Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - Thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thế kỉ XX, thương mại quốc tế đã chuyển từ hệ thống chính trị đa cực dựa trên sự liên kết giữa các quốc gia sang một hệ thống hợp tác về mặt kinh tế mang tính chất khu vực với những nét đặc trưng riêng. Điều không thể tránh khỏi của sự hợp tác tăng cường thông qua các thoả thuận song phương, khu vực và quốc tế là sự xuất hiện các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và thực hiện các thoả thuận quốc tế. Theo đó, một cơ chế đáng tin cậy cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh đã trở nên cần thiết để đảm bảo chức năng hiệu quả và liên tục của các thoả thuận quốc tế này. Trong những năm qua, các cơ chế giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp thương mại nói riêng đã phát triển từ các cơ chế tương đối đơn giản dựa trên con đường ngoại giao như đã đề ra trong GATT, đến các cơ chế mang tính chất pháp lý dựa trên việc xét xử được tìm thấy trong WTO. Các hiệp định song phương và khu vực hay các thiết chế khu vực chẳng hạn như NAFTA, EU đã thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp dựa trên quy trình xét xử ở các mức độ khác nhau. Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất vào năm 1976, ASEAN đã dẫn đầu việc tạo ra một khối thương mại khu vực trong khu vực Đông Nam Á, hợp tác và phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực ASEAN bắt đầu được quan tâm. Đã có nhiều văn kiện pháp lý về kinh tế - thương mại được ký kết trong khuôn khổ ASEAN trong thời kì này như: Thoả thuận ưu đãi thương mại (PTA) năm 1977, Chương trình liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) năm 1983, Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư năm 1987, Tuy nhiên, trong thời kì đầu liên kết kinh tế, mức độ hợp tác diễn ra chậm bởi thời kì này ASEAN coi hợp tác khu vực nói chung và hợp tác an ninh chính trị nói riêng là biện pháp quan trọng để hoà bình ổn định khu vực, coi đây là nền tảng cho những bước hợp tác quan trọng trong tương lai của ASEAN. Phải tới đầu những năm 90, hợp tác phát triển kinh tế khu vực mới được chú trọng và có những bước tiến đáng kể. Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 tại Singapore năm 1992, các nước ASEAN đã thông qua Tuyên bố Singapore, Hiệp định khung về tăng cường hợp tác ASEAN và đặc biệt là quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trên cơ sở Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEFT), tiếp đó là hành loạt các điều ước quốc tế khác được ký kết trong lĩnh vực kinh tế - thương mại của ASEAN (Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ năm 1995, Hiệp định khung ASEAN về hợp tác về quyền sở hữu trí tuệ năm 1995, Hiệp đinh cơ bản về hợp tác công nghiệp năm 1996, ). Cũng như trong các khối thương mại khác, trước sự phát triển nhanh chóng của hoạt động hợp tác kinh tế trong khuôn khổ ASEAN, yêu cầu thiết yếu cần phải xây dựng một cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này một cách hiệu quả và khả thi. Việc nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á” cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Hợp tác giữa các quốc gia ASEAN ngày càng được mở rộng ở nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là lĩnh vực thương mại với mục tiêu nỗ lực hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN thành Cộng đồng kinh tế vào năm 2020. Song song với điều đó là một loạt các tranh chấp phát sinh từ việc giải thích, thực hiện hay áp dụng các hiệp định, thoả thuận được ký kết song phương hoặc đa phương. Hiện nay, trong giáo trình luật quốc tế của các cơ sở đào tạo luật chưa đề cập đến cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Còn trong các công trình khoa học trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, đã đề cập tới cơ chế trên tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp nói chung của ASEAN chứ chưa nghiên cứu sâu cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế - thương mại của ASEAN. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn a. Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu sự phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (sau đây gọi tắt là cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN) xuất phát từ mô hình ngoại giao là chủ yếu sang một hệ thống dựa trên các quy định pháp luật với tham chiếu cụ thể là bối cảnh ASEAN. Từ đó có cơ sở khoa học để đánh giá pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, cụ thể là đánh giá mức độ việc thông qua Nghị định thư về tăng cường giải quyết tranh chấp năm 2004 để từ đó có thể tiến hành giải quyết các vụ tranh chấp thương mại phát sinh trong khu vực. Bên cạnh đó, Luận văn cũng nghiên cứu xác định các triển vọng và thách thức mà ASEAN phải đối mặt trong việc thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của mình dựa trên việc so sánh với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong các hiệp định thương mại khác. Mặt khác, Luận văn xem xét cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam hiện nay, phương hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại để hài hoà hoá với cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN. b. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các quốc gia luôn được nhìn nhận là lĩnh vực phức tạp. Mặt khác, với sự phát triển của quan hệ quốc tế hiện nay, thực tiễn của hoạt động giải quyết các tranh chấp thương mại ở các tổ chức quốc tế nói chung và của ASEAN nói riêng đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Bản luận văn không đề cập được đến tất cả các vấn đề mà chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung sau: - Những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Triển vọng và thách thức của ASEAN trong việc thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của khu vực mình dựa trên việc so sánh với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong các hiệp định thương mại khác. - Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN - Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam c. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục đích và những nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã được tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp liệt kê, phương pháp tổng hợp, Đặc biệt, các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của khoa học pháp lý như: phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh, được sử dụng chủ yếu trong luận văn. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Qua quá trình nghiên cứu, luận văn góp phần làm rõ hơn sự phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN và pháp luật của ASEAN về giải quyết tranh chấp thương mại, tạo cơ sở khoa học để làm rõ và bước đầu hoàn thiện pháp luật quốc gia về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Về mặt thực tiễn, luận văn giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN. Từ đó có những kiến thức cơ bản về cơ chế này trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của khu vực nói chung và của Việt Nam nói riêng. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Chương 2: Pháp luật và thực tiễn vận hành cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Chương 3: Một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam để đáp ứng cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN

doc80 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3621 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - Thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp: (i) bên được yêu cầu tham vấn không trả lời trong thời hạn yêu cầu trả lời tham vấn; (ii) bên được yêu cầu không tiến hành tham vấn trong thời hạn tham vấn; (iii) tham vấn không giải quyết được trong thời hạn tham vấn. Bản thông báo yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài được gửi cho bên được yêu cầu tham vấn và Tổng thư ký ASEAN để thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên khác của ASEAN. Tranh chấp cũng có thể được đưa ra Hội đồng Điều phối ASEAN giải quyết nếu một bên tranh chấp không đồng ý với yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài hoặc bên được yêu cầu không có ý kiến gì về đề nghị thành lập hội đồng trọng tài trong thời hạn quy định. Nếu Hội đồng Điều phối ASEAN không quyết định được về cách thức giải quyết tranh chấp trong thời gian quy định (45 ngày kể từ ngày tranh chấp được chuyển cho Hội đồng) [Điều 9, 13], tranh chấp đó được coi là tranh chấp không giải quyết được và các bên có thể đưa tranh chấp đó ra Cấp cao ASEAN theo quy định tại Điều 26 Hiến chương ASEAN. Cần chú ý là theo quy định của Nghị định thư năm 2010 thì trọng tài được tiến hành phù hợp với các quy định của Nghị định thư và các Quy tắc trọng tài được quy định trong Phụ lục 4 của Nghị định thư. Tuy nhiên, các bên tranh chấp cũng có thể thống nhất thay đổi các quy định này cho phù hợp với trường hợp của mình. Nhìn chung, phần lớn các quy định về trọng tài cũng tương tự như các quy định về trọng tài của các thiết chế giải quyết tranh chấp khác như trong tài thương mại quốc tế (ICC), ICSID hay UNCITRAL. Chẳng hạn như hội đồng trọng tài bao gồm 3 trọng tài; mỗi bên tranh chấp lựa chọn 1 trọng tài; trọng tài thứ 3 sẽ do 2 bên tranh chấp cùng lựa chon, nếu không chọn được thì có thể yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Điều phối ASEAN chọn; chức năng của hội đồng trọng tài là kiểm tra tài liệu, chứng cứ và quyết định dựa trên các quy định của Hiến chương ASEAN và các văn kiện khác của ASEAN; quyết định của trọng tài được biểu quyết theo đa số; phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm và có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên…. Khác với TAC và Nghị định thư năm 2004, Nghị định thư năm 2010 quy định khá toàn diện và chi tiết về các thủ tục giải quyết tranh chấp bằng môi giới, trung gian, hoà giải, trọng tài tại các Phụ lục 1,2,3 và 4 của Nghị định thư. Ví dụ, về môi giới, ngoài các quy định về môi giới được quy định tại điều 6 và điều 7 của Nghị định thư năm 2010, Phụ lục 1 của Nghị định thư còn quy định cụ thể trình tự, thủ tục từ khi bắt đầu thực hiện môi giới (quy tắc 1) đến khi kết thúc (quy tắc 5), vai trò trách nhiệm của người môi giới (quy tắc 2), cách thức tiến hành (quy tắc 1 và 3), vấn đề bảo mật (quy tắc 4). Tương tự như vậy, về trọng tài, ngoài các quy định liên quan đến trọng tài quy định từ Điều 8 đến điều 17 của Nghị định thư năm 2010, Phụ lục 4 “Quy tắc trọng tài” còn quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến trọng tài viên và hội đồng trọng tài, bên thứ ba trong tranh chấp, thủ tục trọng tài, phán quyết trọng tài, chi phí trọng tài… Điều quan trọng là phán quyết trọng tài hay các thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng hình thức môi giới, trung gian hay hoà giải (nếu các bên nhất trí và ký vào thoả thuận giải quyết đó) đều có giá trị bắt buộc thực hiên đối với các bên tranh chấp và phải báo bằng văn bản cho Tổng thư ký ASEAN để giám sát thi hành. Với tên gọi “Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về cơ chế giải quyết tranh chấp”, Nghị định thư năm 2010 có tham vọng “quét”, nghĩa là xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp cho tất cả các loại tranh chấp còn lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của TAC, Nghị định thư năm 2010 và các văn kiện cụ thể khác của ASEAN. Các dạng tranh chấp còn lại này có thể nói rất đa dạng và phức tạp, có thể là các tranh chấp mang tính chính trị, có thể là các tranh chấp liên quan đến biên giới lãnh thổ hoặc các tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực nhạy cảm khác... Tuy nhiên, Nghị định thư năm 2010 không quy định cụ thể các loại tranh chấp nào được giải quyết theo Nghị định thư này. Hay nói cách khác, những vấn đề nào có thể tạo ra tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích, áp dụng Hiến chương và các văn kiện khác của ASEAN? Có ý kiến nghi ngại rằng với cách tiếp cận này thì liệu các cơ chế trong Nghị định thư có thực sự giúp Việt Nam giải quyết được tất cả các tranh chấp với các quốc gia ASEAN khác hay không? Liệu các cơ chế này có giúp Việt Nam và các quốc gia ASEAN giải quyết triệt để các tranh chấp liên quan đến biên giới lãnh thổ ở Biển Đông với Trung quốc? [35]. Đó là chưa kể đến việc Nghị định thư DSM đã được ký kết từ tháng 4/2010 nhưng vẫn còn cần hàng loạt công việc phải làm ngoài các thủ tục phê duyệt trong nước của các quốc gia thành viên; chẳng hạn như quy định về thủ tục trình các tranh chấp không giải quyết được lên Cấp cao ASEAN theo quy định tại Điều 26 của Hiến chương, thủ tục để hài hoà hoá các quy định về giải quyết tranh chấp nội khối và quốc tế theo quy định tại điều 28 của Hiến chương, các quy định về thủ tục yêu cầu Thư ký ASEAN giải thích Hiến chương theo quy định tại Điều 51của Hiến chương… Có lẽ đó là lý do khiến nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp cho rằng các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN chắc chắn nhưng còn chậm chạp. 2.2. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI CỦA ASEAN 2.2.1. Thực tiễn áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại chính thức của ASEAN theo các Nghị định thư Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN từ năm 1976 (từ khi có TAC) đến nay thì thấy rằng các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN đã và đang được xây dựng một cách hoàn thiện hơn, đáp ứng phần nào yêu cầu thực tiễn hoạt động của khối. Nếu ở TAC, chức năng của Hội đồng cấp cao mới chỉ giới hạn ở việc ghi nhận tranh chấp và khuyến nghị các biện pháp giải quyết tranh chấp thích hợp hoặc làm trung gian, hoà giải nếu các bên thống nhất đề nghị; trong Hiến chương ASEAN vai trò của Cấp cao ASEAN đã được nâng cao với quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp. Nghị định thư DSM còn có thêm một cơ chế giải quyết tranh chấp mới hơn so với trước, đó là trọng tài với các nguyên tắc, thủ tục, trình tự nhất định. Theo định nghĩa chung thì trọng tài là một trong những cách giải quyết tranh chấp ở đó các bên tranh chấp có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba làm trọng tài để xem xét vụ việc và đưa ra quyết định mang tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Ở đây, trọng tài chỉ được thành lập nếu có sự chấp thuận của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, liệu ASEAN có thực sự sử dụng đến phương thức giải quyết tranh chấp này trên thực tế hay không còn phụ thuộc vào việc các quốc gia thành viên có sẵn lòng để cho “người thứ ba” có cơ hội quyết định cho họ, bất chấp nguyên tắc chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ vốn là nguyên tắc cơ bản trong ASEAN. Trong nhiều trường hợp, ví dụ vấn đề liên quan đến nhân quyền, lợi ích quốc gia luôn được đề cao nhiều khi vượt cả lợi ích của khối. Vì vậy, việc lựa chọn trọng tài và hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp này trong thực tiễn ra sao vẫn còn trông chờ ở phía trước. Đây cũng là tình hình chung đối với các cơ chế giải quyết tranh chấp khác của ASEAN. Mặc dù phần lớn các quy định và thủ tục giải quyết tranh chấp trong các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN về cơ bản là rất rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ, nhưng trên thực tiễn, từ khi ra đời cho đến này, các cơ chế này ít khi được sử dụng, nếu các nước thành viên có sử dụng thì cũng chỉ dừng lại ở giai đoạn tham vấn. Khi có tranh chấp xảy ra, các nước thành viên tiến hành tham vấn, sau đó cùng nhau xây dựng thêm các cơ chế nhằm hạn chế sự vi phạm các thoả thuận đã cam kết 2.2.2. Thực tiễn áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại thông qua con đường ngoại giao Về mặt thực tiễn, mặc dù với các quy định và thủ tục về cơ bản là rất cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ nhưng kể từ khi ra đời cho đến nay, cơ chế này rất ít khi được sử dụng, nếu các nước thành viên có sử dụng thì cũng chỉ dừng lại ở giai đoạn tham vấn. Mỗi khi có tranh chấp xảy ra là các nước thành viên tiến hành tham vấn, sau đó lại cùng nhau xây dựng thêm các cơ chế nhằm hạn chế việc vi phạm các hiệp định. Điển hình cho thực tế này là sự kiện Việt Nam ban hành lệnh tạm ngừng nhập khẩu 12 mặt hàng vào tháng 5/1997 đã gây ra sự phản ứng của các nước thành viên khác (vì trong thực tế hợp tác kinh tế, việc một quốc gia không thông báo kịp thời về việc áp dụng những hành động hoặc biện pháp như ngừng nhập khẩu, tăng thuế, áp đặt hạn ngạch, hàng rào kĩ thuật… thường làm phương hại hay đe doạ làm phương hại đến lợi ích của các quốc gia thành viên khác) nhưng chỉ sau giai đoạn tham vấn, các nước ASEAN đã không đưa vụ việc ra giải quyết theo quy trình của Nghị định thư năm 1996 khi Việt Nam đã bãi bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu. Đồng thời, sự kiện này lại là tiền đề cho việc các nước thành viên khởi động xây dựng và kí kết Nghị định thư về thủ tục thông báo của ASEAN ngay sau đó [10]. Trên thực tế Hội đồng tối cao chưa bao giờ được thành lập và hiện nay không có một quốc gia thành viên nào sử dụng các điều khoản đã được đưa ra. Các nước thành viên ASEAN vẫn muốn tiếp tục sử dụng phương pháp giải quyết tranh chấp truyền thống như để khẳng định và xây dựng sự đồng thuận và nhất trí. Mô hình xây dựng một “ASEAN thân thiện, không đối đầu” đã cho phép các thành viên đồng ý gạt bỏ những bất đồng sang một bên để tiếp tục thảo luận và hợp tác trong các vấn đề hiện tại. Điều này đã được chứng minh trong một số tình huống. Ví dụ, chương trình động cơ diesel của Singapore thuộc dự án công nghiệp ASEAN (AIPS) không tăng thương mại nội khối ASEAN vì lợi ích xung đột kinh tế giữa các thành viên cá nhân và hợp tác khu vực. Các dự án đã được nhân đôi ở cấp và khu vực, quốc gia thành viên ASEAN, trong đó, Indonesia và Malaysia cũng muốn sản xuất động cơ diesel. Kết quả là, các thành viên này chỉ đơn giản là thi đấu với nhau trong các thị trường khu vực cho động cơ diesel khi các kế hoạch quốc gia về động cơ diesel đã được hoàn thành. Thực tế, không có quy định rõ ràng về các bản sao của AIPS và các sản phẩm quốc gia. Hiệp định cơ bản về AIPS nói, khi giao một dự án công nghiệp tương tự của ASEAN như các dự án quốc gia chỉ có thể được thành lập sau khi tham vấn với các nước thành viên và cũng với điều kiện là cơ sở cho các dự án công nghiệp ASEAN không bị ảnh hưởng bởi dự án mới đề nghị quốc gia. Tuy nhiên, dự án tương tự của quốc gia đã được hoạch định và vững chắc đã có trong giai đoạn đầu thực hiện trước khi phân bổ AIPS được phép tiến hành như dự án quốc gia. Các dự án như vậy sẽ được quy định với các chi trong theo đây có liên quan bổ sung kèm theo thỏa thuận.  Quy định này cho phép các dự án quốc gia để tồn tại cùng với các dự án của AIPS. Nói cách khác, sẽ khó có một dự án nào đó có một vị trí độc quyền trong ASEAN. Tuy nhiên, không có một tổ chức chính thức nào có thể quyết định xem dự án công nghiệp của ASEAN có thể không bị ảnh hưởng cũng không phải là một tiêu chuẩn cố định có thể được sử dụng để định nghĩa "ảnh hưởng" đã có trong quy định của ASEAN.  Hiệp định cơ bản về AIPS cũng không có quy định về sự tồn tại của các tổ chức mà chỉ có thể xem xét dự án quốc gia đã có kế hoạch vững chắc trong giai đoạn đầu của họ hay chưa. Ban đầu Singapore cho rằng khu vực đặc biệt ưu đãi thuế quan sẽ được dành cho động cơ diesel của họ và sẽ không có nhà máy động cơ diesel nào được phép thành lập ở các nước ASEAN khác. Tuy nhiên khi dự án động cơ diesel của Singapore được đưa ra thì Indonexia nói rằng họ cũng phát triển các sản phẩm tương tự trong hoạt động hợp tác với Deutz của Đức. Tương tự như vậy, Malaysia cũng đã có kế hoạch cho năm nhà máy sản xuất các sản phẩm cùng loại, Philippines cũng đã có bốn nhà máy như vậy. Có thể nói rằng, sao chép sản phẩm đã xảy ra. Tuy nhiên bất chấp phản đối của Singapore, các vấn đề về sao chép sản phẩm vẫn chưa được giải quyết và trở thành một điểm chính trong sự bất đồng giữa Indonexia và Singapore dẫn tới việc thu hồi các dự án động cơ diesel của Singapore AIPS vào năm 1978 [18]. Việc thực hiện Đề án công nghiệp ASEAN (AIC) là một ví dụ điển hình khác [18]. Đề án này đã được đưa ra từ năm 1976 nhưng đến cuối năm 1985 Đề án mới chỉ có một tác động tối thiểu về kích thích thương mại nội khối Asean và tham vấn với khu vực tư nhân để xác định các vấn đề cần thực hiện và biện pháp giải quyết. Nguồn gốc dẫn đến sự sụp đổ của Đề án đó là sự không rõ ràng trong các quy định về lựa chọn sản phẩm, tiếp cận thị trường và kinh phí đầu tư. Tuy nhiên hầu hết các nước thành viên ASEAN đã thành công trong việc hợp tác với bên thứ ba về thiết lập ngành công nghiệp ôtô của riêng mình, đó cũng chính là các loại hình hợp tác kinh tế đã được dự kiến của Đề án này. Điều này là khó hiểu vì rõ ràng rằng họ đã sẵn sàng hợp tác với bên thứ ba khác nhưng đã không làm những điều tương tự đối với các quốc gia thành viên ASEAN khác. Việc thực hiện thoả thuận ưu đãi thương mại (Preferential Trading Arrangements - PTAs) minh họa thêm một thất bại nữa của Đề án kinh tế ASEAN. PTAs được đưa ra vào năm 1977 với dự định mở rộng thương mại nội khối ASEAN bằng cách giảm thuế quan đối với hàng hoá được sản xuất tại quốc gia thành viên ASEAN. Theo đó, một nhà nhập khẩu ASEAN sẽ phải trả mức thuế suất đối với một sản phẩm nếu sản phẩm đó bắt nguồn từ một nước thành viên ASEAN thấp hơn mức thuế suất đối với sản phẩm bắt nguồn từ một nước không phải là thành viên của ASEAN. Tuy nhiên kế hoạch này cũng không thành công do sự phân đôi lợi ích quốc gia, khu vực và các sản phẩm được cung cấp với ưu đãi thuế quan khiến giá trị nhập khẩu thấp đồng thời ảnh hưởng bởi quy luật của yêu cầu xuất xứ. Cách giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao phản ánh những khuynh hướng văn hoá của các nước thành viên ASEAN trong việc tránh xung đột và phù hợp với thái độ xã hội Châu Á là hoà bình giải quyết tranh chấp. Ví dụ, ở Thái Lan việc giải quyết tranh chấp theo phương thức tránh xung đột được đánh giá rất cao và kiện tụng được xem là một hình thức giải quyết tranh chấp không phù hợp. Những đặc điểm văn hoá tiêu biểu và truyền thống của Châu Á đã được thể hiện rõ nét trong thực tiễn ASEAN và đang được thể hiện trong Nghị định thư năm 2004. Các phương thức giải quyết tranh chấp chính thức như tham vấn, trung gian, hoà giải rõ ràng phù hợp với văn hoá của ASEAN và được thể chế hoá trong Nghị định thư năm 2004. Các quy định của Nghị định thư năm 2004 tạo thuận lợi cho các bên tranh chấp với nhiều cơ hội để tham khảo ý kiến, hoà giải với hy vọng rằng các bên sẽ xây dựng và sửa đổi hành vi của mình đối với tranh chấp và như vậy việc kiện tụng có thể tránh được. 2.3. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT ASEAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI 2.3.1. Ưu điểm Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại được hoàn thiện dần từ Nghị định thư năm 1996 đến Nghị định thư năm 2004 và Hiến chương ASEAN. Có thể nói dù là cơ chế nào thì mục đích đều là hoà bình giải quyết các tranh chấp phát sinh và ngăn ngừa những tình thế có thể đe doạ hoà bình, an ninh khu vực. Nghị định thư năm 1996, có thể nói, về cơ bản đã ghi nhận và tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp dành riêng cho lĩnh vực kinh tế - thương mại được hy vọng sẽ giải quyết những thiếu sót trong AFTA và các hiệp định liên quan. Nó có sự mô phỏng nhất định mô hình giải quyết tranh chấp thương mại của WTO mặc dù không hoàn thiện như WTO, nguyên tắc đa số được sử dụng để thông qua các quyết định; SEOM và AEM – hai thiết chế của ASEAN được sử dụng để tham gia vào hoạt động giải quyết tranh chấp, nó thường chịu những ảnh hưởng chính trị nhất định trong việc đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp, do đó, lợi ích của các bên tranh chấp đôi khi không được coi trọng hàng đầu. Nghị định thư năm 2004 đã sử dụng nguyên tắc đồng thuận phủ quyết cho việc thành lập Ban hội thẩm, thông quan báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm. Đây là một điểm cải tiến so với Nghị định thư năm 1996, nguyên tắc này đảm bảo cho tất cả các tranh chấp đã được thông qua tham vấn mà không có kết quả thì đều có thể được giải quyết tại Ban hội thẩm. Hơn nữa, trong Nghị định thư năm 2004, Ban hội thẩm là cơ quan trực tiếp xem xét giải quyết tranh chấp, đưa ra các khuyến nghị và kết luận cho tranh chấp đó chứ không chỉ dừng lại ở mức độ xem xét và tìm kiếm các tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp, rồi trình báo cáo lên SEOM để cơ quan này xem xét và ra quyết định. Thêm vào đó, những thành viên của Ban hội thẩm là những cá nhân được tuyển chọn từ những người có đủ tài năng, trình độ cũng như cơ chế hoạt động để đảm bảo tính khách quan, vô tư khi xem xét giải quyết tranh chấp; cùng với Cơ quan phúc thẩm được thành lập chuyên trách và thường trực (trước đây, ASEAN sử dụng AEM là cơ quan kiêm nhiệm thêm việc giải quyết tranh chấp) sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp được chính xác, hiệu quả và tạo được lòng tin đối với các bên tranh chấp, bởi lẽ, chính những cơ quan này là người trực tiếp xem xét, đưa ra kết luận, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, những kết luận này sẽ phải được SEOM thông qua. Nghị định thư năm 2004 cũng thiết lập một khoảng thời gian chặt chẽ cho mỗi bước trong tiến trình giải quyết tranh chấp và quy định các biện pháp mang tính pháp lý hơn ở các giai đoạn thực thi. Để khuyến khích bên thua kiện thực hiện phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp, Nghị định thư năm 2004 đưa ra biện pháp tạm ngừng ưu đãi hay thực hiện nghĩa vụ (thay thế cho biện pháp đình chỉ ưu đãi). Hơn nữa, các lĩnh vực áp dụng biện pháp này cũng được mở rộng và quy định thực hiện theo trình tự, nguyên tắc cụ thể. Đây sẽ là một sân chơi lành mạnh cho các nước thành viên để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả và sẽ là đòn bẩy cho những quốc gia kém phát triển hơn trong việc đàm phán với các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh hơn trong ASEAN với niềm tin rằng các thoả thuận sẽ được thực thi. Tất cả các thủ tục trên sẽ duy trì tính nhất quán của cơ chế giải quyết tranh chấp. Đây là một sự trang bị thiết yếu cho ASEAN để hội nhập và hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn nữa cũng như đẩy nhanh quá trình hoàn thành xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng và Cộng đồng ASEAN nói chung vào năm 2020. Từ những quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN, có thể thấy rõ rằng, bên cạnh một vài nét khác biệt được thay đổi để phù hợp với ASEAN thì Nghị định thư năm 2004 rất giống với cơ chế giải quyết tranh chấp theo Bản thoả thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO (DSU). Như vậy, ASEAN có xu hướng tạo thảnh một mô hình cơ chế giải quyết tranh chấp thu nhỏ của WTO trong khu vực. Mặc dù thiếu đi sự độc đáo và riêng biệt nhưng Nghị định thư năm 2004 vẫn tạo ra và hoàn thành về mặt pháp lý một cơ chế giải quyết tranh chấp theo hướng chuyển đổi sang cơ chế xét xử mang tính pháp lý hoàn toàn. Có lẽ, bằng cách áp dụng một cơ chế tương tự với DSU, tính chấp nhận của nó sẽ được đảm bảo khi chín trong số mười thành viên của ASEAN là thành viên của WTO, đồng thời DSU được coi là một cơ chế đáng tin cậy để giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO. 2.3.2. Hạn chế Là một mô hình được mô phỏng gần như hoàn toàn, chỉ có sự thay đổi mà không mang tính sáng tạo cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO, do đó, cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN cũng chứa đựng những hạn chế mà DSB của WTO gặp phải. Quy định về khung thời gian giải quyết tranh chấp quá dài, tổng thời gian giải quyết tranh chấp là gần 15 tháng (chưa kể thời gian gia hạn thêm trong một số trường hợp). Điều này khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật theo các hiệp định được ký kết trong khuôn khổ ASEAN sẽ bị duy trì, có thể sẽ gây thiệt hại cho các nước thành viên là bên bị vi phạm đồng thời khiến cho các bên tranh chấp phải tốn kém về tài chính trong việc duy trì quá trình giải quyết tran chấp. Ngoài ra, theo Nghị định thư thì các cuộc họp của Ban hội thẩm hay Cơ quan phúc thẩm đều phải được giữ kín, các nước thành viên ASEAN chỉ biết đến kết quả giải quyết tranh chấp theo báo cáo của Ban hội thẩm được SEOM thông qua chứ không được biết cụ thể quá trình xem xét, giải quyết tranh chấp diễn ra như thế nào. Điều này cho thấy Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN thiếu tính công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết tranh chấp. Việc không công khai, minh bạch quá trình giải quyết tranh chấp sẽ dẫn tới việc giảm đi sự tin tưởng của các nước thành viên vào cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại hiện có vì nghi ngở sự khách quan, vô tư, công bằng của cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo như cơ chế giải quyết tranh chấp hiện nay của ASEAN thì Cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét khía cạnh giải thích và áp dụng pháp luật của Ban hội thẩm chứ không tiến hành điều tra lại vụ việc. Như vậy, phạm vi hoạt động của Cơ quan phúc thẩm khá hẹp và chưa rõ ràng. Thẩm quyền của Cơ quan phúc thẩm cần được mở rộng hơn trong một số trường hợp như: Xuất hiện những tình tiết mà chưa được Ban hội thẩm xem xét nhưng tình tiết đó liên quan trực tiếp tới vụ tranh chấp thì cần trao thẩm quyền xem xét đó cho Cơ quan phúc thẩm để đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp được chính xác; Ban hội thẩm đưa ra kết luận không đủ chứng cứ, bỏ sót các vấn đề chưa được giải quyết trong vụ tranh chấp thì cũng cần trao thêm quyền cho Cơ quan phúc thẩm trong trường hợp này. Đa số các nước ASEAN đều là các nước đang phát triển, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước ASEAN vẫn tồn tại một khoảng cách khá lớn. Do đó, biện pháp đền bù và tạm ngừng ưu đãi hay thực hiện nghĩa vụ để đảm bảo các bên thi hành phán quyết được đưa ra thực sự không đem lại hiệu quả. Biện pháp này rất khó để vận dụng với nhóm nước kém phát triển khi các nước này là một bên của tranh chấp. Thêm vào đó, quy định về thành viên của Ban hội thẩm ưu tiên các cá nhân đến từ các nước thành viên ASEAN, bên cạnh đó là triển vọng cho các ứng cử viên khác đến từ quốc gia ngoài ASEAN. Nếu quá đề cao vấn đề này thì có thể sẽ bỏ qua các cá nhân thực sự có năng lực và trình độ hơn cũng như hạn chế cơ hội học hỏi những cá nhân có nhiều kinh nghiệm đến từ các quốc gia khác đặc biệt là các quốc gia phát triển. Mặt khác, thành viên Ban hội thẩm ngoài chuyên môn tốt về luật thương mại quốc tế còn cần phải có trình độ Tiếng Anh tốt. Điều này là vì ngôn ngữ chính thức của ASEAN là tiếng Anh và tất cả các tài liệu mà ASEAN đưa ra đều bằng ngôn ngữ này. Từ sự nghiên cứu được tiến hành bằng kinh nghiệm của NAFTA cho thấy rằng một trong những yếu tố có thể được coi là nguyên nhân gây chậm trễ có thể xảy ra với tiến trình giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm là vấn đề khó khăn về ngôn ngữ. Như đã phân tích ở các phần trước, ASEAN có sự mô phỏng theo mô hình giải quyết tranh chấp của WTO nhưng không phải mô phỏng hoàn toàn. Trong ASEAN không thành lập một cơ quan chuyên trách trực thuộc ASEAN để giải quyết tranh chấp mà vẫn sử dụng thiết chế chính trị SEOM với vai trò là người quản lý, điều hành. Ban hội thẩm được thành lập cùng Cơ quan phúc thẩm đưa ra kết luận giải quyết tranh chấp nhưng SEOM vẫn là cơ quan thông qua kết luận đó, kết luận này có thể mang tính chính trị, đó là điều không tránh khỏi. Việc lựa chọn cách thức này sẽ cho thấy những ảnh hưởng về mặt chính trị trong quá trình giải quyết tranh chấp, sự hy sinh vì lợi ích chung của khu vực đôi khi được đặt cao hơn việc hướng đến kết quả ngang bằng giữa các bên tranh chấp. Hơn nữa, ASEAN là một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội chứ không chỉ có lĩnh vực kinh tế nên khi giải quyết tranh chấp trong bất kì lĩnh vực nào, để gìn giữ mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước thành viên, các nước luôn phải cân nhắc thoả đáng mọi khía cạnh và đôi khi điều đó vượt ra khỏi phạm vi tranh chấp và giải quyết tranh chấp đơn thuần giữa các bên tranh chấp. Ngoài ra, việc đảm bảo thực thi các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo cơ chế của ASEAN vẫn chưa thực sự hiệu quả, cụ thể như: mặc dù có rất nhiều biện pháp được đưa ra để thực thi các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp như đền bù hoặc tạm ngừng ưu đãi hay thực hiện nghĩa vụ, giám sát việc thực thi thông qua SEOM, tuy nhiên không có những đảm bảo mang tính bắt buộc nào, không có một cơ quan cưỡng chế thi hành và như vậy quốc gia thua kiện vẫn có thể không thực hiện phán quyết. Chương 3 MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỂ ĐÁP ỨNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI CỦA ASEAN 3.1. TÌNH HÌNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRONG QUAN HỆ SO SÁNH VỚI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CỦA ASEAN Quan hệ kinh tế quốc tế cùng với mối quan hệ chính trị, ngoại giao, văn hoá…là những nhân tố quan trọng cấu thành nên bức tranh tổng thể về quan hệ quốc tế ở mỗi thời kì lịch sử nhất định. Cùng với xu thế toàn cầu hoá trong quan hệ quốc tế nói chung, hoạt động kinh tế quốc tế đang đạt được bước phát triển mạnh chưa từng thấy mang tính thời đại sâu sắc và sẽ còn tiếp tục được bổ sung, phát triển hơn nữa bởi những nhân tố mới trong tương lai. Trong bối cảnh đó, các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết nhanh chóng, hiệu quả nhằm đảm bảo các hoạt động đó được diễn ra một cách liên tục và thuận tiện. Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp thương mại là vấn đề vô cùng phức tạp do tham gia vào các quan hệ này có nhiều chủ thể, thuộc những hệ thống pháp luật khác nhau,… Do đó, việc lựa chọn được một phương thức giải quyết tranh chấp hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo và thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế phát triển thuận lợi. Trên thực tế, Toà án là cơ quan có đủ chức năng để thực hiện những cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp nói chung. Song các đặc tính gay gắt, phức tạp và sòng phằng của các hoạt động thương mại thì bên cạnh Toà án còn có những biện pháp giải quyết tranh chấp khác có hiệu quả hơn nhiều, một trong những biện pháp đó là Trọng tài. Là một thành viên trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế phát triển chung của thế giới. Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển về kinh tế với các quốc gia khác và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Năm 1986, Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi tư duy kinh tế có ý nghĩa lớn lao này đã đặt nền móng cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế liên tục của nước ta trong thời gian qua. Từ khi chúng ta thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 100 nước trên thế giới, ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Bối cảnh đó đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng không ít thử thách mà chúng ta phải đối mặt, đặc biệt là việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có một chế định pháp luật hiện đại về trọng tài vì đây là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại hữu hiệu nhất hiện nay. Tại Việt Nam, pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại được thể chế hóa trên cơ sở các nguyên tắc hiến định của Hiến pháp năm 1992. Đó là các nguyên tắc về quyền tự do kinh doanh (Điều 57), nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật (Điều 52), nguyên tắc xét xử công khai của Tòa án (Điều 131). Văn bản luật quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế - thương mại phải kể đến Luật đầu tư được ban hành năm 2005; Luật thương mại năm 2005, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế; Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995. Ngoài ra các văn bản Luật như Bộ luật dân sự, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992, sửa đổi năm 1993 và năm 1995, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1992, sửa đổi năm 1995 cũng giữ vai trò rất quan trọng trong vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh. Bộ luật dân sự Việt Nam đưa ra những nguyên tắc chung làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền xác định và giải quyết tranh chấp, ví dụ vấn đề hiệu lực của hợp đồng, vấn đề áp dụng pháp luật đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Pháp luật đầu tư nước ngoài cho phép các bên trong lĩnh vực này được phép giải quyết tranh chấp trước hết thông qua thương lượng, hòa giải. Nếu không thỏa thuận được thì tranh chấp sẽ giải quyết thông qua tổ chức trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam hoặc tổ chức trọng tài nước ngoài hoặc trọng tài quốc tế hay trọng tài Adhoc. Luật thương mại quy định các tranh chấp được giải quyết trước hết thông qua thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không đạt được kết quả thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án. Thủ tục tố tụng sẽ được tiến hành theo thủ tục tố tụng của trọng tài hoặc tòa án mà các bên lựa chọn [14]. Các quy định về giải quyết tranh chấp trong Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 và Bộ luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 đều tạo điều kiện cho các bên tranh chấp có quyền lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp thuận lợi cho mình. Các phương thức này có thể là thương lượng, hòa giải giữa các bên, có thể là phương pháp trọng tài hoặc giải quyết theo con đường tòa án. Thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài hoặc tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của trọng tài, tòa án mà các bên đã lựa chọn. Giống như các nước khác, tại Việt Nam vấn đề thương lượng, hoà giải chưa được quy định trong văn bản luật mà được quy định trong các văn bản, điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp. Tương tự Campuchia, hòa giải là thủ tục bắt buộc và giai đoạn cần thiết trong thủ tục tố tụng của tòa án (9). Pháp luật luôn tạo điều kiện thuận lợi để các bên có thể tiến hành thương lượng hoà giải với nhau. Thậm chí pháp luật còn khuyến khích về vật chất cho các trường hợp hoà giải thành (9). Trước đây tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết chủ yếu bằng con đường khiếu nại, nếu không có kết quả mới đưa ra trọng tài. Vai trò của thương lượng, hòa giải hầu như không đáng kể. Sang thời kỳ đổi mới vấn đề thương lượng hòa giải được đặt ra thành nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp kinh tế. Luật thương mại, Luật hàng hải, Luật đầu tư nước ngoài... đều quy định các tranh chấp trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Việc thương lượng, hòa giải có thể tiến hành từ khi tranh chấp mới phát sinh hoặc trong lúc tiến hành giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp khác như tòa án hoặc trọng tài. Thương lượng hòa giải trong quá trình tố tụng là thủ tục bắt buộc đối với cả trọng tài và tòa án. Trong quá trình xét xử, nếu các bên hòa giải được với nhau thì được trả lại 50% tiền tạm ứng án phí đã nộp. Mặc dù thương lượng, hòa giải được pháp luật quy định thành nguyên tắc bắt buộc và luôn khuyến khích các bên thực hiện nhưng thực tế Việt Nam còn thiếu sự nghiên cứu một cách hệ thống để làm rõ các vấn đề lý luận về hòa giải và đưa ra các mô hình có hiệu quả. Cho đến nay, vấn đề giá trị pháp lý của thoả thuận đạt được trong thương lượng còn đang bị bỏ ngỏ làm giảm tác dụng của việc thương lượng trong giải quyết tranh chấp. Qua thực tiễn xét xử, có thể thấy tỉ lệ các vụ hoà giải chiếm tương đối cao trong tổng số các vụ giải quyết tranh chấp kinh tế. Điều này chứng tỏ rằng, thương lượng, hoà giải đang được các nhà kinh doanh ưa chuộng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên có thể thấy, các quy định về hoà giải vẫn còn mang tính hình thức, chưa thể hiện được vai trò trung gian của người làm công tác hoà giải. Điều cơ bản là chúng ta vẫn chưa xây dựng được những quy tắc hoà giải để làm cơ sở cho các bên tranh chấp vận dụng (9). Hoà giải ngoài tố tụng không được sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật. Vấn đề đặt ra khi các bên không tự nguyện thi hành các thoả thuận đã đạt được trong quá trình hoà giải. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết các tranh chấp tiếp theo giữa các bên và pháp luật Việt Nam hiện còn bỏ ngỏ vấn đề này. Như vậy, nhìn chung các quy định về giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của pháp luật Việt Nam phù hợp với các quy định về giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN. 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI Gia nhập ASEAN là một trong những quyết sách hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995 đã và sẽ góp phần biến quan hệ đối ngoại từ trạng thái đối đầu, nghi kỵ lẫn nhau sang hợp tác hữu nghị, mở rộng thị trường, có thêm đối tác, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trong khu vực cũng như trên thế giới. Nhờ việc tham gia ASEAN mà Việt Nam đạt được những lợi ích về kinh tế, thương mại và đầu tư; quan hệ song phương giữa Việt Nam và các nước ASEAN ngày càng thắt chặt. Việt Nam có cơ hội gặp gỡ, trao đổi quan điểm với nhiều nước lớn là các bên đối thoại của ASEAN như Trung Quốc, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Australia, ... Việc tham gia ASEAN cũng tạo cơ hội để đội ngũ cán bộ của Việt Nam học hỏi kinh nghiệm khi bước vào tiến trình hội nhập quốc tế. Nhằm hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam đã và đang thực hiện một chính sách kinh tế mở. Mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, Việt Nam vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vừa nắm bắt được những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm kinh doanh của các quốc gia phát triển. Vấn đề đặt ra là khi mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế chúng ta buộc phải xem xét, chấp nhận các tập quán thương mại quốc tế và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế về các lĩnh vực thương mại kinh doanh quốc tế. Mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế đã tác động tích cực vào nền kinh tế của Việt Nam làm các hoạt động kinh doanh trở nên đa dạng, sôi động và đương nhiên sẽ dẫn đến phát sinh các tranh chấp trong hoạt động thương mại ngày càng nhiều và gay gắt. Các chủ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đều quan tâm đến sự bảo đảm về mặt pháp lý cho hoạt động kinh doanh của mình và pháp luật phải đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích chính đáng của họ khi nảy sinh tranh chấp. Chính vì vậy khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, ngoài các yếu tố đảm bảo về mặt pháp lý cho hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thì các chủ đầu tư cũng đặc biệt quan tâm tới việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, giải quyết tranh chấp phải nhanh chóng, hiệu quả mới đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ. Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại cần được hoàn thiện theo định hướng sau: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam cần xác định đúng vị trí, vai trò của quá trình giải quyết tranh chấp thương mại trong bối cảnh Việt Nam hiện nay cũng như phải phù hợp với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong ASEAN. Để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại nên có sự nghiên cứu, tham khảo pháp luật của một số quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế nói chung và tổ chức thương mại nói riêng khác bởi quá trình xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam đi sau rất nhiều. Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại phải được hoàn thiện theo hướng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong từng thời kì đồng thời đảm bảo tính khả thi. Không thể xây dựng một khung pháp lý chung chung, mang tính khái quát, đưa ra những vấn đề trong luật nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể áp dụng trong thực tiễn. Bởi sự vận động liên tục, đa dạng của các quan hệ kinh tế - thương mại trong thực tiễn quốc tế cũng như các quan hệ kinh tế - thương mại trong nước, các tranh chấp thương mại sẽ ngày càng phát sinh đa dạng và phức tạp, để cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam hoạt động một cách có hiệu quả, hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam phải mang tính ổn định, hoàn thiện kịp thời để phù hợp với cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI 3.2.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam Trong những năm gần đây, ASEAN đã ký kết một số thoả thuận ràng buộc các nước thành viên ASEAN, cụ thể như: Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN năm 1992 thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, đầu tư,…Các thoả thuận này xây dựng một môi trường kinh tế ASEAN năng động. Trong tháng 10 năm 2003, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất hướng tới thành lập Cộng đồng ASEAN bao gồm ba trụ cột: Cộng đồng kinh tế ASEAN, Cộng đồng an ninh ASEAN và Cộng đồng văn hoá, xã hội ASEAN, như vậy ASEAN đã chuyển dần từ hợp tác vào hội nhập và Việt Nam là một thành viên của ASEAN, điều đó có nghĩa là Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài quá trình đó. Việt Nam tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn nữa tức là sẽ có rất nhiều hiệp định thương mại mang tính ràng buộc pháp lý cao được ký kết và điều này sẽ kéo theo sự gia tăng các tranh chấp sẽ phát sinh từ việc giải thích, thực hiện các hiệp định. Việt Nam là một bộ phận không tách rời của ASEAN và chủ trương tham gia hợp tác ASEAN với phương châm “chủ động, tích cực, và có trách nhiệm”, góp phần xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ, vững mạnh và là hạt nhân trong cấu trúc mới đang định hình ở khu vực. Việt Nam sẽ chủ động đề xuất các sáng kiến và ý tưởng mới nhằm thúc đẩy hợp tác và tăng cường liên kết ASEAN; tích cực cùng ASEAN giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp cũng như các thách thức đang đặt ra, nhằm duy trì sức sống cũng như giá trị của Hiệp hội trong hoàn cảnh mới; có trách nhiệm cùng ASEAN nỗ lực thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết đã đề ra, với ưu tiên hàng đầu hiện nay là xây dựng thành công một Cộng đồng ASEAN (AC) vững mạnh, thống nhất và gắn kết. Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ giảm thuế quan theo Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) năm 2006 theo đúng tiến độ. Bên cạnh việc tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế nội khối, Việt Nam rất tích cực tham gia thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác bên ngoài, như đàm phán các hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác. Thí dụ: Ký Hiệp định thương mại hàng hóa và Hiệp định thương mại dịch vụ với Trung Quốc (2007); Ký Thỏa thuận về Đối tác kinh tế toàn diện (tháng 2/2008) với Nhật Bản; Ký Hiệp định thương mại Hàng hóa và Hiệp định Thương mại Dịch vụ với Hàn Quốc, … Ngày 24/5/2005, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 được ban hành, nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Một trong những định hướng được nêu trong Nghị quyết số 48 nêu trên là hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài, hoà giải) phù hợp với tập quán thương mại quốc tế. Tham gia các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp, nhất là các điều ước liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của toà án, quyết định trọng tài thương mại. Với việc thông qua Nghị định thư năm 2004 và mới đây là Nghị định thư năm 2010, ASEAN đang ngày càng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại dựa trên hệ thống mang tính chất pháp lý chặt chẽ, thay thế cho cách thức giải quyết tranh chấp truyền thống của ASEAN dựa trên con đường ngoại giao là chủ yếu. Để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào cơ chế này, pháp luật Việt Nam về giải quyết các tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế - thương mại nói riêng cần ngày càng hoàn thiện, thay đổi một cách linh hoạt phù hợp với cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN. 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại để hài hoà với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN Nếu xét về mặt pháp lý thì cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại hiện nay của ASEAN là một cơ chế mang tính pháp lý chặt chẽ, dường như là một bước chuyển mạnh mẽ, mang tính đột phá của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, từ một cơ chế mang tính ngoại giao truyền thống lên một mức độ hoàn thiện cao hơn. Do vậy, để hài hoà hoá pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại trong nước với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của khu vực, Việt Nam cần xây dựng và ban hành một khung phải lý mang tính chặt chẽ trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại. Cụ thể, các văn bản chuyên biệt trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế phải được hệ thống hoá, tránh sự trùng lặp, chồng chéo lẫn nhau trong quá trình áp dụng để giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh. Điểu chỉnh chính sách, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại cho phù hợp với các quy định trong cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN. Cần chuẩn bị tốt về luật sư, tài liệu, tài chính và tâm lý khi tham gia các vụ kiện trong ASEAN. Đảm bảo tốt công tác tuyên truyền ý thức pháp luật thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp và công chúng để hạn chế xảy ra tranh chấp. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về giải quyết tranh chấp thương mại cũng như các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại của pháp luật trong nước. Đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi để tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để xây dựng và phát triển khuôn khổ pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại cho ASEAN, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền rộng rãi về ASEAN nói chung, pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN nói riêng và sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN để tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, người dân, doanh nghiệp, qua đó huy động sự tham gia và đóng góp rộng rãi vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. KẾT LUẬN Kể từ khi thông qua Hiệp định thương mại tự do ASEAN vào năm 1992, ASEAN đã thể hiện sự quan tâm đến hợp tác kinh tế trong khu vực. Dần dần, ASEAN đã có vị trí trước các tổ chức quốc tế trong khu vực Đông Nam Á. Đề đạt điều này, ASEAN đã không ngừng tăng cường và cải thiện các cơ chế, thể chế, các cơ quan của mình, nâng cao tầm vóc của ASEAN như một tổ chức kinh tế khu vực. ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 là nền tảng cho Kế hoạch của ASEAN vào năm 2020 và kêu gọi việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020. Để triển khai việc này, các thành viên ASEAN đã tăng cường hợp tác kinh tế khu vực và ký kết các hiệp định thương mại. Quan trọng hơn cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã thiết lập được một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trên cơ sở học hỏi cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên của các tổ chức thương mại quốc tế. ASEAN đã cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại của mình từ việc sử dụng các biện pháp ngoại giao chuyển sang các biện pháp dựa trên hệ thống xét xử. Sự chuyển đổi một cách toàn diện này đã được chứng minh trong việc thông qua Nghị định thư năm 2004, được mô phỏng giống như DSU của WTO với sự thành lập Ban hội thẩm độc lập và các phương pháp pháp lý chặt chẽ, đại diện cho một kỷ nguyên mới và thay đổi một trong các trọng tâm của ASEAN. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN có thể được coi là vẫn trong giai đoạn rất sớm của sự phát triển. Đến nay, trên thực tế chưa có trường hợp tranh chấp thương mại nào được giải quyết theo Nghị định thư năm 2004 và mới đây là Nghị định thư năm 2010. Do đó cơ chế này chưa được kiểm chứng và bất kì phân tích hiệu quả của cơ chế trong giai đoạn này chỉ mang tính chất suy đoán. Tuy nhiên, việc xem xét các vấn đề thủ tục quan trọng đã phát sinh liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại tại các tổ chức thương mại quốc tế cho thấy rằng trong khi ASEAN đã đi một chặng đường dài để áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại thì quá trình chuyển đổi này vẫn chưa hoàn thành, khó khăn trong việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN vẫn có thể phát sinh và con đường ngoại giao vẫn có thể ảnh hưởng tới kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp. Trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, giai đoạn tham vấn có giá trị gia tăng ở chỗ nó cung cấp cho các bên tranh chấp một cơ hội để làm rõ sự kiện pháp lý phát sinh và các yêu cầu của người khiếu nại để xua tan đi những hiểu lầm có thể có là tính chất thực tế của biện pháp bị cáo buộc là vi phạm các quy định của WTO. Điều này đã khiến cho hoạt động tham vấn trở nên hết sức linh hoạt, đặt nền tảng để giải quyết các thủ tục tố tụng tiếp theo. Tính năng này có thể được sử dụng bởi các nước thành viên ASEAN để làm cho cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại được linh hoạt hơn. Nghị định thư năm 2004 đã mô phỏng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO. Do đó, có thể nói rằng ASEAN có ý định tạo một cơ chế giải quyết tranh chấp WTO mini trong khu vực ASEAN. Bất kể là thiếu độc đáo, Nghị định thư năm 2004 bề ngoài đã hoàn thành việc chuyển đổi sang cơ chế xét xử đầy đủ tính pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp thương mại trong khu vực ASEAN. Có lẽ, bằng cách áp dụng cơ chế tương tự như DSU, việc chấp nhận Nghị định thư năm 2004 sẽ đảm bảo tám trên mười thành viên ASEAN cũng là thành viên của WTO và DSU đã được coi là cơ chế đáng tin cậy để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên WTO. Hơn nữa, một thoả thuận quốc tế không kèm theo các biện pháp cụ thể để giải quyết các tranh chấp phát sinh sẽ trở nên vô ích trong thực tế áp dụng. Cơ chế giải quyết tranh chấp được tạo ra để giải thích rõ các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia tham gia ký kết quy định tại các hiệp định. Từ nay đến khi tiến tới thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020, đó là giai đoạn quan trọng đối với ASEAN, là quãng thời gian để các nước thành viên ASEAN tìm hiểu và áp dụng Nghị định thư năm 2004 khi có tranh chấp thương mại phát sinh. Về mặt thực tiễn, mặc dù là có các quy định và thủ tục về cơ bản là rất cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ nhưng kể từ khi ra đời cho đến nay chưa có thành viên nào khởi xướng việc áp dụng Nghị định thư năm 2004. Điều này không có nghĩa là các tranh chấp thương mại không phát sinh và tồn tại mà các thành viên ASEAN vẫn không muốn sử dụng các thủ tục pháp lý mà họ đã thiết lập. Những năm tiếp theo sẽ là những năm quan trọng để ASEAN tiếp tục thông qua và thực hiện các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng chắc chắn rằng những hạn chế và thiếu sót trong luận văn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Hội đồng khoa học, các thầy cô để luận văn của tôi được hoàn thiện. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Báo cáo của EPG (Eminent Person Group) về Hiến chương ASEAN, phần 3 “Khuyến nghị đối với Hiến chương ASEAN”, tr.40. Dương Thị Thanh Mai (2002), “Một số vấn đề về pháp luật kinh doanh và đầu tư của các nước ASEAN”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp”. Trần Thăng Long (2006), Về một số cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (12). Nguyễn Duy Quý (2001), Tiến tới một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. TS. Nguyễn Vĩnh Thạnh – ThS. Lê Thị Hà, Các nước phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, Nxb Lao động xã hội. TS Trần Văn Thắng – Ths. Lê Mai Anh, Luật quốc tế lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục Nhà nước và Pháp luật (2007), Hài hòa hóa pháp luật kinh tế - thương mại trong bối cảnh hội nhập khu vực, Hội thảo khỏa học, Hạ Long. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. TS.Nguyễn Toàn Thắng (2008), Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Hiến chương ASEAN, Tạp chí Luật học, (9) Lê Minh Tiến (2007), “Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN”, Tạp chí Luật học số 9 , tr.77. iHieeH jbkjbkvjhvncbnHiến chương ASEAN. Nghị định thư năm 1996 về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN Nghị định thư năm 2004 về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN. Nghị định thư năm 2010 Quốc hội (2005), Luật thương mại. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự. ` Tiếng Anh ASEAN Secretariat (1998), AFTA Reader, Vol. V [ hereinafter AFTA Reader Vol.V]. Declaration of Asean Concord II, Annex, Asean Security Community. Kim Van de Borght (1999) , ‘The review of the WTO Understanding on Dispute Settlement: Some Reflections on the Current Debate’, American University of International Law Review 1223,1243. Koesrianti (2005), The development of the Asean trade dispute settlement mechanism: from diplomacy to legalism, Thesis PhDoctorate, UNSW. S.K.Kapoor (1994), International Law, Central Law Agency, tr.724. Rodoflo C. Severino, Jr.(Secretary – General of the ASEAN) (2002), “ASEAN Today and Tomorrow”, Jakatar. Tommy Koh (Ambassador At-Large, Sing), Rosario G Manalo (European Students programe, Ateneo de manila university, the Philippines), Walter woon (Attorney – General, Sing), “The making of the Asean Charter”. Van de Borght, above n 94, 1243; Under the DSU, the Appellate Body must either decide itself without real legal basis for this authority or send the case to the DSB, which could establish a new panel. Id. The Appellate Body has never sent a case back to the DSB. Id. The Dispute Settlement Body (Jan. 23, 2003), Contribution of the EC and its Member States to the Improvement and Clarification of the WTO Dispute Settlement Understanding, TN/DS/W/38, ¶¶ 20-21. As of 28 March 2000, there are 56 ASEAN affiliated NGOs, see International Council on Social Welfare, Civil Society & the ASEAN: An ICSW Briefing Paper, Bangkok: ICSW, 2001, Appendix 9. Website ASEAN Charter Dispute Settlement Mecanism.pdf

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.doc
Luận văn liên quan