tạo một môi trường như: hạn chế xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa, giảm ô nhiễm môi trường do người dân sử dụng nhiều hóa chất độc hại, cải tạo lại đất đai, nâng cao độ phì nhiêu của đất, giữ nước trong mùa khô,...Tóm lại, trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, do đó để cho quá trình sản xuất được bền vững, ngoài vấn đề về kinh tế-xã hội, chúng ta phải xem xét đến vấn đề môi trường. Bởi vì môi trường có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với đời sống cây trồng, vật nuôi cũng như con người.
Trong tương lai, khi dân số ngày càng tăng lên dẫn đến nhu cầu lương thực ngày càng lớn. Do vậy, vấn đề nâng cao hệ số sử dụng đất là điều rất cần thiết, trong thời gian tới cần có sự thay đổi phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã như:
Sử dụng tối đa quỹ đất hiện có, đưa phần diện tích chưa sử dụng vào sử dụng nhằm cải tạo đất hoang hóa.
Trồng xen nhiều loại cây trồng với nhau làm giảm xói mòn, rửa trôi, tăng đọ xốp cho đất, tăng độ che phủ, tận dụng nhiều loại dinh dưỡng trong đất.
Sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt đã hạn chế được lượng phân bón hóa học, tận dụng được lượng phân gia súc thải ra, làm giảm chi phí sản xuất, góp phần cải tạo độ phì nhiêu cho đất.
Bên cạnh đó cũng có mặt tiêu cực trong nông nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường:
+ Hiện tượng xói mòn, rửa trôi vẫn còn. Tốc độ đô thị hóa tăng lên mà độ che phủ thấp sẽ tác động đến sự sống của con người và sinh vật,...
+Khai thác hết nguồn dinh dưỡng từ đất, làm cho đất bạc màu.
+ Lượng thuốc hóa học sử dụng tăng lên gây hại đến môi trường sống cho chúng ta.
4.2.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Mặt tích cực:
Trong nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, mở rộng quy mô sản xuất, tích cực thâm canh tăng vụ làm cho hệ số sử dụng dất tăng lên, năng suất và sản lượng cây trồng luôn có sự tương đồng giữa các vụ gieo trồng. Từ đó đã giải quyết được nhiều lao động nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhờ được đầu tư về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn và kỹ thuật mà lượng hàng hóa nông sản đa dạng, đồng thời tạo ra các vùng chuyên canh để có lượng hàng hóa lớn để phục vụ nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn, tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ và công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển.
Mặt tồn tại:
Chưa tạo ra được nhiều mô hình sản xuất tập trung có quy mô như mô hình kinh tê trang trại...
Ý thức của người dân trong việc sử dụng, khai thác đất chưa cao. Vẫn còn trường hợp lấn chiếm đất đai, vi phạm pháp luật trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Khả năng nắm bắt thông tin giá cả thị trường chưa nhạy bén. Khả năng kế hoạch hóa trong sản xuất nông nghiệp còn yếu kém.
Trình độ ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Nông dân chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà không thấy hậu quả về sau, gây ảnh hưởng cho sản xuất và chính họ.
4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
4.3.1. Giải pháp chung
4.3.1.1. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và chuyển dịch cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đất sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch phát triển, xây dựng nông thôn mới; cần khuyến khích sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức quy hoạch. Cần chú trọng sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh những vùng đất kém hiệu quả, cần chuyển đổi cây trồng đem lại năng suất cao. Với những vùng đất kém chất lượng, không thể sử dụng để trồng cây ngắn ngày thì có thể sử dụng để trồng cây lâu năm như cây ăn quả...
Kiên trì chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh, chuyên canh để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có khối lượng lớn, chất lượng cao, tỷ suất hàng hóa lớn với bước đi phù hợp.
Xây dựng chương trình, dự án thu hút vốn đầu tư vào đất sản xuất nông nghiệp và chế biến hàng nông sản. Nâng cao chất lượng xây dựng các dự án đầu tư chuyển dịch cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, cần khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Về sản xuất lương thực: Tập trung giải quyết cơ bản đáp ứng được lương thực tại chỗ bằng biện pháp đưa các giống mới vào sản xuất và đầu tư thâm canh để tăng năng suất chính, xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa có sản lượng lớn, chất lượng cao.
Về cây trồng hàng năm: Phát triển diện tích các cây trồng hàng năm bằng các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kết hợp đầu tư thâm canh để tăng năng suất và sản lượng.
Tập trung đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, trồng mới cây ăn quả, tập trung vào các loại cây an quả có giá trị kinh tế cao.
4.3.1.2. Giải pháp về giống và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Xác định đối với nông nghiệp thì giống là “tiền đề” và phân bón, thức ăn là “cơ sở” để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình giống cây trồng, vật nuôi. Tổ chức tốt hệ thống sản xuất giống và cung ứng giống, tăng cường quản lý nhà nước về công tác giống. Đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với tùng vùng nhằm tạo ra bước phát triển mới về chất lượng sản xuất nông nghiệp cung cấp đủ nguyên liệu có chất lượng cho chế biến phục vụ tiêu dùng và sản xuất.
Đối với giống cây lương thực cần đảy mạnh sản xuất, cung ứng giống có năng suất cao, chất lượng tốt; nghiên cứu, khảo nghiệm các giống mới tiến bộ kỹ thuật sản xuất trong nước và nhập nội để đưa nhanh vào sản xuất.
Đối với các loại cây trồng, vật nuôi mới có tiềm năng cần nghiên cứu thử nghiệm, khảo nghiệm trước khi đưa vào sản xuất quy mô lớn, tránh làm theo kiểu “phong trào”. Việc ứng dụng kỹ thuật vào sản suất được áp dụng rộng rãi, góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tạo điều kiện để nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cơ giới hóa các khâu làm đất, chăm sóc, tưới tiêu khoa học, phòng trừ dịch bệnh,.... Thực hiện các biện pháp canh tác nông nghiệp bền vững, nhất là đối với đất dốc; hạn chế sử dụng các chất hóa học độc hại trong nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, an toàn.
4.3.1.3. Giải pháp thu hút vốn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp-nông thôn, đầu tư xây dựng, đổi mới thiết bị, công nghệ các cơ sở chế biến nông sản. Tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư từ Chính phủ, vốn của các bộ, ngành trung ương, vốn từ các chương trình hợp tác quốc tế, vốn ODA, FDI, NGO... Đặc biệt chú ý đến các giải pháp phát huy nội lực, tránh tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài.
Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiêụ quả các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp-nông thôn. Đầu tư nâng cấp và xây dựng các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học-kỹ thuật vào sản xuất cho ngành nông nghiệp.
Về hệ thống thủy lợi: Tiếp tục phát triển và hoàn thiện cơ bản hệ thống thủy lợi, bảo đảm tưới tiêu an toàn, chủ động, khoa học cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống nhân dân.
Về phát triển giao thông nông thôn: Tập trung đầu tư và phát triển, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, đường giao thông liên thông xã, mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn. Tạo điều kiện cho giao lưu, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Hệ thống giao thông thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, vì đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là có khối lượng vận chuyển vật tư, hàng hóa rất lớn và quanh năm.
4.3.1.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Về chính sách đất đai: Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về tăng cường quản lý đất sản xuất nông nghiệp để kiểm soát chặt chẽ quỹ đất phục vụ sản xuất. Xây dựng và ban hành giá đất sản xuất nông nghiệp bảo đảm hài hòa quyền lợi của người sử dụng đất trong quá trình giải tỏa, thu hồi đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Khuyến khích việc tích tụ và tập trung ruồng đất đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa; nhưng phải được quản lý, giám sát chặt chẽ, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp-nông thôn.
Về chính sách đầu tư: Tăng cường đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phân cấp, quản lý ngân sách cho địa phương. Hỗ trợ nông dân để khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa và sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực; khuyến khích và có chính sách đủ mạnh để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp.
Về chính sách thuế: Tiếp tục thực hiện tốt chính sách miễn, giảm thuế theo chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh. Nghiên cứu, áp dụng việc miễn, giảm thuế phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản.
Về chính sách tín dụng: Tăng cường vốn cho vay trung và dài hạn, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng để tư vấn cho người dân các thủ tục vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Mở rộng hình thức cho vay thông qua các tổ chức xã hội hoặc đoàn thể. Áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất, phù lãi... đối với các lĩnh vực cần ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong từng thời kỳ; từng bước giảm nguồn hỗ trợ trực tiếp có tính chất bao cấp từ ngân sách nhà nước phù hợp vói cam kết gia nhập WTO.
Chính sách sử dụng cán bộ xã, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp: Quan tâm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ miễn phí hoặc giảm một phần học phí cho cán bộ. Mở rộng và từng bước xã hội hội hóa hoạt động tổ chức khuyến nông ở cơ sở để thu hút đội ngũ kỹ thuật đã qua đào tạo tham gia phục vụ phát triển sản xuất.
4.3.1.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Trình độ dân trí là trở ngại không hề nhỏ đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, cần tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông thôn nhằm phát triển nền nông nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp.
Đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học-kỹ thuật, kiến thức quản lý, kiến thức kinh tế-thị trường cho nông dân; xây dựng và phổ biến các mô hình sản xuất có hiệu quả phù hợp điều kiện thực tế của từng vùng để nông dân có thể làm theo được. Cải tiến phương pháp tập huấn cho nông dân, phát huy kiến thức, hiểu biết của họ để phổ biến lẫn cho nhau.
Thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp. Có chính sách thu hút , khuyến khích các sinh viên mới tốt nghiệp về công tác tại địa phương. Cắt cử cán bộ đi học để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho phát triẻn sản xuất nông nghiệp.
4.3.1.6. Giải pháp về thị trường
Khuyến khích các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế có sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng hóa xuất khẩu, đàu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành các loại sản phẩm có lợi thế so sánh nhằm giữ cho chi phí cung cấp hàng hóa nông sản ở mức thấp để sản phẩm có sức mạnh canh tranh trên thị trường.
Làm tốt công tác dự báo, thông tin kinh tế, thị trường, giá cả để các tổ chức kinh tế và người sản xuất nắm bắt kịp thời, xác định được kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh nhạy, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất, từ khâu cung ứng nguyên vật liệu, kỹ thuật, tổ chức sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục bổ xung hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách trợ cước, trợ giá cho người sản xuất và hỗ trợ các cơ sở chế biến nông sản. Triển khai thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa và khuyến khích xuất khẩu.
4.3.1.7. Giải pháp củng cố và phát triển quan hệ sản xuất
Tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát triển các thành phần kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Có cơ chế để thu gom hàng hóa nông sản. Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; chú trọng phát triển trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác; đẩy nhanh việc sắp xếp lại và đổi mới quản lý các vùng sản xuất; phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích nông dân đóng góp quyền sử dụng đất nông nghiệp và lao động của mình vào các doanh nghiệp; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp nông thôn.
Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế phổ biến ở nông thôn hiện nay và còn tồn tại lâu dài, có vai trò to lớn trong phát triển lực lượng sản xuất; ccàn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển với quy mô ngày càng lớn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ thành kinh tế trang trại theo quy mô phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi hoặc liên kết thành lập trang trại kinh doanh tổng hợp. Khuyến khich và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ hợp tác đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản. Củng cố và phát triển các mô hình kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực cung ứng vật tư, cây con giống nông nghiệp và có trách nhiệm cùng người nông dân tiêu thụ sản phẩm... bảo vệ lợi ích của người lao động.
4.3.2. Giải pháp cụ thể
4.3.2.1. Giải pháp về giống, cây trồng
Cần nhanh chóng đưa các giống mới, sản phẩm mới vào sản xuất, thay thế các giống cũ kém chất lượng, nhằm tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Xác định cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý, theo hướng coi trọng lợi nhuận, phòng bị thiên tai.
Tăng cường công tác bỏa vệ thực vật, làm tốt công tác dự tính, dự báo; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, phát hiện dịch bệnh và có các biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Tăng cường chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm nông sản và vật tư nông nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu.
4.3.2.2. Nâng cấp hệ thông thuỷ lợi
Phân cấp quản lý các công trình thủy nông, tiếp tục đảy mạnh thực hiện kế hoạch của phương án đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các công trình thủy lợi.
Chỉ đạo địa phương thực hiện tốt công tác sửa chữa, khắc phục những hạng mục công trình bị hư hỏng để đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất, dân sinh; thực hiện tốt công tác chống ứng, chống hạn; tưới tiêu đúng quy trình quy phạm, tiết kiệm nước để phục vụ sản xuất cho mùa khô.
Tuyên truyền, thực hiện tốt pháp lệnh khai thácbảo vệ công trình thủy lợi.
4.3.2.3. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
Khuyến khích tích tụ ruộng đất; khai thác tiềm năng đất trống đồi núi trọc và diện tích mặt nước để phát triển mạnh kinh tế trang trại, coi đó là bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động, tạo sản phẩm hàng hóa, xóa đói giảm nghèo của khu vực nông nghiệp nông thôn. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở như:điện, đường, trường, trạm, Thục hiện các chính sách về đất đai, tài chính, tính dụng, thị trường, chính sách quảng bá sản phẩm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo tập huấn, tham quan học tập các mô hình trang trại.
PHẦN NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Xã Nam Xuân là xã có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hiện chưa được khai thác triệt để. Nằm ở vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, nhất là nông nghiệp, có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương khác. Xã có nhiều điều kiện thuận lợi để hội nhập, cùng phát triển với các địa phương khác. Tuy nhiên, sự phát triển chưa tương xứng với điều kiện vốn có. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng các cây lâu năm xen kẽ với các cây hàng năm phục vụ cho nhu cầu của thị trường nhỏ chưa vươn xa được.
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều biến động phức tạp nhưng phần lớn diện tích đất đã dược đưa vào sử dụng có hiệu quả. Hiệu quả sử dụng đất không ngừng được tăng lên. Năng suất và chất lượng của các loại cây trồng đang dần được cải thiện, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã đang thay đổi theo hướng phù hợp với cơ cấu kinh tế của xã như đất nông nghiệp năm 2014 chiếm diện tích 2.808,27 ha trong tổng số 2.991,95 ha tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 2.729,77 ha chiếm 91,24 %, đất lâm nghiệp chiếm 2,41 % (diện tích đất lâm nghiệp năm 2014 là 71,98 ha). Năm 2014, diện tích đất trồng cây hàng năm là 586 ha (chiếm 19,59 %), đất trồng cây lâu năm chiếm diện tích 2.143,77 ha (chiếm 71,65 %).
Việc sử dụng đất đai phù hợp với điều kiện sẵn có của vùng, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của đất đai góp phần cải tạo đất đai, tăng độ phù nhiêu của đất. Sử dụng có hiệu quả đất đai làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, tăng thu nhập của người dân, tạo việc làm, ổn định an ninh trật tự trong xã. Sử dụng có hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp còn góp phần bảo vệ, nâng cao độ phì của đất, giảm sự ô nhiễm cho đất và gây hạn chế tác động tàn dư của các loại hóa chất độc hại đến con người và sinh vật sống trên địa bàn xã.
5.2. Kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng có hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp trong địa bàn xã Nam Xuân còn chưa đạt được so với tiềm năng của đất đai mang lại. Vì vây, tôi có một số kiến nghị sau để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong địa bàn xã:
Xã nên triển khai đồng bộ các giải pháp giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tận dụng tiềm năng đất đai và kinh tế xã hội của xã.
Xã cần ban hành các chính sách khuyến khích nông dân trồng các loại cây trồng vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Khuyến khích người dân hạn chế sử dụng các chất hóa học độc hại trong sản xuất nông nghiệp.
Ban hành chính sách khuyến khích sử dụng đất đai phù hợp với quá trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn xã.
Mở các lớp tập huấn để người dân nâng cao kiến thức trong việc sử dụng đất đai sao cho hợp lý, nâng cao kỹ thuật canh tác và chăm sóc các loại cây trồng, trồng các loại cây sao cho phù hợp với điều kiện của từng vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Cần phải xác định tính phù hợp của các loại hình sử dụng đất để giải quyết các vấn đề:
+ Việc chọn lựa các loại hình sử dụng đất tạo thành một hệ thống hợp lý, một lớp che phủ thực vật bảo vệ, có khả năng bồi dưỡng đất đai màu mỡ, không gây xói mòn hoặc thoái hóa đất, không ản hưởng xấu đến môi trường.
+ Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+Các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế, đưa lại thu nhập cao cho người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà (1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
2.Luật Đất đai (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3.Bùi Nữ Hoàng Oanh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp Yên Bái giai đoạn 2012-2020,
4. Nguyễn Đức Mạnh (2011), Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định,
5.Hồ Sỹ Giang (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh,
6.Ủy ban nhân dân xã Nam Xuân, Báo cáo thuyết minh thống kê đất đai giai đoạn 2012-2014.
7.Ủy ban nhân dân xã Nam Xuân, Báo cáo tình hình Kinh tế-xã hội tại xã Nam Xuân giai đoạn 2010-2015.
8.Website trang thông tin điện tử tỉnh Đăk Nông:
9.Website trang thông tin điện tử huyện Krông Nô:
10. Tổng cục thống kê:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep_tai_xa_nam_xuan_huyen_krong_no_tinh_dak_nong_7904.doc