Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở xã Thủy Tân, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Phát huy tốt vai trò của các quý tín dụng nhân dân, của các đoàn thể thanh niên, phụ nữ của các hiệp hội: Nông dân, Cựu chiến binh, trong đó hỗ trợ sản xuất tạo công ăn việc làm, mặt khác phải phố hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các hiệp hội Tạo mọi điều kiện và môi trường pháp lý để tận dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn vay.  Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách chi cho mục tiêu phát triển kinh tế sẽ là đòn bẩy thay đổi nhanh chóng cục diện cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, tạo nên sức bật mới về kinh tế nguồn vốn.  Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp. 3.2.2. Giải pháp về thị trường Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, tất nhiên thị trường phải là yếu tố quyết định và quan trọng nhất. Vì vậy phải mở rộng và phát triển thị trường, đẩy nhanh việc têu thụ hàng hoá, nói tới thị trường là nói tới " đầu vào" và "đầu ra", nếu không giải quyết được "đầu ra" thì việc đầu tư cho "đầu vào" cũng không có ý nghĩa. Theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp của xã Thủy Tân các cây trồng, vật nuôi mang tĩnh sản xuất hàng hoá cao có sự gia tăng đáng kể, yêu cầu thị trường tiêu thụ nông sản của xã phải được mở rộng, do đó cần có giải pháp về thị trường, nhất là khi các loại sản phẩm hàng hoá đi vào sản xuất ổn định, đạt sản lượng quy hoạch, nếu không giải quyết được thị trường tiêu thụ dẫn đến sản xuất không có hiệu quả, lúc này giải pháp về thị trường lại càng trở nên cấp thiết hơn. Để thực hiện được giải pháp về thị trường đối với điều kiện cụ thể của xã Thủy Tân cần phải:  Nhà nước thông qua các cơ chế của mình để tổ chức tốt các thông tin về thị trường, nhất là khâu dự báo cung cầu thị trường, khối thông tin này đối với người sản xuất thông qua nhiều kênh, trong đó có hệ thống khuyến nông là một hệ thống đáng khuýến khích, mặt khác đưa ra những thông tin về thị trường, tập quán, sở thích của

pdf51 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở xã Thủy Tân, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ngành, những vùng có lợi thế. Như vậy, chúng ta thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiêp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, hơn nữa các nhân tố đó lại tác động hiệu ứng và thay đổi thường xuyên. Nếu không nhận thức đúng đắn các nhân tố trên thì sẽ sa vào chủ quan, duy ý trí mà ta đã gặp phải trước đây. 1.1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp  Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Có rất nhiều chỉ tiêu để phản ánh cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành, vùng, thành phần kinh tế. Ngoài ra để phản ánh cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần sử dụng các chỉ tiêu sau: - Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, vùng, thành phần kinh tế. - Cơ cấu diện tích theo ngành, vùng, thành phần kinh tế. - Cơ cấu lao động theo ngành, vùng, thành phần kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là thay đổi các tỷ lệ trên đây để tạo ra một cơ cấu hợp lý hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao, một cơ cấu hợp lý sẽ tạo đà cho nông nghiệp phát triển an toàn, một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.  Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chỉ thu được sau quá trình chuyển dịch cơ cấu đạt hiệu quả, kết quả đó được thể hiện qua một số mặt như: Thu nhập quốc dân trên một đơn vị diện tích, nhịp độ tăng trưởng kinh tế, phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó còn một số mặt phản ánh kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như: Giá thành sản phẩm, năng suất cây trồng vật nuôi, giải quyết việc làm... 1.2. Cơ sở thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam Với khoảng 70 % dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nền kinh tế Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua (1986-2010) đã đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng các loại nông sản đều tăng, nổi bật nhất là sản lượng lương thực đều tăng với tốc độ cao từ năm 1989 đến nay. Năm 1989 là năm đầu Đại họ K n h tế Hu ế 17 tiên sản lượng lương thực vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Từ một nước thường xuyên thiếu và đói, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực của nước ngoài, GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 3,3%; thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cải thiện hơn, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,5% năm; bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh; trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật của nhiều nông dân được nâng lên cao hơn trước. Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2010 đạt 19,15 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2009, vượt 77,3% so với mục tiêu Đại hội Đảng X đề ra (10,8 tỷ USD), tăng bình quân 17,55% trong giai đoạn 2006 - 2010. Xuất khẩu các mặt hàng chính ước 9,95 tỷ USD, thủy sản 4,94 tỷ USD, lâm sản và đồ gỗ 3,63 tỷ USD. Nhờ có những thành tựu, kết quả đó, nông nghiệp không chỉ đã góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị - xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà nông nghiệp đã ngày càng tạo ra nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích cực vào sự đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong những năm qua. Đạt những thành tựu về kinh tế nông nghiệp trên, đó là do Đảng và nhà nước ta đã xác định đúng đắn con đường phát triển nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý. Những năm qua, để tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thuận lợi và nâng cao đời sống của cac hộ nông dân. Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách đầu tư vốn phát triển ngành nghề và dịch vụ nông thôn, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển sản xuất và các chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, thực hiện chuyển giao công nghệ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao dân trí và đời sống trong nông thôn. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đời sống ở nông thôn. Đồng thời để tạo điều kiện cho việc thực hiện chuyên môn hoá thâm canh cao trong sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cũng đã có chính sách ruộng đất đảm bảo cho nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển và đảm bảo tiêu thụ sản phẩm, chính sách Đại học Kin h tế Hu ế 18 đầu tư hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của người lao động và chính sách hỗ trợ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đảng và Nhà nước cũng có chủ trương đẩy mạnh việc đưa công nghệ sinh học vào sản xuất đặc biệt là việc sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao và chất lượng cao nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và giá trị sản lượng hàng hoá cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có nhiều bước tiến bộ, đi đúng hướng, đã khai thác được lợi thế cây, con và vùng lãnh thổ, góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cho đến nay, cây lương thực – trước hết là lúa, vẫn chiếm phần lớn diện tích gieo trồng, các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng ở trong tình trạng chậm thay đổi, trừ một số địa phương vùng đồng bằng, hầu hết kinh tế nông nghiệp của các tỉnh vẫn thuần nông. - Chuyển dịch cơ cấu vẫn mang nhiều yếu tố tự phát và theo phong trào. Tuy những năm gần đây, tình trạng trên đã được khắc phục dần nhưng tình trạng sản xuất theo chiến dịch, đơn giản hoá các quan hệ kinh tế vẫn diễn ra. - Các ngành phục vụ nông nghiệp như công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến nông sản, thương mại, dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới và thiếu liên kết chặt chẽ với nông nghiệp, nông dân. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm, hiệu quả thấp ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nông nghiệp gây ách tắc cho việc tích tụ ruộng đất, chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá hiện đại. - Tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn thấp. Đại học Ki h tế Hu ế 19 Như vậy xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới là giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. + Trong nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi, phát triển ngành chăn nuôi cân đối với ngành trồng trọt. Đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, năng cao giá trị sản phẩm hàng hóa ngành chăn nuôi. Ngành trồng trọt chú ý phát triển sản xuất lương thực ở những vùng trọng điểm trên cơ sở thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển mạnh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và cây rau đậu có hiệu quả kinh tế cao. + Xây dựng ngành thủy sản thành một ngành mũi nhọn, phát triển nuôi trồng, đánh bắt, bảo quản, chế biến đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. + Đối với lâm nghiệp, phát triển nghề rừng gắn với ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện khai thác, chăm sóc và cải tạo rừng có hiệu quả. 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế Thành tựu phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất giống, cây trồng, tạo lợi thế cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Rõ nét nhất là diện tích sản xuất không tăng, có khi lại có xu hướng giảm, nhưng bù lại, giá trị sản xuất nông nghiệp đều tăng cao qua hàng năm. Để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định, biện pháp hiện nay của Thừa Thiên Huế là nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch, ổn định diện tích gieo trồng lúa nước có năng suất hiệu quả cao, hạn chế tới mức thấp nhất việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước sang xây dựng khu công nghiệp hoặc khu đô thị. Tỉnh chuyển dịch mạnh mẽ, cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi và nguồn lao động nông thôn. Trong thời kỳ 2000 – 2005 và 2005 – 2009 chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh có những chuyển biến. Trong giai đoạn 2000 – 2005 tỷ trọng ngành thủy sản tăng lên nhanh chóng từ 18,91% năm 2000 lên 23,32% năm 2005, tỷ lệ nông nghiệp giảm từ 70,63% xuống còn 67,92%. Ngược lại, thòi kỳ 2005 – 2009 tỷ trọng nông nghiệp tăng từ 67,92% lên 77,98%, còn thủy sản giảm từ 20,3% còn 16,25%. Đối Đại học Kin h tế H ế 20 với ngành lâm nghiệp, tỷ trọng trong cơ cấu giảm từ 10,46% năm 2000 còn 5,77 % năm 2009. Định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2010 – 2015 sẽ tăng tỷ trọng ngành thủy sản, phát huy lợi thế của vùng. Trong ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng chăn nuôi, nâng cao giá trị của cây công nghiệp. Đại học Kin h tế Hu ế 21 Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở XÃ THỦY TÂN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Thủy Tân 2.1.1. Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý của xã. Xã Thủy Tân nằm phía nam của Thị xã Hương Thủy, cách thành phố Huế 17km về phía Nam. - Phía Bắc giáp xã Thủy Lương. - Phía Nam giáp xã Thủy Phù. - Phía Đông giáp xã Phú Đa, huyện Phú Vang. - Phía Tây giáp Thị trấn Phú Bài  Địa hình và đất đai thổ nhưỡng Diện tích tự nhiên của xã Thủy Tân là 779,70 ha. Trong đó: + Đất nông nghiệp: 487,970 ha + Đất phi nông nghiệp: 243,04ha + Đất chưa sử dụng: 48,72ha Do cấu trúc địa hình nên địa hình xã Thủy Tân chia làm hai loại chính: + Vùng trũng chủ yếu là đất pha thịt nặng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp + Vùng đồng bằng chia làm hai loại chính:  Đất cát pha thịt  Đất sét pha thịt Hai loại đất này phù hợp cho quy hoạch để trồng các loại khoai và đậu.  Khí hậu và thời tiết Xã Thủy Tân có đặc điểm chung của khí hậu Thừa Thiên Huế, với những đặc điểm sau: + Nhiệt độ trung bình năm 24 - 250C. Nhiệt độ trung bình của các tháng mùa khô là 27-29oC, các tháng mùa mưa 20 - 220C. Đại học Kin h tế Hu ế 22 + Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình 2500mm. Mưa tập trung vào 3 tháng là 10, 11, 12; lượng mưa chiếm 50% tổng lượng mưa trong năm. Số ngày nắng trong năm khoảng 150 ngày. + Độ ẩm bình quân 85%, độ ẩm cao nhất 90%, thấp nhất 70%.  Nguồn nước Xã Thủy Tân là vùng trũng, có con sông Đại Giang chảy qua. Đây là lợi thế cho phát triển nuôi trồng thủy sản. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội  Dân số và lao động Dân số xã Thủy Tân năm 2010 là 4665 người, trong đó số lượng lao động là 2623 lao động. Nhìn chung trong giai đoạn 2007 – 2010 dân số xã tăng, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên có xu hướng giảm. Số lượng lao động của năm sau tăng hơn so với năm trước. Với số lượng lao động tăng này sẽ đáp ứng nhu cầu lao động phục vụ sản xuất các ngành nghề trong đó có sản xuất nông nghiệp của xã Thủy Tân. Bảng 1: Dân số và lao động xã Thủy Tân giai đoạn 2007 - 2010 Năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dân số 4353 4561 4637 4665 Lao động 1897 2185 2345 2623 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên(%) 1,3 0,84 1,1 0,79 (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Thủy Tân )  Cơ sở hạ tầng  Giao thông: - Hiện hệ thống giao thông của xã (đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, đường chinh nội đồng) là 21,6km. - Đường giao thông đã cứng hóa hoặc nhựa hóa 12,65km. - Đường xe cơ giới có thể đi thuận tiện 0,7km. - Đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa 8,25km Đại học Kin h tế Huế 23  Thủy lợi: - Số trạm bơm là 5. Trong đó, số trạm bơm đáp ứng yêu cầu là 2. - Số km kênh mương hiện có là 15km, trong đó đã kiên cố hóa 8,2 km - Số cống hiện có 12. Trong đó, só cống đáp ứng yêu cầu là 6.  Điện: - Xã Thủy Tân được sử dụng điện ánh sáng sinh hoạt nguồn trạm trực tiếp từ trạm trung gian 35Kv Phú Bài. - Số km đường dây hạ thế 10,546km. Số hộ dung điên là 100%. Mức độ đáp ứng cho yêu cầu về điện cho sản xuất là 100%.  Trường học - Xã có hệ thống trường học mầm non, tiêu học, trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhân dân trong xã.  Bưu điện - Số hộ dung điện thoại cố định là 896 hộ. Nhìn chung, mạng lưới thông tin liên lạc của xã phát triển khá nên nhân dân có điều kiện tiếp cận cá thông tin kinh tế xã hội.  Y tế - Xã có trạm Y tế đạt chuẩn. Tỷ lệ người tham gia cá hình thức bảo hiểm y tế là 75,8%  Kinh tế - văn hoá - xã hội  Kinh tế - Xã Thủy Tân phát triển kinh tế trên các ngành như: nông nghiêp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. - Tổng thu nhập đầu người/ năm 5.007.000VNĐ - Tỷ lệ hộ nghèo 6,27%.  Văn hóa – giáo dục - Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa là 100%. - Phổ cập giáo dục trung học đạt 80,22% - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 80,4% Đại ọc Kin h tế Hu ế 24 2.1.3. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã  Thuận lợi - Xã Thủy Tân có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhằm thức đẩy hoạt động sản xuất của nhân dân trong xã. - Đất nông nghiệp có chất lượng tốt phù hợp với đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng - Xã đã có những tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các trương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ dịch bênh cho cây trồng vật nuôi. - Có nguồn lao động đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông lâm ngư. Phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương.  Khó khăn Xã Thủy Tân là một xã đồng bằng, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông, trình độ dân trí thấp, kinh tế của nhân dân còn những khó khăn nhất định. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, chưa có mô hình làm ăn có hiệu quả để nhân rộng. 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở xã Thủy Tân 2.2.1. Thực trạng cơ cấu kinh tế Trong những năm qua, kinh tế của xã Thủy Tân đã đạt được những thành tựu nổi bật. Nền kinh tế phát triển khá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Công nghiệp và dịch vụ - thương mại cũng được đẩy mạnh phát triển. Qua bảng 2 ta thấy, trong giai đoạn 2007 – 2010 nền kinh tế xã có tốc độ phát triển khá. Cơ cấu kinh tế có những bước chuyển dịch tích cực giữa các ngành. Giá trị sản xuất của các ngành đều tăng. Tỷ trọng công nghiêp – xây dưng cơ bản và thương mại dịch vụ tăng dần, nông nghiệp có giảm dần. Xét về nhóm ngành nông – lâm – ngư, giai đoạn 2007 – 2010 giá trị sản xuất tăng. Cụ thể, năm 2007 giá trị sản xuất là 14.697 triệu đồng đến năm 2010 tăng lên là Đại họ Kin h tế Hu ế 25 24.609 triệu đồng. Tỷ trọng năm 2008 chiếm 81,40% và giảm xuống 76,77% năm 2010. Công nghiệp và xây dựng cơ bản có giá trị sản xuất và tỷ trọng thay đổi. Năm 2007 có giá trị sản xuất là 2.208 triệu đồng chiếm 10,56% đến năm 2010 là 3.626 triệu đồng chiếm 11,31%. Ngược lại, thương mại và dịch vụ lai có xu hướng giảm về giá trị sản xuất và tỷ trọng. Cụ thể, năm 2007 giá trị sản xuất là 4.000 triệu đồng chiếm 19,14% đến năm 2010 là 3.819 triệu đồng chiếm 11,92%. Điều này là do xã Thủy Tân chủ yếu là các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, thương mại vẫn chưa được chú trọng phát triển. Giai đoạn 2007 – 2010 tốc độ phát triển bình quân của kinh tế Thủy Tân hàng năm đạt 15,2 %. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông – lâm – ngư tăng bình quân hàng năm 18,6%, công nghiêp – XDCB tăng bình quân hàng năm 17,9%. Ngành thương mại và dịch vụ giảm 1,6%. Đại học Kin h tế Hu ế 26 Bảng 2: Cơ cấu giá trị sản xuất theo nhóm ngành giai đoạn 2007- 2010 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ phát triển BQ GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % % Tổng GTSX 20.906 100 22.244 100 28.368 100 32.054 100 115,2 1 Nông - Lâm - Ngư 14.697 70,3 18.106 81,4 21.331 75,2 24.609 76,7 118,6 2 Công nghiệp – XDCB 2.208 10,6 1.348 6,0 3.658 12,9 3.626 11,3 117,9 3 Thương mại – dịch vụ 4.000 19,1 2.788 12,6 3.378 11,9 3.819 12 98,4 (Nguồn : Ủy Ban Nhân Dân xã Thủy Tân) Đại học Kin h tế Hu ế 27 2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành. 2.2.2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông, lâm, thuỷ sản. Kinh tế nông nghiệp xã Thủy Tân do 2 bộ phận cấu thành đó là: nông nghiệp truyền thống và thủy sản. Đây là 2 ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội của xã Thủy Tân. Do vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên nên lâm nghiệp của xã không phát triển, chủ yếu là cây phân tán nhằm tạo cảnh quan môi trường cho vườn, hoang hóa dọc đường liên thôn xã. Bảng 3. Cơ cấu giá trị sản xuất nhóm ngành nông – ngư xã Thủy Tân giai đoạn 2007 – 2010 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % I Tổng GTSX NLN 14.697 100 18.106 100 21.331 100 24.609 100 1 Nông nghiệp 10.528 71,6 12.682 70,0 17.875 83,8 20.705 84,1 2 Thủy sản 4.169 28,4 5.424 30,0 3.456 16,2 3.904 15,9 (Nguồn : Ủy ban nhân dân xã Thủy Tân) Qua số liệu bảng 3 ta thấy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2007 – 2010 của xã Thủy Tân theo xu hướng tăng dần về tỷ trọng của của ngành nông nghiệp và giảm về tỷ trọng của ngành thủy sản. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007 giá trị sản xuất là 14.697 triệu đồng chiếm 71,6% đến năm 2010 là 24.609 triệu đồng chiếm 84,1% về tỷ trọng. Ngành thủy sản trong giai đoạn này lại có xu hướng giảm về tỷ trọng trong giá trị sản xuất. Đây là kết quả của các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới. Cụ thể, năm 2007 ngành thủy sản có giá trị sản xuất là 4.169 triệu đồng chiếm 28,4% về tỷ trọng Đại học Kin h tế Hu ế 28 nhưng năm 2010 giảm xuống còn 3.904 triệu đồng chiếm 15,9% về tỷ trọng ngành NLN. Xét về tốc độ phát triển tổng giá trị sản xuất, qua bảng 4 ta thấy rằng có sự phát triển không đồng đều trong giai đoạn 2007 – 2010. Về tổng giá trị sản xuất thì tốc độ phát triển bình quân năm của NLN trong giai đoạn này là 18,7 %. Trong đó nông nghiệp là 25,2% và thủy sản giảm 2,2%. Điều này là do xã đã chú trọng phát triển thâm canh nông nghiệp, đưa giống mới vào sản xuất. Bảng 4: Tốc độ phát triển Nông – Ngư xã Thủy Tân giai đoạn 2007 – 2010 Đơn vị: % TT Chỉ tiêu Năm 2007/2006 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 Tốc độ phát triển BQ I Tổng GTSX NLN 110,5 123,2 117,8 115,3 118,7 1 Nông nghiệp 117,7 120,4 140,9 115,8 125,2 2 Thủy sản 95,7 130,1 63,7 112,9 97,8 ( Nguồn: Rút ra từ số liệu thống kê của UBND xã Thủy Tân) Qua phân tích bảng 3 và 4 ta thấy ràng NLN của xã Thủy Tân đã có những bước chuyển biến đáng kể. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ngày được nâng cao do sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng của xã. 2.2.2.2. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp truyền thống phản ánh mối quan hệ giữa 3 ngành trồng trọt, chăn nuôi, và dịch vụ nông nghiệp. Đây là mối quan hệ cơ bản, khăng khít và quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở xã Thủy Tân giai đoạn 2007 – 2010 được thể hiện qua bảng 5. Qua số liệu bảng 5 ta thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn theo xu hướng tăng về giá trị sản xuất, cơ cấu ngành trồng trọt xu hướng tăng. Trong cơ cấu nội bộ ngành thì ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đại học Kin h tế Hu ế 29 Năm 2007 tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 45,9% đến năm 2010 chiếm 77,5% về tỷ trọng giá trị sản xuất. Tương đương với đó là giá trị sản xuất từ 4.833 triệu đông tăng lên 16.066 triệu đồng vào năm 2007. Đây là kết quả của quá trình chuyển dịch cây trồng hợp lý của xã Thủy Tân. Ngành chăn nuôi trong giai đoạn này có xu hướng giảm nguyên nhân do dịch bệnh gây ra như dịch cúm gia cầm, heo tai xanh, lở miệng long móng Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi của xã Thủy Tân. Tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 52,2% năm 2007 giảm xuống 20,6% vào năm 2010. Về giá trị sản xuất từ 5.496 triệu đồng năm 2007 và chỉ còn 4.277 triệu đồng năm 2010. Trong tỷ trọng ngành nông nghiệp thì dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng thấp, ít có thay đổi trong những năm gần đây. Năm 2007 chiếm 1,9 % đến năm 2010 là 1,8% về tỷ trọng. Xét về tốc độ phát triển bình quân năm trong giai đoạn 2007 – 2010 thì tổng giá trị sản xuất của ngành tăng bình quân 25,2%. Trong đó, ngành trồng trọt tăng một cách mạnh mẽ với mức tăng bình quân là 66,5%, dịch vụ nông nghiệp tăng 21,8% trên năm. Ngành chăn nuôi trong giai đoạn này giảm bình quân năm là 9,1 %. Sự chuyển dịch của ngành trong giai đoạn này đó là một điều đáng khích lệ cho ngành nông nghiệp của xã. Qua kết quả đạt được thì xã cần quan tâm hơn để phát triển ngành chăn nuôi, cần phải nâng cao về tỷ trọng chăn nuôi. Có những chính sách phù hợp để phát triển nông nghiệp. Đại học Kin h tế Hu ế 30 Bảng 5: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp xã Thủy Tân giai đoạn 2007 – 2010 Đơn vị: Triêu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ phát triển BQ GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % % I Tổng GTSX 10.528 100 12.682 100 17.875 100 20.705 100 125,2 1 Ngành trồng trọt 4.833 45,9 6.723 53,0 12.771 71,5 16.066 77,5 166,5 2 Ngành chăn nuôi 5.496 52,2 5.744 45,3 4.797 26,8 4.277 20,7 91,9 3 Dịch vụ NN 200 1,9 215 1,7 307 1,7 362 1,8 121,8 (Nguồn : Ủy Ban Nhân Dân xã Thủy Tân) Đại học Kin h tế Hu ế 31 2.2.2.2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Ngành trồng trọt của xã Thủy Tân trong những năm qua đã đạt những thành tựu đáng kể, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo nhân dân trong xã. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Qua bảng số liệu 6 ta thấy rằng, tổng giá trị sản xuất của ngành trồng tăng nhanh trong giai đoạn 2007 – 2010. Với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đã làm cho giá trị sản xuất ngày càng tăng cao. Giá trị sản xuất năm 2007 là 4.833 triệu đồng sau đó tăng lên khá cao là 16.066 triệu đồng vào năm 2010. Tốc độ phát triển bình quân trong giai đoạn 2007 – 2010 đạt 49,2%. Giá trị sản xuất cây lương thực chiếm tỷ lớn trong tỷ trọng ngành trồng trọt. Cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn hơn cây hoa màu.giá trị sản xuất cây lương thực năm 2007 là 3.612 triệu đồng và tăng lên 13.858 triệu đồng năm 2010, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn này là 156,4%. Cây hoa màu có giá trị sản xuất tăng ít, cụ thể năm 2007 là 1.221 triệu đồng đến năm 2010 tăng lên 2.208 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân trong giai đoạn này là 121,8%. Đây tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp xã Thủy Tân. Tổng giá trị trồng trọt qua các năm tăng lên với tốc độ nhanh. Trồng trọt ở xã Thủy Tân thì cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn đây là do điều kiện đất đai và khí hậu của xã như lúa. Cây công nghiệp có giá trị cao không phát triển ở xã Thủy Tân. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của xã Thủy Tân được phản ánh qua bảng 7. Ta thấy rằng, diện tích gieo trồng có giảm chút trong giai đoạn 2007 – 2010. Cây lương thực thì lúa vẫn chiếm chủ đạo là do địa hình xã chủ yếu là vùng trũng. Diện tích gieo trồng lúa chiếm tỷ lệ cao trong diện trích trồng trọt của xã là 625 ha. Năng suất lúa tăng qua các năm và được sản xuất hai mùa là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Năm 2010 năng suất bình quân của lúa 58,36 ta/ha. Với đặc điểm canh tác và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, hiện nay trên địa bàn xã chủ yếu trồng 2 loại giống khang dân và HT1 là chủ yếu. Về năng suất và phẩm chất các loại giống này có sự khác nhau. Giống lúa khang dân có năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp, giống lúa HT1 có năng suất thấp hơn nhưng có chất lượng gạo tốt hơn. Đại học Kin h tế Hu ế 32 Ngoài ra nhân dân trong xã còn canh tác trồng cây màu làm tăng giá trị sản xuất. cây hoa màu sản xuất chủ đạo là lạc và khoai. Đại học Kin h tế Hu ế 33 Bảng 6: Cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt xã Thủy Tân giai đoạn 2007 – 2010 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ phát triển BQ %GTSX 2007/2006 GTSX 2008/2007 GTSX 2009/2008 GTSX 2010/2009 Tổng GTSX 4.833 117,6 6.723 139,1 12.771 189,9 16.066 125,8 149,2 Cây lương thực 3.612 116,4 5.041 139,5 10.897 216,1 13.858 127,1 156,4 Cây hoa màu 1.221 112,3 1.682 137,7 1.874 111,4 2.208 117,8 121,8 (Nguồn : Ủy Ban Nhân Dân xã Thủy Tân) Đại học Kin h tế Hu ế 34 Bảng 7: Tình hình sản xuất trồng trọt xã Thủy Tân giai đoạn 2007 – 2010 (Nguồn :Ủy Ban Nhân Dân xã Thủy Tân) TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) Tổng DT gieo trồng 653 652 648 649 1 Cây lúa 608 32900,19 615 35385,85 615 35748,9 625 37338,7 Lúa ĐX 275 54,03 14858,25 275 60,07 16519,25 275 60,5 16637,5 275 60,62 16670,5 Lúa HT 333 54,18 18041,94 340 55,49 18866,6 340 56,21 19111,4 350 55,86 20668,2 2 Cây màu 45 37 33 24 Khoai 37 35 1295 27 25 675 17 28 476 8 28 224 Lạc 8 24 192 10 22 220 15 22 330 16 24,5 392 Đại học Kin h tế Hu ế 35 Nhìn chung công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn vẫn còn chậm, chưa phát triển được những giống cây trồng có giá trị cao như các giống lúa có chất lượng cao có giá trị. Vì vậy xã cần có những giải pháp thiết thực để có cơ cấu cây trồng hợp lý, nâng cao giá trị sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã. 2.2.2.2.2. Cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi. Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong kinh tế nông nghiệp. Ngành chăn nuôi luôn mang lại giá trị kinh tế cao. Xã Thủy Tân đã đề ra những kế hoạch chăn nuôi phù hợp với điều kiện của xã. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh trong những năm qua đã làm cho chăn nuôi của xã gặp nhiều khó khăn. Để thấy rõ được tình hình chăn nuôi của xã ta xem xét số liệu bảng 8 và 9. Trong giai đoạn 2007 – 2010 tình hình chăn nuôi của xã có xu hướng giảm về giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất giảm xuống qua các năm là do ảnh hưởng dịch bệnh đàn gia súc gia cầm, dịch H5N1 trên địa bàn tỉnh, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chăn nuôi của địa phương. Năm 2007 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi là 5.496 triệu đồng đến năm 2010 giảm xuống còn 4.277 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân trong giai đoạn này giảm 9,1%. Trong ngành chăn nuôi, giá trị sản xuất của gia súc chiếm tỷ lệ cao với chăn nuôi gia cầm. Giá trị sản xuất của gia súc có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Cụ thể, năm 2007 giá trị sản xuất của gia súc là 3.591 triệu đồng chiếm 65,3 % đến năm 2010 giảm xuống còn 2.825 triệu đồng chiếm 66 % về tỷ trọng gái trị sản xuất ngành chăn nuôi. Tốc độ phát triển bình quân của gia súc trong giai đoạn 2007 – 2010 giảm 7,8%. Gia súc được chăn nuôi chủ yếu ở xã là trâu, bò, lợn. Tỷ trọng về giá trị sản xuất của chúng của năm 2010 lần lượt là 27,9%, 2,8%, 35,3 %. Chăn nuôi gia cầm trong giai đoạn này có nhiều biến động. Giá trị sản xuất của năm 2007 – 2009 có xu hướng tăng. Nhưng đến năm 2010 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên giá trị sản xuất có giảm xuống. Cụ thể, năm 2007 giá trị sản xuất của gia cầm là 1905 triệu đồng đến năm 2010 giảm xuống còn 1452 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân giảm 8,7%. Đại học Kin h tế Hu ế 36 Tốc độ tăng đàn vật nuôi của xã trong giai đoạn này bị ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh. Qua số liệu bảng 9 thấy rằng, tốc độ tăng đàn bình quân của gia súc và giam cầm đều giảm. Trong đó, tốc độ tăng đàn bình quân của gia súc và giam cầm lần lượt giảm 7,4 % và 9%. Tốc độ tăng đàn của bò và gà giảm nhiều nhất lần lượt là 12,8% và 16,7%. Qua phân tích trên, ta thấy được tình hình chuyển dich cơ cấu chăn nuôi của xã Thủy Tân diễn ra còn chậm. Giá trị sản xuất của ngành phát triền không tương xứng với điều kiện của vùng. Vì vây, chính quyền xã Thủy Tân cần có những chính sách thúc đẩy phát triển chăn nuôi, chú ý đến công tắc chọn giống, phòng trị bệnh cho gia súc gia cầm. từ đó nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi, phát triển kinh tế nông nghiệp. Đại học Kin h tế Hu ế 37 Bảng 8: Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi của xã Thủy Tân giai đoạn 2007 – 2010 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ phát triển BQ GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % % Tổng giá trị sản xuất 5.496 100 5.744 100 4.797 100 4.277 100 91,9 I Gia súc 3.591 65,3 3.575 62,2 2.893 60,3 2.825 66,0 92,2 1 Trâu 991 18,0 1.596 27,7 1.207 25,1 1.194 27,9 106,3 2 Bò 178 3,3 116 2,0 165 3,5 119 2,8 87,3 3 Lợn 2.422 44,0 1.863 32,5 1.521 31,7 1.512 35,3 84,4 II Gia cầm 1.905 34,7 2.169 37,8 2.086 39,7 1.452 34,0 91,3 (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Thủy Tân) Đại học Kin h tế Hu ế 38 Bảng 9: Tình hình chăn nuôi xã Thủy Tân giai đoạn 2007 – 2010 Đơn vị: Con TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ phát triển BQ (%) I Gia súc 3.184 3.151 2565 2.535 92,6 1 Trâu 283 456 345 341 106,3 2 Bò 51 33 47 34 87,2 3 Lợn 2850 2662 2.173 2.160 91,1 II Gia cầm 27.207 31.000 27.207 20.750 91,0 1 Gà 16.207 11.000 11.607 9.450 83,3 2 Gia cầm khác 11.000 20.000 15.600 11.300 100,7 (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Thủy Tân) Đại học Kin h tế Hu ế 39 2.2.2.2.3. Cơ cấu ngành thủy sản. Thủy Tân là một xã nằm trong vùng trũng, có mùa ngập nước có con sông Đại Giang chảy qua. Xã Thủy Tân có mô hình nuôi cá mùa ngập nước mang lại giá trị kinh tế đáng kể. Ngoài ra trên địa bàn xã cũng phát triển nuôi cá nước ngọt trong các ao, hồ Trong năm 2010 qua, ngành thủy sản đã đóng góp cho xã 3.904 triệu đồng tương ứng 15,9% về giá trị sản xuất nông lâm thủy sản. Tốc độ phát triển bình quân trong giai đoạn này giảm 1,9 % về giá trị sản xuất. Cơ cấu giá trị ngành thủy sản của xã Thủy Tân do giá trị nuôi trồng và giá trị đánh bắt thủy sản cấu thành. Giai đoạn 2007 – 2010 ngành thủy sản có xu hướng giảm về giá trị sản xuất do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Mặt khác, một số hộ không chủ động ươm cá giống nên cá giống phải mua giá cao, khi thu hoạch giá thành thấp từ đó mức độ đầu tư thả cá của nhân dân còn hạn chế. Tỷ trọng nuôi trồng thủy sản tăng và tỷ trọng đánh bắt giảm xuống do nguồn thủy sản tự nhiên càng ngày càng cạn kiệt. Qua số liệu bảng 10 ta thấy rằng, tỷ trọng nuôi trồng thủy sản năm 2007 là 96,6% đến năm 2010 là 97,6%. Tốc độ phát triển bình quân về giá trị sản xuất trong giai đoạn này giảm 1,7%. Tỷ trọng đánh bắt giảm đáng kể từ 3,4% năm 2007 giảm xuống 2,4% trong năm 2010. Tốc độ phát triển bình quân về giá trị sản xuất giảm 13,4 %. Tỷ trọng sản xuất của nuôi trồng thủy sản tăng trong những năm qua. Đây là do người dân đã thấy được giá trị của nuôi trồng thủy sản mang lại, cũng như do nguồn thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Tỷ trọng của nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 97,6 % tăng 1% so với năm 2007. Tốc độ phát triển bình quân của nuôi trồng giảm 1,7%. Nhìn chung, ngành thủy sản của xã Thủy Tân trong những năm vừa qua bị ảnh hưởng nhiều của thiên tai như lụt bão, dịch bệnh nên giá trị sản xuất của ngành ít tăng trưởng. Giá trị sản xuất của ngành đóng góp vào nông lâm ngư còn thấp. Vì vậy, chính quyền xã cần có những chính sách phát triển hợp lý phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Cần khuyến khích các mô hình nuôi trồng thủy san mang lại giá trị kinh tế cao. Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản. Đại học Kin h tế Hu ế 40 Bảng 10: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản xã Thủy Tân giai đoạn 2007 – 2010 Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Thủy Tân) TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ phát triển BQ (%)GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % I Tổng GTSX 4.169 100 5.424 100 3.456 100 3.940 100 98,1 1 Nuôi trồng 4.027 96,6 5.306 97,8 3.362 97,3 3.848 97,6 98,3 2 Đánh bắt 142 3,4 118 2,2 94 2,7 92 2,4 86,6 Đại học Kin h tế Hu ế 41 2.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ. Trên cở sở điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh thái, địa hình, độ phì nhiêu của đất đai trên địa bàn xã phân vùng sinh thái nhằm bố trí cây trồng và phát triển kinh tế nông nghiệp. Xã Thủy Tân được chia làm 2 vùng: Vùng trũng và vùng đồng bằng. Vùng trũng chủ yếu là đất thịt nặng và thường bị ngập nước. Vùng đồng bằng có hai loại đất chính: Đất cát pha thịt và đất sét pha cát. Qua số liệu trên ta thấy rằng cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư vận động theo xu hướng tăng tỷ trọng sản xuất ở vùng trũng, giảm tỷ trọng ở vùng đồng bằng. Điều này là do, vùng trũng của xã là loại địa hình rất phù hợp với sản xuất nông nghiệp luân canh cây lúa và các mô hình nuôi Cá – Lúa – Vịt mang lại giá trị kinh tế cao. Vùng đồng bằng lại phù hợp cho quy hoạch phát triển trồng cây màu. Số liệu bảng 11 cho thấy cơ cấu giá trị sản xuất vùng những năm qua biến động tăng. Vùng trũng năm 2007 giá trị sản xuất chỉ chiếm 67,8% nhưng đến năm 2010 tăng lên 75,6 %. Tỷ trọng vùng đồng bằng năm 2007 là 32,2% giảm xuống còn 24,4%. Tốc độ phát triển bình quân của vùng trũng và đồng bằng lần lượt là 21,8 % và 11,3%. Về tổng thể các vùng trong xã đều tăng giá trị sản xuất của mình trong giai đoạn này. Sở dĩ là do quy hoạch phát triển nông – lâm – ngư đã mang lại giá trị kinh tế cao. Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển ở những vùng trũng kết hợp với phát triển trồng cây lương thực. Tóm lại, tùy vào điều kiện của mỗi vùng mà cơ cấu giá trị sản xuất của mỗi vùng đóng góp vào nền kinh tế nông nghiệp khác nhau. Sự phát triển NLN ở mỗi vùng nhìn chung đã chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng.Đại học Kin h tế Hu ế 42 Bảng 11. Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư phân theo vùng xã Thủy Tân giai đoạn 2007 – 2010 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ phát triển BQ % GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % I Tổng GTSX 14.697 100 18.106 100 21.331 100 24.609 100 118,6 1 Vùng trũng 9.971 67,8 12.635 69,8 15.423 72,3 18.067 75,6 121,8 2 Vùng đồng bằng 4.726 32,2 5.471 30,2 5.908 27,7 6.542 24,4 111,3 (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Thủy Tân) Đại học Kin h tế Hu ế 43 2.3. Đánh giá chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp xã Thủy Tân, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Những kết quả đạt được Trong những năm qua xã Thủy Tân đã có những bước tiến mới về kinh tế trong đó là kinh tế nông nghiệp. Kinh tế xã hội phát triển, cơ sở vật chất ngày càng được xây dựng và phát huy tác dụng. Nền nông nghiệp xã đã có nhiều khởi sắc, sản lượng lương thực tăng nhanh, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển dịch tích cực, đẩy mạnh chuyên canh, thâm canh vùng sản xuất phù hợp với điều kiện địa phương. Cơ giới hóa các khâu sản xuất, dần dần nâng cao giá trị sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Trong ngành trồng trọt đã đạt được tốc độ phát triển cao chính là nhờ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, một cơ cấu hợp lý, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật...Tạo tiền đề cho một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng đa ngành đa sản phẩm hàng hoá, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường. Từ việc chuyển dịch cơ cấu mà thu nhập bình quân đầu người tăng lên, năng suất các loại cây trồng tăng, giả quyết được một lượng lao động thiếu việc làm. Trong sản xuất đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng những giống con cây trồng mới. Thông tin thị trường được chính quyền xã cập nhật và đưa đến người dân. Cuộc sống của người dân ngày càng cải thiện và nâng cao rõ rệt. 2.3.2. Những tồn tại yếu kém – nguyên nhân 2.3.2.1. Những tồn tại yếu kém Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm chạp, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính độc canh, chưa khai thác được những lợi thế sản xuất nông nghiệp của xã. Sản xuất nông nghiệp còn phụ nhiều vào điều kiện tự nhiên, ruộng đất còn manh mún, mương máng hoạt động chưa hiệu quả làm năng suất cây trông, vật nuôi và năng suất lao động đều thấp. Các sản phẩm của nông nghiệp chủ yếu vẫn là sản phẩm thô. Do vậy mà lúc thời vụ thì ế thừa mà trái vụ lại thiếu hụt, mặt khác không có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chăn nuôi là thế mạnh song phát triển chưa tương xứng, vẫn trồng trọt vẫn chỉ là chăn nuôi theo kiểu tận dụng của ngành trồng trọt còn trồng trọt là tận dụng của Đại ọc Kin h tế Hu ế 44 chăn nuôi do đó không có sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho thị trường. Chăn nuôi với hình thức hộ nhỏ lẻ, chưa xây dựng được mô hình chăn nuôi quy mô lớn. 2.3.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân của hiện trạng trên đó là thiếu vốn đầu tư và phát triển sản xuất Thị trường tiêu thụ lân cận còn nhỏ bé, nhu cầu nông sản phẩm qua chế biến có nhưng không đáp ứng được, các thông tin đến người sản xuất còn chậm do đó có lúc không đáp được và có lúc lại quá nhiều cùng một thời điểm. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh sản xuất còn gặp nhiều trở ngại như: Ruộng đất manh mún, do đó sức mua tiêu dùng thấp ảnh hưởng đến dung lượng tiêu thụ của thị trường. Thu nhập của dân cư nông thôn còn thấp, do đó sức mua tiêu dùng thấp, chưa thể hiện được vai trò vừa là thị trường tiêu thụ vừa là thị trường sản xuất. Chính quyền xã còn chậm trong việc khuyến nông, tìm hiểu thị trường, đầu tư mô hình sản xuất mẫu, áp dụng giống mới vào sản xuất. Đại học Kin h tế Hu ế 45 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở XÃ THỦY TÂN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. 3.1. Phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở xã Thủy Tân Với đặc điểm kinh tế xã hội của xã Thủy Tân chậm phát triển, dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém là những thách thức lớn trong quá trình phát triển, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải từng bước vững chắc, lấy sản xuất nhất là sản xuất hàng hoá và hiệu quả kinh tế đầu tư để làm cơ sở so sánh đánh giá, giải quyết những bức xúc về xã hội, cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ nội bộ. Trước xu hướng chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, để góp phần thực hiện tốt định hướng, mục tiêu phát triển đất nước, xã Thủy Tân đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo CNH, HĐH đưa ra những định hướng và mực tiêu cụ thể trong giai đoạn 2011 – 2015 như sau: - Ưu tiên phát triển nông – lâm – ngư trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái của địa phương. - Chuyển từ độc canh, đa dạng hóa sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. - Tăng nhanh các loại cây trồng và vật nuôi có tỷ suất hàng hóa cao, giá trị kinh tế lớn, hình thành các trang trại tổng hợp, hình thành các vùng sản xuất tập trung xen canh gối vụ, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. - Chú trọng giải pháp tiến bộ khoa học công nghệ và giống theo hướng chủ động về nguồn giống, đặc biệt là giống lúa có nâng suất, chất lượng cao. Đồng thời làm tốt công tác bảo vệ thực vật, khuyến nông, thú y, dịch vụ, phân bón và vật tư nông nghiệp. - Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ yếu hình thức trang tại với quy mô phù hợp. Tận dụng những thửa đất hoang hóa phát triển trồng cỏ để phục vụ thức ăn cho chăn nuôi bò, trâu Tăng cường công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Đại học Kin h tế Hu ế 46 - Tập trung vào nuôi trồng thủy sản, nuôi những giống cá phù hợp với địa phương mang lại giá trị kinh tế. Chăn nuôi cá tập thể của HTXNN mạnh dạn đầu tư. Đẩy mạnh công tác bảo vệ hồ nuôi, có kế hoạch mở lớp tập huấn kỹ thuật cho xã viên. - Khai thác tốt tiềm năng nguồn nước, phát triển thủy lợi, chủ động đầu tư thủy lợi nhằm khắc phục những khó khăn trong công tác tưới tiêu của xã. 3.2. Những giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Thủy Tân trong thời gian tới Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách có hiệu quả cần phải thực hiệ những giải pháp sau: 3.2.1. Giải pháp về vốn Chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào mức độ đầu tư vật chất, tài chính. Trong đó vốn đầu tư là tiền đề cần thiết quyết định quá trình chuyển dịch này. Vốn là điều kiện và là tiền đề phát triển mở rộng sản xuất, từng bước thay đổi nền kinh tế nông nghiệp. Chúng ta phải thừa nhận rằng sản xuất nông nghiệp cần đầu tư vốn nhiều để thực hiện thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, thực hiện cơ giới hoá, điện khí hoá và thỷ lợi hoáMặt khác chu kỳ sản xuất trong Nông nghiệp thường kéo dài, thời gian quay vòng vốn chậm. Vì vậy nhu cầu về vốn không chỉ đặt ra với xã Thủy Tân mà còn trong cả nước, việc nâng cao khả năng khai thác các nguồn vốn vào mục đích đầu tư, cải tiến cơ cấu kinh tế luôn là vẫn đề nóng bỏng không chỉ riêng đối với nông nghiệp mà cả mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nói đến vốn là nói đến hai vấn đề: Thu hút và cho vay vốn, mỗi vẫn đề phải có phương pháp giải quyết khác nhau, có các chính sách khác nhau thì mới đạt hiệu quả đối với người đi vay và người cho vay. Với nhu cầu vốn lớn nên để đảm bảo đủ vốn cho phát triển nông nghiệp ở Thủy Tân cần có những giải pháp thực hiện như sau:  Huy động vốn nhàn rỗi trong dân thông qua hệ thống ngân hàng đây là nguồn vốn lớn còn đọng lại chưa được khai thác. Củng cố phát triển thị trường vốn ngắn hạn truyền thống ở nông thôn đã được nhân dân chấp thuận, mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng tới các cụm xã, liên xã gắn liền với các tổ chức tín dụng, đẩy mạnh hình thức huy động và tiết kiệm gắn với cơ chế tái đầu tư cho nhân dân, tạo điều Đại học Kin h tế Huế 47 kiện mở rộng dịch vụ thanh toán đến từng người dân nhằm xây dựng mỗi quan hệ mới giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các hộ gia đình trong khu vực nông nghiệp.  Phát huy tốt vai trò của các quý tín dụng nhân dân, của các đoàn thể thanh niên, phụ nữcủa các hiệp hội: Nông dân, Cựu chiến binh, trong đó hỗ trợ sản xuất tạo công ăn việc làm, mặt khác phải phố hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các hiệp hộiTạo mọi điều kiện và môi trường pháp lý để tận dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn vay.  Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách chi cho mục tiêu phát triển kinh tế sẽ là đòn bẩy thay đổi nhanh chóng cục diện cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, tạo nên sức bật mới về kinh tế nguồn vốn.  Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp. 3.2.2. Giải pháp về thị trường Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, tất nhiên thị trường phải là yếu tố quyết định và quan trọng nhất. Vì vậy phải mở rộng và phát triển thị trường, đẩy nhanh việc têu thụ hàng hoá, nói tới thị trường là nói tới " đầu vào" và "đầu ra", nếu không giải quyết được "đầu ra" thì việc đầu tư cho "đầu vào" cũng không có ý nghĩa. Theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp của xã Thủy Tân các cây trồng, vật nuôi mang tĩnh sản xuất hàng hoá cao có sự gia tăng đáng kể, yêu cầu thị trường tiêu thụ nông sản của xã phải được mở rộng, do đó cần có giải pháp về thị trường, nhất là khi các loại sản phẩm hàng hoá đi vào sản xuất ổn định, đạt sản lượng quy hoạch, nếu không giải quyết được thị trường tiêu thụ dẫn đến sản xuất không có hiệu quả, lúc này giải pháp về thị trường lại càng trở nên cấp thiết hơn. Để thực hiện được giải pháp về thị trường đối với điều kiện cụ thể của xã Thủy Tân cần phải:  Nhà nước thông qua các cơ chế của mình để tổ chức tốt các thông tin về thị trường, nhất là khâu dự báo cung cầu thị trường, khối thông tin này đối với người sản xuất thông qua nhiều kênh, trong đó có hệ thống khuyến nông là một hệ thống đáng khuýến khích, mặt khác đưa ra những thông tin về thị trường, tập quán, sở thích của Đại học Kin h tế Hu ế 48 người tiêu dùng qua đó thị trường không chỉ phát triển theo chiều rộng mà còn phát triển theo chiều sâu.  Đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức về thị trường, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, quan hệ với các cơ quan làm tư vẫn cho địa phương để đổi mới, đa dạng hoá sản xuất và ổn định việc tiêu thụ sản phẩm. Để làm được như vậy thì phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.  Tuyên truyền khuyến khích thay đổi tập quán tiêu dùng của nhân dân. Thay đổi nhận thức đó tức là thay đổi sinh hoạt, cách tiêu dùngnâng cao sức mua của dân cư, qua đó tác động đến thị trường.  Ngoài ra chính quyền xã cần đẩy mạnh công tác dự báo thị trường. 3.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ Giải pháp về khoa học công nghệ rất cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp. Chính sách về công nghệ cần chú trọng vào các mặt:  Tập trung nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây, con chất lượng tốt phù hợp với điều kiện của xã.  Tăng cường nâng cao công tác khuyế nông chuyển giao công nghệ cho nông dân như tập huấn đầu bờ, tham quan mô hình  Xây dựng nhiều mô hình trình diễn các khâu sản xuất quan trọng, các loại hình sản xuất tiên tiến để đẩy nhanh quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật. 3.2.4. Giải pháp về liên doanh, liên kết sản xuất Nông – Lâm- Ngư Dưới hình thức liên kết sản xuất nông sản, các doanh nghiệ kinh doanh nông sản mua hết các sản phẩm nông nghiệp của nông dân thông qua hợp đồng. Nông dân và daonh nghiệp có những trách nhiệm để thực hiện tốt sự liên kết này. Dưới hình thức liên doanh liên kết này sẽ loại bỏ được các khâu trung gian, trực tiếp bảo vệ quyền lợi của người nông dân. 3.2.5. Xây dựng kết cấu hạ tầng Việc chuyển dịch cơ cấu nhanh và có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của kết cấu hạ tầng nông thôn. Đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông Đại học Kin h tế Hu ế 49 thôn cần tập trung vào: Giao thông nông thôn, thủy lợi, điện sản xuất và sinh hoạt, hệ thống thôn tin bưu chính viễn thông, xây dựng các làng nông thôn hiện đại. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn là nhân tố hết sức quan trọng góp phần hình thành các trung tâm, các tụ điểm giao lưu kinh tế ,buôn bán, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nắm bắt cơ hội thị trường. Kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển sẽ tạo một cuộc cách mạng mới về sản xuất, về kết cấu nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Khai thác lợi thế từng vùng, từng địa phương hình thành phân công lao động mới, góp phần cải thiện bộ mặt về kinh tế và đời sống của cư dân nông thôn. 3.2.6. Giải pháp về đất đai Trước hết cần có quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh để từng bước thực hiện chuyên môn hóa, thủy lợi hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Trước măt xã cần tập trung lãnh đạo, phân tích , quy hoạch các vùng chuyên canh phù hợp vói thổ nhưỡng và đặc điểm của từng loại cây con. Đại học Kin h tế Hu ế 50 Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua nghiên cứu đề tài “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở xã Thủy Tân, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế”, tôi rút ra một số kết luận sau: Trong nhưng năm qua, xã Thủy Tân đã có những thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Giá trị sản xuất của ngành ngày đươc nâng cao, từ đó làm cho kinh tế của xã ngày càng đi lên. - Về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 2007 – 2010 còn chuyển biến chậm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao 84,1%, ngành thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ là 15,9%. Xu hướng chuyển đổi cơ cấu vẫn là ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Trong ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao 75,7 %. Chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn là 20,7%. Trong ngành thủy sản, có một dấu hiệu tích cực đó là tỷ trọng của nuôi trồng thủy sản được nâng cao 97,6 %. - Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Thủy Tân còn chuyển biến chậm, cơ cấu chuyển dịch vẫn chưa được hợp lý. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam là nâng cao giá trị sản xuất của ngành thủy sản. Trong ngành nông nghiệp nâng cao tỷ trọng của ngành chăn nuôi. Xã Thủy Tân có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi như có diện tích đất lớn để trồng thức ăn cho gia súc, gia cầm. Mặt khác, xã là một vùng trũng có diện tích mặt nước, ao hồ thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. - Các mô hình sản xuất nông nghiệp chưa phát triển, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa đồng bộ. Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn ít. Công tác khuyến nông, giống, thị trường tiêu thụ nông sản còn chưa được chú trọng. 2. Kiến nghị Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt những kết quả như mông muốn chính quyền xã Thủy Tân cần thực hiện đồng bộ những giải pháp đặt ra. Việc chuyển Đại học Kin h tế Hu ế 51 dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp xã Thủy Tân phải được quan tâm, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: Phải có những chính sách thực thi để khuyến khích sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn như chính sách tín dụng, chính sách đất đai Cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, sử dụng hiệu quả các ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp. Cần tập trung quy hoạch và xây dựng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, nhằm sản xuất ra nông sản có số lượng và chất lượng cao đáp ứng như cầu thị trường. Nhanh chóng triển khai các mô hình sản xuất có hiệu quả đến từng người dân. Mạnh dạn sản xuất thử các giống con, cây mới. Xã phải xác định thị trường, định hướng sản xuất, mở rộng thị trường nông sản, phát triển chợ để làm nơi giao thương của người dân. Phát huy vai trò của hợp tác xã nông nghiệp, tăng cường chỉ đạo tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyến giao công nghệ cho nông dân. Thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Phải khuyến khích con em trong xã tích cực học tập, tạo điều kiện cho người có trình độ làm công tác quản lý, công tác nông nghiệp. Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_o_xa_thuy_tan_thi_xa_huong_thuy_tinh_thua_thien_hue_0788.pdf
Luận văn liên quan