Nội dung chính 2
quả bom nợ hẹn giờ nợ công của trung q uốc 3
nợ công của trung quốc là bao nhiêu? 6
trung quốc với tương lai bấp bênh? 8
vấn đề nợ trung quốc đang bị thổi phồng . 10
trung quốc có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ như hy lạp 12
chính quyền địa phương trung quốc cần viện trợ tài chính 12
nợ chính quyền địa phương trung quốc cao hơn kiểm toán 540 tỷ usd . 13
chính quyền địa phương trung quốc mắc nợ 1.650 tỷ usd 13
trung quốc thâm hụt tài chính 123 tỷ usd năm 2010 13
70% nợ nước ngoài của trung quốc là nợ ngắn hạn . 14
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2699 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 1
1 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
CHUYÊN ĐỀ CUỐI TUẦN
NỢ CÔNG TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG THÁCH THỨC KINH TẾ
NỘI DUNG CHÍNH .......................................................................................................................................... 2
QUẢ BOM NỢ HẸN GIỜ NỢ CÔNG CỦA TRUNG Q UỐC .......................................................................... 3
NỢ CÔNG CỦA TRUNG QUỐC LÀ BAO NHIÊU? ....................................................................................... 6
TRUNG QUỐC VỚI TƯƠNG LAI BẤP BÊNH? ............................................................................................. 8
VẤN ĐỀ NỢ TRUNG QUỐC ĐANG BỊ THỔI PHỒNG ................................................................................ 10
TRUNG QUỐC CÓ NGUY CƠ RƠI VÀO KHỦNG HOẢNG NỢ NHƯ HY LẠP ......................................... 12
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRUNG QUỐC CẦN VIỆN TRỢ TÀI CHÍNH ......................................... 12
NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRUNG QUỐC CAO HƠN KIỂM TOÁN 540 TỶ USD ...................... 13
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRUNG QUỐC MẮC NỢ 1.650 TỶ USD ................................................... 13
TRUNG QUỐC THÂM HỤT TÀI CHÍNH 123 TỶ USD NĂM 2010 .............................................................. 13
70% NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC LÀ NỢ NGẮN HẠN ............................................................. 14
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 2
2 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
NỘI DUNG CHÍNH
Quả bom hẹn giờ nợ công Trung Quốc
Trung Quốc vượt qua khủng hoảng toàn cầu tốt hơn các nước khác, nhưng nợ khổng lồ của
chính quyền địa phương có thể khiến tăng trưởng chững lại. (Diplomat)
Nợ công của Trung Quốc là bao nhiêu
Những thống kê mới nhất từ Bắc Kinh cho thấy, nợ chính phủ của Trung Quốc vẫn ở mức thấp
so với những nền kinh tế lớn khác. Tuy nhiên, nếu cộng cả nợ của các chính quyền địa phương
và khu vực doanh nghiệp quốc doanh, thì nợ công của Trung Quốc lại không phải là một con số
nhỏ. (Wall Street Journal)
Trung Quốc có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ như Hy Lạp
Tình hình nợ nần của Trung Quốc cũng nguy hiểm không kém Hy Lạp là mấy. (CNBC)
Chính quyền đỊa phương Trung Quốc cần viện trợ tài chính
Trung Quốc cần đưa ra một khoản hỗ trợ cho các chính quyền địa phương khi các số liệu thống
kê nợ tuần trước chỉ ra nhu cầu giải cứu. (Marketwatch)
Nợ chính quyền đỊa phương Trung Quốc cao hơn kiểm toán 540 tỷ USD
Hãng xếp hạng tín dụng Moody's đưa ra kết luận sau khi so sánh con số ước tính của các kiểm
toán viên Trung Quốc với số liệu của nhà quản lý. (Reuter)
Trung Quốc thâm hụt tài chính 123 tỷ USD năm 2010
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân hôm qua cho biết, chi tiêu chính phủ trung ương
Trung Quốc đã vượt quá doanh thu trong năm 2010, gây thâm hụt tài chính 800 tỷ nhân dân tệ
(123,52 tỷ USD). (Chinadaily)
Vấn đề nợ Trung Quốc đang bị thổi phòng
Trung Quốc đang có vấn đề về nợ? Những người hoài nghi về Trung Quốc đang chỉ ra câu
chuyện về những vấn đề nợ tại Trung Quốc như bằng chứng của rắc rối đằng sau đó.
(Economist)
Trung Quốc với tương lai bấp bênh
Không tới một thập kỷ nữa, Trung Quốc có thể là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dù vậy, thành
công của nền kinh tế vẫn bị đe dọa bởi cải cách và những thay đổi của nước này. (Economist)
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 3
3 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
QUẢ BOM NỢ HẸN GIỜ NỢ CÔNG CỦA TRUNG QUỐC
Sự phục hồi kinh tế đáng kinh ngạc của
Trung Quốc sau khủng hoảng kinh tế toàn
cầu 2008 - 2009 là nguồn gốc của đố kỵ và
hoang mang cho phần còn lại của thế giới.
Thay vì suy thoái, kinh tế Trung Quốc đã
tăng trưởng tới 2 con số, và thực sự có dấu
hiệu tăng trưởng quá nóng - tương phản rõ
rệt với tình trạng trì tệ tại hầu hết các nước
phương Tây.
Làm thế nào mà người Trung Quốc làm
được điều đó? Có thể biện minh cho "ngoại
lệ Trung Quốc" rằng Bắc Kinh đã tìm ra một
công thức bí mật cho thành công kinh tế,
ngoài tầm hiểu biết của các nước phương
Tây.
Một phần của câu trả lời cho điều kỳ diệu
này đã được chính phủ Trung Quốc đưa ra
cuối tháng 6. Đó là Bắc Kinh đã xoay sở giữ
nền kinh tế tăng trưởng trong suy thoái toàn
cầu bằng cách cung cấp khoản vay ngân
hàng lớn cho các chính quyền địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng kinh
tế tàn phá Mỹ và Tây Âu là sự bùng nổ của
"quả bom tín dụng" - cho vay và vay quá
nhiều làm bùng lên bong bóng nhà đất và
tiêu dùng không bền vững. Trung Quốc
dường như đang bị chịu ảnh hưởng tương tự,
với chỉ một thay đổi lớn duy nhất: hầu hết
nợ phát sinh tại Trung Quốc đầu tư vào khu
vực cơ sở hạ tầng, không phải tiêu dùng. Vì
vậy, Trung Quốc trở thành ngoại lệ.
Căn cứ vào các số liệu do Cơ quan Kiểm
toán Quốc gia Trung Quốc (NAO) vào cuối
tháng 6, các chính quyền địa phương đã có
khoản nợ lên tới 10,7 nghìn tỷ nhân dân tệ
(1.650 tỷ USD) - tương đương khoảng 27%
GDP Trung Quốc năm 2010. Do các số liệu
của NAO được dựa trên đại diện của 6.500
phương tiện giao thông do các chính quyền
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 4
4 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
địa phương chi trả ( trên hơn 10.000 xe
tương tự trên cả nước) nên con số nợ thực tế
của các chính quyền địa phương lớn hơn
nhiều.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc gần đây
ước tính rằng nợ của các chính quyền địa
phương nước này tổng cộng là 14 nghìn tỷ
nhân dân tệ ( hầu hết trong đó là nợ với các
ngân hàng), cao hơn gần 30% so với số liệu
của NAO.
Một vài câu hỏi thú vị được đặt ra khi nợ
của các chính quyền địa phương tại Trung
Quốc được công bố. Đầu tiên và trước hết,
con số đó đã chỉ ra rằng tình hình tài chính
công tại Trung Quốc trong tình trạng tồi tệ
hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Trên
giấy tờ, nợ của Trung Quốc chỉ dưới 20%
GDP, biến Bắc Kinh thành một hình mẫu tài
chính chuẩn mực so với các chính phủ tiêu
xài hoang phí tại phương Tây. Tuy nhiên,
nếu chúng ta xem xét các nghĩa vụ khác
nhau của chính phủ - thường chỉ đơn thuần
tính là nợ công, bức tranh của Trung Quốc
không đẹp nữa.
Nếu tính các khoản nợ chính quyền địa
phương, chi phí tái cấp vốn cho các ngân
hàng nhà nước, trái phiếu do các ngân hàng
nhà nước phát hành, và trái phiếu đường sắt,
tổng nợ của Trung Quốc vào khoảng 70 -
80% GDP, gần tương đương với mức nợ
công tại Mỹ và Anh.
Do hầu hết các khoản nợ của Trung Quốc
phát sinh trong thập kỷ qua, Trung Quốc
đang ở trong quỹ đạo không bền vững với
tốc độ tích lũy nợ hiện nay, đặc biệt khi tăng
trưởng chậm lại, điều được dự kiến diễn ra
trong thập kỷ tới.
Câu hỏi thứ hai được đặt ra là liệu các chính
quyền địa phương có thể cung cấp các
khoản nợ và hoàn trả các khoản vay hay
không. Nếu họ đã tiến hành đầu tư cơ sở hạ
tầng tạo ra các dòng thu nhập, nợ tăng lên
không phải là vấn đề. Thật không may, đó
không phải là trường hợp với hầu hết các dự
án cơ sở hạ tầng được các chính quyền địa
phương xây dựng. Thông thường, các dự án
có đòn bẩy cao, các chính quyền địa phương
đầu tư ít vốn và đi vay gần như toàn bộ chi
phí. Điều này khiến hoạt động cho vay nợ
trở thành gánh nặng lớn.
Chỉ có 2 nguồn thu nhập để cung cấp các
khoản vay như vậy. Một là bán đất do các
chính quyền địa phương kiểm soát (đất được
sử dụng làm vật thế chấp vay tiền tại các
ngân hàng). Và nguồn khác là sử dụng dòng
tiền được tạo ra bởi các dự án (các nhà máy
điện, cầu cảng và phí cầu đường). Với tình
trạng bất động sản bấp bênh, các chính
quyền địa phương sẽ không tính tới việc bán
đất để giải cứu cho họ. Khả năng sinh lời
của các dự án cơ sở hạ tầng mới đầu tư thậm
chí còn tệ hơn. Một nhà quản lý ngân hàng
tiết lộ rằng chỉ 1/3 các dự án kể trên có thể
hoàn trả đủ vốn đã vay. Điều này đồng nghĩa
rằng các chính quyền địa phương sẽ không
thể thu hồi lượng lớn tiền đầu tư vào cơ sở
hạ tầng của mình - hay hoàn trả cho các
ngân hàng.
Vậy quả bom nổ chậm này sẽ mang tới
những hậu quả kinh tế gì?
Vì khoảng một nửa các khoản vay ngân
hàng của chính quyền địa phương sẽ đáo
hạn trong 2 năm tới, một cuộc khủng hoảng
chi trả ngắn hạn dự kiến diễn ra. Các ngân
hàng thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc sẽ
phải gia hạn cho các khoản vay này, vờ như
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 5
5 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
chúng vẫn đang thực hiện. Họ thậm chí có
thể phải cho các chính quyền địa phương
vay thêm tiền để trả lãi cho các khoản vay
này. Những tác động ròng của các thủ thuật
kế toán này sẽ giảm lợi nhuận của các ngân
hàng Trung Quốc, được thừa nhận không
gây ra lo ngại thực sự. Nhưng các thủ thuật
kế toán đó có thể tạm thời trì hoãn việc
không thể tránh khỏi.
Những khoản nợ xấu cực lớn trong dài hạn
của các chính quyền địa phương mà các
ngân hàng nhà nước đang nắm giữ có thể
không gây ra một cuộc khủng hoảng ngân
hàng, nhưng mang tới những tác hại ghê
gớm hơn. Bởi chính phủ Trung Quốc sở hữu
hàng nghìn tỷ nhân dân tệ tài sản (đất, tài
nguyên thiên nhiên, các tài sản nhà nước độc
quyền, và 3.000 tỷ USD ngoại hối). Bắc
Kinh có đủ nguồn lực để bảo lãnh cho các
chính quyền địa phương khi các khoản vay
đến kỳ phải hoàn trả.
Nhưng không có gì là miễn phí.
Hỗ trợ cho các chính quyền địa phương với
nguồn tài chính đáng giá trong thập kỷ tới -
thập kỷ Trung Quốc sẽ trải qua với sự kết
thúc của nguồn lợi nhân khẩu học, tăng chi
phí chăm sóc sức khỏe và lương hưu, tăng
trưởng kinh tế chậm hơn - đồng nghĩa với
việc Trung Quốc sẽ có ít vốn để đầu tư hơn.
Với một nền kinh tế được dẫn dắt bởi đầu
tư, điều này thậm chí khiến tăng trưởng
chậm chạp hơn.
Thật dễ dàng để đổ lỗi cho các quan chức
chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm
và tham nhũng gây lãng phí nguồn vốn quý
giá của quốc gia. Nhưng như thế sẽ không
công bằng. Trong khi không có gì phải nghi
ngờ rằng các quan chức địa phương vô đạo
đức đã xem kế hoạch kích thích kinh tế của
Bắc Kinh như một cơ hội hàng để đút tiền
vào túi mình, cách xử lý của chính quyền địa
phương hoàn toàn hợp lý: sẽ thật ngu ngốc
nếu không nhảy lên con tàu với các khoản
vay sẵn có trong 2 năm.
Từ quan điểm của họ, hệ thống tài chính
công của Trung Quốc hết sức bất công với
các chính quyền địa phương. Bắc Kinh thu
một lượng lớn các loại thuế (60% của tất cả
các loại thuế), nhưng chi tiêu ít cho các dịch
vụ xã hội, khoản mà các chính quyền địa
phương buộc phải chi. Không giống như ở
các nước phương Tây, chính quyền địa
phương Trung Quốc không thể phát hành
trái phiếu để vay tiền. Vì vậy, nếu họ muốn
xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương (khi Bắc
Kinh không tài trợ), chỉ còn một cách duy
nhất là vay vốn từ các ngân hàng.
Với tất cả các mục đích, khoản vay ngân
hàng của các chính quyền địa phương thực
tế là tiền miễn phí - không cần phải hoàn trả
lại. Bắc Kinh luôn luôn tới để giải cứu, điều
các quan chức chính quyền địa phương hoàn
toàn nhận thức được.
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 6
6 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
NỢ CÔNG CỦA TRUNG QUỐC LÀ BAO NHIÊU?
Nợ công của Trung Quốc không hề nhỏ.
Những thống kê mới nhất từ Bắc Kinh cho
thấy, nợ chính phủ của Trung Quốc vẫn ở
mức thấp so với những nền kinh tế lớn khác.
Tuy nhiên, nếu cộng cả nợ của các chính
quyền địa phương và khu vực doanh nghiệp
quốc doanh, thì nợ công của Trung Quốc lại
không phải là một con số nhỏ, theo tờ Wall
Street Journal. Tờ báo này dẫn một báo cáo
được đưa ra trong kỳ họp thường niên của
Quốc hội Trung Quốc cho biết, Chính phủ
nước này mang số nợ trị giá 1,03 nghìn tỷ
USD tính tới cuối năm 2010. Mức nợ này
tương đương khoảng 17% GDP của Trung
Quốc, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ của các
nước như Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế
lớn của châu Âu.
Bên cạnh đó, phần lớn nợ chính phủ của
Trung Quốc là do các nhà đầu tư trong nước
nắm giữ. Ngược lại, khoảng một nửa nợ của
Chính phủ liên bang Mỹ là do Trung Quốc
và các nhà đầu tư nước ngoài khác nắm giữ.
Ngoài ra, Trung Quốc còn là chủ kho dự trữ
ngoại hối lớn nhất thế giới, lên tới 2,85
nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, con số thống kê chính thức về nợ
chính phủ của Trung Quốc không bao gồm
nợ của một số lượng lớn các doanh nghiệp
và ngân hàng quốc doanh, chính quyền địa
phương, thậm chí là các cơ quan trung ương
không trực thuộc Bộ Tài chính… Trong số
đó, phải kể tới nợ của những tổ chức cho
vay chính sách của khu vực nhà nước như
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và các
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 7
7 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
công ty quản lý tài sản nắm giữ các khoản
nợ xấu của các ngân hàng thương mại quốc
doanh. Những khoản vay nợ để xây đường
sắt cao tốc của Trung Quốc thậm chí cũng
không nằm trong thống kê chính thức về nợ
chính phủ của nước này, mặc dù đây là nợ
của Bộ Đường sắt. Cuối tuần trước, Bộ
trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc tuyên bố,
các công ty thuộc bộ này nợ hơn 270 tỷ
USD. Trong trường hợp những doanh
nghiệp này không trả nổi nợ, thì chính Bộ
Tài chính Trung Quốc phải đứng mũi chịu
sào.
Theo Wall Street Journal, nếu cộng tất cả
các số nợ của các cơ quan, tổ chức và doanh
nghiệp nhà nước nói trên trên lại với nợ
chính phủ chính thức của Trung Quốc, thì
tổng nghĩa vụ nợ của Bắc Kinh lên tới 3,55
nghìn tỷ USD, tương đương 59% GDP.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những con
số này còn chưa tính hết những khoản nợ
xấu phát sinh trong thời kỳ bùng nổ tín dụng
suốt 2 năm qua ở Trung Quốc. Bởi vậy, nếu
tính cả những khoản này, thì tổng nghĩa vụ
nợ của Chính phủ Trung Quốc có thể lên tới
75-77% GDP. Tại một cuộc họp báo mới
đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Tạ
Húc Nhân không trực tiếp trả lời một câu
hỏi về việc liệu nợ của các cơ quan thuộc
Chính phủ nước này có được coi là một
phần trong tổng nợ công chính thức. Việc so
sánh trực tiếp nợ chính phủ của Mỹ và
Trung Quốc là rất khó, vì Chính phủ Trung
Quốc nắm một vai trò lớn hơn rất nhiều so
với Chính phủ Mỹ trong nền kinh tế.
Tổng nợ của Chính phủ liên bang Mỹ hiện
vào khoảng 13,53 nghìn tỷ USD, tương
đương 93% GDP, cao hơn nhiều so với mức
17% mà Bắc Kinh đưa ra. Nếu không tính
nợ của các cơ quan trực thuộc chính phủ Mỹ
như Cơ quan An sinh xã hội, thì nợ chính
phủ Mỹ tương đương 62,2% GDP, mức cao
nhất trong một nửa thế kỷ qua.
Về phương diện pháp lý, Chính phủ liên
bang Mỹ không chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của các chính quyền bang, mặc dù
người ta vẫn tin rằng, Washington sẽ giải
cứu các bang trong trường hợp cần thiết.
Trong khi đó, nếu một chính quyền địa
phương nào đó ở Trung Quốc mất khả năng
trả nợ, thì Chính phủ Trung Quốc hoặc sẽ ra
tay cứu trợ trực tiếp hoặc chấp nhận thua lỗ
trong hệ thống ngân hàng quốc doanh. Giới
phân tích không cho là Trung Quốc đang
tiến gần tới một cuộc khủng hoảng nợ, bởi lẽ
nguồn thu từ thuế của Chính phủ nước này
đang tăng mạnh, Bắc Kinh sở hữu nhiều tài
sản lớn, và phần lớn nợ của Trung Quốc là
nợ phát hành bằng đồng nội tệ với mức lãi
suất thấp. Mức lợi suất trái phiếu chính phủ
Trung Quốc kỳ hạn 10 năm hiện chỉ vào
khoảng 3,94%.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, gánh
nặng nợ nần có thể giới hạn khả năng của
Trung Quốc trong việc sử dụng chính sách
tiền tệ để chống lạm phát. “Mỗi lần tăng lãi
suất sẽ đều gia tăng gánh nặng nợ nần lên
các chính quyền địa phương. Đó là lý do vì
sao, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc
phải cân nhắc kỹ trong vấn đề này”, ông
Trương Minh, một nhà nghiên cứu cao cấp
thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung
Quốc, nhận định.
Trong tháng 1 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) của Trung Quốc tăng 4,9% so với
cùng kỳ năm trước. Từ tháng 10 năm ngoái
tới nay, nước này đã tăng lãi suất cơ bản 3
lần để chống lạm phát.
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 8
8 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
TRUNG QUỐC VỚI TƯƠNG LAI BẤP BÊNH
Không tới một thập kỷ nữa, Trung Quốc có
thể là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dù vậy,
thành công của nền kinh tế vẫn bị đe dọa bởi
cải cách và những thay đổi của nước này.
Dưới triều đại nhà Thanh, những năm 1700,
Trung Quốc đã trải qua thời đại vàng của
mình. Nhà vua được nể trọng và người nước
ngoài vẫn chưa ngấp nghé ở cửa ngõ. Bây
giờ, một số người dân Trung Quốc nói rằng,
nhờ có Đảng Cộng sản và sức mạnh kinh tế
của nó, mà một giai đoạn cực thịnh khác của
Trung Quốc đang đến.
Năm ngoái, Trung Quốc đã trở thành nhà
sản xuất lớn nhất thế giới, thay thế vị trí mà
nước Mỹ đã nắm giữ hơn 1 thế kỷ. Trong
chưa tới một thập kỷ, Trung Quốc có thể trở
thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thế giới
lại một lần nữa kinh ngạc. Sự phục hồi
nhanh chóng của Trung
Quốc sau khủng hoảng
tài chính toàn cầu, và
tình trạng bất ổn kéo dài
của phương Tây tác
động sâu sắc tới tâm lý
người dân Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao nước
này ngẩng cao đầu kiêu
ngạo trước những người
đồng nhiệm phương
Tây.
Đối với một số nhà quan
sát phương Tây, cán cân
quyền lực toàn cầu đang
dịch chuyển vững chắc về phía có lợi cho
Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc được
coi là lo ngại chính với nhiều quyền lực lớn
trên thế giới như Nhật, Đức và Mỹ.
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tháng 10
năm ngoái đưa ra số liệu cho thấy Trung
Quốc xếp hạng 17 trong danh sách các quốc
gia cạnh tranh nhất thế giới. Năm 1990,
Trung Quốc mới chỉ xếp thứ 73.
Mục tiêu của Trung Quốc là vươn tới top 5
vào năm 2020 và đến năm 2050 thì xếp thứ
2 thế giới sau Mỹ. Mặc dù vậy, các lãnh đạo
Trung Quốc cảnh giác hơn nhân viên của họ
hay ngành công nghiệp xuất bản do chính
phủ kiểm soát. Họ tránh thuật ngữ "Mô hình
Trung Quốc" và không công khai tự hào về
một thời đại cực thịnh, dù cơ quan truyền
thông đã nhắc tới điều này. Thực vậy, chúng
dường như đáng lo ngại hơn bất kỳ lúc nào
trong thập kỷ. Họ tăng mạnh chi tiêu an ninh
nội địa, ngân sách năm nay cho hoạt động
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 9
9 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
này đã vượt qua ngân sách quốc phòng lần
đầu tiên. Các cuộc cánh mạng tại Ả Rập
khiến giới chức lo ngại. Ngoài ra, cuối năm
tới, có thể là tháng 10, Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc lần
thứ 18 sẽ diễn ra. Tại cuộc họp này dự kiến
sẽ diễn ra sự thay đổi lãnh đạo cấp cao nhất
của Trung Quốc trong thập kỷ. Thế hệ lãnh
đạo trẻ hơn sẽ lên nắm quyền. Thay đổi lãnh
đạo ở cấp độ cao nhất luôn khiến quan chức
lo lắng.
Các lãnh đạo mới sẽ không dễ dàng giải
quyết vấn đề với nền kinh tế đang tăng
trưởng với mức trung bình hơn 10%/năm kể
từ năm 2002, bất chấp tác động của khủng
hoảng tài chính toàn cầu.
Lợi thế nhân khẩu học của Trung Quốc với
nguồn cung lao động dồi dào từ nông thôn
đang bắt đầu suy yếu. Trong một vài năm
tới, dân số trong độ tuổi lao động sẽ đạt
đỉnh. Nếu không có những thay đổi chính
sách lớn thì sẽ khó để duy trì tốc độ đô thị
hóa nhanh chóng đang là động lực chính của
tăng trưởng. Hướng tới những năm 2020,
nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại về việc
Trung Quốc rơi vào bẫy thu nhập trung
bình: mất khả năng cạnh tranh trong các
ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động
nhưng thất bại trong việc tìm nguồn tăng
trưởng mới từ đổi mới. Sẽ vô cùng khó
khăn để cân bằng lại nền kinh tế Trung
Quốc đang tăng trưởng bởi tiêu thụ chứ
không phải xuất khẩu và đầu tư. Thập kỷ
qua chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của
các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc với
tầm ảnh hưởng chính trị và kinh tế cực kỳ
lớn và vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Các ngân hàng hầu hết vẫn nằm trong tay
chính phủ. Các khoản vay hoang phí cho
những bộ phận khác trong nền kinh tế để
ngăn bùng nổ sau khủng hoảng tài chính sẽ
làm sống lại vấn đề nợ xấu mà Trung Quốc
đã trải qua những năm trước đây.
Trung Quốc có thể sẽ gây thất vọng cho
những người tin rằng việc hướng tới toàn
cầu hóa sẽ mang tới sự tự do nhiều hơn tại
nước này trong vài năm tới. Nhiều điều có
thể xảy ra trong 25 năm, những thay đổi sắp
tới của Trung Quốc sẽ khó để mang tới lạc
quan.
.
Những số liệu chính về
kinh tế Trung Quốc:
GDP 2010:
5,9 nghìn tỷ USD
GDP/người 2010:
4.400USSD
Tăng trưởng bình quân
1992-2010 :
10.3%
Chi tiêu chính phủ/GDP
2010:
22.7%
Tỷ giá 14/6/2011:
1yuan = 0,15USD
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 10
10 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
VẤN ĐỀ NỢ TRUNG QUỐC ĐANG BỊ THỔI PHỒNG
Trung Quốc đang có vấn đề về nợ? Những
người hoài nghi về Trung Quốc đang chỉ ra
câu chuyện về những vấn đề nợ tại Trung
Quốc như bằng chứng của rắc rối đằng sau
đó.
Những nỗ lực xây đường sắt cao tốc của
Trung Quốc là một ví dụ khi mang tới một
núi nợ quá lớn, trong mọi khả năng khó có
thể chi trả chỉ bằng doanh thu từ đường sắt.
Báo cáo kiểm toán cũng chỉ ra rằng nợ của
các chính quyền địa phương tăng lên tới gần
30% GDP.
Financial Times dẫn lời chuyên gia kinh tế
của Đại học Northwestern tại Mỹ cho rằng,
nếu xem xét kỹ hơn những nghĩa vụ của
chính phủ Trung Quốc thay vì nợ trên sổ
sách thì con số nợ sẽ vượt quá 150 %GDP
của Trung Quốc năm 2010.
Hiện nay, nợ của Mỹ so với GDP là 93%,
trong khi tỷ lệ này tại Nhật Bản đã vượt quá
225% GDP.
Theo New York Times, một số nhà phân
tích cho rằng suy thoái kinh tế có thể phơi
bày các khoản nợ khổng lồ ản trong hệ
thống ngân hàng. Rất nhiều vấn đề gắn liền
với gói kích thích kinh tế 586 tỷ USD mà
Bắc Kinh công bố cuối năm 2008 và một làn
sóng lớn các khoản vay được chính phủ hỗ
trợ trong giai đoạn 2009 - 2010. Tiền đã
được đổ vào nhằm giảm tác động của khủng
hoảng tài chính toàn cầu tới kinh tế Trung
Quốc.
Nhiều chuyên gia thận trọng hơn về kinh tế
Trung Quốc. Một số đã hạ dự báo tăng
trưởng và xếp hạng của các ngân hàng
Trung QUốc do lo ngại về làn sóng nợ xấu
liên quan tới các chính quyền địa phương.
Charlene Chu, chuyên gia phân tích của
Fitch cho rằng, tăng trưởng của Trung Quốc
gần đây dựa quá nhiều vào tín dụng lỏng lẻo
và rằng dòng tiền dễ dàng đang thổi bùng
lên lạm phát và bong bóng tài sản.
Vậy liệu có vấn đề ở đây không? Câu trả lời
là có và không. Trung Quốc không gặp vấn
đề nợ như tại Hy Lạp. Tính chung tất cả các
nghĩa vụ thì cũng không có khả năng kích
hoạt khủng hoảng, hay thậm chí suy thoái
trong ngắn hạn.
Biểu đồ trên cho thấy lý do tại sao vấn đề nợ
hiện nay không quá đáng sợ. Khoản nợ hiện
nay của Trung Quốc không cao hơn so với
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 11
11 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
trước đây khi nền kinh tế Trung Quốc tăng
trưởng cực kỳ mạnh mẽ.
Tuy nhiên, thật sự có vấn đề khi các chính
quyền địa phương vay quá nhiều sau những
nỗ lực để giúp nền kinh tế vượt qua khủng
hoảng toàn cầu. Mặc dù mức tăng này đã
được bù đắp bằng việc giảm các hối phếu cơ
cấu lại ngân hàng và quốc gia.
Nợ của Trung Quốc cũng ít rắc rối hơn so
với gánh nặng nợ công tại các nước giàu,
bởi tốc độ tăng trưởng của nước này rất cao.
Tỷ lệ nợ trên GDP ở 80% là vấn đề nghiêm
trọng nếu tăng trưởng GDP trong ngắn hạn
dự báo dưới 3% (như ở Mỹ) và gần 1% (như
ở Nhật Bản). Nguy cơ ít hơn nhiều khi tăng
trưởng trong ngắn hạn dự báo tới 9% như
Trung Quốc hiện giờ. Thậm chí nếu tỷ lệ
tăng trưởng của Trung Quốc trong khoảng
5-7%, gánh nặng nợ cũng sẽ nhanh chóng
giảm nếu các khoản cho vay mới được kiểm
soát.
Trung Quốc cũng không cần phải lo sợ chủ
nợ nước ngoài. Người nước ngoài khó tiếp
cận được nợ Trung Quốc do hệ thống tài
chính nội địa của nước này chịu sự kiểm
soát mạnh mẽ của chính phủ. Điều đó không
tốt ở nhiều khía cạnh, nhưng lại giúp dễ
dàng giảm nợ, đặc biệt khi lạm phát cao. Sự
kết hợp giữa hệ thống tài chính kiểm soát và
lạm phát cao cho phép Trung Quốc vay tiền
từ những người tiết kiệm trong nước với lãi
suất thực âm.
Và sau đó, dĩ nhiên, Trung Quốc có tới hơn
3.000 tỷ USD dự trữ. Vì vậy dù bằng cách
nào, việc thanh toán nợ chắc chắn không gây
nhiều khó khăn cho kinh tế Trung Quốc.
Tuy vậy không có nghĩa là các khoản nợ
không phải là vấn đề. Khủng hoảng nợ trong
ngắn hạn tại Trung Quốc sẽ khó xảy ra.
Nhưng các chính sách kinh tế mà Trung
Quốc thực hiện nhằm giảm nợ trong ngắn
hạn có thể đe dọa tới tăng trưởng trong 5
đến 10 năm tới. Các ngân hàng lớn thiếu sự
độc lập cần thiết, hệ thống tài chính quản lý
chặt chẽ, và những tác động ngược của
chính sách gây lo ngại nhiều hơn rằng Trung
Quốc đang đối mặt với sự suy giảm tốc độ
tăng trưởng không tránh khỏi. Nước này sẽ
gặp khó khăn trong việc hướng tới động lực
tăng trưởng khác.
Nền kinh tế Trung Quốc có nhiều lợi thế để
tăng trưởng dễ dàng trước mắt. Vẫn còn tới
600 triệu người Trung Quốc sống ở khu vực
nông thôn, và công nghiệp hóa sâu trong đất
liền kém phát triển hơn dọc bờ biển. Nhưng
quan trọng nhất, nền kinh tế cần phải chuyển
sang mô hình mới, cạnh tranh hơn, và bớt
tập trung hơn để tăng trưởng. Vẫn chưa rõ
liệu chính phủ Trung Quốc có thể chấp nhận
vai trò nhỏ hơn trong nền kinh tế để tăng
trưởng.
.
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 12
12 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
TRUNG QUỐC CÓ NGUY CƠ RƠI VÀO
KHỦNG HOẢNG NỢ NHƯ HY LẠP
Giữa lúc thị trường tài chính toàn cầu tập
trung chú ý vào khủng hoảng nợ công Hy
Lạp, một chiến lược gia ngân hàng cho
rằng, tình hình nợ nần của Trung Quốc
cũng nguy hiểm không kém quốc gia châu
Âu này là mấy.
Trả lời phỏng vấn CNBC, nhà phân tích
Jim Antos thuộc Công ty Mizuho Securities
Asia cho rằng, tính trên thang điểm từ 1
đến 10 về mức độ nguy hiểm của nợ nần,
thì Trung Quốc đang ở cấp độ 8.
Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2007
- 5/2011, lượng vốn tín dụng cấp mới của
các ngân hàng Trung Quốc tăng gấp đôi.
Chuyên gia Antos xem đây là “một ví dụ
tiêu biểu về bong bóng tín dụng”.
Mặc dù trong hai năm qua, tốc độ tăng
trưởng tín dụng của Trung Quốc đã giảm
một nửa, còn 15%, lượng vốn được cấp
trong suốt khoảng thời gian này vẫn gây
lo ngại.
Số vốn tín dụng tính trên đầu người của
Trung Quốc trong năm 2010 là 6.500
USD, so với GDP đầu người là 4.400 USD.
“Những khoản vay cấp ồ ạt trong hai năm
qua sẽ đáo hạn trong 2-3 năm tới, và sẽ
là đáng ngạc nhiên nếu không xảy ra một
cú sốc tín dụng nào”, ông Antos phát biểu.
Chuyên gia này cũng cảnh báo, tỷ lệ nợ
xấu hiện ở mức 1% tổng dư nợ của các
ngân hàng Trung Quốc sẽ tăng trong thời
gian tới. Ông Antos tin là tỷ lệ nợ xấu
trong các ngân hàng Trung Quốc sẽ tăng
gấp đôi trong 3 năm tới.
Mặc dù tin là tỷ lệ vốn nòng cốt của các
nhà băng Trung Quốc không kém nhiều so
với tiêu chuẩn quốc tế theo sự điều chỉnh
mới đây, các ngân hàng ở Trung Quốc đại
lục không có đủ vốn để ngăn chặn rủi ro
mà bảng cân đối kế toán của họ đem lại.
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRUNG
QUỐC CẦN VIỆN TRỢ TÀI CHÍNH
Trung Quốc cần đưa ra một khoản hỗ trợ
cho các chính quyền địa phương khi các số
liệu thống kê nợ tuần trước chỉ ra nhu cầu
giải cứu.
Chuyên gia kinh tế của Credit Suisse,
Dong Tao cho biết các số liệu về nợ của
chính quyền địa phương Trung Quốc thể
hiện đúng như những gì mà ông đã nhận
xét trong 2 năm qua về vấn đề nợ xấu của
Trung Quốc.
Ông Tao tin rằng ngân hàng Trung ương
Trung Quốc cuối cùng sẽ phải tách nợ của
các chính quyền địa phương ra khỏi bảng
cân đối kế toán và tái cơ cấu vốn cho các
ngân hàng.
Hôm 27/6, Văn phòng Kiểm toán Trung
Quốc cho biết, nợ của các chính quyền địa
phương nước này lên tới 10.700 tỷ nhân
dân tệ (1.650 tỷ USD), tương đương
khoảng 27% GDP Trung Quốc năm 2007.
Theo ông Tao, chính phủ Trung Quốc sẽ
không đưa ra khoản cứu trợ trong ít nhất
18 tháng tới, khi có ít dấu hiệu cho thấy
khủng hoảng sắp tới. Dù ông cho biết các
bài báo gần đây đưa tin rằng chính phủ
đang tiến hành các bước sơ bộ để giải
cứu.
Tháng trước, Reuters đưa tin rằng Bắc
Kinh đang xem xét khoản cứu trợ có thể
lên tới 2.000 - 3.000 nghìn nhân dân tệ
cho các chính quyền địa phương mắc nợ
nhằm tránh việc vỡ nợ hàng loạt có thể
khiến nền kinh tế suy sụp.
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 13
13 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
TRUNG QUỐC CAO HƠN KIỂM TOÁN
540 TỶ USD
Hãng xếp hạng tín dụng Moody's đưa ra
kết luận sau khi so sánh con số ước tính
của các kiểm toán viên Trung Quốc với số
liệu của nhà quản lý.
Moody's hôm nay cho biết, nợ của các
chính quyền địa phương Trung Quốc có
thể nhiều hơn 3.500 tỷ nhân dân tệ (540
tỷ USD) so với con số mà các kiểm toán
viên đưa ra, đẩy các ngân hàng vào tình
trạng thua lỗ lớn hơn, đe dọa xếp hạng tín
dụng của họ.
Về đánh giá của các kiểm toán viên nhà
nước Trung Quốc rằng nợ của các chính
quyền địa phương là 10.700 tỷ nhân dân
tệ, Moody's phát hiện rằng còn có nhiều
khoản vay sai khác về số liệu sau kiểm
toán được nhiều cơ quan khác nhau của
Trung Quốc đưa ra.
Theo đó, tỷ lệ nợ xấu với các ngân hàng
Trung Quốc có thể lên tới 8-12%, so với
5-8% mức cơ sở và 10-18% trong trường
hợp căng thẳng.
Moody's cho biết, nếu Trung Quốc không
thực hiện một kế hoạch tổng thể rõ ràng
để giải quyết sạch đống nợ của chính
quyền địa phương, triển vọng tín dụng của
các ngân hàng Trung Quốc có thể chuyển
sang tiêu cực.
Hãng xếp hạng tín dụng phát hiện thêm
3.500 tỷ nhân dân tệ sau khi so sánh ước
tính của kiểm toán nhà nước Trung Quốc
với các nhà điều hành ngân hàng.
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRUNG
QUỐC MẮC NỢ 1.650 TỶ USD
Báo cáo kiểm toán cho thấy, chỉ tính riêng
các chính quyền địa phương, nợ công
Trung Quốc đã lên tới 1.650 tỷ USD đến
cuối năm 2010. Theo báo cáo này, các
chính quyền địa phương Trung Quốc mắc
nợ tới 10.700 tỷ Nhân dân tệ (1.650 tỷ
USD) tính đến cuối năm 2010. Một nửa
trong số đó phát sinh từ việc sử dụng các
công cụ tài chính. Bộ Tài chính nước này
cho biết, nợ Chính phủ tính đến cuối năm
2010 là 1.030 tỷ USD. Con số này tương
đương với 17% GDP của Trung Quốc, thấp
hơn so với Mỹ, Nhật Bản, và các nước lớn
ở châu Âu.
TRUNG QUỐC THÂM HỤT TÀI CHÍNH
123 TỶ USD NĂM 2010
Doanh thu tài chính Trung Quốc lên gần
4.260 tỷ nhân dân tệ năm ngoái. Tổng chi
tài chính của chính quyền trung ương đạt
gần 5.060 tỷ nhân dân tệ.
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Tạ Húc
Nhân hôm qua cho biết, chi tiêu chính phủ
trung ương Trung Quốc đã vượt quá
doanh thu trong năm 2010, gây thâm hụt
tài chính 800 tỷ nhân dân tệ (123,52 tỷ
USD).
Các số liệu được công bố trong báo cáo
tình hình tài chính năm ngoái tại phiên
họp lần thứ 21 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội Trung Quốc.
Doanh thu tài chính của chính phủ Trung
Quốc lên gần 4.260 tỷ nhân dân tệ năm
ngoái. Tổng chi tài chính của chính quyền
trung ương đạt gần 5.060 tỷ nhân dân tệ.
Tổng chi phí tài chính trung ương bao gồm
khoảng 1.600 tỷ nhân dân tệ chi tiêu
chính phủ trung ương và hơn 3.230 tỷ
nhân dân tệ các khoản giảm thuế và
thanh toán chuyển giao cho chính quyền
địa phương.
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 14
14 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
Nợ nước ngoài của chính phủ Trung Quốc
lên tới 6.750 tỷ nhân dân tệ tính tới cuối
năm ngoái, nằm trong giới hạn ngân sách
7.120 tỷ nhân dân tệ thường niên.
70% NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG
QUỐC LÀ NỢ NGẮN HẠN
Cơ quan quản lý giao dịch ngoại hối Trung
Quốc (SAFE) cho biết, tính tới cuối tháng
3 nợ nước ngoài của Trung Quốc lên tới
585,97 tỷ USD.
Số tiền này không bao gồm các khoản nợ
nước ngoài của Đặc khu hành chính Hồng
Kông, Đặc khu Macao và Đài Loan.
Trong tổng số nợ nước ngoài, các khoản
nợ nước ngoài có đảm bảo chiếm 366,87
tỷ USD và số dư tín dụng thương mại
chiếm 219,1 tỷ USD.
Các khoản nợ nước ngoài dài và trung hạn
chiếm 29,75% tổng số nợ, trong khi các
khoản nợ ngắn hạn chiếm 70,25%.
Các khoản vay thương mại quốc tế đạt
299,02 tỷ USD, chiếm 80% các khoản nợ
nước ngoài có đảm bảo. Số dư các khoản
vay chính phủ nước ngoài và các khoản
vay do các tổ chức tài chính quốc tế đảm
bảo chiếm 67,85 tỷ USD, tương đương
18,49% tổng số.
Tính theo cơ cấu tiền tệ, nợ bằng USD
chiếm 68,3% các khoản nợ nước ngoài có
đảm bảo, giảm 2,11 điểm % so với cuối
năm ngoái. Các khoản nợ bằng yên Nhật
chiếm 7,68%, giảm 0,88 điểm %. Nợ
bằng đồng euro giảm 0,41 điểm %, chiếm
4%.
Chuyên đề tổng hợp cuối tuần do Gafin.vn thực hiện
Đăng ký nhận chuyên đề và bản tin tại địa chỉ website
WWW.GAFIN.VN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế.pdf