Lời mở đầu
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung, Thành Phố Đà Nẵng nói riêng, thời gian qua đạt được những kết quả khá, đáng khích lệ, tốc độ kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, cơ cấu sản phẩm luôn được đổi mới, đa dạng theo hướng đáp ứng được nhu cầu thi hiếu tiêu dùng, tỷ lệ hàng sản phẩm tinh chế, giá trị gia tăng ngày càng cao trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Cơ cấu thị trường xuất khẩu luôn được mỡ rộng, bước đầu đã tạo được động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản phát triển , tạo nên bộ mặt nông thôn vùng biển có sự tiến bộ đáng kể.
Tuy nhiên sự phát triễn của ngành thủy sản vẫn còn thiếu tính ổn định và bền vững trong tất cả các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản trên các thị trường quốc tế, nhất là những thị trường lớn còn thấp, khả năng tiếp thị sản phẩm của các đơn vị chưa tốt .Từ đó làm cho hiệu quả xuất khẩu thủy sản chưa cao.
Việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu thủy sản Thành phố Đà Nẵng từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản, chuẩn bị cho hội nhập AFTA mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Là sinh viên đang học tập tại nhà trường với những kiến thức đã có , em muốn vận dụng vào thực tế để góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào sụ phát triển chung của Thành phố.
Vì thế em chọn đề tài "MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG".
Đề tài gồm ba phần:
PHẦN I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội với quá trình xuất khẩu thủy sản của Thành phố Đà Nẵng.
PHẦN II: Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Thành phố Đà Nẵng và những nhân tố tác động.
PHẦN III: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Thành Phố Đà Nẵng.
Với kiến thức có hạn, việc nghiên cứu đề tài chắc chắn sẽ còn nhiêù thiếu sót và bất cập, mong sự giúp đỡ của các Thầy Cô và Quý cơ quan.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong phòng Kế Hoạch và Đầu tư đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Rà soát bổ sung quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản nông lâm Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001- 2002 Sở thuỷ sản nông - lâm- 12/2000.
2/ Dự án phát triễn kinh tế khai thác, chế bién, dịch vụ hậu cần nghề cá Thành phố đà Nẵng thời kỳ 2001 - 2002. Sở kế hoạch và đàu tư - 11/2000
3/ Chương trình xuất khẩu thuỷ sản Thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2003- 2010 Sở thuỷ sản- Nông- Lâm- 11/2001
4/ Chiến lược xuất khảu của Thành phố đà Nẵng thời kỳ 2003- 2010 Sở Thương Mại- 11/2002
5/ Báo cáo rà soát điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể thương mại- dịch vụ Thành phố đà nẵng thời kỳ 2001- 2010. Sở Thương Mại- 1/2000
6/ Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 và kế hoạch phát triễn kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh năm 2003 của Thành phố đà Nẵng. Uỷ ban nhân dân Thành phố đà Nẵng số 72/BC- UB
7/ Đà Nẵng 5 năm xây dựng và phát triễn ( 1997- 2001) Cục thống kê- 01/2002.
8/ Một số giải pháp thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. PGS- TS
9/ Các giái pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam. TS. Nguyễn Văn Sơn- 2000.
10/ Các tạp chí thương mại thuỷ sản và một số tài liệu khác.
56 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ tục hoàn thuê rườm rà, phải kê 8 loại giấy tờ khác nhau, đây cũng là nguyên nhân tác động đến vòng vay của vốn, lãi xuất phát sinh, chi phí kinh doanh làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản đà Nẵng.
* Cung cấp nguyên liệu bấp bênh, chất lượng nguyên liệu kém.
- Chế biến thủy sản của Thành phố hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn lợi khai thác tự nhiên, lệ thuộc hoàn tòan vào tự nhiên, vào tính chất mũa vụ của mùa khai thác hải sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản của Thành phố hẹp, nhưng chưa quan tâm đầu tư công nghệ mới đẻ tăng năng xuất, góp phần bổ sung nguồn nguyên liệu cho chế biến. Tình trạng sản xuất nguyên liệu với trình độ công nghệ thấp, giá thành cao và bảo quản sau thu hoạch kém là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Thành phố.
- Giữa khai thác nuôi trồng và chế biến chưa được liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau, các doanh nghiệp chế biến chưa coi việc thúc đssỷ phát triễn nguồn nguyên liệu là trách nhiệm của mình, chưa có sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp cho ngư dân trong việc páht triễn nguồn nguyên liệu cũng như hướng dẫn kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch để đạt chất lượng tốt nhất.
* Công nghệ chế biến còn lạc hậu.
Ngoài một vài cơ sở chế biến có thiết bị tương đối hiện đại so với trong nước và khu vực như: Công ty thủy sản thương mại Thuận Phước, Xí nghiệp thủy đặc sản số 10, Công ty TNHH Danipood(D&M), các đơn vị còn lại tình hình máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, sản phẩm sản xuất ở dạng sơ biến chiếm tỷ trọng cao.
* Năng lực công tác tiếp thị, nghiên cứu, mỡ rộng thị trường tiêu thụ còn nhiều hạn chế.
Công tác thông tin tiếp thị, giới thiệu sản phẩm trên ácc phương tiện thông tin đại chúng, chủ động nghiên cứu, tiếp cận thị trường còn yếu kém, thiếu đội ngũ chuyên viên tiếp thị có kinh nghiệm, bao bì, mẫu mã chưa chú trọng đâìu tư, các doanh nghiệp chưa chú trọng xây dựng chiến lược phát triễn thương hiệu hàng xuâït khẩu của mình trên thị trường quốc tế.
PHẦN III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ: 2003- 2010
I/ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỄN XUẤT KHẨU CỦA THỦY SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1/ Bối cảnh quốc tế và trong nứơc ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu thủy sản.
Tình hình quốc tế.
Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế thế giới diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ đặc biệt là lĩnh vực thương mại đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó Việt Nam. Theo báo cáo của cơ quan vấn đềì kinh tế và xã hội Liên Hợp Quốc( UNDESA) vào đầu tháng 10/2002 thì kinh tế thế giới chỉ bắt đâìu hồi phục, kinh tế toàn cầu năm 2002 tăng 1,7% và năm 2003 sẽ tăng 2,9%. Thương mại toàn cầu cũng giảm sút; Năm 2002 chỉ tăng 1,6% và sẽ tăng 5,7% vào năm 2003 là do những nguyên nhân sau:
Khũng hoãng Achentina, thị trường chứng khoán tàon cầu sụt giảm, khủng hoảng trung đông, giá dầu tăng cộng vớí cuộc chiến tranh xâm lượt Irắc của Mỹ. Đặc biệt sự trượt dài của thị trường chứng khoán Mỹ đã làm chậm tiến trình hồi phục của nền kinh tế thế giới.
Kinh tế Mỹ- đầu tầu kinh tế lớn nhất- sẽ giảm nhiều( năm 2002 là 2,2% và năm 2003 là 2,6%) do vẫn đang trong tình trạng suy thoái, nợ khó đòi lên tới mức cao nhất trong 10 năm qua, thâm hụt ngân sách lên tới 165 tỷ USD, sức mua của người dân Mỹ có tăng lên nhưmg không đủ lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, sự bê bối nhiều Công ty viễn thông và các khách hàng khác của ngân hàng đang khó khăn do kinh tế yếu kém, tỷ lệ thất nghiệp lên tớu 6%, mức cao nhất trong 8 năm qua. Giới đầu tư sẽ chú ý việc chính quyền của Tổng thống Gorge Bust đề nghị Mỹ và ASEAN sẽ thành lập khu vực mậu dịch tự do AFTA tuyên bố ở hội nghị thượng đỉnh APEC tạMêxùico vừa qua.
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - Nhật Bản sau nhiều cải tổ của Chính phủ Koizumi nhưng vẫn còn dang dở, khoản nợ khó đòi lên tới 363,1 tỷ USD của ngân hàng và làn sóng phá sản là trở ngại lớn. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6%, theo dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ giảm 0,7% trong nam,ư 2002 chỉ tăng0,2% vào quý II năm sau và sẽ tăng 0,9% vào cuối năm 2003 (1)
Các nền kinh tế Châu Á tiếp tục hồi phục, dự báo Trung Quốc sẽ tăng 7,0- 7,5% (1) trong năm nay do nhu cầu nội địa tăng và mua bán khu vực phát triễn, sở dĩ có mức tăng trưởng cao là do nguồn vốn FDI chuyển vào liên tục (2). Với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do AFTA, ASEAN, Trung Quốc với tổng cộng 1,7 tỷ dân, 1.500 tỷ USD sẽ là cơ hội thuận lợi trong tương lai. Các thị truowngf quen thuộc của đà Nẵng nói riêng và Việt nam nói chung như Đài Loan. Hồng Kông, Hàn Quốc... tuy đã khởi sắc nhưng do gắn liền với Hoa KyÌ nên chưa đạt đuợc mức tăng trưởng trước đây.
Tình hình trong nước.
Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho gia nhập WTO, hiện tại chúng ta đang đàm phán song phương với 21 nước và quá trình này sẽ hoàn tất vòa năm 2005. Ngày 01/01/2003, các nước trong khối CEPT/ AFTA sẽ chính thức áp dụng thuế suất 0- 5%( trừ Việt Nam 2006 và Myanmar, Lào, Campuchia). Như vậy chúng ta có lợi thế khi xuất khẩu vào những nước này và sẽ gặp thách thức không nhỏ khi phải cắt giảm những mặt hàng có thuế suất cao xuống còn 20% vào năm 2003 và lần lượt xuống 0,5% vào năm 2006.
Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng khá cao: dệt may tăng 23,3%, dày dép tăng 19,7%, thủy sản tăng 7,8%, hàng thủ công mỹ nghệ tăng 11,4 %, gạo tăng 18,9%...các chuyên gia dự đoán, nếu duy trì được mức tăng trưởng cao các nặt hàng chủ yếu thì kim ngạch xuất khẩu năm 2003 sẽ đạt 16,1 tỷ USD, tăng 1,1% so với năm 2002. Khu vực kinh tế trong nước đạt 8,85 tỷ USD, tăng 7,5%, khu vực đầu tư nước ngoài đạt 7,25 tỷ USD, tăng 6,7%. song dụ báo giá cả một số hàng hóa nông snả, thủy sản, giá gia công tuy có tăng nhẹ nhưng chưa có thể phục hồi một cách nhanh chóng được so với thời gian truớc đây.
Đối với Thành phố Đà Nẵng.
Việc xây dựng hệ thống cơ sơ hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm, việc hình thành các khu công nghiệp, xây dựng các nhà máy, công trình theo chủ trương công nghiệp hóa- hiện đại hóa, đòi hỏi ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng phải phát triễn tương xứng về quy mô, tốc độ để đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ sản xuất, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong nước và xuất khẩu.
(1) Theo IMF và ( UNDESA) năm 2003
(2) Theo báo cáo của UCTAD năm 2003.
2/ Mục tiêu và định hướng phát triễn xuất khẩu thủy sản.
2.1/ Định hướng chung:
Trên cơ sở triễn khai thực hiện chiến lược xuất khẩu của Thành phố và kế hoạch phát triễn kinh tế- xã hội năm 2003- 2010 của UBND Thành phố Đà Nẵng.
định hướng chung của xuất khẩu thủy sản là CNH_ HĐH sản xuất thủy sản và xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng nhanh, làm động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản phát triễn, góp phần chuyển dịch cơ cấu của điạ phương, đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trog nền kinh tế của Thành phố, đồng thời nâng cao đời sống và làm giàu cho nhân dân nông thôn và ven biển.
2.2/ Mục tiêu phát triễn cụ thể.
2.2.1/ Về tốc độ và giá trị xuất khẩu.
Gắn chế biến xuất khẩu với sản xuất nguyên liệu, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất hàng hóa thủy sản với quy mô lớn, cải thiện chất lượng, giảm giá thành trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhóm snr phẩm thủy sản chủ lực, giữ vững va phát triễn thị trường tại ấcc khu vực chính của Thế giới: Nhật, Mỹ, EU...tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản Thành phôï đạt 80 triệu USD vòa năm 2005 ( trong đó địa phương 55 triệu USD). Với tốc độ tăng trưởng về giá trị 19% năm 2005 và 18% vào năm 2010, tăng hiệu quả và tích lũy để tái sản xuất mỡ rộng.
Bảng 19: Mục tiêu về giá trị, tốc độ tăng thủy sản xuất khẩu.
2.2.2/ Về khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khảu
Để cung ứng nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu trong thời gian đến, ngành cần tập trung đầu tư cho khai thác hải sản, nhất là kahi thác xa bờ, đầu tư thâm canh phát triễn nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm sú.
Bảng 20: Khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu
2.2.3/ Phát triễn các nhóm sản phẩm chủ yếu.
Để phát triễn xuất khẩu thủy sản đạt đựoc các mục tiêu nói trên, cần tập trung vào việc xây dựng và thực hiện theo nhóm sản phẩm chủ yếu. Mỗi sản phẩm chủ yếu cần phải được nghiên cứu kỹ về thị trường, lựa chọn công nghệ thích hợp theo một quá trình đầu tư xuyên suốt từ sản xuất nguyên liệu cho đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. đầu tư phát triễn các vùng nguyên liệu tập trung, áp dụng kỹ thuật mới bảo quản sau thu hoạch đối với khai thác hải sản, nhất là khai thác xa bờ đảm bảo chất lương nguyên liệu tôt, phục vụ chế biến, nâng tỷ trọng sản phẩm hải sản xuất khẩu.
Bảng 21: Các chỉ tiêu phát triễn nhóm sản phẩm.
2.2.3.1/ Nhóm sản phẩm tôm.
- Các dạng sản phẩm chủ yếu:
+ Tôm sú tập trung dưới dạng: IQF, HLSO, PTO, tôm bột, bao bột, Nabashi. Chú trọng phát triễn công nghệ giữ tôm sống xuất khẩu cho thị trường Nhật, Mỹ, EU...
+ Tôm biển xuất khẩu dưới dạng: PD, PUD block và IQF, thi trường xuất khẩu: Nhật EU, Mỹ và các nước khu vực Châu Á.
- Cân đối nguồn nguyên liệu:
Để có sản lượng và gía trị nêu trên, cần có biện pháp tăng cường nguồn nguyên liệu tôm khai thác và tôm nuôi của địa phương một cách hợp lý. đồng thời thu hút nguồn nguyên liệu tôm có kích cỡ, chất lượng tốt từ các tính lân cận Miền Trung đang có ngành công nghiệp chế biến thủy sản thấp hơn so với Thành phố. Dự kiến sản lượng nguyên liệu tôm cần cho chế biến như sau:
- Những vấn đề cần tập trung giải quyết:
+ Đầu tư xây dựng và hoàn thành các dự án nuôi tôm công nghiệp: Hòa Hiệp- Liên Chiểu 106 ha, dự án Hòa Liên 80 ha, dự án Hòa Quý 150 ha, dự án Hòa Xuân 100ha
+ Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, thủy lợi, giao thông, điện cho các vùng nuôi hiện có: Hói dừa, thủy tá Hòa Hiệp, Quan Nam 1,2 và 3 - Hòa Liên, Nại Hiên Đông, Bắc Mỹ An, Hòa Cường...
+ Áp dụng rộng rãi công nghệ nuôi tôm năng suất cao bèn vững, thích hợp với tựng khu vực, tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao thiết bị kỹ thuật mới cho ngư dân.
+ Mỡ rộng mạng lưới các cơ sở thu mua nguyên liệu tại các tỉnh khu vực miền trung từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận.
+ Đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến các sản phẩm tôm có giá trị gia tăng.
2.2.3.2./ Nhóm sản phẩm nhuyễn thể.
- Các dạng sản phẩm chủ yếu:
+ Mực nang: Sashimi, Fillet, Sushi, Khô nướng tẩm vị.
+ Mực ống: Nguyên con, Tube, càm sạch, Cắt khoanh.
+ Bạch tuộc: Nguyên con, con cắt khúc, khô tẩm vị
+ Mực đại dương: Khô
Thị trường xuất khẩu: Nhật, Trung Quốc, hàn Quốc...
- Cân đối nguồn nguyên liệu:
Khu vực biển miền trung có trữ lượng và khai thác nhuyễn thể chân đầu khá lớn, chiếm 50- 60 % trữ lượng khai thác nhuyễn thể chân đầu của cả nước. Vì vậy các đơn vị của Thành phố có điều kiện trong việc thu mua nguyên liệu nếu biết phát huy. Dự kiến sản lượng nguyên liệu nhuyễn thể cần cho chế biến như sau:
2.2.3.3./ Nhóm sản phẩm cá.
- Các dạng sản phẩm chủ yếu:
+ Cá ướp đa: cá ngừ, cá thu, cá hồng...
+ Cá nguyên con: phi lê đông lạnh, cá ngừ, cá chim, cá mú, cá lưỡi trâu, cá nục...
+ Cá khô các loại:
Thị trường xuát khẩu: Nhật, trung Quốc, Asean...
- Để có được giá trị và sản lượng đã nêu ở tren, cần có biện pháp tăng snả lượng nguyên liệu ca xuất khẩu kahi thác của đại phương, làm tốt công tác dịch vụ hậu cần để thu hut nguồn nguyên liệu của khu vực. Dự kiến sản lượng nguyên liệu cá cho chế biến năm 2005 là 6000 - 7000 tấn, năm 2010 là 10.000- 12.000 tấn.
- Những vấn đề cần giải quyết.
+ đầu tư công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, nhất là đối với tàu khai thác hải sản xa bờ.
+ Tổ chức tốt hoạt động cảng cá Thuận phước, nhăm khai thác nguyên liệu khai thác, thử nghiệm phương thức hoạt động chợ các bán đấu giái, tiến tới xây dựng đà Nẵng trở thành trung tâm giao dịch mua bán nguyên liệu hải sản của vùng.
+ đầu tư các phương tiện bảo quản, tổ chức vận chuyển bằng nhiều hình thức: máy bay, tàu kinh doanh thủy sản, vận chuyển khô,..
2.2.3.4/Nhóm sản phẩm phối chế
+ Sản phẩm khó tẩm vị: Mực khô, các bò khô, cá bánh đường khô, cá đổng quéo.
+ Các mặt hàng tinh chế: Shurimi( thịt cá xay, Shurimi chế biến giá trị gia táng luộc chín, Shurimi giã cua, hấp chín)
Thị trường xuất khẩu: Nhật, Châu Á, thị trường khác.
2.2.3.5./ Các sản phẩm khác
- Ruốc: các loại sản phẩm: ruốc khô, ruốc luộc, cần chú trọng đến công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thị trường xuất khẩu: Nhật, Hàn Quôc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan
-Cua, Ghẹ: Phát triễn chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, đa dạng xuất sống...
II/ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XUẤT KHÂỦI THỦY SẢN
1/ Các chỉ tiêu định tính
Căn cứ vào tác dụng và sự đóng góp của hoạt động xuất khẩu thuỷ sán đối với tình hình tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, có thể nêu ra các chỉ tiêu định tính cơ bản, để đánh giá cơ bản, để đánh giá về mặt hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động này.
- Trước hết hoạt động xuất khẩu thuỷ sản phải đảm bảo phát huy tốt lợi thếï so sánh để tăng sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới.Những dấu hiệu căn bản để khẳng định lợi thê cạnh tranh của nghành hàng này bao gồm:chi phí thấp,cho phép áp dụng một chính sách giá cả linh hoạt có sức cạnh tranh cao, từ đó không ngừng khả năng xâm nhập thị trường thế giới, liên tục mở rộng thị trường và tăng thị phần để tiến tới ổn định ở mức tỷ trọg cao.
- Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, trên cơ sở nắm chắc nhu cầu và thị trường hiếu hết sức đa dạng phong phú của thị trường quốc tế, phải đảm bảo tốt chức năng hướng dẫn sản xuất thuỷ sản nội địa. Dấu hiệu tốt của mặt này là các nhà xuất khẩu của thành phố có khả năng hoàn toàn chủ động xuất các laọi thuỷ sản mà thị trường thế giới cần, được giá cao, chứ không phải thụ động xuất các loại thuỷ sản mà ta có nhưng lại không phù hợp lắm với nhu cầu thị trường và dĩ nhiên là vối giá thấp.
-Quan trọng hơn cả là hoạt động xuất khẩu thuỷ sản phải đảm bảo tốt chức năng kích thích sản xuất thuỷ sản trên căn bản ổn định đầu ra, tiêu thụ kịp thời nguồn nguyên liệu sản xuất của ngư dân với giá cả hợp lý, đảm bảo tỷ xuất lợi nhuận cao cho ngư dân để kích thích họ duy trì nhịp điệu sản xuất thuỷ sản trong thành phố và cả khu vực miền trung, tạo công ăn việc làm ổn định cho đại bộ phận lao động ở nông thôn và vùng ven biển.
2- Các chỉ tiêu định lượng
Căn cứ vào thu nhập và lợi ích do hoạt động xuất khẩu thuỷ sản mang lại, các chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả kinh doanh của hoạt động này được xác định như sau:
2-1. Mức tăng thu nhập ngoại tệ:
Đây là chỉ tiêu hiêụ quả tổng hợp của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản có được do tăng giá thuỷ sản xuất khẩu, kể cả yếu tốtăng giá do tăng tỉ lệ xuất khẩu theo điều kiện CIF, giảm cung ứng tỷ lệ xuất khẩu theo điều kiện FOB. Đồng thời, nó bao gồm luôn hiệu quả tăng thêm do chênh lệch giá thuỷ sãnuất khẩu cao hơn giá tiêu thụ nội địa.
Công thức tính như sau:
2-2. Hiệu quả tăng thêm do chênh lệch giá thuỷ sản xuất khẩu cao hơn giá tiêu thụ nội địa
Chỉ tiêu này thể hiện mức phát huy lợi thế so sánh của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, tăng hiệu quả cho nền kinh tế thành phố.
Công thức tính như sau:
Trong đó : Htt : Hiệu quả tăng thêm do chênh lệch giá
. Stsxk : Tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu cả năm
Gxk : Đơn giá thuỷ sản xuất khẩu cả năm (qui ra vnđ)
Gmđ : Đơn giá thuỷ sản tiêu thụ nội địa bình quân cả năm.
2-3. Thu nhập ngoại tệ thuần.
Chỉ tiêu này cho thấy mức đóng góp của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản mang lại, để tích luỹ ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu đầu tư của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố.
Công thức tính như sau:
Trong đó: TNntt : Thu nhập ngoại tệ thuần của hoạt động xuất khẩu của
Thuỷ sản.
KNxkts : Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả năm.
CPnt : Tổng chi phí có gốc ngoại tệ trong tất cả các khâu khai
Thác, nuôi trồng và chế thuỷ sản xuất khẩu.
. Mức tăng thu nhập của ngư dân sản xuất thuỷ sản.
Chỉ tiêu này nói lên mức độ điều tiết thu nhập quốc dân từ hoạt động xuất khẩu thuỷ sản để kích thích phát triển ngành thuỷ sản của thành phố.
Công thức tính như sau:
Trong đó: Ttnnd : Mức thu nhập của ngư dân sản xuất thuỷ sản
Stshh : Sản lượng thuỷ sản hàng hoá cả năm
Tgtsxk : Mức tăng đơn giá thuỷ sản bình quân cả năm do tác động của yếu tố tăng giá thuỷ sản xuất khẩu.
III/ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
Căn cứ vào thực trạng xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian qua và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản về mặt định lượng thì chỉ tiêu: ''tăng thu nhập ngoại tệ ''do tăng giá thuỷ snả xuất khẩu là cơ bản nhất. Mà các yếu tố cấu thành nên giá thuỷ sản xuất khẩu có liêmn quan đến tất cả các khâu: khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Cho nên muốn nâng cao giá thuỷ sản xuất khẩu có hiệu quả thì phải tác động đến các khâu nói trên, đồng thời tác dụng đến khâu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.
Tóm lại, có thể nêu ra một số biện phápchủ yếu để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thuỷ sảncủa thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới như sau:
1. Nhóm các giải pháp ổn định hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản
Xây dựng chiến lược giống thuỷ sản chất lượng cao.
a>Những tồn tại của hoạt động sản xuất giống thuỷ sản
Hiện nay có khoảng 203 trại sản xuất tôm giống đều nằm trên hai quận Son Trà và Ngũ Hành Sơn với tổng công xuất sản xuất hàng năm 1,5 tỷ con ponlava15, năm 2001 sản lượng sản xuất đạt 1,1 tỷ con p15 cung cấp cho nghề nuôi tôm sú của khu vực và cả nước. Có hai cơ sơ san xuất hàng năm là 5 triệu con.
Nhìn chung mặt bằng sản xuất giống thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng có bước phát triển khá tốt, đặc biệt là ứng dụng thành công công nghệ sản xuất nhân tạo tôm sú giống được người nuôi trồng thuỷ sản cả nước biết đến. Nhưng trong những năm qua vẫn còn một số tồn tại như sau:
- Việc qui hoạch hệ thống trại sản xuất giống chưa được triển khai, hiện nay các trại sản xuất giống tập trung hầu hết rải rác dọc theo bờ biển hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, do đó làm trở ngại cho việc quản lý và thống nhất triển khai công nghệ.
-Vấn đề giải quyết tôm bố mẹ thành thục có chất lượng cho các cơ sơ sản xuất giống nhân tạo là vấn đề bức xúc vẫn chưa có giải pháp hiệu quả. Gíẩc tôm mẹ biến động rất lớn từ vài trăm ngàn động /1 con, có lúc lên đến 1triệu đồng /1con. Một số cơ sở đã lạm dụng việc cắt mắt để tôm tái phát dục và cho đẻ nhiều lần đã làm chất lượng tôm giống không đảm bảo.
- Việc nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất giống cá biển còn chậm, đến nay hầu như nuôi biển còn phải dựa vào giống tự nhiên. Qui trình sản xuất một số đối tượng như: cá cam, cá hồng, cá mú.... chưa thật ổn định., giá giống còn cao.
- Việc sả xuất giống các loại cá nước ngọt, tuy đã đáp ứng được thoả mãm nhu cầu nuôi song chất lượng cá giống không cao, do sản xuất đã dùng cá bố cục cỡ nhỏ, cho đẻ sớm, đé qúa nhiều lần trong năm.
- Các chính sách cơ chế về giống chậm ban hành, chậm đổi mới phần nào ảnh hướng đến công tác giống toàn ngành đặc biệt là chưa chú trọng đến việc đầu tư nghiên cưu khoa học, công nghệ và cả nguồn nhân lực lẫn trang thiết bị và kinh phí.
Từ năm tồn tại kể trên của thực trạng sản xuất giống thuỷ sản, từ đó sắp xếp và xây đựng chiến lược giống thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng.
b> Mục tiêu của giải pháp.
+ Nhầm định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản theo hướng có hiệu qủa nhất: đưa ra những loại giống có hiệu quả kinh tế cao, doanh thu lớn chi phí đầu tư ít.
+ Phát triển giống phù hợp với điều kiện qui hoạch của thành phố, giảm thiểu tính tuỳ tiện trong sử dụng giống.
+ Kiểm soát dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh cho nuôi trồng thuỷ sản, thực hiện chuyển giao công ngệ tối ưu.
+ Đảm bảo tìm nguyên liệu nôui trồng thuỷ sản ổn định cung cấp cho hoạt động xuất khẩu.
c> Về tổ chức hệ thống giống.
Được tổ chức từ các quận huyện theo sơ đồ dưới đây:
TRUNG TÂM GIỐNG THÀNH PHỐ
TT giống
Q.Sơn Trà
TT giống
Q. Liên Chiểu
TT giống
Huyện Hòa Vang
TT giống Q. Ngũ H Sơn
Trung tâm giống thành phố do sở thuỷ sản-nông lâm thành phố chỉ đạo trực tiếp, còn các trung tâm quận huyện do phòng nông nghiệp quản lý. Các trung tâm này hoạt động độc lập và liên hệ với trung tâm thành phố về thông tin công nghệ chuyển giao giống và công nghệ nuôi trồng thuỷ sản.
d> Nhiệm vụ của trung tâm giống Thành phố.
- Phối hợp nghiên cứu thử nghiệm những loại giống đặc thù mang tính địa phương.
- Chuyển giao và hướng dẫn sử dụng giống và cách phòng ngừa dịch bệnh của các loại thủy sản nuôi trồng ở thành phố.
- Thông tin kịp thời các cảnh báo và biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thủy sản.
e> Kinh phí hoạt động của trung tâm giống.
- Từ ngân sách nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
- bán giống
- bán sản phẩm thủy sản do các trung tâm nuôi trồng cung cấp nguyên liệu xuất.
Để đảm bảo cho các trung tâm hoạt động có hiệu quả, thì trung tâm cần phải liên kết với trung tâm khuyến ngư để kích thích người nuôi trồng sử dụng giống thủy sản có nguồn gốc và sử dụng công nghệ nuôi trồng tiêu biểu.
1.2/ Xây dựng chiến lược nguồn nguyên liệu thủy sản bền vững.
Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản thì chúng ta phải làm tốt khâu nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu cho công nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khảu. nhiều dianh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu không đáp ứng yêu cầu các đơn đặt hàng nước ngoài vì thiếu nguyên liệu hoặc có nguyên liệu nhưng giá cao do tính cạnh tranh trong thu mua lớn.
Theo em để xây dựng chiến lược nguồn nguyên liệu thủy sản bền vững cần áp dụng các giải pháp sau:
a/ Tiếp tục hoàn thiện và phát triễn chương trình đánh bắt xa bờ.
Tăng cường hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu có công suất lớn từ 150- 500CV lên 90 Cv để khai thác xa bờ.
Đầu tư trong thiết bị và phương tiện bảo quản thủy sản trên các tàu cá, nhất là các loại tàu khai thác dài ngày sản phẩm khai thác cần được tiến hành phân loại bảo quản ngay trên tàu. Đồng thời triễn khai đầu tư đóng mới đội tàu từ 5- 10 chiếc có công suất trên 1000 CV, được trang bị những thiết bị hiện đại, khoang bảo quản dung tích lớn để chuyên môn hóa vòa việc thu mua, nguyên liệu bảo quản sản phẩm và vận chuyển thủy sản trên biển cho các tàu khai thác.
Mặt khác cũng cần tập trung làm tốt công tác khuyến ngư cho khai thác, truyền bá những kỹ thuật mới nhằm cơ giới hóa các thao tác trên tàu khi khai thác, kỹ thuật xử lý, bảo quản sản phẩm thủy sản cho các đối tượng là các chủ tàu và ngư dân trực tiếp khai thác tren biển, đặc biệt là thuyền trưởng.
b/ Lập bản đồ quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản.
Mục đích để hướng dẫn nông dân, ngư dân chuyển đổi có khoa học từ sản xuất lương thực sang nuôi tôm ở các khu vực: đập Nại, Quan Nam 1,3- Hòa Liên, Thủy Tá, Hói Dừa- Hòa Hiệp, khuê Trung. Tránh tình trạng như hiện nay nuôi trồng thủy sản mang tính tự phát, thiếu sự chỉ đạo hướng dẫn của UBND Thành phố, khiến người dâïn đầu tư lớn, nhưng tỷ lệ thất bại cũng rất nhiều dẫn tới thiếu nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu, ảnh hưởng đến hiệu qảu xuất khẩu thủy sản.
*Lập quy hoạch vùng nuôi tôm sú nước lợ:
Tập trung xây dựng công trình chuyển tiếp và triễn khai xây dựng mới các dự án nuôi tôm công nghiệp cho chương trình phát triễn nuôi trồng thủy sản đã được UBND Thành phố phê duyệt: Dự án nuôi tôm công nghiệp Liên Chiểu; Dự án nuôi tôm công nghiệp Hòa Liên; Dự án nuôi tôm công nghiệp Hòa Quý; Hòa Xuất, dự án nuôi tôm trải bạc trên các Hòa Hải.
Tăng cường công tác khuyến ngư Quận, huyện, thành lập hệ thống các tổ chức, hội, đoàn thể khuyến ngư địa phương, thường xuyên hướng dẫn và huán luyện về công nghệ nuôi, chuyển giao công nghệ có năng xuất cao cho người dân.
Quy hoạch và triễn khai đầu tư một số khu hạ tầng phục vụ sản xuất giống tôm sú. Trước mắt, trong măm 2003 đầu tư khu hạ tầng sản xuất giống tại Sơn Trà 7 ha và sau đó là khu sản xuất giống tại Ngũ Hành Sơn 10 ha. Đến năm 2010 phấn đấu đưa sản lượng giống tôm sú có chất lượng cao lên 5 đến 6 tỷ con B15.
* Lập quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản nước mặn.
Hiện nay, Thành phố có diện tích mặt nước mặn là 100 ha có khả năng nuôi hải sản; Trong đó 10 ha đã sử dụng còn 90 ha quy hoạch triễn khai đầu tư trong thời gian tới tập trung ở Bãi Bụt đến Bãi Lớn thuộc bán đảo Sơn Trà.
* Lập quy hoạch vùng nuôi cá và thuỷ sản nước ngọt.
Tập trung phát triễn nuôi ở những vùng trung du miền núi, các vùng trũng trồng lúa năng xuất thấp dọc các tuyến trên thuộc hệ tưới của hồđồng ngư, hồ Hoà Trung và các hồ đạp nhỏ. Nuôi các loại cá nước ngọt nhằm giải quyết nhu cầu thựuc phẩm tại chỗ trong mùa mưa, tiến tới sản xuất phục vụ chế biến xuất khẩu như: Cá Tra, Ba sa, ca ïchim trắng, tôm càng xanh....
C/ Thường xuyên phổ biến kiến thức khoa học khuyến ngư cho các ngư dâ nuôi trồng thuỷ sản.
Sở thuỷ sản nông lâm lấy một phần ngân sách đầu tư phát triễn có sỏ hạ tầng dành cho ngành để in các tài liệu khuyến ngư, phát không hoặc bán rẻ cho ngư dân nuôi trồng thuỷ sản. Những tài liệu này chứa đựng những thông tin phổ biến các loại giống thuỷ sản phù hợp có hiệu quả, cách nuôi trồng chúng, những kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh các loại thuỷ sản. Khoa học đi sâu vào thực tiễn sẽ giúp ích xây dựng chiến lược phát triễn, thuỷ sản bền vững.
D/ Xây dựng chiến lược thu mua nguyên liệu từ các vùng trong cả nước.
Qua phân tích ở phần 2 cho thấy thực trạng nguồn nguyên liệu thuỷ sản dùng cho chế biến xuất khẩu đạt rất thấp, bình quân hàng năm chiếm từ 25- 30% trong tổng số nguyên liệu, chất lượng nguồn nguyên liệu chưa cao, các doanh nghiệp chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu luôn đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu. Vì thế trong thời gian tới cần phải xây dựng chiến lược thu mua nguyên liệu từ các Tỉnh khu vực Miền trung có điều kiệnthuận lợi phát triễn nguồn nguyên liệu cho Thành phố đà Nẵng.
Để làm tốt công tác công tác này chính quyền Thành phố và các doanh nghiệp cần tập trung làm tốt các công việc sau:
- Tiếp tục phát triễn , nâng cấp cũng cố chợ cá Thuận Phước, cảng cá chợ cá Thọ Quang để thu hút nguyên liệu từ các tỉnh lân cận.
- Nghiên cứu kỹ chiến lược phát triễn ngành thuỷ sản của các tỉnh duyên hải miền trung, từ đó đề ra các biện pháp thu hút nguyên liệu có hioêụ quả nhất.
- Ngoài trách nhiệm của các doanh nghiệp là trực tiếp hợp tác làm ăn với các tỉnh lân cận, lãnh đạo thành phố nên có những chưipưng trình làm việc với lãnh đạọ các tỉnh, chính quyền địa phương và ngư dân sở tại để đầu tư nguồn nguyên liệu cũng như cam kết về thu mua nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Cần thiết phải lập các văn phòng đại diện tại các tỉnh để chuyên hợp tác thu mua nguyên liệu
e/ Xây dựng chiến lược nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản từ nước ngoài để chế biến xuất khẩu.
Hiện nay, theo quan điểm của một số cơ quan ban ngành là: Nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu dẫn tới làm suy yếu ngành sản xuất thuỷ sản( đánh bắt và nuôi trồng) trong nước. Do đó, Nhà nước giữ mức nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản rất cao: 30%. Theo tôi nên khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản vì một số lý do sau:
- Nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Thành phố còn thiếu nguyên liệu, hoặc mua nguyên liệu với giá cao làm giảm tính cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu.
- Nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản có thể tạo ra nguy cơ nhưng cũng đồng thời là nhân tố kích thích ngành thuỷ sản của Thành phố phải nổ lực tìm cách tăng sức cạnh tranh cho hàng thuỷ sản của mình: Nâng chất lượng, giảm giá thành.
- Tiến trình hội nhạp AFTA đang đến gần, kết quả đàm phán WTO buộc chúng ta phải mở cửa thị truờng nội địa đối với hàng thuỷ sản nói riêng và các hàng hoa khác nói chung.
Để hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu, theo tôi cần tập trung các biện pháp sau:
+ Kiến nghị với Chính phủ giảm thuế nhập khẩu thuỷ sản xuống còn 0% đến 5%( tuỳ từng loại)
+ Đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng và về sinh an toàn thực phẩm đối với các nguyên liệu thuỷ sản nhập khẩu và Thành phố đà Nẵng.
+ Xây dựng quy chế kiểm tra, kiểm soát đôúi với nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản.Tóm lại: Nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản từ nước ngoài giúp tạo nguồn nguyên liệu ổn định đáp ứng nhu cầu chế biến nâng cao hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản.
F/ Có chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài cho phát triễn cơ sở cung cấp giống, nuôi trồng và chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu.
Ngành công nghiệp thuỷ sản của Thành phố có trình độ phát triễn công nghệ ( sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến) còn rất yếu. Cho nên muốn nâng cao tỷ trọng hàng xuất khẩu thuỷ sản giá trị gia tăng và đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định xuất khẩu thì cần phải có quy chế đặc biệt ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài như: giảm thuế sử dụng mặt nước, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất...
Chiến lược nguồn nguyên liệu thủy sản bền vững
Sơ đồ:
Lập bản đồ quy hoạch
vùng nuôi trồng thủy sản
Phổ biến kiến thức khoa học cho ngư dân nuôi trồng thủy sản
Xây dựng chiến lược thu mua nguyên liệu từ các vùng trong nước
Xây dựng chiến lược nhập khẩu nguyên liệu thủy sản trong nước
Có chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài cho phát triễn cung cấp giống, nuôi trồng và chế biến
Hoàn thiện
và
phát triễn chương trình đánh
bắt
xa
bờ
1.3/ Khuyến khích xây dựng các mô hình liên kết giữa khai thác và chế biến, giữa nuôi trồng và chế biến.
Mục đích để duy trì tính ổn định của sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu, tránh tình trạng bên sản xuất nguyên liệu thì dư thừa cong bên chế biến lại thiếu nguyên liệu. Việc tổ chức các mối liên kết này nâng cao sự đảm bảo: người đánh bắt, nuôi trồng có nới tiêu thụ thủy sản ổn định với giá cả hợp lý, còn nhà chế biến có đủ nguyên liệu đầu vào mà không bị nâng giá nguyên liệu làm giảm tính cạnh tranh, ngoài ra liên kết sẽ kích thích các nhà chế biến phải đa dạng hóa sản phẩm, tích cực tìm kiếm thị trường để tiêu thụ nguyên liệu thủy sản đã cam kết bao nhiêu với nhà sản xuất.
2/ . Nhóm các giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu
Tính cạnh tranh của hàng thủy sản: Chất lượng và giá cả là 2 yếu tố quan trọng nhất để duy trì và chiếm lĩnh thị trường nâng cao hiệu quả xuất khẩu, như ở phần II em đã đưa ra nhận xét và phân tích tính cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu của Thành phố Đã nẵng chưa cao: Còn xuất khẩu thô, chưa tạo được thói quen tiêu dùng trên các thị trường mà Đà Nẵng thâm nhập, giá thành sản phẩm cao. Cho nên để duy trì và páht triễn thị trường, nâng cao hiệu quả xuất khẩu, theo em cần có các giải pháp sau đây:
2.1/ Các giải pháp nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng thủy sản xuất khẩu .
a/ Tăng cường năng lực công nghệ chế biến.
Để hình thành một ngành công nghiệp chế biến thủy sản vững mạnh của khu vực và cả nước, khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới, thì cần làm tốt các việc:
- Hỗ trợ hơn nữa vốn tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản để nâng cấp đủ điều kiện sản xuất đáp ứng nhu cầu về an tpoàn vệ sinh thực phẩm để xuất vào thị trường EU và Mỹ. Xây dựng mới thêm nhiều cơ sở chế biến có công nghệ hiện đại nâng công xuất chế biến thủy sản của Thành phố lên 100 tấn / ngày( 40.000- 45.000 tấn / năm). Đến năm 2005 phấn đấu 100% doanh nghiệp của Thành phố được xuất khẩu vào EU và Mỹ.
- Nâng chất lượng nguyên liệu, giảm giá đầu vầo bẵng cách thực hiện đồng loạt các khâu từ con giống đến thức ăn...kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu đưa vào chế biến, áp dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trong khai thác và nuôi trồng.
- Tăng cường mỡ rộng chũng loại và khối lượng chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng. Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ của các nước phát triễn, bí quyết công nghệ, thuê chuyên gia nước ngoài giỏi và đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới. Nâng tỷ trọng mặt hàng giá trị gia tăng lên 60- 70% vồa năm 2010
b/ Bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải đạt các tiêu chuẩn GNP, SSOP, HACCP và khuyến khích xây dựng tiêu chuẩn ISO 9.000.
Lý do: Vì đa số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của đà Nẵng như: EU, Mỹ, Nhật đều đòi hỏi HACCP giống như là giấy thông hành bắt buộc khi muốn đưa hàng thủy sản vào các thị trường này. Ngoài ra, với hệ thống HACCP cho phép các doanh nghiệp chế biến thường xuyên ngăn ngừa và xử lý kịp thời những nguy cơ xâm nhập vào sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến sản xuất cuối cùng. Đồng thời, thực hiện đảm bảo cho sản phẩm đạt chất lượng cao, vệ sinh an tàon thực phẩm tốt tránh cho thủy sản Đà Nẵng bị mất uy tín ở nước nhập khẩu.
Để thực hiện tiêu chuẩn HACCP có hiệu quả ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, thì cần có các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp phải có chương trình sản xuất ổn định và phải kiểm soát được quá trình đó
- Toàn bộ nhân viên tham gia trong hệ thống HACCP phải được đào tạo.
- Chất lượng sản phẩm phải ổn định và đồng nhất
- Phải xây dựng tiêu chỉ để đánh giá chất lượng sản phẩm tốt hay xấu.
- Có hệ thống kịp thời phát mầm bệnh có liên quan đến sản phẩm chế biến.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn HACCP không nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cho nên nó không đề cập đến việc duy trì phát triễn hoạt động kinh doanh thủy sản xuất khẩu. Cho nên, để duy trì uy tín và đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng ở nước nhập khẩu thì tiến tới các doanh nghiệp phải xây dựng tiêu chuẩn ISO 9.000. Vìo ISO 9.000 không chỉ quan tâm tới quá trình chế biến thủy sản, mà còn quan tâm đến nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản.
Tóm lại: Từ nay cho đến năm 2005 bắt buộc 100% các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn HACCP và tiến tới xây dựng tiêu chuẩn ISO 9.000 đến năm 2010. Điều này sẽ giúp cho sản phẩm thủy sản có tính cạnh tranh cao, mang lại hiệu quả xuất khẩu thủy sản cao hơn.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư để thực hiện HACCP ở doanh nghiệp khá cao: 5000 - 50.000 USD ( Tùy vào khoảng cách giữa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại của từng doanh nghiệp với những yêu cầu để đảm bảo thực hiện tiêu chuẩn HACCP). Cho nên, để giải pháp này được thực thi trong thực tế và có hiệu quả thì cần có các kiến nghị:
- Sở Khoa học công nghệ và môi trường Thành phố phối hợp với cuc xúc tiến thương mại hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện HACCp.
- Trong năm thực hiện chương trình HACCP Thành phố miễn thuê úthu nhập doanh nghiệp, miễn, hoàn thuế GTGT trong thực hiện HACCP.
Mối quan hệ giữa HCCP với ISO 9.000
Quản lý
Đánh bắt
thủy sản
Bao bì
thủy sản
Thu mua
nông thủy sản
Tuyến chọn đầu vào và bảo quản nguyên liệu thủy sản
Chế biến thủy sản hàng ngày
Kiểm tra chất lượng thành phẩm
Bao bì, mã hiệu thành phẩm
Bảo quản phan phối thủy sản
Nghiên cứu động thái người tiêu dùng
Dịch vụû giúp đỡ người tiêu dùng sử dụng sản phẩm
Hoàn thiện sản phẩm phù hợp với yêu cầu khách hàng
Đào tạo, huấn luyện tay nghề công nhân
Xem xét và hoàn thiện KH quản lý
c/ Cần xây dựng các chính sách xử phạt nặng đối với những hành vi cố ý làm giảm chất lượng thủy sản, gây ảnh hưởng đến lợi ích và sức khỏe của người tiêu dùng.
Ví dụ như: Uớp thủy sản bằng phân URÊ, tiêm Aga để tăng trọng lượng, trộn tạp chất vào thủy sản...
2.2/ Các giải pháp nâng cao tính cạnh tranh về giá thủy sản xuát khẩu.
a. Giảm tổn thất trong khâu thu hoạch, bảo quản và quản lý thị trường nguyên liệu.
Hiện nay theo thống kê của sở thủy sản- Nông lâm Thành phố tổn thất trong và sau thu hoạch thủy sản chiếm từ 15- 20% tổng sản lượng thủy sản trong năm. Nguyên nhân của tổn thất này là do: Phương tiện đánh bắt ở nhiều nơi không khoa học: đánh bắt bằng thuốc nổ, hóa chất, phương tiện bảo quản thủy sản phục vụ đánh bắt xa bờ kém dẫn đến thủy sản hư, phải loại bỏ... tận dụng phế liệu thủy sản kém, quản lý thi trường tiêu thụ nguyên liệu thủy sản sau thu họch chưa tốt...Tất cả những nguyên nhân trên dẫn tới giá thành nguyên liệu thủy sản cao. Để khắc phục những tình trạng này theo em cần áp dụng các biện pháp sau:
- Có những biện pháp nghiêm cấm đánh bắt thuỷ sản gây hại cho môi trường, làm tôm cá chết hàng loạt, ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản sau này, như đánh bắt bằng chất nổ và hoá chất....
- Đầu tư đồng bộ: đánh bắt, dịch vụ hậu cần cho đánh bắt, chế biến, bảo quản thuỷ sản đánh bắt xa bờ nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng thuỷ sản.
- Khuyến khích và phổ biến công nghệ tận dụng các phế phẩm từ thuỷ sản để làm: nước mắm, thức ăn gia súc, phân bón... để nâng cao hiệu quả sử dụng nhờ đó làm giảm giá thành thuỷ sản xuất khẩu.
- Tổ chức hoạt động của cảng cá, chợ cá Thuận Phước tiến hành quản lý chặt chẽ hệ thống nậu vựa mua bán nguyên liệu thuỷ sản trên địa bàn thành phố, bằng cách cấp giấy phép hành nghề cho các chủ nậu, vựa, nhằm phát huy vai trò tích cực và hạn chế mặt tiêu cực đảm bảo giá cả ổn định trên thị trường nguyên liệu thuỷ sản.
- Thiết lập chợ cá Thuận Phước có đủ các điều kiện để phân loại, bảo quản, thương mại và đấu giá các loại nguyen liệu thuỷ sản trong thời gian đến.
b> Cần tổ chức tốt công tác hậu cần cho hoạt động đánh bắt xa bờ:
Vì hiện nay việc các con tàu tự dự trữ nhiên liệu, đá lạnh phục vụ cho đánh bắt, bảo quản dài ngày khiến vốn đầu tư lớn lãi suất phát sinh, trọng tái của tàu sử dụng thẩp rủi ro trong kinh doanh cao và mặt khác có nhiều trường hợp các con tàu khi gặp luồng cá nhưng hết nhiên lệu tàu phải quay về. Hiện tượng này dẫn tới giá cả thuỷ sản cao, mà người đánh bắt vẫn bị thua lỗ vì thiếu cân có các giải pháp sau
- Mạnh dạn cho công ty TNHH, HTX, tư nhân vay vốn để đổi mới cơ sở có khả năng đóng mới trang bị các phương tiệnvận tải, phương tiện đi biển hoàn chỉnh từ 2-4 tàu, thời gian vay từ 2 năm ân hạn.
- Đầu tư đóng mới từ 5-10 hiếc tàu có công suất trên 1000 cv để chuyên chở nhiên liệu đá lạnh, nước ngọt, lương thực nhu yếu phẩm cần thiết để phục vụ cho các tàu đánh bắt va bờ va ìthực hiện thu mua nguyên liệu trên biên tở về đất liền.
c> Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển xuất khẩu thuỷ sản.
Hiện nay ở tất cả các khâu của hoạt động xuất khẩu thuỷan đều thiếu vốn trầm trọng. Việc vay vốn ngoài ngân hàng với lãi suất cao vừa làm giảm khả năng phát triển xuất khẩu vừa giảm hiệu quả xuất khẩ. Vì thế việc thành lập quĩ hỗ trợ phát triển xuất khẩu thuỷ sản là vấn đề cấp thiết để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản. Hình thức hoạt động của tổ chức này giống như một ngân hàng cổ phần có sự góg vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản và có sự hỗ trợ của thành phố, hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Nhiệm vụ của tổ chức này:
+ Cho các vay vốn với lãi xuất thấp, cao nhất là bằng lãi xuất ngân hàng cùng thời điểm.
+ Cung cấp thông tin về thị trưiờng xuất khẩu thuỷ sản.
+Tổ chức xúc tiến thương mại, tiếp thị hàng thuỷ sản đưa sản phẩm thuỷ sản thành phố lên các tạp chí, báo và trang web để tiếp cận khai thác tốt thị trường nước ngoài.
d> Đơn giản hoá thủ tục hành chính.
Qua khảo sát của các cơ quan cho thấy thủ tục giám định chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn quá rườm rà, tốn kém, có hiện tượng tiêu cực phát sinh.
Ngoài ra, ở khâu kiểm hoá hải quan cũng gây phiền hà cho các nhà doanh nghiệp, hiện tượng vòi vĩnh, đòi khách hàng xuất khẩu thuỷ sản phải chi bồi dưỡng còn phổ biến.
Mặt khác thủ tục hoàn thức xuất khẩu trị giá tăng còn phức tạp và chậm khiến doanh nghiệp con ứ đọng vốn, thiếu vốn hoạt động. Để đơn giản hoá thủ tục hành chính cần có các biện pháp sau:
- Đơn giản hóa các khâu thủ tục hành chính.
- Công khai hóa quy trình thủ tục thời gian và chi phí có hiêụ quả đến thủ tục xuất khẩu thủy sản.
- Có biện pháp trừng trị những hành vi gây trở ngại cho doanh nghiệp.
Tóm lại: Giúp các doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất khẩu dễ dàng, với chi phí thấp được coi là những biện pháp tài trợ thiết thực giúp cho doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh nâng cao hiệu quả xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
3./ Nhóm các giải pháp thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu
3.1/ Các giải pháp chung.
- Tăng cường công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mỡ rộng hơn nữa hàng thủy snả xuất khẩu mà Thành phố có khả năng phát triễn.
Phối hợp cơ quan trung ương kiện toàn hệ thống tờ tin và mạng thông tin để dáp ứng nhanh nhạy các nhu cầu về thông tin thị trường cho daonh nghiệp.
- Xây dựng hồ sơ cho từng doanh nghiệp để quảng bá năng lực sản xuát kinh doanh trên các tạp chí, báo và trang web để tiếp cận khai thác tốt thị trường nước ngoài.
- Phối hợp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tăng cường đào tạo cán bộ Maketing chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp.
- Khai thác sự hỗ trợ của các tổ chức nhằm tăng cường tuyên truyền về hàng thủy sản và ngành thủy sản của Đà Nẵng qua các ấn phẩm, tham gia các hoạt động hội chợ, triễn lãm trong và ngoài nước để mỡ rộng phát triễn thêm thị trường và khách hàng.
Tăng cương hoạt động để mỡ rộng các thị trường trọng điểm, nhằm hình thành cơ cấu thị trường hợp lý, giảm bớt sự ảnh hưởng của biến động tại từng thị trường riêng biệt. Cơ cấu thị trường đến năm 2010 dự kiến như sau:
TT
Thị trường
Tỷ trọng (%)
Giá trị xuất khẩu(1000 USD
1
2
3
4
5
Nhật Bản
Mỹ
Châu Á
Châu Âu
Thị trường khác
Tổng cộng
35-38
21-22
20
18-20
7-10
40.000
26.000
24.000
21.000
9.000
120.000
3.2/ Các giải pháp cụ thể cho từng thị trường.
Thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Thành phố là Nhật, Mỹ, EU nhưng hiện nay thị trường Châu Âu bị thu hẹp, gặp khó khăn lớn do phải tạm đình chỉ xuất khẩu tôm sang thị trường EU vì EU quy định dư lượng kháng sinh hàng thủy sản còn dưới 0,3 phần tỷ. Năm 2001 công ty xuất nhập khẩu thủ sản Miền Trung bị trả 2 conterno tôm đông lạnh giảm dư lượng kháng sinh Chloramphenicol từ 5 phần tỷ trước đây xuống còn 0,3 phần tỷ, Nhật cũng quy định còn 5 phần tỷ làm hạn chế lượng hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng sang các thị trường này.
a/ Đối với thị trường Nhật.
- Hợp tác đầu tư và nhập khẩu công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng, hàng phôi chế, đóng gói nhỏ bán cho siêu thị
- Gia công xuất khẩu thủy sản cho các công ty thủy sản Nhật để tận dụng cơ sở vật chất kiểm tra cuae ngành chế biến và nhân côgn lao động rẻ.
- Phối hợp với ngành du lịch đưa ẩm thực thủy sản mang văn hóa Việt Nam vào các nhà hàng Việt Nam tại Nhật.
b/ đối với thị trường Mỹ.
Đây là thị trường mới, nhưng nếu biết khai thác những lợi điểm của Hiệp định Thương Mại Việt Mỹ thì có khả năng doanh số xuất khẩu thủy sản của thị trường này sẽ vượt qua Nhật.
- Cần nghiên cứu kỹ quy định luật của Mỹ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thủy sản.
- Đầu tư vào côgn nghệ chế biến để nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng ( Những mặt hàng này thuế nhập khẩu vào Mỹ sẽ giảm mạnh sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ vó hiệu lực).
- Tìm cách phát triễn mối quan hệ vớu những thương nhân Việt kiều để đua những sản phẩm thủy sản như: tôm đông lạnh, cá ngừ đông lạnh, cá phi lê...
c/ Đối với thị trường EU.
Tiếp tục đẩy mạnh côgn tác xúa tiến thương mại, tăng số lượng đơn vị vào danh sách 1 xuất khẩu vào EU. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng và kiểm định thị trường này, chú trọng chế biến theo các nhóm sản phẩm tôm, nhuyễn thể, các ngừ đông lạnh.
d/ Đối với thị trường Trung Quốc.
- Tiếp tục duy trì phát triễn thế mạnh xuất khẩu thủy sản khô, cá ướp đá, hàng tươi sống, những mặt hàng mà ở những thị trưưòng khác Thành phố gặp khó khăn khi gia tăng doanh số xuất khẩu.
- Tìm cách gia tăng xuất khẩu vào các thành phố lớn ở Trung Quốc: Bắc Kinh. Thượng Hải,Thiên Tân...( Hiện nay Thành phố chủ yếu xuất vào các tỉnh biên giới phía Đông Nam).
- Tăng tỷ trong xuất khẩu hàng thủy sản chế biến, phát triễn các mặt hàng mới như: cá bột, cá tạp...để chế biến các loại thủy sản phục vụ cho người tiêu dụng có mức nhập khẩu thấp ( chiếm 80% dân số Trung quốc) và làm thức ăn gia súc, đây là những mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn.
e/ Đối với thị trường Đông Nam Á.
Trọng tâm phát triễn các nhóm sản phẩm cá ướp đá, đông lạnh, hải sản khô...
4./ Nhóm các giải pháp về đầu tư
Để đạt được những mục tiêu sản xuất sản phẩm xuất khẩu đề ra có hiệu quả cao nhất, Nhà nước ( Trung ương và đain phương) cần có những chính sách đàu tư phù hợp theo hương phối hợp các kênh đàu tư xây dựng cơ bản, khoa học công nghệ, khuyến ngư, đào tạo lao động...phát huy tốt nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở tất cả các cấp, nhằm phát triễn chiến lược sản phẩm cụ thể, phù hợp với điều kiện cảu địa phương, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường, tránh tình trạng đầu tư dàn trãi, thiếu tập trung.
Theo tính toán cảu em tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành thủy sản từ nay cho đến năm 2010 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 22
Tổng nhu cầu vốn đầu tư từ nay đến năm 2010
Chỉ tiêu
Tổng số
2003-2005
2006-2010
* Cộng
1/ vốn ngân sách tập trung
+ Ngân sách trung ương
+ Ngân sách địa phương
2/ Vốn tín dụng ưu đãi
3/ Vốn huy động
1679
323
175
157
1103
244
900
225
128
97
540
135
779
107
47
60
563
109
4.1/ Đầu tư để tạo nguồn nguyên liệu và hạ tầng kỹ thuật
a/ Nhu cầu và nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn
Tổng số
2003-2005
2006-2010
*Cộng
1/ Vốn ngân sách Nhà nước
+ Vốn ngân sách trung ương
+ Vốn ngân sách địa phương
2/ Vốn tín dụng ưu đãi
3/ Vốn huy động khác
930,5
315,5
161
154,5
495
120
539,5
174,5
95
79,5
295
70
391
141
66
75
200
50
b/ Cơ cấu vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách Nhà nước ( Trung ương và đại phương)
+ Tập trung thực hiện tốt chương trình phát triễn nuôi trồng thủy sản của Thành phố đã được UBND Thành phố Đà Nẵng phê duyệt số 13/ 2001/QĐ - UB ngày 20/03/2001 như xây dựng các dự án nuôi tôm công nghiệp; hỗ trợ đầu tư; đê bao, đường giao thông, điện, thủy lợi, cống cấp, cống tiêu, kênh cấp, kênh tiêu nước, trạm bơm, đào tạo cán bộ kỹ thuật, thiết bị quản lý môi trường, con giống và trung tâm giống.
+ Đầu tư các khu hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghề các như: Khu trú bão và neo đậu tàu thuyền Thọ Quang, khu công nghiệp dịch vụ thủy sản, khu hạ tầng sản xuất giống thủy sản tại Sơn Trà, ngũ Hành Sơn, Chợ cá Thuận Phước, bến cá, chợ cá Thọ Quang, đầu tư hội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, xây dựng trung tâm huấn luyện đào tạo lao động nghề cá tại Đã Nẵng...
+ Nhập công nghệ sản xuất giống nhân tạo như giống hải sản biển, công nghệ nuôi cao sản, công nghệ xử lý môi trường.
- Vốn tín dụng ưu đãi Nhà nước.
+ Hỗ trợ các thành phần kinh tế cung ứng dịch vụ kỹ thuật cho nuôi trồng thuỷ sản, khai thác hải sản, đặc biệt là khai thác xa bờ, đóng sửa tàu thuyền, sản xuất thiết bị phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, sản xuất nước đá...
+ Hỗ trợ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ chế biến thuỷ sản, đầu tư xây dựng mới cơ sở chế biến sản phẩm thuỷ sản chất lượng cao, trang bị công nghệ xử lý môi trường cho các cơ sở chế biến, nhất là doanh nghiệp quốc doanh.
+ Hỗ trợ áp dụng phương thức nuôi mới, áp dụng công nghệ mới cho nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp năng xuất cao.
- Vốn huy động trong dân và các thành phần kinh tế.
+ Đầu tư phát triễn sản xuất nguyên liệu: khai thác hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, các dịch vụ hậu cần nghề cá.
+ Đầu tư phát triễn năng lực chế biến thuỷ sản, hỗ trợ cho ngư dân phát triễn sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật...
4.2/ Đầu tư nâng cấp và phát triễn công nghiệp chế biến thuỷ sản.
a/ Nhu cầu về nguồn vốn đầu tư:
Hạng mục đầu tư
Số lượng
2003-2005
2006- 2010
Tổng số
1/ Nâng cấp điều kiện sản xuất số Nhà máy hiện có:
- Số nhà máy ( cơ sở )
- Vốn cần có ( tỷ đồng )
+ Vốn ngân sách Nhà nước
+ Vốn tín dụng ưu đãi
+ Vốn huy động
2/ Xây dựng mới cơ sở chế biến
- Số nhà máy ( cơ sở)
- Vốn cần có( tỷ đồng)
+ Vốn tín dụng ưu đãi
+ Vốn huy động khác
320
7
70
8
250
170
80
210
6
60
50
3
160
110
50
110
1
10
10
5
90
60
30
b / Cơ cấu vốn đầu tư.
- Vốn ngân sách Nhà nước.
+ Hỗ trợ việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ quản lý doanh nghiệp, quản lý chất lượng, đào tạo đội ngũ Maketing chuyên nghiệp, đào tạo công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề cho các xí nghiệp chế biến và xuất khẩu.
+ Hỗ trợ cho các doanh nghiệp để nghiên cứu thị trường và thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP và chuẩn bị thực hiện ISO 9.000
- Vốn tín dụng ưu đãi và vốn lưu động.
+ Vốn hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao điều kiện sản xuất.
+ Hỗ trợ xây dựng mới, xây dựng mỡ rộng cơ sở chế biến thuỷ sản công nghệ cao.
+ Hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải cho các cơ sở chế biến.
+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần cho khai thác, sản xuất nước đá, ngư lưói cụ, chợ cá, trang thiết bị bảo quản sản phẩm sau thu hoạch...
KẾT LUẬN.
Thuỷ sản hiện nay đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng mang lại ngoại tệ cho Thành phố, góp phần nâng cao vị thế kinh tế của đà Nẵng trong khu vực và trên trường quốc tế. Sự phát triễn của ngành thuỷ sản có ảnh hưởng tích cực và toàn diện đến nền kinh tế Thành phố, khai thác lợi thế về tài nguyên biển, về lao động, ôín định an ninh quốc phòng, nâng cao mức sống cho ngư dân.
Đề tài được xây dựng trên cơ sở phân tích cụ thể tình hình thực tế và khả năng phát triễn xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới.
Mục tiêu của đề tài là nâng cao hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản, góp phần ổn định nền kinh tế Đà Nẵng, xây dựng à Nẵng trở thành trung tâm kinh tế thuỷ sản của khu vực miền trung, đồng thời nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động của Thành phố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Rà oát bổ sung quy hoạch phát triễn ngành thuỷ sản nông lâm Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001- 2002 Sở thuỷ sản nông - lâm- 12/2000.
2/ Dự án phát triễn kinh tế khai thác, chế bién, dịch vụ hậu cần nghề cá Thành phố đà Nẵng thời kỳ 2001 - 2002.
Sở kế hoạch và đàu tư - 11/2000
3/ Chương trình xuất khẩu thuỷ sản Thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2003- 2010
Sở thuỷ sản- Nông- Lâm- 11/2001
4/ Chiến lược xuất khảu của Thành phố đà Nẵng thời kỳ 2003- 2010
Sở Thương Mại- 11/2002
5/ Báo cáo rà soát điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể thương mại- dịch vụ Thành phố đà nẵng thời kỳ 2001- 2010.
Sở Thương Mại- 1/2000
6/ Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 và kế hoạch phát triễn kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh năm 2003 của Thành phố đà Nẵng.
Uỷ ban nhân dân Thành phố đà Nẵng số 72/BC- UB
7/ Đà Nẵng 5 năm xây dựng và phát triễn ( 1997- 2001)
Cục thống kê- 01/2002.
8/ Một số giải pháp thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.
PGS- TS
9/ Các giái pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam.
TS. Nguyễn Văn Sơn- 2000.
10/ Các tạp chí thương mại thuỷ sản và một số tài liệu khác.
TRÌNH KÝ ĐẶC BIỆT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản thành phố đà nẵng.doc