Các điều kiện bảo đảm sự vận hành của cơ chế thường không thống nhất và
giống nhau ở các phương thức khác nhau. Tuy nhiên, có những điều kiện chung, có
khả năng tác động đến hầu hết các cơ chế pháp lý, chẳng hạn như: điều kiện vật chất,
tài chính, phương tiện hoạt động, yếu tố con người (quan niệm, lối sống, ý thức trách
nhiệm, trình độ chuyên môn), chế độ tổ chức nhân sự, chính sách đãi ngộ, truyền
thống văn hóa Đối với cơ chế pháp lý BĐPC trong HĐHC nhà nước, các điều kiện
có ý nghĩa tác động trực tiếp đến sự vận hành và hiệu quả của cơ chế gồm: vấn đề con
người, phương tiện vật chất, tài chính và hệ thống quan niệm.
Thứ nhất, về trình độ văn hóa, nhận thức nói chung của cá nhân, tổ chức trong
một số trường hợp có ý nghĩa thúc đẩy sự vận hành của cơ chế BĐPC trong HĐHC
nhà nước. Pháp luật trao quyền cho công dân khiếu nại, tố cáo, khởi kiện vụ án hành
chính nhưng quyền này được thực hiện trên thực tế đến đâu có sự phụ thuộc rất lớn
vào nhận thức, trình độ của các chủ thể này. Theo đó, chúng tôi đồng tình với quan
điểm rằng: sự thiếu hiểu biết của cá nhân, tổ chức sẽ làm cho họ không thấy hết vai
trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của mình trong cơ chế bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp
của mình318 và sau đó là BĐPC trong HĐHC nhà nước.
202 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ chế pháp lý bảo đảm pháp chế trong hoạt động hành chính nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa quan trọng như: nâng cao
chất lượng xét xử, khắc phục hạn chế của mô hình tổ chức hiện hành, tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân, tiết kiệm và chống lãng phí382. Ở phương diện bảo đảm sự
độc lập cho Thẩm phán, mô hình tổ chức Tòa án khu vực khắc phục nhiều hạn chế cụ
thể như: là điều kiện tiến tới thực hiện việc phân công nhiệm vụ rành mạch giữa các
cấp Tòa án; là cơ sở tiến hành rà soát, sàng lọc và bố trí lại đội ngũ cán bộ tư pháp;
góp phần thu gọn đầu mối các cơ quan TAND; là điều kiện đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác tư pháp.
Về Thẩm phán, một Thẩm phán không giỏi chuyên môn thì khó có bản lĩnh
chính trị vững vàng và đạo đức của Thẩm phán không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ cái
thiện, cái đúng mà đạo đức của Thẩm phán còn bao hàm cả sự giỏi giang về chuyên
môn, một Thẩm phán có chuyên môn kém là Thẩm phán không có đạo đức vì nguy cơ
cao xét xử oan, sai, thiếu khách quan. Do đó, giải pháp hiệu quả cho vấn đề này là cần
nâng cao kỹ năng chuyên môn, bản lĩnh khi xét xử vụ án hành chính cho Thẩm
phán383. Thông qua công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, hướng đến xây dựng đội
ngũ Thẩm phán có kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử các vụ án hành chính cho
Thẩm phán. Thẩm phán xét xử án hành chính phải thực sự am hiểu pháp luật, có kiến
380Võ Trí Hảo, Dân chủ và sự độc lập của Tòa án, Nghề luật, số 7, 2004.
381Đinh Văn Quế (2007), Một số vấn đề về tổ chức hệ thống tòa án theo định hướng cải cách tư pháp, Tạp chí
TAND số 23; Nguyễn Minh Đoan (2010), Bàn về mô hình tổ chức hệ thống TAND ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí
TAND số 14; Trương Hòa Bình (2010), Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án Việt Nam trên nền tảng
tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và công tác tư pháp, tạp chí TANd số 17
382 Lê Thị Nga (2003), Tổ chức TAND khu vực – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 4/ 2003.
383 Đinh Ngọc Thắng (2016), Tuyển chọn và đào tạo Thẩm phán hành chính ở Cộng hòa Pháp và một số gợi ý
cho Việt Nam, Tạp chí nghề Luật số 9; Trần Quang Hiển (2016), Bàn về kỹ năng của Thẩm phán trong việc giải
quyết vụ án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, tạp chí Nghề Luật, số 7.
177
thức chuyên sâu về lĩnh vực quản lý nhà nước thì mới không bị tác động, ảnh hưởng
một cách bị động từ các chủ thể khác trong hoạt động xét xử nói chung và khi đánh giá
HĐHC nói riêng. Chẳng hạn như, có thể học hỏi kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp, một
Thẩm phán hành chính phải được đào tạo 10 năm tại Học viện Hành chính Quốc gia
và phải qua nhiều năm HĐHC thực tiễn384.
Để làm được việc này, Tòa án cần tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
xét xử vụ án hành chính định kỳ cho các Thẩm phán, đặc biệt là đối với Thẩm phán ở
Tòa án cấp huyện. Mời các Thẩm phán kỳ cựu, giàu kinh nghiệm xét xử án hành
chính, đã từng và đang làm việc tại Tòa hành chính TAND tối cao, TAND cấp cao về
để trao đổi nghiệp vụ xét xử, các kỹ năng cần thiết khi xét xử các vụ án hành chính và
khích lệ tinh thần Thẩm phán, để Thẩm phán vững vàng khi xét xử vụ án hành chính.
Bên cạnh đó, Thẩm phán cũng phải có ý thức tự mình trau dồi thêm những kiến thức
pháp luật cũng như những hiểu biết về quản lý hành chính và hiểu biết xã hội để phục
vụ cho công việc xét xử của mình có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc bảo đảm đảm mức
thu nhập đủ sống, không chỉ cho bản thân Thẩm phán mà còn cho gia đình của họ; kéo
dài nhiệm kỳ; định lượng tất cả các tiêu chí bổ nhiệm và tái bổ nhiệm; siết chặt kỷ luật;
tăng cường đạo đức là những điều cần thiết nhằm bảo đảm chất lượng xét xử của
Thẩm phán trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính.
4.3.2.3. Giải pháp khác bảo đảm hiệu quả BĐPC của cơ chế pháp lý BĐPC
trong HĐHC nhà nước
Thứ nhất, giải pháp quan trọng để hoàn thiện cơ chế pháp lý BĐPC trong
HĐHC nhà nước chính là hoàn thiện chính các HĐHC. Để nâng cao chất lượng và tính
hợp pháp của HĐHC, pháp luật cần đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu
CQHC nhà nước, đề cao trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức. Xây dựng và
hoàn thiện cơ chế “tiền kiểm” trong HĐHC nhà nước, cần xác định đó là trách nhiệm
tự thân của nền hành chính, cùng gánh vác và chia sẻ nhiệm vụ BĐPC trong HĐHC
nhà nước của cơ chế “hậu kiểm” một cách nghiêm túc, rõ ràng. Với bản chất tùy nghi
của HĐHC, cùng với tính chuyên môn cao thì rõ ràng, việc các chủ thể HĐHC mặc
nhiên “sáng tạo”, “vượt rào”, đẩy trách nhiệm kiểm soát, phát hiện, xử lý tính hợp
pháp của các HĐHC cho cơ chế kiểm soát sau đó thì dù cố gắng sẽ không cơ chế nào
đạt được dù là ngưỡng của sự hoàn thiện. Về vấn đề này, chúng tôi đồng ý một phần
với quan điểm của tác giả cho rằng: thay vì cuốn vào việc tìm các giải pháp giải quyết
hậu quả của các HĐHC không hợp pháp thì cần hoàn thiện cơ chế quản lý, vì “phòng
384 Nhà Pháp luật Việt Pháp (2007), (dịch từ sách của Martine Lombard, Gilles Dumont), Luật hành chính của
Cộng hoà Pháp, Nxb Tư pháp, tr, 571 - 572
178
ngừa mới là thượng sách”, đánh vào nguyên nhân “đầu vào” của hoạt động kiểm soát
HĐHC nhà nước bằng cách hoàn thiện bản thân các hoạt động quản lý385 ở pháp luật
quản lý, ở con người quản lý.
Thứ hai, cần đổi mới chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức. Giải pháp này
hoàn toàn không mới trong cải cách thể chế hành chính nhà nước nói chung. Câu
chuyện được quan tâm sâu trong cải cách chính là tăng lương bằng cách nào. Dù
không mới, nhưng trong cơ chế pháp lý BĐPC trong HĐHC nhà nước, việc tăng lương
và chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức đặc biệt là công chức ngành tư pháp sẽ có ý
nghĩa nâng cao tính chuyên nghiệp, bản lĩnh của cán bộ, công chức trước những khó
khăn trong quá trình kiểm soát, xử lý các HĐHC không hợp pháp. Đầu tư cho chính
sách lương là đầu tư cho con người hành động, chính sách lương sao cho những người
phải đấu tranh với tiêu cực cảm thấy rằng: đây là công việc phải làm, là nhiệm vụ vinh
quang và xứng đáng dấn thân.
Thứ ba, bên cạnh lương và chế độ chính sách là tăng cường đầu tư chi phí cho
công tác đấu tranh, phòng chống các vi phạm pháp luật trong HĐHC nhà nước. Thực
ra, đây là vấn đề thực tiễn chứ không thuộc về pháp luật, tuy nhiên, nếu nhà nước tập
trung hơn và xem trọng công tác kiểm soát quyền lực nhà nước, thì việc đầu tư, trang
bị phương tiện, cơ sở vật chất cho hoạt động kiểm soát HĐHC là điều cần thiết. Điều
đó vừa tạo sự phấn khởi, vừa nâng cao tính chuyên nghiệp, hiện đại cho hoạt động
này, hỗ trợ cho quá trình tác nghiệp, góp phần bảo đảm tính kịp thời, khách quan,
nghiêm minh của các hoạt động kiểm soát. Đặc biệt, cần khẩn trương xây dựng các trụ
sở tòa án, cơ quan làm việc của các chủ thể có thẩm quyền, cần xác định đầu tư tài
chính, ngân sách hoàn thiện cơ chế pháp lý BĐPC trong HĐHC là đầu tư cho pháp
quyền và dân chủ.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức
trách nhiệm công dân trong việc bảo đảm sự hợp pháp của các HĐHC, ý thức về
quyền được quản lý, hưởng thụ những giá trị quyền lực nhà nước hợp pháp. Bên cạnh
đó, xây dựng ở người dân ý thức quyền công dân khi tham gia bầu cử, thể hiện trách
nhiệm trong việc lựa chọn các đại biểu của mình nhằm hình thành những người đại
biểu có năng lực và ý thức trong việc thực hiện chức năng giám sát. Khi ý thức người
dân được đề cao, sự kiểm soát không chỉ đặt ra khi HĐHC đụng chạm đến quyền và
lợi ích bản thân thì cơ chế pháp lý BĐPC trong HĐHC nhà nước mới vững chắc và có
sức mạnh riêng của nó, đó là sức mạnh từ dân chúng, là sức mạnh dân chủ. Từ lý luận
385 Vũ Thư (2010), Các mô hình tài phán hành chính và kinh nghiệm cho Việt Nam, sách : Nguyễn Như Phát,
Nguyễn Thị Việt Hương (2010, chủ biên), sđd, tr. 212
179
và thực tiễn đều cho thấy, không có sự kiểm soát quyền lực nào có thể vượt qua sự
kiểm soát của thể chế dân chủ.
Kết luận chương 4: Để có cơ sở cho những giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp
lý BĐPC trong HĐHC nhà nước, những nguyên nhân dẫn đến thực trạng của cơ chế là
nội dung phải làm rõ. Theo chúng tôi, có các nguyên nhân cơ bản như: nguyên nhân
khách quan từ chính sự phức tạp, khó kiểm soát của bản thân HĐHC nhà nước;
nguyên nhân từ nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước chiều ngang và chiều dọc ở
nước ta còn nặng truyền thống tập quyền; do tính chính trị của HĐHC ở nước ta còn
sâu đậm; do sự quan tâm đến mảng kiểm soát quyền lực chưa cao so với mảng tổ chức
thực hiện quyền lực nhà nước.
Trên cơ sở những bất cập, hạn chế đã phát hiện, căn cứ vào nguyên nhân của
thực trạng đó cũng như những quan điểm, tư tưởng về phương hướng hoàn thiện cơ
chế pháp lý BĐPC trong HĐHC nhà nước, chúng tôi cho rằng các giải pháp cơ bản để
hoàn thiện cơ chế như sau: (1) Mở rộng và xác định rõ phạm vi HĐHC nhà nước là đối
tượng BĐPC của cơ chế. Đó là: Mở rộng phạm vi kiểm soát đối với tất cả các hoạt
động quản lý hành chính mà không phụ thuộc vào hình thức pháp lý mà hoạt động đó
được gọi tên bằng cách thay đổi cách quy định đối tượng HĐHC được kiểm soát; cần
kiểm soát QĐHC cá biệt của Chính phủ bằng phương thức Tòa án; tăng cường kiểm
soát đối với các QĐHC quy phạm. (2) Hoàn thiện thẩm quyền bảo đản pháp chế của
cơ chế theo hướng phân định hợp lý thẩm quyền giữa các chủ thể tránh chồng chéo, bổ
sung thẩm quyền giải quyết một số vui việc chưa được pháp luật quy định cụ thể. (3)
Tăng cường vai trò của cá nhân, tổ chức trong việc phát sinh cơ chế kiểm soát đến việc
tham gia kiểm soát khi cơ chế đã vận hành bằng cách hạn chế các điều kiện pháp lý cá
nhân, tổ chức tham gia cơ chế, kiểm soát cơ chế. (4) Hoàn thiện giải pháp xử lý các
HĐHC không hợp pháp và truy cứu trách nhiệm chủ thể thực hiện các HĐHC không
hợp pháp, bồi thường thiệt hại do HĐHC gây ra theo hướng: quy định cụ thể, rõ ràng
các hình thức xử lý đối với HĐHC cũng như cán bộ, công chức HĐHC trái pháp luật.
Mở rộng phạm vi bồi thường thiệt hại do HĐHC gây ra. (5) Về thiết chế, chúng tôi cho
rằng, cần thành lập cơ quan tài phán hành chính ở nước ta, có vị trí trực thuộc bộ máy
hành pháp, thực hiện chức năng giải quyết khiếu nại hành chính, tách chức năng
HĐHC tổ chức, điều hành với chức năng tài phán hành chính. Hoàn thiện thiết chế tòa
án theo hướng tổ chức Tòa án theo cấp xét xử chứ không theo mô hình cấp hành chính
như hiện này, nhằm tăng cường sự độc lập cho Tòa án, bảo đảm xét xử được các
QĐHC của người đứng đầu CQHC nhà nước thực hiện. (6) Để hoàn thiện cơ chế thì
hoàn thiện các điều kiện bảo đảm vận hành cơ chế pháp lý BĐPC trong HĐHC nhà
180
nước là cần thiết. Theo đó, hoàn thiện các điều kiện về chính sách, phương tiện, tài
chính, con người là những giải pháp không thể bỏ qua.
181
KẾT LUẬN
Bảo đảm sự hợp pháp của HĐHC nhà nước là một hoạt động kiểm soát quyền
lực nhà nước cơ bản của mọi nhà nước. Mục đích trước mắt và lớn nhất của hoạt động
này chính là bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của HĐHC, bảo đảm sự vận hành an toàn,
hiệu quả của nền hành chính. Bản thân việc bảo đảm tính hợp pháp của HĐHC đã có ý
nghĩa riêng của nó nhưng ở tính cộng hưởng, hoạt động này còn đem lại những giá trị
khác quan trọng không kém, đó là bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Cơ chế
pháp lý bảo đảm HĐHC ở Việt Nam dù đã cố gắng hoàn thiện theo nhu cầu thực tiễn
và xu hướng chung của quốc tế nhưng so với tình hình và đặc trưng chung của HĐHC
nhà nước và định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền thì chưa đáp ứng nhu cầu.
Vì đặc trưng của HĐHC mà việc BĐPC trong hoạt động này là cần thiết và cấp
bách, trong khi cơ chế pháp lý BĐPC trong HĐHC ở nước ta còn nhiều bất cập và
vướng mắc. Từ những thực trạng của cơ chế thời gian qua, những giải pháp cần tập
trung hoàn thiện gồm: mở rộng phạm vi HĐHC được xem xét tính hợp pháp, phân
định lại thẩm quyền, khuyến khích và tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức – những chủ
thể là đối tượng quản lý của HĐHC nhà nước tham gia vào cơ chế vừa ở vai trò là
người khởi xướng cơ chế, vừa giám sát và theo dõi tiến trình vận hành cơ chế; phải có
cơ chế xử lý đối với HĐHC không hợp pháp, không chỉ xử lý chính HĐHC không hợp
pháp mà còn có cơ chế bảo đảm xử lý nghiêm túc chủ thể thực hiện các HĐHC nhà
nước, đủ đánh động váo ý thức trách nhiệm của chủ thể quản lý. Bên cạnh đó, mở rộng
và xây dựng cơ chế trách nhiệm bồi thường của nhà nước hợp lý và văn minh hơn,
bình đẳng và văn minh như một trách nhiệm dân sự thực thụ, đề cao ý thức trách
nhiệm của nhà nước với những sai phạm của mình. Đó là cách duy nhất để BĐPC, xây
dựng pháp quyền.
Trước mắt, để tránh xáo trộn và hòa nhập với truyền thống pháp lý vốn được
thay đổi chậm chạp, chúng tôi cho rằng, hoàn thiện chính cơ chế pháp lý hiện có để
hiệu quả BĐPC trong HĐHC nhà nước được tốt hơn. Tuy nhiên, trong tương lai, cần
mạnh dạn thực hiện phân quyền một cách mạnh mẽ, bảo đảm kiểm soát quyền lực nhà
nước, nhất là kiểm soát của lập pháp, tư pháp đối với hành pháp là thực chất, cơ chế
pháp lý BĐPC trong HĐHC nhà nước cũng cần được kiện toàn theo một mô hình khoa
học, văn minh và hiệu quả hơn.
182
CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
1. Dương Hoán (2011), Xác định đối tượng khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh
vực cạnh tranh, Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Số
6(67).
2. Dương Hoán (2012), Tòa án xử lý như thế nào đối với trường hợp người bị kiện
quyết định hành chính hủy bỏ, thay thế hoặc sửa đổi quyết định bị kiện, Tạp chí
Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, Số 8.
3. Dương Hoán (2012), Bàn về việc thay đổi người tiến hành tố tụng là Chánh án
Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát trong Tố tụng hành chính, Tạp chí Khoa học
pháp lý, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Số 06 (73).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp 2013;
2. Luật Thanh tra 2010;
3. Luật Khiếu nại 2011;
4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;
5. Luật Tố cáo 2018;
6. Luật Cán bộ, công chức 2008;
7. Luật Giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp 2015;
8. Luật Tổ chức Quốc hội 2014;
9. Luật Tổ chức Chính phủ 2015;
10. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015;
11. Luật Tổ chức TAND 2014;
12. Luật Tố tụng hành chính năm 2015
13. Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
14. Luật Trách nhiệm Bồi thường nhà nước năm 2017
Sách, báo, tạp chí
15. Nguyễn Quang Anh (2015), Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Tạp chí NCLP, Hà Nội;
16. Nguyễn Hoàng Anh (2012), Vai trò và giới hạn của Tòa Hiến pháp, Tòa hành
chính trong việc bảo đảm tính thống nhất của pháp luật, Tạp chí NCLP số 10;
17. Nguyễn Hoàng Anh (2011), Tòa Hiến pháp, Tòa Hành chính và vai trò bảo đảm
tính thống nhất của pháp luật, Sách chuyên khảo “Hiến pháp: Những vấn đề lý
luận và thực tiễn”, NXB ĐHQG Hà Nội;
18. Nguyễn Tuấn Anh (2017), Bước đầu nhận diện một số bất cập của Luật Thanh
tra và hướng hoàn thiện trong thời gian tới,
cuu-trao-doi/buoc-dau-nhan-dien-mot-so-bat-cap-cua-luat-thanh-tra-nam-2010-
va-huong-hoan-thien-thoi-gian-toi-178330, tra cứu ngày 15/11/2018;
19. Thái Chí Bình (2016), Vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục thụ lý, chuyển
vụ án hành chính giải quyết theo thẩm quyền qua vụ án cụ thể, Tạp chí Nghề
luật số 3;
20. Trương Hòa Bình (2010), Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án Việt
Nam trên nền tảng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và
công tác tư pháp, tạp chí TANd số 17;
21. Nguyễn Mạnh Bình (2010), Luận án tiến sĩ, sách “Hoàn thiện cơ chế pháp lý
giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”,
Học viện Chính trị quốc gia Hà Nội;
22. Nguyễn Thanh Bình (2013), Vị thế, vai trò của Luật sư trong quá trình giải
quyết khiếu kiện hành chính, Tạp chí Nghề luật, số 1;
23. Nguyễn Thanh Bình (1996), Tổ chức và hoạt động của tòa án hành chính, một
biện pháp mới bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, Tạp chí NN và PL số 8;
24. Nguyễn Thanh Bình (2004), Thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính của Tòa
án – sự bảo đảm công lý trong quan hệ giữa nhà nước và công dân, NXB Tư
pháp;
25. Lê Cảm (2002), Sự cần thiết của hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổ chức và
thực hiện quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền, Tạp chí KHPL, số 7;
26. Lê Cảm (2003), Cơ chế kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện quyền lực
nhà nước trong nhà nước pháp quyền, Tạp chí KHPL số 1;
27. Lê Văn Cảm, Dương Bá Thành (2009), Cơ chế kiểm soát quyền lập pháp ở
nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện trong giai đoạn xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội;
28. Lê Văn Cảm, Dương Bá Thành (2010), Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
trong nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề lý luận cơ bản, Tạp chí nghiên cứu
lập pháp số 1;
29. Lê Văn Cảm, Nguyễn Cảnh Hợp (2011), Thực trạng tổ chức, thực hiện và kiểm
soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Tạp chí NN và PL số 5;
30. Nguyễn Ngọc Chí (2012), Tổ chức Tòa án theo cấp xét xử trong Hiến pháp sửa
đổi, bổ sung, sách “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, những vấn đề lý luận và
thực tiễn, tập 1, NXB. Hồng Đức.
31. Phí Thành Chung (2017), Quyền tư pháp độc lập và một số nguyên tắc cơ bản
của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Tạp chí TAND số 7;
32. Nguyễn Cường (1999), Về thẩm quyền của HĐND và UBND trong việc bãi bỏ
các văn bản sai trái, Tạp chí Dân chủ pháp luật số 9;
33. Nguyễn Đăng Dung (2001), Các mô hình Quốc hội, Tạp chí NCLP số 01;
34. Nguyễn Đăng Dung (2007), Ý tưởng về một nhà nước chịu trách nhiệm, NXB
Đà Nẵng;
35. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên, 2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước
pháp quyền, NXB ĐHQG Hà Nội;
36. Nguyễn Đăng Dung, Quyền hành pháp và quyền hành chính nhà nước cao nhất,
cao-nhat-39185/ (tra cứu ngày 26/3/2018)
37. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên, 2012), Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây
dựng nhà nước pháp quyền, NXB Đại học QG Hà Nội;
38. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên, 2012), Những vấn đề về Hiến pháp và sửa đổi
Hiến pháp, NXB Dân Trí;
39. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Đăng Duy (2016), Nhà nước pháp quyền không
chỉ là tuân thủ pháp luật, Tạp chí Nghề luật số 9;
40. Nguyễn Sĩ Dũng (2006), Đại biểu Quốc hội, chuyên trách hay chuyên nghiệp,
Sách Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp;
41. Nguyễn Sĩ Dũng (2016), Giám sát Quốc hội: vấn đề khái niệm, tạp chí Tia
sáng,
9894;
42. Nguyễn Sĩ Dũng (2017), Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái niệm,
NXB CTQG - Sự thật;
43. Nguyễn Sĩ Dũng, Vũ Công Giao (chủ biên, 2009), Hoạt động giám sát của cơ
quan dân cử ở Việt Nam: vấn đề và giải pháp, Viện Chính sách công và pháp
luật;
44. Nguyễn Sĩ Dũng, Trần Tuyết Mai, Nguyễn Đức Lam, Hoàng Minh Hiếu
(2006), Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội, Nxb Tư pháp, Hà
Nội;
45. Vũ Duy Duẩn (2014), Luận án tiến sĩ “Khiếu nại, tố cáo: phương thức BĐPC,
kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước”, Học viện chính trị TPHCM;
46. Lưu Tiến Dũng (2006), Độc lập xét xử ở các nước quá độ: một góc nhìn so
sánh, Tạp chí TAND, số 20;
47. Lê Thành Dương (2002), Luận án Tiến sĩ: Đổi mới tổ chức và hoạt động của
TAND trong giai đoạn hiện nay, Viện Nghiên cứu NN và Pháp luật;
48. Hoàng Ngọc Dũng (2015), Giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc cải
cách hành chính ở Việt nam, Học viện hành chính quốc gia;
49. Hoàng Ngọc Dũng (2015), Luận án Tiến sĩ Giải quyết khiếu nại hành chính
trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt nam, Học viện hành chính quốc gia;
50. Trần Văn Duy (2017), Giải pháp hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo
hiện nay, Tạp chí Thanh tra số 3;
51. Phạm Văn Dỵ (2014), Thực trạng công tác thanh tra hành chính trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình trong tình hình hiện nay, tạp chí Thông tin Khoa học và Công
nghệ tỉnh Quảng Binh, số 6;
52. Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB
Công an nhân dân;
53. Phạm Thị Hồng Đào (2017), Luật khiếu nại năm 2011 và những bất cập cần
hoàn thiện,
doi.aspx?ItemID=2096,
54. Bùi Thị Đào (2015), Tính hợp pháp và tính hợp lý của QĐHC, NXB Chính trị
quốc gia;
55. Bùi Thị Đào (2016), Hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của nhân
dân đối với văn bản quy phạm pháp luật khiếm khuyết, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp số 15;
56. Bùi Thị Đào (2017), Vấn đề bảo đảm ban hành văn bản quy phạm pháp luật
đúng thẩm quyền trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Tạp chí
Luật học;
57. Nguyễn Minh Đoan (2005), Bàn về khái niệm và những yêu cầu của pháp chế
XHCN, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3;
58. Nguyễn Minh Đoan (2008), Pháp luật với công bằng xã hội, Tạp chí NN và PL
số 12;
59. Nguyễn Minh Đoan (2009), Bàn thêm về cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay,
Tạp chí TAND số 14;
60. Nguyễn Minh Đoan (2010), Bàn về mô hình tổ chức hệ thống TAND ở Việt
Nam hiện nay, Tạp chí TAND số 14;
61. Nguyễn Minh Đoan (2010), Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật, NXB
CTQG;
62. Nguyễn Minh Đoan, Vũ Thu Hạnh (2014), Quan niệm về kiểm soát và cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước, Tạp chí NN và PL số 9;
63. Nguyễn Minh Đoan, Vũ Thu Hạnh (2014), Các yếu tố cấu thành cơ chế kiểm
soát quyền lực nhà nước, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7;
64. Nguyễn Minh Đoan (2015), Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ: Cơ chế pháp lý
kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay,
Bộ Tư pháp (đã nghiệm thu chính thức);
65. Nguyễn Minh Đoan (chủ biên, 2016), Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà
nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay, NXB CTQG;
66. Nguyễn Hữu Đổng (2016), Thể chế chính trị và hệ thống chính trị, Tạp chí
Khoa học Xã hội Việt Nam, số 10;
67. Trần Ngọc Đường (2015), Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu Đề tài: “Cơ sở lý
luận và thực tiễn xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp ở nước ta”, Văn phòng Quốc hội.
68. Trần Ngọc Đường (2015), Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu Đề tài: “Cơ sở
lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp ở nước ta”, Văn phòng Quốc
hội;
69. Trần Ngọc Đường (2015), Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp” trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam,
doi.aspx?ItemID=7;
70. Trần Ngọc Đường, Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam,
tiet/119/669;
71. Bùi Xuân Đức (2003), Bàn về tính chất của HĐND trong điều kiện cải cách Bộ
máy nhà nước hiện nay, tạp chí NNPL số 12;
72. Bùi Xuân Đức (2008), Đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành
chính ở nước ta hiện nay, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 5;
73. Bùi Xuân Đức (2016), Quyền hành pháp và vai trò của Chính phủ trong việc
thực hiện quyền hành pháp theo Hiến pháp 2013, Tạp chí NN và PL số 3;
74. Lê Văn Đức (2018), Thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ những vấn đề đặt ra
từ thực tiễn công tác thanh tra,
quyen-cua-Thanh-tra-Chinh-phu-nhung-van-%C4%91e-%C4%91at-ra-tu-thuc-
tien-cong-tac-thanh-tra1719488924.aspx;
75. Trần Minh Đức (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài phán hành
chính ở nước ta hiện nay, Tạp chí NN và PL số 3;
76. Étranger Nguyen (2015), Pháp chế XHCN, tập trung dân chủ và làm chủ tập
thể, tạp chí Luật khoa online;
77. Nguyễn Duy Giảng (2008), Đề án thành lập tòa án sơ thẩm khu vực: Một số
vấn đề thực tiễn, Tạp chí TAND số 16;
78. Hoàng Ngọc Giao (2009, chủ biên), Báo cáo Dự án: Cơ chế giải quyết khiếu nại
ở Việt Nam hiện nay- thực trạng và giải pháp, The Asia Foundation & DPL
Việt Nam;
79. Hoàng Ngọc Giao (2009, chủ biên), Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở
Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Báo cáo tóm tắt Dự án, The Asia Foundation
& PLD Việt Nam;
80. Giáo trình quản lý nhà nước, NXB Giáo dục, năm 1994, tập 2;
81. Trương Thị Hồng Hà (2007), Luận án Tiến sĩ: Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo
đảm chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Học
viện Chính trị quốc gia Hà Nội;
82. Trương Thị Hồng Hà (2017), Đổi mới và tăng cường hoạt động giám sát của
Quốc hội, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,
van-kien;
83. Nguyễn Thị Hà (2017), Bàn về một số giải pháp nâng cao hiệu quả phiên tòa sơ
thẩm trong tố tụng hành chính Việt Nam, Tạp chí TAND số 3;
84. Vũ Việt Hà (2017), Đổi mới mô hình cơ quan thanh tra nhà nước cấp tỉnh, Tạp
chí Thanh tra số 1;
85. Nguyễn Thị Hà (2016), Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của
TAND ở nước ta hiện nay, tạp chí thanh tra số 5;
86. Đỗ Ngọc Hải (2004), Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động lập pháp,
lập quy ở Việt Nam hiện nay, NXB CTQG;
87. Đỗ Ngọc Hải (2006), Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Pháp chế XHCN
trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở nước ta hiện nay,
Học viện Chính trị quốc gia;
88. Đỗ Ngọc Hải (2007), Pháp chế XHCN trong hoạt động ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của HĐND và UBDN các cấp ở nước ta hiện nay, NXB Chính
trị Quốc gia;
89. Đỗ Ngọc Hải (2009), Bàn về pháp chế XHCN trong điều kiện xây dựng và
hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước
số 12;
90. Nguyễn Long Hải (2016), Luận án tiến sĩ Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền
lực nhà nước, Học viện Khoa học xã hội;
91. Hoàng Ngọc Hải, Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy
phạm pháp luật ở nước ta hiện nay,
hanh-phap-luat.aspx?ItemID=162;
92. Đỗ Thị Hằng (2016), Bàn về những ưu điểm, hạn chế khi thực hiện các quyền
trong hoạt động thanh tra, tạp chí thanh tra số 6;
93. Vũ Thị Mỹ Hằng (2016), Luận án Tiến sĩ: Thực hiện chức năng giám sát quyền
lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội;
94. Vũ Đăng Hinh (2006), Các thiết chế chính trị chủ yếu ở Mỹ Platinh, Tạp chí
Châu Mỹ ngày nay, số 1;
95. Trần Quang Hiển (2013), Luận án Tiến sĩ: Cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp
hành chính ở Việt Nam, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
96. Trần Quang Hiển (2016), Bàn về kỹ năng của Thẩm phán trong việc giải quyết
vụ án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, tạp chí Nghề Luật, số 7;
97. Nguyễn Tiến Hiệp (2014), Mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật trong công
vụ, tạp chí quản lý nhà nước số 1;
98. Nguyễn Quốc Hiệp (2014), Một số kinh nghiệm về khiếu nại và giải quyết
khiếu nại hành chính tại Nhật Bản,
ve_khieu_nai_va_giai_quyet_khieu_nai_hanh_chinh_tai_Nhat_Ban;
99. Trần Thị Hiền (2010), Quá trình hình thành và phát triển tài phán hành chính ở
Việt Nam, Cuốn sách Tài phán hành chính;
100. Học viện Hành chính quốc gia (2006), Giáo trình Luật Hành chính và Tài phán
hành chính Việt Nam, NXB Giáo dục;
101. Lê Thị Hoa (2015), Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động
quản lý hành chính, Tạp chí Quản lý nhà nước số 228 (1/2015);
102. Vũ Thị Hoa (2015), Luận án Tiến sĩ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
các cá nhân tổ chức trong xét xử vụ án hành chính ở Việt Nam, Học viện chính
trị quốc gia;
103. Nguyễn Huy Hoàng (2016), Thực trạng về thực hiện quyền yêu cầu trong hoạt
động thanh tra hành chính, tạp chí thanh tra số 9;
104. Nguyễn Cảnh Hợp (1998), Quốc hội Việt Nam -những vấn đề chuyển sang
nghị viện, Tạp chí NN và PL số 6;
105. Nguyễn Cảnh Hợp (2017, chủ biên), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam,
NXB Hồng Đức;
106. Hoàng Quốc Hồng (2001), Một số ý kiến bàn về đối tượng xét xử của Tòa
hành chính hiện nay, Tạp chí Luật học số 3;
107. Đặng Vũ Huân (1995), Hệ thống tài phán hành chính, Tạp chí Dân chủ và pháp
luật, số chuyên đề cải cách hành chính;
108. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo
Luật Tố tụng hành chính: sự kế thừa, phát triển và những nội dung cần được
hoàn thiện, Tạp chí Luật học số 9;
109. Nguyễn Mạnh Hùng (2014), Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại và xét
xử vụ án hành chính ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội;
110. Nguyễn Mạnh Hùng (2015), Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành
chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt nam, NXB CTQG;
111. Đào Sỹ Hùng, Nguyễn Minh Hằng (2012), Thẩm quyền của Tòa án đối với
quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức, Tạp chí Nghề Luật số 2;
112. Trần Minh Hương (2010), Bàn về một số vấn đề liên quan đến việc thành lập cơ
quan tài phán hành chính ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật;
113. Trần Minh Hương (2009, Hoàn thiện các quy định liên quan đến quyết định giải
quyết khiếu nại cuối cùng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật;
114. Trần Minh Hương (2009), Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành
chính giữa Tòa án và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật;
115. Lê Thiên Hương (2014), Về cơ chế kiểm tra, giám sát đối với bộ máy hành
chính nhà nước, tạp chí QLNN số 4;
116. Nguyễn Tuấn Khanh (2003), Thực trạng các cơ chế giải quyết khiếu nại hành
chính ở Việt Nam hiện nay;
117. Nguyễn Tuấn Khanh (2014) Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại
hành chính của công dân, NXB CTQG;
118. Nguyễn Linh Khiếu (2017) Về hệ thống khái niệm cơ bản trong nghiên cứu
biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam hiện nay, https://baomoi.com/ve-he-thong-
khai-niem-co-ban-trong-nghien-cuu-bien-doi-co-cau-xa-hoi-o-viet-nam-hien-
nay/c/23061948.epi, đăng ngày 20/8/2017;
119. Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (1995), Giáo trình Lịch sử các học thuyết
chính trị, NXB Đại học quốc gia Hà Nội;
120. Khoa Nhà nước và pháp luật Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I (2011),
Tập bài giảng về Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính;
121. Đỗ Minh Khôi (2014), Nhà nước pháp quyền: Khái niệm, lịch sử phạt triển và
đo lường, Bài viết cho hội thảo: Nhà nước pháp quyền: Lý luận và thực tiễn,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội;
122. Đỗ Minh Khôi (2017), Bài giảng cao học luật môn Nhà nước pháp quyền,
Trường Đại học Luật TP.HCM;
123. Vũ Thế Lân (2011), Về tính chất và vị trí pháp lý của HĐND các cấp, Tạp chí
NN và PL số 10;
124. Vũ Gia Lâm (2009), Đổi mới chế độ Thẩm phán – Hội thẩm TAND, Tạp chí
TAND số 21;
125. Lê Nin toàn tập (1978), tập 36, 39, 45, NXB. Tiến Bộ, Matxcơva;
126. Trần Kim Liễu (2004), Một số vấn đề về thẩm quyền xét xử hành chính của
TAND, Tạp chí KHPL số 2;
127. Trần Kim Liễu (2011), Luận án tiến sĩ: Tòa hành chính trong Nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Đại học Luật Hà Nội;
128. Trương Đắc Linh (2003), Tổ chức và hoạt động các ban của Hội đồng nhân
dân, Tạp chí NCLP số 2;
129. Trương Đắc Linh (2002), Sự kiểm tra, giám sát của HĐND và UBND đối với
các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ở địa phương, Tạp chí NNPL
số 7;
130. Trương Đắc Linh (2012), Những bất cập từ vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên
Lãng và vấn đề sửa đổi Hiến pháp, pháp luật về chính quyền địa phương, Tạp
chí Khoa học pháp lý, số 1;
131. Trương Đắc Linh, Nguyễn Cửu Việt (2011), Sửa đổi Hiến pháp nhìn từ chiến
lược phân cấp quản lý, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3.
132. Nguyễn Hải Long (2013), Luận án Tiến sĩ Hoàn thiện pháp luật về hoạt động
giám sát của Hội đồng nhân dân, Đại học quốc gia Hà Nội;
133. Phạm Thế Lực (2014), Bàn về tính chính đáng của quyền lực nhà nước, Tạp chí
NN và PL số 5;
134. Trần Đức Lượng (Chủ nhiệm, 2002), Đề tài khoa học cấp nhà nước “Hoàn thiện
cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước”;
135. Ngô Đức Mạnh (2006), Đại biểu Quốc hội chuyên trách: Một số suy nghĩ về
tăng cường năng lực hoạt động, Quốc hội Việt Nam -những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Tư pháp;
136. Đinh Văn Mậu (1997), Những HĐHC thuộc thẩm quyền tài phán của Tòa án,
Tạp chí Luật học số 5;
137. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (1996), Giáo trình Luật Hành chính Việt
Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh;
138. Martine Lombard và Gilles Dumont, Nhà pháp luật Việt Pháp (2007), Luật
Hành chính Cộng Hòa Pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội.
139. Đinh Văn Minh (2014), Phân biệt khiếu nại và tố cáo từ bản chất đến quy định
của pháp luật,
nai-va-to-cao-tu-ban-chat-den-quy-dinh-cua-phap-luat-293774;
140. Đinh Văn Minh (2015), Khiếu nại hành chính: lịch sử phát triển và những vấn
đề thực tiễn, NXB Hồng Đức;
141. Đinh Văn Minh (2016), Bàn về chức năng giám sát hành chính của cơ quan
thanh tra Chính phủ, Tạp chí Thanh tra số 5;
142. Đinh Văn Minh (2016), Chức năng giám sát hành chính của cơ quan thanh tra
Chính phủ, Tạp chí Thanh tra số 6;
143. Đinh Văn Minh (2017), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả về giải quyết khiếu
nại về đất đai hiện nay, Tạp chí Thanh tra số 1;
144. Đinh Văn Minh (2017), Khó khăn, vướng mắc và phương hướng nâng cao hiệu
quả giải quyết khiếu nại hành chính trong thời gian tới,
phuong-huong-nang-cao-hieu-qua-giai-quyet-khieu-nai-hanh-chinh-trong-thoi-
gian-toi-178074;
145. Đỗ Đức Minh (2010), Tư tưởng đề cao pháp luật trong quản lý xã hội theo học
thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử, Tạp chí NN và PL số 7;
146. Cao Vũ Minh (2012), Bàn về những nghịch lý trong việc ban hành các văn bản
hướng dẫn thi hành luật, Tạp chí NN và PL, số 2;
147. Cao Vũ Minh (2012), Để Khiếu nại xứng tầm là quyền hiến định, tạp chí NN và
PL số 10;
148. Cao Vũ Minh (2017), Tòa án với việc xem xét, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan trong vụ án hành chính, Tạp chí NN và PL số 1;
149. Cao Vũ Minh (2017), Quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ - Lý luận và
thực tiễn, NXB CTQG Sự Thật;
150. Phạm Trọng Nghĩa (2003), Những nguyên tắc cơ bản của nền tư pháp độc lập,
tạp chí NCLP số 10;
151. Nguyễn Thành Nhân (2016), Thủ tục đối thoại trong Luật Tố tụng hành chính
năm 2015, tạp chí TAND số 18;
152. Hoàng Thị Ngân (2005), Văn bản quy phạm pháp luật: hủy bỏ hoặc bãi bỏ, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp số 6;
153. Phạm Duy Nghĩa (2011), Tổ chức quyền lực tư pháp bảo đảm công lý cho
người dân, sách Sửa đổi Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội;
154. Tạ Quang Ngọc (2017), Giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, tạp chí Nghề Luật
số 2;
155. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Tăng Thị Thanh Sang (2016), Vấn đề xử lý văn bản
quy phạm pháp luật bất hợp pháp, Tạp chí thanh tra số 7;
156. Phan Ngọc (dịch) (2001), Hàn Phi Tử, Nxb Văn học, Hà Nội;
157. Phạm Thị Ninh, Vị trí và vai trò của nghị viện thế giới và của Quốc hội Việt
Nam,
158. Nguyễn Như Phát và Nguyễn Thị Việt Hương (đồng chủ biên, 2010), Tài phán
hành chính trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế
ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội;
159. Nguyễn Văn Quang (2000), Quyền hạn của TAND trong xét xử sơ thẩm các vụ
án hành chính, Tạp chí Luật học số 6;
160. Nguyễn Văn Quang, “Giải quyết tranh chấp hành chính ở Australia”, Tạp chí
luật học số 3 năm 2001;
161. Nguyễn Văn Quang (2008), Thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Một số gợi ý từ mô hình cơ quan tài
phán hành chính của Australia, Tạp chí NN và PL số 6;
162. Nguyễn Văn Quang (2010), Giải quyết tranh chấp hành chính bằng CQHC theo
pháp luật Hoa Kỳ, Tạp chí Luật học số 12;
163. Nguyễn Văn Quang (2013), Căn cứ đánh giá tính hợp pháp của QĐHC, Tạp chí
Luật học số 11;
164. Trương Hồng Quang (2015), Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo
của công dân ở Việt Nam, Tạp chí Nội chính số 19;
165. Lê Văn Quán (2006), Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc, Nxb Lao động;
166. Hoàng Thị Kim Quế (2013), Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong nhà
nước pháp quyền và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay, Tạp chí
Luật học số 2;
167. Đinh Văn Quế (2007), Một số vấn đề về tổ chức hệ thống tòa án theo định
hướng cải cách tư pháp, Tạp chí TAND số 23;
168. Đinh Văn Quế (2011), Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của Tòa án theo
tinh thần Nghị Quyết số 49 của Bộ Chính trị, Tạp chí NN và PL số 8;
169. Mai Hồng Quỳ (2006), Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong cuốn
sách Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp;
170. Tào Thị Quyên (2011), Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm tra, giám sát tính hợp
hiến của văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí NN và PL số 7;
171. Tào thị Quyên (2017), Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đáp
ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, Học viên chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh,
172. Bùi Ngọc Sơn (2003), sự độc lập của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền, Tạp
chí NCLP số 3;
173. Hồ Sỹ Sơn (2009), Mối liên hệ giữa nhân đạo và pháp luật, Tạp chí NN và PL
số 1;
174. Lê Việt Sơn, Võ Tấn Đào (2017), Bất cập trong các quy định về thẩm quyền
giải quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND các cấp, Giám
đốc sở và cấp tương đương, Bộ trưởng theo Luật Khiếu nại 2011, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 2;
175. Trần Văn Sơn (2007), Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động giải quyết
khiếu nại, tố cáo, NXB Tư pháp;
176. Lê Minh Tâm (2000), Quyền hành pháp và chức năng của quyền hành pháp,
Tạp chí Luật học, số 6;
177. Đinh Văn Tiến (2015), Phân biệt các khái niệm: Quản trị nhà nước, quản lý nhà
nước và quản lý hành chính nhà nước, tạp chí QLNN số 299 (2/2015);
178. Phạm Thái (2015), Thẩm quyền giám sát của Quốc hội và HĐND cùng cấp,
Báo Đại biểu nhân dân điện tử,
179. Phạm Hồng Thái (2000), Pháp luật trong hành chính và tài phán hành chính, Đề
tài NCKH cấp Bộ, Học Viện Hành chính quốc gia, phần II;
180. Pham Hồng Thái (chủ biên, 2001), QĐHC, HVHC – Đối tượng xét xử của Tòa
án, NXB tổng hợp Đồng Nai;
181. Phạm Hồng Thái (2012), Kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật
học 28;
182. Phạm Hồng Thái (2013) QĐHC nhà nước - Một số vấn đề lý luận, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 35-43;
183. Phạm Hồng Thái (2015), HVHC của CQHC nhà nước: một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Tạp chí Luật học số 2;
184. Phạm Hồng Thái (2015), Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt
động quản lý hành chính nhà nước, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học,
Tập 30, Số 3 (2014);
185. Phạm Hồng Thái (2016), QĐHC của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
- Một số khía cạnh lý luận và thực tiễn, Tạp chí Luật học số 1;
186. Phạm Hồng Thái (2010), Sự liên tục của hành pháp và quyền lực hành chính,
Kỷ yếu hội thảo quốc tế tại Việt Nam học lần thứ ba Tiểu ban pháp luật Việt
Nam;
187. Bùi Ngọc Thanh (2012), Điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội, Nxb
Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội;
188. Nguyễn Văn Thanh, Đinh Văn Minh (2004), “Một số vấn đề về đổi mới cơ chế
giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam”, NXB Tư pháp;
189. Nguyễn Đăng Thành (2012), Đảm bảo tính chính trị của hoạt động quản lý nhà
nước, Tạp chí Lý luận chính trị, 8-2012;
190. Lưu Trung Thành (2000), Quyền và lực của Hội đồng nhân dân, tạp chí Luật
học;
191. Thái Vĩnh Thắng (2008), Tổ chức tòa án hành chính ở Cộng Hòa Pháp và một
số kinh nghiệm có thể áp dụng cho Tòa hành chính ở Việt Nam, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật số 3;
192. Đinh Ngọc Thắng (2016), Tuyển chọn và đào tạo Thẩm phán hành chính ở
Cộng hòa Pháp và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí nghề Luật số 9;
193. Trịnh Xuân Thắng (2017), Tài phán hành chính – cơ chế kiểm soát quyển lực
nhà nước của tư pháp đối với hành pháp, Tạp chí NN và PL số 4;
194. Lê Minh Thông (2016), Cơ cấu, tổ chức của Quốc hội theo Luật Tổ chức Quốc
hội năm 2014, Bản tin Thông tin Khoa học lập pháp, Số 01;
195. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2016), Thực tiễn áp dụng thủ tục hành chính trong
hoạt động thanh tra và một số kiến nghị, Tạp chí thanh tra số 6;
196. Đỗ Gia Thư (2006), Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở
nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ;
197. Vũ Thư (2002), Trình tự, thủ tục sửa đổi, hủy bỏ QĐHC áp dụng đối với cá
nhân, tổ chức, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11;
198. Vũ Thư, Lê Thương Huyền (đồng chủ biên, 2015), Bình luận khoa học Luật Tố
tụng hành chính năm 2015, NXB Hồng Đức;
199. Vũ Thư (2006), Về kiểm soát quyền lực hành pháp trong hệ thống quyền lực
nhà nước Việt Nam hiện nay, Tạp chí NN và PL số 12;
200. Vũ Thư (2003), Sự hình thành và phát triển của tư pháp hành chính ở nước ta,
tạp chí NCLP số 10/2003;
201. Vũ Thư (2003), Một số khía cạnh của việc nâng cao hiệu suất hoạt động của
Tòa hành chính trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính, Tạp chí NN và Pl
số 8;
202. Bùi Thị Thanh Thúy (2007), Luận văn Thạc sĩ “Vai trò của cơ quan thanh tra
hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay”, người hướng dẫn:
PGS.TS. Phạm Hồng Thái;
203. Trần Nho Thìn (năm 2010), Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính trên
thế giới, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề Khiếu nại và khiếu kiện
hành chính;
204. Trường hành chính trung ương (1988), Những cơ sở khoa học và lý luận về
quản lý nhà nước XHCN, NXB Sự Thật. Chương VIII của cuốn sách;
205. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Các cơ quan giám sát độc lập trên thế giới,
206. Trường Đại học luật Hà Nội (2004, 2007), Giáo trình Luật Hành chính Việt
Nam, NXB CAND;
207. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản,
NXB. CAND;
208. Trần Văn Truyền (2009), Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra
trong cơ chế thị trường định hướng XHCN – Luận cứ khoa học phục vụ sửa đổi
Luật Thanh tra và hoàn thiện pháp luật thanh tra, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà
Nội;
209. Nguyễn Danh Tú (2006), Luận văn Thạc sĩ luật học “Mô hình tổ chức cơ quan
tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện
Việt Nam”, GVHD: GS.Ts. Phạm Hồng Thái, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội;
210. Nguyễn Minh Tuấn (2016), luận án tiến sĩ “Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật của CQHC nhà nước”, Học viện Chính trị;
211. Nguyễn Văn Tuấn (2015), Luận án Tiến sĩ: Vai trò của cơ quan thanh tra nhà
nước trong việc kiểm soát thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
212. Nguyễn Văn Tuấn (2016), Luận án Tiến sĩ Hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật của CQHC nhà nước ở Việt Nam, Học viện chính trị Hồ
Chí Minh;
213. Nguyễn Xuân Tùng, Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN - bệ đỡ cho việc
thực thi và bảo vệ các quyền con người tại Việt Nam,
214. Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Lê Anh (2015), Mối quan hệ hữu cơ giữa thể
chế, cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử, Tạp chí Phát triển
và Hội nhập, số 22/2015;
215. Phạm Thị Túy (2014), Thể chế, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 3;
216. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, 2011;
217. Nguyễn Quốc Văn (2014), Bất cập trong tổ chức, hoạt động thanh tra và định
hướng đổi mới,
218. Lê Thanh Vân (2007), Vị trí, tính chất của Quốc hội nước ta trong cơ chế tổ
chức quyền lực nhà nước,
219. Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản
về nhà nước và pháp luật, NXB CTQG;
220. Nguyễn Cửu Việt (chủ biên) (1998), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội;
221. Nguyễn Cửu Việt (chủ biên), (2003), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và
pháp luật, NXB ĐHQG Hà Nội;
222. Nguyễn Cửu Việt (2007), Bàn về thuật ngữ quản lý hành chính nhà nước, Tạp
chí NN và PL số 3;
223. Nguyễn Cửu Việt (chủ biên, 2010), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb.
ĐHQGTPHCM;
224. Nguyễn Cửu Việt (chủ biên, 2011), Luật Hành chính nước ngoài, NXB ĐHQG
Hà Nội;
225. Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật hành chính, NXB CTQG;
226. Võ Khánh Vinh (1991), Pháp chế XHCN – một phương thức thể hiện và thực
hiện quyền lực nhân dân, Tạp chí NN và PL số 1;
227. Võ Khánh Vinh (2008), Pháp chế XHCN – một phương thức thể hiện và thực
hiện quyền lực nhân dân, Diễn đàn các nhà khoa học pháp lý trẻ;
228. Võ Khánh Vinh (2011, chủ biên), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người,
Viện Khoa học xã hội, NXB KHXH;
229. Đặng Thị Ngọc Uyên (2017), Một số vấn đề về ủy quyền trong quá trình giải
quyết vụ án hành chính, Tạp chí TAND số 3;
230. Đoàn Thị Tố Uyên (2012), Luận án tiến sĩ, Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm
pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Đại học Luật Hà Nội;
231. Đoàn Thị Tố Uyên (2016), Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do
CQHC nhà nước ban hành, NXB. CAND;
232. Đoàn Thị Tố Uyên (2017), Lý luận và thực tiễn về kiểm tra và xử lý văn bản
quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay, NXB CAND;
233. Nguyễn Thị Tố Uyên (2017), Cơ chế pháp lý về sự tham gia của các tổ chức xã
hội trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học
viện chính trị quốc gia, bản tóm tắt;
234. Đào Trí Úc (2011), Pháp chế và pháp quyền XHCN: những phạm trù pháp lý
của nhận thức và phát triển, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1;
235. Đào Trí Úc (2003), Về vị trí, vai trò, đặc trưng và các nguyên tắc của hoạt động
tư pháp, Tạp chí NN và PL số 7;
236. Đào Trí Úc (2005) – Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam, Nxb Tư pháp 2007;
237. Đào Trí Úc, Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Văn Thuận, Vũ Công Giao đồng chủ
biên (2013), Các thiết chế Hiến định độc lập – Kinh nghiệm quốc tế và triển
vọng ở Việt Nam NXB ĐHQG Hà Nội;
238. Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh, (đồng chủ biên, 2003) Giám sát và cơ chế giám
sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay; NXB. CAND;
239. Viện Ngôn ngữ học (1996), Từ điển Tiếng việt, NXB Khoa học xã hội;
240. Wolf Ruediger Sghenke (2000), Luật Tố tụng hành chính Cộng hòa Liên bang
Đức, NXB CTQG;
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
241. A. W. Bradley & K. D. Ewing (2007), Constitutional and administrative law,
Pearson, 14th;
242. A. W. Bradley (1995), Administrative Justice: A Developing Human Right, 1
Eur. Pub. L. 347, 370;
243. Albert Lepawsky (1949), Administration: The Art and Science of Organization
and Management, Alfred A. Knopf, New York;
244. Denis J. Galligan & Daniel M. Smilov (1999), Administrative law in the
centeral and eastern Europe 1996 - 1998, Central Europen University;
245. Claes Eklundh (2002), The independance of the Ombudsman, trong cuốn the
work and practice of Ombudsman and National human right institutions,
Danish Ministry of foreign Affairs;
246. Chrisrtoph Mollers (2013), The three branches A comparative model of
separation of powers, Oxford;
247. Charles H. Jr. Koch (1985), Judicial Review of Administrative Discretion, 54
Geo. Wash. L. Rev. 469, 511;
248. Charles I. Lugosi (2006), Rule by Law v. Rule of Law, 22 Issues L. & Med.
234, 243;
249. David Arkush (2012), Democracy and Administrative Legitimacy, 47 Wake
Forest L. Rev. 611, 630;
250. Frank J. Goodnow, (1916) Private Rights and Administrative Discretion, 83
Cent. L.J. 165, 174;
251. Gillian E. Metzger, Kevin M. Stack (2017), Internal Administrative Law, 115
Mich. L. Rev. 1239, 1308;
252. Hon S. Chan (1992), Judicial Review and Control over Administrative
Discretion in the People’s Republic China, 18 Rev. Cent. & E. Eur. L. 135, 164;
253. Hermam Wuyts, Relationship with the complaints (the Work and practice of
Ombudsman and National human right institutions), Danish Ministry of foreign
Affairs, 2002;
254. Jed Handelsman Shugerman (2015), The Legitimacy of Administrative Law, 50
Tulsa L. Rev. 301, 316;
255. Jens Olsen, Good administrative Practice (the work and practice of
Ombudsman and National human right institutions), Danish Ministry of foreign
Affairs, 2002;
256. Jocelyn Cheung (2005), Police Accountability, 78 Police J. 3, 36;
257. John D. deleo (2008), Jr. Administrative law, Delmar;
258. Journal of Research in Humanities and Social Science, Volume 4 ~ Issue
6(2016);
259. Jyh-Pin Fa, Shao-chuan Leng (1991), Judicial Review of Administration in the
People's Republic of China, 23 Case W. Res. J. Int'l L. 447, 462;
260. Mark Tushnet (2014), Rule by Law or Rule of Law, 22 Asia Pac. L. Rev. 79,
92;
261. Miranda Steel (2000), Oxford Dictionary, NXB Oxford;
262. Peter Cane (2011), Administrative law, 5th edition, Oxford;
263. P. P. Craig (1994), Administrative Law, Sweet & Maxwell;
264. Ratna Rueban Balasubramaniam (2008), Has Rule by Law Killed the Rule of
Law in Malaysia, 8 Oxford U. Commw. L.J. 211, 236;
265. Raphael Onyebuchi Uchem, Canice Esidene Erunke (2013), Nature and scope
of public administration, International Journal of Development and
Sustainability, Volume 2 Number 1;
266. Rene Seerded và Frist Stroink (editors) (2002), Adminidtrative law of the
European Union, its member States and the United States, Intersentia;
267. Richard H. Jr. Fallon (2005), Legitimacy and the Constitution, 118 Harv. L.
Rev. 1787, 1853;
268. S. B. M. Marume (2016), Meaning of public administration, Quest Journals,
Journal of Research in Humanities and Social Science Volume 4, Issue6 (2016);
269. Timothy H. Jones (1989), Administrative Law, Regulation, and Legitimacy, 16
J.L. & Soc'y 410, 425;
270. W. F. Willoughby (1927), Principles of Public Administration, Institute for
Gvoernment Research;
271. W. Bradley & K. D. Ewing (2007), Constitutional and administrative law,
Pearson, 14th, trang 715;
272. Walter Gellhorn (1965), “Protecting Citizens against Administrators in Poland”,
65 Colum. L. Rev. 1133 – 1166.