MỤC LỤC 1
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 5
1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội tự nguyện 5
1.2. Nội dung cơ bản của BHXH tự nguyện. 5
1.2.1. Đối tượng áp dụng. 5
1.2.2. Nguyên tắc BHXH tự nguyện. 6
1.3. Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện. 6
1.3.1. Người tham gia BHXH tự nguyện có các quyền. 6
1.3.2. Người tham gia BHXH tự nguyện có trách nhiệm. 7
1.4. Phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện. 7
1.4.1. Phương thức đóng: Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký với tổ chức BHXH theo một trong 3 phương thức là: 7
1.4.2. Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng . 7
1.4.3. Đăng ký lại phương thức đóng BHXH tự nguyện. 7
1.4.4. Tạm dừng đóng BHXH tự nguyện. 8
1.5. Các chế độ BHXH tự nguyện. 8
1.5.1. Chế độ hưu trí. 8
1.5.1.1. Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng. 8
1.5.1.2. Mức lương hưu hàng tháng. 9
1.5.1.3. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. 11
1.5.1.4. Thời điểm hưởng lương hưu. 11
1.5.1.6. Tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng. 11
1.5.1.7. BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu. 12
1.5.2. Chế độ tử tuất 12
1.5.2.1. Trợ cấp mai táng. 12
1.5.2.2. Trợ cấp tuất một lần. 13
1.5.2.3. Trợ cấp tuất hàng tháng. 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI VIỆT NAM 16
2.1. Một số vấn đề về BHXH tự nguyện ở nước ta hiện nay. 16
2.2. Thuận lợi và khó khăn trong triển khai BHXH tự nguyện tại Việt Nam 17
2.2.1. Thuận lợi 17
2.2.2. Những khó khăn thách thức khi triển khai BHXH tự nguyện tại Việt Nam 19
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI VIỆT NAM 21
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền BHXH tự nguyện đến người dân. 21
3.2. Điều chỉnh một số qui định , các chế độ sao cho phù hợp với thực tế để thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện. 21
3.3. Thành lập hệ thống đại lý BHXH tự nguyện. 22
3.4. Đối với cơ quan BHXH 22
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
DANH MỤC VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH TN: Bảo hiểm xã hội tự nguyện
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
Chú ý : Bài này rất chuẩn , sắp xếp bố cục rất logic . Các bạn có thể dowload bài này về không phải chỉnh sửa gì nhiều đâu nhé. Thank các bạn!
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3439 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những thuận lợi và khó khăn trong triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH TN: Bảo hiểm xã hội tự nguyện
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã có những bước chuyển hết sức mạnh mẽ với dấu mốc là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Kinh tế ViệtNam dần tiến tới hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới, đời sống của đại bộ phận người dân đã có nhiều thay đổi. Để đảm bảo hội nhập sâu sắc và chủ động đối phó với những rủi ro trong cuộc sống cho người dân và xây dựng đất nước phát triển vững mạnh thì điều quan trọng là phải đảm bảo ổn định và công bằng xã hội.
Bảo Hiểm Xã Hội(BHXH) nói chung và Bảo Hiểm Xã Hội tự nguyện nói riêng là chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, mang trong nó bản chất nhân văn sâu sắc vì cuộc sống an lành của con người góp phần ổn định đời sống, sản xuất cho người tham gia bảo hiểm. Đặc biệt hơn cả khi BHXH tự nguyện ra đời với mục tiêu hướng tới đảm bảo đời sống ổn định cho đại bộ phận người dân không nằm trong nhóm tham gia BHXH bắt buộc, do đó tiềm năng phát triển BHXH tự nguyện ở nước ta còn rất to lớn.
Bởi vậy nên em quyết định chọn lựa và viết chuyên đề :
“Những thuận lợi và khó khăn trong triển khai Bảo Hiểm Xã Hội tự nguyện ở Việt Nam.”
Do hiểu biết và trình độ nhận thức của em còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo trong khoa bảo hiểm để bài viết của em được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước ban hành và quản lý để vận động, khuyến khích người lao động và người sử dụng lao động tự nguyện tham gia, nhằm đảm bảo bù đắp một phần thu nhập cho chính bản thân người lao động và gia đình họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập do gặp phải những rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già, tử tuất...., đồng thời đóng góp phần đảm bảo công bằng và an sinh xã hội.
1.2. Nội dung cơ bản của BHXH tự nguyện.
1.2.1. Đối tượng áp dụng.
Đối tượng áp dụng BHXH theo loại hình BHXH tự nguyện quy định tại Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phần I Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng.
Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;
Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân.
Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã nhận BHXH một lần.
- Người tham gia khác.
1.2.2. Nguyên tắc BHXH tự nguyện.
Người tham gia trên cơ sở tự nguyện và được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
Mức hưởng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện.
Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Quỹ BHXH tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập.
Việc thực hiện BHXH tự nguyện phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ.
1.3. Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện.
1.3.1. Người tham gia BHXH tự nguyện có các quyền.
Được cấp sổ BHXH; nhận lương hưu hoặc trợ cấp BHXH tự nguyện đầy đủ, kịp thời, thuận tiện theo quy định.
Hưởng BHYT khi đang hưởng lương hưu.
Yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH.
Khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện BHXH tự nguyện có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.
Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp BHXH tự nguyện.
1.3.2. Người tham gia BHXH tự nguyện có trách nhiệm.
Đóng BHXH tự nguyện theo phương thức và mức đóng theo quy định.
Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH tự nguyện.
Bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định.
1.4. Phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện.
1.4.1. Phương thức đóng: Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký với tổ chức BHXH theo một trong 3 phương thức là:
Đóng hàng tháng ( đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu )
Đóng hàng quý ( đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu )
Đóng 6 tháng một lần ( đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu )
1.4.2. Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng .
Møc ®ãng hàng th¸ng
=
Tû lÖ phÇn tr¨m ®ãng BHXH tù nguyÖn
x
Møc thu nhËp th¸ng ngêi tham gia BHXH tù nguyÖn lùa chän
Trong đó:
Møc thu nhËp th¸ng ngêi tham gia BHXH tù nguyÖn lùa chän
= Lmin + m x 50.000 (®ång/th¸ng)
- Lmin: mức lương tối thiểu chung;
- m: là số nguyên, ≥ 0.
Tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:
- Từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 bằng 16%;
- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 bằng 18%;
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 bằng 20%;
- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi bằng 22%.
1.4.3. Đăng ký lại phương thức đóng BHXH tự nguyện.
- Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ chức BHXH
- Thời hạn đăng ký: sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước.
1.4.4. Tạm dừng đóng BHXH tự nguyện.
Người tham gia BHXH tự nguyện được coi là tạm dừng đóng khi không tiếp tục đóng BHXH và không có yêu cầu nhận BHXH một lần,
Trường hợp nếu tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ chức BHXH ít nhất là sau 3 tháng kể từ tháng người tham gia BHXH tự nguyện dừng đóng.
1.5. Các chế độ BHXH tự nguyện.
1.5.1. Chế độ hưu trí.
1.5.1.1. Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hàng tháng thuộc một trong các trường hợp sau:
Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (kể cả thời gian đã đóng BHXH bắt buộc được bảo lưu, nếu có).
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đang được bảo lưu đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu khi nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi
Nếu trước đó thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hoặc nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi nếu trước đó thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007.
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đang được bảo lưu đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn khi nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (không kể tuổi đời).
Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm mới đủ 20 năm, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Việc xác định điều kiện về thời gian đóng BHXH để tính hưởng chế độ hưu trí thì một năm phải tính đủ 12 tháng.
1.5.1.2. Mức lương hưu hàng tháng.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Khi tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và tiền tuất một lần, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính là một năm.
Trường hợp người hưởng lương hưu quy định tại trường hợp d thuộc các trường hợp có điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, tỷ lệ lương hưu được tính như nêu trên nhưng cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi theo quy định bị giảm đi 1% mức lương hưu (mốc tuổi nghỉ hưu làm căn cứ để tính giảm tỷ lệ lương hưu của từng đối tượng cụ thể theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007).
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần được tính như sau:
* Đối với trường hợp có toàn bộ thời gian tham gia BHXH hội tự nguyện thì mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tính như sau:Møc b×nh qu©n thu nhËp th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn
Tæng c¸c møc thu nhËp th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn
Tæng sè th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn
=
Mức thu nhập tháng đóng BHXH từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
* Đối với trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc (đang được bảo lưu) thì mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH hội tính như sau:
Møc b×nh qu©n tiÒn l¬ng, tiÒn c«ng vµ thu nhËp th¸ng ®ãng BHXH
Møc b×nh qu©n tiÒn l¬ng, tiÒn c«ng th¸ng ®ãng BHXH b¾t buéc
Tæng sè th¸ng ®ãng BHXH b¾t buéc
=
x
+
Tæng sè th¸ng ®ãng BHXH b¾t buéc
Tæng c¸c møc thu nhËp th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn
Tæng sè th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn
+
Trong đó:
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
Mức tiền lương, tiền công đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Người tham gia BHXH mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, nếu mức lương hưu hàng tháng sau khi tính mà thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung.
1.5.1.3. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Người đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH.
1.5.1.4. Thời điểm hưởng lương hưu.
Người tham gia BHXH tự nguyện khi đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính kể từ tháng liền kề sau tháng tổ chức BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định từ người tham gia bảo BHXH tự nguyện.
1.5.1.6. Tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng.
Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo, hoặc khi xuất cảnh trái phép, hoặc khi bị Toà án tuyên bố là mất tích.
Thời điểm tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng được tính từ tháng liền kề với tháng người hưởng lương hưu hàng tháng chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị toà án tuyên bố là mất tích.
Lương hưu hàng tháng được tiếp tục thực hiện kể từ tháng liền kề khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người được Toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp. Trường hợp nếu Toà án có kết luận bị oan thì được truy hoàn tiền lương hưu trong thời gian bị tạm dừng.
1.5.1.7. BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng BHXH.
Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH.
Ra nước ngoài để định cư.
Chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần .
Mức hưởng BHXH một lần.
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH .
Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
1.5.2. Chế độ tử tuất
Người tham gia BHXH tự nguyện khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử như sau:
1.5.2.1. Trợ cấp mai táng.
Đối tượng và điều kiện hưởng: Các đối tượng sau đây khi chết bị hoặc Toà án tuyên bố là đã chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:
- Người tham gia BHXH tự nguyện có ít nhất 05 năm đóng BHXH tự nguyện;
- Người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc;
- Người đang hưởng lương hưu.
b. Mức trợ cấp mai táng: Mức trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung tại tháng đối tượng nêu trên chết hoặc Tòa án có quyết định tuyên bố là đã chết.
1.5.2.2. Trợ cấp tuất một lần.
Đối tượng: Các đối tượng sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
- Người đang đóng BHXH tự nguyện;
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện;
- Người đang hưởng lương hưu.
Mức trợ cấp tuất một lần:
* Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người đang đóng, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện:
- Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện và thời gian đã đóng từ đủ 1 năm trở lên: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định).
- Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện nhưng thời gian đã đóng chưa đủ 1 năm: Mức trợ cấp tuất một lần được tính bằng số tiền đã đóng, nhưng mức tối đa chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Trường hợp vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện mà thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm hoặc từ đủ 15 năm trở lên mà không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định). Mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (trường hợp có thời gian đóng BHXH dưới 3 tháng thì chưa thuộc diện được tính mức hưởng trợ cấp tiền tuất một lần).
* Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
Trường hợp người đang hưởng lương hưu có thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm hoặc có từ đủ 15 năm trở lên nhưng không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì khi chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần với cách tính hưởng như nêu trên, nhưng mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết.
1.5.2.3. Trợ cấp tuất hàng tháng.
Đối tượng: Người đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên (bao gồm người đang đóng BHXH tự nguyện; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện và người đang hưởng lương hưu), khi chết thì thân nhân sau được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
- Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai); con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp hàng tháng.
Thời điểm thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng kể từ tháng liền kề sau tháng mà người tham gia BHXH tự nguyện chết.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRIỂN KHAIBẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI VIỆT NAM
2.1. Một số vấn đề về BHXH tự nguyện ở nước ta hiện nay.
Theo thống kê, hiện nay cả nước có 44,385 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó mới có 11,106 triệu người thuộc khu vực làm công ăn lương. Như vậy số lao động ở khu vực phi chính thức, thuộc diện vận động tham gia BHXH tự nguyện còn trên 33 triệu người, gấp 3 lần số lượng người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Đối với BHXH Việt Nam thì đây là một “thị trường” to lớn và đầy tiềm năng, đông đảo về đối tượng, đa dạng về điều kiện, hoàn cảnh và khả năng kinh tế. Và đây cũng là một “thị trường” hoàn toàn mở đối với người lao động (NLĐ) trong cả nước.
BHXH tự nguyện được triển khai sẽ đem lại nhiều lợi ích. Bởi hiện nay, nhiều người vẫn mang nặng tâm lý muốn có chế độ ổn định khi hết tuổi lao động (lương hưu). Vì vậy, một khi mọi người lao động đều được hưởng lương hưu, chắc chắn, áp lực về công việc trong khối doanh nghiệp Nhà nước sẽ được giảm đáng kể. Người lao động cũng sẽ yên tâm làm việc ở mọi thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộ gia đình. Riêng đối với BHXH Việt Nam, khi triển khai BHXH tự nguyện, quỹ BHXH tự nguyện sẽ có nguồn thu rất lớn và là nguồn tài chính quan trọng, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
Hơn nữa việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực lao động, việc làm. Đặc biệt, nhu cầu về việc làm của thị trường lao động sẽ tăng lên do nhiều người tự chuyển đổi hoặc bắt buộc phải chuyển đổi vị trí làm việc. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới đối tượng tham gia BHXH, BHYT và từ đó ảnh hưởng tới quỹ BHXH cũng như việc giải quyết chính sách. Và để lấp được khoảng trống này, chỉ có BHXH tự nguyện mới có thể đáp ứng và bảo vệ quyền lợi người lao động khi họ thất nghiệp hoặc tạm thời mất việc làm. Vì vậy, sự ra đời của BHXH tự nguyện hoàn toàn thích ứng với quá trình hội nhập.
Tuy nhiên trong thời gian đầu triển khai vẫn chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia , phần lớn người nông dân và người lao động tự do còn chưa tham gia vào lĩnh vực này bởi hai nguyên nhân cơ bản:
Thu nhập thực tế của người nông dân và người lao động tự do còn thấp, họ phải sử dụng nguồn tài chính hạn hẹp của mình cho các nhu cầu được coi là cấp thiết đối với cuộc sống hàng ngày của gia đình, và một phần để tích trữ cho các chi tiêu đột xuất.
Nhận biết của người dân và người lao động tự do về các dịch vụ BHXH tự nguyện còn chưa đầy đủ. Như khi tham gia BHYT nhưng không bị ốm đau và không cần sử dụng dịch vụ BHYT, người nông dân cho rằng như vậy là tham gia BHYT không có lợi và họ không tham gia tiếp.
2.2. Thuận lợi và khó khăn trong triển khai BHXH tự nguyện tại Việt Nam
2.2.1. Thuận lợi
Một trong những thuận lợi lớn nhất của BHXH tự nguyện là không bị phá sản. Người dân luôn luôn yên tâm rằng mình đóng góp vào đó thì đã nhận được sự bảo hộ của Nhà nước, kể cả khi đồng tiền có sự thay đổi, có biến động thì Nhà nước vẫn sẽ có trách nhiệm với người tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có một phương thức đóng góp rất linh hoạt. Không như những loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm xã hội tự nguyện phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế và điều kiện lao động của người tham gia bảo hiểm. Vì thế mức phí sẽ rất phù hợp với khả năng đóng góp và nguyện vọng thụ hưởng sau này của người tham gia.
Thuận lợi của loại hình BHXH tự nguyện là tự nguyện tham gia! Loại hình BHXH tự nguyện này rất ''mở'' đối với những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn như nông dân, thợ thủ công , người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức đóng phụ hợp với thu nhập của mình và có thể thay đổi mức đóng từ mức thấp lên mức cao hơn hoặc ngược lại. Một trong những thuận lợi nữa cho khách hàng tham gia BHXH tự nguyện là trong trường hợp rủi ro, bị giảm thu nhập thì người tham gia BHXH tự nguyện có thể tạm ngừng đóng BHXH tự nguyện, sau đó được đóng bù.
Có sự liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.NLĐ trước đây tham gia BHXH bắt buộc, vì lý do nào đó phải nghỉ việc, nếu sau đó chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện, hoặc đối với trường hợp chuyển từ BHXH tự nguyện sang BHXH bắt buộc thì được bảo lưu thời gian đã đóng để làm cơ sở tính hưởng chế độ BHXH. Với sự phát triển của thị trường lao động, việc di chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác là một tất yếu, cách tính trên sẽ đáp ứng được tình hình chu chuyển lao động và đảm bảo quyền lợi của NLĐ tham gia BHXH.
Nhờ có các kênh truyền thông đại chúng hiện nay thông qua công tác tuyên truyền, quảng cáo linh hoạt đã đưa các lợi ích tối đa mà BHXH tự nguyện đem lại đi sâu vào tư tưởng của người dân.
Dân số của nước ta hiện nay đang là dân số vàng. Quy mô lao động lớn chiếm khoảng 59.3 % dân số cả nước. Tạo nên môi trương thuận lợi cho việc triển khai BHXH tự nguyện.
Phạm vi đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nói chung là rất rộng, có thể bao hàm cả các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Phạm vi đối tượng tham gia rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai BHXH tự nguyện một cách dễ dàng.
Nền kinh tế của nước ta phát triển liên tục ở mức cao trong nhiều năm, thu nhập của nhân dân đã khá hơn, đã đến lúc cần triển khai thực hiện BHXH tự nguyện là để chăm lo đời sống cho các đối tượng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Mặt khác, tiến trình hoà nhập kinh tế quốc tế và trong kinh tế thị trường, thực hiện rộng rãi BHXH tự nguyện sẽ làm giảm bớt phân hóa xã hội.
2.2.2. Những khó khăn thách thức khi triển khai BHXH tự nguyện tại Việt Nam
- Thứ nhất là khả năng mở rộng độ bao phủ.
BHXH tự nguyện có đối tượng điều chỉnh rất lớn Để mở rộng độ bao phủ cho đối tượng này phải có lộ trình và thời gian rất dài. Đến năm 2015, nếu tổ chức triển khai tốt cũng chỉ có khả năng thực hiện cho 8% đối tượng ( khoảng gần 3 triệu người ), số chưa tham gia BHXH tự nguyện trong một thời gian dài là rất lớn khoảng trên 90%.
- Thứ hai là điều kiện thu nhập thấp, không ổn định và mức đóng cao
Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện khá cao, khả năng tham gia hạn chế do phần lớn lao động khu vực này có thu nhập thấp, khả năng tiết kiệm không cao là một thách thức rất lớn. Trong khi đó mức đóng khá cao ( thấp nhất là 16% mức lương tối thiểu ), lại có xu hướng tăng lên ( do mức lương tối thiểu sẽ tăng theo lộ trình cải cách tiền lương và tăng tỷ lệ đóng theo luật định để đạt 22% ) thì có thể số người tham gia sẽ giảm đi.
Hơn nữa thu nhập của từng người lao động là rất khác nhau nên BHXH tự nguyện khó triển khai hơn so với BHXH bắt buộc. Vì BHXH bắt buộc có thể thu tại cơ quan, doanh nghiệp còn bảo hiểm xã hội tự nguyện là phải thu của từng người một. Và nếu triển khai như vậy thì chi phí cho hoạt động của bộ máy sẽ rất lớn.
- Thứ ba là khả năng nhận thức của người dân còn yếu
Người tham gia BHXH tự nguyện chưa nắm được chính sách ưu việt của BHXH tự nguyện đem lại cho mình. Kèm theo, điều kiện kinh tế của các gia đình đại đa số còn ở mức độ thấp, trình độ dân trí không đồng đều có khoảng cách lớn giữa nông thôn và thành thị, do vậy bước đầu người dân chưa thấy hết được những lợi ích to lớn khi tham gia BHXH tự nguyện. Điển hình có một số nơi không được tiếp cận với bảo hiểm, thậm chí còn không biết bảo hiểm là gì thì nói gì đến BHXH tự nguyện.
- Thứ tư là khả năng hỗ trợ của Nhà nước .
BHXH tự nguyện khác với các loại hình bảo hiểm kinh doanh khác là nó không được phép phá sản do bản chất xã hội của BHXH tự nguyện. Nhà nước phải bảo đảm hoạt động ổn định cho quỹ BHXH tự nguyện và có thể phải hỗ trợ những khi cần thiết. Để triển khai được chính sách BHXH tự nguyện, ngân sách Nhà nước sẽ phải “gánh” thêm một phần không nhỏ trong khi đó ngân sách Nhà nước hiện đang rất khó khăn.
BHXH tự nguyện còn là lưới an toàn xã hội theo nguyên tắc đóng hưởng. Tuy nhiên, người nghèo, nhóm xã hội yếu thế, người dân tộc miền núi khó khăn..... là những đối tượng không có đủ điều kiện để tham gia. Muốn mở rộng độ bao phủ cho nhóm đối tượng này phải có chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng. Đây là một thách thức lớn đối với nước ta khi mà ngân sách Nhà nước eo hẹp.
- Thứ năm là về công tác tuyên truyền chưa được đầu tư đúng mức
Công tác tuyên truyền, vận động về loại hình BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế . Bộ máy tổ chức làm công tác tuyên truyền BHXH tự nguyện chưa đủ mạnh, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền BHXH tự nguyện còn yếu, chưa sâu rộng, cụ thể, thiếu hình thức phù hợp nhằm tác động trực tiếp đến đối tượng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, làng nghề, các cơ sở dịch vụ, có nhiều người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện nhưng vẫn thờ ơ với loại hình bảo hiểm này.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI VIỆT NAM
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền BHXH tự nguyện đến người dân.
Trong những năm qua, BHXH Việt Nam đã thường xuyên nghiên cứu xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các đơn vị sử dụng lao động, người lao động và nhân dân trên cả nước với nhiều hình thức. Các cơ quan thông tin đại chúng cũng thường xuyên có các tin, bài, chuyên trang, chuyên mục... tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT và công tác thực hiện chính sách; biểu dương kịp thời các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt chế độ chính sách; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật... Việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền đã tạo những tác động tích cực đến mọi tầng lớp dân cư , đặc biệt, người sử dụng lao động và người lao động đã hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHXH, BHYT, từ đó tự giác thực hiện, góp phần phát triển số đối tượng tham gia, hạn chế tình trạng vi phạm, tăng diện bao phủ của chính sách BHXH, BHYT , góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống nhân dân, người lao động, đảm bảo an sinh xã hội... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền BHXH tự nguyện đến người dân là một giải pháp hiệu quả để tăng số người tham gia quỹ BHXH tự nguyện.
3.2. Điều chỉnh một số qui định , các chế độ sao cho phù hợp với thực tế để thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện.
Theo luật BHXH, từ ngày 1/1/2008, nông dân, xã viên các HTX, người làm thuê công việc mang tính mùa vụ, hay việc làm không ổn định có thể được hưởng phúc lợi xã hội khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Thế nhưng đã hơn 3 năm qua kể từ khi luật này có hiệu lực, tại nhiều địa phương người nông dân vẫn không mấy mặn mà với chủ trương này. Nguyên nhân là do quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện còn hạn chế , các chế độ còn ít. Việc điều chỉnh lại một số qui định sao cho phù hợp với thực tế để tăng số người tham gia BHXH tự nguyện là hết sức cần thiết.
3.3. Thành lập hệ thống đại lý BHXH tự nguyện.
Đại lý là cánh tay nối dài giữa cơ quan BHXH với người dân, cơ chế thông qua đại lý thu BHXH tự nguyện ở xã, phường, thị trấn để vận động, thu phí BHXH tự nguyện. Có như vậy thì mới giảm được áp lực cho bộ máy BHXH. Việc hình thành hệ thống đại lý BHXH tự nguyện sẽ tạo tâm lý tích cực cho người dân đến đóng BHXH tự nguyện.
3.4. Đối với cơ quan BHXH
Cơ quan BHXH phải phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan báo chí, tuyên truyền của tỉnh, huyện làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người hiểu và tham gia BHXH tự nguyện, vì đối tượng của BHXH tự nguyện rất đa dạng, phần lớn trong số đó chưa từng tham gia BHXH bao giờ.
Xây dựng được một hệ thống tổ chức quản lý thực hiện có năng lực, và một hệ thống chính sách BHXH tự nguyện đồng bộ đối với người dân trên phạm vi cả nước.
KẾT LUẬN
Nhìn vào những thành tựu đã đạt được sau hơn 3 năm hoạt động BHXH tự nguyện Việt Nam đã khẳng định được tầm quan, tuy vẫn còn một số hạn chế trong triển khai nhưng nhìn chung BHXH tự nguyện đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước ta. Điều đó chứng tỏ công cuộc đổi mới trong sự nghiệp BHXH là hoàn toàn đúng đắn. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hệ thống BHXH như hiện nay là phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện tại .
Với chức năng phân phối lại theo nguyên tắc “lấy của số đông bù số ít ” góp phần ổn định và thúc đẩy tiến độ toàn bộ xã hội , cải thiện quan hệ sản xuất , bảo đảm ngày càng có nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập phục vụ tốt cho con người về các dịch vụ như : y tế , văn hoá giáo dục... . Như vậy BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng là một trong những chính sách xã hội quan trọng không thể thiếu ở mỗi quốc gia nhằm bình ổn đời sống kinh tế – xã hội góp phần làm vững chắc thể chế chính trị ổn định trật tự an ninh xã hội .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật bảo hiểm xã hội , Nhà xuất bản lao động xã hội , 2006
Bài giảng Bảo hiểm xã hội I , II , trường đại học lao động xã hội , Nhà xuất bản lao động xã hội, 2007.
Bài giảng quản trị bảo hiểm xã hội - trường đại học lao động xã hội , Nhà xuất bản lao động xã hội, 2007.
NĐ 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về Bảo hiểm thất nghiệp
TT 04/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn NĐ 127 về bảo hiểm thât nghiệp
Thông tin từ các website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BHXHTN ( CDCS )[1].doc