Chuyên đề Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Đề tài: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU 1 1.1. Những kiến thức cơ bản về Xuất Nhập Khẩu. 1 1.1.1. Một số khái niệm 1 1.1.2. Vai trò của hoạt động Xuất Nhập Khẩu. 1 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Xuất Nhập Khẩu. 3 1.2. Giới thiệu chung về Incoterms 5 1.3. Các phương thức thanh toán chủ yếu. 6 1.4. Tổ chức và thực hiện hợp đồng ngoại thương. 7 1.4.1. Các bước thực hiện hợp đồng Xuất Nhập Khẩu. 7 1.4.2. Các chứng từ thường sử dụng trong kinh doanh Xuất Nhập Khẩu . 8 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM . 10 2.1. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 10 2.1.1. Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. 10 2.1.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 11 2.1.3. Về thị trường xuất khẩu. 16 2.2. Nhận xét 17 2.2.1. Thuận lợi 17 2.2.2. Khó khăn. 19 2.3. Giải pháp. 23 2.3.1. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. 23 2.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. 27 Chương 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 32 3.1. Đánh giá về môn học Quản Trị Xuất Nhập Khẩu. 32 3.1.1. Giáo trình, tài liệu học tập, giảng dạy. 32 3.1.2. Cơ sở vật chất 32 3.1.3. Tính hữu ích và thiết thực của môn học. 32 3.2. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy môn Quản Trị Xuất Nhập Khẩu. 33

docx55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4453 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm đến 15/6/2011 đạt 118.686 triệu USD, chiếm 15,9%. Bên cạnh đó, Mexico được đánh giá là thị trường nhập khẩu lớn, ổn định và tiềm năng của cá tra, basa Việt Nam. Đây là thị trường tiêu thụ cá tra, basa lớn nhất khu vực Trung và Nam Mỹ. Tính đến giữa tháng 6/2011, giá trị nhập khẩu cá tra, basa Việt Nam của Mexico lớn thứ 2 (đạt 46,59 triệu USD), chỉ sau Mỹ. Để cá tra vẫn sẽ là mặt hàng đóng góp lớn vào mức tăng trưởng của thị phần thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp cần duy trì đà tăng trưởng mạnh của các thị trường còn lại như Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong, Brazil, Mexico, ASEAN, Ảrập Xêút. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẳng định, thủy sản, trong đó có cá tra, vẫn là lĩnh vực mũi nhọn cần tập trung đầu tư và tạo bước đột phá trong giai đoạn 2011-2015. Về mặt hàng cá ngừ Theo VASEP, năm nay, cá ngừ Việt Nam đã xâm nhập và mở rộng ra nhiều thị trường, nâng tổng số thị trường nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam lên 87 thị trường, gần gấp đôi so với đầu năm. Xuất khẩu cá ngừ năm 2011 đạt 379,4 triệu USD, tăng 29,4% so với năm 2010. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường chính nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam, chiếm tới 46% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, với tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này 10 tháng đầu năm đạt 144,705 triệu USD. Tiếp đến là thị trường EU, trong đó Đức, Italia và Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam. Nếu những tháng trước đây, Đức là thị trường lớn nhất trong khối nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam nhưng sang tháng 10/2011, Italia lại vượt lên với giá trị nhập khẩu đạt 2,918 triệu USD, tăng tới 258,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản cũng có xu hướng tăng lên về cuối năm. Từ đầu năm tới nay, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật đạt cao nhất, lên tới 82,3%, tương đương 36,645 triệu USD. Ngoài các thị trường chính nói trên, Thụy Sỹ cũng đang nổi lên là thị trường nhiều tiềm năng với mức tăng trưởng cao chỉ sau Nhật Bản trong thời gian gần đây. Trong 10 tháng đầu năm 2011, Thụy Sỹ đã nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam với giá trị đạt hơn 3 triệu USD, tăng 52,4% so với cùng kỳ năm ngoài. Ngoài sự tăng trưởng về giá trị, trong năm nay ngoài 3 thị trường truyền thống là Mỹ, EU và Nhật Bản, số thị trường nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam (tính tới hết tháng 10/2011) cũng đã tăng đáng kể lên tới 87 thị trường, gần gấp đôi so với đầu năm. VASEP cho biết, nguyên nhân của sự tăng trưởng chính là do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế vào dịp cuối năm đang tăng cao. Thêm vào đó, một số nước trên thế giới đang đề xuất cắt giảm hạn ngạch khai thác cá ngừ để bảo vệ nguồn lợi của loài này trong tương lai. Về lâu dài, nhà nước cần ban hành những chính sách tổng thể nhằm tạo ra mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá ngừ để có thể nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá ngừ Việt Nam trên thị trường quốc tế Về mặt hàng mực, bạch tuộc Giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của cả nước đạt 520,3 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam năm 2011 tăng lên con số 76 so với 66 của năm 2010. Trong đó, những thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam nhiều nhất là Hàn Quốc, EU, Nhật Bản và một số nước ASEAN. Hiện nay, Việt Nam vẫn là 1 trong 3 đối tác quan trọng cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường Nhật Bản, trong đó thế mạnh của Việt Nam là sản phẩm mực sống, tươi, đông lạnh và bạch tuộc chế biến. Tuy nhiên, mực ống Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường Nhật Bản do giá xuất khẩu cao hơn so với các nguồn cung cấp khác như Hàn Quốc, Trung Quốc. VASEP dự báo, khả năng xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong năm 2012 chỉ tăng nhẹ so với năm trước vì nhiều doanh nghiệp vẫn đang lo ngại thiếu hụt nghiêm trọng lượng nguyên liệu trong nước. 2.1.3. Về thị trường xuất khẩu Ba khối thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm của Việt Nam. Trong đó, theo thống kê sơ bộ 9 tháng đầu năm, thị trường EU đang dẫn đầu với 112,983 triệu USD, tiếo theo là Mỹ với 112,242 triệu USD và Nhật Bản với 99,116 triệu USD. Các thị trường quan trọng khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, ASIAN, Australia, Canada, … Ngoài ra, hàng thủy sản Việt Nam cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới phát triển như: Đông Âu, Trung Đông, châu Mỹ La Tinh.   2.2. Nhận xét 2.2.1. Thuận lợi Thuận lợi đầu tiên phải kể đến là điều kiện tự nhiên của nước ta. Nước ta có bờ biển dài hơn 3260 km, so sánh với vùng lãnh thổ trung bình cứ 100km2 diện tích đất liền là có 1km chiều dài bờ biển. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương có nguồn lợi sinh vật phong phú và đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới. Không những là ngư trường thuận lợi cho khai thác, vùng biển Việt Nam còn có các điều kiện tự nhiên thích hợp để nuôi trên biển. Bên cạnh đó nước ta còn có nguồn lợi thủy sản nước ngọt nằm trong 2860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu ha đất ngập nước, ao hồ ruộng trũng, rừng ngập mặn đặc biệt ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long. Năm 2011, sản lượng thủy sản cả nước ước tính đạt 5432,9 nghìn tấn, tăng 5,6% so với năm 2010, trong đó, khai thác đạt 2502,5 nghìn tấn, tăng 3,6% so với năm trước, nuôi trồng 2930,4 nghìn tấn, tăng 7,4% so với năm 2010. Không chỉ thuận lợi về sản lượng, mà chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam không ngừng được nâng cao. Tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng cao và nhanh nhạy hơn với công nghệ mới, nắm bắt thông tin thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới, họat động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản luôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP) luôn được cải tiến. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thuỷ sản có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được các thị trường nhập khẩu chấp nhận. Những thành tựu và đổi mới đó đã giúp các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam dần có chỗ đứng vững chắc ngay tại các thị trường đòi hỏi khắt khe như Mỹ, Nhật Bản, EU; đang dần tạo dựng được uy tín trên thị trường quốc tế. Một thuận lợi nữa đối với xuất khẩu thuỷ sản 2011, đó là sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên của các quốc gia nhập khẩu ngày càng giảm vì những quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường, nên các thị trường này ngày càng phụ thuộc vào thuỷ sản nhập khẩu. Chính vì vậy, thương mại cũng sẽ được ưu tiên trong chính sách hỗ trợ, giúp các nước phát triển hiểu rõ hơn về WTO, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại hoặc kiểm dịch động vật. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, sau thảm hoạ động đất sóng thần vào đầu tháng 3 khiến cho không ít các khu chế biến đóng cửa, tân dụng khoảng trống tại thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam đã gia tăng thị phần của mình tại thị trường này. Bên cạnh đó, người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng tiêu dùng nhiều thuỷ sản hơn, vì họ cho rằng thuỷ sản là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng. Đây được xem là một tín hiệu tốt cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện đang có những lợi thế lớn về chính sách ở một số thị trường. Ở thị trường EU, do Việt Nam được hưởng chế độ GSP nên hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng có nhiều lợi thế hơn so với các quốc gia khác. Đặc biệt là từ khi EU cho phép được hưởng chế độ thuế quan này. Việt Nam luôn đáp ứng được các điều kiện của EU đối với các quốc gia được hưởng GSP, do đó Việt Nam vẫn luôn nằm trong danh sách các quốc gia được hưởng GSP của EU. Về mặt thuế quan, khác với thị trường Mỹ, hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU gặp rất ít và hầu như không có vụ kiện bán phá giá nào. Một phần là do nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường EU lớn nên EU thường không dùng biện pháp chống bán phá giá như một biện pháp trả đũa thương mại hay mang tính chính trị như Mỹ. Bên cạnh đó hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức giá hợp lí và nhiều chủng loại có lợi thế cạnh tranh khá cao đặc biệt tôm và cá. Hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam hầu như không gây ảnh hưởng cho hàng nội địa của EU nên thường không bị kiện bán phá giá. Đây cũng là một lợi thế cho hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU. Về các quy định chất lượng, nếu trước đây rất khó thực thi các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm vì giữa các nước khác nhau có những quy định khác nhau, thì bây giờ EU chỉ có một cơ quan quản lý duy nhất là cục quản lý an toàn thực phẩm của EU, một khuôn khổ luật pháp duy nhất và một cơ chế duy nhất là luật chung về thực phẩm để có thể đảm bảo nếu xảy ra rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm thì chỉ trong vòng 1 giờ đã được đệ trình lên cục quản lý an toàn thực phẩm EU. Nếu biện pháp đề xuất được đa số thành viên cục quản lý an toàn thực phẩm EU ủng hộ, thì sản phẩm có mới nguy cơ đó sẽ bị triệu hồi khỏi các kênh phân phối trên thị trường. Với những quy định mới này là hoàn toàn có lợi, thứ nhất nó dễ áp dụng, không phải nghiên cứu quá nhiều văn bản; thứ hai là mọi vấn đề rõ ràng hơn, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được hệ thống hoá và đảm bảo tính logic; thứ ba là không một nước thành viên nào được quyền đặt ra thêm quy định riêng đối với hàng nhập khẩu. Ở thị trường Mỹ, ngày 11/7/2011 Tổ chức Thương mại Thế giới đã ra phán quyết cuối cùng xử Việt Nam thắng kiện Mỹ trong vụ áp thuế chống bán phá giá tôm, ủng hộ hai trong ba nội dung khiếu kiện cơ bản của Việt Nam trong vụ kiện Mỹ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một bước ngoặt quan trọng đem lại nhiều lợi ích đối với xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung. 2.2.2. Khó khăn Mặc dù có địa thế thuận lợi cho việc khai thác và đánh bắt thuỷ hải sản, tuy nhiên, năm 2011 là năm mà ngành xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã gặp phải không ít khó khăn, một trong số đó là vấn đề thiếu nguyên liệu đầu vào. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến vấn đề này là do việc nuôi trồng, đánh bắt xa bờ của nước ta vẫn còn quy mô nhỏ, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, phát triển mô hình công nghiệp còn ít, vấn đề quy hoạch thủy sản chồng chéo, nên không thể ổn định việc nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu. Bên cạnh đó, ảnh hưởng biến đổi khí hậu đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền cũng gây ra một mối đe dọa không nhỏ đến nghề nuôi thủy sản. Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến đó là dịch bệnh, dịch bệnh năm 2011 đối với giống tôm đã gây ra một thiệt hại kỷ lục trong những năm qua. Theo VASEP, năm 2011, cả nước có 81.782 ha nuôi tôm bị thiệt hại, bằng 294% so cùng kỳ năm 2010, trong đó tôm sú là 78.849 ha và tôm thẻ chân trắng là 2.933 ha. Có thể nhận thấy, số lượng các nhà máy chế biến thủy sản không ngừng tăng lên trong khi đó năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước còn có hạn, sự thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu đã gây ra những mặt hạn chế không nhỏ đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong năm vừa qua. Thứ hai, đó là sự không ổn định về giá. Ở mặt hàng cá tra, đây được xem là một năm hiếm hoi chứng kiến sự biến động nhanh và thất thường của giá nguyên liệu cá tra trong nước. Cụ thể, đã có hai đỉnh giá (tháng 5 và tháng 11) và một đáy (tháng 8) được lập (tức là biến động rất nhanh chỉ trong khoảng 3 tháng) và biên độ chênh lệch cũng rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự liên kết lỏng lẻo giữa các chủ thể trong ngành cá tra. Khác với cá tra, tôm nhìn chung chỉ có một chiều tăng giá trong năm 2011. Giá tôm trong nước tăng mạnh do khan hiếm nguyên liệu xuất khẩu. Tính đến cuối năm 2011, giá các loại tôm đều đang đứng ở mức rất cao. Nguyên nhân là do khan hiếm nguồn cung do dịch bệnh diễn biến phức tạp từ đầu năm. Bênh cạnh đó, theo Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, năm 2011 giá thức ăn thủy sản đã tăng hơn 7 lần, mỗi lần 200-300đ/kg, giá đến cuối năm tăng 35% so với đầu năm. Ngoài ra, theo tính toán của Tổng cục Thủy sản, năm 2011 có đến 80% thị phần thức ăn chăn nuôi đang do các công ty có yếu tố nước ngoài kiểm soát. Vấn đề thứ ba mà ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam còn đang gặp phải, đó là mẫu mã, chủng loại sản phẩm xuất khẩu chưa phong phú, chất lượng chưa đảm bảo. Công nghệ chế biến thủy sản của chúng ta tuy đã có sự tiến bộ rõ rệt, tuy nhiên so với mặt bằng chung trên thế giới thì còn tụt hậu khác xa, thủy sản Việt Nam xuất khẩu đi chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và giá trị gia tăng còn ít cho nên chưa vận dụng những ưu đãi về thuế mà hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng: cá tra, cá basa, cá mực cá ngừ. Mẫu mã còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng, chất lượng chưa được kiểm định chặt chẽ. Một khó khăn cần phải bàn đến đó là Thứ tư, đó là ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam chủ yếu theo hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, hạn chế về tài chính, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định, thêm vào đó các doanh nghiệp Việt Nam ít có sự liên kết với nhau. Điều này khiến các doanh nghiệp hầu như đơn độc trước sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài trước thị trường rộng lớn. Nó cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu việc thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, về nhu cầu sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng. Hơn thế nữa trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước lại nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, cạnh tranh mua nguyên liệu giảm giá bán để tranh khách hàng, vi phạm các quy định ghi nhãn mác sản phẩm, tạo ra cung cầu ảo gây ra sự sai lệch về giá cả rất lớn. Chính điều này đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp tổn thất không nhỏ và bỏ lỡ không ít các đơn hàng lớn. Thứ năm, những hạn chế về năng lực quản lý và thông tin là một trong những khó khăn mà lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang gặp phải. Đội ngũ cán bộ quản lí và lực lượng chưa được quan tâm đúng mức và đảm bảo các kỹ năng cần thiết, làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, nước ta luôn ở trong tình trạng thiếu thông tin thị trường, năng lực quản lý còn kém, kinh nghiệm và kiến thức, cách thức tiếp cận thị trường cũng như khả năng phát triển hệ thống kinh doanh và phản ứng với sự thay đổi chính sách thường chậm Chưa định hình, tập trung sức để tạo một số mặt hàng chủ lực, chưa có các giải pháp đồng bộ (tạo nguồn nguyên liệu lớn, ổn định, đúng tiêu chuẩn kích cỡ, độ tươi và công nghệ chế biến cao). Chưa tập trung giải quyết tốt việc đổi mới công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với sản phẩm của nghề khai thác nhằm tăng chất lượng nguyên liệu. Công tác nghiên cứu phân tích xu hướng biến động, dự báo thị trường tìm hiểu sâu về khách hàng còn chưa hiệu quả, hoạt động thâm nhập thị trường còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào đối tác. Chưa thông báo kịp thời thay đổi môi trường kinh doanh, những quy định pháp luật để doanh nghiệp chủ động đối phó, chưa có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp. Thứ sáu, các nước phát triển một mặt vừa tiến hành giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan nhưng mặt khác lại vừa đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm, các biện pháp phòng vệ thương mại. Điều này tác động không tốt đến các mặt hàng được sản xuất ở các nước đang phát triển, điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn trở thành rào cản đối với hàng hoá các nước. Trước đây, vấn đề an toàn vệ sinh sản phẩm thủy sản quyết định ở sản phẩm cuối nhưng nay đã khác, phải "sạch" ngay từ khâu con giống, quá trình nuôi mới đến chế biến, chỉ một sai sót nhỏ trong bất cứ quá trình nào đều được xem là một sản phẩm không sạch. Cụ thể, vào tháng 6/2011, Nhật Bản đã chính thức tăng cường tần suất kiểm tra dư lượng enrofloxacin từ 30% lô tôm lên mức 100% ngay sau khi phát hiện thêm 1 lô tôm của Việt Nam nhiễm dư lượng chất này vượt mức cho phép. Trước đó, ngày 7/3/2011, Nhật Bản đã áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường dư lượng chất này đối với 30% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Theo VASEP, từ đầu năm đến ngày 10/8/2011, đã có 68 lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị Bộ Y tế, Lao động và An sinh xã hội nước này cảnh báo dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép, chủ yếu là các mặt hàng tôm, mực ống, cá ngừ và cá hồi, trong đó tôm chiếm tỷ lệ cao nhất với 43 lô. Còn đối với thị trường EU, chỉ có doanh nghiệp áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép xuất khẩu sang thị trường này. Càng khó khăn hơn khi kể từ đầu năm 2010 thủy sản xuất khẩu vào EU phải chịu sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lí thực phẩm EU được cụ thể hóa bằn luật IUU. Một khó khăn nữa có thể kể đến đó là sức cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường, đây cũng là một trong những khó khăn đang ngày càng được quan tâm và tìm hướng giải quyết. Các thị trường lớn trên thế giới đang có xu hướng nới lỏng cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, cải cách về chính sách do đó trong những năm tới thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh hết sức khốc liệt với sản phẩm thủy sản của các nước khác trên thị trường. Trong đó có thể kể đến điển hình là Trung Quốc, Hà Lan, Nauy, Ấn Độ... Song song đó, thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ mới cũng như tính cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng dưới tác động của xu hướng tự do hoá thương mại. Trong khi đó năng lực cạnh tranh và tính năng động của nền kinh tế còn yếu, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý, cơ chế thị trường còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Hệ thống tài chính còn nhiều vấn đề bất cập, cũng như trình độ công nghệ còn thấp, cải cách diễn ra chậm chạp, tư duy còn thấp đã gây ra những khó khăn cho khả năng tiếp cận, thâm nhập các thị trường của các mặt hàng của Việt Nam. Mặc dù ngành thủy sản trong nước dù đã có nhiều thành tựu tiến bộ song vẫn bộc lộ những điểm yếu kém chưa khắc phục được, cơ sở vật chất đã lạc hậu không đáp ứng được các nhu cầu của thời đại, hiệu quả đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đối với ngành chế biến thủy sản thì hầu hết đều chưa có quá trình tự động hoá trong sản xuất, giá thành không ổn định, sức cạnh tranh của các sản phẩm còn kém. Đặc biệt trong thời đại hiện nay việc xuất khẩu các sản phẩm mới chỉ qua sơ chế hay đông lạnh không còn phù hợp nữa, bên cạnh đó việc không có được (hay chưa xây dựng được) các nhãn hàng có uy tín, bán với giá thấp hơn so với các sản phẩm của các nước khác sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam với các nước xuất khẩu thủy sản khác. Vấn đề đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu hàng hoá thuỷ sản cũng chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài nước mắm Phú Quốc, chưa có nhãn hiệu hàng hoá nào được đăng ký chính thức trên thị trường thế giới. Nếu có nhãn hiệu và thương hiệu chắc chắn sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro và nâng cao được uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thương trường quốc tế. 2.3. Giải pháp 2.3.1. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Để hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa thì tiên quyết đó là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp hơn với nhu cầu và tạo thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sản. Cần phải rà soát và thay đổi những quy định không còn phù hợp với thời đại ngày nay như một số điều trong luật thuỷ sản, luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước để tạo ra các điều kiện thông thoáng hơn cho việc phát triển ngành thủy sản. Ngoài ra cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý về ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương để xoá bỏ bớt các thủ tục rườm rà gây mất thời gian, công sức mất niềm tin của người kinh doanh cũng như các nhà xuất khẩu, đầu tư. Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước cần hỗ trợ hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như đẩy mạnh phát triển thị trường thông qua việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương, đẩy mạnh quan hệ ở cấp chính phủ về mở rộng thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như thủy sản. Bên cạnh đó nhà nước cũng có các chính sách để thúc đẩy, tạo điều kiện cho sản phẩm của các doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp về mặt thông tin bằng cách tạo ra nhiều kênh thông tin và cập nhật thường xuyên tới các doanh nghiệp như ấn phẩm, website, trung tâm cung cấp thông tin…; tuyên truyền rộng rãi về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đến các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, truyền đạt cho họ ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, cần có các chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu thủy. Do hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên tiềm lực cũng như sức cạnh tranh là không cao. Vì điều này cho nên sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các ngân hàng thương mại là vô cùng cần thiết. Nhà nước nên sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp để giải quyết vấn đề về vốn đầu tư đổi mới, đơn giản hoá thủ tục vay vốn và các yêu cầu thế chấp khi vay vốn. Ngoài ra nhà nước cũng xúc tiến thành lập các ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp lớn để giúp đỡ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ giao thương với các đối tác nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh cũng như huy động các nguồn vốn khác nhằm mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Ngoài ra, Bộ Thủy sản cần phải phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan trong việc tranh thủ nguồn tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế để có thêm nguồn vốn cho chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản, trước mắt ưu tiên cho các dự án về nuôi trồng thủy sản cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu. Các cơ quan Nhà nước cũng cần phải có trách nhiệm trong việc hỗ trợ nâng cấp đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị các cơ sở chế biến thuỷ sản, lựa chọn, phát triển và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, bảo đảm sức cạnh trạnh cao, đáp ứng các yêu cầu bền vững, các đòi hỏi của hội nhập nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với khả năng đầu tư và đặc thù của ngành. Đẩy mạnh việc nghiên cứu công nghệ chế biến tạo giá trị gia tăng cao; bảo quản nguyên liệu thuỷ sản sau thu hoạch; Lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến của nước ngoài, tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả, đồng thời phù hợp với điều kiện nước ta. Bên cạnh đó, cần đầu tư và khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản để hạn chế vào thức ăn nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung nhằm bình ổn giá thành cho sản xuất thuỷ sản nguyên liệu. Bên cạnh đó, cần phải đầu tư cho việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường thế giới; chú ý phát triển các loại thuỷ sản có chất lượng cao, nhu cầu trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng lên. Ngoài hải sản (tôm, cá, nhuyễn thể chân đầu và chân bụng, thực phẩm phối chế, đồ hộp thuỷ sản), chú ý phát triển các thuỷ đặc sản khác như: cua ghẹ, rong biển, hải sâm và cầu gai, ếch nuôi, cá sấu, ba ba, trai ngọc… Đây là những thuỷ đặc sản có giá trị cao và nhu cầu của thị trường thế giới đang tăng lên. Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đối với vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cần bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các chương trình như khai thác thủy sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản bởi đây là những nguồn cung cấp chính các sản phẩm để thực hiện hoạt động xuất khẩu thủy sản. Ngoài ra cũng cần chú ý tới các trường đào tạo và dạy nghề về thủy sản vì đây là nơi sẽ cung cấp ra các cán bộ có năng lực tay nghề để phục vụ cho sự phát triển ngành thủy sản sau này. Cần tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ kĩ thuật và công nhân kĩ thuật tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề trong các ngành nuôi trồng chế biến thủy sản. Đồng thời hợp tác với các nước đào tạo các cán bộ thương mại trẻ, các chuyên gia đầu ngành về sản xuất giống, công nghệ nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thì mới có thể cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao ra thị trường. Ngoài ra, Nhà nước phải có một chiến lược dài hạn về xây dựng đội ngũ chuyên môn pháp lý và thương mại chuyên sâu đặc biệt về các lĩnh vực liên quan tới thương mại quốc tế nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong quá trình đàm phán thương mại, đồng thời hỗ trợ giải quyết tranh chấp vi phạm các qui định và tiêu chuẩn môi trường. Việc quản lý hoạt động xuất khẩu thủy sản cũng là một trong những vấn đề lớn cần được Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa, Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam và các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần giám sát chặt chẽ, tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra, hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và bảo quản sản phẩm để từ có những biện pháp để răn đe nhằm hạn chế việc các doanh nghiệp do cạnh tranh không lành mạnh làm giảm giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Giải quyết triệt để các doanh nghiệp vi phạm trong thời gian qua. Thậm chí có thể cấm xuất khẩu vĩnh viễn đối với các doanh nghiệp này nếu cố tình vi phạm. Bên cạnh đó, nâng cao tỷ trọng các cơ sở chế biến thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP và HACCP, bắt buộc 100% các cơ sở chế biến thuỷ sản phải thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường cũng là một trong các giải pháp để nâng cao hơn nữa vị thế của xuất khẩu Việt Nam. Ngoài việc tập trung khai thác chiều sâu tại các thị trường lớn (EU, Mỹ, Nhật…), cần phải tiến hành nghiên cứu, đầu tư xúc tiến thương mại phát triển các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Australia, Canada, thị trường các nước thành viên EU trong đó có các thị trường truyền thống (Đức, Tây Ban Nha, các nước Đông Âu mới gia nhập); mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Trung Đông, châu Phi…; nâng cao và phục hồi thị phần tại các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông bằng cách sách đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo, tham gia hội chợ quốc tế, quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại nước ngoài với nội dung và hình thức đổi mới, đưa ra các hoạt động tìm hiểu và khai phá thị trường mới để giảm thiểu những tác động xấu do quá lệ thuộc vào một hoặc vài thị trường khi có biến động. Nhà nước cần có các hoạt động hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay khi thủy sản Việt Nam chưa tạo cho mình được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì sự giúp đỡ của nhà nước là vô cùng quan trọng. Nhà nước sẽ giúp xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng chủ đạo, và cho phép các mặt hàng này được đăng ký sử dụng tên thương hiệu quốc gia. Làm tốt những điều này, thuỷ sản Việt Nam sẽ ngày càng khẳng định hơn nữa vị thế của mình trong trường quốc tế. 2.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước đóng một vai trò không nhỏ, tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần. Để hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam được hiệu quả cao như mong đợi thì sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp được xem là các yếu tố tất yếu, quyết định nên sự thành công hay thất bại của hoạt động này. Để hoạt động tốt, trước hết các doanh nghiệp cần nắm vững và vận dụng các quy định về các vấn đề kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp tại các thị trường mà mình hoạt động từ đó mới có thể đưa ra các chiến lược phù hợp và hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng thì nguồn nguyên liệu có ý nghĩa sống còn và cũng là một trong những yếu tố đảm bảo giữ chữ tín với khách hàng. Và để tạo được sự chủ động trong xuất khẩu thủy sản thì các doanh nghiệp cần chú ý tạo ra nhiều nguồn cung cấp thông qua việc ký hợp đồng với nhiều nhà cung cấp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng có thể góp vốn đầu tư vào các trang trại nuôi trồng thủy sản để tạo sự chủ động cho mình. Ngoài ra còn có thể tìm kiếm nhà cung ứng nước ngoài để đề phòng tình huống nguồn cung cấp trong nước không đáp ứng được về khối lượng hoặc chất lượng. Các doanh nghiệp cũng nên xây dựng sợi dây liên kết chặt chẽ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp để có thể chủ động hơn về nguyên liệu, hạn chế sự phụ thuộc vào cung cầu và giá cả trên thị trường bằng cách tự xây dựng vùng nguyên liệu hoặc có hợp đồng bao tiêu hay hỗ trợ vốn và công nghệ cho người nuôi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu những yêu cầu thay đổi không ngừng của thị trường trong từng giai đoạn để tổ chức lại sản xuất, tăng cường năng lực thông tin thị trường, chú ý đến nhu cầu, thị hiếu để cải tiến về quy trình sản xuất, đóng gói bao bì, xây dựng được mạng lưới phân phối tại thị trường bản xứ, chuyên môn hoá các hoạt động xúc tiến thương mại cho phù hợp. Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý ở cấp doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể nghiên cứu kỹ thị trường và khách hàng cũng như đề ra được các phương hướng phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất để đảm bảo luôn đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng cũng như không bị lạc hậu về công nghệ so với các đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu thủy sản khác. Có như vậy mới đảm bảo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có một sự phát triển bền vững, có khả năng củng cố và mở rộng phát triển. Vấn đề cần được quan tâm nữa đó chính là việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chuẩn bị tốt cho việc chứng nhận nguồn gốc sản phẩm như nhà xuất khẩu, nhà máy sản xuất, vùng nuôi, nguồn cung cấp con giống, loại thức ăn đã sử dụng, thời gian nuôi, ngày bắt và chế biến... Trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện theo quy định bộ thủy sản về liều lượng thuốc kháng sinh, bảo quản thủy sản, không sử dụng những loại thuốc cấm. Về quá trình chế biến sản phẩm, phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định nhà nước. Các hoá chất, các chất phụ gia bảo quản dùng trong quy trình chế biến phải được nhà nước cho phép đảm bảo không gây hại cho người sử dụng. Trong quá trình thu mua nguyên liệu cần kiểm tra kỹ chất lượng nguyên liệu, kiểm tra xuất xứ nguồn nguyên liệu và hàm lượng hoá chất tại các cơ sở thu mua. Nâng cao chất lượng chế biến, xây dựng một mối liên kết thực sự vững chắc giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu, thường xuyên quan tâm đến những khó khăn, bất cập mà người nuôi trồng và khai thác gặp phải, để hổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả từ khâu sản xuất đến khâu chế biến… Có như vậy mới tránh được những rủi ro tiềm ẩn từ các nước nhập khẩu và tăng giá trị cho thủy sản nước nhà. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay để phát triển ngoài có công nghệ tiên tiên cần có một đội ngũ các nhà quản lý có trình độ, công nhân lành nghề. Chính vì vậy doanh nghiệp cần tổ chức các khoá đào tạo cho các nhà quản lý cũng như người lao động giúp họ có khả năng ứng biến, xử lý các tình huống xảy ra để đảm bảo cho việc hoạt động cũng như xuất khẩu của doanh nghiệp luôn được diễn ra theo kế hoạch. Bên cạnh đó công ty cần chú trọng hơn và có định hướng phát triển công tác R&D cũng như công tác marketing. Trong dài hạn các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình bộ phận R&D và marketing với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp để tăng sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài có thể tiến hành liên kết với nhau. Do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hầu hết đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên thế giới là rất khó khăn vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nên liên kết với nhau để tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Tăng cường phối hợp thông qua các hiệp hội ngành hàng. Vai trò của các hiệp hội trong đối phó và giải quyết các tranh chấp liên quan tới giá thể hiện ở hai góc độ: hạn chế nguy cơ xảy ra tranh chấp và phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp. Thông qua các hiệp hội, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tránh được tình trạng tranh nhau hợp đồng dẫn đến hạ giá bán hoặc thoả thuận lượng xuất khẩu để không tạo biến động lớn trên thị trường. Khi các doanh nghiệp trở thành bị đơn của kiện bán phá giá, việc điều tra thường được tiến hành ở một loạt doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng tương tự. Các hiệp hội sẽ giữ vai trò phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp đồng thời là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước để chứng minh tính chất thị trường trong hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế tối đa tổn thất. Để thâm nhập được vào thị trường cũng như các kênh phân phối của thị trường các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể áp dụng phương pháp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể liên kết với cộng đồng người Việt ở tại nước sở tại để đầu tư sản xuất và xuất khẩu vào thị trường đó, còn với các doanh nghiệp lớn hơn thì có thể liên doanh để trở thành các công ty con của các công ty xuyên quốc gia hoặc có thể sử dụng hình thức liên doanh với các đối tác trong việc sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá của nhau. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam muốn tồn tại lâu dài và phát triển cần phải tiến hành xây dựng, nâng cao và phát triển thương hiệu. Các thị trường mà hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đang hướng tới là những thị trường có mức thu nhập cao do đó khả năng thanh toán, nhu cầu của họ là rất cao. Đổi lại thì họ cũng yêu cầu các mặt hàng phải có chất lượng, đảm bảo an toàn và đặc biệt phải có thương hiệu. Vì họ cho rằng thương hiệu đi kèm với nó là sự bảo đảm về chất lượng và an toàn. Đặc biệt với một sản phẩm thuộc về thực phẩm như thủy sản thì độ an toàn là trên hết do đó việc tạo ra các sản phẩm có thương hiệu sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản sẽ dễ dàng hơn và thu hút nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh vào xuất khẩu thủy sản. Thương mại điện tử mang lại những lợi ích vô cùng lớn cho doanh nghiệp bởi vì thông qua các trang web của doanh nghiệp khách hàng có thể hiểu rõ được phần nào về doanh nghiệp qua đó góp phần xây dựng uy tín cũng như đẳng cấp cho doanh nghiệp. Hiện không ít doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận được châu Phi, Trung Đông vốn được đánh giá là tiềm năng, nhưng lượng hàng vào đây vẫn còn khá khiêm tốn khi doanh nghiệp nhận thấy không dễ gặp được đúng đối tác để vào thị trường này. Do đó, một số doanh nghiệp cho biết đang nỗ lực tìm hiểu thông tin và kiếm thêm khách hàng ở hai thị trường này để tăng doanh số. Tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro cao, như rủi ro trong thanh toán, giao nhận, cũng khiến doanh nghiệp ngại trong việc tìm đối tác. Doanh nghiệp có thể nhờ môt số cơ quan, như Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại, để kiểm tra thông tin về đối tác trước khi ký kết làm ăn. nhu cầu nhập hàng hoá của Trung Đông và châu Phi rất lớn, nhưng giá cả hàng Việt Nam tương đối cao nên doanh nghiệp cần cân đối lại giữa chất lượng và giá cả. Chương 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Đánh giá về môn học Quản Trị Xuất Nhập Khẩu Giáo trình, tài liệu học tập, giảng dạy Về giáo trình: Hiện nay trường ta chưa có giáo trình riêng cho bộ môn Quản Trị Xuất Nhập Khẩu, theo sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Thành Long – Giảng Viên trực tiếp giảng dạy ở bộ môn này, đã hướng dẫn chúng em tìm hiểu, tham khảo giáo trình của tác giả Đoàn Thị Hồng Vân. Theo em, đây là cuốn giáo trình được biên soạn rất khoa học, rất phù hợp với thực tiễn. Về tài liệu học tập: Chúng em được Thầy cung cấp cho các slide bài giảng được Thầy biên soạn rất tỉ mỉ. Bên cạnh đó, Thầy thường xuyên thu thập các hoá đơn, chứng từ, các biểu mẫu, tài liệu có liên quan… để chúng em có thể dễ dàng tiếp cận và nắm vững thực tiễn. Về giảng viên giảng dạy: Trong quá trình nghiên cứu bộ môn Quản Trị Xuất Nhập Khẩu chúng em nhận được sự hướng dẫn rất nhiệt tình từ phía Th.s Nguyễn Thành Long. Với lượng kiến thức rộng, giàu kinh nghiệm, cùng với sự tận tâm với nghề, chúng em đã học hỏi được rất nhiều bài học quý báu từ phía Thầy. Cơ sở vật chất Trong quá trình học tập, chúng em nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía nhà trường, phòng ốc khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ các tiện nghi. Bên cạnh đó, chúng em có thể dễ dàng tìm kiếm các loại sách tham khảo, tài liệu hỗ trợ cho việc nghiên cứu tại thư viện của trường. Tính hữu ích và thiết thực của môn học Với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò chủ chốt. Chính vì lẽ đó mà tính hữu ích và thiết thực của môn học này lại được đánh giá cao hơn bao giờ hết. Môn học không chỉ cho chúng em nắm vững các kiến thức cần thiết cho việc học tập mà còn cung cấp cho chúng em một lượng kiến thức rất thực tế, để phục vụ tốt hơn cho công việc sau này. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy môn Quản Trị Xuất Nhập Khẩu Đối với môn học Quản Trị Xuất Nhập Khẩu, chúng em may mắn được tham gia học tập trong một lớp có sỉ số tương đối thấp so với các môn học khác (khoảng 40 sinh viên) Và chúng em nhận thấy rằng, với số lượng này, khả năng tập trung và khả năng tiếp thu bài rất cao. Em mong rằng không chỉ đối với môn học này mà còn đối với các môn học khác, sỉ số nên ở mức vừa phải không nên quá cao, như vậy sẽ giúp cho quá trình truyền đạt và nghiên cứu đạt hiệu quả cao. Thứ hai, đó là về giáo trình học tập; tuy giáo trình mà Th.s Nguyễn Thành Long định hướng cho chúng em sử dụng là rất hay, tuy nhiên, nếu nhà trường biên soạn được một giáo trình riêng thì sẽ tạo nên sự đồng bộ, dễ dàng hơn cho quá trình sinh viên tiếp cận. Thứ ba, đó là về thời lượng giảng dạy, theo em nghĩ, xuất nhập khẩu là một bộ môn tương đối quan trọng nhưng chúng em chỉ được theo học 30 tiết tại lớp, còn lại sẽ tự nghiên cứu thêm. Theo em thời lượng này tương đối ngắn, chúng em rất mong được nâng số tiết đối với môn học này, để có thể tìm hiểu sâu hơn nữa đối với bộ môn rất lý thú và bổ ích này. PHẦN KẾT LUẬN —¯– Qua quá trình nghiên cứu có thể nhận thấy trong những năm qua hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước, đưa ngành thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Điều này không chỉ thể hiện ở quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu sản phẩm và thị phần xuất khẩu, mà quan trọng hơn nó đảm bảo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hàng triệu ngư dân đang làm việc trong lĩnh vực thuỷ sản. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu thủy sản vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là việc đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật, vấn đề thông tin cho các doanh nghiệp và đặc biệt là sự liên kết của các doanh nghiệp trước một thị trường lớn. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường lớn trong thời gian tới. Để khẳng định và phát huy ngày càng cao hơn nữa vị thế và để thuỷ sản Việt Nam có thể vươn xa hơn nữa ra thị trường quốc tế, ngoài việc dựa trên những thế mạnh và tiềm năng sẵn, cũng như tìm hiểu được các mặt hạn chế còn tồn tại thì cần thiết để có được sự cố gắng của cả Nhà nước lẫn bản thân các doanh nghiệp. Làm tốt được điều đó, hy vọng rằng trong một ngày không xa, thuỷ sản Việt Nam sẽ ghi nhận được nhiều thành tích quý báu trên trường quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO GSTS. Đoàn Thị Hồng Vân, Ths. Kim Ngọc Đạt – Giáo trình Quản trị ngoại thương – NXB Lao động xã hội – 2009. TH.S Nguyễn Thành Long – Đề cương bài giảng môn học Quản trị Xuất Nhập khẩu. Nguyễn Văn Nam - Tài liệu: Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản - Nhà xuất bản thống kê. Hồ sơ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam - Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Thương mại . Website Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn Website Tổng Cục Hải quan: www.customs.gov.vn Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam: vneconomy.vn Báo điện tử VnExpress: vnexpress.net Trang thông tin điện tử Tổng Cục Thủy sản: www.fistenet.gov.vn Tạp chí Thủy sản Việt Nam: www.thuysanvietnam.com.vn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn Tin tức thương mại: www.thuongmai.vn PHỤ LỤC Phụ lục 1: Sản lượng thủy sản năm 2011 ĐVT: nghìn tấn Năm 2010 Ước tính năm 2011 Năm 2011 so với năm 2010 (%) Tổng số 5142,8 5432,9 105,6 Cá 3836,6 4050,5 105,6 Tôm 592,5 632,9 106,8 Thủy sản khác 713,7 749,5 105,0 Nuôi trồng 2728,4 2930,4 107,4 Cá 2101,6 2258,6 107,5 Tôm 449,7 482,2 107,2 Thủy sản khác 177,1 189,6 107,0 Khai thác 2414,4 2502,5 103,6 Cá 1735,0 1791,9 103,3 Tôm 142,8 150,7 105,5 Thủy sản khác 536,6 559,9 104,3 Phụ lục 2. Thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2011 STT Thị trường GT (USD) Tỷ lệ GT (%) STT Thị trường GT (USD) Tỷ lệ GT (%) EU 1.331.762.041 21,79 50 Côlômbia 54.896.516 0,90 1 Đức 241.250.859 3,95 51 Ucraina 45.181.992 0,74 2 Italia 181.946.503 2,98 52 UAE 44.335.560 0,73 3 Hà Lan 158.181.627 2,59 53 Ixraen 30.451.920 0,50 4 Tây Ban Nha 157.840.862 2,58 54 Libăng 22.914.727 0,37 5 Pháp 130.596.147 2,14 55 Gioocđani 16.526.151 0,27 6 Anh 129.629.440 2,12 56 Niu Dilân 12.602.157 0,21 7 Bỉ 116.541.306 1,91 57 Đôminich 12.381.412 0,20 8 Ba Lan 47.090.959 0,77 58 Ấn Độ 12.128.054 0,20 9 Bồ Đào Nha 42.651.651 0,70 59 Iran 11.102.989 0,18 10 Đan Mạch 28.107.073 0,46 60 Angiêri 11.040.644 0,18 11 Hy Lạp 19.564.784 0,32 61 Côoet 9.819.436 0,16 12 Rumani 13.998.193 0,23 62 Pakixtan 9.714.062 0,16 13 Thụy Điển 13.284.148 0,22 63 Pêru 8.672.853 0,14 14 Lituania 11.068.099 0,18 64 Xiri 8.513.306 0,14 15 Sec 10.176.249 0,17 65 Chilê 8.026.133 0,13 16 Sip 8.543.887 0,14 66 Kadăcxtan 7.809.104 0,13 17 Hunggari 4.059.517 0,07 67 Côxta Rica 7.331.776 0,12 18 Bungari 3.658.676 0,06 68 Secbi 6.849.711 0,11 19 Áo 3.116.715 0,05 69 Irăc 5.765.802 0,09 20 Xlôvenia 2.682.958 0,04 70 Giêoocgia 5.612.840 0,09 21 Ailen 2.052.287 0,03 71 Crôatia 5.223.482 0,09 22 Latvia 1.805.267 0,03 72 Na Uy 5.172.488 0,08 23 Lucxămbua 1.350.550 0,02 73 Tuynidi 5.150.344 0,08 24 Manta 1.248.820 0,02 74 Thổ Nhĩ Kỳ 4.800.096 0,08 25 Xlôvakia 677.801 0,01 75 Camơrun 4.568.768 0,07 26 Extônia 552.090 0,01 76 Nigiêria 4.428.085 0,07 27 Phần Lan 85.575 0,001 77 Puectô Ricô 4.364.165 0,07 28 Mỹ 1.178.419.683 19,28 78 Quata 4.206.691 0,07 29 Nhật Bản 1.003.955.230 16,43 79 Marôc 4.072.964 0,07 30 Hàn Quốc 477.581.974 7,81 80 Rơnion 3.981.131 0,07 TQ và HK 347.904.619 5,69 81 Bêlarut 3.546.375 0,06 31 Trung Quốc 229.585.129 3,76 82 Uruguay 3.542.240 0,06 32 Hồng Kông 118.319.489 1,94 83 Guam 3.080.386 0,05 ASEAN 308.841.761 5,05 84 Ôman 3.048.038 0,05 33 Thái Lan 101.934.157 1,67 85 Adecbaijan 2.947.910 0,05 34 Xingapo 97.723.133 1,60 86 Gabông 2.374.980 0,04 35 Malaixia 46.931.764 0,77 87 Nam Phi 2.324.388 0,04 36 Philippin 30.182.920 0,49 88 Nam Tư 2.245.536 0,04 37 Cămpuchia 15.458.258 0,25 89 Baren 2.225.105 0,04 38 Inđônêxia 14.503.396 0,24 90 Bahamat 2.022.309 0,03 39 Brunây 2.008.706 0,03 91 Cônggô 1.810.088 0,03 40 Lào 99.426 0,002 92 Libi 1.799.519 0,03 CÁC TT KHÁC 1.462.733.299 23,94 93 Đôminica 1.595.753 0,03 41 Ôxtrâylia 160.943.842 2,63 94 Môritxơ 1.480.393 0,02 42 Canađa 144.049.305 2,36 95 Apganixtan 1.409.654 0,02 43 Đài Loan 129.264.972 2,12 96 Honđurat 1.340.800 0,02 44 Mêhicô 111.595.721 1,83 97 Xri Lanca 1.339.031 0,02 45 Nga 105.655.149 1,73 98 Mônđôva 1.181.842 0,02 46 Braxin 84.525.114 1,38 99 Panama 1.054.960 0,02 47 Ảrập Xêut 63.093.003 1,03 100 Bôxnia Hecxêgôvina 1.016.457 0,02 48 Thụy Sỹ 61.763.870 1,01 53 TT khác 103.077.996 1,69 49 Ai Cập 59.733.206 0,98 TỔNG CỘNG 6.111.198.608 100,00 Phụ lục 3: Thị trường nhập khẩu cá tra 2011 STT THỊ TRƯỜNG GT (USD) Tỷ lệ GT (%) STT THỊ TRƯỜNG GT (USD) Tỷ lệ GT (%) EU 40.015.639 23,53 48 Pêru 1.100.231 0,65 1 Tây Ban Nha 8.299.977 4,88 49 Ixraen 1.093.597 0,64 2 Hà Lan 6.649.764 3,91 50 Camơrun 971.867 0,57 3 Đức 5.438.572 3,20 51 Secbi 932.428 0,55 4 Anh 3.218.258 1,89 52 Thụy Sỹ 894.815 0,53 5 Bỉ 3.060.763 1,80 53 Libăng 774.435 0,46 6 Italia 2.842.017 1,67 54 Đôminich 713.831 0,42 7 Ba Lan 2.472.876 1,45 55 Hàn Quốc 661.660 0,39 8 Pháp 1.842.125 1,08 56 Côoet 604.684 0,36 9 Bồ Đào Nha 1.408.035 0,83 57 Côxta Rica 587.531 0,35 10 Rumani 1.303.487 0,77 58 Nigiêria 563.328 0,33 11 Bungari 675.913 0,40 59 Ấn Độ 523.782 0,31 12 Hy Lạp 670.800 0,39 60 Kadăcxtan 480.280 0,28 13 Sip 494.571 0,29 61 Quata 465.106 0,27 14 Thụy Điển 466.900 0,27 62 Adecbaijan 451.200 0,27 15 Sec 292.223 0,17 63 Marôc 451.149 0,27 16 Lituania 196.942 0,12 64 Puectô Ricô 414.802 0,24 17 Latvia 182.950 0,11 65 Crôatia 403.200 0,24 18 Lucxămbua 130.608 0,08 66 Giêoocgia 287.420 0,17 19 Xlôvenia 127.490 0,07 67 Libi 286.172 0,17 20 Extônia 121.530 0,07 68 Chilê 275.490 0,16 21 Ailen 52.900 0,03 69 Angiêri 260.010 0,15 22 Hunggari 41.040 0,02 70 Thổ Nhĩ Kỳ 253.800 0,15 23 Manta 25.898 0,02 71 Apganixtan 249.415 0,15 24. MỸ 37.276.375 21,92 72 Irăc 222.508 0,13 ASEAN 8.632.549 5,08 73 Niu Dilân 192.015 0,11 25 Xingapo 3.170.516 1,86 74 Baren 151.955 0,09 26 Thái Lan 1.794.025 1,05 75 Goatêmala 127.200 0,07 27 Philippin 1.656.015 0,97 76 Đôminica 103.385 0,06 28 Malaixia 1.540.671 0,91 77 Bôxnia Hecxêgôvina 92.230 0,05 29 Inđônêxia 401.834 0,24 78 Ôman 86.260 0,05 30 Brunây 69.488 0,04 79 Tuynidi 84.530 0,05 TQ VÀ HK 6.253.389 3,68 80 Mônđôva 81.100 0,05 31 Hồng Kông 3.815.233 2,24 81 Panama 80.042 0,05 32 Trung Quốc 2.438.156 1,43 82 Papua Niu Ghinê 76.125 0,04 33. NHẬT BẢN 38.786 0,02 83 Êcuađo 72.820 0,04 CÁC TT KHÁC 77.861.367 45,78 84 Ănggôla 71.520 0,04 34 Mêhicô 18.646.847 10,96 85 Honđurat 68.225 0,04 35 Braxin 10.506.697 6,18 86 Cônggô 66.560 0,04 36 Côlômbia 6.977.737 4,10 87 Pôlinêxia 60.480 0,04 37 Ảrập Xêut 4.947.289 2,91 88 Rơnion 60.380 0,04 38 Ôxtrâylia 4.774.176 2,81 89 Cuba 58.500 0,03 39 Canađa 3.793.990 2,23 90 Uruguay 49.910 0,03 40 UAE 3.210.193 1,89 91 Nam Tư 44.160 0,03 41 Ucraina 1.698.334 1,00 92 Gabông 30.680 0,02 42 Nga 1.592.500 0,94 93 Becmuđa 27.625 0,02 43 Pakixtan 1.300.683 0,76 94 Guam 26.400 0,02 44 Xiri 1.252.820 0,74 95 Maxêđônia 22.445 0,01 45 Ai Cập 1.196.578 0,70 96 Bănglađet 21.600 0,01 46 Gioocđani 1.161.819 0,68 TỔNG CỘNG 170.078.102 100,00 47 Đài Loan 1.122.816 0,66 Phụ lục 4: Thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam 2011 STT THỊ TRƯỜNG GT (USD) Tỷ lệ GT (%) STT THỊ TRƯỜNG GT (USD) Tỷ lệ GT (%) 1 Nhật Bản 607.201.668 25,34 45 Ảrập Xêut 4.113.918 0,17 2 Mỹ 558.526.167 23,31 46 Ucraina 3.393.005 0,14 EU 412.890.095 17,23 47 Côoet 2.361.743 0,10 3 Đức 113.135.879 4,72 48 Côlômbia 2.239.675 0,09 4 Anh 73.031.279 3,05 49 Na Uy 2.114.903 0,09 5 Bỉ 52.162.996 2,18 50 Guam 1.596.924 0,07 6 Pháp 51.817.255 2,16 51 Đôminica 1.262.068 0,05 7 Hà Lan 47.050.306 1,96 52 Rơnion 926.594 0,04 8 Italia 22.209.057 0,93 53 Gioocđani 865.272 0,04 9 Đan Mạch 18.508.824 0,77 54 Đôminich 837.580 0,03 10 Bồ Đào Nha 8.368.865 0,35 55 Quata 801.071 0,03 11 Tây Ban Nha 7.669.565 0,32 56 Marôc 732.789 0,03 12 Thụy Điển 5.272.021 0,22 57 Thổ Nhĩ Kỳ 712.714 0,03 13 Ba Lan 4.208.787 0,18 58 Nam Phi 628.529 0,03 14 Hy Lạp 3.677.175 0,15 59 Triều Tiên 501.656 0,02 15 Sip 2.037.265 0,09 60 Ôman 489.991 0,02 16 Ailen 1.713.922 0,07 61 Mêhicô 396.100 0,02 17 Rumani 693.115 0,03 62 Pôlinêxia 388.013 0,02 18 Sec 601.317 0,03 63 Chilê 381.520 0,02 19 Áo 393.447 0,02 64 Bacbađôt 362.210 0,02 20 Bungari 151.536 0,01 65 UruGguay 307.568 0,01 21 Manta 112.075 0,005 66 Apganixtan 302.870 0,01 22 Lituania 62.208 0,003 67 Nigiêria 285.500 0,01 23 Latvia 13.200 0,001 68 Crôatia 261.876 0,01 TQ và HK 223.664.331 9,33 69 Fiji 216.508 0,01 24 Trung Quốc 164.675.384 6,87 70 Bêlarut 136.660 0,01 25 Hồng Kông 58.988.947 2,46 71 Puectô Ricô 133.935 0,01 ASEAN 48.184.211 2,01 72 Libi 132.055 0,01 26 Xingapo 37.891.869 1,58 73 Anbani 117.821 0,005 27 Philippin 4.698.648 0,20 74 Giamaica 111.904 0,005 28 Malaixia 3.931.663 0,16 75 Giêoocgia 109.557 0,005 29 Thái Lan 767.769 0,03 76 Baren 106.266 0,004 30 Inđônêxia 469.660 0,02 77 Manđivơ 103.491 0,004 31 Brunây 223.582 0,01 78 Ghana 99.586 0,004 32 Cămpuchia 201.020 0,01 79 Macao 92.047 0,004 Các TT khác 545.628.620 22,77 80 Xâysen 76.970 0,003 33 Hàn Quốc 157.572.406 6,58 81 Xamoa 64.003 0,003 34 Canađa 82.986.134 3,46 82 Êritrêa 61.526 0,003 35 Ôxtrâylia 80.402.998 3,36 83 Aruba 53.526 0,002 36 Đài Loan 73.627.329 3,07 84 Xiri 48.865 0,002 37 Thụy Sỹ 42.682.318 1,78 85 Tuynidi 39.941 0,002 38 Ai Cập 20.277.319 0,85 86 Ghinê Xích đạo 26.745 0,001 39 Nga 19.978.956 0,83 87 Môntơnêgrô 25.066 0,001 40 Ixraen 11.469.417 0,48 88 Côxta Rica 23.520 0,001 41 UAE 9.480.973 0,40 89 Ănggôla 795 0,00003 42 Niu Dilân 8.168.669 0,34 90 Panama 540 0,00002 43 Libăng 6.232.286 0,26 91 Niu Calêđôni 115 0,000005 44 Ấn Độ 4.704.284 0,20 TỔNG CỘNG 2.396.095.087 100,00

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam.docx
Luận văn liên quan