Hiện nay số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đang chiếm trên dưới
30% tổng thu từ thuế các loại. Thuế xuất nhập khẩu do dễ thu và dễ cưỡng chế,
đã được huy động một cách tối đa. Thực tiễn này vừa góp phần làm giảm động
lực phát triển ngoại thương, vừa không phù hợp với xu thế tự do hoá thương mại
trên toàn thế giới, vừa đưa ngân sách vào thế cực kỳ khó khăn khi những cam
kết giảm thuế có hiệu lực và làm nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm mạnh. Để
giải quyết tình trạng này, cần gấp rút thay đổi cơ cấu nguồn thu, tăng tỷ trọng
của các sắc thuế khác như các loại thuế trực thu, thuế hàng hoá, tháo bỏ những
cản trở đối với việc thu một số loại thuế như thuế chuyển quyền sử dụng đất để
giảm dần tỷ trọng của số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u và tiêu dùng trong nước có phần hạn chế. Kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2009 chỉ đạt 68,97 tỷ USD, giảm
18,2% so với năm 2008. Bước sang năm 2010, tình hình kinh tế thế giới dần
phục hồi, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các nước cũng tăng theo. Các doanh
nghiệp tiếp tục nhập khẩu hàng hóa và nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
Chỉ tính riêng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm 2010 của
Việt Nam đã lên tới 58,69 tỷ USD, tăng 23,46% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong đó, đứng đầu là nhập khẩu máy móc thiết bị, với kim ngạch nhập khẩu
nhóm hàng này trong 9 tháng đầu năm 2010 đạt 9,7 tỷ USD, tăng 16% so với
cùng kỳ năm 2009. Tiếp đến là vải với kim ngạch nhập khẩu đạt 3,8 tỷ USD,
tăng 26,8%; chất dẻo nguyên liệu với kim ngạch nhập khẩu đạt 2,7 tỷ USD tăng
35,6%... Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm 2010, mặt hàng bông nhập khẩu về
tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2009, với lượng và kim ngạch bông nhập về đạt
276,4 triệu tấn và 488 triệu USD, tăng tương ứng 26,70% về lượng và 78,70%
về kim ngạch.
1.2. Thực trạng đầu tư hàng hóa thay thế nhập khảu
Trên cơ sở đánh giá tình hình nhập khẩu trong thời gian qua, có thể thấy
các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu và linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất
là những mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim
ngạch nhập khẩu. Theo kinh nghiệm của các nước và dựa trên các nguồn lực sẵn
có, Việt Nam có khả năng và nên đầu tư và phát triển sản xuất những ngành
hàng này để hạn chế nhập khẩu. Do vậy, với mong muốn hạn chế nhập siêu,
Chính phủ Việt Nam đã và đang từng bước chú trọng đầu tư vào ngành công
nghiệp phụ trợ1, một ngành đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo
hướng mở rộng và chuyên sâu. Sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng,
1 Công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò
hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì,
nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v., và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ
chế. Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
9
máy móc là những sản phẩm chủ yếu chúng ta đang hướng đến sản xuất để thay
thế hàng nhập khẩu. Bài viết sẽ tập trung phân tích thực trạng đầu tư và sản xuất
ngành cộng nghiệp phụ trợ trước khi đưa ra định hướng và giải pháp cho lĩnh
vực này.
Công nghiệp phụ trợ được xem là "chìa khóa vàng" thúc đẩy phát triển
công nghiệp. Thế nhưng, ngành công nghiệp phụ trợ hiện đang yếu thế bởi phần
lớn sản phẩm công nghiệp phụ trợ vẫn phải nhập khẩu. Theo ước tính của Bộ
Công nghiệp, ngành công nghiệp phụ trợ hiện lệ thuộc đến gần 80% vào nguồn
nguyên liệu nhập khẩu. Thực trạng này là do các doanh nghiệp Việt Nam không
muốn đầu tư nhà xưởng vì lâu thu hồi vốn, họ chỉ thích nhập về bán lại thu lợi
nhuận.
Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã tiếp cận khá thuận lợi
nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam đang bỏ lỡ
một cơ hội lớn là trong khi các nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào mạnh thì
khả năng hấp thụ, tiếp thu chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài lại hạn chế. Lý do chính là Việt Nam thiếu vắng hẳn một nền
công nghiệp phụ trợ. Có quá ít doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất trong
ngành công nghiệp phụ trợ, nếu có thì chủ yếu tham gia khâu đóng gói, bao bì.
Hiện tại, phần lớn các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng cho các công ty nước
ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khoảng cách về
tiêu chuẩn chất lượng giữa các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước khá lớn.
Doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ và vừa nên khả năng đáp ứng về yêu
cầu chất lượng kém.
Các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành công nghiệp phụ trợ vẫn duy
trì phong cách làm ăn tự cung tự cấp. Thực tế, Việt Nam có rất ít thông tin liên
kết thầu phụ công nghiệp. Vì vậy, không tìm kiếm được những thông tin về khả
năng giao thầu của doanh nghiệp lớn, nhất là doanh nghiệp nước ngoài và ngược
lại, các doanh nghiệp nước ngoài cũng ít thông tin về doanh nghiệp Việt Nam.
Thêm nữa, các doanh nghiệp nước ngoài thực sự ngần ngại khi phải ký kết hợp
đồng thương mại với các nhà thầu phụ Việt Nam do môi trường pháp lý chưa
thực sự thuận lợi. Vấn đề chính là nỗi lo sợ khi bị phá vỡ hợp đồng. Các nhà
cung ứng Việt Nam thiếu hiểu biết về các khía cạnh pháp lý của hợp đồng. Bên
cạnh đó, việc liên kết doanh nghiệp có ý nghĩa về mặt nâng cao khả năng cạnh
tranh trong nội bộ ngành, sử dụng lợi thế cạnh tranh của khu vực, khai thác
chuỗi giá trị để tạo nên sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Ở nhiều nước, việc
liên kết này có thể hình thành thông qua việc phát triển các cụm công nghiệp.
Trên thực tế, ở Việt Nam các cụm công nghiệp được hình thành thiếu quy hoạch
10
tổng thể, chủ yếu để giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất hơn là việc tạo nên
chuỗi giá trị thông qua việc liên kết doanh nghiệp, kể cả sử dụng các dịch vụ tài
chính và phi tài chính để khai thác lợi thế cạnh tranh.
Nhìn chung, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng nhập siêu thiết bị,
máy móc, linh kiện các loại. Điều này chứng tỏ các ngành công nghiệp sản xuất
hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu dựa trên nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu. Sản
phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ hiện nay phần lớn là những sản phẩm có
chất lượng thấp và giá thành cao. Hầu hết các ngành công nghiệp gần như chỉ
mới phát triển ở khu vực hạ nguồn (gia công công đoạn cuối của sản phẩm), còn
khu vực thượng nguồn (công nghiệp phụ trợ), bao gồm các ngành sản xuất
nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng còn kém phát triển. Hiện tượng này có thể
thấy rõ trong một số ngành sản phẩm công nghiệp phụ trợ tiêu biểu sau:
(1). Sản phẩm công nghiệp phụ trợ ngành lắp ráp
Đối với ngành này, hiện mới chỉ có một số công ty và doanh nghiệp có
công nghệ và đang sản xuất phụ tùng lắp ráp. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp
trong nước có khả năng đáp ứng được yêu cầu (đặc biệt là cho các nhà lắp ráp
nước ngoài) do chất lượng kém, độ chính xác thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn
của đối tác. Theo thống kê của Bộ Công nghiệp, hiện nay có trên 230 doanh
nghiệp đang sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp
xe máy, trong đó có hơn 80 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn
đạt trên 260 triệu USD, nhưng so sánh thì chất lượng kém hơn nhiều so với của
Nhật, Thái Lan, Đài Loan. Ngoài ra hệ thống phân phối phụ tùng, chủng loại sản
phẩm và dịch vụ sau bán hàng của các doanh nghiệp này cũng còn nhiều hạn
chế.
(2). Sản phẩm công nghiệp phụ trợ ngành nhựa
Sản phẩm nhựa ngày càng phổ biến ở thị trường nội địa. Trong nước, sản
phẩm nhựa cũng đã có mặt trong hầu hết các ngành, từ công nghiệp, nông
nghiệp đến giao thông vận tải, xây dựng… Những sản phẩm đòi hỏi chất lượng
cao như ống dẫn dầu, đồ nhựa cho ôtô hay máy vi tính cũng đã được các doanh
nghiệp sản xuất thành công, thay thế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, năng lực sản
xuất và công nghệ hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp nhựa đều phát triển từ
các công ty gia đình. Nguồn vốn ít, trình độ quản lý hạn chế, thiếu thông tin cập
nhật nên những doanh nghiệp này thường đầu tư chủ yếu vào những mặt hàng
đơn giản, thâm dụng lao động và có tỷ suất lợi nhuận thấp. Do vây, ngành vẫn
phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hiện mỗi năm ngành nhựa
cần 1.5 triệu tấn nguyên phụ liệu, trong khi sản xuất nội địa mới đáp ứng khoảng
300,000 tấn. Sản xuất chất dẻo trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 10
11
– 15% nhu cầu nguyên vật liệu, và ngành nhựa vẫn còn phụ thuộc nhiều vào
nguyên liệu nhập khẩu.
Hiện có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đúc nhựa
nhưng chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng thông thường. Ngành nhựa bao bì có
702 doanh nghiệp, chiếm 35.1%, nhựa gia dụng có 794 doanh nghiệp, chiếm
39.7%, trong khi nhựa kỹ thuật chỉ có 272 doanh nghiệp, chiếm 13.6%.
Hầu hết các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư công nghệ cho các sản
phẩm nhựa kỹ thuật cao, đặc biệt là các loại bao bì tự hủy, sản phẩm phục vụ nội
địa hóa ngành ôtô, xe máy, điện tử, sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và
hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng… Vì thế, ngành nhựa Việt
Nam vẫn phải sử dụng sản phẩm chế tạo từ nước ngoài và chưa thể trở thành
ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành sản xuất khác.
(3). Sản phẩm công nghiệp phụ trợ dệt may
Dệt may là ngành có thị trường lớn, nhưng do chưa có chính sách khuyến
khích đầu tư phù hợp nên lĩnh vực công nghiệp phụ trợ vẫn chậm phát triển.
Hàng năm, ngành may sử dụng không dưới 500 triệu mét vuông vải để làm hàng
xuất khẩu, nhưng đến 80% vải cung cấp cho ngành may xuất khẩu lại đến từ
nước ngoài. Hơn nữa, nguyên phụ liệu may nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu
được miễn thuế hoàn toàn. Trong khi đó, Chính phủ lại chưa có chính sách ưu
đãi đủ mạnh để khuyến khích các công ty may sử dụng nguyên phụ liệu trong
nước, ngoại trừ một số ưu tiên về phân bổ hạn ngạch xuất khẩu.
Vì vậy, ngành vẫn trong tình trạng phụ thuộc rất lớn vào việc nhập khẩu
nguyên phụ liệu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Mặc dù ngành sản xuất
nguyên phụ liệu trong nước trong vài năm gần đây có phát triển, song vẫn không
đáp ứng được nhu cầu. Hiện ngành dệt may nhập khẩu khoảng 80% sợi polyeste
và các phụ kiện như chỉ, da, nút áo, khóa.
(4). Sản phẩm công nghiệp phụ trợ ngành xe máy
Ngành xe máy có thể xem là đạt được tỷ lệ nội địa hóa cao nhất trong các
ngành. Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ nội địa hóa đạt
được xấp xỉ 70-75%, các doanh nghiệp trong nước tỷ lệ đạt có thấp hơn nhưng
so với các ngành khác như ô tô, dệt may…, có thể coi đây là một tiến bộ trong
việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
Sau khi quy định về tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu được bãi bỏ, nhiều ý kiến
cho rằng doanh nghiệp sẽ tập trung vào lắp ráp mà không đầu tư vào sản xuất
linh kiện để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, thực tế ngành công nghiệp xe
máy Việt Nam đã chứng minh điều ngược lại. Quy định tỷ lệ nội địa hóa tối
12
thiểu là 20%, nhưng trên thực tế tỷ lệ nội địa hóa mà đa số doanh nghiệp đạt
được cho tới nay thấp nhất là 60%. Do thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện còn ở
mức tương đối cao từ 30-50% nên doanh nghiệp phải tập trung đầu tư chiều sâu,
nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản phẩm. Dự kiến, tỷ lệ nội địa hóa
sẽ tăng nữa, vì nhiều doanh nghiệp FDI sẵn sàng đầu tư cho cuộc cạnh tranh mới
này.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành công nghiệp phụ trợ xe máy
còn tồn tại nhiều vấn đề. Sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành
công nghiệp phụ trợ cho xe máy chỉ là các chi tiết linh kiện sản xuất với kỹ thuật
công nghệ đơn giản như: giảm xóc, đồng hồ báo xăng, bộ dây điện, yên xe.
Chưa có doanh nghiệp nào đầu tư sản xuất các bộ phận chính quan trọng đòi hỏi
kỹ thuật, công nghệ cao như động cơ, hộp…
Về số lượng các nhà đầu tư sản xuất linh kiện nội địa, năm 2003, số
doanh nghiệp tham gia lắp ráp và sản xuất phụ tùng là 8 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, ngoài ra có 52 doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy trong
nước (trong đó có 31 doanh nghiệp tham gia sản xuất phụ tùng), ngoài ra có
khoảng gần 500 cơ sở sản xuất phụ tùng khác. Đến năm 2004, Việt Nam có
khoảng 230 doanh nghiệp đang sản xuất linh kiện phụ tùng cung cấp cho các
doanh nghiệp lắp ráp xe máy, trong đó có hơn 80 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, đã tự cung cấp được từ 40-70% nhu cầu phụ tùng lắp ráp xe máy
trong nước. Dự kiến đến năm 2010 có thể cung cấp 80-90% nhu cầu phụ tùng
lắp ráp xe máy.
(5). Sản phẩm công nghiệp phụ trợ ngành ô tô
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay Việt Nam có khoảng 70
doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô trong
nước. Số doanh nghiệp này thực sự còn quá ít, quy mô còn nhỏ và thậm chí năng
lực còn rất yếu.
Theo Bộ Công nghiệp, công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô tại Việt Nam là
ngành mới nổi nên khó khăn còn nhiều, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và cạnh
tranh hiện nay. Trong hơn 10 năm qua, Nhà nước đã có chủ trương bảo hộ cho
các liên doanh sản xuất ô tô, những hãng đưa ra cam kết ban đầu là sẽ nội địa
hóa 30 - 40% sau khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, công nghiệp
ô tô đạt được tỷ lệ nội địa hóa thấp nhất trong các ngành, trung bình từ 5 -10%,
cao nhất như Honda Việt Nam cũng chỉ đạt 10%, kế tiếp là Toyota Việt Nam, tỷ
lệ nội địa hóa bình quân là 7% giá trị xe. Tại Suzuki Việt Nam, Ford Việt Nam...
tỷ lệ này dừng lại ở mức 2 - 4%.
13
Cũng do linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước khan hiếm nên hầu hết
các linh kiện, phụ tùng Việt Nam đang sử dụng phải nhập khẩu trực tiếp từ
Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…Mặc dù nhập khẩu như vậy nhưng không
phải điều kiện nhập hàng và chất lượng lúc nào cũng đồng đều và thuận lợi. Các
hãng xe như Toyota, Ford, Mazda…có nhà máy tại Việt Nam thời gian qua phải
nhập khẩu phụ tùng ở nước ngoài về phục vụ cho lắp ráp cho các nhà máy ô tô
của họ. Hãng nào nhập ít cũng phải từ vài trăm triệu USD mỗi năm. Ví dụ như
hãng Toyota, năm 2002 đã nhập khẩu linh kiện trị giá 150 triệu USD, năm 2005
nhập đến 460 triệu; hãng Mazda cũng nhập giá trị linh kiện lên tới 280 triệu
USD.
Trong khi các doanh nghiệp lắp ráp phải đi nhập linh kiện từ nước ngoài
về thì việc sản xuất linh kiện phụ tùng trong nước lại dậm chân tại chỗ. Doanh
thu cả năm chưa bằng một số lẻ của các hãng nhập về, cụ thể là năm 2005 doanh
thu từ sản xuất linh kiện chỉ đạt tới 2,3 triệu USD. Một thực tế nữa cần phải thừa
nhận là số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất công nghiệp phụ trợ này là
rất ít. Hiện nay chủ yếu là các nhà cung ứng linh kiện Nhật Bản đang đầu tư vào
Việt Nam, tiếp theo là các doanh nghiệp Đài Loan, cuối cùng mới là các doanh
nghiệp Việt Nam. Phải thẳng thắn nhìn nhận là các doanh nghiệp Việt Nam còn
yếu do thiếu sự phối hợp và liên kết trong quá trình sản xuất, vẫn mạnh ai nấy
làm. Trong khi đó, đối với hoạt động sản xuất này yêu cầu phải chuyên môn hoá
sâu và hợp tác rộng mới đem lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, nhiều doanh
nghiệp do chưa tính toán được mức lợi nhuận so với chi phí đầu tư nên cũng
chưa thực sự vào cuộc. Tuy nhiên, chính việc ngành công nghiệp phụ trợ Việt
Nam còn yếu lại đang là một cơ hội rất lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam khai
thác mà ở đây chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tóm lại, với thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ như hiện nay, một
ngành then chốt trong chiến lược sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, đã cho thấy
mức độ đầu tư của chính phủ cũng như các doanh nghiệp chưa phát huy được
hiệu quả. Mặc dù ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu đã sản xuất ra một số mặt
hàng thay thế được hàng nhập khẩu như một số loại máy móc thiết bị, phụ tùng
(được liệt kê theo Quyết định số 2840/QĐ-BTC ngày 25 tháng 05 năm 2010)
nhưng chủ yếu là những sản phẩm giản đơn và chất lượng sản phẩm chưa đáp
ứng được yêu cầu đối với các nhà sản xuất sử dụng làm yếu tố đầu vào. Vì vậy,
Chính phủ cần có sự định hướng và ban hành chính sách đầu tư hiệu quả cho
chiến lược sản xuất hàng thay thế nhập khẩu và hướng tới sự thành công của con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
14
2. Nhóm hàng hóa định hướng xuất khẩu
2.1. Thực trạng về xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 gấp hơn 70 lần thời điểm bắt đầu thực
hiện công cuộc đổi mới, tăng từ 789 triệu USD năm 1986 lên khoảng 57 tỷ USD
năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tăng mạnh, năm 2008 đạt
736 USD, gấp gần 20 lần năm 1990. Từ năm 2000, Việt Nam đó vượt qua mốc
được công nhận là nước có nền ngoại thương bình thường, tức là có kim ngạch
xuất khẩu bình quân đầu người trên 180 USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
trung bình của giai đoạn 2000 - 2008 đạt trên 20%, giảm mạnh ở năm 2009 (-
8,9%) và phục hồi ngoạn mục ở năm 2010 (ước 19,1%).
Bảng 3: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, 2001 - 2009
Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Dầu thô 3,175.0 3,226.0 3,777.0 5,670.6 7,373.5 8,312.0 8,487.6 10,356.8 6,194.6
Than đá 354.0 669.9 914.8 999.8 1,388.5 1,316.6
Gạo 588.0 726.0 719.0 950.3 1,408.4 1,275.9 1,490.2 2,895.9 2,663.9
Cà phê 385.0 317.0 473.0 642.0 740.3 1,217.2 1,916.7 2,113.8 1,730.6
Cao su 161.0 263.0 352.0 596.0 803.6 1,286.4 1,393.8 1,604.1 1,226.9
Thủy sản 1,816.4 2,021.8 2,199.6 2,408.1 2,732.5 3,358.0 3,763.4 4,510.1 4,251.3
Gỗ và sản phẩm
gỗ 323.7 460.2 608.9 1,101.7 1,561.4 1,943.1 2,384.6 2,767.2 2,597.6
Hàng điện tử,
máy tính và linh
kiện
709.5
605.4
854.7
1,062.4
1,427.4
1,807.8
2,165.2
2,640.3 2,763.0
Dây điện và cáp
điện 181.0 187.7 291.7 389.7 518.2 705.7 882.3 1,009.0 885.1
Giày dép 1,587.4 1,875.2 2,260.5 2,691.6 3,038.8 3,595.9 3,999.5 4,769.9 4,066.8
Hàng dệt may 1,975.4 2,732.0 3,609.1 4,429.8 4,772.4 5,854.8 7,732.0 9,120.5 9,065.6
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng giảm nhưng do giá thế
giới tăng mạnh nên về mặt giá trị lại tăng khá so với năm 2007 như: Dầu thô
tăng 23,1%, giảm 7,7% khối lượng, than đá tăng 44,3% nhưng lượng giảm
38,3%, cà phê tăng 5,8% nhưng lượng giảm 18,3%, cao su tăng 14,6% nhưng
lượng giảm 9,8%, chè tăng 12,2% nhưng lượng giảm 8,8%.
* Những thành tựu trong xuất khẩu những ngành hàng chính:
15
Thứ nhất, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn giữ được nhịp độ tăng
trưởng cao, nhất là các mặt hàng gạo, rau quả, hạt điều, than đá, hàng điện tử và
linh kiện máy tính, sản phẩm nhựa, túi xách va li và ô dù... Xuất khẩu hàng hoá
tăng cũn cú sự đóng góp của nhiều mặt hàng mới ví dụ như sản phẩm từ cao su,
sản phẩm chế tạo từ gang, thép, máy biến thế, động cơ điện, tàu thuyền các
loại...
Thứ hai, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vẫn tiếp tục chuyển dịch tích cực theo
hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô.
Trong cơ cấu xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô (gồm nông lâm sản
thủy sản chưa qua chế biến và sản phẩm khai khoáng giảm từ 53.3% năm 2001
xuống cũn 44.2% năm 2008. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu của hàng chế biến
hoặc đó tinh chế tăng từ 46.7% năm 2001 lên 55.2% năm 2008.
Hình 2: Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu thời kỳ 2000-2008
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu Niên giám thống kê các năm
* Những hạn chế trong xuất khẩu những ngành hàng chính:
Thứ nhất, Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn do phải đối
mặt với những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ
thương mại tinh vi tại các thị trường lớn. Việc tăng giá trị xuất khẩu phụ thuộc
nhiều vào giá thế giới và những thị trường xuất khẩu lớn, khi những thị trường
này có biến động thì KNXK bị ảnh hưởng.
Thứ hai, tuy cơ cấu xuất khẩu theo các mặt hàng của Việt Nam đó có
những thay đổi theo hướng tích cực nhưng lại không thay đổi nhiều. Doanh thu
từ xuất khẩu phần lớn là từ xuất khẩu hàng sơ chế và các sản phẩm có công nghệ
16
thấp. Trong giai đoạn 2005-2007, xuất khẩu khoáng sản chiếm 24% kim ngạch
xuất khẩu, cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Hình 3: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và một số nước, 2005 -2007
Mỹ
Nhật
Việt Nam
Trung Quốc
Ấn Thái
17
Độ Lan
Nguồn: Ngân hàng Thế giới WB, Trade at-a-glance, 12/2008
Số liệu của Liên Hợp Quốc về thương mại quốc tế trong giai đoạn 1997-
2008 cho thấy, khoảng 70% sản xuất xuất khẩu của Việt Nam là các sản phẩm
có công nghệ thấp, phản ánh sự lạc hậu của ngành công nghiệp so với trung bình
thế giới. Trên thế giới, các ngành công nghiệp có công nghệ trung bình và cao
tạo ra khoảng 60% giá trị gia tăng cũng như giá trị thương mại. Trong năm
2007, các ngành công nghiệp có công nghệ trung bình và công nghệ cao đó đóng
góp 70% giá trị thương mại toàn cầu và 25/50 ngành có tăng trưởng nhanh nhất
là những ngành công nghiệp công nghệ cao. Ở Việt Nam, các sản phẩm có công
nghệ trung bình và công nghệ cao chỉ chiếm 29,4% kim ngạch xuất khẩu trong
năm 2008.
Hình 4: Cơ cấu xuất khẩu hàng chế biến theo trình độ công nghệ, 1997-
2008
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu UNCOMTRADE
18
Như vậy, xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản,
nông, lâm, thuỷ, hải sản; các mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn mang
tính chất gia công; Các mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, phong phú, số lượng
các mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh chưa
nhiều. Xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai
thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có
mối liên kết chặt chẽ với nhau để hỡnh thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu
lớn.
2.2. Thực trạng đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu
Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư cho ngành nông, lâm, thủy, hải sản đó gia tăng nhanh chóng
qua các năm, từ mức gần 21 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên mức hơn 44 nghìn tỷ
đồng năm 2009. Có mức tăng nhanh mạnh mẽ là vốn đầu tư trong ngành công
nghiệp chế biến. Vốn đầu tư cho nhóm ngành này tăng từ 29 nghìn tỷ năm 2000
lên mức 125 nghìn tỷ năm 2009. Trong khi đó, vốn đầu tư vào ngành công
nghiệp khai thác mỏ có mức tăng đáng kinh ngạc nhất, gấp hơn 6 lần, từ gần 10
nghìn tỷ năm 2000 lên mức 60 nghìn tỷ năm 2009.
Hình 5: Vốn đầu tư vào các ngành theo một số ngành chính, 2000 - 2009
Nguồn: Tính toán của tác giả từ niên giám thống kê các năm
Phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước phục vụ xuất khẩu
Trong việc xây dựng chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
không thể không tính đến việc phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước phục
vụ xuất khẩu. Do đó, việc xây dựng và phát triển các vùng trọng điểm với nền
sản xuất khối lượng lớn một số sản phẩm xuất khẩu chính và một vùng lân cận
19
sản xuất với khối lượng lớn các mặt hàng có thể hỗ trợ cho xuất khẩu; tạo lập
được một mạng lưới cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạnh; có được một nền công
nghiệp mạnh và hiện đại là rất cần thiết. Trong qui hoạch tổng thể cả nước đã dự
kiến xây dựng hàng 100 khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp cao và khu
chế xuất ở những vùng lãnh thổ có điều kiện thuận lợi nhằm tăng năng lực sản
xuất, xuất khẩu, thu hút công nghệ mới, giải quyết việc làm với số vốn đầu tư
thực hiện là 3 tỷ USD (Chiếm khoảng 20 % tổng vốn FDI thực hiện cho thời kỳ
2000 - 2010).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra kế hoạch phát triển
rau quả trong năm 2004, trong đó tập trung mục tiêu nâng công suất hoạt động
trung bình của 24 nhà máy và 48 cơ sở chế biến rau quả hiện nay từ 20% - 25%
lên 30% -35% so với công suất thiết kế… sản xuất 14,2 triệu tấn rau quả trên
diện tích 1,228 triệu ha.
Ngành dệt may cũng đã tập trung đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu
như bông, tơ tằm, xơ sợi tổng hợp cùng với việc phát triển công nghiệp hoá dầu.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 90% nhu cầu nguyên liệu
ban đầu cho ngành dệt may. Việc nâng cao tỷ lệ giá trị xuất xứ nội địa trên sản
phẩm dệt may vừa là một yêu cầu bắt buộc của thị trường nhập khẩu, vừa nhằm
nâng cao lợi nhuận xuất khẩu. Phát triển sản phẩm dệt để làm nguyên liệu cho
ngành May xuất khẩu.
Hiện đã quy hoạch các vùng trồng bông: Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai),
Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định),
Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu) và ngoài ra còn có
Sơn La, Thanh Hoá. Diện tích trồng bông hiện nay của toàn quốc khoảng:
22.600 ha, trong đó: Tây Nguyên 13.500 ha; Nam Trung Bộ 4.300 ha; Đông
Nam Bộ 4.700 ha; Sơn La, Thanh Hoá 100 ha. Năng suất bông hạt bình quân
hiện nay khoảng 9 tạ/ha, tổng sản lượng bông hạt 20.340 tấn, cho lượng bông xơ
khoảng 6.780 tấn. Kế hoạch đầu tư 2 nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp
(polyester) sản lượng 30.000 tấn/năm và các nhà máy biến tính sợi filament.
Vốn đầu tư khoảng 25 triệu USD, doanh thu dự kiến là 360 tỷ đồng, đáp ứng
50% nhu cầu sản xuất tại thời điểm 2005 và 65% nhu cầu sản xuất tại thời điểm
2010.
Cây công nghiệp đã được phát triển sản xuất trên quy mô lớn theo mô
hình trang trại trên các vùng đất phù hợp cho việc trồng các loại cây công
nghiệp. Quy hoạch các vùng trồng cây công nghiệp lớn nhằm tạo điều kiện xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cây công nghiệp và áp dụng các kỹ thuật canh tác
hiện đại.
20
Hiện nay chúng ta xuất khẩu toàn bộ lượng dầu thô khai thác được. Đây là
một dạng xuất khẩu nguyên liệu thô, rất bất lợi vì giá bán luôn thấp so với giá
thành phẩm, trong lúc đó, xăng dầu và các sản phẩm dầu khí khác lại phải nhập
khẩu toàn bộ. Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò trên toàn thềm lục địa Việt Nam.
Khẩn trương đưa các mỏ đã phát hiện vào khai thác, đưa sản lượng khai thác lên
tới 30 – 40 tấn dầu quy đổi ( trong đó khoảng 6 – 7 tỷ m3 khí/năm).
Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ
Về phía Nhà nước, các biện pháp nhằm tăng cường đầu từ đổi mới công
nghệ đã được tiến hành như:
- Dùng các công cụ về thuế, tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ hiện đại, phù hợp với các hướng ưu tiên của Nhà nước. Áp
dụng chế độ thuế nhập khẩu thấp đối với các thiết bị công nghệ tiên tiến. Miễn
mọi loại thuế cho các sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử bằng công nghệ
mới. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng một số năm đối với các sản
phẩm làm ra bằng công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, có
chính sách ưu đãi đối với việc áp dụng công nghệ do trong nước sáng tạo ra.
- Khuyến khích sáng tạo các công nghệ nội địa, phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh nước nhà. Có chế độ thưởng cho các tổ chức, cá nhân về sáng chế,
phát minh, cải tiến kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới.
- Hoàn thiện hệ thông pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và khuyến khích
chuyển giao công nghệ .
- Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức
quốc tế, thu hút các chuyên gia giỏi của thế giới đến nước ta hợp tác mở trường,
lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật, lập các cơ sở nghiên cứu
khoa học và chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Sử
dụng hiệu quả vốn vay và viện trợ nước ngoài để đầu tư cho khoa học và công
nghệ.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ khoa học và công
nghệ, nhất là cán bộ trẻ đi học tập ở nước ngoài.
- Khuyến khích các đối tác nước ngoài nhập khẩu các công nghệ tiên tiến,
hiện đại bằng các công cụ kinh tế: thuế nhập khẩu, thuế thu nhập,…
- Tăng đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ từ nhiều nguồn: Tăng
dần tỉ lệ ngân sách chi cho khoa học và công nghệ. Đồng thời khuyến khích các
doanh nghiệp để dành một phần vốn cho nghiên cứu đổi mới, cải tiến công nghệ
và đào tạo nhân lực, phần vốn này không chịu thuế.
21
Về phía doanh nghiệp, do biết tận dụng những ưu đãi của Nhà nước để
không ngừng nâng cao khả năng công nghệ của mình, các doanh nghiệp lớn dần
dần đã thành lập quỹ và bộ phận riêng để nghiên cứu công nghệ mới. Hết sức
cẩn trọng khi nhập khẩu công nghệ để đảm bảo đó là công nghệ phù hợp với
mình và với yêu cầu của sản xuất, đồng thời khuyến khích sáng tạo trong nội bộ
doanh nghiệp bằng các chế độ thưởng, đồng thời gắn lợi ích của tác giả của sáng
kiến, cải tiến với chính lợi ích mà sáng kiến đó đem lại cho doanh nghiệp.
Việc được hỗ trợ về nghiên cứu khoa học là rất cần thiết đối với các
doanh nghiêp hiện nay, bởi lẽ rất ít doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng đầu
tư cho nghiên cứu khoa học một cách có quy mô nên các doanh nghiệp có rất ít
cơ hội tiếp xúc với các thành tựu khoa họ mới.
Các viện nghiên cứu đã có nhiều đóng góp trong việc đưa các thành tựu
khoa học mới vào sản xuất, ví dụ như Viện khoa học nông nghiệp đã đưa ra một
số giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt hơn, đóng góp một phần
lớn vào thành tích kỳ diệu về nông nghiệp trong thời gian qua. Tuy nhiên, có thể
thấy rất nhiều nghiên cứu vẫn chưa thực sự sát với yêu cầu thực tế của sản xuất,
mang nhiều tính chất kinh viện, ít mang lại hiệu qủa thực tiễn. Hơn nữa, cần đa
dạng hoá các loại hình dịch vụ khoa học cung cấp cho các doanh nghiệp để họ
có điều kiện tận dụng các thành tựu mới của khoa học.
Chú trọng công tác nghiên cứu giống, truyền bá kỹ thuật canh tác nhằm
nâng cao năng suất cây trồng, duy trì mức năng suất cao so với thế giới như cà
phê, hạt điều, đồng thời đưa năng suất của các cây còn yếu kém như chè, cao su
lên sát với mức năng suất của thế giới. Đầu tư cho chế biến nhằm nâng cao chất
lượng thành phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng, từ đó giảm thiệt
thòi do giá thấp.
Đầu tư phát triển dệt may theo hướng chuyên môn hoá cao theo loại công
nghệ, đưa các công nghệ hiện đại vào sản xuất và áp dụng các mô hình quản lý,
điều hành tiên tiến của thế giới vào dệt may Việt Nam nhằm tạo ra một bước
nhảy vọt về chất lượng và sản lượng.
Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của ngành
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản đều phải
mất một thời gian khá lâu để thu gom, vận chuyển đến cầu cảng để xuất khẩu.
Trong khi đó cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải của Việt Nam có thể nói thuộc
loại xấu nhất thế giới. Do đó cần phải nâng cao khả năng vận chuyển và bảo
quản hàng hoá đối với những mặt hàng xuất khẩu không thể giữ chất lượng lâu
được.
22
Hiện nay, chúng ta đang cố gắng khôi phục, xây dựng một số nhà máy sản
xuất bao bì, bao gói cả bằng Plastic, đay, carton, nhựa, sắt, thuỷ tinh,… Mặt
khác, cũng đã tổ chức lại công tác bảo quản hàng hoá, sửa chữa, nâng cấp và xây
dựng một hệ thống kho tàng vừa an toàn, vừa sạch sẽ vệ sinh (kể cả kho lạnh) từ
nơi sản xuất đến cầu cảng chuẩn bị cho công tác xuất khẩu, trong khi đó không
thể quên được khâu vận tải. Hệ thống vận tải được tổ chức phù hợp hơn, trang bị
các loại phương tiện vận tải đa dạng (xe chuyên chở thông thường, xe lạnh, xe
chở container…) đồng thời trang bị kiến thức về thương phẩm học cho những
người có trách nhiệm.
Đầu tư tập trung 10 cụm công nghiệp dệt (phía Bắc 4 cụm, miền Trung 2
cụm và phía Nam 4 cụm). Đầu tư phát triển cơ khí dệt may: Giai đoạn 2006-
2010: tiếp tục đầu tư để có thể chế tạo một số máy ngành dệt cung cấp cho thị
trường nội địa và một phần xuất khẩu. Đầu tư cụm công nghiệp sản xuất phụ
liệu may, và củng cố 4 trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu chất lượng cao, đó là
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tập trung chiều sâu nhằm mục tiêu xuất
khẩu FOB, các cơ sở còn lại tập trung cho gia công xuất khẩu. Lấy phát triển
may xuất khẩu để kích thích phát triển vải và các loại phụ liệu chất lượng cao,
nghĩa là thúc đẩy phát triển ngành dệt.
Theo kế hoạch tổng thể của ngành điện tử - tin học, từ nay đến năm 2010
phải xây dựng ngành này trở thành một ngành công nghiệp hướng tới xuất khẩu.
Ngành điện tử - tin học Việt Nam sẽ có một cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh,
một cơ cấu ngành hợp lý để đủ sức tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.
Ngành điện tử - tin học phấn đấu đưa tốc độ phát triển công nghệ điện tử - tin
học hàng năm đạt từ 20 đến 25%.
Sản xuất rau quả cần được quy hoạch thành các vùng sản xuất tập trung,
cho phép tạo nguồn hàng xuất khẩu tập trung có quy mô lớn, khắc phục tính
phân tán, manh mún trong bố trí sản xuất rau quả. Đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ cho sản xuất rau quả nhằm nâng cao năng suất, cho phép hạ giá
thành sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng rau quả. Đầu tư phát triển các cơ
sở chế biến rau quả nhằm đưa chất lượng rau quả Việt Nam ngang với chất
lượng của các nước xuất khẩu chính.
Đẩy nhanh việc xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao, gắn sản xuất -
chế biến - bảo quản và vận chuyển phục vụ xuất khẩu. Đây là biện pháp quan
trọng. Tăng cường đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là các
tiến bộ về giống, tìm ra và đưa vào sử dụng những giống lúa có năng suất cao,
chất lượng tốt. Tích cực đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến và bảo
23
quản để có thể sản xuất ra các loại gạo chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng tốt
nhất mọi nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường thế giới.
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
1. Đối với hàng hóa thay thế nhập khẩu
1.1. Định hướng đầu tư phát triển sản xuất hàng thay thế nhập khẩu
Trên cơ sơ phân tích thực trạng và kinh nghiệp các nước cho thấy việc
đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ không chỉ góp phần hạn chế nhập
khẩu mà còn có vai trò đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI),
nhất là FDI trong ngành sản xuất các loại máy móc. Chúng tôi đề xuất một số
định hướng đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, một ngành quan trọng
hàng đầu trong việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.
a) Định hướng về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm:
- Nhóm sản phẩm định hướng đầu tư: các sản phẩm nguyên phụ liệu phục
vụ cho ngành công nghiệp chế biến (chú trọng vào ngành dệt may, da giầy,…),
các sản phẩm là yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp điện tử, điện lạnh, và
gia dụng.
- Tăng tỷ trọng các sản phẩm linh kiện, phụ tùng phục vụ cho ngành công
nghiệp lắp ráp theo hướng phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến
năm 2020.
b) Định hướng nhà đầu tư
- Đối với sản phẩm nguyên phụ liệu, định hướng vào các nhà đầu tư trong
nước trên cơ sở liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó học
hỏi được kinh nghiệm cũng như tiếp nhận công nghệ từ các nhà đầu tư.
- Chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là nguồn FDI
vào các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm như đã định hướng. Nguồn vốn FDI xuất
phát từ các nước có nền công nghiệp phát triển và sở hữu công nghệ tiên tiến
trong khu vực và trên thế giới.
c) Định hướng nguồn nhân lực
- Đội ngũ kỹ sư công nghệ có trình độ cao, có khả năng tiếp thu công
nghệ tiên tiến, ứng dụng có hiệu quả tại Việt Nam và có thể sáng tạo các công
nghệ mới.
- Đội ngũ công nhân lành nghề thực thi nhiệm vụ sản xuất và đảm bảo
chất lượng sản phẩm theo chuẩn khu vực và trên thế giới.
24
1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất hàng thay thế nhập
khẩu
a) Giải pháp về cơ chế chính sách
- Cần có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất hàng thay thế nhập
khẩu cụ thể và theo hướng phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
giai đoạn 2010-2020.
- Cần có văn bản xác định những ngành hàng cụ thể Việt Nam cần chú
trọng đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm đẩy mạnh hoạt động sản
xuất thay thế hàng nhập khẩu.
b) Giải pháp về vốn đầu tư
Để phát triển các doanh nghiệp trong nước sản xuất linh kiện, phụ tùng và
nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, Chính
phủ cần có những giải pháp quan trọng trong việc khuyến khích và thu hút vốn
đầu tư trong lĩnh vực này như sau:
- Cần có quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp phụ trợ và xây dựng
cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thực hiện các biện pháp ưu đãi cho ngành công nghiệp phụ trợ nhằm
thu hút và huy động nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài như hỗ trợ huy
động vốn, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin công
nghệ, tham gia triển lãm sản phẩm, ưu đãi thuế suất.
- Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI và các công ty trong
nước, qua đó góp phần tạo môi trường sản xuất có hiệu suất cho việc thu hút các
nhà đầu tư vào lĩnh vực hàng hóa này.
- Nâng cao khả năng cấp tín dụng cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực
này, đồng thời đưa ra những ưu đãi về chính sách kết hợp giữa tín dụng và chính
sách hỗ trợ cho hoạt động sản xuât hàng thay thế nhập khẩu, đặc biệt là ngành
công nghiệp phụ trợ, tín dụng ưu đãi kết hợp giữa chế độ bảo đảm tín dụng và
bù lãi suất đối với lĩnh vực này.
- Xây dựng được một đội ngũ kỹ sư lành nghề, có khả năng sản xuất
nguyên phụ liệu hoặc nghiên cứu công nghệ để đưa công nghiệp phụ trợ phát
triển.
25
2. Đối với hàng hóa hướng xuất khẩu
2.1. Định hướng sản xuất hàng hóa hướng xuất khẩu
Trong thời gian tới chúng ta sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm đó được
xác định theo Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2000 của Thủ
tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch
vụ thời kỳ 2001 – 2010” trong đó, cơ cấu xuất khẩu phải được chuyển dịch
mạnh theo hướng gia tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo, chú trọng các sản
phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; chú trọng nâng cao giá trị gia
công và chất lượng từng sản phẩm xuất khẩu; giảm xuất khẩu hàng chế biến thô,
tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới; giảm gia công, đẩy mạnh
sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nguyên, vật liệu chất lượng cao trong nước với
công nghệ mới. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra định hướng cho sản xuất một số
ngành hàng xuất khẩu chủ yếu trong thời gian tới như sau:
(1) Khu vực nông nghiệp hướng ra xuất khẩu
Nhóm hàng nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn
khó có khả năng tăng trưởng khá trong năm 2009-2010, nhưng về lâu dài, do
hạn chế về cơ cấu sản lượng và đặc biệt giá nhiều mặt hàng chủ lực sẽ ở mức
thấp do cạnh tranh xuất khẩu trên quy mô toàn cầu. Dự báo, về lâu dài thì kim
ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này có xu hướng giảm.
- Mặt hàng gạo sẽ không gặp khó khăn về thị trường do diện tích canh tác
trên toàn thế giới có xu hướng ngày càng bị thu hẹp. Dự kiến, xuất khẩu gạo ở
mức 4-4,8 triệu tấn. Tuy nhiên giá xuất khẩu gạo có xu hướng giảm, vỡ vậy, giỏ
trị xuất khẩu cú xu thế giảm.
- Xuất khẩu cà phê cũng không gặp khó khăn về thị trường, nhưng cần
quan tâm đến nâng cao giá trị tăng thêm trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu để
nâng cao kim ngạch. Dự kiến xuất khẩu cà phê khoảng 1,1-1,3 triệu tấn, nhưng
trị giá cũng có xu hướng giảm.
- Đối với các mặt hàng cao su, hạt tiêu, nhân điều, chè, dự kiến số lượng
xuất khẩu sẽ có mức tăng nhẹ về lượng. Nhưng do hạn chế về năng lực sản xuất,
chế biến, nên không thể tăng đột biến về kim ngạch xuất khẩu.
- Mặt hàng thuỷ sản vẫn gặp khó khăn do các nước đang đặt ra hàng rào
kỹ thuật mới, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới.
Tuy nhiên, những thị trường truyền thống của Việt Nam vẫn được duy trì và
năng lực sản xuất được cải thiện nên dự kiến kim ngạch xuất khẩu có thể tăng,
chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm hàng nông lâm, thuỷ sản.
(2) Khu vực công nghiệp hướng ra xuất khẩu
26
Nhóm hàng khoáng sản
Nhóm này khó có khả năng tăng trưởng trong những năm tới, do sản
lượng dầu thô và than đá xuất khẩu giảm mạnh phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu
thụ trong nước, giá xuất khẩu sẽ không ở mức cao như năm 2008. Dự báo, tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu
hướng giảm và chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 6-8% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu.
Giỏ xuất khẩu dầu thô theo kế hoạch dự báo khoảng 50 USD/thùng,
lượng xuất khẩu khoảng 12 triệu tấn (khoảng 4,61 tỷ USD), như vậy xuất khẩu
dầu thô cũng có xu hướng giảm về khối lượng và về giá trị.
Nhóm hàng công nghiệp chế biến
Đây là nhóm quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng trên 70% tổng kim ngạch
xuất khẩu. Do kim ngạch xuất khẩu 2 nhóm hàng khoáng sản và nông lâm, thuỷ
sản sẽ giảm trong các năm tới. Vì vậy, tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn từ
nay đến 2020 là do tăng xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này. Dự kiến kim
ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng cao nhất cũng chỉ đạt
khoảng 30-35%/năm. Trong đó mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là hàng
dệt may, da giày, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ.
- Đối với hàng dệt may: Từ năm 2009, Mỹ sẽ bỏ hoàn toàn hạn ngạch
hàng dệt may đối với Trung Quốc tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với hàng dệt
may của Việt Nam, nhưng hàng Việt Nam cũng sẽ được quan tâm hơn do thâm
hụt thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đó quỏ lớn.
- Đối với hàng giày dép, EU vẫn là thị trường trọng điểm, nhưng từ năm
2009, giày của Việt Nam không được hưởng ưu đói thuế quan của EU, nhưng
mặt hàng giầy dép vẫn có nhiều khả năng để gia tăng kim ngạch xuất khẩu thông
qua việc mở rộng sản xuất, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và tăng cường hàm
lượng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu bằng cách tập trung vào khâu thiết
kế kiểu dáng, tạo mẫu sản phẩm...
- Sản phẩm gỗ là mặt hàng đó khẳng định được vị trí vững chắc trong cơ
cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, ngoài các thị trường tiềm năng như Nhật
Bản, EU, đồ gỗ Việt Nam có khả năng thâm nhập thị trường Mỹ do thuế suất
nhập khẩu vào Mỹ thấp. Tuy nhiên từ năm 2009 cũng sẽ gặp khó khăn do Đạo
luật Lacey được ban hành bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm nay trong đó sẽ thắt
chặt hơn việc kiểm soỏt nguồn gốc sản phẩm gỗ.
- Sản phẩm nhựa là mặt hàng được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao
do tiếp cận được với công nghệ hiện đại, có thị trường rộng lớn và không quá
27
khó để thâm nhập, đồng thời xuất khẩu mặt hàng này được hưởng mức thuế thấp
hoặc được đối xử ngang bằng như các nước xuất khẩu khác ở hầu hết các thị
trường. Vỡ vậy dự kiến kim ngạch sẽ vượt ngưỡng trên 1 tỷ USD từ năm 2009.
- Dây điện và cáp điện là mặt hàng có khả năng gia tăng kim ngạch xuất
khẩu lớn do xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và FDI khá mạnh
mẽ. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu tăng trong giai đoạn 2009-2020.
Ngoài những mặt hàng trên còn một số mặt hàng như túi xách, va li, ô dù,
sản phẩm từ cao su, sản phẩm từ gang thép hay tàu thuyền các loại đều là những
mặt hàng dự kiến tăng khá trong gai đoạn 2009-2020. Riêng mặt hàng tàu
thuyền là nhân tố mới nổi được đánh giá là mặt hàng có tốc độ tăng nhanh trong
thời gian tới.
2.2. Giải pháp về đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu
2.2.1. Giải pháp về đầu tư
+ Chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu cần
được thi hành một cách triệt để và nhất quán hơn theo nguyên tắc: sản xuất hàng
xuất khẩu phải được đặt ở vị trí ưu tiên số một. Các hình thức ưu đãi cao nhất
phải được dành cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Đây là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng bởi tuy xuất khẩu đã được đưa
lên vị trí ưu tiên và được coi là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ
nền kinh tế nhưng trên thực tế việc đầu tư chủ yếu vẫn đang tập trung vào sản
xuất hàng thay thế nhập khẩu. Để xuất khẩu có được nguồn vốn đầu tư cần thiết
trong hoàn cảnh tích luỹ nội bộ có hạn, cần nhanh chóng khắc phục tình trạng
này theo các hướng sau:
- Triệt để và nhất quán thi hành các hình thức ưu đãi dành cho sản xuất
hàng xuất khẩu đã được đề cập đến trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước
sửa đổi.
- Rà soát lại danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư. Những ngành sản
xuất thay thế nhập khẩu mà năng lực sản xuất đã tương đối đủ để đáp ứng nhu
cầu trong nước cần được xem xét để đưa ra khỏi danh mục này, tránh khuyến
khích tăng thêm đầu tư mới, kể cả đầu tư nước ngoài.
- Tăng cường sử dụng các biện pháp như thuế chống phá giá, thuế chống
trợ cấp để đáp ứng những đòi hỏi mang tính tình thế.
+ Bên cạnh việc khẳng định vị trí của sản xuất các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực, chính sách ưu đãi doanh nghiệp trong nước phải bằng hoặc cao hơn
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
28
Hiện nay, tuy vị trí của đầu tư trong nước đã được nâng cao nhưng vẫn
còn một số lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước chưa được đối xử bằng hoặc
cao hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thí dụ, doanh nghiệp trong
nước phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 32% trong khi doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chịu tối đa là 25%. Một doanh nghiệp may của
Việt Nam xuất khẩu 100% sản phẩm hiện nay phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp là 32% trong khi xí nghiệp liên doanh may, sản phẩm xuất khẩu chỉ đạt
80% lại chỉ phải nộp 15%. Thực tế này chưa phù hợp với luận cứ ‘‘vốn trong
nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng” vẫn được đề cập một cách
thống nhất trong các đề án về chính sách tài chính quốc gia, đồng thời cũng chưa
phù hợp với chủ trương của Đảng về ‘‘phát huy nội lực” trong phát triển kinh tế.
+ Chính sách khuyến khích đầu tư cần được xây dựng dựa trên các tiêu
chí như: tính chất chủ lực, cấp độ chế biến... để không lặp lại tình trạng khuyến
khích dàn đều, không có định hướng xây dựng ngành hàng chủ lực và định
hướng chuyển đối cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng hàng
đã qua chế biến.
Một hiện tượng tương đối phổ biến hiện nay là khuyến khích đầu tư một
cách chung chung và dàn đều. Điều này mang lại 4 điều bất lợi: thứ nhất là
không nêu bật được định hướng xuất khẩu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ
hai là thiếu tính thực tiễn bởi Ngân sách không đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu ưu
đãi trên diện rộng. Thứ ba là không tạo được định hướng vĩ mô đúng đắn cho sự
dịch chuyển của các yếu tố đầu vào (đồng vốn, đất đai và sức lao động vẫn tiếp
tục dồn vào những lĩnh vực không có hiệu quả hoặc kém hiệu quả, dẫn đến lãng
phí vô cùng to lớn). Thứ tư là nếu tăng được xuất khẩu thì cũng chỉ là trên
phương diện lượng, không mang lại được các thay đổi về chất nhờ đầu tư đổi
mới công nghệ.
+ Cùng với việc đề cao vị trí của đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, chúng ta
cũng cần phải hết sức chú ý tới việc làm sao để ổn định môi trường đầu tư.
Trong các yếu tố của tổng cầu thì đầu tư là yếu tố tự thân, phụ thuộc rất nhiều
vào nhận định chủ quan của nhà đầu tư, không biến thiên theo thu nhập. Vì lý do
đó, ngoài việc ban hành các chính sách khuyến khích, việc duy trì một môi
trường đầu tư ổn định, nhằm tạo tâm lý tin tưởng cho nhà đầu tư mang ý nghĩa
cực kỳ quan trọng.
2.2.2. Giải pháp về tài chính và vốn
+ Cơ cấu nguồn thu ngân sách cần được thay đổi theo hướng giảm dần tỷ
trọng số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, từ đó góp phần nâng cao lợi
nhuận tái đầu tư cho lĩnh vực xuất khẩu.
29
Hiện nay số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đang chiếm trên dưới
30% tổng thu từ thuế các loại. Thuế xuất nhập khẩu do dễ thu và dễ cưỡng chế,
đã được huy động một cách tối đa. Thực tiễn này vừa góp phần làm giảm động
lực phát triển ngoại thương, vừa không phù hợp với xu thế tự do hoá thương mại
trên toàn thế giới, vừa đưa ngân sách vào thế cực kỳ khó khăn khi những cam
kết giảm thuế có hiệu lực và làm nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm mạnh. Để
giải quyết tình trạng này, cần gấp rút thay đổi cơ cấu nguồn thu, tăng tỷ trọng
của các sắc thuế khác như các loại thuế trực thu, thuế hàng hoá, tháo bỏ những
cản trở đối với việc thu một số loại thuế như thuế chuyển quyền sử dụng đất để
giảm dần tỷ trọng của số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đi đôi với việc tạo
tiền đề cho đa dạng hoá nguồn vốn, khuyến khích mạnh vốn đầu tư cho sản xuất
hàng xuất khẩu, đặc biệt là các nhóm mặt hàng chủ lực. Đối với đầu tư nước
ngoài cần dành ưu đãi đặc biệt cho các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc
có khả năng xuất khẩu sản phẩm trong tương lai gần cũng như các ngành sản
xuất nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các mặt hàng chủ lực.
+ Các vấn đề tín dụng và tiền tệ: Trong thời gian tới đây cần tăng cường
sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ hiệu quả hơn (như tỷ giá hối đoái,
bảo lãnh bán hàng trả chậm, cho vay theo thành tích xuất khẩu, tăng tỷ trọng cho
vay trung và dài hạn...) để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.
Khẩn trương tiến hành cải cách hệ thống trung gian tài chính, đặc biệt là
các Ngân hàng thương mại để tránh hiện tượng co cụm, giảm dư nợ như đã xảy
ra ở Thái Lan khi số lượng các khoản nợ khó đòi tăng nhanh.
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc nhóm các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực cần nghiên cứu về khả năng phát hành trái phiếu, phát
hành cổ phiếu nhằm huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất,
phát triển ngành hàng của mình.
30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển công nghiệp phụ trợ trong chiến lược
phát triển công nghiệp Việt Nam, Tạp chí kinh tế và phát triển số 85-2004
tr 3-6.
2. Arvind Panagariya (2008), China's Export Strategy: What Can We Learn
From It?
3. B. Balassa (1965), ‘Trade Liberalisation and Revealed Comparative
Advantage’ (Tự do hoá thương mại và lợi thế so sánh bộc lộ), Manchester
School of Economics and Social Studies, 33(2), p. 99-123
4. Bora, B. (1995), ‘Trade and Investment in the APEC Region, 1980-1993’,
(Thương mại và đầu tư ở khu vực APEC, 1980-1993), Center for
International Economic Studies, University of Adelaide, Adelaide
5. Chỉ thị Số: 22/2000/CT-TTg Về Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 – 2010.
6. Chuk Kyo Kim (1997), Evoluation of trade and industrial policy in Korea.
Hanyang Univercity press.
7. Daniel Markheim (2008), The Best U.S. Export-Promotion Strategy: Free
Trade.
8. Đề tài cấp bộ (2007), Đánh giá lợi thế so sánh của Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế bằng công cụ định lượng. Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Quốc
Phương (đã bảo vệ).
9. Hidalgo, C.A., Klinger, B., Barỏbasi A.L., Hausmann, R., The Product Space
Conditions the Development of Nations. Supporting Online Materials,
Science 317, 482 (2007).
10. Tổng cục Thống kê (GSO) - Số liệu thống kê thương mại của Việt Nam
11. UNSD (2007), Commodity Trade Data (Số liệu thống kê thương mại quốc
tế).
12. UNSO – Văn phòng Thống kê Liên hợp quốc, “Standard International Trade
Classification Revision 3” (Tiêu chuẩn phân loại thương mại quốc tế
Phiên bản 3), Statistical Papers, Series M, 34, Rev. 3,
31
13. Yamazawa, I. (chủ biên) (2000), “APEC: Challenges and tasks for the 21st
Century” (APEC: thách thức và nhiệm vụ đối với thế kỷ 21), Routledge,
London
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_dinh_huong_giai_phap_1708.pdf