Chuyên đề Tìm hiểu về địa lí dân cư Cao Bằng

Dân số đã là đang là vấn đề quan tâm hàng đầu ở Việt Nam nói chung và ở Cao Bằng nói riêng. Các vấn đề về dân số có ảnh hưởng sâu sắc và rõ rệt đến tình hình phát triển kinh tế- xã hội của Cao Bằng. Bên cạnh sự gia tăng dân số nhanh, sự phân bố dân cư không hợp lý thì các vấn đề về đô thị hóa tự phát, chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, việc làm còn là vấn đề gay gắt.đã có những tác động tiêu cực, gây cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội của Cao Bằng. Chuyên đề địa lý dân cư Cao Bằng với 3 nội dung cơ bản đã được trình bày: Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư, lao động và việc làm và đô thị hóa. Đây là những nội dung quan trọng trang bị cho các bạn đầy đủ kiến thức về địa lý dân cư Địa phương làm cơ sở để vận dụng tốt trong quá trình học tập Địa lí đạt hiệu quả, đồng thời hình thành được thái độ và hành vi đúng đắn về vấn đề dân số của đất nước cũng như của Cao Bằng hiện nay.Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề chúng tôi đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những sai sót.

doc19 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu về địa lí dân cư Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cao Bằng, ngày 6 tháng 1 năm 2014 A. Đặt vấn đề.………………………………………………………………………....4 B. Cơ sở lí luận……………………………………………………………………..…5 C. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………………..…5 D. Nội dung………………………...……………………………………………..…..6 I. Dân cư……………………………………………………………………………. 6 II. Lao động và việc làm………………………………………………………….…12 III. Đô thị hóa………………………………………………………………….……15 E. Phần kết………………………………….………………………………………...17 Như các bạn đã biết Việt Nam hiện nay có 63 tỉnh- thành phố vs 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Sách giáo khoa địa lí hiện nay chỉ tập trung vào việc khái quát chung về địa lí dân cư của các vùng nhưng chưa đi cụ thể vào địa lí của riêng từng tỉnh - thành phố. Do vậy, nhu cầu tìm hiểu về địa lí từng địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những tỉnh vùng cao như Cao Bằng J. Để khắc phục điều đó, chúng tôi đã cố gắng tìm tòi, tổng hợp kiến thức từ các nguồn thông tin khác nhau từ đó đem cho các bạn cái nhìn toàn diện nhất về địa lí dân cư Cao Bằng. Đây là lần đầu tiên chúng tôi làm chuyên đề về địa lí dân cư Cao Bằng nên sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn và cũng mong những kiến chúng tôi cung cấp sẽ trở nên hữu ích đối vs các bạn. J Dân cư là tập hợp người trên lãnh thổ,được đặc trưng bởi kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ Dân cư là khâu trung tâm của quá trình tái sản xuất xã hội. trong hệ thống tự nhiên- dân cư- kinh tế, chính dân cư là thành phần năng động nhất, gắn bó giữa tự nhiên với kinh tế nhờ những thuộc tính sẳn có của mình. Toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần cần thiết cho xã hội đều do lao động của con người tạo ra. Trong xã hội, dân cư vào là người sản xuất ra giá trị vật chất và tinh thần đồng thời vừa là người tiêu thụ những sản phẩm do chính lao động của mình làm nên. Như vậy về phương diện kinh tế, dân cư vào với tư cách là người sản xuất, vừa với tư cách là người tiêu thụ. Nhờ việc tiêu thụ các giá trị vật chất và tinh thần, con người đảm bảo được sự tái sản xuất ra chính mình bên cạnh quá trình tái sản xuất khác của xã hội. Trong bộ môn Địa Lí, địa lí dân cư là một nội dung hết sức quan trọng, nếu học sinh nắm vững các kiến thức về địa lí dân cư sẽ là cơ sở để các bạn đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về quá trình phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nói riêng và cả nước nói chung. I. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư Cao Bằng 1. Khái quát về tình hình dân cư tỉnh Cao Bằng. Cao Bằng vs vị trí là cửa ngõ phía bắc của đất nước, có đường biên giới nằm giáp với các vùng đất phía nam Trung Quốc, lại là vùng núi cao nhiều khoáng sản và lâm sản quý giá, có nhiều dân tộc ít người cùng chung sống, có vai trò chiến lược quan trọng về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa… Từ những thế kỷ trước công nguyên, Cao Bằng đã chứng kiến những sự kiện lớn lao của đất nước như sự xâm nhập lẫn nhau của các bộ tộc Hùng-Thục để lập ra nước Âu Lạc và những cuộc chống xâm lược từ phía bắc tràn xuống. Đặc biệt nổi bật là cuộc nổi dậy vang dội nhất trong lịch sử dưới thời Lý của Nùng Trí Cao. Cao Bằng còn là vùng căn cứ địa cách mạng của nhiều phong trào kháng chiến chống Pháp, là căn cứ của mặt trận Việt Minh… Dân cư tỉnh Cao Bằng có nhiều nguồn gốc với các dân tộc Kinh, Tày, nùng, Mông, Dao, Sán Chay, Sán Dìu… Dân cư phân bố không đồng đều trong tỉnh, đông ở thị xã, thị trấn, vùng thấp, thưa ở vùng cao ven biên giới. Các dân tộc cư trú xen kẽ. Tuy vậy vẫn hình thành những khu vực cư trú riêng từng dân tộc. 2. Dân số và động lực tăng dân số Cao Bằng là một tỉnh có dân số vào loại ít nhất cả nước. + Năm 2004, dân số Cao Bằng là 500,06 nghìn người, đứng thứ 59/64 trước các tỉnh Bắc Cạn, Điện Biện, Đắc Lắc, Kon Tum, Lai Châu. + Năm 2008 dân số là 528,10 nghìn người, đứng thứ 58/63 tỉnh ( vẫn trước các tỉnh như năm 2004). Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-1999, dân số của tỉnh là 490.335 người, chiếm 0.64% cả nước. So sánh với năm 1989 thì dân số có giảm đi (do chuyển cư và chuyển huyện Ngân Sơn, Chợ Rã về tỉnh Bắc Cạn). Những năm gần đây, dân số cũng tăng không đều từ 1999-2008 tăng từ 490,34 nghìn người lên 528,10 nghìn người (tăng 37,76 nghìn người) nhưng giai đoạn 2008-2011 lại giảm từ 528,10 ngìn người xuống còn 515,00 nghìn người (giảm 13,1 nghìn người). Bảng số liệu dân số toàn tỉnh Cao Băng giai đoạn 1999-2011 (Đơn vị: nghìn người) Năm 1999 2004 2008 2009 2011 Số dân 490,34 500,06 528,10 510,88 515,00 Biểu đồ thể hiện dân số toàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 1999-2011 (đơn vị: Nghìn người) Trong những năm trước đây, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình/năm của Cao Bằng tương đối cao, thường vượt quá 2%. Nhờ việc triển khai có hiệu quả công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, mức sinh sản giảm nhanh từ 36.8‰ năm 1991 xuống 20.2‰ năm 1999 và có xu hướng tiếp tục giảm trong những năm tới. Mặt khác, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc, đã làm giảm đáng kể mức tử vong. Tỷ lệ tử vong trong thập kỉ 90 giảm khoảng 4,45‰ ( từ 10.93‰/ năm 1999 xuống còn 6.48 ‰ năm 2000). Mặc dù trong nhiều năm, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên khá cao, nhưng tốc độ gia tăng dân số thực tế lại thấp vì cường độ di cư khá mạnh. Do đất canh tác ít, thiếu việc làm nên dòng di cư của Cao Bằng tương đối lớn, chủ yếu vào các tỉnh Tây Nguyên. Mức tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào mức sinh nhưng sự phân bố mức sinh có sự khác biệt giữa các huyện thị, giữa vùng thấp và vùng cao, giữa các dân tộc. Thị xã Cao Bằng là nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất, huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm là nơi có tỷ lệ sinh cao nhất. Cả tỉnh có thể phân làm 4 nhóm vs mức sinh khác nhau: Nhóm I: Gồm Thị xã Cao Bằng có mức sinh thấp nhất giảm đều qua các năm; nhóm II bao gồm các huyện Hòa An, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trùng Khánh, mức sinh tương đối thấp và cũng giảm đều qua các năm; nhóm III gồm Hà Quảng, Thông Nông, Thạch An, Trà Lĩnh, Hạ Lang có mức sinh biến động thất thường, giảm chậm; nhóm IV gồm các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình có mức sinh cao nhất tỉnh. Mức sinh giữa các dân tộc cũng có sự khác nhau: các dân tộc Mông, Dao, Sán Chay có mức sinh cao 45-55 ‰. Người Kinh, người Hoa có mức sinh thấp nhất 22-24 ‰ . Nhìn chung, ở những nơi, những dân tộc có mức sinh cao cũng có mức tử vong cao. Thị xã Cao Bằng là địa phương có mức sinh và mức tử thấp nhất, Bảo Lạc, Bảo Lâm có mức sinh và mức tử cao. 3. Kết cấu dân số a. Kết cấu theo độ tuổi và giới tính Trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Cao Bằng giảm mạnh nhưng về cơ bản dân số vẫn thuộc loai trẻ. Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 1-4-1999 thì các nhóm tuổi như sau: Nhóm 1: từ 0-14 tuổi chiếm 36.4% dân số tỉnh Nhóm 2: từ 15-64 tuổi chiếm 55.4% Nhóm 3: từ 60 tuổi trở lên là 8.2%. Như vậy dân số Cao Bằng thuộc loại trẻ (vì số dân trong nhóm 1 chiếm trên 35%; nhóm 3 dưới 10%) điều đó tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và hàng loạt các vấn đề xã hội khác trong khi nền kinh tế của tỉnh còn chậm phát triển. Về kết cấu dân số theo giới tính, số nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam. Ở thời điểm 1-4-1999, tổng số nữ là 250.341 gười, chiếm 51,03%, trong khi đó số nam có 239.994 người chiếm 48,97%. Tỷ lệ giới tính số nam trên số nữ là 95,95%. b. Kết cấu dân tộc Cao Bằng có trên 20 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó có 7 dân tộc đông dân (Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Sán Chỉ, Lô Lô). Dẫn đầu về số lượng là người Tày chiếm 42,5% số dân cả tỉnh, người Nùng 32,8%, người Dao 9,6%, người Mông 8,4%, người Kinh 4,6%, người Sán Chỉ 1,2%, người Lô Lô 0,4%. Các dân tộc còn lại chỉ chiếm 0,75% dân số cả tỉnh. + Người Tày: Cao Bằng hiện nay là con cháu lâu đời của người Tày cổ, một cư dân giỏi nghề trồng lúa nước. Người Tày cổ là một phần của nhóm cư dân quan trọng của nước Văn Lang xa xưa, có một nền văn minh rất gần gũi với người Việt-Mường cổ và cùng với người Việt-Mường tạo thành nền văn minh của dân tộc Việt Nam. Nơi cư trú của dân tộc Tày là những mảnh đất thuận lợi gần sông, suối cho phép khai phá thành những đám ruộng đồng lúa nước. Họ có mặt ở tất cả các địa phương trong tỉnh, từ lòng máng Cao Bằng cho đến những cánh đồng và thung lũng khá bằng phẳng của các huyện miền đông và miền tây. Người Tày tập trung chủ yếu ở các huyện Hòa An, Trùng Khánh và rải rác ở khắp các huyện thị khác. + Người Nùng: có quan hệ chặt chẽ và gần gũi với người Tày. Xét về mặt tiếng nói thì người Tày, Nùng, Thái cùng chung một nguồn gốc, thuộc nhóm Bách Việt. Người Nùng chủ yếu quần cư trong các thung lũng nhỏ làm nghề nông, thâm canh cây ngô trên nương rẫy và làm thêm một số ruộng nước. Ngô là cây lương thực chính được gọi là “Khẩu táy” có nghĩa là gạo vua. Nghề thủ công phát triển khá cao như nghề rèn, nghề đúc ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, nghề dệt thổ cẩm ở Hòa An, Hà Quảng. + Người Dao là dân tộc đông thứ ba ở Cao Bằng. Địa bàn cư trú chủ yếu của người Dao là huyện Nguyên Bình. Tại đây người Dao chiếm hơn 50% dân số trong huyện, ngoài ra còn ở Thông Nông, Bảo Lạc, Bảo Lâm. + Người Mông: sống rải rác trên vùng núi cao, những thung lũng có địa hình vs độ cao trung bình 800-1000m. Địa bàn cư trú của người Mông phần lớn ở các huyện vùng cao như Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Thông Nông và một số xã vùng cao Hòa An, Hà Quảng. Cuộc sống chính dựa vào nương rẫy và du canh, du cư. Nhà của họ trước đây là những căn lều nhỏ làm sơ sài. Hiện nay người Dao đã chuyển từ du canh, du cư sang định canh, định cư, đời sống đã được cải thiện nhiều song vẫn còn không ít khó khăn. + Người Kinh: đứng hàng thứ năm về số dân, tập trung ở thị xã Cao Bằng và các thị trấn Hòa An, Nguyên Bình, Tĩnh Túc. Ngoài ra còn có một số đồng bào miền xuôi chuyển lên trong những đợt lên tham gia phát triển kinh tế miền núi (năm 1965 và 1974). Về phân bố, người Kinh phân bố chủ yếu ở thị xã, thị trấn, phần lớn làm việc trong các cơ quan nhà nước, hợp tác xã thủ công và buôn bán, số người sống ở nông thôn không đáng kể. + Người Sán Chỉ và các dân tộc ít người khác như Lô Lô, Sán Chay, Sán Dìu… cư trú ở các huyện vùng cao Bảo Lạc, Nguyên Bình, đã chuyển từ du canh du cư sang định canh định cư, nhìn chung đời sống đã được cải thiện nhiều. 4. Phân bố dân cư chưa hợp lí *Mật độ dân số nhìn chung là thấp Tính ở thời điểm 1-4-1999, mật độ dân số của Cao Bằng là 73 người/km². So với mức trung bình của cả nước và các tỉnh đông bắc thì Cao Bằng có mật độ dân số thấp hơn (cả nước là 232 người/km²; các tỉnh đông bắc là 135 người/km² , mật độ dân số Cao Bằng nhỏ hơn 3,17 lần so với cả nước và nhỏ hơn 1,85 lần so vs các tỉnh đông bắc). Đặc điểm phân bố: mật độ phân bố trung bình trong tỉnh thấp, các khu vực dân cư tương đối đông đúc là thị xã, các thị trấn, gần đường giao thông, dọc các thung lũng sông và vùng thấp. Ngược lại, ở các vùng núi cao hiểm trở, dân cư thưa thớt, cư trú rải rác điều này cũng gây khó khăn cho hoạt động kinh tế - xã hội. Nếu tính theo đơn vị hành chính, thị xã Cao Bằng có mật độ dân số lớn hơn cả (964 người/km² năm 1999). So vs mức chung của cả tỉnh, thị xã có mật độ dân số cao gấp 13 lần. Nếu so vs huyện có mật độ thấp nhất tỉnh ( Nguyên Bình và Thạch An 46 người/km² ) thì sự chênh lệch lên tới 21 lần. 5. Đánh giá chung * Thuận lợi - Nguồn nhân lực dồi dào - Thị trường tiêu thụ rộng - Dân cư có nhiều thành phần dân tộc nên đa dạng về văn hóa * Khó khăn - Dân số đông gây sức ép lên kinh tế -xã hội - Sự chênh lệch lớn về mức sống giữa các vùng làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh - Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng tới sử dụng lao động và khai thác tài nguyên * Giải pháp - Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ gia tăng dân số - Đẩy mạnh tuyên truyền những biện pháp, chủ trương, chính sách pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình - Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp - Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp. II. Lao động và việc làm : Cao Bằng là một tỉnh vùng cao có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhờ sự thành công của chính sách dân số, kinh tế và xã hội trong thời gian qua, tỉ suất gia tăng tự nhiên đang giảm dần. Bộ phận dân số từ 15-64 có xu có tỉ lệ cao. Vì vậy, xây dựng các kế hoạch và chính sách về lao động và việc làm phải được quan tâm đặc biệt. 1. Đặc điểm nguồn lao động Cao Bằng . Dân số Cao Bằng thuộc loại trẻ nên nguồn lao động dồi dào, chiếm hơn ½ dân số của tỉnh. Với truyền thống cần cù chịu khó và kinh nghiệm đúc rút trong sản xuất, đây chính là nguồn lực lớn cho Cao Bằng trên bước đường phát triển kinh tế xã hội, nang cao chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Bên cạnh đó cũng có khó khăn đạt ra do dân số trẻ, số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm vẫn còn lớn, chất lượng nguồn lao động chưa cao (hạn chế về trình độ), độ ngũ lao động có trình độ cao còn mỏng, do vậy nhiều vấn đề xã hội đang đặt ra gay gắt, trong đó có cả vấn đề việc làm, nhất là ở các thị xã, thị trấn. Hiện nay, Cao Bằng có khoảng 20% tổng số lao động chưa tham gia hoạt động kinh tế do những nguyên nhân khác nhau (như đi học, mất khả năng lao động, nội trợ…), Trong số lao động có hoạt động kinh tế, số nữ nhiều hơn số nam và tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Ở thị xã và thị trấn nói chung, số lao động hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động hoạt động kinh tế của Cao Bằng (10,6% năm 1996 và 12,9% năm 2000); trong khi đó số người chưa tham gia hoạt động kinh tế lại tương đối cao. Tỷ lệ thiếu việc làm hiện còn ở mức cao. Chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn nhiều hạn chế, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Số lao động đã qua đào tạo ít và càng ít hơn đối với người có trình độ cao đẳng, đại học. Theo số liệu ngày 1-4-1999, cả tỉnh hiện có 7.343 người có trình độ từ cao đẳng trở lên (chiếm 1,5% dân số cả tỉnh). Về cơ cấu phân theo trình độ, số người đã tốt nghiệp cao đẳng là 2.135 ( chiếm gần 29% tổng số người có trình độ từ cao đẳng trở lên), đại học có 5.171 người (70,5%); trên đại học là 34, tiến sỹ là 3 người (0.5%). Nguồn lao động của Cao Bằng trong thời kỳ 1996-2000 (tính đến ngày 1-7 hàng năm) Năm 1996 Tổng số Trong đó thành thị Tổng số Riêng nữ Tổng số Riêng nữ Số người hoạt động kinh tế 257.275 133.751 27.219 13.923 Có việc làm thường xuyên 255.195 133.029 25.419 13.343 Không có việc làm thường xuyên 2.080 722 1.800 580 Số người không hoạt động kinh tế 62.362 34.892 11.206 5.393 Số người thất nghiệp 1.338 361 1.232 297 Tỷ lệ thất nghiệp % 0,52 0,27 4,86 2,09 Năm 1999 Số người hoạt động kinh tế 257.935 134.084 27.236 13.598 Có việc làm thường xuyên 256.253 133.372 25.554 13.061 Không có việc làm thường xuyên 1.682 712 1.682 537 Số người không hoạt động kinh tế 62.521 34.985 12.031 5.968 Số người thất nghiệp 2.309 895 2.178 895 Tỷ lệ thất nghiệp % 0,85 0,64 7,67 6,29 Tỷ lệ thiếu việc làm % 4,66 3,63 15,13 11,47 Về cơ cấu trình độ phân theo dân tộc (số người có trình độ từ cao đẳng trở lên), người Tày có 24.247 người (66,8%), người kinh có 1.066 người (16,8%), người Nùng có 987 người (15,5%). Đối vs các dân tộc còn lại, số người có trình độ này rất ít. Về phân bố thì số cán bộ khoa học-kĩ thuật tập trung đonh nhất ở thị xã: 2830 người (44,5%), tiếp theo là Hòa An 1.293 người (20,3%), Quảng Hòa 536 người (8,4%). Huyện có ít là Thông Nông (111 người), Bảo Lạc-Bảo Lâm (118 người)… 2. Tình hình sử dụng lao động ở Cao Bằng hiện nay - Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 được công bố tháng 6-2010: Tỷ lệ tham gia lược lượng lao động ở Cao Bằng Ở mức cao (90.2%), so với cả nước (82.2%) và vùng trung du miền núi phía Bắc (89.6%). Về mặt phân bố lao động trong các khu vực kinh tế, có tới 78.6% lao đọng của Cao Bằng hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản, trong lĩnh vực dịch vụ là 14.7%, trong khi đó tỉ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 6.7% lực lượng lao động. Bảng số liệu thể hiện tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tỷ số việc làm trên dân số, tỷ lệ lao động làm việc trong nghành và tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2009 Đơn vị hành chính Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) Tỷ số việc làm trên dân số Tỷ lệ lao động làm việc trong ngành Tỷ lệ thất nghiệp thành thị (%) Nông, lâm và thủy sản (%) Công nghiệp và xây dựng (%) Dịch vụ (%) Cao Bằng 90.7 56.1 78.6 6.7 14.7 4 Toàn quốc 82.2 51.2 51.9 21.5 26.5 4.6 Trung du và miền núi phía Bắc 89.6 52.9 75 9.9 15.1 3.9 Mặc dù thu nhập bình quân đầu người mới đạt trên 4 triệu đồng / người / năm, trước đây, bà con chỉ trông chờ vào cây lúa, cây thuốc lá để sống, tỷ lệ đói nghèo còn chiếm trên 50%, thì giờ đây, bộ mặt kinh tế ở địa phương dần được thay đổi với giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, chăn nuôi đạt trên 20 tỷ đồng / năm, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 28,5%. Đặc biệt, một số hộ trước đây kinh tế rất khó khăn, nhưng được chính quyền địa phương tạo điều kiện để con em đi lao động ở nước ngoài nên đã cơ bản thoát nghèo, thậm chí còn có của ăn của để. 3. Đánh giá chung * Thuận lợi: - Dân số Cao Bằng thuộc loại trẻ nên nguồn lao động dồi dào, chiếm hơn ½ dân số của tỉnh. - Với truyền thống cần cù chịu khó và kinh nghiệm đúc rút trong sản xuất, đây chính là nguồn lực lớn cho Cao Bằng trên bước đường phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. - Lao động có khả năng học hỏi tốt - Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đang diễn ra và quá trình đổi mới đã làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội. - Nhìn chung năng suất lao động ngày càng tăng - Ngày càng có thêm nhiều việc làm mới * Khó khăn: - Lao động có trình độ tay nghề cao còn thấp. Đặc biệt là cán bộ quản lí, công nhân lành nghề còn thiếu. - Nông nghiệp vẫn là ngành chính trong cơ cấu kinh tế nên Cao Bằng chậm phát triển kinh tế. - Chưa biết áp dụng tốt tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chăn nuôi nên năng suất sản lượng còn thấp. - Phần lớn lao động có thu nhập thấp, quỹ thời gian chua được sử dụng triệt để. * Biện pháp - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động - Thực hiện tốt chính sách dân số và sức khỏe sinh sản - Thực hiện đa dạng hóa các loại hình sản xuất - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Mở rông các loại hình đào tạo các cấp. Trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc diện có đất thu hồi… - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. III. Đô thị hóa: Hiện nay trên toàn thế giới, đô thị hóa đang diễn ra với qui mô lớn và nhịp độ nhanh chưa từng thấy. Cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa được xem như là một khía cạnh vận động đi lên của xã hội. Trongđiều kiện phát triển của nền kinh tế hiện đại, đô thị hóa trở thành quá trình kinh tế- xã hội nhiều mặt với các biểu hiện chính là sự tăng lên về các điểm dân cư đô thị, về qui mô của bản thân từng đô thị và sự phổ biến rộng rãi lối sống thành phố. Đô thị Cao Bằng được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa, chính trị của đất nước. Tuy có bề dày lịch sử, nhưng tốc độ phát triển đô thị ở Cao Bằng hiện nay còn chậm chạp và trình độ thấp so với các tỉnh khác trong cả nước, bởi vì đô thị hóa phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, trình độ công nghiệp hóa và nhiều yếu tố khác. 1. Đặc điểm đô thị hóa: a. Khái niệm: - Đô thị: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống với mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính,kinh tế, văn hóa, hoặc chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương. b. Dân cư phân bố chủ yếu ở nông thôn vs các hình thái là bản, làng Tỷ lệ dân số thành thị và tỷ trọng dân số 15-64 năm 2009 Đơn vị hành chính Tỷ lệ dân số thành thị % Tỷ trọng dân số 15-64 Cao Bằng 17,2 66,6 Toàn quốc 29,6 68,4 Trung du và miền núi Bắc Bộ 16 66,7 Tốc độ đô thị hóa chậm, tỉ lệ dân số thành thị vẫn còn thấp. Dân số Cao Bằng phần lớn sống ở nông thôn và hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm chạp. Dân thành thị chiếm tỷ trọng nhỏ (10,92% năm 1999). Dân thành thị tập trung chủ yếu ở thị xã. Riêng 4 phường của thị xã đã chiếm tới 59,8% số dân thành thi của cả tỉnh Cao Bằng. Số dân và mật độ dân số Cao Bằng phân theo các huyện thị năm 2000 Các huyện thị Số dân (người) Chia ra Mật độ người/km² Thành thị (người) Nông thôn (người) Cả tỉnh 494.742 65.609 429.133 74 Thị xã Cao Bằng 43.066 32.889 10.177 964 Huyện Bảo Lạc 91.006 3.008 87.998 49 Huyện Hà Quảng 33.949 0 33.949 75 Huyện Thông Nông 22.859 2.161 20.698 63 Huyện Trà Lĩnh 21.314 4.067 17.247 83 Huyện Trùng Khánh 49.795 4.266 45.529 106 Huyện Nguyên Bình 39.081 7.222 31.859 46 Huyện Hòa An 72.141 3.065 69.076 108 Huyện Quảng Hòa 64.143 4.939 59.204 102 Huyện Hạ Lag 26.033 0 26.033 56 Huyện Thạch An 31.356 3.993 27.363 46 - Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị mang tính chất xen cài cả trong không gian đô thị, cả về xã hội học, lối sống, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán và mối quan hệ kinh tế. Về cơ bản, Cao Bằng là tỉnh phát triển nông nghiệp, với hơn 50% dân số nông nghiệp. Các đô thị ra đời và phát triển trên cơ sở nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, hành chính. Rất ít đô thị phát triển mạnh mẽ dựa vào sản xuất công nghiệp, tác phong và lối sống nông nghiệp vẫn còn phổ biến trong dân cư, nhất là các đô thị vừa và nhỏ.Vì vậy, khi không còn đóng vai trò trung tâm của tỉnh hoặc huyện thì đô thị bị xuống cấp nhanh chóng và ít được đầu tư. - Cơ sở hạ tầng kĩ thuật, kinh tế- xã hội, môi trường còn yếu kém nhất là ở các huyện. Điều đó làm cho các đô thị này luôn chịu áp lực của gia tăng dân số (tự nhiên và cơ học) đồng thời chịu sức ép của nền kinh tế kém phát triển. - Đô thị hóa không đồng đều giữa các vùng trong cả tỉnh, phân bố phân tán, tản mạn, đa phần là đô thị nhỏ, nửa đô thị, nửa nông thôn. Sự rãi đều của các đô thị nhỏ làm hạn chế khả năng đầu tư và phát triển kinh tế, dẫn đến việc nông thôn hóa đô thị, đô thị không đủ sức phát triển. 2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc phát triển kinh tế- xã hội: - Tác động tích cực: Các đô thị của Cao Bằng với chức năng tổng hợp, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa học- kĩ thuật đã tạo động lực phát triển cho địa phương. Các đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc tạo ra thị trường tiêu thụ lớn và lực lượng lao động dồi dào có kĩ thuật cao. Các đô thị có sức hút đầu tư lớn cho cơ sở vật chất kĩ thuật. Các đô thị có khả năng tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho địa phương và cả nước. - Tác động tiêu cực: Ô nhiễm môi trường (khí thải công nghiệp, không khí, tiếng ồn). An ninh trật tự không được đảm bảo, tệ nạn xã hội phát sinh, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trở nên bức xúc. - Trong quá trình đô thị hóa cần chú ý: Phát triển mạnh mạng lưới đô thị, chú trọng đến các đô thị là trung tâm phát triển vùng. Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn, rút ngắn khoản cách giữa thành thị và nông thôn. Sự gia tăng dân số và lao động ở thành thị phải đi đôi với vấn đề việc làm và phát triển cơ sở vật chất hạ tầng đô thị. Quy hoạch đô thị phải hoàn chỉnh, đồng bộ, đảm bảo có đô thị lành mạnh, trong sạch. Dân số đã là đang là vấn đề quan tâm hàng đầu ở Việt Nam nói chung và ở Cao Bằng nói riêng. Các vấn đề về dân số có ảnh hưởng sâu sắc và rõ rệt đến tình hình phát triển kinh tế- xã hội của Cao Bằng. Bên cạnh sự gia tăng dân số nhanh, sự phân bố dân cư không hợp lý thì các vấn đề về đô thị hóa tự phát, chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, việc làm còn là vấn đề gay gắt...đã có những tác động tiêu cực, gây cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội của Cao Bằng. Chuyên đề địa lý dân cư Cao Bằng với 3 nội dung cơ bản đã được trình bày: Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư, lao động và việc làm và đô thị hóa. Đây là những nội dung quan trọng trang bị cho các bạn đầy đủ kiến thức về địa lý dân cư Địa phương làm cơ sở để vận dụng tốt trong quá trình học tập Địa lí đạt hiệu quả, đồng thời hình thành được thái độ và hành vi đúng đắn về vấn đề dân số của đất nước cũng như của Cao Bằng hiện nay.Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề chúng tôi đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp của các bạn gửi về nhóm thực hiện chuyên đề theo địa chỉ HienCsk9@gmail.com. Xin cảm ơn!!!!!! J J J Nhóm thực hiện chuyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyenn_de_dia_li_dan_cu_cao_bang_1609.doc
Luận văn liên quan