Chuyên đề Tác động của trung quốc đến thương mại toàn cầu, đến xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ tới năm 2020 và giải pháp thích ứng

Trung Quốc khi công khai ý tưởng chiến lược “một trục, hai cánh”, tức là họ đã chuyển cho thế giới thông điệp rằng họ sẽ đóng vai trò lãnh đạo khu vực, dẫn dắt ASEAN và vị vậy, họ đã đứng trong cùng “mái nhà với ASEAN”. Điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ phải tiếp tục thuyết phục các nước trong khu vực và không có cái gọi là “mối đe doạ từ Trung Quốc”, họ sẽ phải tạo dựng hình ảnh “hoà bình phát triển” để “cùng hợp tác, cùng phồn vinh” với các nước xung quanh và để thực hiện mục tiêu Trung Quốc sẽ là một cực trong trật tự thế giới hai cực trong tương lai, chắc chắn Trung Quốc sẽ không muốn làm xấu đi hình ảnh của họ trong con mắt của cộng đồng quốc tế, giữ hoà thuận với các nước láng giềng, nhất là với một nước ở điểm đầu kết nối chiến lược “một trục, hai cánh” lại có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc như nước ta.

pdf76 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2712 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tác động của trung quốc đến thương mại toàn cầu, đến xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ tới năm 2020 và giải pháp thích ứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận tải đã qua sử dụng. Trung Quốc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu không tự động đối với 10 dòng thuế HS 8 số theo cam kết quốc tế, chủ yếu là đối với các loại hóa chất gây nguy hại với tầng ô-zôn. Trung Quốc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thuộc các nhóm gia cầm, dầu thực vật, thuốc lá, đồng, quặng đồng và quặng đồng tinh luyện, than, cao su tự nhiên, giấy loại, tơ phi-la-măng, nhôm và thép vụn. Thời gian xử lý cấp phép có thể kéo dài đến 10 ngày, và giấy phép có thời hạn tối đa là 180 ngày. Mặc dù về nguyên tắc, những mặt hàng này không bị hạn chế nhập khẩu nhưng việc duy trì chế độ cấp phép nhập khẩu tự động có thể gây chậm trễ cho việc xuất khẩu một số mặt hàng có tiềm năng của ta, chẳng hạn như cao su tự nhiên. Nhập khẩu các mặt hàng như ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, gạo), đường, thuốc lá, dầu thô và xăng dầu, phân bón, bông phải thông qua các công ty thương mại Nhà nước của Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc chưa áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ nào đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từng áp dụng biện pháp chống bán phá giá và tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước khác. Chỉ trong khoảng thời gian từ 1/1/2005 đến 30/6/2007, Trung Quốc đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với 39 vụ việc, trong đó 27 vụ việc liên quan đến hoá chất và các sản phẩm hoá chất. Các đối tác thương mại của Trung Quốc bị điều tra chống bán phá giá là Nhật Bản (9 vụ), Đài Loan (7 vụ), EC (4 vụ), Hàn Quốc (4 vụ), Singapore (4 vụ), Hoa Kỳ (4 vụ). Cũng trong khoảng thời gian này, 5 biện pháp tự vệ tạm thời và 1 biện pháp tự vệ chính thức đã được áp 54 dụng, chủ yếu là đối với các sản phẩm : hàng dệt may, gạch men, kính nổi và nhựa PVC. Về tiêu chuẩn, 46,4% số lượng các tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc đã được xây dựng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, và Trung Quốc phấn đấu đưa con số này lên 85% vào năm 2010. Một số mặt hàng có tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ở mức độ cao là dây điện và dây cáp điện (100%), linh kiện tụ điện (100%), dụng cụ đo lường (100%), thiết bị chuyển mạch điện cao thế và hạ thế (100%), hàng điện tử (100%), đèn điện (100%). Những mặt hàng có tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ở mức độ thấp là máy biến thế và các thiết bị tương tự (1%), các dụng cụ cầm tay (29%), thiết bị điện sử dụng trong ngành y tế (30%). Về tiêu chuẩn đối với thực phẩm, Trung Quốc đã ban hành hơn 1.800 tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến an toàn thực phẩm và 2.900 tiêu chuẩn chuyên ngành cho các ngành công nghiệp thực phẩm. Trong lĩnh vực vệ sinh kiểm dịch, Trung Quốc ban hành danh mục những mặt hàng cần tiến hành giám định và kiểm dịch khi thông quan. Những mặt hàng cần tiến hành giám định và kiểm dịch bao gồm: động vậtvà sản phẩm động vật, thực vật và sản phẩm thực vật, phương tiện vận tải chuyên trở và bao bì đóng gói những sản phẩm trên, nguyên liệu thức ăn gia súc gia cầm. Việc giám định và kiểm dịch được tiến hành theo một trong ba phương pháp: i) Kiểm tra chứng từ và tiến hành giám định nếu cần thiết (hàng hoá có thể được thông quan trong vòng 1 ngày), ii) giám định cảm quan, kiểm tra chứng từ và tiến hành giám định nếu cần thiết (hàng hoá có thể được thông quan trong vòng 3 – 5 ngày), iii) giám định (thời gian thông quan tuỳ thuộc vào loại hàng và mức độ rủi ro đi kèm, có thể kéo dài tới 20 ngày hoặc lâu hơn). Giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định hợp tác trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật (ngày 30/5/2008), Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch động vật (ngày 30/5/2008), Thoả thuận hợp tác kiểm tra, kiểm dịch và giám sát vệ sinh sản phẩm thuỷ sản xuất nhập khẩu (ngày 7/10/2004), Bản ghi nhớ về hợp tác kiểm dịch y tế biên giới hai nước (ngày 16/11/2006). Nội dung của các thoả 55 thuận và hiệp định tập trung vào các hoạt động hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực vệ sinh kiểm dịch. Trong lĩnh vực mua sắm Chính phủ, Trung Quốc hiện chưa tham gia bất kỳ điều ước song phương, khu vực hoặc đa phương nào về vấn đề này. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang tham gia với tư cách quan sát viên trong Hiệp định mua sắm Chính phủ của WTO, (GPA) và đã có đơn xin gia nhập GPA vào ngày 28/12/2007. Trong lĩnh vực cạnh tranh, Trung Quốc tham gia các hoạt động liên quan đến cạnh tranh trong khuôn khổ APEC, OECD, UNCTAD và WTO. Trung Quốc có các hoạt động trao đổi và hợp tác với các cơ quan quản lý cạnh tranh của EC, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng có hiệp định về hợp tác và trao đổi trong lĩnh vực Chống lại các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh và chống độc quyền với Nga và Ca-dắc-xtan. Trung Quốc cũng đã ký hiệp định Đối thoại song phương về cạnh tranh với EC vào năm 2004. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đang được Trung Quốc tăng cường. Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và tham gia vào các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ APEC, WTO và WIPO. Trung Quốc cũng thành lập nhóm công tác về IPR với một số nước nhằm tăng cường công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ của Trung Quốc có hai cấp; Cơ quan quản lý trung ương thuộc Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm xem xét, cấp và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, các cơ quan quản lý địa phương chịu trách nhiệm giám sát và thực thi. 2. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với phát triển XNK của Việt Nam Việc Trung Quốc gia nhập WTO có nhiều tác động đối với Việt Nam. Trước hết, quan hệ thương mại hai nước sẽ được phát triển trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng hơn, qui mô thương mại được mở rộng nhờ cắt gảim các hàng rào thương mại. Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc. Thứ ba, Việt Nam tận dụng cơ hội phát triển và hiện đại hoá của 56 Trung Quốc để nhập khẩu công nghệ, thu hút đầu tư từ Trung Quốc. Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, việc gia nhập WTO của Trung Quốc có những tác động tiêu cực đối với Việt Nam. Trước hết, gia tăng sức ép cạnh tranh từ phía Trung Quốc. Thứ hai, việc Trung Quốc gia nhập WTO làm bùng nổ trao đổi thương mại giữa hai nước, tuy nhiên, cũng làm gia tăng nhiều bất cập trong quản lý thương mại biên mậu, kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu, gia tăng tình trạng buôn lậu ... 3. Tác động của chiến lược khai thác miền Tây của Trung Quốc đối với phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam Đây là chiến lược có tác động trực tiếp đén quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc. Chiến lược này sẽ có tác động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đối với Việt Nam: Về thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc: Chiến lược phát triển miền Tây của Trung Quốc mang lại những cơ hội hợp tác cho cả hai bên. Phía Trung Quốc, các doanh nghiệp thuộc hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam tăng cường xuất khẩu hàng hoá, thiết bị sang Việt Nam. Phía Việt Nam cũng xuất khẩu được một số mặt hàng như nông sản phẩm, nguyên vật liệu (cao su thiên nhiên) hàng tiêu dùng, tiêu biểu là công ty Bitis đã thành công trong khai thác thị trường ở đây. Khoảng 80% thương mại của công ty với Trung Quốc là với miền Tây Nam Trung Quốc10. Nhưng nhìn từ tổng thể có thể thấy rằng các doanh nghiệp phía Trung Quốc đã biết tranh thủ chiến lược ưu đãi của Chính phủ Trung ương để phát triển. Điều này thể hiện rất rõ qua kim ngạch xuất nhập khẩu của hai bên, phía Việt Nam bao giờ cũng ở tình trạng nhập siêu hàng hoá từ Quảng Tây, Vân Nam. Nhiều sản phẩm hàng hoá của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc như cao su, than đá v.v... Việt Nam dường như đang trở thành thị trường tiêu thụ những sản phẩm tiêu dùng, máy móc thiết bị của các tỉnh miền Tây Trung Quốc và cũng là nơi cung cấp nguyên vật liệu cho các thị trường trên. Về hợp tác đầu tư phát triển nguồn hàng xuất khẩu: Trong chiến lược phát triển miền tây, Trung Quốc cũng khuyến khích các doanh nghiệp của khu vực 10 5051221.htm 57 này đầu tư ra nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp có thực lực. Hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người của Quảng Tây và Vân Nam đã vượt 2000 USD, cao gấp đôi so với Việt Nam. Về mặt lý thuyết, khu vực phát triển hơn sẽ có điều kiện đầu tư nhiều hơn vào khu vực kém phát triển. Thực tế điều này cũng thể hiện rất rõ. Nhiều doanh nghiệp của Quảng Tây, Vân Nam đã đầu tư, nhận thầu các công trình của Việt Nam nhằm phát triển thị trường, mở rộng cơ hội làm ăn. Các doanh nghiệp của hai tỉnh trên thường đầu tư vào những tỉnh biên giới Việt Nam giáp với họ như đầu tư vào Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Những ngành nghề đầu tư chủ yếu là ngành dịch vụ hoặc lắp ráp ô tô xe máy, khai thác khoáng sản v.v... qui mô đầu tư chưa phải là lớn, nhưng nó cũng đã tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân và chính quyền địa phương. Về phát triển xuất, nhập khẩu: Chiến lược này cũng chú trọng phát triển ngành dịch vụ. Trong đó, nổi bật nhất là ưu tiên là phát triển ngành du lịch và những ngành phụ trợ cho du lịch. Thông qua ngành du lịch để làm phát triển ngành giao thông, thương mại, ăn uống, dịch vụ, gia công chế tạo đồ lưu niệm trong ngành du lịch. Đây là những kinh nghiệm thành công trong phát triển kinh tế của Vân Nam, Quảng Tây. Nhiều điểm du lịch nổi tiếng của khu vực này như Thạch Lâm, thành cổ Đại lý, Quế Lâm là những điểm du lịch hấp dẫn người Trung Quốc và cả người nước ngoài. Việt Nam cũng có những điểm du lịch nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, được người Trung Quốc ví như Quế Lâm trên biển. Đây là điểm thu hút rất nhiều khách Trung Quốc, nhất là du khách Quảng Tây, Vân Nam đến thăm quan. Hai bên đã thiết lập tuyến vận chuyển trên biển, tàu khách du lịch từ Bắc Hải sang Vịnh Hạ Long. Đây là một cơ hội để hai bên có thể hợp tác phát triển cùng nhau trong thời gian tới. Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển xuất nhập khẩu: Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, chiến lược này chủ yếu xây dựng trên sáu lĩnh vực là xây dựng đường sắt, đường bộ, vận chuyển đường sông, xây dựng sân bay, khai thác năng lượng, phát triển ngành điện v.v... Trong đó, trọng điểm vẫn là hệ thống đường bộ, tăng cường cải tạo, xây dựng các tuyến đường sắt, sân by, đường ống dẫn khí thiên nhiên, các tuyến đường kết nối miền Tây với miền Đông, giữa miền Tây Bắc với miền Tây Nam để hình thành nên mạng lưới giao thông tổng hợp. 58 4. Tác động của chiến lược một trục hai cánh (Cực tăng trưởng mới ASEAN - Trung Quốc) đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam Chiến lược một trục hai cánh hay là Sáng kiến Cực tăng trưởng mới ASEAN – Trung Quốc là một trong những kế hoạch đẩy mạnh hợp tác kinh tế và gây vùng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, nhất là đối với các nước ASEAN. Khác với chiến lược phát triển miền Tây là chỉ chú trọng vào phát triển các tỉnh của miền Tây Trung Quốc. chiến lược một trục hai cánh đã cho thấy nó có những điểm khác khi trực tiếp đề cập đến việc hợp tác với các nước ASEAN dưới những góc độ khác nhau. Với vai trò cầu nối quan trọng giữa ASEAN và Trung Quốc, Việt Nam có vị trí vô cùng quan trọng trong sáng kiến mới về hợp tác ASEAN – Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc đang hợp tác thực hiện sáng kiến Hai hành lang, một vành đai. Trung Quốc và Việt Nam cũng là những nước thành viên quan trọng trong hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Hợp tác Việt Nam – Trung Quốc trong xây dựng vành đai kinh tế Vịnh Bắc bộ cũng đang tiến triển tốt đẹp. Với chiến lược này, Trung Quốc coi Việt Nam là nước có ảnh hưởng nhiều nhất, nhất là hợp tác khai thác Biển Đông, Là tâm điểm ảnh hưởng của sáng kiến này, Việt Nam sẽ có cơ hội để đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, vấn đề mà phía Việt Nam lo ngại là Trung Quốc đang mở rộng vùng ảnh hưởng của mình, trong đó quan trọng nhất là vấn đề chủ quyền Biển Đông và hợp tác khai thác Biển Đông. Hiện tại Trung Quốc đang triển khai rất mạnh mẽ chiến lược này trên cả 3 hướng. Với sáng kiến Cực tăng trưởng mới ASEAN – Trung Quốc, hay là chiến lược một trục hai cánh, Trung Quốc mong muốn mở rộng hợp tác hơn nữa với các nước ASEAN. Chiến lược này sẽ thúc đẩy sự phát triển vùng miền Tây – Nam rộng lớn của Trung Quốc, khai thác Biển Đông. Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng lớn nhất của sáng kiến này. Bên cạnh những thuận lợi để hợp tác thương mại và đầu tư với Trung Quốc và các nước ASEAN, vấn đề còn gây tranh cãi là việc mở rộng vành đai kinh tế Vịnh Bắc bộ của Trung Quốc trong 59 sáng kiến này. Tranh chấp vùng lãnh hải giữa các nước hiện nay đang là tâm điểm chú ý của các nước. Việc tham gia hợp tác khu vực với Trung Quốc theo chiến lược “Một trục hai cánh” hay “Cực tăng trưởng mới ASEAN – Trung Quốc” sẽ gia tăng một số thách thức trực tiếp hoặc gián tiếp đối với phát triển thương mại của Việt Nam trong thời kỳ tới. Trước hết Biển Đông là khu vực phức tạp có nhiều nước tranh chấp đòi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, luôn tiềm ẩn những nguy cơ xung đột, do đó Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc giành và giữ chủ quyền quốc gia trong Vịnh Bắc bộ nói riêng và trên Biển Đông nói chung. Để giải quyết tranh chấp trên biển, Trung Quốc dùng cả hai chiến thuật vừa xé lẻ vừa dùng áp lực tập thể. Ví dụ như có những tranh chấp với nhiều nước ở Trường Sa thì Trung Quốc tránh giải quyết chung mà đi vào đàm phán tay đôi như đã làm với Philippin. Còn vấn đề hợp tác Vịnh Bắc bộ thực chất là hợp tác song phương trên vành đai Vịnh Bắc bộ với Việt Nam thì lại quốc tế hoá thành hợp tác đa phương Trung Quốc – ASEAN. Trung Quốc rất chú trọng phát triển kinh tế biển và luôn coi tương lai kinh tế thế giới là kinh tế biển, vì vậy, Trung Quốc đòi hỏi rất lớn về chủ quyền trên Biển Đông. Thực tế tranh chấp biên giới và tranh chấp trên biển của Trung Quốc là rất gay gắt với tất cả các nước có chung biển mà đến nay vẫn chưa được giải quyết. Trong đó, giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn tồn tại những tranh chấp về chủ quyền trên biển và vùng lãnh hải, đặc biệt với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thứ hai, Việt Nam có nguy cơ mất thị phần trên “sân nhà” và khó thâm nhập thị trường phía bạn. Do sức cạnh tranh (nhất là về giá) của hàng hoá Việt Nam nhìn chung còn thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, nên khu kinh tế Vịnh Bắc bộ mở rộng có thể sẽ là “bàn đạp” để Trung Quốc đẩy mạnh xuất siêu sang Việt Nam (và các nước ASEAN). Thứ ba, Việt Nam có nguy cơ phải hứng chịu những tác động đối với môi trường do ô nhiễm biển vùng Vịnh Bắc bộ, sự khai thác quá mức dẫn đến suy kiệt nguồn tài nguyên biển và ven biển (tài nguyên khoáng sản, dầu khí, nguồn lợi thuỷ hải sản), do đó ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế bền vững. 60 Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam thuộc khu vực vành đai Vịnh Bắc bộ có thể trở thành mục tiêu săn lùng, khai thác triệt để của các doanh nghiệp Trung Quốc thông qua các dự án hợp tác khai thác. Ví dụ rất điển hình là vụ ô nhiễm váng dầu lan rộng khắp nhiều tỉnh từ Nam Trung bộ đến Nam bộ của Việt Nam mà cho đến nay vẫn không rõ nguyên nhân hay địa điểm phát sinh ô nhiễm dầu trên biển. Quá trình mở rộng hợp tác kinh tế khu vực Vịnh Bắc bộ nếu không có cơ chế quản lý và phân định quyền lợi, trách nhiệm rõ ràng thì nguy cơ ô nhiễm môi trường biển sẽ rất đáng lo ngại đối với Việt Nam. Thứ tư, việc phát triển thương mại trên vành đai kinh tế Vịnh Bắc bộ, nếu chính quyền các địa phương của Việt Nam không quản lý và giám sát chặt chẽ sẽ dẫn tới tệ nạn khai thác lậu, buôn lậu, buôn hàng cấm, hàng giả (đồ cổ, ma tuý, động vật quí hiếm, hoá chất độc hại ...). Khi đó, khu vực vành đai Vịnh Bắc bộ có thể sẽ là tuyến đường đưa hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng độc hại ... của Trung Quốc vào Việt Nam, làm gia tăng các loại tội phạm kinh tế và tội phạm xã hội trên biển, đe doạ hoà bình và an ninh của khu vực Vịnh Bắc bộ. Thứ năm, việc thực thi sáng kiến “Cực tăng trưởng mới ASEAN – Trung Quốc” tuy có tạo ra một số cơ hội cho Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế theo chiều sâu, nhất là hợp tác và phát triển kinh tế giữa các tỉnh và doanh nghiệp vùng biên giới hai nước, nhưng cũng có thể gia tăng nhiều thách thức đối với việc quản lý mậu dịch biên giới của Việt Nam. Sự phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu hay các khu kinh tế tự do tiếp giáp với Trung Quốc sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động giao lưu thương mại, trao đổi hàng hoá, dịch vụ XNK qua các khu vực biên giới hai nước, làm tăng kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa hai bên. Tuy thế, nó cũng đang làm gia tăng các hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại, tác động đến thị trường trong nước về các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, an sinh xã hội, an ninh kinh tế ... Việc tham gia vào sáng kiến dưới mô hình hợp tác kinh tế Vịnh Bắc bộ mở rộng giúp Việt Nam tạo lập thế và lực mới cho phát triển kinh tế theo không gian lãnh thổ theo mô thức “hướng ra biển”, phát huy tiềm năng kinh tế biển, gắn kết không gian kinh tế trong nước với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nếu ta 61 không quản lý tốt việc xây dựng các kho hàng, trạm trung chuyển rất có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường. Thứ sáu, kinh tế và thương mại Việt Nam có thể bị lệ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế Trung Quốc. Về mặt kinh tế, cũng như các nước ASEAN khác, một quốc gia láng giềng có nhiều nét tương đồng như Việt Nam sẽ ngày càng bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc và trở nên phụ thuộc hơn vào nền kinh tế này. Với việc giá nguyên liệu đầu vào tăng cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, Việt Nam là nước không tự sản xuất được mà phải nhập khẩu nên chắc chắn sẽ bị lệ thuộc vào điều đó gây tác động mạnh đến sản xuất trong nước. Điển hình là các ngành sản xuất như thép, xi măng, phân bón, giấy, nhựa, dệt may ..., chi phí đầu vào tăng cao nhưng đầu ra không tăng đã làm cho nhiều doanh nghiệp giảm lợi nhuận và thua lỗ. Nhiều mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp hoặc mất thị trường do sức cạnh tranh giảm vì những sản phẩm tương tự của các doanh nghiệp Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều. Các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã thua doanh nghiệp Trung Quốc về năng lực cạnh tranh, trình độ công nghệ, thiết bị và qui mô sản xuất, nay lại bị đội giá đầu vào, càng tăng thêm phần khó khăn trong cạnh tranh và bị lệ thuộc hơn vào phía Trung Quốc. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường biển khu vực Vịnh Bắc bộ do khai thác quá mức dẫn đến suy kiệt nguồn tài nguyên biển và ven biển (tài nguyên khoáng sản, dầu khí, thuỷ hải sản) cũng là những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững. Trong khi đó, tham gia vào sáng kiến này, phía Trung Quốc là bên được hưởng lợi nhiều nhất từ việc khai thác nguồn tài nguyên phong phú của biển. Về thu hút đầu tư nước ngoài, với môi trường kinh doanh tốt hơn nên việc thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn, hay nói cách khác Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với Trung Quốc trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Trung Quốc mở cửa thị trường tài chính mạnh mẽ hơn Việt Nam, nhất là với các giao dịch tài khoản vãng lai, tài khoản vồn. Chẳng hạn Trung Quốc cho người nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán mạnh hơn, cho giữ tỷ lệ cồ phần trong các DN theo qui định cũng cao hơn Việt Nam. Chính vì vậy mà dòng vốn đầu tư chảy vào đây rất mạnh. Hiện các tập đoàn 62 xuyên quốc gia đang muốn biến Trung Quốc thành công xưởng sản xuất cho cả thế giới. Quí 1 năm 2010, nước này thu hút tới 43 tỷ USD đầu tư nước ngoài, trong khi lượng đầu tư vào Việt Nam thấp hơn nhiều. Thêm vào đó, việc phát triển nóng của Trung Quốc sẽ dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn, trong đó có việc khó kiểm soát được chất lượng và hiệu quả đầu tư. Có nhiều dự án khi đi vào hoạt động sẽ cho những sản phẩm chất lượng thấp, hoặc đầu tư qúa nhiều vào một số lĩnh vực sẽ dẫn đến dư thừa công suất làm cho lượng tồn kho lớn. Việt Nam ở cạnh Trung Quốc dễ phải hứng chịu những đợt sóng hàng kém chất lượng và hàng tồn kho này. Hơn nữa, do việc tăng cường hợp tác quá mức và với sức hút mạnh mà các tài nguyên của Việt Nam rất dễ chảy sang Trung Quốc, như hiện tượng chảy máu quặng sắt, thiếc trong thời gian vừa qua. Nếu chúng ta chủ yếu vẫn xuất thô và bừa bãi như hiện nay thì những nguồn lực để phát triển các ngành sản xuất trong tương lai sẽ bị cạn kiệt và gây nên tác động xấu với môi trường. Nói cách khác tức là chúng ta sẽ trở thành nơi cung cấp tài nguyên, khoáng sản để phát triển kinh tế Trung Quốc. Vừa qua, việc Trung Quốc đề ra chính sách mới trong thu hút FDI có thể tạo ra sự lo ngại từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. Đã có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính ngân hàng và mặc dù cơ chế mới về FDI của Trung Quốc tiếp tục được xem là tự do hơn so với các nước láng giềng ở châu Á, vẫn có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang dựng lên các rào cản đối với FDI thể hiện qua việc Trung Quốc đang trì hoãn và kiềm chế việc các nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của các doanh nghiệp trong những ngành nhạy cảm. Chính sách hạn chế ưu đãi đầu tư trong những lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động của Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút đầu tư từ các nước và từ Trung Quốc vào những ngành sử dụng nhiều lao động, tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có như dệt may, da giày, chế biến nông sản, lắp ráp điện tử, ô tô, xe máy ... Tuy nhiên, Việt Nam cần cảnh giác với xu thế chuyển những ngnàh sản xuất gây ô nhiễm môi trường của Trung Quốc sang các nước khác mà Việt Nam là mục tiêu hàng đầu. Trong những năm gần đây, xuất hiện nhiều dự án sản xuất thép có vốn đầu 63 tư từ Trung Quốc, làm cho sản lượng thép dự kiến sẽ cao gấp 3 lần so với nhu cầu trong nước đến năm 2020. 5. Tác động của chính sách tỷ giá và sử dụng công cụ tỷ giá trong chiến tranh thương mại Việc tăng giá đồng Nhân dân tệ hiện nay đã không còn là một khả năng mà đã trở thành một xu hướng thực tế. Tuy nhiên do sự ràng buộc của nhiều quan hệ lợi ích, trong vòng hai năm gần đây, đồng Nhân dân tệ chỉ tăng giá chưa đầy 6%. Nhiều đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc đang tiếp tục gây áp lực mạnh đòi Chính phủ Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ (lên 30 – 40%) để lập lại cân bằng tỷ giá và giảm thâm hút thương mại (mức thâm hụt mậu dịch năm 2006 của Mỹ với Trung Quốc là 232,5 tỷ USD). Có cơ sở để nói rằng cùng với sự tăng giá đồng Nhân dân tệ, sẽ xảy ra những hiệu ứng thương mại và đầu tư. Mức tăng giá càng lớn thì các hiệu ứng sẽ càng mạnh. Có thể nêu ra hai hiệu ứng chính là: Thứ nhất, đồng Nhân dân tệ tăng giá sẽ kích thích các nền kinh tế tăng cường xuất khẩu vào Trung Quốc. Đối với nước ta, do những đặc điểm trong quan hệ thương mại với Trung Quốc (chủ yếu xuất khẩu hàng nguyên liệu thô, có mức thâm hụt thương mại rất lớn), sức hút nhập khẩu từ Trung Quốc do đồng Nhân dân tệ tăng giá sẽ có tác động rất mạnh. Cho đến nay, quan hệ thương mại Việt – Trung được định hình theo mô hình Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu thô và nhập khẩu hàng chế tạo của Trung Quốc, với mức thâm hụt ngày càng lớn. Xu hướng thương mại này là đặc biệt bất lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên, nó đang ngày càng được củng cố. Thứ hai, đồng Nhân dân tệ tăng giá sẽ kích thích xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc. Hiện nay, mức dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã lên hơn 1.000 tỷ USD. Con số này đang tiếp tục tăng. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng có kim ngạch xuất khẩu lớn, tạo ra nguồn vốn ngoại tệ lớn, sẵn sàng được đầu tư ra bên ngoài. Khi đồng Nhân dân tệ tăng giá, cộng thêm vào đó là nỗ lực “hạ nhiệt” tăng trưởng của Chính phủ Trung Quốc, khó có thể nghi ngờ sự xuất hiện của làn sóng đầu tư ra ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc trong thời gian tới. Tuỳ theo mức độ tăng giá đồng Nhân 64 dân tệ, làn sóng này sẽ gia tăng và được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau - mua lại công ty, đầu tư chứng khoán, FDI. Chính phủ Trung Quốc cũng đã quyết định dành 1/3 số dự trữ ngoại tệ để lập Quĩ đầu tư và bảo hiểm đầu tư ra bên ngoài. Đây là một động thái đón đầu xu hướng tăng giá Nhân dân tệ. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá NDT đang bị chững lại do lạm phát của Trung Quốc trong cuối năm 2010 tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tựu trung lại, việc Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá NDT theo hướng nâng giá trị đồng tiền này sẽ có tác động tích cực đối với thương mại và đầu tư Việt Nam. Nếu NDT tăng giá với mức cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc ở thị trường nội địa cũng như tại các thị trường khác. Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam có thể mở rộng qui mô xuất khẩu. Tuy nhiên, cần thấy rằng, Việt Nam hiện tại chủ yếu là xuất thô sang Trung Quốc với tỷ trọng lớn là nhiên liệu, khoáng sản, nông sản chưa qua chế biến. Chỉ khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là hàng chế biến. Sự thay đổi tỷ giá ảnh hưởng rất ít tới cầu đối với các mặt hàng khoáng sản, nông sản. Hay nói cách khác các mặt hàng này ít co giãn khi có sự thay đổi giá cả tương đối. Các mặt hàng công nghiệp chế tạo chịu ảnh hưởng nhiều hơn khi có sự thay đổi tỷ giá. Do đó Việt Nam muốn tận dụng được cơ hội này phải có sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng mạnh tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến. Việt Nam cũng kỳ vọng từ sự tăng giá đồng Nhân dân tệ để thu hút FDI từ Trung Quốc và từ các nước. Nhân dân tệ tăng giá sẽ làm cho chi phí sản xuất tại Trung Quốc cao hơn so với các nước khác nếu như các điều kiện khác không thay đổi, do đó sẽ có sự chuyển dịch luồng FDI từ Trung Quốc sang các nước khác. Các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ tìm cach đầu tư nhiều hơn ra nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần thận trọng với sự chuyển hướng đầu tư này. Nếu không có chính sách thu hút FDI hợp lý, Việt Nam có thể là nơi tiếp nhận công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường. NDT tăng giá cũng làm tăng giá hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc. Trong đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta có đầu vào nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Nếu Việt Nam vẫn phụ thuộc ở mức độ lớn đầu vào nhập khẩu như hiện nay thì khó có thể tận dụng được cơ hội từ sự tăng giá NDT. 65 Như vậy, trong ngắn hạn, sự tăng giá đồng Nhân dân tệ không ảnh hưởng lớn đến thương mại Việt Nam, nhất là xuất khẩu. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này trong dài hạn nếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư trong nước. IV.- PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM THÍCH ỨNG VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CÁC TÁC ĐỘNG BẤT LỢI TỪ PHÍA TRUNG QUỐC TRONG PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ TỚI 1. Phương hướng nâng cao khả năng thích ứng của Việt Nam trong phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc - Phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc cần tính đến các yếu tố môi trường và phát triển bền vững. Xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là tài nguyên và sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học. Nếu không được quản lý tốt, chạy theo lợi ích trước mắt sẽ có nguy cơ suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, Trung Quốc phát triển nhanh (nóng) cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường Việt Nam. Mở cửa biên giới, tự do hoá thương mại theo các Hiệp định quốc tế và khu vực kéo theo việc du nhập các sản phẩm, hàng hoá không thân thiện với môi trường và sức khoẻ con người vào nước ta. Trong quan hệ với Trung Quốc ta cũng cần tính đến vấn đề tranh chấp thương mại. Với qui mô thương mại hiện nay, các tranh chấp thương mại sẽ gia tăng, đặc biệt là các biện pháp tự vệ (theo WTO) để hạn chế hàng nhập khẩu vào nước ta gây mất ổn định thị trường và thiệt hại cho người tiêu dùng Việt Nam. - Lấy lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia là chuẩn mực và là thước đo đối với mọi giải pháp trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Quán triệt nguyên tắc này chúng ta sẽ đủ tự tin, đủ bản lĩnh để chủ động trong tầm chiến lược cũng như trong việc ứng xử với từng tình huống để không lâm vào thế bị động. Chạy theo lợi ích ngắn hạn, cục bộ địa phương sẽ phải trả giá đắt trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Kinh nghiệm cho thấy những toan tính cục bộ ngắn hạn trong hợp tác làm ăn với Trung Quốc đểu phải trả giá như xuất thô khoáng sản, cấu kết kinh doanh buôn bán hàng lậu. Trong những quyết định lớn, mang tính quốc gia 66 cao lại càng đòi hỏi tuân thủ nguyên tắc này để tạo sự thống nhất về quan điểm và nhận thức trong toàn xã hội. - Để hợp tác kinh tế hiệu quả với Trung Quốc phải thực hiện thành công chiến lược đẩy nhanh hơn nữa tăng trưởng kinh tế - xã hội một cách bền vững, nâng cao tiềm lực về mọi mặt của đất nước ta trong thời gian vài ba thập niên sắp đến. Nếu Việt Nam không lớn mạnh, bị tụt hậu thì việc tận dụng cơ hội phát triển từ Trung Quốc sẽ rất hạn chế và luôn luôn phải đối phó với những thách thức từ những vấn đề liên quan đến Trung Quốc cả về kinh tế lẫn chính trị. Do đó Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách, coi việc hợp tác với Trung Quốc là sức ép để cải cách, đổi mới hơn nữa nền kinh tế. - Phải tận dụng thời cơ để mở rộng nhanh chóng quan hệ kinh tế song phương, nhất là tận dụng thị trường Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu phát triển sản xuất trong nước, thu hút đầu tư từ Trung Quốc và các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Trung Quốc. Tận dụng ưu thế về địa kinh tế để phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, vận tải, quá cảnh, kinh tế biển. - Tranh thủ mở rộng quan hệ với Trung Quốc trong khung khổ ASEAN theo những nguyên tắc chung của tổ chức này, chú ý đến quan hệ song phương của Trung Quốc với các nước thành viên khác trong ASEAN. Trước hết là thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng, Hợp tác Đông Á và khu vực khác mà hai nước tham gia. - Đẩy mạnh hợp tác hai bên để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, giải quyết các vấn đề vướng mắc trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng lợi ích của nhau với phương châm giữ vững hoà bình và hai bên đều thắng. Những vấn đề nhạy cảm cần giải quyết là tranh chấp Biển Đông, ô nhiễm môi trường, buôn lậu, chênh lệch cán cân thương mại ... - Tận dụng cơ hội từ sự tăng trưởng của Trung Quốc, sự thiếu hụt về nguyên liệu và một số hàng hoá khác như nông sản, thuỷ sản để tăng cường xuất khẩu sang thị trường này. Trước hết phải củng cố và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực đang xuất khẩu và đã đứng chân được tại thị trường 67 Trung Quốc. Từng bước nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng chế biến, giảm xuất khẩu thô. Khai thác tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng mới theo hướng đầu tư từ các nguồn vốn trong nước và vốn FDI. Tận dụng cơ hội của mở cửa thương mại và đầu tư để thu hút FDI để đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực. Phấn đấu tăng tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang Trung Quốc. Đẩy mạnh hợp tác thương mại theo hướng hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Trung Quốc. Nghiên cứu xây dựng các điểm tăng trưởng xuất khẩu mới trong giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và xây dựng chương trình ở cấp quốc gia để thực hiện điểm tăng trưởng xuất khẩu này. Rà soát các chính sách, biện pháp hạn chế, cản trở xuất khẩu để có phương án tháo gỡ tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc trong giai đoạn 2011-2020 bình quân đạt mức 12%, đến năm 2015 đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 8,4 tỷ USD và đạt 15 tỷ USD vào năm 2020. - Trong giai đoạn từ nay đến 2020, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh do mở cửa thương mại và nhu cầu về nguyên liệu, thiết bị, máy móc của Việt Nam vẫn còn lớn. Sẽ có sự chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, lắp ráp điện tử. Dự báo, tốc độ tăng nhập khẩu vẫn ở mức cao từ nay cho đến 2015 và sau đó giảm dần trong giai đoạn 2016-2020. Dự kiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân cho cả giai đoạn khoảng 14 – 150%/năm. Do nhu cầu của Việt Nam về nhập khẩu các loại hàng hoá từ Trung Quốc còn rất lớn và cùng với việc miễn giảm thuế theo khuôn khổ ACFTA, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh, trong khi xuất khẩu của nước ta tăng có mức độ và các giải pháp hạn chế nhập siêu chưa thể phát huy tốt hiệu quả thì tình hình nhập siêu từ Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2015 chưa thể có sự thay đổi lớn thậm chí còn tăng đến 2015. Như vậy, vấn đề đặt ra là không phải tìm cách hạn chế nhập siêu bằng mọi giá mà khốngchế mức nhập siêu trong giới hạn cho phép, tức là mức nhập siêu không ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô như nợ nước ngoài, cán cân thanh toán. 68 Cần phải có cách nhìn nhận vấn đề nhập siêu một cách tổng thể, trên tất cả các thị trường và phân tích sâu sắc ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Xử lý vấn đề nhập siêu một cách chủ động và bền vững chỉ có thể trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu. Đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, thu hút đầu tư từ Trung Quốc để bù đắp sự thâm hụt thương mại, không gây nên những biến động bất lợi đối với kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó cần tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu công nghệ, thiết bị lạc hậu, ô nhiễm môi trường, hàng hoá chất lượng thấp. Nỗ lực gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc là phương cách tốt nhất để cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn 2016 -2020 được cải thiện và phấn đấu cân bằng vào năm 2020. - Lành mạnh hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động trao đổi hàng hoá qua biên giới Việt – Trung để góp phần phát triển kinh tế, thương mại của các tỉnh giáp biên giới Việt – Trung. Thoả thuận với phía Trung Quốc để từng bước áp dụng các quyết định, tiêu chuẩn thống nhất cho hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới của hai nước nhằm đưa hoạt động biên mậu vào nề nếp và ổn định. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại tại các tỉnh giáp biên giới Việt – Trung như đường giao thông, trung tâm thương mại, kho bãi, thông tin. Xây dựng cơ chế điều tiết, quản lý biên mậu linh hoạt, hiệu quả từ trung ương đến địa phương. Phát huy tối đa lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên biên giới với Trung Quốc để phát triển hoạt động biên mậu giữa hai nước. Phát triển biên mậu Việt – Trung theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần chống buôn lậu, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới. Cần tăng cường hợp tác giữa hai nước trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Chú trọng phối hợp giữa lực lượng biên phòng, hải quan, quản lý thị trường và các đội chống buôn lậu của hai nước trên tuyến biên giới và trên Vịnh Bắc bộ để ngăn chặn và chống buôn lậu. - Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và Trung Quốc nói riêng trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu để xuất khẩu trở lại Trung Quốc. Hiện nay, các nước trong khu vực có trình độ tương đương ta đã từng bước thâm nhập được vào mạng lưới sản xuất và kinh doanh của Trung Quốc như 69 Philippin, Indonesia nhờ chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Thu hút đầu tư từ Trung Quốc là một định hướng lớn trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Quan hệ hai nước sẽ phát triển bền vững, trên cơ sở bổ sung cho nhau nếu như hợp tác đầu tư có hiệu quả. Trung Quốc đang là nhà đầu tư tiềm năng. Do đó Việt Nam cần xây dựng định hướng chiến lược để thu hút đầu tư từ Trung Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư tại Trung Quốc. Một số lĩnh vực cần khuyến khích thu hút đầu tư từ Trung Quốc là (i) Nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến nông sản, thực phẩm; (ii) Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; (iii)Các ngành công nghiệp chế tạo; (iv) Công nghiệp dệt, may, giày dép; (v) Công nghiệp điện tử; (vi)Xây dựng hạ tầng và kinh doanh bất động sản. - Đa dạng hoá các hình thức hợp tác phát triển dịch vụ du lịch với Trung Quốc. Các hình thức chủ yếu cần được chú trọng phát triển gồm: Một là, mở rộng du lịch biên giới. Hai là, Các nước Trung Quốc, Việt Nam, cùng với Myanma, Lào, Campuchia cùng nhau khai thác tiềm năng du lịch của khu vực sông Mê Kông – Lam Thương. Ba là, xây dựng vành đai du lịch củavùng TâyNam Trung Quốc và bán đảo Trung Ấn, lấy Vân Nam và Việt Nam làm điểm hội tụ. Để hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam cần nhanh chóng hiện đại hoá cơ sở hạ tầng du lịch. Kết hợp các loại hình du lịch như sinh thái, lịch sử văn hoá, sức khoẻ. - Tăng cường hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực giữa hai nước, nhất là nguồn nhân lực trong ngành thương mại. Sử dụng, thực hiện các chương trình đào tạo cán bộ quản lý thương mại ở các cấp trình độ khác nhau từ đào tạo cán bộ giỏi đàm phán các hiệp ước thương mại song phương và đa phương đến đào tạo cán bộ quản lý chuyên ngành phù hợp với những đòi hỏi, yêu cầu của thị trường và phong cách, tư duy thương mại hiện đại. Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua khảo sát, tham gia hội nghị, hội thảo khoa học chuyên đề trong nước cũng như các nước trên thế giới, trước hết là Trung Quốc. Nhà nước cần có sự hỗ trợ về cơ sở vật chất và nguồn kinh phí để đào tạo đội ngũ cán bộ thương mại cho các tỉnh trên hành lang kinh tế dưới nhiều hình thức như mở các lớp đào tạo trên đại học, tổ chức các khoá đào tạo, dành các suất học bổng cho các cán bộ chủ chốt của ngành tu nghiệp ở nước ngoài. Xây dựng đội ngũ cán bộ thương mại biết tiếng Trung Quốc, giỏi nghiệp vụ kinh 70 doanh xuất nhập khẩu, thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời những thay đổi về chính sách quản lý xuất nhập khẩu, các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan ... của cả hai phía cũng như những biến động về nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch phù hợp và có hiệu quả. Tăng cường trao đổi thông tin giữ hai nước, hợp tác áp dụng các hình thức trao đổi thương mại hiện đại như thương mại điện tử; (vi) Kết hợp chương trình hợp tác đào tạo và phát triển nhân lực của khu vực với chương trình hợp tác trong ACFTA11. 2. Đối sách của Việt Nam đối với chiến lược “Một trục hai cánh” và chính sách hướng Nam của Trung Quốc để phát triển xuất nhập khẩu trong thời kỳ tới12 - Thống nhất nhận thức về ý tưởng chiến lược “Một trục, hai cánh” là sáng kiến của Trung Quốc về cục diện mới của hợp tác khu vực. Việc Trung Quốc nhấn mạnh vai trò của Quảng Tây cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ buộc phải tôn trọng và xác định vai trò “đầu mối” của Việt Nam trong bố cục chiến lược hợp tác này. Theo đó, Việt Nam sẽ trở nên rất quan trọng để Trung Quốc có trách nhiệm (cùng với các nước ASEAN) tạo dựng cho Việt Nam một thế chiến lược và sức mạnh cần thiết để đóng vai trò “cầu nối” trong chiến lược “Một trục, hai cánh”. Điều quan trọng hơn là bằng mọi cách chúng ta phải thuyết phục Trung Quốc coi “chiến lược hai hành lang, một vành đai kinh tế” là một bộ phận “hạt nhân” điểm đầu nối (HUB) của chiến lược “Một trục, hai cánh”, nghĩa là nâng cấp chiến lược hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc về “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” thành chiến lược hợp tác đa phương/khu vực, với sự tham gia của nhiều tập đoàn mạnh trong khu vực và trên thế giới, biến mô hình hợp tác yếu - yếu giữa hai bên biên giới Việt – Trung thành mô hình hợp tác mạnh - mạnh để cùng phát triển và cùng hưởng lợi trên toàn khu vực. 11 Để đảm bảo sự thống nhất về phương hướng chung trong phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc, tiểu mục này của chuyên đề kế thừa kết quả nghiên cứu của đề tài NCKH cấp Nhà nước “Quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc” mã số KX.01.01/06-10do PGS. TS. Nguyễn Văn Lịch làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu Thương mại chủ trì, nghiệm thu năm 2009. 12 Trong mục này, chuyên đề kế thừa và sử dụng quan điểm của Ths.. Vũ Thị Thanh Xuân trong đề tài NCKH cấp Bộ: “Chiến lược một trục hai cánh trong chính sách hướg Nam của Trung Quốc - Gợi ý một số đối sách vớivn”. Mã số: b2009-08.08, tháng 11/2010. 71 - Phản ứng tích cực trước thạm vọng của Trung Quốc về ý tưởng, “Một trục hai cánh”, chúng ta cần khéo léo đưa Trung Quốc trở lại với thực tế gần nhất để họ có thái độ và trách nhiệm nhất với từng cấu phần hợp tác đã cam kết, và qua phối hợp thực hiện, chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm để xử lý kịp thời, hiệu quả thuật “hợp tung”, “liên hoành” mà Trung Quốc đã vận dụng rất thiện nghệ trong thực thi chiến lược mở cửa đối ngoại. Về phần mình, chúng ta không quá sốt sắng với ý tưởng chiến lược “một trục, hai cánh” (vì quốc tế còn đang phản ứng rất dè dặt) song cũng không vì thế để tỏ ra thờ ơ, bàng quang với nó. Một động thái ngoại giao mang tính chia xẻ sáng kiến hợp tác khu vực và lồng ghép “hai hành lang, một vành đai kinh tế” vào chiến lược “một trục, hai cánh” (như Trung Quốc đã gọi là Chiến lược khai phát Vịnh Bắc bộ mở rộng) sẽ là một phản ứng phù hợp và sẽ là có lợi nhất cho Việt Nam trong các bước triển khai chiến lược hợp tác khu vực của Trung Quốc. - Vì chiến lược “Một trục, hai cánh” là một phần rất quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc nên có thể tận dụng được các cơ hội cũng như giảm thiểu được các tác động bất lợi của nó, chúng ta rất nên lập một dự án nghiên cứu toàn diện về chiến lược này, đặc biệt là nghiên cứu về tính khả thi của nó - điều đã và đang được phía Trung Quốc ráo riết đẩy nhanh. Để bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia cũng như tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định cho sự cất cánh phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới, Việt Nam rất cần xây dựng sớm chiến lược mới về hợp tác khu vực - một chiến lược tổng thể, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, an ninh, kinh tế, quốc phòng và văn hoá ... để phản ứng có hiệu quả nhất đối với chiến lược này của Trung Quốc. - Trong bối cảnh rất khó có thể ngăn cản được Trung Quốc thực hiện chiến lược đã đề ra, vậy nên một tiếp cận mang tính “phối hợp” với Trung Quốc có thể là sự lựa chọn thích hợp. Chúng ta có thể chủ động đề xuất hội thảo với sự tham gia của cả Trung Quốc và các nước ASEAN để xác định tính khả thi của ý tưởng chiến lược này, đặc biệt nhấn mạnh việc làm rõ các cơ chế hợp tác trên các cấp độ đa phương, khu vực và song phương trong khuôn khổ chiến lược “một trục, hai cánh”. Cần thẳng thắn đặt ra các vấn đề nổi cộm, và những hệ luỵ có thể xảy ra nếu chiến lược được triển khai để tìm ra những cơ chế giảm thiểu những tác động tiêu cực mà chiến lược này có thể mang lại. 72 - Phối hợp với Trung Quốc và luôn dựa vào “đa phương” (trước hết là ASEAN) để có thể thương lượng tốt nhất nhằm kiềm chế sự áp đặt của Trung Quốc trong quan hệ tay đôi nên được coi là cách xử thế hài hoà nhất cho một nước nhỏ trong quan hệ với một nước lớn khổng lồ. - Để Việt Nam không là “sân sau” và Biển Đông của ta không là”ao nhà” của Trung Quốc, một mặt, chúng ta phải mạnh về mọi mặt để Trung Quốc nể trọng, mặt khác, chúng ta rất cần tạo dựng được các quan hệ đối tác toàn diện với các nước lớn khác như: Mỹ, Nhật và EU. Cần vận dụng khôn khéo và hiệu quả chiến lược “Vừa hợp tác, vừa kiềm chế” giữa các nước lớn để ta lôi cuốn họ ủng hộ chiến lược của ta, tránh bị mắc kẹt trong quan hệ giữa ta với Trung Quốc và các nước lớn, nghĩa là gia tăng sự hợp tác sâu của họ với ta để hình thành nên thế đối trọng với Trung Quốc. Các chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, đặc biệt là hành lang kinh tế Đông - Tây với sự hỗ trợ tích cực của Nhật Bản cùng các chương trình đầu tư mới của Nhật theo công thức “Trung Quốc +1” để giảm thiểu rủi ro cũng như để kiềm chế Trung Quốc, ta nên bắt nhịp một cách tích cực hơn. Cũng tương tự như vậy, cần chuẩn bị về mọi mặt, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp nhận các dòng đầu tư dựa trên tri thức và công nghệ của Hoa Kỳ, EU ... Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, mở cửa hội nhập sâu rộng và gia tăng sự hiện diện về đầu tư từ các nước phát triển và nước lớn càng mạnh, thế đối trọng của quốc gia càng lớn và theo đó, thế cân bằng chiến lược của quốc gia sẽ được đảm bảo vững chắc hơn. Dĩ nhiên, nếu chúng ta có được các đầu tư nguồn, công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, chúng ta sẽ có điều kiện lựa chọn tốt hơn các đầu tư mang tính dịch chuyển cơ cấu từ chiến lược “Một trục, hai cánh” của Trung Quốc, nghĩa là chúng ta có thể tránh được các tiếp nhận đầu tư công nghệ cũ, sử dụng nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm cũng như các đầu tư để biến nước ta thành vùng nguyên liệu của Trung Quốc. Đặc biệt, nếu chúng ta có nhiều tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới cùng thăm dò, khai thác ... chắc chắn thế đối tác của ta trong các chương trình cùng thăm dò, cùng khai thác với Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ mạnh hơn rất nhiều. Tóm lại, để không lệ thuộc vào Trung Quốc, nhưng vẫn có thể tận dụng được các lợi ích từ sự phát triển của Trung Quốc nói chung, chiến lược “Một trục, hai cánh” nói riêng, Việt Nam trong khi cần tạo ra được các đối trọng với Trung 73 Quốc, vẫn phải luôn thể hiện được động thái “phối hợp” tích cực với Trung Quốc, lựa chọn sáng suốt hơn trong tiếp nhận đầu tư và không bao giờ được thuận chiều đơn giản các tính toán của Trung Quốc. - Trung Quốc khi công khai ý tưởng chiến lược “một trục, hai cánh”, tức là họ đã chuyển cho thế giới thông điệp rằng họ sẽ đóng vai trò lãnh đạo khu vực, dẫn dắt ASEAN và vị vậy, họ đã đứng trong cùng “mái nhà với ASEAN”. Điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ phải tiếp tục thuyết phục các nước trong khu vực và không có cái gọi là “mối đe doạ từ Trung Quốc”, họ sẽ phải tạo dựng hình ảnh “hoà bình phát triển” để “cùng hợp tác, cùng phồn vinh” với các nước xung quanh và để thực hiện mục tiêu Trung Quốc sẽ là một cực trong trật tự thế giới hai cực trong tương lai, chắc chắn Trung Quốc sẽ không muốn làm xấu đi hình ảnh của họ trong con mắt của cộng đồng quốc tế, giữ hoà thuận với các nước láng giềng, nhất là với một nước ở điểm đầu kết nối chiến lược “một trục, hai cánh” lại có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc như nước ta. Phải chăng, đây là cơ hội mà chúng ta có thể tranh thủ sự trỗi dậy của Trung Quốc để đổi mới tư duy, tập trung nguồn lực, lựa chọn đối tác và đối sách hợp lý để bứt phá phát triển. Sự cường thịnh của đất nước chính là sức mạnh phòng thủ chiến lược và bảo đảm an ninh quốc gia tốt nhất. Nghĩa là trong 10 năm tới, chúng ta phải cất cánh phát triển nhanh và bền vững để tiến cùng thời đại, và đến lúc đó, nếu Trung Quốc triển khai cấp tập chiến lược “Một trục, hai cánh” chúng ta đã ở một tầm cao để sẵn sàng tham gia với vai trò được nể trọng nhất trong cục diện hợp tác mới của khu vực. - Tận dụng cơ hội, nỗ lực vượt qua thách thức để vươn lên trong hội nhập và liên kết khu vực song phương. Sự phát triển của Trung Quốc tạo ra các cơ hội và những thách thức đối với nước ta. Thực tế hợp tác khu vực cho thấy, những nước có trình độ phát triển thấp hơn Trung Quốc thu được lợi ích hơn trong quan hệ hợp tác kinh tế (Trần Văn Hoá)13. Các nước như Thái Lan, Singapore, Philippin, Indonesia đều đã thâm nhập thực sự vào thị trường Trung Quốc, tận dụng được cơ hội Trung 13 Xem:Trần Văn Hoá:Thương mại và đầu tư Việt Nam – Trung Quốc trong điều kiện mở rộng hợp tác ASEAN và gia nhập WTO của Việt Nam. Tài liệu hội thảo “Định hướng phát triển qhht Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới” ngày 27/7/2006. 74 Quốc là thị trường lớn. Việt Nam đang gặp phải nhiều bất lợi trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chúng ta chưa có một chiến lược hợp lý, lâu dài trong hợp tác với Trung Quốc. Trung Quốc sẽ còn thực hiện nhiều ý đồ chiến lược để củng cố vị trí siêu cường của mình. Chính vì vậy, việc Trung Quốc thực hiện chiến lược Một trục hai cánh, một chiến lược có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai phát triển của Việt Nam, là cơ hội tốt để chúng ta nhận thức rõ hơn về cơ hội và thách thức trong quan hệ với Trung Quốc. 75 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Hồ An Cương (2003) Trung Quốc những chiến lược lớn, NXB Thông tấn, Hà nội 2. Đinh Quí Bộ (2004), Trật tự kinh tế thế giới, NXB Thế giới, Hà nội 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bối cảnh trong nước và quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011-2020 4. Bộ Ngoại giao (2001), Hợp tác kinh tế trên hành lang Đông-Tây, NXB Khoa học Xã hội, Hà nội 5. Kỷ yếu Hội thảokhh (2005), Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác cùng nhau phát triển hướng tới tương lai, NXB Khoa học Xã hội, Hà nội 6. Trần Khanh (2006), Tác động của môi trường địa chính trị Đông Nam Á đến quan hệ ASEAN – Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Á, số 76 7. Nguyễn Văn Lịch (2005), Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng, NXB Thống kê, Hà nội 8. Nguyễn Văn Lịch (2009), Quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc, đề tài NCKH cấp Nhà nước, Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà nội 9. Nguyễn Ngọc Trân (2003), Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hna 10. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (2004), “Trung Quốc gia nhập WTO: Thời cơ và thách thức”, Hà nội 11. Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế -xã hội quốc gia (2007), Nghiên cứu xu thế liên kết kinh tế quốc tế - tác động đối với phát triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, số 17-3/2007 12. Vũ Thị Thanh Xuân (2010), Chiến lược một trục hai cánh trong chính sách hướng Nam của Trung Quốc, gợi ý một số đối sách với Việt Nam; đề tài NCKH B2009-08-60, Hà nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_trung_quoc_5316.pdf
Luận văn liên quan