Trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài lao động, rất nhiều trường hợp cần chứng cứ
rất quan trọng là các kết luận giám định.
Ví dụ : Giám đ ịnh tình trạng sức khoẻ, tỷ lệ thương tích do cơ quan gíam định y khoa giám
định để làm căn cứ cho việc bồi thừờng sức khoẻ, ho ặc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do
công trình xây dựng gây ra cần yêu cầu cơ quan thẩm định kết luận nguyên nhân để có cơ sở
Toà án giải quy ết bồi thường. Các chứng cứ này phải mang tính hợp pháp theo qui định của
pháp luật tố tụng dân sự.
Nghiên cứu chứng cứ là việc trực tiếp thụ cảm , xem xét, phân tích và so sánh chúng.
Mục đích của nghiêncứu chứng cứ là nhìn nhận chứng cứ dưới góc độ trực giác để bước đầu
xác định giá trị chứng minh của từng chứng cứ. Đánh giá chứng cứ là quá trình xac định gía
trị chứng minh của chứng cứ và tính hiệu quả của chứng cứ trong tổng thể vụ án. Luật sư
nghiên cứu và đánh giá chứng cứ là để bảo vệ cho thân chủ của mình. Như vậy, không loại
trừ những trường hợp trong quá trình nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, lu ật sư phát hiện ra
những chứng cứ bất lợi cho khách hàng của mình. chứng cứ tồn tại khách quan, lu ật sư không
thể loại bỏ sự hiện diện và giá trị chứng minh của chứng cứ. Luật sư có thể không khai thác
các chứng cứ đó. Đối với những chứng cứ có lợi, luật sư nên tận dụng triệt để, Quá trình đánh
giá chứng cứ còn tìm ra các bất hợp lý trong các chứng cứ do các đương sự khác cung cấp.
Luật sư cần phải tận dụng những điều đó để vạch ra cho toà án th ấy đuợc những bất lợi liên
quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích c ủa đối thủ của mình.
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào tạo ra tòa án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
BÀI TIỂU LUẬN
Học phần: Kỹ năng tranh tụng các vụ việc dân sự
Chuyên đề: Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi
kiện tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào tạo ra tòa án
Họ và tên: Huỳnh Thị Thu Hằng
Sinh ngày 30 tháng 8 năm 1980
SBD: 105 Lớp: C. LS 10 MN
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2011
- PHẦN MỞ ĐẦU
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những vấn đề pháp lý lớn và phức
tạp, những sự kiện pháp lý này thường phát sinh trong đời sống xã hội và là một vấn đề cần
phải được giải quyết kịp thời, nhằm bảo vệ những quyền, lợi ích chính đáng của những người
bị thiệt hại, đồng thời qui trách nhiệm pháp lý đối với những người có hành vi trái pháp luật
gây ra những thiệt hại đó.
Những qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có lịch sử hình
thành cùng với sự xuất hiện chế độ tư hữu và nhà nước, do vậy trong mỗi chế độ khác xã hội
khác nhau thì những biện pháp chế tài cũng được áp dụng rất khác nhau đối với người gây ra
thiệt hại. Theo án lệ ở những nước theo hệ thống pháp luật Common Law, người bị gây thiệt
hại (nạn nhân) chỉ được bồi thường trên cơ sở bản án đã tuyên, nhưng một số luật gia lại cho
rằng, nạn nhân được yêu cầu bồi thường kể từ thời điểm có thiệt hại xảy ra (sự kiện pháp lý )
.
Giai đoạn tranh tụng tại phiên Tòa có một ý nghĩa gần như quyết định đối với luật sư
tranh tụng. Trong giai đoạn này luật sư thể hiện hết tài thao lược của mình, bộc lộ hết các
quan điểm và ý tưởng của mình. Một luật sư được đánh giá cao hay không phần lớn thông
qua việc tranh tụng. Vì vậy, chuẩn bị tốt cho giai đoạn này là điều sống còn đối với luật sư và
cả đối với thân chủ của mình nữa.
Trong các vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng kỹ năng của luật sư là
vô cùng quan trọng thể hiện qua việc cung cấp chứng cứ để chứng minh thiệt hại -góp phần
không nhỏ trong các vụ tranh chấp yêu cầu bồi thường
NỘI DUNG
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trước hết là một loại trách nhiệm pháp lý. Nếu xét
về bản chất của trách nhiệm dân sự còn được xác định cụ thể , như trách nhiêm dân sự không
thuần tuý( trừng trị thể xác và tinh thần của ngừơi gây thiệt hại) và trách nhiệm dân sự thuần
tuý ( là trách nhiệm của nguời gây thiệt hại chỉ phải bồi thường bằng tiền mà không bị trừng
phạt về thể xác). Nhưng nhìn chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều là
trách nhiệm pháp lý do pháp luật qui định và đều có chung một tính chất là : trách nhiệm của
nguời có hành vi trái pháp luật và là người có lỗi, gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức
khỏe, tính mạng và các quyền nhân thân khác…mà trước đó giữa người gây thiệt hại và
nguời bị thiệt hại không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng, nhưng trách nhiệm
của nguời gây thiệt hại không thuộc trách nhiệm do hành vi không thực hiện, thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ ( hợp pháp ) theo hợp đồng, mà các bên đã giao kết.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam :
Tại Việt Nam, trong các triều đại phong kiến, pháp luật cũng có những qui định trách
nhiệm pháp lý của ngừơi có hành vi có lỗi gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Nhưng trách nhiệm pháp lý mà người gây thiệt hải phải gánh chịu có thể phải thực hiện bằng
tiền, nhưng có thể bị trừng trị về thể xác ( Luật Gia Long, Quốc triều hình Luật ).
Trong khoa học pháp lý và trong thực tiễn xét xử ngày nay, khi xác định trách nhiệm
dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để có căn cứ qui trách nhiệm bồi thuờng ở người
gây thiệt hại thì đều phải căn cứ vào 4 điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường do hành vi
trái pháp luật gây ra và 3 điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra.Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng còn phát sinh trong một số trường hợp ngoại lệ
khác, mà trách nhiệm đó do pháp luật qui định trứơc trong một số trường hợp cụ thể (về các
chủ thể có liên quan ).
Điểm lại một số qui định của pháp luật Việt Nam từ trước tới nay về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng để thấy được những nét cơ bản của nội dung pháp luật qui định về trách
nhiệm dân sự ngoài hợp đồng thuộc các hình thái kinh tế-xã hội khác nhau, đồng thời rút ra
được những đánh giá đúng mức và khách quan để làm bài học kinh nghiệm cho luật sư khi
hành nghề.
Việc bồi thường có 2 cách :
1. Bồi thừơng bằng hiện vật:
Là bồi thường theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại, khôi phục lại tính nguyên
trạng của tài sản bằng sự tái lập nguyên trạng của tài sản nào đó.
Ví dụ : Theo điều 608 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 qui định trong trường hợp tài sản bị
xâm phạm thì thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm :
- Tài sản bị mất
- Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
2. Bồi thường tương đương:
Người gây thiệt hại phải trả cho bên thiệt hại một khoản tiền tương ứng (hiểu theo
nghĩa ngang giá của đặc điểm trong quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh )với thiệt hại do
mình gây ra.
Ví dụ : Anh A chạy xe gắn máy đi trái phần đường qui định gây tai nạn cho cháu H ,
anh A phải bồi thường toàn bộ tiền thuốc men, điều trị cho cháu H.
Như vậy dù là bồi thường bằng hiện vậy hay bồi thường bằng tiền, cũng đều phải dựa
trên nguyên tắc bản chất của trách nhiệm dân sự là tái lập lại những tài sản đã bị gây thiệt hai
để chúng trở lại trạng thái ban đầu ( kể cả giá trị ) nhưng trên thực tế ( xét về bản chất ) thì
khó có thể tái lập tài sản theo tình trạng ban đầu nếu là vật đặc định và một số quyền nhân
thân khác.
Điều kiện cần và đủ khi xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng :
- Có thiệt hại xảy ra
- Người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
- Người gây thiệt hại có lỗi.
Trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm dân sự đặc biệt
không cần điều kiện lỗi, nhưng phải thoả mãn 3 điều kiện sau đây :
- Có thiệt hại xảy ra
- Có việc gây ra thiệt hại trái pháp luật ( những thiệt hại pháp luật không cho phép
như làm bị thương hoặc gây chết người, gây thiệt hại về tài sản của người khác,
nghĩa là xâm phạm đến nhóm khách thể mà pháp luật bảo vệ ).
- Có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt
hại xảy ra.
Những chứng cứ đặc thù của tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng :
a. Các giấy tờ liên quan đến thiệt hại :
- Bảng kê các chi phí tính được bằng tiền về những thiệt hại
- Chứng cứ điều trị của bệnh viện
- Chi phí mai táng
- Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản
- Các hoá đơn thu tiền sửa chữa…
b. Các văn bản, tài liệu giải quyết của cơ quan chức năng
c. Các giấy tờ tài liệu khác….
1/Về yêu cầu cung cấp thêm chứng cứ hoặc triệu tập người làm chứng:
Trước khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên Tòa , Luật sư có thể yêu cầu được cung
cấp bổ sung chứng cứ mới hoặc người làm chứng mới nếu thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi
cho khách hàng.
Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình ( theo điều 3
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ). Luật sư có trách nhiệm giúp đỡ đương sự
trong việc cung cấp chứng cứ. Theo điều 25 khoản 2 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự, luật sư còn có quyền cung cấp chứng cứ.
Các vụ án đòi bồi thuờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong thực tế bao gồm các loại yêu
cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản và sức khỏe do hành vi do xây dựng trái pháp luật gây
ra, do tai nạn giao thông, do các hành vi cố ý gây thương tích nhưng chưa đến mức phải truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Theo điều 82 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự qui định nguồn chứng cứ :
Chứng cứ đuợc thu thập từ các nguồn sau đây :
- Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được.
- Các vật chứng
- Lời khai của đương sự
- Lời khai của người làm chứng
- Kết luận giám định
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ
- Tập quán
- Kết quả định giá tài sản
- Các nguồn khác mà pháp luật có qui định
Sự giúp đỡ của luật sư đối với khách hàng trong việc thu thập, cung cấp, đánh giá
chứng cứ là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của khách hàng.
Trên thực tế đương sự không có quyền đọc hồ sơ, vì vậy luật sư là người giúp đương sự biết
và đánh giá chứng cứ của đối phương, để giúp cho đương sự bảo vệ được quyền lợi của mình
vì chứng cứ của đối phương nhiều khi không chính xác, bị giả mạo….theo qui định tại điều
79 BLTTDS
2/Luật sư hướng dẫn khách hàng tìm ra chứng cứ:
Là vấn đề cực kỳ quan trọng vì nhiều tranh chấp có nguồn gốc hàng mấy chục năm
chứng cứ bị mai một theo thời gian, hơn nữa có những chứng cứ là những tờ giấy cũ kỹ, rách
nát, ố vàng nhưng nội dung hết sức quan trọng, quyết định thắng , thua.
Các chứng cứ mà đương sự tự thu thập được thông thường bao gồm : các hồ sơ cá
nhân mà đương sự giữ một bản. Ví dụ: các bản hợp đồng, các bản di chúc, giấy chứng nhận
kết hôn, giấy khai sinh, biên bản bàn giao tài sản , cac giấy tờ về quyền sử hữu nhà, các giấy
tờ về quyền sở hữu tài sản, các giấy tờ về quyền sử dụng đất…Chứng cứ cũng có thể thu thập
được từ những chứng cứ khác từ các nguồn khác nhau. Ví dụ : giấy biên nhận do người vay
nợ gửi đương sự giữ, các giấy tờ tài liệu do các cơ quan chức năng tống đạt cho nguyên đơn
trong quá trình thực hiện công việc. Có một số giấy tờ tài liệu hoặc chứng cứ đương sự phải
tự mình thu thập thông qua các cơ quan chính quyền ở địa phương. Ví dụ : giấy xin xác nhận
hộ khẩu thường trú. Tất cả các chứng cứ này phải đảm bảo theo đúng qui định tại điều 81,
điều 82 Bộ Luật Tố tụng Dân Sự.
+ Đối với các tài liệu đọc được nội dung thì phải là bản chính hay bản sao có công
chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận
theo khoản 1 điều 83 BLTTDS. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản đựơc dùng làm cơ sở
lập ra các bản sao. Ví dụ: Đối với vụ tranh chấp hợp đồng mà hợp đồng được lập thành văn
bản thì nhất thiết bản hợp đồng phải là 1 tài liệu quan trong trong hồ sơ. . Để đề phòng trường
hợp thất lạc, luật sư cần hướng dẫn khách hàng sao ra thành nhiều bản, khi sao nên có công
chứng, chứng thực .
+ Đối với những tài liệu đọc được mà lưu giữ tại những cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc do cá nhân , tổ chức khác lưu giữ như giấy tờ liên quan đến sở hữu nhà ở hoặc
quyền sử dụng đất, hoặc biên bản hiện trường trong một vụ tai nạn…Luật sư giúp đượng sự
làm đơn yêu cầu cá nhân , cơ quan, tổ chức cung cấp, theo qui định tại điều 7 Bộ Luật Tố
Tụng Dân Sự “ Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền” : “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm cung
cấp đầy đủ cho đương sự, toà án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang
lưu giữ, quản lý, khi có yêu cầu của đương sự. Nếu không cung cấp thì phải thông báo bằng
văn bản cho đương sự biết. Việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đang lưu
giữ cần được thể hiện bằng đơn yêu cầu . Luật sư soạn đơn yêu cầu cá nhân, cơ quan, tỏ chức
cung cấp chứng cứ đựơc làm theo mẫu đơn thông thường. Trong đơn phải nói rõ đương sự là
ai, địa chỉ, yêu cầu cụ thể về việc gì, mục đích. “
Trong thực tế, việc thu thập chứng cứ, tài liệu theo cách này rất khó được cá nhân, cơ
quan, tổ chức cung cấp. Trong trừơng hợp này, luật sư cần đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức
phải thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do không cung cấp chứng cứ. Tài liệu này có ý nghĩa
cực kì quan trọng, là cơ sở để sau này đương sự có quyền làm đơn đề nghị toà án tiến hành
biện pháp cần thiết thu thập loại chứng cứ đó theo qui định tại khoản 2 điều 85 BLTTDS .
Đối với tài liệu nghe được, nhìn được, phải kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài
liệu đó hoặc băn bản về sự việc liên quan tói việc thu âm, thu hình theo khoản 2 điều 83 Bộ
Luật tố tụng dân sự. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi âm, đĩa ghi
hình, film, ảnh…Khi giao nộp, các tài liệu trên phải đựơc xuất trình thì những tài liệu nghe
được, nhìn đuợc mới đựơc coi là chứng cứ. Ví dụ : Trong một vụ tai nạn giao thông, nguời bị
hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại được một người dân vô tình chứng kiến vụ
trai nạn đã quay chụo được chiếc xe gây tai nạn và hiện trường vụ tai nạn giap thông cung
cấp cho băng ghi hình này. Để băng ghi hình này có giá trị chứng cứ, người giao nộp phải
xuất trình được bản xác nhận của ngừơi cung cấp băng ghi hình.
Đối với vật chứng, để được coi là vật chứng thì đó phải là hiện vật gốc liên quan đến
vụ việc theo qui định tại khoản 3 điều 83 BLTTDS. Nếu không phải là hiện vật gốc hay
không liên quan đến vụ việc dân sự thì không phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó.
Trong nhiều trường hợp, luật sư có thể hứơng dẫn, giúp đỡ đương sự thu thập loại
chứng cứ là những tập quán ở địa phương (tập quán là những thói quen đã thành nếp trong xã
hội , trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận
và làm theo như một qui ứơc chung của cộng đồng.
Đối với loại chứng cứ khác như kết luận giám định, biên bản xem xét tại chỗ, các lời
khai của người làm chứng, của đương sự theo qui định tại khoản 4,5,6, điều 83
BLTTDS…chỉ được thừa nhận nếu chúng đựơc thu thập theo đúng qui định của BLTTDS.
Các tài liệu này chỉ được toà án tiến hành các biện pháp thu thập theo qui định tại khoản 2
điều 85 BLTTDS.
Các chứng cứ cần thu thập để chứng minh trong loại vụ án bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng về căn bản là :
- Chứng minh có thiệt hại xảy ra không?
- Có hành vi vi phạm pháp luật hay không?
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật hay không ?
- Có lỗi hay không ?
Bốn căn cứ này giống như sợi chỉ đỏ xuyên súôt quá trình chứng minh các điều kiện
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng , dù ở vị trí nguyên đơn, bị đơn
hay ngừơi có quyền và lợi ích liên quan trong vụ án.
3/Luật sư cần lưu ý trong trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
trách nhiệm bồi thường thiệt hại không cần lỗi.
Tuỳ từng trường hợp luật sư đứng bảo vệ cho bên bị hại hay bên gây thiệt hại mà việc
thu thập chứng cứ có sự khác biệt.
+ Trường hợp luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên gây thiệt hại , cần thu
thập các chứng cứ về loại trừ trách nhiệm bồi thường, trừơng hợp liên đới bồi thừơng. Chứng
cứ chứng minh khả năng kinh tế trứơc mắt và lâu dài để yêu cầu giảm mức bồi thường.
+ Trường hợp luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị thiệt hại, luật sư cần
phải chứng minh được từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức độ thiệt hại. Theo nguyên
tắc thiệt hại phải được bồi thừơng toàn bộ, tức là thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy
nhiêu. Tương ứng với mức bồi thuờng, bên bị thiệt hại phải cung cấp chứng cứ chứng minh
có chứng từ, hoặc các giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, chi phí phù hợp với
tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở địa phương tại thời điểm chi phí.
Tùy từng trường hợp mà htiệt hại đựoc xác định cụ thể như tài sản bị mất, bị huỷ hoại , bị hư
hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng , khai thác tài sản bị mất hoặc bị giảm sút, những chi
phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế để khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm
sút, những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc, phục hồi sức khoẻ của
người bị thiệt hại về sức khoẻ…như :
- Hoá đơn thuê phương tiện đi cấp cứu tại cơ sở y tế
- Các hoá đơn mua thúôc và mua các thiết bị y tế
- Chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu,
tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe…kèm hteo đơn
thúôc chỉ định của bác sỹ.
- Hoá đơn thu tiền viện phí
- Hoá đơn về các chi phí cho việc lắp chân giả, tay gải, mắt giả, mua xe lăn, nạng
hcống…để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng cơ thể ( nếu có).
- Các chi phí thực tế, cần thiết khác, những chi phí cho việc mai táng….
Đối với yêu cầu bồi thuờng thiệt hại về sức khoẻ do gây thương tích, luật sư cần
hướng dẫn thân chủ thu thập các tài liệu chứng cứ như : biên bản của công an hay của UBND
về sự việc xảy ra, quyết định cảnh cáo của công an, giấy khám thương và tỷ lệ thương tật do
cơ quan công an giới thiệu đi khám.
Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản do hành vi xây dựng trái pháp luật gây
ra, chứng cứ cần thu thập là :
- Quyết định đình chỉ xây dựng của cơ quan có thẩm quyền.
- Quyết định buộc tháo dỡ công trình.
- Biên bản thẩm định về tình trạng hư hỏng, thiệt hại về tài sản của thanh tra xây
dựng.
- Kết luật về nguyên nhân gây ra thiệt hại. …
Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
- Bản kết luật điều tra vụ tai nạn của cơ quan công an
- Biên bản hiện trường
- Bệnh án của bệnh viện
- Các chứng cứ về chi phí y yế mà bên bị thiệt hại phải chi phí để phục hồi sức
khỏe….
4/Luật sư cũng cần thu thập các chứng cứ xác định thu nhập của người bị thiệt
hại : thu nhập thực tế bị mất, thu nhập thực tế bị giảm sút..Trừơng hợp thân chủ yêu cầu bồi
thường cho người chăm sóc nguời bị thiệt hại, luật sư cần thu thập chứng cứ về chi phí hợp
lý, tiền tàu xe, đi lại, tiền thuê nhà trọ cho người chăm sóc, chứng cứ chứng minh thu nhập
thực tế của nguời chăm sóc.
Đối với yêu cầu bồi thường lâu dài và bồi thường về cấp dưỡng vần lưu ý các chứng
cứ chứng minh chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, chi phải điểu trị thường xuyên
và định kì, chi phí hợp lý cho nguời thuờng xuyên chăm sóc, chi phí cấp dưỡng cho những
người mà người bị thiệt hại đang cấp dưỡng. Ngoài ra còn có các chứng cứ chứng minh tỗn
thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Đối với thiệt hại do tính mạng bị xâm hại, ngoài việc thu thập các chứng cứ chứng
minh thiệt hại giống như trường hợp bị xâm hại về sức khoẻ, luật sư cần lưu ý giúp thân chủ
thu thập các chứng cứ chứng minh các khoản chi phí hợp lý cho việc mai táng như hoá dơn
mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, hoa, nến, thuê xe
tang, các khoản chi phí phục vụ việc chôn cất ( hoặc hoả táng ) nạn nhân theo thông lệ chung
phù hợp với tập quán của địa phương ( không phải là tập quán mang tính hủ tục, lạc hậu ).
Thiệt hại về tổn thất tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân.
Đối với thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, thu thập các chứng cứ
chứng minh thiệt hại và yêu cầu đòi bồi thường .Ví dụ :
- Hoá đơn thể hiện chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú, nơi làm
việc của người bị thiệt hại.
- Hoá đơn, vé tàu xe đi lại , thuê nhà trọ để đi yêu cầu các cơ quan chức năng xác
minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chi phí đối với việc thu hồi ấn phẩm xúc phạm
- Các chi phí hợp lý khác…
Trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài lao động, rất nhiều trường hợp cần chứng cứ
rất quan trọng là các kết luận giám định.
Ví dụ : Giám định tình trạng sức khoẻ, tỷ lệ thương tích do cơ quan gíam định y khoa giám
định để làm căn cứ cho việc bồi thừờng sức khoẻ, hoặc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do
công trình xây dựng gây ra cần yêu cầu cơ quan thẩm định kết luận nguyên nhân để có cơ sở
Toà án giải quyết bồi thường. Các chứng cứ này phải mang tính hợp pháp theo qui định của
pháp luật tố tụng dân sự.
Nghiên cứu chứng cứ là việc trực tiếp thụ cảm , xem xét, phân tích và so sánh chúng.
Mục đích của nghiêncứu chứng cứ là nhìn nhận chứng cứ dưới góc độ trực giác để bước đầu
xác định giá trị chứng minh của từng chứng cứ. Đánh giá chứng cứ là quá trình xac định gía
trị chứng minh của chứng cứ và tính hiệu quả của chứng cứ trong tổng thể vụ án. Luật sư
nghiên cứu và đánh giá chứng cứ là để bảo vệ cho thân chủ của mình. Như vậy, không loại
trừ những trường hợp trong quá trình nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, luật sư phát hiện ra
những chứng cứ bất lợi cho khách hàng của mình. chứng cứ tồn tại khách quan, luật sư không
thể loại bỏ sự hiện diện và giá trị chứng minh của chứng cứ. Luật sư có thể không khai thác
các chứng cứ đó. Đối với những chứng cứ có lợi, luật sư nên tận dụng triệt để, Quá trình đánh
giá chứng cứ còn tìm ra các bất hợp lý trong các chứng cứ do các đương sự khác cung cấp.
Luật sư cần phải tận dụng những điều đó để vạch ra cho toà án thấy đuợc những bất lợi liên
quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đối thủ của mình.
Ngoài việc chứng minh thiệt hại bằng chứng cứ, Luật sư cần đặt ra các câu hỏi để bảo
vệ quyền lợi cho khách hàng bằng cách thông qua các câu trả lời để khẳng định công khai
những vấn đề cần làm sáng tỏ
Luật sư cần trình bày rõ ràng yêu cầu của khách hàng, chứng cứ chứng minh cho yêu
cầu đó là có căn cứ hợp pháp.
Trong phần tranh luận, Luật sư bằng kiến thức pháp luật, qua nghiên cứu hồ sơ , thu
thập chứng cứ đóng góp những ý kiến của mình đánh giá chứng cứ, đặc biệt luật sư cần phải
đề xuất hướng giải quyết vụ việc trên cơ sở khách quan, đúng pháp luật. Nếu có tình huống
mới chưa được dự kiến trước hoặc tình tiết mới thì luật sư nên bàn bạc với thân chủ rồi sau
đó mới phát biểu gợi ý, hướng dẫn hoặc giúp đỡ thân chủ bày tỏ ý kiến
KẾT LUẬN
Trong các vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khi tham gia tranh
tụng tại phiên tòa, kỹ năng quan trọng nhất của luật sư chính là kỹ năng sử dụng chứng cứ .
Nếu như đánh giá chứng cứ được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của tố tụng thì việc sử dụng
chứng cứ cũng như vậy. Sau khi đã có chứng cứ cho dù là chưa đầy đủ nhưng luật sư đã có
thể sử dụng chúng. Trứơc hết, luật sư sử dụng chứng cứ làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị với
cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án thực hiện 1 công việc nào đó hướng tói mục đích làm
lợi cho thân chủ. Ví dụ: đề nghị trưng cầu giám định, kê biên tài sản, trả hồ sơ điều tra bổ
sung…..Trong phiên toà, luật sư sử dụng chứng cứ để phản bác 1 phần hay toàn bộ quan
điểm của bên đối lập, khẳng định quan điểm của mình, đề nghị viện kiếm sát , toà án áp dụng
điều luật hoặc những biện pháp có tính chất tố tụng khác có lợi cho thân chủ.
Việc sử dụng chứng cứ là một nghệ thuật, nó quyết định sự thành bại của công việc
của luật sư. Vì vậy, sử dụng chứng cứ có mối quan hệ mật thiết với kỹ năng tranh tụng nói
riêng và kỹ năng hành nghề nói chung của từng luật sư. Việc đưa ra các chứng cứ đúng thời
điểm , sử dụng chứng cứ để phân tích, chứng minh một vấn đề nào đó cho chặt chẽ, logic,
cách thức trình bày có tính thuyết phục , lôi cuốn…sẽ là những điều kiện quan trọng bảo đảm
hiệu quả công việc của luật sư.
Với tư cách là người trợ giúp pháp lý đắc lực nhất, luật sư đóng vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi thân chủ thông qua việc tham gia tích cực trong
các gian đoạn tố tụng, mặt khác việc đưa ý kiến hợp lý hợp tình của Luật sư sẽ tăng thêm
niềm tin của các thành viên HĐXX trong việc đưa ra các phán quyết để giải quyết tranh chấp
phù hợp với pháp luật và lẽ công bằng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bia_tieu_luan_hang_ds_0693.pdf