Chuyên đề Vận hành kinh tế lò hơi

Để điều khiển thay đổi hoặc đóng mở các thiết bị, thì nhấn chuột vào các vị trí các phím tương ứng trên màn hình trong cửa sổ sơ đồ công nghệ của CFBC. Các thao tác này phải tuân thủ theo trình tự của các thao tác vận hành lò như hướng dẫn ở trên. Thiết bị CFBC được kết nối trực tiếp với hệ thống các tủ điện cung cấp cho từng khu vực và thiết bị của lò. Với những lò hơi tầng sôi tuần hoàn công suất nhỏ, không trang bị được thiết bị CFBC thì toàn bộ thao tác điều khiển hoạt động lò được thao tác trực tiếp trên hệ thống các tủ cấp điện này. Hệ thống các tủ điện có thể được bố trí như sau.

docx25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6495 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận hành kinh tế lò hơi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo chuyên đề Vận hành kinh tế lò hơi MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Lò hơi ghi xích……………………………………………………………………..5 Hình 1.2: lò hơi kiểu than phun ……………………………………………………………. 6 Hình 1.3: Cấu tạo lò hơi trục lưu………………………………………………………8 Hình 1.4: lò hơi tuần hoàn…………………………………………………………………... 9 Hình 1.5: Lò hơi đốt thủ công……………………………………………………………... 10 MỞ ĐẦU Nhu cầu về năng lượng trong sản xuất cũng như trong đời sống là rất lớn và đang ngày càng tăng, trong đó nhiệt năng chiếm tỉ trọng chủ yếu. Trong quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng dưới dạng nhiệt năng thì việc sinh hơi và đưa đến nơi tiêu thụ có một vai trò quan trọng. Cùng với quá trình đó, hàng triệu lò hơi với hàng trăm kiểu dáng và quy mô khác nhau đã được nghiênn cứu cũng như đưa vào sử dụng trong thực tế. Và cùng với hàng loạt chủng loại lò hơi như vậy thì cũng đưa ra vấn đề làm sao để vận hành mỗi loại lò một cách kinh tế cũng như an toàn, hiệu quả nhất. Là người sinh viên khoa quản lý năng lượng, việc học và nắm rõ về lò hơi lại càng quan trọng. Sau thời gian học tập môn “ Vận hành kinh tế lò hơi” cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Ngô Tuấn Kiệt , được phân công tìm hiểu về “ Lò hơi tầng sôi tuần hoàn” chúng em đã nỗ lực học tập, tìm hiểu và đưa ra những hiểu biết của mình về nguyên lý cũng như cách vận hành loại lò hơi này trong báo cáo tổng kết. Thông qua bản báo cáo chúng em hi vọng người đọc người nghe nắm được những điều cơ bản nhất về việc làm sao để khởi động, vận hành, dừng lò, bảo dưỡng, .. một cách an toàn và kinh tế mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh. Do phạm vi hạn chế về dung lượng, thời gian thực hiện, kiến thức và kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cùng người đọc để bản báo cáo có thể hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! PHẦN MỘT: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LÒ HƠI. KIẾN THỨC CHUNG VỀ LÒ HƠI. Khái niệm lò hơi. Lò hơi là thiết bị tạo ra hơi nước bão hòa hoặc hơi nước quá nhiệt. Hơi nướcquá nhiệt dùng để làm nguồn năng lượng cung cấp cho các thiết bị quay (rotatedevice) tại các nhà máy sản xuất công nghiệp như turbine truyền động bơm hoặc máy nén...hay dẫn động các turbine để quay các máy phát điện. Bên cạnh việc tạo ra động năng, hơi nước quá nhiệt này còn có thể sử dụng trong một vài ứng dụngkhác như làm khô sản phẩm hay gia nhiệt chất xúc tác…. Cấu tạo chung của lò hơi: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và đốt cháy nhiên liệu: Trong lò hơi thủ công, gồm có cửa cấp nhiên liệu, ghi lò, buồng lửa; trong lò ghi xích gồm có phễu than, ghi xích, buồng lửa; trong lò hơi đốt than phun gồm có hệ thống chế biến và cấp than, vòi phun nhiên liệu và buồng lửa. Hệ thống cung cấp không khí và sản phẩm cháy: bao gồm cửa gió, quạt gió, ống khói, quạt khói, nhiều trường hợp còn có bộ sấy không khí, hộp tro xỉ, đôi khi còn có bộ khử bụi để giảm mài mòn cánh quạt khói và đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. Hệ thống cấp nước: gồm bơm nước cấp đủ lưu lượng và áp suất nước cho lò hơi, nhiều khi còn có bộ phận hâm nước để gia nhiệt nước trước khi đưa vào. Hệ thống sản xuất nước nóng, hơi bão hòa hoặc hơi quá nhiệt: thỏa mãn yêu cầu của hộ sử dụng, thường bao gồm các loại bề mặt truyền nhiệt như dàn ống nước lên, dàn phestôn, dàn ống nước xuống, ống góp dưới, ba lông và bộ quá nhiệt, nếu sản xuất hơi quá nhiệt, bộ quá nhiệt trung gian ở các lò hơi nhà máy nhiệt điện. Phân loại lò hơi. Tùy theo mục đích sử dụng mà cấu tạo lò hơi có thể rất khác nhau. Vì vậy, việc phân loại chúng cũng rất khác nhau. Theo chế độ đốt nhiên liệu trong buồng lửa có các loại : lò ghi gồm lò ghi thủ công ( ghi cố định ), lò ghi nửa cơ khí và lò ghi cơ khí, lò phun đốt với nhiên liệu lỏng hay khí, đốt bột than, thải xỉ lỏng hay thải xỉ khô,… Theo chế độ tuần hoàn của nước gồm các loại : tuần hoàn tự nhiên, tuần hoàn cưỡng bức, đối lưu tự nhiên. Theo lịch sử phát triển lò có các loại : kiểu bình, ống lò, ống lửa, ống nước. Theo thông số hay công suất của lò có lò hơi công suất thấp, trung bình, cao, siêu cao,… Theo công dụng có lò hơi tĩnh tại, lò hơi nửa di động và di động, lò hơi công nghiệp, lò hơi cho phát điện. Những phương pháp phân loại lò hơi như trên chỉ thể hiện một vài đặc tính nào đó của lò hơi, vì vậy trong thực tế khi gọi tên lò hơi, người ta thường kết hợp nhiều kiểu phân loại, ví dụ như : lò đốt than phun có bao hơi, lò ghi cố định ống nước nằm nghiêng,…. Nguyên lý cấu tạo và làm việc của các dạng lò hơi. Lò hơi công nghiệp loại ghi xích. Hình 1.1: Lò hơi ghi xích. Thuộc loại lò hơi công suất nhỏ hoặc trung bình. Cấu tạo gồm: trống (1), van hơi chính (2), đường cấp nước (3), ghi lò dạng xích (4), buồng lửa (5), hộp tro xỉ (6), hộp gió (7) cấp gió cấp 1 qua ghi cho lớp nhiên liệu trên ghi, phễu than (8), ống khói (9), bộ sấy không khí (10), quạt (11), quạt khói (12), bộ hâm nước (13), dàn ống nước xuống (14), ống góp dưới (15), dàn ống nước lên (16), dãy phestôn (17) và bộ quá nhiệt (18). Nguyên lý làm việc của lò hơi ghi xích: Than từ phễu cấp than được rót lên ghi với một chiều dày được điều chỉnh sẵn và chuyển động cùng ghi vào buồng lửa; Tại đây nhiên liệu nhận được nhiệt bức xạ từ ngọn lửa, vách tường, cuốn lò. Nhiên liệu được sấy nóng, khô dần và chất bốc thoát. Chất bốc và cốc cháy tạo thành tro xỉ và được gạt xỉ thải ra ngoài. Chiều dày lớp nhiên liệu trên mặt ghi cũng được lựa chọn hợp ly cho mỗi loại nhiên liệu. Ví dụ: Than cám antraxit, than đá: 150-200 mm; than nâu 200-300 mm; than bùn 700-1000 mm; củi gỗ 400-600 mm; Không khí cấp vào buồng lửa thường chia thành gió cấp 1 cấp từ dưới ghi lên và gió cấp 2 cấp phía trên lớp nhiên liệu. Tỷ lệ giữa gió cấp 1 và cấp 2 cũng được tính toán lựa chọn phù hợp. Thông thường gió cấp 2 chiểm khoảng 8-15%; Tốc độ gió cấp 2 ra khỏi vòi phun thường khá cao từ 50-80 m/s. Ưu nhược điểm của buồng lửa lò ghi xích: Cơ khí hóa được quá trình cấp nhiên liệu và thải tro xỉ, nên vận hành nhẹ nhàng; Hiệu suất lò cao hơn do có thể tổ chức tốt hơn quá trình cháy (phân bố không khí phù hợp với quá trình cháy, lò vận hành ổn định, tin cậy; Ghi lò được làm mát khi ghi ở mặt dưới nên tuổi thọ được nâng lên; Công suất vẫn hạn chế (dưới 100 T/h); quán tính nhiệt lớn không điều chỉnh; Yêu cầu về nhiên liệu cao, đặc biệt là độ ẩm không được vượt quá 20%, độ tro cũng không được vượt quá 20-25%, nhiệt độ nóng chảy của tro xỉ cũng không được quá thấp. Nếu thấp hơn 1.200OC tro xỉ nóng chảy sẽ bọc các hạt than chưa cháy. Kích cỡ hạt cũng đòi hỏi cao, không được quá lớn hoặc quá nhỏ; Lò hơi đốt than phun có bao hơi. Hình 1.2: lò hơi kiểu than phun. Đây là loại nồi hơi có thể dùng nhiên liệu lỏng (mazút), nhiên liệu khí (khí thiên nhiên, khí lò cốc,...) nhiên liệu rắn đã nghiền thành bột. Lò hơi đốt phun gồm các bộ phận: trống (1), van hơi chính (2), đường nước cấp (3), vòi phun (4), buồng lửa (5), phễu tro lạnh (6) dùng làm nguội các hạt tro xỉ khi thải ra ngoài trường hợp thải xỉ khô, giếng xỉ (7), bơm nước cấp (8), ống khói (9), bộ sấy không khí (10), quạt gió (11), bộ hâm nước (13), dàn ống nước xuống (14), dàn ống nước lên (15), dãy phestôn (17), bộ quá nhiệt (18) Nguyên lý làm việc của buồng lửa lò hơi than phun: Than bột với kích thước khoảng 40 μm (đường kính các hạt dưới 90 μm chiếm 80-90%) được phun vào buồng lửa bằng gió cấp 1 qua các vòi phun với tốc độ từ 12-26m/s. Bột than được nhận nhiệt và tiếp xúc với không khí đã được sấy nóng thoát chất bốc và cháy. Không khí cấp vào lò gồm gió cấp 1, cấp 2 và có thể có gió cấp 3 (hỗn hợp của không khí với bột than sau hệ thống nghiền than); Tùy theo loại nhiên liệu người ta lựa chọn tỷ lệ giữa các loại gió cấp 1 và 2; Ví dụ: gió cấp 1 có thể chiếm khoảng 11-45% và được sấy nóng đến nhiệt độ từ 100-400OC; Gió cấp 2 thổi vào lò với tốc độ 18-32 m/s; Gió cấp 3 thường chiếm khoảng 10% và thổi vào lò với tốc độ cao hơn (thường từ 30-60m/s); Nhiệt độ gió cấp 1 có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình cháy. Thực nghiệm cho thấy không khí sấy đến 900OC thì khi tiếp xúc với bột than sẽ bén lửa và cháy ngay, ở 700OC sẽ bốc cháy sau 0,4s và ở 100OC bốc cháy sau 1,6 s. Khi cháy nhiệt sinh ra trong buồng lửa. Do quá trình trao đổi nhiệt hệ thống ống sinh hơi ở vách lò nên nhiệt độ giảm đi nên nhiệt độ trong buồng lửa không đều. Tại trung tâm nhiệt độ cao nhất có thể đạt tới 1500-1600OC hoặc cao hơn; Càng gần dàn ống nhiệt độ càng giảm; Quá trình cháy của nhiên liệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tính chất của nhiên liệu, nồng độ bột than, nhiệt độ và tốc độ của hỗn hợp bột than và không khí, nhiệt độ không khí v.v… Nồng độ bột than được lựa chọn thích hợp cho từng loại than. Nồng độ này thường nằm trong khoảng 400-500 g/m3; Nhiệt độ hỗn hợp không khí và bột than càng cao quá trình cháy sẽ xảy ra nhanh, hiệu suất cháy nâng lên, song cần tránh hiện tượng tự bốc cháy trong ống dẫn nhiên liệu. Vì vậy giới hạn trên của nhiệt độ này không quá 400OC; Ưu nhược điểm của lò than phun: Đây là loại lò tương đối hiện đại, công suất từ trung bình trở lên; Vận hành đòi hỏi kỹ thuật cao; Hiệu suất nhiệt cao, có thể đốt được nhiều loại nhiên liệu, kể cả loại có chất lượng tương đối thấp, Có thể tự động hóa và điều chỉnh linh hoạt; Nhược điểm Loại lò này là cồng kềnh do cần thêm các hệ thống phụ như hệ thống nghiền than, sấy than v.v… Quán tính nhiệt nhỏ, nên dễ bị tắt lò, vì vậy thường phải bố trí thêm các vòi phun dầu hỗ trợ, đặc biệt khi giảm phụ tải. Do nhiệt độ cháy trong buồng lửa lớn nên các khí phát thải có hai như NOx, SOx không thể hạn chế được; Lò đốt than phun trực lưu. Lò hơi trục lưu có môi chất chuyển động cưỡng bức. cấu tạo của lò hơi trục lưu được chỉ ở hình 1.5. Đặc điểm làm việc của nó là môi chất làm việc một chiều, từ lúc vào ở trạng thái nước cấp tới lúc ra ở trạng thái hơi quá nhiệt có thông số quy định. Lò hơi trục lưu ra đời vào năm 1925-1930. Hình 1.3: Cấu tạo lò hơi trục lưu 1-phần hấp thụ nhiệt bức xạ, 2- bộ quá nhiệt, 3-bộ hâm nước, 4-bộ sấy, 5- bộ lấy hơi ra, 6- khói thải Ưu điểm của lò hơi trục lưu là: Do không có bao hơi và rất ít ống góp nên tốn rất ít kim loại, khung lò và bảo ôn nhẹ nhàng thuận lợi hơn. Khắc phục được nhứng thiếu sót về tuần hoàn tự nhiên: như tốc độ tuần hoàn bé hay không có tuần hoàn. Cho phép tăng áp suất của hơi lên cao. Mặt khác, chỉ có lò hơi trục lưu mới sản xuất ra được hơi có áp suất tới hạn. Khuyết điểm lớn nhất của lò hơi trục lưu là đến nay vẫn chưa khắc phục được là yêu cầu cấp nước phải đặc biệt sạch. Hơn nữa lượng nước trong lò ít (không có bao hơi) nên lò hơi trục lưu thường chỉ dùng khi phụ tải thay đổi ít. Lò hơi tầng sôi tuần hoàn. Hình 1.4: lò hơi tuần hoàn. Nguyên lý làm việc của lò hơi tầng sôi tái tuần hoàn: Nhiên liệu sau khi sơ chế được đưa vào buồng lửa, gió cấp 1 được cấp vào từ phía dưới buồng đốt làm nhiệm vụ tạo lớp sôi. Gió cấp 2 được cấp vào buồng lửa ở một độ cao nhất định. Các hạt nhiên liệu chuyển động lên xuống trong buồng lửa và cháy. Khi cháy các hạt than nhẹ dần và bay theo khói ra khỏi buồng lửa. Khi vào bộ phận phân ly hạt than lắng lại và được đưa trở về buồng lửa tiếp tục quá trình cháy. Chu trình được lặp lại cho đến khi hạt than cháy kiệt. Để khử lưu huỳnh trong than người ta đưa thêm vào buồng lửa đá vôi. Lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình cháy nhiên liệu được cấp cho các dàn ống sinh hơi bố trí xung quanh buồng lửa, khói với nhiệt độ cao (800-900 OC) từ buồng lửa đi ra sẽ truyền nhiệt cho các bộ quá nhiệt, bộ hâm nước, bộ sấy không khí v.v..Khói thải ra khỏi lò hơi với nhiệt độ thấp (dưới 200 OC) được đưa qua hệ thống thiết bị khử bụi để lọc tro xỉ bay theo khói trước khi đi qua ống khói vào môi trường. Ưu điểm chính của lò hơi tầng sôi tuần hoàn: Có thể đốt kiệt nhiều loại nhiên liệu rắn có đặc tính khác nhau, kích thước tương đối thô (dưới 10 mm); Thường sử dụng đốt than chất lượng xấu; Nhiệt thế buồng lửa cao, cường độ truyền nhiệt lớn nên giảm được kích thước cũng như nguyên vật liệu; Có thể giảm được ô nhiễm môi trường do phát thải khí độc hại ít (NOx giảm trên 30% so với lò than phun, có thể khử được SOx khi đưa đá vôi vào buồng đốt; Nhược điểm: Vấn đề thải tro xỉ còn có những khó khăn, khó chủ động trong việc điều khiển quá trình tạo và thải xỉ, nếu thải tro thì làm tăng lượng bụi trong khói đòi hỏi phải nâng công suất thiết bị lọc bụi; Mài mòn bề mặt truyền nhiệt lớn cần có các giải pháp giảm thiểu; Gió cấp 1 có áp suất cao tiêu tốn nhiều năng lượng. Lò hơi đốt dầu, khí. Đây là loại lò hơi đơn giản gồm các bộ phận chính: Trống (bao hơi) (1) chứa nước hơi và cũng là bề mặt truyền nhiệt; van hơi chính (2) để điều chỉnh lượng hơi cung cấp. Van cấp nước (3) để cấp nước vào nồi hơi; (5) buồng lửa; ghi lò (4) cố định, đỡ nhiên liệu cháy, đồng thời có khe hở để không khí cấp từ (6) buồng cấp không khí và nhận tro, xỉ; cửa gió (7) và cửa cấp nhiên liệu (8); ống khói (9). Hình 1.5: Lò hơi đốt thủ công Nguyên ly làm việc của lò hơi với buồng lửa cố định: Than được đưa vào trên ghi gặp lớp nhiên liệu đang cháy sẽ nhận nhiệt và nhiệt độ tăng lên, nước trong nhiên liệu bay hơi, nhiên liệu khô dần. Tiếp theo là chất bốc thoát ra găp oxy trong không khí sẽ bốc cháy. Nhiên liệu khi đạt đến nhiệt độ cháy sẽ bốc cháy. Các loại than ít chất bốc (than gầy, than antraxit quá trình cháy chủ yếu diễn ra trên mặt ghi, các loại dễ cháy khác thì cháy trong buồng lửa. Để duy trì quá trình cháy người ta cấp không khí từ dưới ghi lên. Hiệu suất cháy của nhiên liệu phụ thuộc vào tỷ lệ giữa khí và nhiên liệu, chiều dày lớp nhiên liệu trên ghi. Chiều dày lớp nhiên liệu được lựa chọn theo loại nhiên liệu sử dụng. Theo kinh nghiệm thiết kế vận hành lò hơi dạng này thì than antraxit với kích thước hạt từ 2-5mm lớp than trên ghi cố định dày từ 60-120 mm; than don tối đa khoảng 200mm, than bùn khoảng từ 300-900mm, gỗ bã mía khoảng 600-1500mm; Ưu nhược điểm của buồng lửa ghi cố định: Cấu tạo rất đơn giản, không có các chi tiết chuyển động, nên rẻ tiền; Vận hành dễ dàng, đơn giản, luôn có lớp tro xỉ trên mặt ghi ngăn cách lớp than cháy nên ghi lò ít bị hư hỏng; Công suất bị hạn chế (nhỏ hơn 2 T/h); Hiệu suất thấp và khó nâng cao; Vận hành nặng nhọc. VẬN HÀNH LÒ HƠI. Khái niệm chung về vận hành. Vận hành lò hơi là công việc thao tác, điều khiển phức tạp theo đúng quy trình. Quy trình vận hành ghi rõ các thông số của hơi, nước, khói và không khí theo công suất định mức, công suất tối đa, tối thiểu, trung gian và độ lệch cho phép của các thông số đó. Nhiệm vụ của công việc vận hành lò hơi là đảm bảo sự làm việc tin cậy, an toàn của lò hơi trong thời gian dài với việc đạt được độ kinh tế cao nhất và thỏa mãn nhu cầu hộ tiêu thụ về lưu lượng, thông số hơi, lưu lượng, thông số nước nóng. Các công việc vận hành lò hơi bao gồm: - Chuẩn bị và khởi động lò; - Trông coi điều khiển và điều chỉnh lò hơi ở chế độ làm việc bình thường; - Ngừng lò, bảo quản và bảo dưỡng lò trong thời gian ngừng. Để đảm bảo lò hơi vận hành an toàn tin cậy với chỉ tiêu kinh tế cao cần phải xây dựng những quy trình vận hành hợp lí cho mỗi chế độ. Các chế độ vận hành lò hơi. Khởi động lò. Khởi động lò là chế độ vận hành đưa lò từ trạng thái nguội dần vào trạng thái hoạt động bình thường. Trước khi khởi động lò hơi, nhân viên vận hành cần có những thao tác chuẩn bị khởi động như: kiểm tra nguồn, kiểm tra nhiên liệu đầu vào, nước cấp, các van đóng cắt, dụng cụ đo, thiết bị phụ trợ…. Khi khởi động nhân viên vận hành lần lượt cấp điện cho lò, cấp nhiên liệu và nước vào lò, mở van xả khí, đóng van cấp hơi chính, mở quạt thông gió,…, nhóm lò, cấp không khí vào lò,…. Khi lò bắt đầu đạt các thông số áp suất, nhiệt độ yêu cầu thì đóng van xả khi, mở van cấp hơi,… Vận hành ổn định là chế độ mà giá trị của các thông số xác định trạng thái làm việc của lò hơi không thay đổi (lệch không nhiều so với giá trị trung bình) trong một thời gian dài. Trong chế độ làm việc ổn định thì quan hệ giữa các thông số ra và vào được thể hiện qua các đặc tính tĩnh. Trong chế độ này nhân viên vận hành phải thường xuyên theo dõi các chỉ số như thông số hơi, mức nước, áp suất…thông qua các thiết bị theo dõi, thiết bị đo. Chế độ làm việc thay đổi. Chế độ làm việc thay đổi là chế độ mà lò hơi vận hành với công suất hơi khác nhau theo yêu cầu phụ tải thay đổi bằng cách điều chỉnh lưu lượng hơi, điều chỉnh nhiên liệu, nước cấp. Sau đó, lò hơi lại quay lại chế độ vận hành ổn định theo các thông số đã thay đổi. Ngừng lò và ngừng lò khẩn cấp. Ngừng lò bình thường: là chế độ vận hành giảm dần các thông số cấp về mức 0. Các thông số thay đổi lần lượt theo thứ tự giảm nhiên liệu, không khí cấp, giảm lưu lượng nước cấp, giảm tải, đóng dần van cấp hơi. Khi đã giảm gần hết các thông số tiếp đến phải mở van xả khí, sau một thời gian, đóng van này lại và giảm dần tốc độ quạt hút khói. Ngừng lò khẩn cấp: là chế độ vận hành gặp các sự cố nghiêm trọng, buộc lò phải dừng gần như lập tức, tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Khi dừng lò khẩn cấp, nhân viên vận hành lần lượt bấm chuông báo động, ngưng hệ thống cấp nhiên liệu và quạt cấp gió đồng thời đóng van cấp hơi chính. Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật vận hành lò hơi. Chỉ tiêu kinh tế, gồm các chỉ tiêu về hiệu suất (brutto và netto), suất tiêu hao nhiên liệu quy ước để sản xuất ra 1 tấn hơi/giờ (hay 1 kg hơi/giờ); suất tiêu hao điện năng tính theo phần trăm so với lượng điện năng sản xuất ra). Các chỉ tiêu về công nghệ, thể hiện quan hệ hàm số của các quá trình 1àm việc xảy ra trong lò như hệ số không khí thừa, hàm lượng RO2 hay O2 trong khói, hàm lượng các vật chất cháy trong nhiên liệu, nhiệt độ khói thải v.v.... Các chỉ tiêu về chế độ 1àm việc, đặc trưng cho mức độ 1àm việc an toàn của 1ò, như số giờ làm việc trong một năm, số giờ trong một năm ở trạng thái dự phòng hay nghỉ để sửa chữa; số giờ sử dụng công suất đặt; hệ số sử dụng công suất (hệ số phụ tải) của thiết bị lò và phân xưởng lò. Chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh tất cả các chỉ tiêu vận hành trên về độ kinh tế, về an toàn vận hành, về các chỉ tiêu sử dụng công suất thiết bị, về chất lượng của công tác sửa chữa... là giá thành hơi sản xuất ra. Giá thành cố định (30%), giá thành biến đổi 70%. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong vận hành lò hơi. Giải pháp kỹ thuật và quản lý vận hành. Mục tiêu chủ yếu của các giải pháp quản l. kỹ thuật và tổ chức vận hành là đảm bảo cho các thiết bị công nghệ luôn ở trong trạng thải tốt nhất về kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu của nhà chế tạo, sẵn sang làm việc với độ ổn định và tin cậy cao. Các giải pháp chủ yếu là: Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ vận hành. Người vận hành phải nắm vững cơ sở l. thuyết và thực tiễn của các quá trình công nghệ phức tạp xay ra trong thiết bị và điều khiển thành thạo các hệ thống thiết bị đúng quy trình vận hành; Tổ chức kiểm tra giám sát các chỉ tiêu kỹ thuật vận hành kịp thời phát hiện những biến động và xác định nguyên nhân gây ra các biến động bất thường chỉ tiêu kỹ thuật thiết bị để có gải pháp khắc phục kịp thời; Xây dựng kế hoạch và đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc quy trình duy tu bảo dưỡng thiết bị công nghệ nhằm đảm bảo bảo tuổi thọ và hiệu suất của thiết bị công nghệ. Giải pháp kỹ thuật công nghệ chủ yếu. Hiệu suất lò và vận hành kinh tế. Hiệu suất lò và vận hành kinh tế Theo cân bằng thuận: Tỷ lệ % giữa nhiệt hữu ích/nhiệt đưa vào lò ηtho = 1/B[D(iq.nh - in.c) + Dq.nh.tg (ira q.nh.tg – ivao q.nh.tg) + Dnx(i’ - in.c)]/ BQttp Theo cân bằng nghịch: 1 – q2- q3 – q4 – q5 - q6) Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế vận hành lò hơi: Đảm bảo vận hành buồng đốt tối ưu: - Buồng lửa cần được vận hành sao cho quá trình cháy nhiên liệu xảy ra hoàn thiện nhất. Ngọn lửa nằm đúng giữa tâm buồng đốt và ở độ cao hợp lý nhất. - Các bề mặt truyền nhiệt sạch, hệ số trao đổi nhiệt cao; - Hệ số không khí thừa đảm bảo ở tỷ lệ tối ưu, độ lọt khí vào buồng đốt trong giới hạn cho phép; - Khống chế nhiệt độ khói ra khỏi buồng đốt trong giới hạn cho phép. Vận hành kinh tế bộ quá nhiệt, bộ hâm nước, bộ sấy không khí: - Bộ quá nhiệt làm việc ở chế độ khắc nghiệt (nhiệt độ hơi nước bên trong cao, nhiệt độ khói bên ngoài lớn) nên dễ xảy ra sự cố khi vận hành. Cần duy trì nhiệt độ vách ống bộ quá nhiệt không lớn hơn giới hạn cho phép. Việc kiểm tra thường thực hiện thong qua các điểm đo nhiệt độ hơi lắp sẵn trên một số vị trí của dàn ống bộ quá nhiệt. Đảm bảo hệ thống điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt hoạt động ổn định tin cậy; - Bộ hâm nước và bộ sấy không khí: Các dàn ống làm việc ở điều kiện nhiệt độ thấp, cho nên nhiệt độ kim loại thấp ít nguy hiểm. Vấn đề quan trọng cần quan tâm là sự ăn mòn kim loại do gỉ và mài mòn bề mặt ống do bụi trong khói thải. Ngoài ra khi đốt nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn kim loại ở nhiệt độ thấp (đặc biệt bộ phận sấy không khí). Nhiệt độ khói thải luôn phải giữa cao hơn nhiệt độ điểm đọng sương khoảng 100C. Giảm tổn thất lò hơi. Giảm tổn thất do khói thải: - Giảm nhiệt độ khói ra khỏi buồng đốt (Ngăn ngừa đóng xỉ và bám bẩn bề mặt đốt; tăng quá trình trao đổi nhiệt, tổ chức quá trình cháy hợp lý, duy trì hệ số không khí thừa tối ưu…); - Giảm lọt khí vào buồng đốt. - Giảm nhiệt độ khói khải: Tăng cường trao đổi nhiệt trong đường khói ở các bộ ham nước, bộ sấy không khí; Giảm tổn thất do không cháy hết về hoá học Q3 (q3): - Q3 là tổn thất do các khí cháy còn lại như CO, CH4, H2, CnHn…trong khỏi thải đi ra khỏi lò hơi Q3 = VCOQCO + VH2QH2 + VCH4QCH4 Trong đó: VCO, VH2, VCH4 - thể tích khí cháy trong khỏi thải m3/kg m3/m3 QCO, QH2, QCH4 – Nhiệt lượng theo thể tích khí cháy MJ/m3 - Q3 phụ thuộc vào dạng nhiên liệu và phương pháp đốt. Khi phá vỡ chế độ vận hành buồng đốt (chế độ cháy không tốt) Q3 tăng nhiều; Giảm tổn thất do không cháy hết về cơ học Q4 (q4): - Q4 là tổn thất xuất hiện do một phần nhiên liệu đi vào buồng đốt nhưng không tham gia vào quá trình cháy và bị mang ra ngoài lò hơi; Nhiên liệu rắn không cháy hết về cơ học nằm trong tro bay, trong xỉ bị thải ra khỏi lò hơi. - Q4 phụ thuộc chất lượng nhiên liệu, cấu trúc thiết bị buồng đốt, vào độ mịn than bột đưa vào lò, vào vận hành vòi đốt, tổ chức chế độ cháy, đảm bảo hệ số không khí thừa hợp lý v.v… - Để giảm tổn thất cơ học cần đảm bảo chất lượng nhiên liệu gần đúng với chỉ tiêu thiết kế, đảm bảo độ mịn than bột theo tiêu chuẩn vận hành, tổ chức tốt quá trình cháy trong lò hơi. Tổn thất nhiệt do mất nhiệt ra môi trường xung quanh Q5 (q5): - Tổn thất Q5 xuất hiện do nhiệt độ các bề mặt lò hơi luôn cao hơn nhiệt độ môi trường - Để giảm Q5 cần giảm nhiệt độ bề mặt lò hơi (thường giữ không quá 550C. Giảm tổn thất do tro xỉ Q6 (q6): - Q6 là tổn thất do nhiệt vất l. của tro xỉ thải ra ngoài lò hơi. - Q6 phụ thuộc chất lượng nhiên liệu (độ tro trong nhiên liệu), phương pháp thải xỉ (khô, lỏng). Đối với nhiên liệu lỏng và khí do không có hàm lượng tro nên không có tổn thất này. - Để giảm tổn thất Q6 cần lựa chọn phương pháp thải xỉ hợp lý và sử dụng giải pháp thu hồi nhiệt từ tro xỉ thải ra ngoài. Giảm tổn thất nhiệt thải lò. - Để đảm bảo chất lượng hơi ở các lò hơi có bao hơi cần xả nước cặn. Tỷ lệ xả cặn phụ thuộc vào chất lượng nước nước cấp. - Để giảm tổn thất nhiệt do xả cặn cần chú . các yêu cầu sau: + Đảm bảo chất lượng nước cấp. Chất lượng cao, nồng độ muối giảm tỷ lệ xả giảm đi; + Lắp đặt hệ thống phân ly hơi nước và đảm bảo cho hệ thống này hoạt động tốt sẽ đảm bảo chất lượng hơi nước, giảm tỷ lệ xả. PHẦN HAI: CHUYÊN ĐỀ LÒ HƠI TẦNG SÔI TUẦN HOÀN. Trong phần này, nhóm sinh viên trình bày chi tiết về vận hành về một lò hơi tầng sôi tuần hoàn với công suất nhỏ 30 tấn/h. KHỞI ĐỘNG LÒ Kiểm tra và chuẩn bị. Kiểm tra. Hệ thống gió. Kiểm tra quạt hút và quạt cấp gió. + Khi quạt hút khói hoạt động bình thường, thì sau khi khởi động mới tiến hành kiểm tra thông đường ống khói. Mở dần đến tối đa cửa hút của quạt hút khói cần chú ý dòng điện của động cơ điện không được vượt quá định mức của nó, thời gian thông gió trong ống gió không được ít hơn 5’ + Nếu như quạt thổi gió bình thường, thì sau khi khởi động nên kiểm tra đóng cửa gió ở sau bộ gia nhiệt không khí. Sau đó từ từ mở cửa điều chỉnh gió trên quạt thổi gió. Khi mở nên chú ý dòng điện của động cơ điện. Sau khi hoàn tất công tác nên xem và kiểm tra bộ gia nhiệt gió, ống gió có rò rỉ gió chỗ nào không ? Kiểm tra xem cửa gió bên trong mương gió, mương khói có hoàn chỉnh chưa và xem cửa gió có hoạt động nhịp nhàng, chính xác, có đáp ứng kịp thời không. Kiểm tra hộc phân phối gió có vật lạ hay không, có bị rò rỉ không, ống xả tro phải sạch sẽ, cửa điều tiết tro phải đóng mở linh hoạt. Kiểm tra thông nghẹt béc phun gió. Hệ thống nước và hơi. Kiểm tra van an toàn trên balông lò hơi, trên bộ điều nhiệt nhiệt, trên bộ hâm nước, chú ý vị trí của cánh tay đòn van an toàn có chính xác không, đòn bẩy van an toàn phải hoạt động tự do, ống thoát hơi của van an toàn nên cố định thật tốt. Kiểm tra van xả nước, van cấp nước các ống góp và lò, bộ điều nhiệt, bộ hâm nước có đóng mở tốt không Kiểm tra mức nước ở ống thuỷ, kiểm tra toàn bộ van hơi có tốt không Kiểm tra tình trạng các hệ thống phụ kiện đường ống, nên điều chỉnh vị trí các thiết bị phụ kiện dưới đây + Tất cả các van cấp nước, xả nước, xả cặn đều đóng chặt + Tất cả các van xả gió đều mở + Nếu ống thuỷ đo mực nước ở trong trạng thái sử dụng tốt + Kiểm tra đồng hồ áp lực phải rõ, đồng thời chiếu sáng phải tốt, đồng hồ áp lực phải được kiểm định + Trước khi bơm nước vào lo, nên kiểm tra kỹ nắp lỗ kiểm tra và lỗ người chui Hệ thống cấp than, thải xỉ, khử bụi. Kiểm tra các hệ thống gồm cấp than, thải xỉ, khử bụi, đảm bảo các hệ thống này đã ở tình trạng sẵn sằng hoạt động. Buồng lò. Kiểm tra các bộ phận bề mặt trao đổi nhiệt, tường lò, nóc lò. Kiểm tra các bộ phận trên tường lò, làm kín tất cả các lỗ và khe hở trên tường lò. Chuẩn bị. Sau khi hoàn tất công tác kiểm tra trước khi đốt lò, có thể tiếp tục bơm nước vào lò. Nếu lò có trang bị bộ hâm nước, phải cho nước qua bộ hâm Không nên bơm nước vào lò nước một cách nhanh chóng, bơm nước vào lò một cách từ từ . Khi van xả gió tại bộ hâm nước có xuất hiện nước thì đóng chặt van này lại. Khi mực nước lò lên đến vị trí thấp nhất của ống thuỷ đo mực nước lò, thì duy trì mực nước không cho thay đổi. Nếu như trong lò đã có nước sẵn thì kiểm tra tính chính xác của kính thuỷ đo nước. Sau đó cho nước vào hoặc cho nước ra để điều chỉnh đến vị trí nước thấp nhất của ống thuỷ. Lò sau khi vào nước hoàn tất, tiến hành chuẩn bị đốt. + Chuẩn bị vật liệu mồi đốt : than củi + Chuẩn bị nhiên liệu đốt (than cám cỡ hạt từ 0 - 6mm) +Chuẩn bị vật liệu tầng sôi : độ dày ước tính 250 – 300mm Thử nghiệm lớp sôi ở trạng thái lạnh: + Mở cửa buồng lò phía đầu lò sàng 2.8 m, chạy quạt hút trước rồi chạy quạt thổi để kiểm tra tầng sôi. Ap lực buồng đốt trong quá trình thí nghiệm từ 0-2 mm cột nước. Ap lực hộc phân phối gió > 400 mm cột nước. Thử từng buồng một không thử hai buồng cùng lúc. + Cách kiểm tra kiểm tra đơn giản là: Khởi động quạt hút, mở cửa gió quạt hút chỉnh áp lực buồng hơi âm, nhỏ hơn 2mm cột nước; khởi động quạt thổi mở cửa gió quạt thổi để cho tầng vật liệu ở trạng thái sôi, sau đó lập tức đóng cửa gió, tầng nhiên liệu ngưng sôi và xẹp xuống có đều không ? Nếu không đều, kiểm tra lại cửa gió. Nếu gió được phân bố đồng đều trên tầng sôi, thử nghiệm làm nhiều lần. Nếu phát hiện nơi nào đó cục bộ sôi không bình thường thì điều chỉnh cửa gió, béc gió cục bộ. Phần tầng sôi bị nghẹt (khu chết) mở thêm cửa gió, béc gió lớn thêm, phần thổi xuyên đóng bớt cửa gió nhỏ đi. + Từ từ tăng độ mở cửa gió vào lò, quan sát tình hình sôi, nên xác định mức độ sôi trong lò khi thử lạnh, ghi lại để vận hành . Trạng thái lúc này là trở lực duy trì không thay đổi. Khi lượng gió tiếp tục tăng mà độ sụt áp tầng liệu giảm xuống, hạt than bị thổi bay lên , trạng thái sôi bị phá hoại. Khởi động lò. Làm sạch buồng đốt, nạp lớp xỉ tầng sôi. Cho than củi vào ô đầu tiên của buồng đốt và cửa lò. Đốt cháy than củi, khởi động quạt hút nhưng không mở cửa quạt, chờ than đỏ đều, đẩy dần than vào trong đồng thời cào đều lớp than trên bề mặt tầng sôi. Khi than củi đã cháy đủ và cào đều, mở quạt thổi và điều chỉnh tạo tầng sôi nhẹ, đảm bảo nhiệt độ buồng đốt tăng lên từ từ và duy trì trạng thái tầng sôi. Khi nhiệt độ buồng đốt tăng lên 300 – 350oC, dùng xẻng xúc than đá, cho một ít, dần dần vào lò. Khi nhiệt độ tăng lên 350 – 400oC mở máy nạp than và cấp than. Lượng than tăng dần đồng thời điều chỉnh lượng quạt thổi, quạt hút, duy trì trạng thái tầng sôi. Khi nhiệt độ buồng lò đã ổn định, mở van cấp gió hồi lưu từ từ. VẬN HÀNH LÒ HƠI Ở CHẾ ĐỘ ỔN ĐỊNH. Sau khi lò vận hành đã cháy, nên duy trì ổn định của nhiệt độ tầng sôi thường là 8500C -9500C. Việc khống chế nhiệt độ buồng đốt được điều khiển thông qua việc tăng giảm lượng than nạp vào lò (tác động chính), góc mở quạt hút, quạt thổi hoặc lượng xỉ thải. Áp lực tầng sôi cũng được duy trì khoảng 290mmH2O – 300 mmH2O. Để duy trì áp lực này thì cần dưạ vào góc mở cưả quạt thổi và việc xả xỉ để đảm bảo bề dày tầng sôi (tác động chính) cũng như việc điều chỉnh góc mở cưả quạt hút. Góc mở quạt hút cũng được điều chỉnh phù hợp, đảm bảo áp suất trong buồng lò hơi âm (-2 mmH2O) và nhiệt độ các vị trí là phù hợp. Theo dòng đi cuả khí cháy, nhiệt độ được giảm dần và khi ra đến cuối lò (sau bộ hâm gió) thì nhiệt độ còn khoảng 120oC Lưu ý bảo đảm độ dầy hoạt động của tầng sôi, định kỳ phải bỏ chất cặn bã (thải tro). Nguyên tắc xả tro là: thải nhiều lần, nên xả mỗi lần số lượng ít. Hiện nay, đang trang bị HT thải xỉ tự động theo chu trình. Thời gian và tốc độ thải xỉ cần được thử nghiệm và sét đặt cho phù hợp Trong quá trình vận hành, định kỳ cào bên trong lò để đảm bảo không có xỉ bị đóng trong lò, cũng như chú ý theo dõi mực nước tại balong bằng camera cũng như bộ đo mực chỉ thị bên trong nhà điều hành, că cứ số liệu cuả kiểm nghiệm để tiến hành xả cặn đáy lò … Trong khi vận hành, tuỳ theo sự cao thấp của phụ tải thì điều chỉnh độ dầy mỏng của tầng sôi, nên phối hợp tốt giữa cấp gió và cấp than. Tải cao tăng bề dầy và ngược lại. NGƯNG LÒ. Ngưng lò bình thường. Đóng cửa lấy mẫu. Ngưng cấp than, sau vài phút, đóng van hồi lưu nhiệt độ lò giảm khoảng 750oC thì nhưng quạt thổi sau đó ngưng quạt hút gió. Đóng van cô lập ống hơi chính, bơm nước vào lò đến độ cao cho phép. Mở nhỏ van cấp nước vào bộ điều nhiệt. Giảm áp lực hơi trong lò dần về 0 trong vòng vài giờ đồng hồ. Sau khi ngưng lò khoảng 4 tiếng nên đóng chặt cửa lò và van chặn khói để tránh bị lạnh lò. Nếu lò và ống hơi chính đã được cô lập, nhưng áp suất hơi trong lò vẫn tiếp tục tăng thì nên tăng mạnh xả hơi tại bộ điều nhiệt và châm thêm nước vào lò, đồng thời tiến hành xả chất cặn bã với số lượng ít, không nên để lò lạnh xuống quá nhanh. Thời gian ngưng lò 26 – 27 giờ, nhiệt độ xuống 200oC thì có thể mở cửa dẫn khói, thông gió tự nhiên, làm sạch tầng nhiên liệu và kiểm tra toàn bộ lò chuẩn bị đốt cho mở máy lần sau. Ngưng lò tạm thời. Ngừng lò tạm thời là một trạng thái dừng lò trong một thời gian ngắn theo lịch trình hoạt động dự kiến, duy trì được các thông số để có thể dễ dàng quay trở lại hoạt động khi muốn lên lửa lại. Khi ngưng lò tạm thời: Đóng van cấp gió hồi lưu. Điều chỉnh chế độ đốt <900oC. Ngưng cấp than. Khi nhiệt độ giảm 30 – 80oC ngưng quạt thổi, đóng kín cánh gió quạt thổi. Đóng kín cửa lò. Lên lửa sau khi ngừng lò tạm thời: Muốn tái khởi động lò phải đảm bảo nhiệt độ tầng nguyên liệu cũng như độ dày lớp xỉ tầng sôi. Mở cửa mương gió, chạy quạt thổi, tạo tầng sôi nhẹ. Mở máy cấp than, cho than cấp vào từ từ. Dần đưa lò vào trạng thái hoạt động ổn định Ngưng lò khẩn cấp. Một số trường hợp nên ngưng lò khẩn cấp. Lò thiếu nước nghiêm trọng, đóng van hơi của ống thuỷ đo mực nước lò mà không thấy mực nước lúc này phải cho nước vào lò ( Mạch điện sẽ tự động ngưng lò) Ong của lò hoặc các mối hàn bị nứt, hết biện pháp duy trì mực nước bình thường trong lò Bơm nước lò bị hư và không còn biện pháp cho nước vào Lò tường lò bị nứt quá lớn có hiện tượng đổ ngã nguy hiểm Tất cả các ống thuỷ đo mực nước bị hư, không có cách nào để nhìn mực nước Điện bị cắt, thời gian dài không thể khôi phục dẫn đến sự rắc rối nguy hiểm cho lò Thao tác ngừng lò khẩn cấp Lập tức ngưng cấp than, cấp gió và dẫn gió Khóa van hồi lưu Xả hết tầng nhiên liệu Đóng van hơi chính Tiếp tục cấp nước Mở van xả gió Mở cửa ống khói để thông gió tự nhiên. ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG LÒ. Để điều khiển lò một cách tự động hóa người ta đưa vào sử dụng thiết bị CFBC. Thiết bị CFBC được thiết kế trên cơ sở ứng dụng các thiết bị giám sát và điều khiển, bao gồm Máy tính trung tâm, tủ điều khiển PLC, các đầu cặp nhiệt đo nhiệt độ, đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo giáng áp và đồng hồ đo lưu lượng không khí. Trong quá trình vận hành lò, tất cả các thiết bị giám sát điều khiển đều ở trạng thái sẵn sàng và được kết nối đầy đủ theo yêu cầu của bài toán vận hành thử. Các van khóa đầu dò áp suất phải ở trạng mở thông với đồng hồ áp suất và hiệu áp. Các thông số quá trình được chỉ báo trên đồng hồ đo, đồng thời truyền về máy tính trum tâm để giám sát và lưu trữ. Trên màn hình giám sát thể hiện các loại cửa sổ chính sau: Cửa sổ thể hiện sơ đồ công nghệ của lò lớp sôi với các thông số quá trình; Cửa sổ thể hiện các thông số quá trình theo hình dáng mắt trước của bộ xử lý PLC trong tủ điều khiển; Của sổ thể hiện sự biến thiên theo thời gian thực của các thông số áp suất và hiệu áp; Cửa sổ thể hiện sự biến thiên theo thời gian thực của các thông số nhiệt độ; Cửa sổ thể hiện sự biến thiên theo thời gian thực của các thông số lưu lượng dòng khí; Để chuyển qua các cửa sổ trên, thì nhấn chuột vào các phím công cụ tương ứng, bố trí ở phía trên của màn hình. Để lưu trữ số liệu và đồ thị biến thiên, thì nhấn chuột vào phím tương ứng nằm phía dưới màn hình. Để điều khiển thay đổi hoặc đóng mở các thiết bị, thì nhấn chuột vào các vị trí các phím tương ứng trên màn hình trong cửa sổ sơ đồ công nghệ của CFBC. Các thao tác này phải tuân thủ theo trình tự của các thao tác vận hành lò như hướng dẫn ở trên. Thiết bị CFBC được kết nối trực tiếp với hệ thống các tủ điện cung cấp cho từng khu vực và thiết bị của lò. Với những lò hơi tầng sôi tuần hoàn công suất nhỏ, không trang bị được thiết bị CFBC thì toàn bộ thao tác điều khiển hoạt động lò được thao tác trực tiếp trên hệ thống các tủ cấp điện này. Hệ thống các tủ điện có thể được bố trí như sau. Tủ điện số 1: được bố trí tại nhà điều hành, đây là tủ điện lắp đặt các thiết bị để điều khiển cho các thiết bị của lò: Quạt hút, quạt thổi số 1, số 2, Gàu than tại lò, mâm nạp than lò số 2, motor điều khiển các cưả gió quạt hút, quạt thổi 1 và quạt thổi 2. Tủ điện này cũng dùng để cấp nguồn cho tủ điện dưới silo than, tủ điện cho biến tần điều khiển băng tải, vis tải, tủ điện cho hệ thống thải xỉ và tủ điện điều khiển motor máy nghiền. Tủ điện số 2: đây là tủ điện lắp đặt các thiết bị để điều khiển cho các thiết bị tiếp nạp than : băng tải và dàn gàu nạp than vào Silo, điều khiển bơm nước lọc bụi, bơm nước vào bể tro cũng như bơm giếng chìm, sàng than và quạt hút bụi tại khu vực này. Tủ điện này cũng cấp nguồn chiếu sáng cho hầm băng tải than, nhà tiếp nhận than và đáy silo. Tủ có thể đặt đáy silo. Tủ điện số 3: Tủ điện này dùng để điều khiển motor máy nghiền đặt dưới đáy silo Tủ điện số 4: Tủ này lắp các thiết bị để điều khiển HT vistải xỉ và băng tải cào xỉ than Tủ điện số 5: Tủ PLC, Tủ này được đặt trong nhà điều hành, chưá PLC và các relay liên quan để đo lường và điều khiển toàn bộ HT điện cuả lò hơi Tủ điện số 6: Đây là tủ điện giành riêng cho việc lắp biến tần, khởi động mềm,…cho hệ thống động cơ như vis tải, băng tải cào, các máy bơm… KẾT LUẬN Qua thời lượng ngắn ngủi của báo cáo tuy không thể truyền đạt hết những tìm hiểu, suy nghĩ của chúng em về môn học cũng như “Lò hơi tầng sôi tuần hoàn” nhưng chúng em hi vọng đã truyền tải được một phần nào đó về ý nghĩa và công việc thực tế trong “Vận hành kinh tế lò hơi” . Và cũng qua đó chúng em càng hiểu thêm sâu sắc về vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư vận hành trong thực tiễn. Đó là niềm tin để chúng em bước tới và cũng là sự nhắc nhở rằng chỉ có việc học tập thật tốt và nắm vững lý thuyết thì sau này mới có thể áp dụng thành thạo vào thực tế. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Ngô Tuấn Kiệt đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong quá trình hoàn thiện báo cáo. Trong bản báo cáo có thể còn nhiều điều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những sự góp ý, chỉ bảo của thầy cũng như người đọc người nghe để có thể hoàn thiện hơn nữa. Chúng em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình: Lò hơi tập 1 GS.tskh: Nguyễn sỹ Mão Giáo trình: Lò hơi tập 2 GS.tskh Nguyễn Sỹ Mão Công nghệ Lò và mạng nhiệt PSG.TS: Phạm Lê Dzần TS: Nguyễn Công Hân Slide môn vận hành kinh tế lò hơi - thầy Ngô Tuấn Kiệt Tài liệu Hướng dẫn vận hành lò hơi công ty cổ phần đường Biên Hòa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchuyen_de_lo_hoi_hoan_chinh_9839.docx